Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Kiểm chứng kết quả phân tích kỹ thuật và hiệu quả đầu tư chứng khoán tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ MỸ CHÂU

KIỂM CHỨNG KẾT QUẢ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀ
HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ MỸ CHÂU

KIỂM CHỨNG KẾT QUẢ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀ
HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ THỊ TUYẾT HOA

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Phân tích kỹ thuật (PTKT) từ lâu đã được ứng dụng để đầu tư trên thị trường
chứng khoán (TTCK). Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho kết luận đây là phương
pháp đầu tư có hiệu quả và có mang lại lợi nhuận. TTCK Việt Nam đã qua hơn 15
năm hoạt động, nhà đầu tư đã biết đến và đã ứng dụng PTKT vào hoạt động đầu tư
của mình. Thế nhưng, phương pháp phân tích này có hiệu quả hay không? Lợi
nhuận mà phương pháp này mang lại là cao hay thấp hơn so với việc không sử dụng
nó? Đây là những câu hỏi mà bất kỳ NĐT nào cũng quan tâm và tìm câu trả lời.
Đề tài với mục tiêu là kiểm chứng xem việc ứng dụng PTKT trong đầu tư trên
TTCK Việt Nam là có hiệu quả hay không. Tỷ suất lợi nhuận mà phương pháp này
mang lại là như thế nào, cao hay thấp hơn so với việc không sử dụng nó? Đề tài có
năm chương, thực hiện phương pháp kiểm định thống kê trên mẫu quan sát là chỉ số
giá cổ phiếu của hai Sở giao dịch chứng khoán trong 10 năm, từ tháng 01/2006 đến
tháng 12/2015 trong hai trường hợp có và không có phí giao dịch. Kết quả nghiên
cứu đã trả lời được các câu hỏi đặt ra và cho thấy rằng việc ứng dụng PTKT là có
mang lại lợi nhuận và có hiệu quả trong đầu tư chứng khoán tại cả hai Sở giao dịch
chứng khoán ở Việt Nam trong trường hợp không có phí giao dịch và hiệu quả sẽ bị
giảm khi có phí giao dịch. Tuy nhiên, không phải tất cả các chỉ báo đều hiệu quả,
không phải kỳ hạn nào của chỉ báo cũng mang lại lợi nhuận. Phương pháp thực hiện
và kết luận cụ thể xin được đề cập chi tiết trong luận văn.


i


LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trƣờng đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc
đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 05 năm 2016
Ngƣời viết

Phạm Thị Mỹ Châu


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin gửi lời tri ân và cảm ơn sâu sắc đến cô
Lê Thị Tuyết Hoa, ngƣời hƣớng dẫn khoa học, ngƣời đã giúp đỡ tác giả rất nhiều về
phƣơng pháp thực hiện, cách tiếp cận vấn đề, định hƣớng đề tài từ lúc đăng ký thực
hiện đề tài đến lúc hoàn thành luận văn. Kính chúc cô nhiều sức khỏe, luôn thành
công trong công việc và viên mãn trong cuộc sống. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc của
em đến cô.
Trong quá trình học và thực hiện đề tài, trƣờng Đại học Ngân hàng Tp.HCM
và Phòng đào tạo sau đại học của trƣờng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả
trong việc học và hoàn thành luận văn của mình. Xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám
hiệu, đến Thầy Nguyễn Trần Phúc, lãnh đạo phòng và Thầy Hiệp phụ trách quản lý
học viên của lớp.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến tác giả của các bài báo và các bài nghiên cứu
liên quan đến phân tích kỹ thuật đã đƣợc trích dẫn trong mục tài liệu tham khảo, đặc
biệt là bài báo của các tác giả Wong, Manzur và Chew (2010) và cảm ơn công ty
StoxPlus đã cung cấp dữ liệu để thực hiện đề tài.
Bên cạnh đó, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình đến các thầy cô
giáo, bạn bè đồng nghiệp (nhất là Cô Lanh, Thầy Nam, Cô Hân,...) đã luôn động
viên, ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến chồng và các con đã tạo điều kiện thuận lợi
và khích lệ tinh thần để tác giả có thể hoàn thành luận văn này.


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ xiii
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2
1.2.1.

Mục tiêu tổng quát ...............................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ....................................................................................2


1.3. Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................3
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................3
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................4
1.6. Những đóng góp của đề tài .............................................................................7
1.7. Kết cấu luận văn ..............................................................................................7
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1............................................................................................8
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ...................................................................9
2.1. Tổng quan về phân tích kỹ thuật .....................................................................9
2.1.1.

Khái niệm phân tích kỹ thuật ..............................................................9

2.1.2.

Các giả định của phân tích kỹ thuật ..................................................10

2.1.2.1. Giá phản ánh tất cả hành động thị trƣờng ......................................10


iv

2.1.2.2. Giá biến động theo xu hƣớng .........................................................10
2.1.2.3. Lịch sử lặp lại chính nó ..................................................................11
2.1.3.

