Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 197 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HIỀN

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HIỀN

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành : Tài chính Ngân hàng


Mã số
: 62.34.02.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. ĐOÀN THANH HÀ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Nguyễn Thị Hiền
Ngày tháng năm sinh : 17/01/1982
Nơi sinh: Thành phố. Hồ Chí Minh
Quê quán: Xã Liên Thủy, Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình
Cơ quan công tác: Khoa Kế toán – Kiểm toán
Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Là nghiên cứu sinh khóa 18 Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh
Đề tài luận án: “Phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát
triển Việt Nam ”
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng;

Mã số: 62 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Thanh Hà
Tôi xin cam đoan: Luận án là công trình nghiên cứu của bản thân, toàn bộ nội dung
luận án chưa từng được công bố tại bất kỳ một công trình NCKH, Tạp chí khoa học
hay tài liệu tham khảo nào. Luận án được thực hiện theo đúng quy định về quy trình

đào tạo trình độ tiến sỹ. Kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, mang
tính độc lập của NCS, ngoại trừ những trích dẫn từ các nguồn tài liệu tham khảo. Tất
cả thông tin số liệu trong luận án đều được chỉ dẫn nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan danh dự này ./.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng

Nguyễn Thị Hiền

năm 2017


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, ngoài sự cố gắng trong lao động nghiên cứu khoa học
của bản thân, còn có sự giúp đỡ to lớn của Nhà trường, của Thầy, Cô, bạn bè đồng
nghiệp. Tôi xin gửi lời trân trọng cảm ơn đến:
• Quý Thầy, Cô trong Ban Giám hiệu nhà trường, lãnh đạo các Phòng, Khoa và đội
ngũ giảng viên của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, giảng
dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường.
• PGS;TS Đoàn Thanh Hà, là người HDKH đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu.
• Các cô, chú, anh chị đang công tác tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ, đọc, góp ý một số nội dung trong bản thảo luận án.
• Các bạn học cùng khóa, bạn bè và người thân đã động viên, giúp đỡ trong quá trình
học tập nghiên cứu
Trân trọng !
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hiền



iii

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU VÀ TÍN DỤNG
XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC .......................................................................... 23
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU ........................................... 23
1.1.1. Khái niệm và hình thức của tín dụng xuất khẩu ....................................... 23
1.1.1.1. Khái niệm về tín dụng xuất khẩu (TDXK) ........................................ 23
1.1.1.2. Các hình thức của tín dụng xuất khẩu ................................................ 24
1.1.2. Vai trò của tín dụng xuất khẩu ................................................................. 27
1.2. TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC VÀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ
NƯỚC ................................................................................................................... 29
1.2.1. Tín dụng nhà nước.................................................................................... 29
1.2.1.1. Khái niệm về tín dụng nhà nước ........................................................ 29
1.2.1.2. Đặc điểm của tín dụng nhà nước ...................................................... 30
1.2.1.3. Mục tiêu hoạt động của tín dụng nhà nước........................................ 31
1.2.1.4. Vai trò của tín dụng nhà nước ........................................................... 32
1.2.2. Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước ........................................................... 34
1.2.2.1. Khái niệm về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước ................................ 34
1.2.2.2. Khuôn khổ pháp lý về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Việt
Nam ................................................................................................................. 37
1.2.3. Phân biệt tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và tín dụng xuất khẩu của Ngân
hàng thương mại ................................................................................................. 42
1.2.3.1. Những điểm tương đồng .................................................................... 42
1.2.3.2. Những điểm khác biệt ........................................................................ 43
1.3. QUAN ĐIỂM VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ
NƯỚC ................................................................................................................... 44

1.3.1. Tổng quan về sự phát triển ....................................................................... 44
1.3.2. Các tiêu chí phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước ........................ 46
1.3.2.1. Phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước về số lượng và quy mô 47
1.3.2.2. Phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước về chất lượng và hiệu
quả ................................................................................................................... 48


iv

1.4. TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA
TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM .......... 51
1.4.1. Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại một số nước trên thế giới ............. 51
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về tín dụng xuất khẩu của Nhà
nước .................................................................................................................... 61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 68
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA
NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .............................. 69
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ................. 69
2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển, quá trình hình thành Ngân hàng Phát
triển Việt Nam .................................................................................................... 69
2.1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển (Development Bank) ................ 69
2.1.1.2. Quá trình hình thành Ngân hàng Phát triển Việt Nam ....................... 70
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ................... 72
2.1.3. Đặc điểm hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ....................... 73
2.1.4. Nguồn vốn hoạt động hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam .... 74
2.1.5. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ..................... 75
2.1.6. Kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển VN giai đoạn 2011 – 201577
2.1.6.1. Đối với nền kinh tế xã hội .................................................................. 77
2.1.6.2. Đối với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam 80
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ

NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .................................. 89
2.2.1. Khái quát hoạt động nghiệp vụ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam ........ 89
2.2.2. Thực trạng phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại NHPT Việt
Nam .................................................................................................................... 91
2.2.2.1. Phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước về quy mô và số lượng 91
2.2.2.2. Phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước về mặt chất lượng và hiệu quả
....................................................................................................................... 101
2.2.2.3. Phát triển loại hình thức bảo lãnh tín dụng xuất khẩu ..................... 104
2.3. KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT
KHẦU CỦA NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM... 107


v

2.3.1. Khảo sát về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt
Nam .................................................................................................................. 107
2.3.2. Đánh giá tình hình phát triển TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát
triển Việt Nam .................................................................................................. 111
2.3.2.1. Những kết quả đạt được ................................................................... 111
2.3.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân ....................................................... 114
2.4. GIẢ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ
NƯỚC TẠI VIỆT NAM .................................................................................... 122
2.4.1. Tiếp tục duy trì và mở rộng Chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà
nước .................................................................................................................. 122
2.4.2. Đổi mới mô hình thực hiện Chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà
nước .................................................................................................................. 123
2.4.3. Chấm dứt Chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước ....................... 125
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 127
CHƯƠNG 3. PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA
NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.......................... 128

3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT
TRIỂN NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020.......... 128
3.1.1. Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2020 ...................... 128
3.1.1.1. Quan điểm phát triển về kinh tế xã hội ............................................ 128
3.1.1.2. Mục tiêu chiến lược và khâu đột phá ............................................... 128
3.1.1.3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội ............................................. 129
3.1.2. Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020... 130
3.1.2.1. Mục tiêu phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ................. 130
3.1.2.2. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ........... 131
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ............................................ 135
3.2.1. Giải pháp về phía Ngân hàng Phát triển Việt Nam ................................ 135
3.2.1.1. Sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý vốn tín dụng xuất khẩu cho phù
hợp................................................................................................................. 135


vi

3.2.1.2. Tăng cường huy động vốn trên toàn hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt
Nam ............................................................................................................... 136
3.2.1.3. Kiện toàn bộ máy quản lý tín dụng theo hướng mở rộng phân
quyền ............................................................................................................. 138
3.2.1.4. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tín dụng xuất khẩu ........................ 139
3.2.1.5. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ .............................................. 143
3.2.1.6. Tăng cường tiếp thị và quảng bá thương hiệu Ngân hàng Phát triển VN
....................................................................................................................... 144
3.2.1.7. Phối hợp với các Ngân hàng thương mại trong hoạt động nghiệp
vụ ................................................................................................................... 145
3.2.1.8. Mở rộng nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu ........................................... 145
3.2.1.9. Sớm triển khai phương thức “tín dụng xuất khẩu 2 chiều” ............. 147

3.2.2. Giải pháp về phía doanh nghiệp xuất khẩu ............................................ 149
3.2.2.1. Thông hiểu chính sách của Chính phủ về tín dụng xuất khẩu ......... 149
3.2.2.2. Tăng cường đổi mới công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm xuất
khẩu ............................................................................................................... 150
3.2.2.3. Am hiểu thị trường thế giới và phương thức kinh doanh hiện đại... 150
3.2.2.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường quốc tế .... 151
3.2.2.5. Tăng cường công tác quản lý tài chính doanh nghiệp ..................... 151
3.2.3. Giải pháp phối hợp ................................................................................. 152
3.2.3.1. Triển khai nhanh loại hình bảo hiểm tín dụngxuất khẩu ................. 152
3.2.3.2. Khẩn trương thành lập công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Nhà
nước............................................................................................................... 155
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 157
PHẦN KIẾN NGHỊ & KẾT LUẬN .................................................................... 158
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 162
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ.................... 163
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 164


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ
viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt
Ngân hàng Phát triển Á châu

