Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Ảnh hưởng của nguyên tắc xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ trong giao dịch tín dụng chứng từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN HÙNG NHƯ ANH

ẢNH HƯỞNG CỦA NGUYÊN TẮC
"XUẤT TRÌNH CHỨNG TỪ HOÀN TOÀN HỢP LỆ”
TRONG GIAO DỊCH TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Anh Đào

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2016.


TÓM TẮT
Hiện nay, qua khảo sát toàn cầu về thương mại và tài chính năm 2015 của Phòng
Thương mại quốc tế (ICC, 2015), phương thức tín dụng chứng từ đã khẳng định
được vai trò hiệu quả của mình bằng việc chiếm 44% tỷ lệ các sản phẩm trong
thanh toán quốc tế (bao gồm thư tín dụng, nhờ thu, ghi sổ, phương thức khác). Việt
Nam hiện nằm tại vị trí thứ 6 trong 10 quốc gia có sự gia tăng trong số lượng thư tín
dụng xuất khẩu nhanh nhất thế giới (tăng 2,84% so với năm 2014) (ICC, 2015). Vì
vậy, nghiên cứu về phương thức tín dụng chứng từ để đáp ứng xu thế sử dụng thư
tín dụng là vấn đề nên thực hiện hiện nay. Luận văn này tiếp cận vấn đề từ việc
phân tích nội dung, ảnh hưởng của nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp


lệ’ trong hoạt động tín dụng chứng từ. Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện
qua điều 14, 15 của UCP600 và một số điều khoản tương ứng tại ISBP745. Theo
Meynell (2016), các bên tham gia giao dịch không thể áp dụng nguyên tắc này một
cách cứng nhắc (word-by-word) mà cần vận dụng linh hoạt bằng việc xem xét giữa
cách nhìn nhận ‘tính hợp lệ tuyệt đối’ và ‘tính hợp lệ trọng yếu’ trong từng hoàn
cảnh xuất trình chứng từ. Từ việc hệ thống lại, phân tích nội dung của nguyên tắc,
kết hợp phân tích các tình huống điển hình để làm rõ thực trạng xuất trình chứng từ
dưới sự ảnh hưởng của nguyên tắc nói trên, luận văn xác định được sự phức tạp
trong cách vận dụng, khẳng định sự cần thiết của việc kết hợp linh hoạt cách nhìn
nhận ‘tính hợp lệ tuyệt đối’ và ‘tính hợp lệ trọng yếu’, đồng thời đề xuất một số giải
pháp đến ngân hàng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để hạn chế ảnh hưởng tiêu
cực. Xét trong góc độ gần, việc nghiên cứu này trước tiên sẽ nâng cao an toàn trong
thanh toán cũng như giảm thiểu các rủi ro, tranh chấp không đáng xảy ra cho các
ngân hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi tham gia giao dịch tín dụng chứng từ.
Xét góc độ rộng hơn, việc nghiên cứu sẽ góp phần giúp lĩnh vực xuất nhập khẩu
hoạt động trơn tru hơn, hiệu quả hơn, tăng doanh số xuất nhập khẩu, từ đó góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao vị thế của các doanh nghiệp Việt Nam trên
thị trường quốc tế.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học
của TS. Lê Thị Anh Đào. Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc
sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng
của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã
được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các
trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian
lận nào tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 10 năm 2016.
Người viết


Trần Hùng Như Anh


LỜI CẢM ƠN

Tác giả chân thành bày tỏ niềm tri ân sâu sắc đến Cô giáo hướng dẫn TS. Lê Thị
Anh Đào – Người đã tận tình hướng dẫn, động viên tác giả trong suốt thời gian
nghiên cứu hoàn thành khóa luận. Đồng thời, xin được gửi lời cảm ơn các Thầy Cô
giáo đã dày công giảng dạy và truyền thụ kiến thức chuyên môn trong quá trình học
tập, nghiên cứu.
Tác giả cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn đến các anh chị, các bạn đồng nghiệp tại
Phòng Thanh toán Quốc Tế - Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi
nhánh TP. Hồ Chí Minh đã luôn tận tình hỗ trợ tác giả trong suốt giai đoạn học tập
và cung cấp tư liệu.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Bố Mẹ, gia đình và bạn bè đã luôn
quan tâm, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập.
Tác giả luận văn


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
LỜI GIỚI THIỆU ..................................................................................................... i
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ VÀ NGUYÊN TẮC ‘XUẤT TRÌNH CHỨNG TỪ HOÀN TOÀN
HỢP LỆ’.....................................................................................................................1
1.1. Những lý luận cơ bản về phương thức tín dụng chứng từ .................................................... 1
1.1.1. Những khái niệm cơ bản về phương thức tín dụng chứng từ ................................................ 1

1.1.2. Các nguồn luật điều chỉnh giao dịch tín dụng chứng từ ........................................................ 3
1.1.2.1.

Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ ............................................................... 4

1.1.2.2.

Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ .................................................... 6

1.1.2.3.

Vai trò của UCP600 và ISBP745 trong giao dịch tín dụng chứng từ .......................................... 7

1.1.2.4.

Các văn bản khác......................................................................................................................... 8

1.2. Nguyên tắc của giao dịch tín dụng chứng từ .......................................................................... 9
1.2.1. Nguyên tắc độc lập ................................................................................................................ 9
1.2.2. Nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ’ ............................................................ 11
1.2.2.1.

Nội dung nguyên tắc xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ....................................................... 11

1.2.2.2.

Cách vận dụng nguyên tắc trong thư tín dụng ........................................................................... 14

1.2.2.3. Phân biệt điều khoản, điều kiện đặc biệt trong thư tín dụng ............................................... 17
1.3. Ảnh hưởng của nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ’ đến các bên liên quan

trong giao dịch tín dụng chứng từ ................................................................................................ 18
1.3.1. Ảnh hưởng đến ngân hàng .................................................................................................. 18
1.3.1.1.

Ảnh hưởng tích cực ................................................................................................................... 18

1.3.1.2.

