Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại việt nam nghiên cứu bằng mô hình TVAR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
-------o0o-------

TÔ NGỌC LINH

TÁC ĐỘNG TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN
LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM:
NGHIÊN CỨU BẰNG MÔ HÌNH TVAR

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã ngành: 60340201

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ TUYẾT TRINH

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại
Việt Nam bằng mô hình vectơ hồi quy ngƣỡng (TVAR) với biến ngƣỡng là biến
lạm phát. Kết quả nghiên cứu tìm thấy hệ số truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm
phát tại Việt Nam có mối quan hệ phi tuyến, trong giai đoạn từ tháng 1/2008 đến
tháng 12/2015. Theo kết quả nghiên cứu hai mức ngƣỡng lạm phát tìm thấy là
0,336%/tháng và 0,62%/tháng làm thay đổi tác động truyền dẫn tỷ giá đến lạm
phát tại Việt Nam. Trên mức ngƣỡng 0,62%/tháng truyền dẫn tỷ giá đến lạm


phát là có tác động hoàn toàn nhƣng không xảy ra dƣới mức ngƣỡng này. Bài
nghiên cứu cung cấp thêm một căn cứ khoa học cho việc lựa chọn mô hình phi
tuyến tính để nghiên cứu tại Việt Nam.

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài nghiên cứu này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong
bài nghiên cứu là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, trong đó không có
các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc do ngƣời khác thực hiện
ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong bài nghiên cứu.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2016
Học viên

Tô Ngọc Linh

ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn cô TS. Phạm Thị Tuyết Trinh, ngƣời đã
trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức quý báu là nền tảng cho bài
nghiên cứu của tôi. Cô đã quan tâm hƣớng dẫn tận tình và động viên tôi
trong suốt quá trình thực hiện bài nghiên cứu này.
Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè là nguồn động viên giúp tôi vƣợt
qua những khó khăn trong cuộc sống cũng nhƣ quá trình thực hiện bài
nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô trƣờng Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí

Minh và Phòng Đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học tập và quá trình thực hiện đề tài.
Tất cả những thiếu sót trong nghiên cứu này đều thuộc trách nhiệm
của tôi và tôi mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp.

iii


MỤC LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN ..............................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................................ix
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................2
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................3
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................3
1.6. Quy trình thực hiện nghiên cứu .....................................................................3
1.7. Những đóng góp của đề tài ............................................................................5
1.8. Kết cấu của đề tài...........................................................................................5
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM...............................................................7
2.1. Cơ sở lý thuyết về truyền dẫn tỷ giá hối đoái ................................................7
2.1.1.

Khái niệm truyền dẫn tỷ giá hối đoái ..................................................7


2.1.2.

Cơ chế tác động của truyền dẫn tỷ giá đến giá trong nƣớc .................7

2.1.3.

Các yếu tố vĩ mô tác động đến hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái ...9

2.2. Khảo lƣợc nghiên cứu thực nghiệm về ERPT theo môi trƣờng lạm phát ...12
2.2.1.

Các nghiên cứu thực nghiệm mẫu đa quốc gia ......................... 12

2.2.2.

Các nghiên cứu thực nghiệm cho mẫu một quốc gia ................ 13

2.2.3.

Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam .........................................15
iv


Tóm tắt chƣơng 2 ......................................................................................................22
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................23
3.1. Mô hình nghiên cứu TVAR .........................................................................23
3.2. Các biến số và số liệu nghiên cứu ...............................................................26
3.2.1.

Lạm phát ............................................................................................26


3.2.2.

Độ lệch sản lƣợng ..............................................................................26

3.2.3.

Tỷ giá danh nghĩa đa phƣơng ............................................................27

3.2.4.

Cung tiền ...........................................................................................28

3.3. Phƣơng pháp phân tích và ƣớc lƣợng ..........................................................29
3.3.1.

Phƣơng pháp đồ thị mô tả số liệu ......................................................29

3.3.2.

Kiểm định tính dừng của chuỗi số liệu..............................................31

3.3.3.

Xác định độ trễ tối ƣu của mô hình VAR ................................. 32

3.3.4.

Phƣơng pháp ƣớc lƣợng mô hình TVAR .................................. 33


3.3.5.

Kiểm định tính phi tuyến .......................................................... 35

3.3.6.

Phân tích phản ứng xung ........................................................... 36

Tóm tắt chƣơng 3 ......................................................................................................36
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...........37
4.1. Phân tích thống kê mô tả .............................................................................37
4.1.1.

Lạm phát ............................................................................................37

4.1.2.

Độ lệch sản lƣợng ..............................................................................38

4.1.3.

Tỷ giá danh nghĩa đa phƣơng ............................................................39

4.1.4.

Cung tiền M2 .....................................................................................39

4.1.5.

Phân tích tƣơng quan của tốc độ biến động của tỷ giá danh nghĩa


đa phƣơng và lạm phát tại Việt Nam ................................................................41
4.2. Kết quả mô hình VAR .................................................................................42
v


4.3.

Xác định giá trị ngƣỡng lạm phát của mô hình TVAR .....................43

4.4.

Phân tích mức độ truyền dẫn tỷ giá theo các môi trƣờng lạm phát

tại Việt Nam ......................................................................................................51
4.4.1.

ERPT trong môi trƣờng lạm phát thấp ..............................................51

4.4.2.

ERPT trong môi trƣờng lạm phát trung bình ....................................54

4.4.3.