ADB


Asia Development Bank

AEC

Agreement onExport Credit Hiệp định về tín dụng xuất khẩu

ASMC

Agreement on Subsidies

Hiệp định về trợ cấp và các biện

and Countervailing

pháp đối kháng

Measures
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

BHTDXK
BICV

Bank For Investment and

Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng

Construct Bank of VN

Việt Nam

Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu

BLTDXK
BLĐT

Bảo lãnh đấu thầu

BLĐT

BL đấu thầu & thực hiện hợp

&THHĐ

đồng
Bộ chứng từ

BCT

Cán bộ tín dụng

CBTD
DB

Development Bank

Ngân hàng Phát triển
Doanh nghiệp

DN


Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNNVV
ECI

Export Credit Insurance

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

ECAs

Export Credit Agencies

Tổ chức tín dụng xuất khẩu

GTCG

Giấy tờ có giá

HĐV

Huy động vốn

HĐNV

Hoạt động nghiệp vụ

HĐQT

Hội đồng quản trị


HTXK

Hỗ trợ xuất khẩu

IDGD

Investment Development
General Department

Tổng cục Đầu tư Phát triển


viii

LIDF

L/C

Local Investment

Quỹ Đầu tư Phát triển địa

Development Fund

phương

Letter of Credit

Thư Tín dụng

Máy tính, Phụ kiện, Linh kiện

MT, PK, LK

Nghiên cứu sinh

NCS
NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại nhà

NHTM NN

nước
NHTM CP

Ngân hàng thương mại cổ phần

NHLD & NN

Ngân hàng liên doanh và ngân
hàng 100% vốn nước ngoài
Ngân hàng Phát triển

NHPT

NIAF

National Investment

Quỹ Hỗ trợ Đầu tư Quốc gia

Assistance Fund
NLTS

Nông Lâm Thủy sản

NSNN

Ngân sách Nhà nước

ODA

Official Development

Viện trợ Phát triển Chính thức

Assistance
OECD

Organization Economic

Tổ chức Hợp tác và Phát triển

Coparation & Development Kinh tế
Phát hành giấy tờ có giá


PH.GTCG
ROA

Return on Asset

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

ROE

Return on Equity

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH

SPCN

Sản phẩm công nghiệp

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCKT

Tổ chức kinh tế

TCMN

Thủ công Mỹ nghệ


TCTD

Tổ chức tín dụng

TCTD phi NH

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng


ix

Tổ chức tín dụng hợp tác xã

TCTD HTX
TDĐT

Tín dụng đầu tư

TDXK

Tín dụng xuất khẩu

TDXK của NN

Tín dụng xuất khẩu của Nhà
nước
( Thuật ngữ chính thức của Nghị
định số 75/2011/NĐ –CP)
Tín dụng


TD

Tổ chức tín dụng

TCTD
TD & ĐT

Tín dụng & Đầu tư
Tài sản

TS
TDNH

Tín dụng ngân hàng

TDNN

Tín dụng nhà nước

TDXK

Tín dụng xuất nhập khẩu

TDH

Trung dài hạn

UTĐT

Uỷ thác đầu tư


VBB

Vietnam Build Bank

Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam

VBSP

Vietnam Bank of Social

Ngân hàng Chính sách Xã hội

Policy

Việt Nam

VDB

Vietnam Development Bank Ngân hàng Phát triển Việt Nam

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới


WTO


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Cơ cấu tài sản của VDB từ 2011 – 2015 ..............................................80

Bảng 2.2.

Tổng TS toàn hệ thống TCTD và VDB từ 2011- 2015. ........................81

Bảng 2.3.

Tổng TD & ĐT toàn hệ thống TCTD và TS HĐNV của VDB từ 2011 2015 ................................................................................................................82

Bảng 2.4.

Cơ cấu nguồn vốn của VDB từ 2011 -2015 ..........................................83

Bảng 2.5.

Cơ cấu nợ phải trả của VDB từ 2011 - 2015 .........................................84

Bảng 2.6.

Tổng huy động vốn toàn hệ thống TCTD và VDB từ 2011 -2015 ......85


Bảng 2.7.

Thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động của VDB từ 2011– 2015 ........87

Bảng 2.8.

Tỷ suất ROA, ROE từ 2011 -2015 của hệ thống TCTD Việt Nam ......88

Bảng 2.9.

Tình hình hoạt động nghiệp vụ tại VDB từ 2011 -2015 .......................90

Bảng 2.10. Tình hình phát triển hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB theo chỉ
tiêu Kế hoạch từ 2011 -2015 .................................................................93
Bảng 2.11. Dư nợ TDXK tại VDB và tốc độ tăng trưởng theo đối tượng khách hàng
từ 2011 – 2015 .......................................................................................95
Bảng 2.12. Dư nợ TDXK của Nhà nước tại VDB và tỷ lệ tăng trưởng theo nhóm
hàng từ 2011 -2015 ................................................................................97
Bảng 2.13. Doanh số, tỷ trọng, tỷ lệ tăng trưởng TDXK của Nhà nước tại VDB
phân theo nhóm hàng từ 2011 – 2015 ...................................................99
Bảng 2.14. Doanh số, tỷ trọng, tỷ lệ tăng trưởng TDXK của Nhà nước tại VDB phân
theo thị trường từ 2011 – 2015 ............................................................100
Bảng 2.15. Phân loại nợ TDXK tại VDB từ 2011 -2015. ......................................102
Bảng 2.16. Tình hình hoạt động bảo lãnh tại VDB từ 2011 -2015 ........................107


xi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản của VDB từ 2011 -2015 ...............................................81
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của VDB từ 2011 - 2015 .......................................83
Biểu đồ 2.3. Thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động của VDB từ 2011 - 2015 .......88
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu Tài sản HĐNV tại VDB từ 2011 - 2015 .................................91
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu dư nợ TDXK tại VDB theo đối tượng khách hàng từ 2011 - 2015 ... 96
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu dư nợ TDXK tại VDB phân theo nhóm hàng từ 2011 - 2015 .............. 98
Biểu đồ 2.7. Cơ cấu nhóm nợ TDXK của nhà nước tại VDB từ 2011 -2015 .......103