Các công cụ của phân tích kỹ thuật ...................................................11

2.1.3.1. Chỉ báo đƣờng trung bình – Moving Average ...............................11

2.1.3.2. Chỉ báo hội tụ và phân kỳ của đƣờng trung bình – Moving Average
Convergence Divergence ..............................................................................15
2.1.3.3. Chỉ báo sức mạnh tƣơng quan – Relative Strength Index .............18
2.1.4.

Lợi thế của phƣơng pháp phân tích kỹ thuật .....................................20

2.1.4.1. Lợi thế trong cách tiếp cận thông tin để phân tích .........................20
2.1.4.2. Phân tích kỹ thuật không phụ thuộc nặng nề vào các báo cáo tài
chính

........................................................................................................21

2.1.4.3. Tính linh hoạt và khả năng thích ứng cao ......................................21
2.1.4.4. Nhà phân tích kỹ thuật có đƣợc bức tranh tổng thể về thị trƣờng .21
2.1.5.

Thách thức của phƣơng pháp phân tích kỹ thuật ..............................22

2.1.5.1. Sự tồn tại của lý thuyết thị trƣờng hiệu quả và bƣớc đi ngẫu nhiên ...
...................................................................................................................... 22
2.1.5.2. Khối lƣợng giao dịch có thể giúp xác nhận xu hƣớng .................... 23
2.1.5.3. Phân tích kỹ thuật mang tính chủ quan cao .................................... 24
2.2. Hiệu quả đầu tƣ chứng khoán .......................................................................24
2.2.1. Khái niệm hiệu quả đầu tƣ chứng khoán ............................................... 24
2.2.2. Chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả đầu tƣ chứng khoán .................................... 25
2.2.3. Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả đầu tƣ chứng khoán ............................ 26
2.3. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về phân tích kỹ thuật và hiệu quả
của nó trong đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán ..................................................26



v

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................33
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................34
3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu...............................................................................34
3.1.1.

Phƣơng pháp kiểm định.....................................................................35

3.1.2.

Các công cụ phân tích kỹ thuật đƣợc sử dụng để kiểm định .............35

3.2. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................38
3.3. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................40
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..........................................................................................42
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................43
4.1. Kết quả kiểm định trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
4.1.1.

Kết quả kiểm định chỉ báo trung bình – Moving Average ................43

4.1.2.

Kết quả kiểm định hai đƣờng trung bình – Dual Moving Average ..51

4.1.3.

Kết quả kiểm định chỉ báo hội tụ và phân kỳ của đƣờng trung bình –


Moving Average Convergence Divergence ......................................................56
4.1.4.

Kết quả kiểm định chỉ báo sức mạnh tƣơng quan – Relative Strength

Index

...........................................................................................................58

4.2. Kết quả kiểm định trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội ..........................61
4.2.1.

Kết quả kiểm định chỉ báo trung bình – Moving Average ................62

4.2.2.

Kết quả kiểm định hai đƣờng trung bình – Dual Moving Average ..69

4.2.3.

Kết quả kiểm định chỉ báo hội tụ và phân kỳ của đƣờng trung bình –

Moving Average Convergence Divergence ......................................................74
4.2.4.

Kết quả kiểm định chỉ báo sức mạnh tƣơng quan – Relative Strength

Index


...........................................................................................................75

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4..........................................................................................79
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................80


vi

5.1. Kết luận từ việc kiểm định ............................................................................80
5.2. Kiến nghị .......................................................................................................85
5.2.1. Kiến nghị đối với nhà đầu tƣ .................................................................. 85
5.2.2. Kiến nghị đối với công ty chứng khoán ................................................. 86
5.2.3. Kiến nghị đối với Sở giao dịch chứng khoán ......................................... 86
5.3. Hạn chế của đề tài .........................................................................................87
5.4. Đề xuất hƣớng nghiên cứu mở rộng .............................................................87
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5..........................................................................................88
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... TLTK-1
PHỤ LỤC .............................................................................................................. PL-1


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa


1

DMA

Dual Moving Average – hai đƣờng trung bình

2

EMA

3

HNX

4

HNX Index

5

HOSE

6

MA

7

MACD


8

NĐT

Nhà đầu tƣ

9

PTKT

Phân tích kỹ thuật

10

RSI

11

SGDCK

12

SMA

13

TSLN

Tỷ suất lợi nhuận


14

TTCK

Thị trƣờng chứng khoán

15

VN Index

Exponential Moving Average – đƣờng trung
bình hàm số mũ
Hanoi Stock Exchange – Sở giao dịch chứng
khoán Hà Nội
Chỉ số giá cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng
khoán Hà Nội
Hochiminh Stock Exchange – Sở giao dịch
chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
Moving Average – đƣờng trung bình
Moving Average Convergence Divergence –
đƣờng hội tụ phân kỳ của đƣờng trung bình