ERPT trong môi trƣờng lạm phát cao ...............................................56

Tóm tắt chƣơng 4 ......................................................................................................60
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .....................................................61
5.1. Kết luận........................................................................................................61

5.2. Khuyến nghị chính sách ..............................................................................62
5.3. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ......................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................64
Phụ lục A. Lộ trình kiểm soát lạm phát theo Nghị Quyết về kế hoạch ...................70
kinh tế- xã hội hàng năm ...........................................................................................70

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2. 1. Các kênh tác động từ tỷ giá đến giá trong nƣớc .................................. 8
Hình 3. 1. Các chuỗi số liệu sử dụng trong mô hình............................................ 30
Hình 3. 2. Chuỗi số liệu YGAP đã loại bỏ yếu tố mùa ........................................ 30
Hình 4. 1. Tỷ lệ lạm phát (%) so với cùng kỳ giai đoạn 2008-2015 .................... 37
Hình 4. 2. Diễn biến của độ lệch sản lƣợng giai đoạn 2008-2015 ....................... 38
Hình 4. 3. Tăng trƣởng IIP so với cùng kỳ giai đoạn 2008-2015 ........................ 38
Hình 4. 4. Diễn biến của tỷ giá danh nghĩa đa phƣơng giai đoạn 2008-2015 ..... 39
Hình 4. 5. Diễn biến cung tiền M2 giai đoạn 2008-2015..................................... 40
Hình 4. 6. Tăng trƣởng cung tiền so với cùng kỳ giai đoạn 2008-2015 .............. 40
Hình 4. 7. Diễn biến của tốc độ biến động NEER và lạm phát giai đoạn 20082015 ...................................................................................................................... 41
Hình 4. 8.Tính ổn định của mô hình VAR ........................................................... 43
Hình 4. 9. Diễn biến lạm phát hàng tháng và hai mức ngƣỡng lạm phát tại Việt
Nam ...................................................................................................................... 50
Hình 4. 10. Phản ứng tích lũy của các biến do cú sốc tăng 1 độ lệch chuẩn của
NEER trong môi trƣờng lạm phát thấp ................................................................ 52
Hình 4. 11. Phản ứng tích lũy của các biến do cú sốc tăng 1 độ lệch chuẩn của
NEER trong môi trƣờng lạm phát trung bình ...................................................... 55
Hình 4. 12. Phản ứng tích lũy của các biến do cú sốc tăng 1 độ lệch chuẩn NEER
trong môi trƣờng lạm phát cao ............................................................................. 57
Hình 4. 13.Các nhân tố ảnh hƣởng đến các biến trong môi trƣờng lạm phát cao 58


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4. 1. Kết quả lựa chọn độ trễ tối ƣu của mô hình VAR .............................. 42
Bảng 4. 2. Chỉ tiêu AIC, BIC và SSR để lựa chọn mô hình TVAR .................... 44
Bảng 4. 3. Kết quả kiểm định LR......................................................................... 45
Bảng 4. 4. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình TVAR .................................................... 48
Bảng 4. 5. Phân rã phƣơng sai của các biến trong môi trƣờng lạm phát thấp ..... 54
Bảng 4. 6. Phân rã phƣơng sai của các biến trong môi trƣờng lạm phát trung bình
.............................................................................................................................. 56
Bảng 4. 7. Phân rã phƣơng sai trong môi trƣờng lạm phát cao ........................... 59

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết
tắt
Tiếng Anh
CSTT
DOTS Direction of Trade Statistics
ERPT
Exchange rate pass-through
Exponential Smooth Transition
ESTAR Autoregressive
FTA
Free trade agreement

GSO
General Statistics Office of Viet Nam
GIRF
Generalized Impulse Response Function
IFS
International Financial Statistics
IIP
Index of Industry Products
IRF
Impulse Response Function
IMF
International Monetary Fund
LSTAR Logistic Smooth Transition Autoregressive
NHNN
OECD
TAR
TVAR
VAR

Organization for Economic Cooperation and
Development
Threshold Autoregression
Threshold Vector Autoregression
Vector Autoregression

VECM
WTO

Vector Error Corection Model
World Trade Organization


ix

Tiếng Việt
Chính sách tiền tệ
Thống kê thƣơng mại
Truyền dẫn tỷ giá
Hồi quy chuyển tiếp trơn mũ
Hiệp định thƣơng mại tự do
Tổng Cục Thống Kê Việt Nam
Hàm phản ứng xung tổng thể
Thống kê tài chính quốc tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp
Hàm phản ứng xung
Quỹ tiền tệ quốc tế
Hồi quy chuyển tiếp trơn
Ngân hàng Nhà nƣớc
Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế
Hồi quy ngƣỡng
Hồi quy ngƣỡng theo vectơ
Hồi quy theo vectơ
Mô hình vectơ hiệu chỉnh sai
số
Tổ chức thƣơng mại thế giới


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1.


Tính cấp thiết của đề tài

Tỷ giá hối đoái là một biến kinh tế quan trọng đối với các nền kinh tế mở,
biến động tăng hoặc giảm của tỷ giá sẽ có ảnh hƣởng đến nền kinh tế. Trong đó,
một trong những tác động quan trọng đó là tác động của biến động tỷ giá vào lạm
phát còn đƣợc gọi là truyền dẫn tỷ giá (ERPT).
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy ERPT giảm
dần khi lạm phát ở mức thấp và ổn định hơn chẳng hạn nhƣ Campa và Goldberg
(2005), Ihrig và cộng sự (2006), Takhtamanova (2010), Cheikh và Rault (2015).
Để làm sáng tỏ hơn vai trò của môi trƣờng lạm phát đối với tác động truyền dẫn,
Taylor (2000), Devereux và Yetman (2010) đã lần đầu tiên tìm thấy quan hệ phi
tuyến tính của ERPT đến lạm phát phụ thuộc vào chính mức độ và biến động của
lạm phát. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ERPT không xảy ra khi lạm phát ở mức
thấp nhƣng lại xảy ra khi lạm phát ở mức cao. Các nghiên cứu mới đây đã làm
sáng tỏ hơn về tính phi tuyến tính của ERPT, trên cơ sở xác định mức ngƣỡng
lạm phát mà khi lạm phát nền kinh tế vƣợt qua thì biến động tỷ giá sẽ truyền dẫn
vào các chỉ số giá. Các nghiên cứu điển hình là nghiên cứu của Shintani và cộng
sự (2013), Aleem và Lahiani (2014).
Tại Việt Nam, tính phi tuyến của ERPT gần đây cũng đã đƣợc tìm thấy.
Trần Văn Hùng (2015) nghiên cứu ERPT lấy thời điểm gia nhập Tổ chức thƣơng
mại thế giới (WTO) làm mốc. Kết quả cho thấy ERPT vào lạm phát tăng mạnh
hơn và nhạy hơn với tỷ giá trong giai đoạn sau khi gia nhập WTO so với trƣớc
khi gia nhập WTO. Bên cạnh đó, tính phi tuyến của ERPT phụ thuộc vào môi
trƣờng lạm phát đã đƣợc làm sáng tỏ bởi Phạm Thành Chung (2015) khi cho
rằng mức độ ERPT bắt đầu hình thành khi lạm phát tăng lên 1 đơn vị và gia tăng
đến mức gần 1 khi lạm phát gia tăng từ 2,5-4 đơn vị. Trần Ngọc Thơ và Nguyễn
Thị Ngọc Trang (2015) cũng đã tìm ra mức ngƣỡng lạm phát cho Việt Nam.
Diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới với áp lực lạm
phát ngày càng tăng đã đặt ra nhiều thách thức cho việc điều hành chính sách
1