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Trong nền kinh tế có nhiều hình thức tín dụng cùng tồn tại, hoạt động và phát huy
tác dụng tích cực đối với nền kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới. Trong các
hình thức tín dụng đó, tín dụng nhà nước ngày càng thể hiện vai trò to lớn và là một
trong những công cụ tài chính của nhà nước để đẩy mạnh và tăng cường xây dựng
cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, vì vậy việc sử
dụng công cụ tín dụng nhà nước nói chung và tín dụng xuất khẩu (TDXK) của Nhà
nước nói riêng sẽ phát huy tác dụng tích cực đối với nền kinh tế xã hội Việt Nam.
Trong điều kiện đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 369/QĐ –TTg ngày
28/2/1013 “ Về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” với mục tiêu tổng quát là:
“ Tiếp tục củng cố và phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam là ngân hàng chính
sách của Chính phủ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo hướng bền vững,
hiệu quả đảm bảo đủ năng lực để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư, TDXK của
Nhà nước và các nhiệm vụ khác của Chính phủ, góp phần thực hiện chiến lược và
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ”.
Ngoài mục tiêu tổng quát như trên, còn có 5 mục tiêu cụ thể như sau:
• Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2015 – 2020, bình quân khoảng 10% năm.

Theo đó, quy mô tài sản của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 đạt
khoảng 500.000 tỷ đồng. Giai đoạn sau năm 2020 tốc độ tăng trưởng được xác định
phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
• Xác định cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động của Ngân hàng, có lộ trình
tăng vốn chủ sở hữu nhằm đạt tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng dư nợ cho vay tín
dụng đầu tư, TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho phù hợp
với từng giai đoạn.
• Nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là công tác thẩm định, giải ngân, quản lý
thu hồi nợ; xây dựng cơ chế phân loại nợ xấu phù hợp với tính chất hoạt động của
Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Xây dựng cơ chế trích lập dự phòng rủi ro và các
biện pháp xử lý nợ xấu cho vay các chương trình; tích cực thu hồi nợ và xử lý rủi ro


2

nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu tổng thể dưới 7 % vào năm 2015, từ 4% - 5% vào
năm 2020; tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2020 – 2030 ở mức dưới 3 %.
• Tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi chính sách hỗ
trợ phát triển theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, chương trình mục tiêu được
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ
ngày một tốt hơn chính sách tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước bao gồm cả cho
vay thỏa thuận đối với các đối tượng này trong những điều kiện nhất định nhằm nâng
cao chất lượng hoạt động và từng bước giảm cấp bù của ngân sách nhà nước, tiến tới
tự chủ về tài chính.
• Hoàn thiện mô hình quản trị và tổ chức bộ máy phù hợp với chính sách, đặc thù của
ngân hàng chính sách; chuẩn hóa và chuyên nghiệp đội ngũ cán bộ phát huy hiệu lực,
hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra giám sát và phân tích, cảnh báo rủi ro; đồng
thời tăng cường kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng. [53]
Nền kinh tế Viêt Nam đã và đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế của thế

giới, việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua hoạt
động xuất khẩu mà đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế, làm cho nền kinh tế Việt
Nam hội nhập sâu hơn, mạnh mẽ hơn với các nền kinh tế hiện đại của các nước trên
thế giới. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
cả chiều rộng lẫn chiều sâu, qua hoạt động xuất khẩu chúng ta có động cơ để đổi mới
công nghệ, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến để tạo ra sản phẩm hàng hóa vừa đa
dạng về mẫu mã, vừa có chất lượng ngày càng cao sẽ làm cho năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế quốc gia trên thị trường quốc tế ngày càng được gia tăng. Đây là mục
tiêu mà nhiều quốc gia muốn hướng đến trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
Song song với tài trợ xuất khẩu qua hệ thống ngân hàng thương mại , sự hỗ trợ, giúp
đỡ của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu trong khuôn khổ pháp lý quốc tế có ý
nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam đã ban hành
các văn bản về Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và đã giao nhiệm cho Ngân hàng
Phát triển Việt Nam tổ chức thực hiện từ năm 2006 cho đến nay.