Relative Strength Index – Chỉ báo sức mạnh
tƣơng quan
Sở giao dịch chứng khoán
Simple Moving Average – đƣờng trung bình
giản đơn

Chỉ số giá cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng

khoán Thành phố Hồ Chí Minh


viii

DANH MỤC BẢNG

Tên bảng

STT
1

2

3

4

5

6

7

8

9

Bảng 3.1. Tóm tắt các giá trị của T để ra kết luận kiểm định
Bảng 4.1. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo MA5 đối với

VN Index khi không có phí giao dịch
Bảng 4.2. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo MA5 đối với
VN Index khi có phí giao dịch
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo MA10 đối với
VN Index khi không có phí giao dịch
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo MA10 đối với
VN Index khi có phí giao dịch
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo MA20 đối với
VN Index khi không có phí giao dịch
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo MA20 đối với
VN Index khi có phí giao dịch
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo MA30 đối với
VN Index khi không có phí giao dịch
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo MA30 đối với
VN Index khi có phí giao dịch

Trang
39

43

44

45

46

47

48


49

50

Bảng 4.9. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo 2 đƣờng MA5
10

và MA10 (DMA 5 10) đối với VN Index khi không có phí giao
dịch

51


ix

11

Bảng 4.10. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo 2 đƣờng MA5
và MA10 (DMA 5 10) đối với VN Index khi có phí giao dịch

52

Bảng 4.11. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo 2 đƣờng MA5
12

và MA20 (DMA 5 20) đối với VN Index khi không có phí giao

53


dịch

13

Bảng 4.12. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo 2 đƣờng MA5
và MA20 (DMA 5 20) đối với VN Index khi có phí giao dịch

53

Bảng 4.13. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo 2 đƣờng MA5
14

và MA30 (DMA 5 30) đối với VN Index khi không có phí giao

55

dịch

15

16

17

Bảng 4.14. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo 2 đƣờng MA5
và MA30 (DMA 5 30) đối với VN Index khi có phí giao dịch
Bảng 4.15. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo MACD đối
với VN Index khi không có phí giao dịch
Bảng 4.16. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo MACD đối
với VN Index khi có phí giao dịch


55

56

57

Bảng 4.17. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo RSI 14 ngày
18

(phƣơng pháp vƣợt ngƣỡng 30 – 70) đối với VN Index khi không

58

có phí giao dịch

Bảng 4.18. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo RSI 14 ngày
19

(phƣơng pháp vƣợt ngƣỡng 30 – 70) đối với VN Index khi có phí
giao dịch

59


x

20

Bảng 4.19. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo RSI 14 ngày

(phƣơng pháp vƣợt ngƣỡng 50 – 50) đối với VN Index khi không

60

có phí giao dịch
21

Bảng 4.20. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo RSI 14 ngày
(phƣơng pháp vƣợt ngƣỡng 50 – 50) đối với VN Index khi có phí

61

giao dịch

22

23

24

25

26

27

28

29


Bảng 4.21. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo MA5 đối với
HNX Index khi không có phí giao dịch
Bảng 4.22. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo MA5 đối với
HNX Index khi có phí giao dịch
Bảng 4.23. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo MA10 đối với
HNX Index khi không có phí giao dịch
Bảng 4.24. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo MA10 đối với
HNX Index khi có phí giao dịch
Bảng 4.25. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo MA20 đối với
HNX Index khi không có phí giao dịch
Bảng 4.26. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo MA20 đối với
HNX Index khi có phí giao dịch
Bảng 4.27. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo MA30 đối với
HNX Index khi không có phí giao dịch

62

63

64

65

66

67

68

Bảng 4.28. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo MA30 đối với

HNX Index khi có phí giao dịch

68


xi

Bảng 4.29. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo 2 đƣờng MA5
30

và MA10 (DMA 5 10) đối với HNX Index khi không có phí giao

69

dịch

31

Bảng 4.30. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo 2 đƣờng MA5
và MA10 (DMA 5 10) đối với HNX Index khi có phí giao dịch

70

Bảng 4.31. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo 2 đƣờng MA5
32

và MA20 (DMA 5 20) đối với HNX Index khi không có phí giao

71


dịch

33

Bảng 4.32. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo 2 đƣờng MA5
và MA20 (DMA 5 20) đối với HNX Index khi có phí giao dịch

71

Bảng 4.33. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo 2 đƣờng MA5
34

và MA30 (DMA 5 30) đối với HNX Index khi không có phí giao

72

dịch

35

36

37

Bảng 4.34. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo 2 đƣờng MA5
và MA30 (DMA 5 30) đối với HNX Index khi có phí giao dịch
Bảng 4.35. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo MACD đối
với HNX Index khi không có phí giao dịch
Bảng 4.36. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo MACD đối
với HNX Index khi có phí giao dịch