Ảnh hưởng tiêu cực ................................................................................................................... 20

1.3.2. Ảnh hưởng đến nhà xuất khẩu............................................................................................. 21
1.3.2.1.

Ảnh hưởng tích cực ................................................................................................................... 21

1.3.2.2.

Ảnh hưởng tiêu cực ................................................................................................................... 22

1.3.3. Ảnh hưởng đến nhà nhập khẩu............................................................................................ 22
1.3.3.1.

Ảnh hưởng tích cực ................................................................................................................... 22

1.3.3.2.

Ảnh hưởng tiêu cực ................................................................................................................... 23


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT TRÌNH CHỨNG TỪ THEO NGUYÊN
TẮC ‘XUẤT TRÌNH CHỨNG TỪ HOÀN TOÀN HỢP LỆ’ ............................25
2.1. Đánh giá thực tế nhận định của doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam về nguyên tắc
‘Xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ’ ....................................................................................... 25
2.1.1. Nội dung khảo sát .................................................................................................................. 25
2.1.2. Đánh giá kết quả khảo sát ...................................................................................................... 32
2.2. Ảnh hưởng của nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ’ đến thực trạng xuất
trình chứng từ................................................................................................................................. 33
2.2.1. Cách thức vận dụng nguyên tắc ảnh hưởng đến quyết định hợp lệ........................................ 33
2.2.2. Ảnh hưởng tích cực của nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ’ ........................ 41
2.2.2.1. Vận dụng nguyên tắc để bảo vệ quyền lợi của nhà xuất khẩu............................................................. 41
2.2.2.2. Vận dụng nguyên tắc để bảo vệ quyền lợi của nhà nhập khẩu. ........................................................... 44
2.2.2.3. Vận dụng nguyên tắc để bảo vệ quyền lợi của ngân hàng .................................................................. 48

2.2.3. Ảnh hưởng tiêu cực của nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ’. ....................... 50
2.2.3.1. Nhà xuất khẩu lợi dụng nguyên tắc để gây rủi ro cho nhà nhập khẩu................................................. 50
2.2.3.2. Nhà nhập khẩu sử dụng nguyên tắc để trì hoãn thanh toán cho nhà xuất khẩu ................................... 52
2.2.3.3. Nhà nhập khẩu sử dụng điều khoản mềm để giới hạn khả năng chuẩn bị bộ chứng từ hợp lệ của nhà
xuất khẩu

55

2.3. Những yếu tố mang lại ảnh hưởng tích cực của nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn
toàn hợp lệ’ ..................................................................................................................................... 59
2.4. Những nguyên ngân gây ra ảnh hưởng tiêu cực của nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ
hoàn toàn hợp lệ’ ............................................................................................................................ 60
2.4.1. Nguyên nhân từ kỹ thuật nghiệp vụ chứng từ ........................................................................ 60
2.4.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng............................................................................................. 61
2.4.3. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp xuất nhập khẩu .............................................................. 63
2.4.4. Nguyên nhân từ phía các cơ quan chuyên ngành ................................................................... 65


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................67
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH
HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA NGUYÊN TẮC XUẤT TRÌNH CHỨNG TỪ
HOÀN TOÀN HỢP LỆ ..........................................................................................68
3.1. Nhóm giải pháp liên quan kỹ thuật nghiệp vụ chứng từ .................................................... 68
3.1.1. Cách vận dụng linh hoạt quan điểm ‘hợp lệ trọng yếu’ và ‘hợp lệ tuyệt đối’ ..................... 68


3.1.2. Giải pháp đối với điều kiện phi chứng từ ............................................................................ 69
3.1.3. Giải pháp đối với điều khoản mềm ..................................................................................... 70
3.2. Nhóm giải pháp đối với ngân hàng ....................................................................................... 72
3.2.1. Mở rộng quan hệ đại lý ....................................................................................................... 72
3.2.2. Nâng cao khả năng nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên ......................................................... 73
3.2.3. Chú trọng phát triển dịch vụ tư vấn, hỗ trợ nghiệp vụ kịp thời ........................................... 76
3.3. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu ...................................................... 77
3.3.1. Nâng cao hiểu biết nghiệp vụ liên quan đến nghiệp vụ TDCT ........................................... 77
3.3.2. Cẩn trọng trong việc lựa chọn ngân hàng và đối tác giao dịch ........................................... 78
3.3.3. Nghiên cứu kỹ các điều khoản, điều kiện trong thư tín dụng.............................................. 79
3.3.4. Sử dụng biện pháp hạn chế gian lận .................................................................................. 80
3.3.5. Giữ quy tắc và đạo đức kinh doanh ................................................................................... 81
3.4. Nhóm giải pháp đối với các cơ quan chuyên ngành ............................................................ 82

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................85
KẾT LUẬN ..............................................................................................................86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. I
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................. VI
PHỤ LỤC 2 .......................................................................................................... VIII
PHỤ LỤC 3 .......................................................................................................... XIV
PHỤ LỤC 4 ............................................................................................................ XX



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nội dung bằng tiếng Anh

Nội dung bằng tiếng Việt

ICC

International Chamber of

Phòng thương mại quốc tế

commerce
ISBP745

International
practice
Documents

Standard

for

Banking Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn
of quốc tế để kiểm tra chứng từ theo


Examination

under

Documentary thư tín dụng, bản sửa đổi số 2013,

credit subject to UCP600 2013 ICC

ấn phẩm số 745

NHPH

Ngân hàng phát hành

TTD

Thư tín dụng

TDCT

Tín dụng chứng từ

UCP600

The Uniform customs and practice Quy tắc và thực hành thống nhất
for

documentary

credits,


2007 về tín dụng chứng từ ấn phẩm số

revision, ICC publication No.600

600, bản sửa đổi năm 2007.