3

Hoạt động TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong thời gian
vừa qua, tuy có những thành công và đóng góp tích cực cho hoạt động xuất khẩu nói
riêng và phát triển kinh tế nói chung, nhưng nhìn một cách tổng thể hoạt động TDXK
của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn quá khiêm tốn cả về quy mô và
tốc độ phát triển. Trong vòng 10 năm kể từ 2006, TDXK phát triển khá ổn định đến
năm 2010, nhưng từ 2011 đến năm 2015 TDXK phát triển không ổn định và có xu
hướng giảm. Chất lượng tín dụng xuất khẩu còn tiềm ẩn nhiều vấn đề, quy mô doanh
số và dư nợ tín dụng xuất khẩu tăng trưởng không ổn định và không đều. Tất cả những
vấn đề này đòi hỏi phải tìm lời giải để giải quyết vấn đề có liên quan đến phát triển
hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong
thời gian tới, góp phần thực hiện tốt chính sách TDXK của Chính phủ. Trong điều
kiện đó, đặt vấn đề nghiên cứu phát triển hoạt động TDXK của Nhà nước tại Ngân

hàng Phát triển Việt Nam trong giai đoạn mới là rất cần thiết cả trên phương diện lý
luận và thực tiễn.
Qua căn cứ nói trên, có thể nói tính cấp thiết của đề tài luận án được khẳng định trên
cả ba phương diện:
Thứ nhất, phát triển TDXK của Nhà nước tại VDB là việc làm tất yếu để triển khai
và cụ thể hóa Chính sách của Đảng, Chính phủ về phát triển kinh tế đối ngoại. Coi
đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của VDB trong giai đoạn mới.
Thứ hai, phát triển TDXK của Nhà nước tại VDB là yêu cầu, là đòi hỏi rất thiết
thực để khắc phục những khó khăn và tồn tại trong thực tiễn hoạt động TDXK của
Nhà nước tại VDB thời gian vừa qua. Làm cho hoạt động TDXK của Nhà nước phát
huy tác dụng và hiệu quả tích cực đối với tình hình xuất khẩu của Việt Nam nói riêng
và phát triển kinh tế nói chung.
Thứ ba, phát triển TDXK của Nhà nước tại VDB không những là một yêu cầu bức
thiết, mà còn phù hợp với chính sách của nhiều nước trên thế giới đã, đang và sẽ tiếp
tục sử dụng TDXK của Nhà nước như một công cụ tài chính để thúc đẩy xuất khẩu.
Nếu Việt Nam không sử dụng công cụ TDXK của Nhà nước, Việt Nam sẽ bị thua
thiệt trong quan hệ thương mại quốc tế. Chính vì vậy, Việt Nam hoàn toàn có quyền
và có khả năng để đẩy mạnh, phát triển hoạt động TDXK của Nhà nước để phát triển
kinh tế trong giai đoạn mới.


4

Qua nghiên cứu hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong lĩnh vực tín dụng
xuất khẩu của Nhà nước theo chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ, với sự giúp
đỡ, hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học, NCS đăng ký và đã được hội đồng xét
duyệt đề tài luận án của Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM thông qua là: Phát
triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Thực hiện đề tài này sẽ góp phần cụ thể hóa hệ thống lý luận về tín dụng xuất khẩu,
vai trò của xuất khẩu, sự hỗ trợ của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu. đồng thời

qua phản ánh thực trạng hoạt động TDXK của Nhà nước và giải pháp phát triển
TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, góp phần thúc đẩy kinh tế
Việt Nam phát triển trong giai đoạn mới. Tính cấp thiết của đề tài luận án sẽ được
củng cố thêm qua xem xét các công trình nghiên cứu trước.
2.TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước
Có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực tài chính ngân hàng, tín dụng ngân hàng,
tín dụng nhà nước nói chung và TDXK của Nhà nước nói riêng ở Việt Nam trong
thời gian qua. Có thể liệt kê một số công trình sau đây:
• Nguyễn Phi Lân, (2007) “ Vai trò của tín dụng ngân hàng trong thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu tại Việt Nam” Đề tài NCKH cấp Bộ.
Thông qua việc nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và hoạt
động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước giai đoạn 2003 -2007 để khẳng định
tín dụng ngân hàng đã góp phần giúp các doanh nghiệp trong nước từng bước tiếp
cận thị trường quốc tế, đổi mới công nghệ và mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng tốt
hơn nhu cầu của khách hàng trên các thị trường quốc tế.
• Trương Thị Hoài Linh, (2009) “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát
triển Việt Nam” Đề tài luận án tiến sĩ kinh tế.
Luận án đã phân tích cụ thể những vấn đề mang tính trao đổi học thuật về vị trí và
vai trò của Ngân hàng Phát triển khi cho rằng Ngân hàng Phát triển là tổ chức hoạt
động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng để Ngân hàng Phát triển thúc đẩy hiệu quả
phát triển nền kinh tế thông qua tài trợ cho các dự án phát triển, tín dụng xuất khẩu
thì Ngân hàng Phát triển không thể hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, tuy đây


5

không phải là mục tiêu cuối cùng. Duy trì mức lợi nhuận tối thiểu không chỉ giúp
ngân hàng huy động mọi nguồn lực có chất lượng (vốn và nguồn nhân lực) mà còn
đảm bảo sự an toàn và bền vững cho hoạt động của ngân hàng phát triển.