73

74

74

Bảng 4.37. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo RSI 14 ngày
38

(phƣơng pháp vƣợt ngƣỡng 30 – 70) đối với HNX Index khi không
có phí giao dịch

75


xii

Bảng 4.38. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo RSI 14 ngày
39

(phƣơng pháp vƣợt ngƣỡng 30 – 70) đối với HNX Index khi có phí

76

giao dịch
Bảng 4.39. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo RSI 14 ngày
40

(phƣơng pháp vƣợt ngƣỡng 50 – 50) đối với HNX Index khi không


77

có phí giao dịch
Bảng 4.40. Kết quả kiểm định tín hiệu mua bán theo RSI 14 ngày
41

(phƣơng pháp vƣợt ngƣỡng 50 – 50) đối với HNX Index khi có phí

78

giao dịch

42

43

Phụ lục 1. Tổng hợp kết quả kiểm định các chỉ báo MA, DMA,
MACD và RSI đối với chỉ số VN Index khi không có phí giao dịch
Phụ lục 2. Tổng hợp kết quả kiểm định các chỉ báo MA, DMA,

PL-3

MACD và RSI đối với chỉ số VN Index khi có phí giao dịch
Phụ lục 3. Tổng hợp kết quả kiểm định các chỉ báo MA, DMA,

44

PL-1


PL-5

MACD và RSI đối với chỉ số HNX Index khi không có phí giao
dịch

45

Phụ lục 4. Tổng hợp kết quả kiểm định các chỉ báo MA, DMA,
MACD và RSI đối với chỉ số HNX Index khi có phí giao dịch

PL-7


xiii

DANH MỤC HÌNH

Tên hình, sơ đồ

STT
1

2

3

4

5


Sơ đồ 1.1. Quy trình thực hiện kiểm định
Hình 2.1. Đồ thị VN Index và chỉ báo MA25 từ 08/2011 –
08/2012
Hình 2.2. Đồ thị VN Index và hai chỉ báo MA10 và MA30 từ
09/2011 – 08/2012
Hình 2.3. Đồ thị cổ phiếu VNM và chỉ báo MACD từ tháng
04/2011 – 04/2012
Hình 2.4. Đồ thị cổ phiếu SSI và chỉ báo RSI từ tháng 04/2014 –
01/2015

Trang
5

13

14

17

19


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

Chƣơng này sẽ giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, bao gồm sự cần thiết
của đề tài, mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đồng thời cũng trình bày về
phƣơng pháp nghiên cứu, trong đó trình bày về quy trình kiểm định chi tiết và đặt ra
các câu hỏi để các chƣơng sau sẽ tiến hành thực hiện kiểm định và trả lời cho các

câu hỏi nghiên cứu này. Phần cuối của chƣơng sẽ nêu lên những đóng góp của đề
tài đối với khoa học và thực tiễn.
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới việc ứng dụng phân tích kỹ thuật (PTKT) để dự báo xu hƣớng
giá chứng khoán, vàng, ngoại tệ là việc làm thƣờng xuyên. Nó là một trong những
công cụ giúp nhà đầu tƣ (NĐT) đƣa ra quyết định lựa chọn thời điểm đầu tƣ cũng
nhƣ dự báo xu hƣớng của giá.
Việc nghiên cứu về PTKT và hiệu quả của nó đã đƣợc nhiều tác giả trên thế
giới thực hiện ở nhiều thị trƣờng chứng khoán (TTCK) khác nhau. Các nghiên cứu
đều tập trung vào việc kiểm định xem việc đầu tƣ theo phƣơng pháp PTKT, đặc biệt
là sử dụng các đƣờng chỉ báo xu hƣớng và chỉ báo dao động giá có mang lại hiệu
quả đầu tƣ trên TTCK hay không. Các kết quả mang lại đều cho thấy việc ứng dụng
PTKT trên TTCK là có hiệu quả và có đem lại lợi nhuận cho NĐT.
Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về việc ứng dụng PTKT nhƣ là công cụ
để ra quyết định trong đầu tƣ trên TTCK. Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung ở
phần lý luận về PTKT, ứng dụng PTKT và các điều kiện để ứng dụng phƣơng pháp
phân tích này hoặc là đề xuất các giải pháp để triển khai ứng dụng có hiệu quả
PTKT trong hoạt động đầu tƣ chứng khoán tại Việt Nam từ hành lang pháp lý, cơ sở
hạ tầng đến trình độ NĐT. Tuy nhiên, nghiên cứu thực nghiệm để kiểm chứng xem
việc ứng dụng PTKT để đầu tƣ trên TTCK Việt Nam là có hiệu quả hay không thì
chƣa đƣợc thực hiện rộng rãi. Trong khi đó, TTCK Việt Nam qua hơn 15 năm hoạt
động đã ngày càng lớn mạnh về quy mô niêm yết, giá trị vốn hóa và thu hút sự quan