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các hợp đồng trong phương thức tín dụng

10

chứng từ
Hình 1.2: Nội dung và cách vận dụng của nguyên tắc xuất trình chứng từ

16

hoàn toàn hợp lệ
Hình 3.1: Quy trình kiểm tra chứng từ, thanh toán và từ chối chứng từ của
NHPH theo quy định của UCP600

74


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng kết quả khảo sát nhận thức của doanh nghiệp về


26

định nghĩa sự phù hợp của bộ chứng từ.
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng kết quả khảo sát về tầm quan trọng của tính hợp lệ.

27

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng kết quả khảo sát về phạm vi áp dụng của

28

UCP600 và ISBP745.
Biểu đồ 2.4: Kết quả khảo sát về hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu

29

khi sử dụng phương thức TDCT.
Biểu đồ 2.5: Kết quả khảo sát về hoạt động của doanh nghiệp nhập khẩu

30

khi sử dụng phương thức TDCT.
Biểu đồ 3.1: Phân bổ ngân hàng đại lý theo khu vực

73

Bảng 2.1: Kết quả khảo sát chi tiết những hiểu biết cơ bản về tính hợp lệ

27


trong phương thức TDCT
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát về hiểu biết của doanh nghiệp liên quan đến

31

kiến thức UCP600 và ISBP745
Bảng 2.3: Các ngôn ngữ yêu cầu thể hiện khi lập giấy chứng nhận y tế đối

58

với thị trường châu Âu
Bảng 2.4: Số lượng ngân hàng đại lý tính đến tháng 6/2016

62


i

LỜI GIỚI THIỆU
1.

MỞ ĐẦU

Trong xu thế quốc tế hoá và hội nhập mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay, nếu như
hoạt động xuất nhập khẩu chính là cầu nối giữa các nền kinh tế trong nước và nước
ngoài, thì thanh toán quốc tế chính là công cụ giúp cho cầu nối đó hoạt động nhanh
chóng, an toàn và hiệu quả. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế vốn phức tạp và chứa
đựng nhiều rủi ro. Bởi vì nó không chỉ tồn tại những rào cản về ngôn ngữ, địa lý mà
còn chịu chi phối bởi những luật lệ, tập quán địa phương và quốc tế. Xuất phát từ
những khó khăn đó, với mục tiêu bảo đảm an toàn trong khâu thanh toán, phương

thức tín dụng chứng từ ra đời dung hòa rủi ro cho các bên tham gia giao dịch. Các
doanh nghiệp luôn kỳ vọng thư tín dụng là phương tiện quan trọng để mở rộng và
phát triển kinh doanh với các đối tác trên thế giới, nhưng một bất cập thường thấy là
bộ chứng từ khó phù hợp hoàn toàn với yêu cầu của thư tín dụng, các thông lệ và
tập quán quốc tế. Thực tế thấy rằng tỷ lệ các bộ chứng từ xuất trình lần đầu tiên tại
ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (Ngân hàng của người hưởng lợi) chứa đựng
các sai biệt làm cho bộ chứng từ không hợp lệ chiếm đến trên 90% và cần phải có
sự tư vấn của ngân hàng để sửa chữa. Bên cạnh đó, sau khi đã sửa chữa dưới sự tư
vấn của ngân hàng, bộ chứng từ được gửi đi đòi tiền đến ngân hàng phát hành dưới
tình trạng hợp lệ vẫn có thể bị từ chối thanh toán do trình độ và quan điểm nhìn
nhận khác biệt giữa các ngân hàng. Cho dù việc tranh cãi tính hợp lệ hay bất hợp lệ
được thực hiện dưới sự viện dẫn các điều khoản trong quy định của UCP và ISBP
nhưng vẫn khiến thời gian thanh toán bị trì hoãn, ứ đọng vốn của doanh nghiệp và
ảnh hưởng đến cả chất lượng hàng hoá do thời gian lưu kho lưu bãi dài ngày. Thậm
chí có trường hợp ngược lại, chính các quy định về tính hợp lệ lại là trở thành công
cụ để nhà nhập khẩu lợi dụng để từ chối nhận hàng mặc dù lý do thực sự xuất phát
từ vấn đề hàng hoá.
Như vậy điểm mấu chốt của phương thức tín dụng chứng từ (TDCT) chính là cách
nhìn nhận như thế nào để xác định một bộ chứng từ phù hợp. Câu hỏi này đã được


ii

các chuyên gia ngân hàng nói riêng và thanh toán quốc tế nói chung đặt ra từ lâu, đã
và đang giải quyết bằng việc cụ thể hóa trong nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn
toàn hợp lệ’ tại điều 14, điều 15 UCP600 và những văn bản có giá trị khác được
ICC được cập nhật trong nhiều năm. Nói cho cùng, các văn bản như UCP, ISBP hay
các ấn bản của ICC cùng hướng đến mục tiêu cuối cùng là có những quy định thống
nhất giữa các ngân hàng và các bên liên quan khi nhìn nhận, xử lý cùng một bộ
chứng từ trong giao dịch TDCT. Điều này cho thấy rằng cách thức xuất trình chứng

từ như thế nào được coi là hợp lệ luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Chính từ những vấn đề đặt ra đó mà tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài ‘Ảnh hưởng
của nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ’ trong giao dịch tín dụng
chứng từ’.
2.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Xét về hoàn cảnh nghiên cứu của luận văn, nền kinh tế Việt Nam đang nằm trong sự
phát triển mạnh mẽ của xu thế tự do hóa thương mại. Việc gia nhập Tổ chức thương
mại thế giới (WTO), hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), và
cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã đưa nền kinh tế và thị trường Việt Nam trở
thành một bộ phận gắn bó chặt chẽ với kinh tế và thị trường thế giới. Trong xu thế
phát triển đó, đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức trong lĩnh vực thương mại
quốc tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam có xu hướng gia tăng việc sử
dụng phương thức tín dụng chứng từ (TDCT) để bảo đảm an toàn trong thanh toán.
Minh chứng cho thấy rằng Việt Nam hiện nằm tại vị trí thứ 6 trong 10 quốc gia có
sự gia tăng trong số lượng thư tín dụng xuất khẩu nhanh nhất thế giới (tăng 2,84%
so với năm 2014) (ICC, 2015).
Xét về mặt lý thuyết, phương thức tín dụng chứng từ hoạt động dưới sự chi phối của
hai nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ và nguyên
tắc độc lập (Hao & Xiao, 2013). Chính hai nguyên tắc này là cơ sở để phương thức
TDCT thực hiện vai trò thanh toán của mình, đồng thời cũng xuất phát từ hai
nguyên tắc này mà những tranh chấp, rủi ro xảy ra. Trong ấn bản mới nhất của


iii

phòng Thương mại quốc tế (International Chamber of commerce – ICC) vào tháng
5/2016 bàn về nguyên tắc xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ, Meynell (2016) đã