Xuất phát từ thực tiễn hoạt động kém hiệu quả tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
luận án đề xuất cần đa dạng hóa đối tượng tài trợ cho dự án phát triển với đầu mối là
Ngân hàng Phát triển Việt Nam chứ không nên chỉ có một kênh duy nhất là Ngân
hàng Phát triển Việt Nam tài trợ cho các dự án này. Với hạn chế về khả năng huy
động vốn theo lãi suất thị trường và để tận dụng những ưu thế trong hoạt động tín
dụng của các trung gian tài chính khác, việc tài trợ cho dự án nên có sự phối hợp giữa
các tổ chức tín dụng, theo đó Ngân hàng Phát triển Việt Nam đứng ra bảo lãnh hoặc
tài trợ những hạng mục có rủi ro lớn, thời gian hoàn vốn dài hoặc khả năng sinh lời
thấp, còn những hạng mục còn lại sẽ thu hút các trung gian tài chính khác cấp tín
dụng. Để làm được điều này cần bổ sung các quy định giám sát và kiểm tra việc hạch
toán giữa cho vay chính sách và cho vay thương mại trong các tổ chức tín dụng tham
gia tài trợ dự án.
• Nguyễn Thị Thu Thủy, (2008) “Tác động của xuất khẩu hàng hóa tới tăng
trưởng kinh tế Việt Nam” Đề tài luận án tiến sĩ kinh tế.
Luận án chỉ rõ xuất khẩu hàng hóa có ảnh hưởng tĩnh và ảnh hưởng động, tác động
trực tiếp và gián tiếp, tác động ngắn hạn và dài hạn, tác động có thể theo chiều hướng
tích cực hoặc tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế và được thể hiện ở các khía cạnh khác
nhau trong các lý thuyết.
Luận án còn chỉ rõ nghiên cứu tác động của xuất khẩu hàng hóa tới tăng trưởng
kinh tế cần phải kết hợp định tính và định lượng, cần đánh giá được ảnh hưởng cả
mặt lượng và mặt chất của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế. Đây là một bước tiến
mới so với các nghiên cứu trước đây khi chủ yếu tập trung phân tích ảnh hưởng của
quy mô xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế.
Luận án tìm ra bằng chứng về mối liên hệ đa dạng, đan xen tích cực và tiêu cực của
xuất khẩu hàng hóa tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam, chứng minh xuất khẩu hàng
hóa tác động tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam cả từ phía cung và phía cầu, có tác
động trực tiếp và gián tiếp, tác động ngắn hạn và dài hạn.


6


Từ kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu
hàng hóa tăng cường về mặt lượng và nâng cao về mặt chất hướng tới tăng trưởng
kinh tế bền vững đến năm 2020. Những ý kiến đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu
của tác giả, có thể có ý nghĩa giúp các nhà quản lý hoạch định và thực thi chiến lược
tăng trưởng kinh tế hướng về xuất khẩu.
• Nguyễn Thị Thúy Hồng, (2009) “Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia vào WTO” Đề tài luận án TS
kinh tế.
Luận án đã làm rõ thêm khái niệm, nội dung chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng
hóa trên cơ sở quy trình chính sách để làm cơ sở nghiên cứu chính sách thúc đẩy
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU.
Luận án đã xây dựng quy trình chính sách trên cơ sở giai đoạn hoạch định chính
sách, giai đoạn thực thi và giai đoạn đánh giá chính sách.
Xuất phát từ bối cảnh quốc tế và trong nước, Luận án đã chỉ rõ chính sách xuất khẩu
phải theo kịp quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu với sự gia tăng các yếu tố tri
thức trong sản phẩm xuất khẩu. Bên cạnh đó việc xây dựng triển khai quy hoạch, kế
hoạch phát triển xuất khẩu trên thực tế của Việt Nam còn chậm trễ dẫn đến bị động,
lúng túng trong việc xây dựng quy trình chính sách, thực thi chính sách và đánh giá
chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU.
Luận án cũng đã chỉ rõ việc những điểm hợp lý trong xây dựng và thực thi chính
sách của Việt Nam đã được điều chỉnh từng bước và đáp ứng với yêu cầu phát triển
của đất nước, phù hợp với các quy định của WTO và thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó
luận án cũng chỉ ra những bất cập trong hoạch định chính sách thức đẩy xuất khẩu
của Việt Nam sang EU có tính rõ ràng, minh bạch không cao. Việc xây dựng triển
khai quy hoạch, và thực thi chưa gắn kết chặt chẽ.
• Trần Công Hòa, (2010) “ Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển
của nhà nước”. Đề tài luận án tiến sỹ kinh tế.
Với đối tượng nghiên cứu là hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ở Việt
Nam giai đoạn 2000 - 2006 tại Việt Nam, luận án đã góp phần làm sáng tỏ các vấn