tiền tệ (CSTT) kiểm soát lạm phát, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế nƣớc ta
ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Theo đó mức độ
ERPT là một cơ sở quan trọng cho việc dự báo lạm phát và điều hành CSTT của
Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN). Tuy nhiên, trong số những nghiên cứu tác giả
tiếp cận đã có nghiên cứu tìm ra đƣợc bằng chứng tính phi tuyến của ERPT vào
lạm phát bằng phƣơng pháp tuyến tính (Trần Văn Hùng 2015) và phƣơng pháp
phi tuyến tính (Phạm Thành Chung 2015) nhƣng vẫn chƣa xác định đƣợc mức
ngƣỡng lạm phát. Nghiên cứu gần đây của Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Thị Ngọc
Trang (2015) mặc dù đã hƣớng vào làm sáng tỏ khoảng trống nghiên cứu trên
nhƣng chƣa làm rõ diễn biến của lạm phát với ý nghĩa thống kê rõ ràng khi có cú
sốc tỷ giá theo từng môi trƣờng lạm phát nên chƣa làm rõ hơn về tính phi tuyến
của ERPT. Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề
tài “Tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam: nghiên cứu
bằng mô hình TVAR”.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu có mục tiêu tổng quát là làm sáng tỏ tác động ERPT đến
lạm phát tại Việt Nam dƣới tác động của môi trƣờng lạm phát. Theo đó bài
nghiên cứu có những mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, xác định ngƣỡng lạm phát làm thay đổi tác động ERPT đến lạm
phát tại Việt Nam.
Thứ hai, đo lƣờng mức ERPT đến lạm phát theo từng môi trƣờng lạm phát
ở Việt Nam.
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu


Bài nghiên cứu trả lời các câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi 1: Mức ngƣỡng lạm phát làm thay đổi mức độ ERPT cho Việt
Nam có giá trị là bao nhiêu?
Câu hỏi 2: Mức độ ERPT theo từng môi trƣờng lạm phát ở Việt Nam thay
đổi nhƣ thế nào?

2


1.4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Bài nghiên cứu xem xét tác động của ERPT đến lạm phát ở Việt Nam
dƣới tác động của môi trƣờng lạm phát. Phạm vi nghiên cứu từ tháng 1 năm 2008
đến tháng 12 năm 2015 vì ba lý do nhƣ sau: (i) Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt
Nam bị ảnh hƣởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 và đang dần hồi
phục, do đó gây ra bất ổn trong kinh tế vĩ mô cũng nhƣ diễn biến lạm phát đầy
biến động, tình hình tỷ giá bất ổn định; (ii) Giai đoạn nền kinh tế ngày càng hội
nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, do vậy độ mở ngoại thƣơng của nền kinh
tế cũng gia tăng mạnh mẽ gây ra những biến động tỷ giá; (iii) Các chuỗi số liệu
thời gian có tần suất cao (tháng) và liên tục có thể thu thập đƣợc.
1.5.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp hồi quy theo vectơ (VAR) và kiểm
định phi tuyến tính để lựa chọn và ƣớc lƣợng mô hình nghiên cứu TVAR theo đề
xuất của Baum and Koester (2011). Mô hình TVAR phân tích tác động của

ERPT đến lạm phát bao gồm bốn biến: (i) CPI đại diện cho lạm phát trong nền
kinh tế, (ii) YGAP là độ lệch sản lƣợng đại diện cho tổng cầu của nền kinh tế,
(iii) NEER là tỷ giá danh nghĩa đa phƣơng của Việt Nam với rổ tiền tệ bao gồm
17 đối tác thƣơng mại chính và (iv) M2 là cung tiền đại diện cho CSTT của
NHNN.
Để mô tả, mã hóa và phân tích các biến số, bài nghiên cứu sử dụng phần
mềm thống kê Ms Excel, Eviews 8.0, R 3.3.1 với gói tsDyn 0.9-43.
1.6.

Quy trình thực hiện nghiên cứu

Bài nghiên cứu thực hiện dựa trên các cơ sở lý thuyết về ERPT và tổng
quan về các kết quả nghiên cứu trƣớc đây. Sau đó xác định mô hình nghiên cứu
và thu thập các số liệu để phục vụ cho các biến số nghiên cứu. Tiến hành thực
hiện các kiểm định bao gồm: kiểm tra tính mùa vụ nhằm loại bỏ yếu tố mùa,
kiểm định tính dừng của các biến số và phần dƣ, kiểm định tính ổn định của mô
hỉnh. Nếu tất cả các biến là dừng và hệ ổn định thì phƣơng pháp VAR hay
TVAR sẽ thích hợp để sử dụng. Sau đó, nghiên cứu thực hiện kiểm định phi