2

tâm ngày càng nhiều của các NĐT cá nhân lẫn các tổ chức. Kinh nghiệm và trình độ
của NĐT trên thị trƣờng cũng dần đƣợc nâng cao. Các phƣơng pháp phân tích đầu
tƣ truyền thống và hiện đại trên thế giới cũng đã và đang đƣợc NĐT áp dụng, trong
đó phƣơng pháp PTKT chiếm một phần không nhỏ trong việc phân tích để ra quyết

định đầu tƣ. Do đó, nghiên cứu để kiểm chứng việc ứng dụng PTKT để đầu tƣ trên
TTCK Việt Nam có hiệu quả hay không là hoàn toàn phù hợp và cần thiết.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.

Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của đề tài là kiểm chứng việc ứng dụng PTKT để đầu tƣ
trên TTCK Việt Nam là có hiệu quả hay không.
1.2.2.

Mục tiêu cụ thể

Để cụ thể hóa mục tiêu tổng quát trên, nghiên cứu sẽ tiến hành giải quyết các
mục tiêu cụ thể sau đây:
 Kiểm định các chỉ báo PTKT nhƣ đƣờng trung bình Moving Average (MA)
5 ngày, 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày; chỉ báo kết hợp hai đƣờng trung bình Dual
Moving Average (DMA) 5 và 10 ngày, 5 và 20 ngày, 5 và 30 ngày; chỉ báo đƣờng
hội tụ phân kỳ của đƣờng trung bình Moving Average Convergence Divergence
(MACD); chỉ báo sức mạnh tƣơng quan Relative Strength Index (RSI) 14 ngày của
VN Index và HNX Index có mang lại lợi nhuận cho NĐT hay không trong trƣờng
hợp không tính phí giao dịch.
 Kiểm định các chỉ báo MA, DMA, MACD và RSI nhƣ trên đối với VN
Index và HNX Index trong trƣờng hợp có phí giao dịch để kết luận các chỉ báo này
có mang lại lợi nhuận cho NĐT hay không.
 Xác định việc ứng dụng các đƣờng chỉ báo PTKT trên ở kỳ hạn bao nhiêu,
thời hạn nắm giữ chứng khoán trung bình là bao lâu thì sẽ mang lại hiệu quả đầu tƣ
cao hơn đối với hai chỉ số VN Index và HNX Index.



3

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết đƣợc mục tiêu đề ra trên, nghiên cứu trả lời cho ba câu hỏi sau đây:
Câu hỏi 1: Ứng dụng các đường chỉ báo MA, DMA, MACD, RSI là có hiệu quả
hay không trong đầu tư trên TTCK Việt Nam trong trường hợp không có phí giao
dịch?
Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng PTKT là có hiệu quả và mang lại
lợi nhuận đáng kể cho NĐT, đặc biệt là ở TTCK các nƣớc mới nổi. Với TTCK Việt
Nam thì liệu phƣơng pháp PTKT có mang lại hiệu quả hay không, với xác suất sinh
lời là bao nhiêu? Có chỉ báo nào không mang lại lợi nhuận hay không? Đây luôn là
những câu hỏi đƣợc đông đảo NĐT quan tâm.
Câu hỏi 2: Ứng dụng các đường chỉ báo MA, DMA, MACD, RSI là có hiệu quả
hay không trong đầu tư trên TTCK Việt Nam trong trường hợp có phí giao dịch?
Và khi có phí giao dịch thì phƣơng pháp PTKT có còn mang lại hiệu quả hay
không? Xác suất sinh lời là bao nhiêu? Đây cũng là câu hỏi đƣợc quan tâm, bởi nếu
phí giao dịch ảnh hƣởng đáng kể đến lợi nhuận đầu tƣ thì NĐT sẽ xem xét điều
chỉnh tần suất giao dịch cho phù hợp.
Câu hỏi 3: Ứng dụng các chỉ báo MA, DMA, MACD, RSI kỳ hạn bao nhiêu và nắm
giữ chứng khoán thời hạn bao lâu thì sẽ mang lại lợi nhuận đầu tư cao hơn khi đầu
tư trên TTCK Việt Nam?
Một khó khăn mà các nhà PTKT phải đối mặt là lựa chọn kỳ hạn cho các chỉ
báo. Vậy kỳ hạn của từng chỉ báo đƣợc lựa chọn sẽ là bao nhiêu? Kỳ hạn ngắn hay
dài sẽ mang lại hiệu quả hơn trong trƣờng hợp có và chƣa có phí giao dịch?
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các đƣờng chỉ báo MA, DMA, MACD và RSI các
kỳ hạn khác nhau với thời gian nắm giữ khác nhau. Đây là các chỉ báo đƣợc sử
dụng phổ biến trong PTKT. Đề tài sẽ kiểm định việc ứng dụng các đƣờng chỉ báo
trên để đầu tƣ là có hiệu quả hay không trên hai SGDCK tại Việt Nam.