đề cập rằng vấn đề xuất trình chứng từ phù hợp tuy được đặt ra phân tích trong rất
nhiều ấn phẩm của ICC như ICC Opinions, DCInsight, DOCDEX (Documentary
Credit Dispute Resolution Expertise – Quy tắc giải quyết tranh chấp về TDCT)
nhưng vẫn chưa thể thống nhất về cách xử lý cũng như tồn tại rất nhiều tranh cãi về
vấn đề này. Như vậy, hiện nay, ngay cả đối với ICC thì việc phân tích nguyên tắc
xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ vẫn luôn được quan tâm xem xét.
Để có sự tương đồng trong cách xác định tình trạng phù hợp của bộ chứng từ trong
phương thức TDCT, ICC đã cụ thể hóa nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn toàn
hợp lệ’ bằng nội dung của điều 14,15 UCP600 cùng các điều kiện quy định trực tiếp
đến từng loại chứng từ. Tuy nhiên, cách hiểu, phân tích và vận dụng những nội
dung này giữa các bên tham gia giao dịch hoàn toàn khác nhau, phụ thuộc rất nhiều
vào trình độ chuyên môn, quan điểm nhìn nhận, mục đích và thiện chí của các bên
tham gia giao dịch. Nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ’ trong giao
dịch TDCT không chỉ đơn thuần là ảnh hưởng đến phán quyết của ngân hàng khi
thực hiện nghiệp vụ kiểm chứng từ mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thanh
toán và lợi ích của các bên liên quan. Đối với ngân hàng, nguyên tắc này là kim chỉ
nam cho hoạt động nghiệp vụ kiểm tra chứng từ, đồng thời là cơ sở bảo vệ quyền
lợi của ngân hàng. Đối với nhà nhập khẩu, yêu cầu chỉ thanh toán khi bộ chứng từ
hoàn toàn phù hợp bảo đảm cho nhà nhập khẩu nhận được bộ chứng từ liên quan
đến hàng hoá đúng như yêu cầu ban đầu của họ. Đối với nhà xuất khẩu, họ được
thanh toán ngay khi bộ chứng từ đáp ứng yêu cầu của thư tín dụng mà không bị phụ
thuộc vào tình trạng vận chuyển của hàng. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ nguyên tắc này,
các bên xuất nhập khẩu có thể biến thư tín dụng thành công cụ lừa đảo trong thương
mại quốc tế.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ
hoàn toàn hợp lệ' trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam trở nên cấp thiết hơn bao
giờ hết. Bởi vì, xét trong góc độ gần, việc nghiên cứu này trước tiên sẽ giúp các bên


iv


tham gia trong giao dịch tín dụng chứng từ nhận định được những ảnh hưởng tiêu
cực mà nguyên tắc này mang lại, nhằm bảo vệ sự an toàn trong thanh toán cũng như
giảm thiểu các thiệt hại xảy ra. Xét góc độ rộng lớn hơn, việc nghiên cứu sẽ góp
phần giúp lĩnh vực xuất nhập khẩu hoạt động trơn tru hơn, hiệu quả hơn, tăng doanh
số xuất nhập khẩu, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao vị thế của
các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
3.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

3.1.

MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Xác định những ảnh hưởng tiêu cực bởi ảnh hưởng của nguyên tắc ‘Xuất trình
chứng từ hoàn toàn hợp lệ’ trong giao dịch TDCT và hạn chế những thiệt hại cho
các bên liên quan (Ngân hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu).
3.2.


MỤC TIÊU CỤ THỂ
Hệ thống lại những lý luận liên quan đến nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn
toàn hợp lệ’ trong giao dịch TDCT.



Xác định ảnh hưởng của nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ’
trong giao dịch TDCT.




Phân tích thực trạng tranh chấp gây ra bởi nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn
toàn hợp lệ’ dựa trên những tình huống xảy ra tại Việt Nam và thế giới, từ đó
tổng hợp những nguyên nhân gây ảnh hưởng tích cực, tiêu cực và đề xuất
những giải pháp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực.

4.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

 Nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ’được quy định như thế nào
trong phương thức TDCT?
 Những nguyên nhân gây ảnh hưởng tích cực và tiêu cực xuất phát từ nguyên tắc
‘Xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ’ là gì?


v

 Làm thế nào để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực và giảm thiểu rủi ro cho các
bên liên quan?
5.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng xuất trình chứng từ theo nguyên tắc ‘Xuất trình
chứng từ hoàn toàn hợp lệ’ trong giao dịch TDCT được quy định tại UCP600.
Không gian nghiên cứu: tại các ngân hàng và doanh nghiệp có sử dụng phương thức
TDCT tại Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu: Khoảng thời gian của các tình huống và tranh chấp được sử

dụng trong luận văn được lựa chọn từ năm 2007 đến 2015 (tương ứng với thời gian
ra đời của UCP600 và ISBP745).
Phạm vi nghiên cứu: Các điều khoản quy định về việc xuất trình chứng từ hoàn toàn
hợp lệ trong UCP 600 và ISBP745.
6.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp phân tích tổng hợp, diễn giải quy nạp để tiếp cận hệ thống lý luận liên
quan tới nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ’.
Phương pháp nghiên cứu tình huống kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để nghiên cứu
về nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ’, phân tích 12 tình huống điển
hình được chọn lọc đi kèm các điển cứu mà ICC đã công bố, kết hợp những điều
khoản được viện dẫn từ UCP600 và ISBP745. Nguồn dữ liệu mà luận văn sử dụng
bao gồm:
o Những nguồn luật, văn bản, thông lệ tập quán quốc tế đang được sử dụng
trong thanh toán quốc tế hiện nay là UCP600 và ISBP745.
o Những tình huống tranh chấp, các quan điểm được ICC đưa ra trong các ấn
bản ICC Opinions, DOCDEX, DCInsight hoặc tài liệu nội bộ của ngân hàng.