3


tuyến tính để lựa chọn mô hình TVAR thay cho VAR. Toàn bộ quy trình nghiên
cứu đƣợc trình bày trong Hình 1.1.
Hình 1. 1. Quy trình nghiên cứu đề nghị

Cơ sở lý thuyết, nghiên cứu

Phân tích mô tả, đồ thị


liên quan

theo thời gian

Xây dựng mô hình nghiên

Tiêu chuẩn ADF, PP

Kiểm định tính dừng

Tiêu chuẩn xác định

Xác định độ trễ tối ƣu

Kiểm tra tính mùa vụ

cứu

Thu thập số liệu

độ trễ tối ƣu

Xác định tính ổn định
của mô hình

Mô hình TVAR

Xác định ngƣỡng, độ

Kiểm định tính phi


Phân tích Granger, phản ứng

trễ của biến ngƣỡng

tuyến, phân tích hồi quy

xung và phân rã phƣơng sai

Kết luận và kiến nghị
chính sách

Nguồn : Tác giả
4


1.7.

Những đóng góp của đề tài

Bài nghiên cứu có những đóng góp về mặt thực nghiệm khi vận dụng
phƣơng pháp phi tuyến tính để xác định ngƣỡng lạm phát làm thay đổi tác động
ERPT và mức độ ERPT phụ thuộc vào ngƣỡng lạm phát.
Kết quả nghiên cứu tìm thấy mức ngƣỡng lạm phát làm thay đổi tác
động ERPT đến lạm phát tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu tìm thấy hai mức
ngƣỡng lạm phát là 0,336%/tháng và 0,62%/tháng làm thay đổi tác động truyền
dẫn tỷ giá đến lạm phát tại Việt Nam. Trên mức ngƣỡng 0,62%/tháng truyền dẫn
tỷ giá đến lạm phát là có tác động hoàn toàn và không xảy ra dƣới mức ngƣỡng
này.
1.8.


Kết cấu của đề tài

Bài nghiên cứu đƣợc trình bày theo 5 chƣơng để làm sáng tỏ tác động của
truyền dẫn tỷ giá hối đoái bằng mô hình TVAR.
Chƣơng 1 giới thiệu tổng quan nghiên cứu. Chƣơng này giới thiệu khái
quát về tính cấp thiết của đề tài trên cơ sở thực tiễn và các bằng chứng thực
nghiệm liên quan từ đó xác định mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. Bên
cạnh đó, giới hạn lại đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, trình bày những đóng góp
về mặt thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Chƣơng 2 là chƣơng những lý luận cơ bản về truyền dẫn tỷ giá hối đoái.
Chƣơng này giới thiệu tổng quan về cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực
nghiệm có liên quan trên thế giới và tại Việt Nam. Dựa trên cơ sở đó, xác định
phƣơng pháp nghiên cứu phi tuyến tính theo mô hình TVAR và các biến số vĩ
mô thích hợp cho chƣơng 3 nhằm đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu.
Chƣơng 3 là chƣơng phƣơng pháp nghiên cứu, trình bày chi tiết về
phƣơng pháp xử lý số liệu, phân tích và ƣớc lƣợng mô hình TVAR.
Chƣơng 4 trình bày kết quả ƣớc lƣợng mô hình TVAR và phân tích mức
độ ERPT theo môi trƣờng lạm phát.

5


Chƣơng 5 là chƣơng cuối cùng, tổng hợp kết quả nghiên cứu đồng thời đề
xuất các kiến nghị chính sách liên quan. Hạn chế nghiên cứu và đề ra hƣớng
nghiên cứu trong tƣơng lai cũng đƣợc trình bày trong chƣơng này.

6



CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1.

Cơ sở lý thuyết về truyền dẫn tỷ giá hối đoái

2.1.1. Khái niệm truyền dẫn tỷ giá hối đoái
Truyền dẫn tỷ giá hối đoái là phần trăm thay đổi giá nhập khẩu tính bằng
đồng nội tệ khi tỷ giá giữa các nƣớc xuất khẩu và nhập khẩu thay đổi 1%
(Goldberg và Knetter 1997). Truyền dẫn tỷ giá hoàn toàn là khi mức thay đổi của
giá nhập khẩu và xuất khẩu bằng với mức thay đổi của tỷ giá. Truyền dẫn tỷ giá
không hoàn toàn hay một phần là khi mức thay đổi của giá nhập khẩu và xuất
khẩu nhỏ hơn mức thay đổi của tỷ giá.
Những thay đổi trong giá nhập khẩu ở một số chừng mực cũng truyền dẫn
đến giá sản xuất và giá tiêu dùng (Mc.Carthy 2000). Do đó ERPT đƣợc khái quát
hơn là sự thay đổi của các chỉ số giá trong nƣớc dƣới tác động của sự thay đổi
trong tỷ giá danh nghĩa (Goldberg và Knetter 1997; Menon 1995). Khái niệm này
cũng chính là góc độ xem xét trong bài nghiên cứu.
2.1.2. Cơ chế tác động của truyền dẫn tỷ giá đến giá trong nƣớc
Một sự thay đổi của tỷ giá có thể đƣợc dẫn truyền trực tiếp hoặc gián tiếp
đến giá trong nƣớc. Cơ chế truyền dẫn tác động của tỷ giá đến mức giá cả trong
nền kinh tế mở, lƣu chuyển vốn tự do và tỷ giá linh hoạt, đƣợc mô tả qua Hình
2.1.