4

Phạm vi nghiên cứu: Tác giả đứng trên quan điểm của nhà đầu tƣ để xem xét
hiệu quả của việc ứng dụng các chỉ báo PTKT khi đầu tƣ cổ phiếu trên TTCK Việt
Nam. Phạm vi nghiên cứu là giá đóng cửa của chỉ số giá cổ phiếu của hai SGDCK
Tp.HCM và SGDCK Hà Nội là VN Index và HNX Index. Đây là hai chỉ số đại diện
cho TTCK Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu là 10 năm, từ tháng 01/2006 đến tháng 12/2015. Đây là
giai đoạn TTCK Việt Nam ngày càng tăng về tính thanh khoản, giá trị giao dịch, giá
trị vốn hóa thị trƣờng, số lƣợng các công ty niêm yết, số lƣợng tài khoản NĐT trong
và ngoài nƣớc, số lƣợng các công ty chứng khoán và quỹ đầu tƣ,… so với giai đoạn
trƣớc đó. SGDCK Hà Nội chính thức có phiên giao dịch đầu tiên vào ngày
14/07/2005. Đề tài chọn giai đoạn từ tháng 01/2006 – 12/2015 là để hai chỉ số của
hai SGDCK trùng khớp về thời gian nghiên cứu.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phƣơng pháp kiểm định thống kê về tỷ suất lợi nhuận (TSLN)
trung bình của hai chỉ số VN Index và HNX Index từ tín hiệu mua bán phát ra của
các đƣờng chỉ báo MA, DMA, MACD và RSI với các thời hạn nắm giữ khác nhau.
Đề tài đặt ra giả thuyết H0 và đối thuyết H1 để có thể kết luận về TSLN trung bình
thu đƣợc từ các chỉ báo PTKT đã nêu trên, đồng thời đƣa ra căn cứ để có thể kết
luận là từ chối hay chấp nhận giả thuyết H0 đã đặt ra. Quy trình thực hiện kiểm định
đƣợc tóm tắt trong sơ đồ 1.1 dƣới đây:


5

Sơ đồ 1.1. Quy trình thực hiện kiểm định
Bƣớc 1: Thu thập số liệu


Giá đóng cửa hàng
ngày của VN Index
trong 10 năm, từ
03/01/2006 – 31/12/2015

Giá đóng cửa hàng
ngày của HNX Index
trong 10 năm, từ
04/01/2006 – 31/12/2015

Bƣớc 2: Xử lý số liệu

Xác định tín hiệu mua bán
theo chỉ báo MA5, MA10,
MA20 và MA30 của VN
Index, HNX Index

Xác định tín hiệu mua bán
theo chỉ báo DMA 5 10,
DMA5 20, DMA 5 30 của
VN Index, HNX Index

Xác định tín hiệu mua bán
theo chỉ báo MACD, RSI
của VN Index, HNX Index

Tính toán
TSLN trung
bình ngày,
độ lệch

chuẩn của
TSLN và trị
số thống kê
T của VN
Index, HNX
Index đối
với từng chỉ
báo ở thời
hạn 5, 10,
20, 30 ngày
và theo tín
hiệu do chỉ
báo phát ra;
tính toán
TSLN của
chiến lƣợc
mua và nắm
giữ và tính
hệ số Sharpe

H0: TSLN trung bình = 0
Bƣớc 3: Kiểm định thống kê
H1: TSLN trung bình > 0
Bƣớc 4: Kết luận

Nguồn: tác giả đề xuất
Quy trình kiểm định theo sơ đồ 1.1 đƣợc tiến hành qua 4 bƣớc, đƣợc trình bày chi
tiết sau đây:
Bƣớc 1: Thu thập số liệu
Số liệu cần thu thập là giá đóng cửa hàng ngày của hai chỉ số VN Index và

HNX Index trong thời hạn 10 năm, từ 03/01/2006 đến 31/12/2015 (đối với VN
Index) và từ 04/01/2006 đến 31/12/2015 (đối với HNX Index). Dữ liệu đƣợc lấy từ
FiinPro (chƣơng trình cung cấp dữ liệu có tính phí của StoxPlus và Quick).