đề lý luận và thực tiễn liên quan đến “ Tín dụng đầu tư phát triển “ tại Việt Nam , qua


7

đó đề xuất các giải pháp có liên quan đến hành lang pháp lý, chính sách và biện pháp
cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, góp phần đẩy
nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.
• Lê Ngọc Châu, (2013) “ Làm gì để đẩy mạnh cho vay vốn tín dụng xuất khẩu” Tạp
chí Hỗ trợ Phát triển số 86/2013.
Bài báo đã phân tích vai trò của vốn tín dụng xuất khẩu trong viêc thực hiện chính
sách TDXK của Nhà nước. Bài báo cũng đã đánh giá những việc đã làm được, những
tồn tại trong cho vay vốn tín dụng xuất khẩu, từ đó đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh
cho vay vốn tín dụng xuất khẩu nhằm đạt được tỷ lệ tăng trưởng và mức dư nợ tín
dụng xuất khẩu của toàn hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
• Võ Thanh, (2014): “Giải pháp nào cho mục tiêu tăng trưởng tín dụng xuất khẩu
năm 2014” Tạp chí Hỗ trợ Phát triển số 91/2014.
Bài báo đã dựa vào mục tiêu của tín dụng xuất khẩu trong Chiến lược phát triển Ngân
hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ để đưa ra những
nhận định, phân tích tình hình kinh tế Việt Nam cũng như hoạt động xuất khẩu của
các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước những thách thức lớn và trong điều kiện đó,
cần làm gì để đạt mục tiêu tăng tưởng tín dụng xuất khẩu năm 2014. Với góc nhìn đó,
tác giả trình bày và phân tích các giải pháp mang tính chất chuyên môn nghiệp vụ của
Ngân hàng phát triển Việt Nam, gồm 3 nhóm giải pháp: Giải pháp có liên quan đến
thế chấp tài sản và quản lý tài sản thế chấp; Giải pháp về việc hoàn thiện việc định
giá xếp hạng khách hàng và áp dụng tỷ lệ tài sản đảm bảo một cách linh hoạt theo
từng loại khách hàng; Giải pháp về sửa đổi, bổ sung danh mục mặt hàng thuộc đối
tượng vay vốn TDXK theo hướng bổ sung những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu
lớn.
• Lê Xuân Nghĩa (2007) Vụ Trưởng Vụ Chiến lược Phát triển ngân hàng - Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam “ Nghiên cứu Chính sách tín dụng ngân hàng tài trợ hoạt động
xuất khẩu của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học
của Phòng Thương mại & Công Nghiệp Việt Nam .
Bài viết đã trình bày nội dung nghiên cứu liên quan đến chính sách về tín dụng ngân
hàng tài trợ cho hoạt động xuất khẩu của các DNNVV Việt Nam, trong đó nhấn mạnh


8

vai trò của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong việc thực hiện chính sách tài trợ xuất
khẩu của Việt Nam. Bài viết nêu quan điểm cho rằng chính sách tín dụng tài trợ xuất
khẩu của nhà nước, cần thiết phải được được thực hiện thông qua nhiều tổ chức như
ngân hàng chính sách, ngân hàng thương mại. Nhấn mạnh vai trò của Ngân hàng Phát
triển Việt Nam trong việc thực thi chính sách TDXK của Nhà nước, tác giả nêu gợi
ý để thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu có hiệu quả, cần chỉ định một số ngân
hàng thương mại có uy tín như Vietcombank, VietinBank, Eximbank như cách làm
của Mỹ, vì những ngân hàng này có kinh nghiệm và bề dày trong tài trợ xuất khẩu.
[39]
• Phạm Đình Cường, (2007) Phó Vụ trưởng Vụ NSNN – Bộ Tài chính “ Nghiên cứu
Chính sách tài chính tài trợ hoạt động xuất khẩu của các DNVVN Việt Nam” Kỷ yếu
Hội thảo khoa học của Phòng Thương mại & Công Nghiệp Việt Nam.
Với cách nhìn của một chuyên gia quản lý tài chính công, tác giả bài viết khẳng định
vai trò của ngân sách nhà nước trong việc thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu
cho DNNVV của nhà nước tại Việt Nam, coi đó như là một trợ cấp tài chính để
khuyến khích xuất khẩu. Bài viết còn nêu lên những kinh nghiệm của nhiều nước trên
thế giới trong việc sử dụng công cụ tài chính của nhà nước để hỗ trợ và khuyến khích
xuất khẩu cho các doanh nghiệp nội địa. Theo quan điểm của ông Phạm Đình Cường,
Việt Nam cần mạnh dạn sử dụng đòn bẩy ngân sách để khuyến khích các DNNVV
trong việc sản xuất chế biến và kinh doanh hàng xuất khẩu. [41]
• Phùng Đắc Lộc, (2012) Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Tham luận tại