7


Hình 2. 1. Các kênh tác động từ tỷ giá đến giá trong nƣớc
Tỷ giá tăng (đồng nội tệ giảm giá)


Tác động trực tiếp

Tác động gián tiếp

Giá nhập khẩu

Giá nhập khẩu

Cầu nội địa hàng

Cầu nƣớc ngoài

hàng tƣ liệu

hàng tiêu dùng

sản xuất trong nƣớc

hàng sản xuất

sản xuất tăng

tăng

tăng (thay thế hàng

trong nƣớc tăng

nƣớc ngoài)


Chi phí sản
Hàng hóa thay thế

xuất tăng

Cầu lao động tăng

và hàng xuất khẩu
đắt hơn

Tiền lƣơng tăng

Giá tiêu dùng tăng

Nguồn: Lafleche (1996)
Ghi chú:

: Tác động trong dài hạn,

: Tác động trong ngắn hạn

Kênh truyền dẫn trực tiếp phản ánh tác động của tỷ giá đến lạm phát thông
qua giá hàng nhập khẩu. Khi tỷ giá tăng, làm giá hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn,
gây áp lực làm giá hàng hóa tính bằng nội tệ tăng (trƣờng hợp nhập khẩu hàng
tiêu dùng), làm tăng chi phí các yếu tố đầu vào (trƣờng hợp nhập khẩu phục vụ
cho sản xuất trong nƣớc), giá hàng tiêu dùng cũng tăng.
Kênh truyền dẫn gián tiếp đề cập đến tính cạnh tranh của hàng hóa trên
thị trƣờng quốc tế. Đồng nội tệ giảm giá làm tăng cầu nội địa và cầu nƣớc ngoài
đối với hàng hóa sản xuất trong nƣớc. Giá hàng hóa trong nƣớc trở nên rẻ hơn
còn giá hàng nhập khẩu đắt hơn, làm tăng sức cạnh tranh của nhà sản xuất trong

8


nƣớc vì nội tệ mất giá, kết quả là cầu xuất khẩu tăng. Điều này sẽ gây ra một sự
gia tăng trong cầu lao động, tiền lƣơng và sau đó là tổng cầu, hệ quả là lạm phát
tăng. Tuy nhiên, ảnh hƣởng này chỉ xảy ra trong dài hạn do tính “cứng nhắc” của
giá cả trong ngắn hạn (các hợp đồng nhập khẩu thƣờng đƣợc ký trƣớc khi giao
hàng). Bên cạnh đó, tình trạng đô la hóa ngày càng tăng trong nền kinh tế có thể
là một nhân tố làm khuếch đại hiệu ứng truyền dẫn gián tiếp này. Tại một số
nƣớc Châu Mỹ La-Tinh và Châu Á, có các mặt hàng xa xỉ không giao dịch trên
trƣờng quốc tế nhừng thƣờng đƣợc định giá bằng đồng đô la nhƣ các tài sản cố
định có giá trị lớn, bất động sản, ô tô (Berg và Borensztein 2001). Do đó, khi tỷ
giá tăng, đồng nội tệ mất giá khiến cho giá nội tệ các hàng hóa này sẽ tăng lên
làm tăng cung tiền, đó là nguyên nhân khiến giá tiêu dùng tăng.
2.1.3. Các yếu tố vĩ mô tác động đến hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối
đoái
Nhân tố đƣợc quan tâm hàng đầu trong việc giải thích những khác biệt về
ERPT giữa các quốc gia là môi trƣờng lạm phát. Môi trƣờng lạm phát trong nƣớc
càng thấp và ổn định thì ERPT càng nhỏ (Taylor 2000). Nguyên nhân là sức
mạnh thị trƣờng của các nhà nhập khẩu phụ thuộc vào kỳ vọng lạm phát hay kỳ
vọng về tính dai dẳng của biến động giá nhập khẩu. Nếu các nhà nhập khẩu kỳ
vọng lạm phát thấp tức là biến dộng tỷ giá tăng đƣợc kỳ vọng là tạm thời (so với
lạm phát) thì dẫn đến sức mạnh thị trƣờng thấp, các nhà nhập khẩu sẽ chỉ chuyển
dịch một phần nhỏ sự thay đổi của tỷ giá vào giá nhập khẩu, cũng nhƣ giá trong
nƣớc và kết quả là làm giảm ERPT. Ngƣợc lại nếu kỳ vọng lạm phát kéo dài thì
sức mạnh thị trƣờng cao sẽ làm gia tăng tính dai dẳng của biến động giá hàng
nhập khẩu, ERPT tăng. Nhƣ vậy mối quan hệ giữa lạm phát và mức độ truyền
dẫn tỷ giá là thuận chiều. Theo mối quan hệ này quốc gia trải qua lạm phát cao
thì có ERPT cao hơn quốc gia có lạm phát thấp.
Giả thiết của Taylor về mối quan hệ giữa lạm phát và ERPT đã đƣợc kiểm

định bởi Choudhri và Hakura (2001) và cũng có kết luận tƣơng tự. Bên cạnh đó,
nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy ERPT giảm dần khi tình hình kinh tế vĩ
mô ổn định hơn, cạnh tranh tăng lên và hành vi của các công ty hƣớng đến việc
9


tối đa hóa thị phần của mình. Theo kết luận của Dubravko và Marc (2002), ERPT
đã giảm từ giữa những năm 90 ở các nƣớc đang phát triển, có thể là do các điều
kiện kinh tế vĩ mô ổn định hơn và kết quả của các cuộc cải cách cơ cấu đƣợc thực
hiện trong thời gian gần đây. Kiểm soát lạm phát là một trong những mục tiêu
của CSTT do đó mối liên hệ giữa lạm phát và mức truyền dẫn tỷ giá hàm ý rằng
CSTT cũng có ảnh hƣởng sự truyền dẫn những thay đổi của tỷ giá vào trong giá
cả nội địa. Gagnon và Ihrig (2004) cho rằng những quốc gia với CSTT kiểm soát
lạm phát đáng tin cậy nhìn chung có mức truyền dẫn tỷ giá thấp hơn.
Ngoài yếu tố lạm phát, các nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng thực
nghiệm của các yếu tố khác ảnh hƣởng đến mức độ ERPT bao gồm: vị thế của
đồng tiền, biến động tỷ giá, tính ổn định của tổng cầu và độ mở ngoại thƣơng.
Thứ nhất, vị thế của đồng tiền là một trong những nhân tố quan trọng tác
động đến mức độ ERPT. Một lý luận khác đã nhấn mạnh vai trò của CSTT trong
việc hạn chế tác động của ERPT vào lạm phát là vị thế của đồng tiền. Một quốc
gia có đồng tiền kém ổn định, có vị thế thấp thì các nhà nhập khẩu trong nƣớc sẽ
thiết lập giá hàng hóa nhập khẩu bằng đồng ngoại tệ (theo đồng tiền của nƣớc
xuất khẩu), và có sự truyền dẫn mạnh mẽ từ thay đổi tỷ giá hối đoái sang giá
nhập khẩu. Ngƣợc lại, một quốc gia có đồng tiền ổn định, có vị thế cao thì các
doanh nghiệp trong nƣớc có nhiều khả năng thiết lập giá hàng hóa nhập khẩu
theo đồng nội tệ và sự truyền dẫn của tỷ giá là rất thấp. Vai trò của vị thế đồng
nội tệ trong việc giảm tác động ERPT đƣợc khẳng định bởi Devereux và Engel
(2001) và Bacchetta và Van Wincoop (2003).
Thứ hai, biến động tỷ giá cũng là một nhân tố tác động đến mức độ ERPT
vì các nhà nhập khẩu có thể thiên về điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận hơn là giá cả.

