NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Bài tập môn Thị trường chứng khoán:
Đề bài:
TÌM HIỂU LỊCH SỬ THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Giang
Lớp: TTQTC-k10
Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi , ngày 11-7-1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP
ban hành về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh cho Thị trường chứng khoán Việt
Nam ra đời. Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch
Chứng khoán đặt tại TP.HCM và Hà Nội.
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (TTGDCK TP.HCM) được thành lập theo
Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11-7-1998 và chính thức đi vào hoạt động thực
hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28-7-2000.
Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội đã chính thức chào đời vào ngày
8/3/2005. Khác với TTGDCK TP.HCM (vốn là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán của
các công ty lớn), TTGDCK Hà Nội sẽ là “sân chơi” cho các DN nhỏ và vừa (với vốn điều
lệ từ 5 đến 30 tỷ đồng).
Từ đó đến nay, TTCK VN đã không ngừng biến động và ngày càng chứng tỏ rằng nó là 1
trong những thị trường được quan tâm nhất hiện nay. Bài viết sau sẽ phần nào khái quát
quá trình hình thành và phát triển kể từ khi sơ khai của thị trường này..
I.Tổng quan về thị trường chứng khoán:
1. Khái niệm:
Thị trường chứng khoán (TTCK) trong điều kiện của nền kinh tế hiện
đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng
khoán trung và dài hạn. (Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ
cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát
hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng
khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. )
Như vậy, xét về mặt hình thức, TTCK chỉ là nơi diễn ra các hoạt động
trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi
chủ thể nắm giữ chứng khoán.
2. Chức năng cơ bản của TTCK:
Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô
3. Các chủ thể tham gia TTCK
II. Lịch sử và các giai đoạn phát triển của
thị trường chứng khoán Việt Nam
1. Giai đoạn 2000-2005: Giai đoạn chập chững biết đi của thị trường
chứng khoán.
Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc
đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh
ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày
28/07/2000. Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết 2
Tổ chức phát
hành
Nhà đầu tư
Các tổ chức
kinh doanh
trên TTCK
TTCK
Các tổ chức
có liên quan
đến chứng
khoán
loại cổ phiếu (REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái
phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch.
Từ đó cho đến 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái gà gật, loại trừ cơn
sốt vào năm 2001(chỉ số VN index cao nhất đạt 571.04 điểm sau 6 tháng
đầu năm nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng
10, các cổ phiếu niêm yết đã mất giá tới 70% giá trị, chỉ số VN Index sụt
từ 571,04 điểm vào ngày 25/4/2001 xuống chỉ còn khoảng 200 điểm vào
tháng 10/2001. Trong 4 tháng “hoảng loạn” này, trong khi nhiều nhà đầu
tư tháo chạy khỏi thị trường với lời nguyền không bao giờ quay lại thì một
số nhà đầu tư khác vẫn bình tĩnh bám trụ, âm thầm mua bán và tiếp tục
kiếm được lợi nhuận. thì trong 5 năm chỉ số VN-Index lúc cao nhất chỉ có
300 điểm, mức thấp nhất xuống đến130 điểm. Lý do chính là ít hàng hoá,
các doanh nghiệp niêm yết cũng nhỏ, không nổi tiếng, không hấp dẫn nhà
đầu tư trong nước, trong khi "room" cũng hết.
Ngày 8/3/2005 Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (TTGDCK
HN) chính thức đi vào hoạt động. Giai đoạn tỉnh ngủ dần xuất hiện từ
năm 2005 khi tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài được nâng từ 30%
lên 49% (trừ lĩnh vực ngân hàng).
Trong 5 năm đầu tiên, dường như thị trường không thực sự thu hút được
sự quan tâm của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị
trường chưa tạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự
vận hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sống của mỗi người dân.
Ta có thể nhận định rõ được điều đó thông qua bảng số liệu sau:
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Số CT NY/
ĐKGD
5 5 20 22 26 32
Mức vốn
hoá TTCP
(% GDP)
0.28 0.34 0.48 0.39 0.64 1.21
Số lượng
CTCK
3 8 9 11 13 14
Số tài
khoản KH
2.908 8.774 13.520 15.735 21.616 31.316
Theo thống kê của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến hết năm 2005,
tổng giá trị thị trường chứng khoán việt Nam đạt gần 40.000 tỷ đồng, chiếm
0,69% tổng thu nhập quốc nội (GDP). Thị trường chứng khoán Việt Nam
hiện có 4.500 tỷ đồng cổ phiếu, 300 tỷ đồng chứng chỉ quỹ đầu tư và gần
35.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, thu
hút 28.300 tài khoản giao dịch .Trong năm 2005, tốc độ tăng trưởng của thị
trường chứng khoán gấp đôi so với năm 2004, huy động được 44,600 tỷ
đồng, hiện giờ giá trị cổ phiếu so với GDP của cả nước đạt gần 1%.
2. Giai đoạn 2006 : Sự phát triển đột phá của TTCK Việt Nam.
Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát
triển “đột phá”, tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo
hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”: Sở giao
dịch Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Giao dịch Hà Nội và thị trường OTC
Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 thị trường
chứng khoán Việt Nam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