6

Bƣớc 2: Xử lý số liệu
 Xác định các chỉ báo MA5, MA10, MA20, MA30; DMA 5 10, DMA 5 20,
DMA 5 30; chỉ báo MACD; chỉ báo RSI của VN Index, HNX Index trong giai đoạn
10 năm, từ 03/01/2006 – 31/12/2015 (đối với VN Index) và từ 04/01/2006 –
31/12/2015 (đối với HNX Index).
 Xác định tín hiệu mua bán theo các chỉ báo nêu trên ứng với từng thời hạn
kiểm định là 5, 10, 20, 30 ngày (đối với VN Index) và 10, 20, 30 ngày (đối với
HNX Index) và nắm giữ theo tín hiệu do các chỉ báo trên phát ra trong hai trƣờng
hợp có và không có phí giao dịch.
 Tính toán tổng TSLN trong thời gian nắm giữ n ngày, TSLN trung bình
hàng ngày và độ lệch chuẩn của TSLN đối với từng chỉ báo ở thời hạn 5, 10, 20, 30
ngày (đối với VN Index) và 10, 20, 30 ngày (đối với HNX Index) và nắm giữ theo
tín hiệu do các chỉ báo phát ra trong hai trƣờng hợp có và không có phí giao dịch;
tính toán tổng số giao dịch đã thực hiện.
 Tính toán TSLN của việc mua và nắm giữ chứng khoán trong giai đoạn 10
năm từ 01/2006 – 12/2015.
 Tính toán hệ số Sharpe đối với từng chỉ báo ở thời hạn 5, 10, 20, 30 ngày
(đối với VN Index) và 10, 20, 30 ngày (đối với HNX Index) và nắm giữ theo tín
hiệu do các chỉ báo phát ra trong hai trƣờng hợp có và không có phí giao dịch.
Bƣớc 3: Kiểm định
 Kiểm định thống kê về TSLN trung bình của mẫu quan sát thông qua phần
mềm Excel để trả lời câu hỏi liệu việc ứng dụng các chỉ báo PTKT trên TTCK Việt
Nam là có mang lại lợi nhuận hay không trong hai trƣờng hợp có và không có phí

giao dịch.
 Đặt ra giả thuyết H0: tỷ suất lợi nhuận trung bình = 0 và H1: tỷ suất lợi
nhuận trung bình > 0. Tính toán trị số thống kê T.
Bƣớc 4: Kết luận
Căn cứ vào giá trị của T tính toán đƣợc đối với từng chỉ báo PTKT đƣợc kiểm
định ở các thời hạn nắm giữ khác nhau, sẽ cho ra kết luận về việc từ chối hay chấp


7

nhận giả thuyết H0 trong hai trƣờng hợp có và không có phí giao dịch, và kết luận là
ứng dụng các chỉ báo PTKT là có đem lại lợi nhuận hay không khi đầu tƣ trên
TTCK Việt Nam.
1.6. Những đóng góp của đề tài
 Đề tài sẽ cho kết luận về hiệu quả của việc ứng dụng phƣơng pháp PTKT
trong đầu tƣ trên TTCK Việt Nam. Đây là đề tài đã đƣợc nghiên cứu nhiều trên thế
giới tuy nhiên chƣa đƣợc nghiên cứu rộng rãi ở Việt Nam.
 Đề xuất cho NĐT các chỉ báo PTKT hiệu quả, với kỳ hạn bao nhiêu và đề
nghị thời gian nắm giữ chứng khoán là bao lâu khi đầu tƣ trên TTCK Việt Nam.
 Đối với kết quả từ việc kiểm định khi không có phí giao dịch, đề tài sẽ đề
xuất cho các công ty chứng khoán có thực hiện nghiệp vụ tự doanh các chỉ báo
PTKT hiệu quả, với kỳ hạn bao nhiêu và đề nghị thời gian nắm giữ chứng khoán là
bao lâu khi đầu tƣ trên TTCK Việt Nam để đạt đƣợc lợi nhuận.
 Gợi ý các hƣớng nghiên cứu mở rộng của đề tài liên quan đến PTKT.
1.7. Kết cấu luận văn
Luận văn có kết cấu 5 chƣơng. Ở mỗi chƣơng tác giả đều có phần giới thiệu và kết
luận riêng. Nội dung chính của từng chƣơng nhƣ sau:
 Chƣơng 1: Giới thiệu tổng quan
Trong chƣơng 1, luận văn sẽ trình bày chi tiết tổng quan về đề tài nghiên cứu,
bao gồm 7 mục: tính cấp thiết của đề tài; mục tiêu nghiên cứu tổng quát và mục tiêu

cụ thể; đặt ra các câu hỏi nghiên cứu; trình bày về đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu;
phƣơng pháp nghiên cứu kèm theo quy trình kiểm định chi tiết đƣợc diễn giải cụ thể
qua 4 bƣớc. Cuối cùng là những đóng góp của đề tài và kết cấu luận văn.
 Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về
phân tích kỹ thuật
Chƣơng 2 của luận văn có ba mục, hai trong số đó sẽ trình bày cơ sở lý luận về
PTKT và hiệu quả đầu tƣ chứng khoán tại Việt Nam. Trong phần cơ sở lý luận về
PTKT, tác giả trình bày các giả định của PTKT, phân tích những lợi thế và thách
thức của phƣơng pháp PTKT và chi tiết về các chỉ báo PTKT nhƣ đƣờng trung bình,