vi

Phương pháp khảo sát, thống kê đối với bảng câu hỏi để thống kê và xác định về
mức độ hiểu biết, nhận thức của doanh nghiệp về tính hợp lệ.
Số lượng doanh nghiệp tham gia khảo sát: 72 doanh nghiệp xuất nhập khẩu có sử
dụng phương thức TDCT trong thanh toán; Số phiếu khảo sát kỳ vọng thu về: 100
phiếu khảo sát hợp lệ.
Bảng khảo sát được gửi khảo sát dưới hai hình thức: một là hình thức phát phiếu

khảo sát trực tiếp cho những doanh nghiệp hiện đang sử dụng dịch vụ TDCT của
các ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh thành phố
Hồ Chí Minh, trung tâm tác nghiệp và tài trợ thương mại ngân hàng TMCP Phương
Đông, trung tâm tài trợ thương mại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – khu
vực miền Nam. Hai là hình thức gửi phiếu khảo sát (dưới định dạng biểu mẫu
Google drive) qua hộp thư điện tử của doanh nghiệp.
7.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu những lý luận của nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ’
trong giao dịch TDCT.
Ảnh hưởng của nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ’ trong giao dịch
TDCT.
Phân tích những tình huống tranh chấp thường thấy về nguyên tắc ‘Xuất trình
chứng từ hoàn toàn hợp lệ’ tại các ngân hàng và doanh nghiệp hiện nay dựa trên cơ
sở bám sát các quy định trong UCP600 và ISBP745. Dựa vào những phân tích đó,
tổng hợp những nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc xuất trình chứng từ
phù hợp và đề xuất những giải pháp đến các đối tượng tham gia.
8.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Về ý nghĩa lý luận: Đề tài làm rõ nội dung và sự ảnh hưởng của nguyên tắc ‘Xuất
trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ’ trong giao dịch TDCT. Từ đó hiểu được nguyên
nhân gây ra ảnh hưởng tiêu cực, những mâu thuẫn, tranh cãi liên quan đến chứng từ
giữa các bên tham gia trong giao dịch TDCT.


vii


Về ý nghĩa thực tiễn: Bài nghiên cứu này sẽ là một tài liệu chuyên khảo cho các đối
tượng tham gia hoặc quan tâm tới phương thức TDCT, đồng thời hỗ trợ cho các bên
liên quan trong thanh toán quốc tế như ngân hàng, các nhà kinh doanh xuất nhập
khẩu hạn chế tối đa rủi ro gặp phải. Ngoài ra, bài nghiên cứu sẽ hỗ trợ cả những nhà
làm chính sách về việc rà soát và ban hành những nguồn luật, thông tư hướng dẫn
thực hành những quy định tại Việt Nam để đảm bảo việc giao dịch phù hợp với
thông lệ quốc tế, giúp cho hoạt động TDCT tại Việt Nam ngày càng hòa nhập và
đáp ứng với chuẩn mực của quốc tế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về sự ảnh hưởng
của nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ’ có ý nghĩa thực tiễn lớn
trong giai đoạn thương mại quốc tế diễn ra mãnh liệt và sâu rộng như hiện nay.
9.

TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

Xét về mặt lý thuyết, phương thức tín dụng chứng từ hoạt động dưới sự chi phối của
hai nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ và nguyên
tắc độc lập (Hao and Xiao, 2013). Về lĩnh vực nghiên cứu nguyên tắc ‘Xuất trình
chứng từ hoàn toàn hợp lệ’ trong giao dịch TDCT, trong phạm vi mà tác giả tìm
hiểu thì có một số nghiên cứu như sau:
Tại Việt Nam, việc đề cập và đi sâu phân tích nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn
toàn hợp lệ’ và nguyên tắc ‘Độc lập’ còn rất ít. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu đi
vào phân tích đánh giá rủi ro trong thanh toán quốc tế cũng như các cách thức giải
quyết tranh chấp, thương lượng. Khác với các tác giả khác thường đưa ra các tình
huống để phân tích việc gian lận, nghiên cứu ‘Gian lận trong giao dịch tín dụng
chứng từ - một số tiệp cận pháp lý’ tác giả Nguyễn Xuân Đạo (2012) đã tiếp cận
vấn đề thông qua nguyên tắc ‘Độc lập’ bằng cách phân tích và viện dẫn điều khoản
UCP600 điều 4(a). Đồng thời, tác giả phân tích dưới góc độ pháp lý, tiếp cận bằng
việc phân tích các điểm quy định trong pháp luật của Anh, Mỹ, Trung Quốc để tìm
hiểu mức độ ảnh hưởng của nguyên tắc ‘Độc lập’ tại các quốc gia này. Điều này

chứng tỏ rằng việc tìm hiểu và phân tích phương thức TDCT hiện nay tại Việt Nam
không chỉ đơn thuần đi theo phương pháp trước đây là phân tích tình huống – rút ra