Cụ thể hơn khi mức độ biến động tỷ giá thấp, các nhà nhập khẩu sẽ có khuynh
hƣớng chấp nhận một phần lỗ để giữ thị phần trong nƣớc, đặc biệt là khi họ đã
công bố mức giá bán trƣớc đó nên không chuyển biến động tỷ giá vào giá trong
nƣớc. Điều này dẫn đến một mức độ ERPT thấp hơn. Tuy nhiên nếu kỳ vọng sự
biến động tỷ giá có tính chất lâu dài thì các nhà nhập khẩu sẽ thay đổi giá cả hàng
hóa chứ không phải tỷ suất lợi nhuận, do đó ERPT sẽ cao hơn ở những quốc gia
10


có biến động tỷ giá kéo dài hơn (Mann 1986). Pollard và Coughlin (2003) thực
hiện nghiên cứu tại Mỹ và Meurers (2003) nghiên cứu cho Mỹ, Nhật Bản, Đức,
Pháp và Ý cũng lý giải và đƣa ra kết luận tƣơng tự rằng ERPT hầu nhƣ là hoàn
toàn trong dài hạn nếu biến động tỷ giá đƣợc dự đoán là kéo dài, trái lại mức độ
truyền dẫn là thấp nếu cú sốc tỷ giá đƣợc nhận định là chỉ tồn tại trong ngắn hạn.
Dựa vào điều này, Beirne và Bijsterbosch (2009) lập luận rằng quốc gia có chế
độ tỷ giá cố định thì ERPT cao hơn quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi do những
thay đổi của tỷ giá trong chế độ tỷ giá cố định có tính chất lâu dài còn trong chế
độ tỷ giá thả nổi chỉ tồn tại trong ngắn hạn.
Thứ ba, tính ổn định của tổng cầu cũng là nhân tố vĩ mô có ảnh hƣởng đến
độ lớn của ERPT. Theo Mann (1986) mức độ ERPT sẽ thấp hơn ở các quốc gia
có tổng cầu biến động nhiều hơn. Những thay đổi của tổng cầu cùng với biến
động của tỷ giá có ảnh hƣởng đến tỷ suất lợi nhuận của nhà nhập khẩu trên thị
trƣờng cạnh tranh không hoàn hảo. Nhà nhập khẩu sẽ chấp nhận một mức biên
lợi nhuận thấp để giữ cho giá cả ổn định nhằm củng cố thị phần của mình. Khi đó
một cú sốc trong tỷ giá sẽ đƣợc nhà nhập khẩu hứng chịu một phần và chỉ còn
ảnh hƣởng tƣơng đối, đồng thời làm giảm ERPT. An và Wang (2011) nghiên cứu
ERPT vào giá nhập khẩu, giá sản xuất và giá tiêu dùng cho 9 quốc gia OECD
cũng đã khằng định mối tƣơng quan ngƣợc chiều của ERPT và biến động của
tổng cầu.
Thứ tƣ, một nhân tố khác cũng ảnh hƣởng đến ERPT là độ mở ngoại

thƣơng thƣờng đƣợc đo lƣờng bằng tỷ trọng xuất nhập khẩu so với GDP hoặc tỷ
trọng nhập khẩu so với GDP. Độ mở ngoại thƣơng càng lớn thì ERPT càng lớn
và ngƣợc lại (McCarthy 2000). Nền kinh tế càng mở cửa quy mô nhập khẩu lớn
hơn thì biến động tỷ giá càng đƣợc chuyển nhiều hơn vào giá trong nƣớc thông
qua giá hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, Romer (1993) lại cho rằng độ mở nền kinh tế
có mối tƣơng quan ngƣợc chiều với lạm phát trong dài hạn. Độ mở ngoại thƣơng
cao sẽ tạo ra xu hƣớng giảm giá trong nƣớc do cạnh tranh gay gắt nên ERPT
trong trƣờng hợp này lại ngƣợc chiều. Quốc gia nào có độ mở ngoại thƣơng cao
ERPT càng thấp thì càng it áp lực lên lạm phát, ngƣợc lại quốc gia nào có độ mở
ngoại thƣơng thấp ERPT càng cao thì càng có nhiều khả năng lạm phát bất ngờ.
11


2.2.