8

chỉ báo hội tụ phân kỳ của đƣờng trung bình, chỉ báo sức mạnh tƣơng quan. Mục
cuối cùng của chƣơng là trình bày tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về PTKT.
Chƣơng này là nền tảng để tác giả đƣa ra phƣơng pháp nghiên cứu và thực hiện
kiểm định cho các chƣơng tiếp theo.
 Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3 có 3 mục, trong đó tác giả trình bày về phƣơng pháp nghiên cứu, chi
tiết về phƣơng pháp kiểm định thống kê và các chỉ báo đƣợc sử dụng để kiểm định.
Hai nội dung tiếp theo là giả thuyết nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu. Chƣơng này
của đề tài trình bày chi tiết về phƣơng pháp, cách thức tác giả thực hiện kiểm định
giả thuyết đặt ra.
 Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu
Chƣơng 4 có 2 mục lớn, trình bày kết quả nghiên cứu đối với từng chỉ báo
PTKT trên hai SGDCK Tp. HCM và SGDCK Hà Nội trong hai trƣờng hợp có và
không có phí giao dịch.
 Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị
Chƣơng 5 cho thấy những kết luận rút ra từ kết quả kiểm định trên hai
SGDCK Tp. HCM và SGDCK Hà Nội trong hai trƣờng hợp có và không có phí

giao dịch. Trong chƣơng này, đề tài đƣa ra những kiến nghị đối với từng chủ thể,
nói rõ hạn chế của đề tài và đề xuất hƣớng nghiên cứu mở rộng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, đƣa ra mục tiêu và ba
câu hỏi nghiên cứu cần trả lời. Đồng thời, trong chƣơng này tác giả cũng trình bày
phƣơng pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện kiểm định, tuần tự qua bốn bƣớc từ
bƣớc thu thập và xử lý số liệu đến bƣớc kiểm định và ra kết luận.
Chƣơng tiếp theo của luận văn sẽ giải quyết phần cơ sở lý luận và trình bày
tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về PTKT và hiệu quả của nó đối với hoạt
động đầu tƣ trên TTCK.


9

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
THỰC NGHIỆM VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Trong chƣơng này, tác giả trình bày cơ sở lý luận về phƣơng pháp PTKT và
hiệu quả đầu tƣ chứng khoán, chi tiết về các đƣờng chỉ báo trung bình, chỉ báo hội
tụ phân kỳ của đƣờng trung bình, chỉ báo sức mạnh tƣơng quan và tín hiệu mua bán
từ các chỉ báo này phát ra. Chƣơng 2 đã phân tích những lợi thế và thách thức của
phƣơng pháp PTKT để NĐT có cái nhìn toàn diện và khách quan về việc ứng dụng
phƣơng pháp phân tích này. Phần cuối của chƣơng, tác giả trình bày một cách có hệ
thống các nghiên cứu thực nghiệm về PTKT và hiệu quả mà nó mang lại trong đầu
tƣ trên TTCK.
2.1. Tổng quan về phân tích kỹ thuật
2.1.1.

Khái niệm phân tích kỹ thuật


Phân tích kỹ thuật (PTKT) hiện đại bắt nguồn từ Lý thuyết Dow do Charles
Dow phát triển vào khoảng đầu năm 1900. Những cơ sở đầu tiên của PTKT đã xuất
hiện từ trong lý thuyết Dow, nhƣng phải đến Schabacker, sau đó là Edwards và
Magee với “Technical Analysis of Stock Trend” (đến nay quyển sách đã đƣợc tái
bản 10 lần) và gần đây là Murphy, Schwager, Pring thì mới thực sự ra đời cái tên
“Phân tích kỹ thuật”.
Trải qua quá trình phát triển, có nhiều khái niệm về PTKT ra đời, trong đó có
thể kể đến những khái niệm về PTKT sau đây:
“PTKT là việc nghiên cứu hành vi của thị trƣờng chủ yếu bằng việc sử dụng
đồ thị nhằm mục đích dự báo xu hƣớng giá trong tƣơng lai” (Murphy 1999)
Pring (2014) đã định nghĩa nhƣ sau “Phƣơng pháp PTKT về cơ bản là một sự
phản ánh quan điểm cho rằng giá dịch chuyển trong xu hƣớng, xu hƣớng này đƣợc
xác định do sự thay đổi trong thái độ của nhà đầu tƣ đối với một loạt các yếu tố kinh
tế, tiền tệ, chính trị và tâm lý. Nghệ thuật của PTKT – hiển nhiên PTKT là một nghệ
thuật – là ở chỗ xác định đƣợc sự thay đổi của xu hƣớng ngay khi nó bắt đầu và duy
trì đầu tƣ cho đến khi có các dấu hiệu cho thấy xu hƣớng đổi chiều”.


×