viii

bài học để khắc phục hậu quả mà cũng đi phân tích từ góc độ lý thuyết: Phân tích sự
ảnh hưởng của hai nguyên tắc cốt lõi đến sự hoạt động của phương thức TDCT.
Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Xuân Đạo chỉ dừng lại ở việc phân tích nguyên tắc ‘Độc
lập’ chứ chưa đi vào phân tích nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ’.
Vì thế, việc phân tích nguyên tắc này còn khá mới mẻ tại Việt Nam.
Đối với các nghiên cứu nước ngoài, việc phân tích nguyên tắc ‘Xuất trình chứng
từ hoàn toàn hợp lệ’ (Principle of strict compliance/doctrine of strict compliance)
đã được nghiên cứu từ rất lâu và được tiếp cận liên tục trong thời gian gần đây.
Điều này chứng tỏ vấn đề phân tích ảnh hưởng của nguyên tắc này luôn được quan
tâm nghiên cứu:
Trong bài báo của Teck (1990) viết về đề tài ‘Strict compliance in Letters of credit:
The Banker’s protection or bane?’ được đăng trong tạp chí Singapore Academy of
Law Journal, tác giả phân tích và rút ra rằng nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn
toàn hợp lệ’ vừa có lợi vừa có hại đối với ngân hàng: Nguyên tắc đó vừa là công cụ
bảo vệ quyền lợi của ngân hàng bởi ngân hàng chỉ can thiệp dựa trên bề mặt chứng
từ, nhưng nó cũng là một gánh nặng cho các nhân viên ngân hàng khi phải thực hiện
nghĩa vụ đảm bảo tính hợp lệ của chứng từ theo quy định của thư tín dụng và các
văn bản tập quán quốc tế. Bài báo này đã viết từ khá lâu (năm 1990) với các phân
tích dựa trên UCP ấn bản cũ nhưng vẫn cho thấy được cho dù ở bất cứ giai đoạn
nào thì các quy định về xuất trình phù hợp của chứng từ luôn được chú trọng trong
giao dịch TDCT.
Hai nguyên tắc của phương thức TDCT cũng được đề cập đến và phân tích trong
chương VI – luận án tiến sĩ ‘Documentary credits in International commercial
transactions with special focus on the fraud rule’ của Zsuzsanna (2006). Trong luận

án, tác giả phân tích những lý luận cơ bản nhất về hai nguyên tắc tính ‘Độc lập’ và
nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn toàn độc lập’, đồng thời đưa ra lập luận rằng
từ hai nguyên tắc này mà việc gian lận thư tín dụng có thể xảy ra, cũng như đưa ra
những tình huống để minh chứng và giải thích luận điểm đó. Tuy nhiên các giải


ix

thích đưa ra tương ứng với các điều khoản UCP500, hiện không còn phù hợp với
thực tiễn hiện nay nữa.
Công bố trong tạp chí International Journal of Business and Social Science, bài
nghiên cứu ‘Risk Analysis of Letter of credit – based on Principles of ‘Independent’
and ‘Strict compliance’ của Hao & Xiao (2013) đã phân tích nguyên tắc ‘Độc lập’
và nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ’ như là hai nguyên tắc trọng
yếu trong phương thức TDCT. Bài nghiên cứu khẳng định các rủi ro xuất phát từ cả
ưu và nhược điểm của bản thân hai nguyên tắc trên, đồng thời cũng chỉ ra các rủi ro
cụ thể đến từng đối tượng tham gia trong giao dịch TDCT. Tuy nhiên, bài viết còn
đơn thuần mang tính chất cung cấp thông tin, liệt kê các rủi ro gặp phải chứ chưa đi
sâu vào phân tích cụ thể các rủi ro cùng với các dẫn chứng điển hình.
Trong bài báo của Hashim (2013) của tạp chí online CLJ Law Malaysia viết về chủ
đề ‘Principle of strict compliance in Letter of credit (LC): Towards a proper
standard of compliance’, bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của tính hợp lệ trong
giao dịch chứng từ. Bằng việc phân tích một số điểm nổi bật trong điều khoản số
14 UCP600, bài viết này nỗ lực đưa ra những giải thích để chứng minh nguyên tắc
‘Xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ’ trong TDCT luôn cần có một sự linh hoạt
nhất định để đảm bảo thư tín dụng không phải là một công cụ cứng nhắc mà khuyến
khích thương mại quốc tế diễn ra công bằng và bình đẳng. Bài báo này đã chứng
minh được sự ảnh hưởng quan trọng trong quyết định tình trạng một bộ chứng từ để
tiến hành thanh toán bằng cách đưa ra những luận điểm được trích từ UCP600. Tuy
nhiên, trong phạm vi một bài báo chưa có nhiều minh chứng để chỉ ra nguyên tắc

‘Xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ’ có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến các
bên liên quan trong giao dịch TDCT.
Bài báo ‘Some considerations on the doctrine of strict compliance and the
autonomy principle in documentary credit’ của tác giả Ferrero (2013) trình bày
trong tạp chí online Business Jus Italy cũng phân tích về nguyên tắc ‘Xuất trình
chứng từ hoàn toàn hợp lệ’ và nguyên tắc ‘Độc lập’ trong thư tín dụng và khẳng


x

định chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tác giả cho rằng nguyên tắc ‘Xuất
trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ’ được xem như là linh động. Nó thể hiện ở điểm
vừa là yêu cầu bắt buộc thể hiện hoàn toàn đúng về bề mặt ngữ nghĩa đối với chứng
từ như hóa đơn thương mại, nhưng lại chấp nhận việc mô tả chung chung trên các
chứng từ khác, miễn là không mâu thuẫn dữ liệu. Tác giả cũng đặt ra vấn đề gian
lận khi phân tích đến hai nguyên tắc này và cho rằng cần phải chấp nhận một số vấn
đề được coi như là ‘căn bệnh ung thư’ trong dòng chảy ‘huyết mạch của thương mại
quốc tế’. Thông qua bài báo này, có thể thấy rằng, bản thân nguyên tắc ‘Xuất trình
chứng từ hoàn toàn hợp lệ’ và nguyên tắc ‘Độc lập’ giúp phương thức TDCT hoạt
động an toàn, đồng thời cũng giới hạn quyền và nghĩa vụ của ngân hàng trong lĩnh
vực thư tín dụng. Tuy nhiên, chính bản thân điều đó cũng tạo nên những rủi ro mà
nếu các bên liên quan trong giao dịch lợi dụng thì sẽ làm ảnh hưởng đến tính an
toàn vốn có mà phương thức TDCT mang lại.
Gần đây nhất, Meynell (2016) – một trong những chuyên gia soạn thảo ISBP745 –
với ấn phẩm ‘Notes on the principale of strict compliance’ của ICC đã tổng hợp lại
những tình huống bất đồng quan điểm trong kiểm tra chứng từ và thanh toán giữa
các ngân hàng liên quan đến nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ’ gây
ra. Bài viết khẳng định, theo nguyên tắc này, việc thiết lập chứng từ và kiểm tra
chứng từ không thể cứng nhắc mà cần cẩn trọng xem xét trong từng hoàn cảnh cụ
thể, để thư tín dụng là một công cụ thanh toán chứ không phải một công cụ từ chối