Khảo lƣợc nghiên cứu thực nghiệm về ERPT theo môi trƣờng lạm
phát

2.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm mẫu đa quốc gia
Devereux và Yetman (2008) sử dụng mô hình kinh tế vĩ mô theo trƣờng
phái Keynes mô phỏng quá trình điều chỉnh giá của 144 quốc gia để ƣớc lƣợng
hệ số truyền dẫn. Nghiên cứu thực hiện cả trên các quốc gia có môi trƣờng lạm
phát thấp và lạm phát cao và tìm thấy rằng có mối quan hệ dƣơng cùng chiều
nhƣng phi tuyến tính giữa ERPT và tỷ lệ lạm phát trung bình mỗi quốc gia. Kết
quả này cho thấy rằng ERPT ở những quốc gia có lạm phát cao thì cao hơn ở
những nƣớc có lạm phát thấp, tuy nhiên khi lạm phát tăng tốc độ của ERPT giảm
dần.
Campa và Goldberg (2002) cung cấp bằng chứng về tác động của ERPT
đến chỉ số giá nhập khẩu trong khoảng thời gian từ quý I/1975 đến quý IV/1999,
dựa trên số liệu của các quốc gia của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

(OECD) và sử dụng mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số (VECM). Nghiên cứu cho
rằng, ERPT vào chỉ số giá nhập khẩu thì thấp ở các quốc gia có tỷ lệ lạm phát
bình quân hàng quý theo CPI thấp và biến động tỷ giá thấp. Cụ thể hơn, trong dài
hạn tỷ lệ lạm phát trung bình không phải là biến giải thích cho ERPT vào giá
nhập khẩu ở các nƣớc OECD. Tuy nhiên, khi chia nhỏ giai đoạn thành: quý
I/1975 - quý IV/1980, quý I/1981 - quý IV-1986, quý I/1987 - quý IV/1992, quý
I/1993 - quý IV/1999, nghiên cứu cho thấy ERPT thấp hơn ở những quốc gia có
lạm phát thấp. Kết quả này tƣơng đồng với lập luận của Taylor (2000) về vai trò
của môi trƣờng lạm phát đối với ERPT khi cho rằng nhà sản xuất chỉ trung
chuyển một phần nhỏ chi phí vào giá hàng hóa khi môi trƣờng lạm phát thấp và
ổn định. Mặc dù kết quả tìm thấy tỷ lệ lạm phát có ý nghĩa thống kê trong ngắn
hạn nhƣng mức độ ảnh hƣởng lên ERPT là khá thấp nên khi lạm phát tăng 1%
thì ERPT chỉ tăng 0,23%. Nhƣ vậy ERPT đã và đang giảm dần qua thời gian chỉ
ở quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát thấp chứ không phải là đặc tính phổ biến ở các
nƣớc OECD.

12


Choudhri và Hakura (2001) sử dụng số liệu của 71 nƣớc bao gồm nƣớc
đang phát triển và nƣớc công nghiệp trong giai đoạn 1979-2000, đã tìm thấy kết
quả mức độ truyền dẫn cao hơn trong môi trƣờng lạm phát cao. Với môi trƣờng
lạm phát thấp, trung bình và cao đƣợc xác định với tỷ lệ lạm phát trung bình theo
năm là nhỏ hơn 10%, từ 10% đến 30% và trên 30% tƣơng ứng. Nghiên cứu cho
thấy mối tƣơng quan thuận chiều và có ý nghĩa thống kê 5% giữa ERPT và tỷ lệ
lạm phát trung bình của mỗi quốc gia qua các thời kỳ: trong ngắn hạn (từ khi có
biến động tỷ giá đến quý 1), trung hạn là trong 4 quý, dài hạn là trong 20 quý.
Bên cạnh đó, còn cho thấy khi lạm phát gia tăng 10% thì ERPT trong ngắn hạn
gia tăng khoảng 0,05% và trong dài hạn gia tăng khoảng 0,06%. Dựa trên kết
quả này, nghiên cứu cho rằng sự phụ thuộc của mức độ ERPT vào môi trƣờng

lạm phát nên đƣợc xem xét trong việc điều hành CSTT.
2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm cho mẫu một quốc gia
Đối với các nền kinh tế phát triển nghiên cứu điển hình về vai trò của lạm
phát đối với ERPT là của Taylor (2000) cho các doanh nghiệp tại Hoa Kỳ giai
đoạn 1988-1999. Ông đã đƣa ra bằng chứng giải thích mối liên hệ giữa lạm phát
và ERPT bằng mô hình định giá so le theo sức mạnh thị trƣờng (Staggered
Pricing Model with Market Power) bằng phƣơng pháp tuyến tính. Theo Taylor
(2000), khi lạm phát ổn định ở mức thấp, doanh nghiệp sẽ định giá sản phẩm
theo kỳ vọng giá sẽ không biến đổi nhiều. Trong khi môi trƣờng lạm phát cao thì
doanh nghiệp biết rằng lạm phát sẽ tăng cao, do đó cũng sẽ định giá trƣớc cho
sản phẩm cao theo. Nghiên cứu đã giải thích ERPT thấp đƣợc tìm thấy vào thập
niên 1990, ở những quốc gia nào có lạm phát thấp và ổn định. Kết luận đƣa ra
bằng chứng về mối tƣơng quan thuận chiều giữa môi trƣờng lạm phát và ERPT.
Nhiều nghiên cứu sau này hầu hết đều tập trung kiểm định quan điểm của Taylor
và đều tìm thấy mối tƣơng quan thuận chiều giữa ERPT và môi trƣờng lạm phát.
Gagnon và Ihrig (2004) đã làm rõ sự sụt giảm của ERPT vào lạm phát ở
nhiều nƣớc phát triển kể từ những năm 1980 sử dụng mô hình vĩ mô đơn giản
(Simple Macro Model) và phƣơng pháp hồi quy vectơ đơn biến (bivariate vector
autoregression), nhóm tác giả đã tìm thấy tác động mạnh mẽ và có ý nghĩa thống
13


kê của ERPT và biến động lạm phát tại 20 nƣớc công nghiệp. Nghiên cứu cho
rằng lạm phát thấp và độ tin cậy của CSTT là nhân tố quan trọng làm giảm
ERPT vào lạm phát. Khi các doanh nghiệp kỳ vọng CSTT sẽ kiểm soát lạm phát
ổn định thì thƣờng ít có khuynh hƣớng thay đổi giá trƣớc cú sốc tỷ giá.
Junttila và Korhonen (2012) ƣớc lƣợng tác động ERPT đến giá nhập khẩu
với số liệu của 9 quốc gia phát triển của OECD gồm Mỹ, Ý Đức, Canada, Anh,
Thụy Sỹ, Đan Mạch, Tây Ban Nha và Úc theo quý từ 1975 đến 2009. Bài nghiên
cứu sử dụng mô hình hồi quy ngƣỡng (TAR) cho hầu hết các nƣớc nhƣng hồi