thanh toán. Meynell tin tưởng rằng những bất đồng trong việc nhìn nhận quy định
này sẽ được giải quyết trong những phiên bản ISBP sắp tới. Tài liệu này chứng tỏ
việc phân tích và tìm hiểu nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ’ vẫn
luôn được quan tâm.
Như vậy, những trăn trở về nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ’ vốn
đã được xem xét và nghiên cứu tại nhiều đề tài từ lâu. Tuy nhiên, trong phạm vi mà
tác giả tìm hiểu thấy, chưa có đề tài nào phân tích nội dung và ảnh hưởng của quy
định này tới tất cả đối tượng liên quan trong giao dịch TDCT (bao gồm cả các ngân
hàng liên quan, bên xuất khẩu, bên nhập khẩu). Tại luận văn này, tác giả sẽ làm rõ


xi

tầm quan trọng của nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ’ cần có một
độ co giãn linh hoạt nhất định khi các ngân hàng khác nhau trên thế giới cùng xem
xét một bộ chứng từ. Bên cạnh đó, bằng việc phân tích các tình huống thường gặp
phải tranh cãi và viện dẫn các điều khoản quy định tương trong ấn bản thông lệ và
tập quán mới nhất là UCP600 và ISBP745, luận văn sẽ hệ thống lại những nguyên
nhân gây ảnh hưởng tiêu cực, từ đó đề xuất những giải pháp để nguyên tắc ‘Xuất
trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ’ phát huy được ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh
hưởng tiêu cực trong giao dịch TDCT.
10.

KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài các phần giới thiệu về đề tài và phụ lục, luận văn gồm 3 phần chính:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về phương thức tín dụng chứng từ và nguyên tắc
‘Xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ’.
Chương 2: Thực trạng xuất trình chứng từ theo nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ
hoàn toàn hợp lệ’.

Chương 3: Giải pháp đề xuất đối với nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của
nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ’.


1

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ VÀ NGUYÊN TẮC ‘XUẤT TRÌNH CHỨNG TỪ HOÀN TOÀN
HỢP LỆ’.
Chương 1 hệ thống lại những lý luận cơ bản về phương thức tín dụng chứng từ, về
nguyên tắc ‘Xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ’, cách thức vận dụng và những
ảnh hưởng của nguyên tắc đến các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ.
1.1.

Những lý luận cơ bản về phương thức tín dụng chứng từ

1.1.1. Những khái niệm cơ bản về phương thức tín dụng chứng từ
Thư tín dụng (TTD) đã được sử dụng rất lâu đời, bắt đầu manh nha xuất hiện từ thời
Hy Lạp cổ đại và thời Babylon (Collyer, 2015). Tuy nhiên, cho tới thế kỷ thứ 18 –
19 thì thuật ngữ thư tín dụng mới được sử dụng rộng rãi. Theo thống kê của Phòng
thương mại công nghiệp ICC (2015), khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chiếm
70% lượng thư tín dụng nhập khẩu, 76% thư tín dụng xuất khẩu so với toàn thế giới.
Thuật ngữ thư tín dụng (Letter of credit) hay còn được gọi tín dụng chứng từ
(Documentary credit) được xuất phát từ một thuật ngữ tiếng Pháp ‘accréditif’, được
hiểu là lời hứa để thực hiện, cũng được xuất phát từ từ Latinh ‘accreditivius’ có
nghĩa là sự tin tưởng (Robert Bulger, ‘Letter of credit: A Question of honor’ (19831984), được trích dẫn bởi Gracia (2009)). Thuật ngữ tín dụng ở đây không phải để
chỉ một khoản cho vay thông thường mà chỉ sự tín nhiệm (Nguyễn Văn Tiến, 2014).
Tại điều 16 Quy chế 226 ban hành kèm Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN ngày
26/03/2002 định nghĩa: ‘Thư tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện được
ngân hàng mở theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán (người yêu cầu

mở TTD), theo đó ngân hàng thực hiện yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh
toán’.
Tại điều 2 UCP600, tín dụng chứng từ (TDCT) được định nghĩa là một thoả thuận
bất kỳ, cho dù được gọi tên hoặc mô tả thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và
không huỷ ngang của ngân hàng phát hành (NHPH) về việc thanh toán khi xuất


2

trình bộ chứng từ phù hợp. Sự xuất trình phù hợp bao gồm: (i) phù hợp với các điều
kiện, điều khoản của TTD, (ii) phù hợp với các điều khoản của UCP được dẫn chiếu
trong TTD, (iii) phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế về giao dịch TDCT.
Trong phương thức TDCT, quyết định trả tiền sẽ được căn cứ dựa trên các chứng từ
được quy định trong TTD mà không cần nhìn thấy hay không cần thẩm định hay
định giá hàng hoá. Như vậy, diễn đạt một cách đơn giản hơn, TDCT là một phương
thức thanh toán liên quan đến việc xuất trình bộ chứng từ hợp lệ; Là một sự thoả
thuận mà trong đó, một ngân hàng phát hành TTD dựa trên yêu cầu của khách hàng
(Người yêu cầu mở TTD), ngân hàng đó cam kết hoặc cho phép ngân hàng khác
thanh toán giá trị của TTD cho người hưởng lợi khi những chứng từ xuất trình phù
hợp hoàn toàn với những điều kiện và điều khoản quy định trong TTD.
Do có tính tuỳ ý về cách gọi nên trong thực tế có rất nhiều thuật ngữ khác nhau
được dùng để chỉ phương thức thanh toán TDCT bằng tiếng Anh và tiếng Việt như:
Documentary credit (Tín dụng chứng từ), Letter of credit (Thư tín dụng hay tín
dụng thư), DC (viết tắt của documentary credit), LC (viết tắt của letter of credit).
Cho dù cách gọi là gì thì bản chất của nó vẫn phải tuân thủ nội dung điều 2 của
UCP600.
So với các phương thức thanh toán quốc tế khác, phương thức TDCT dung hoà
được lợi ích và rủi ro giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu: Nhà xuất khẩu sẽ nhận
được tiền hàng nếu xuất trình được bộ chứng từ phù hợp; còn NHPH sẽ chỉ trả tiền
khi nhà xuất khẩu chuẩn bị đầy đủ và đúng bộ chứng từ mà nhà nhập khẩu yêu cầu

trong TTD.
Một giao dịch TDCT bao gồm một số bên liên quan cơ bản sau đây:
Người yêu cầu mở TTD (Applicant): thông thường là nhà nhập khẩu, là người yêu
cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một TTD (Điều 2, UCP600) và có trách
nhiệm pháp lý về việc NHPH trả tiền cho người thụ hưởng TTD.
Người thụ hưởng TTD (Beneficiary): thông thường là nhà xuất khẩu, là bên được
hưởng lợi TTD được phát hành (Điều 2, UCP600). Trách nhiệm của người hưởng


3

lợi TTD là giao hàng và hoàn thiện bộ chứng từ để xuất trình tới ngân hàng phục vụ
mình. Khả năng thanh toán phụ thuộc vào tình trạng của bộ chứng từ xuất trình.
Ngân hàng phát hành TTD (The issuing bank) hay còn gọi là ngân hàng phục vụ
nhà nhập khẩu: là ngân hàng thực hiện phát hành TTD theo yêu cầu của người yêu
cầu mở TTD (Điều 2, UCP600). NHPH thường được hai bên mua bán thoả thuận
trước và quy định trong hợp đồng. Trách nhiệm của NHPH được quy định tại điều 7
UCP600.
Ngân hàng thông báo TTD (The advising bank): là ngân hàng phục vụ người xuất
khẩu, là ngân hàng thực hiện thông báo TTD cho người thụ hưởng theo yêu cầu của
NHPH (Điều 2, UCP600). Ngân hàng này thường ở nước xuất khẩu và thường là
đại lý của ngân hàng phát hành TTD. Trách nhiệm của ngân hàng thông báo là xác
minh tính chân thật bề ngoài của TTD và thông báo không chậm trễ tới người thụ
hưởng TTD (Điều 9, UCP600).
Ngoài ra còn một số bên tham gia khác như ngân hàng bồi hoàn, ngân hàng thương
lượng, ngân hàng xác nhận. Nhưng trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ giới
thiệu các đối tượng tham gia trên. Quy trình nghiệp vụ của phương thức TDCT
được trình bày tại phụ lục số 1.
1.1.2. Các nguồn luật điều chỉnh giao dịch tín dụng chứng từ
Do tính chất quốc tế của nghiệp vụ thanh toán mà giao dịch chứng từ phải tuân thủ

các nguồn luật và công ước quốc tế, đồng thời cũng chịu sự chi phối của luật pháp
quốc gia, cụ thể:
Về các nguồn luật và công ước quốc tế: Luật hối phiếu và lệnh phiếu thống nhất
(ULB) được thành lập theo Công ước Geneva năm 1930, Công ước Geneva 1931 về
Séc – ULC 1931, Công ước Liên hiệp quốc về Hối phiếu và Kỳ phiếu quốc tế1988,
Công ước Liên hiệp quốc về Bảo lãnh độc lập và TTD dự phòng 1995.
Về nguồn luật quốc gia: Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội, luật
Thương mại số 36/2005/QH11 của Quốc hội, pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-


4

UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 13/12/2005 và Pháp lệnh số
06/2013/PL-UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số Điều
của Pháp lệnh Ngoại hối, luật Các công cụ chuyển nhượng số 49/2005QH11 của
Quốc hội, nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính
phủ về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo
lãnh, thông tư số 05/2016/TT-NHNN hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại
hối đối với việc vay trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp (có liên quan đến TTD trả
chậm), Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
kèm theo Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 23/6/2002 (gọi là Quy chế
226), thông tư 15/2015/TT-NHNN về giao dịch ngoại tệ (liên quan đến quy định
yêu cầu ký quỹ bằng đồng nội tệ khi mở TTD).
Về các thông lệ và tập quán quốc tế: Quy tắc và thực hành thống nhất về TDCT –
UCP, tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế trong kiểm tra chứng từ theo TDCT –
ISBP, bản phụ trương UCP về xuất trình chứng từ điện tử – eUCP, quy tắc thống
nhất về hoàn trả liên hàng theo TDCT - URR.
1.1.2.1.

Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ


Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (The Uniform customs and
practice for documentary credit – UCP) là một tập hợp các nguyên tắc và tập quán
quốc tế được ICC soạn thảo và phát hành năm 1993, quy định quyền hạn, trách
nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch TDCT với điều kiện TTD có dẫn chiếu
tuân thủ UCP (ICC, 2007).
Xuất phát từ thực tế mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật, tập quán riêng và thể chế
chính trị khác nhau, nên đã cản trở hoạt động các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế,
trong đó có giao dịch bằng TTD. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra là cần có một quy tắc
chung để điều chỉnh phương thức thanh toán bằng TTD nhằm giảm thiểu các tranh
chấp, tăng tính hiệu quả của phương thức này. Nội dung của các quy tắc chung này
bao gồm việc định nghĩa, đơn giản hoá và tập hợp các tập quán, kỹ thuật nghiệp vụ
áp dụng trong giao dịch TDCT. Ngay từ khi ra đời, UCP đã được chấp nhận và áp


×