quy chuyển tiếp trơn mũ (ESTAR) cho Ý, Anh, Thụy Điển và hồi quy chuyển
tiếp trơn (LSTAR) cho Đan Mạch. Nghiên cứu đã dựa trên phƣơng pháp phi
tuyến tính tìm thấy bằng chứng về sự phụ thuộc vào môi trƣờng lạm phát của
ERPT ở các nƣớc phân tích, nói cách khác, ERPT phụ thuộc vào môi trƣờng lạm
phát của các nƣớc nhập khẩu. Nghiên cứu đã tìm ra một mức ngƣỡng lạm phát
trung bình là 2,92%/năm, khi tỷ lệ lạm phát nhỏ hơn mức ngƣỡng này không có
ERPT đến chỉ số giá nhập khẩu, nhƣng khi tỷ lệ lạm phát lớn hơn mức ngƣỡng
này thì có bằng chứng cho thấy ERPT đến chỉ số giá nhập khẩu là rất rõ ràng với
hệ số truyền dẫn là 0,71.
Shintani và cộng sự (2013) cho thấy mối quan hệ giữa ERPT và lạm phát
là phi tuyến tính bằng cách ƣớc lƣợng mô hình vectơ tự hồi quy chuyển đổi trơn
(STAR) kết hợp với hàm chuyển đổi hình chữ U theo biến lạm phát là biến
chuyển đổi. Sử dụng chỉ số giá tiêu dùng tại Hoa kỳ với số liệu theo tháng từ
tháng 1/1975 đến 12/2007, kết quả nghiên cứu cho thấy ERPT giảm trong suốt
thập niên 1980 và 1990 là có liên quan đến môi trƣờng lạm phát thấp.
Đối với các nền kinh tế đang phát triển, các ngƣỡng lạm phát tìm đƣợc
thƣờng lớn hơn so với các nền kinh tế phát triển. Alvarez và các cộng sự (2016)
sử dụng số liệu Argentina từ năm 1988-1997 và mô hình chi phí điều chỉnh lại
giá (Menu Cost Model) đã tìm thấy bằng chứng cho rằng mức độ biến động tỷ
giá không có ý nghĩa với lạm phát khi môi trƣờng lạm phát thấp, nhƣng mức độ
biến động này có hệ số truyền dẫn trong khoảng từ 1/2 đến 2/3 trong môi trƣờng

14


lạm phát cao. Môi trƣờng lạm phát thấp và cao đƣợc tìm thấy trong nghiên cứu
tƣơng ứng với tỷ lệ lạm phát hàng năm là dƣới 10% và từ 10% trở lên.
Aleem và Lahiani (2014) cung cấp thêm bằng chứng về ERPT phi tuyến
tại Mexico với số liệu theo tháng từ tháng 1/1994 đến tháng 11/2009 bằng cách
tiếp cận mô hình TVAR để tìm ra ngƣỡng lạm phát. Nghiên cứu kết luận trong

các môi trƣờng lạm phát khác nhau, hệ số truyền dẫn khác nhau, ERPT cao trong
môi trƣờng lạm phát cao (với tỷ lệ lạm phát > 0,783%/tháng) và thấp trong môi
trƣờng lạm phát thấp (tỷ lệ lạm phát < 0,167%/tháng) và trung bình
(0,167%/tháng < tỷ lệ lạm phát  0,783%/tháng).
2.2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam
Ở Việt Nam, ERPT vẫn luôn là đề tài thu hút khá nhiều nhà nghiên cứu.
Các bài nghiên cứu sử dụng các phƣơng pháp khác nhau VAR, SVAR,
VECM,…trong thời kỳ khác nhau, kết quả đều cho thấy mức độ truyền dẫn vào
chỉ số giá tiêu dùng là không hoàn toàn (Võ Văn Minh 2009, Nguyễn Thị Ngọc
Trang và Lục Văn Cƣờng 2013, Phạm Thị Tuyết Trinh 2013).
Võ Văn Minh (2009) sử dụng mô hình VAR để nghiên cứu tác động
ERPT vào lạm phát ở Việt Nam giai đoạn từ tháng 1/2001 đến tháng 2/2007 với
73 quan sát cũng chứng minh đƣợc rằng, giảm giá VND có tác động không hoàn
toàn lên giá nhập khẩu và giá tiêu dùng. Kết quả cho thấy ERPT vào giá tiêu
dùng nhỏ và chậm hơn so với giá nhập khẩu. Tác động ERPT đến chỉ số giá
nhập khẩu sau 6 tháng là 1,04, sau 1 năm là 0,21; tuy nhiên mức truyền dẫn đến
chỉ số giá tiêu dùng trong 4 tháng đầu là âm và mức tác động tích lũy sau 1 năm
chỉ là 0,13; ở mức trung bình so với các nƣớc trong khu vực. Nhƣ vậy, tác giả
khuyến nghị một sự linh hoạt hơn của cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ví dụ nhƣ
cho phép sự biến động biên độ tỷ giá hối đoái lớn hơn.
Nguyễn Đình Minh Anh và cộng sự (2010) nghiên cứu tác động ERPT
vào lạm phát Việt Nam dựa trên mô hình VAR giai đoạn 2005 - 2009. Kết quả đã
xác định đƣợc hệ số ERPT ở Việt Nam là 0,07 sau 2 tháng. Tác động của cú sốc
tỷ giá trên mức giá tiêu dùng bị triệt tiêu hoàn toàn trong tháng thứ ba. Kết quả
của phân rã phƣơng sai và hàm phản ứng xung đã chứng tỏ rằng cung tiền đóng
15


×