hội thảo quốc tế với chủ đề “Phát triển tín dụng xuất khẩu”. Sau khi phân tích sự cần
thiết, ý nghĩa và tác dụng của “ Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu” – Export Credit
Insurance) đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, đã khẳng định bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu là công cụ hỗ trợ gián tiếp để khuyến khích các doanh nghiệp
Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu dưới hình thức bán hàng trả chậm- một hình thức giao
dịch thương mại mà các nhà nhập khẩu ở nước ngoài dễ dàng chấp nhận. Nếu bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu được triển khai thực hiện và ngày càng mở rộng để bảo hiểm
rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ có tác động tích cực trong
việc đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam.[28]


9

• Phạm Thị Thanh Nga (Sở Giao dịch - Vietinbank) khi đề cập đến Tổ chức tín dụng
xuất khẩu với tựa đề:
“ Tổ chức tín dụng xuất khẩu ( Export Credit Agencies – ECAs) - công cụ thúc đẩy
tín dụng xuất khẩu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”.
Theo nội dung bài viết này, hầu hết các nước công nghiệp phát triển và đang phát
triển đều theo đuổi chính sách đẩy mạnh xuất khẩu để gia tăng sự ảnh hưởng trên thị
trường thế giới. Để thực hiện mục tiêu đó, các nước này đều có các tổ chức tín dụng
xuất khẩu. Tổ chức tín dụng xuất khẩu này có thể là một định chế tài chính như Ngân
hàng Phát triển (Development Bank) Ngân hàng Xuất Nhập khẩu (Export - Import
Bank) hoặc một Ngân hàng thương mại được chỉ định hoặc một cơ quan chuyên biệt
của Chính phủ. Hoạt động của tổ chức tín dụng xuất khẩu nhằm mục đích cao nhất
là bằng các công cụ gián tiếp để khuyến khích, hỗ trợ và đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu của quốc gia. Bài viết chỉ ra các hoạt động của tổ chức tín dụng xuất khẩu ở
một số nước như Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản nhờ đó xuất khẩu
của các nước này phát triển với quy mô lớn và khá ổn định. Qua đó, tác giả cho rằng
Việt Nam cũng đã học hỏi được kinh nghiệm của thế giới về vấn đề này thông qua
hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. [26]

Nhiều bài báo đăng trên Tạp chí Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng đã nghiên cứu,
phân tích những khía cạnh liên quan đến hoạt động tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng
Phát triển Việt Nam, chủ yếu là trao đổi dưới góc độ thực tiễn nghiệp vụ tài chính.
Như vậy, tại Việt Nam, tuy có những công trình nghiên cứu về tín dụng ngân hàng,
tín dụng nhà nước, tín dụng xuất khẩu với những lập luận và phân tích khoa học các
vấn đề liên quan, nhưng chưa có đề tài nghiên cứu ở cấp độ tiến sỹ đặt vấn đề nghiên
cứu toàn diện về “TDXK của Nhà nước”, phát triển hoạt động TDXK của Nhà nước
tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Đây được xem là khoảng trống trong nghiên cứu
liên quan. Qua đó, có thể nói đề tài luận án nói trên là đề tài có tính mới, tính cấp thiết
cả về phương diện khoa học và thực tiễn.
2.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài
• Hanruhiko Rakuda (2005)


10

Khi đề cập đến vai trò của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Japan Bank for
International Cooperation – JBIC) trong thương mại quốc tế, tác giả khẳng định việc
JBIC cho vay xuất khẩu và cung cấp cho các nhà nhập khẩu nước ngoài cùng các tổ
chức tài chính để hỗ trợ xuất khẩu tài chính của Nhật Bản, máy móc, thiết bị và công
nghệ chủ yếu là cho các nước đang phát triển. Đặc biệt, các sản phẩm như tàu biển,
các cơ sở sản xuất điện và các loại thiết bị nhà máy kết hợp một số lượng lớn các
công nghệ tiên tiến, và xuất khẩu của họ góp phần nâng cao các cơ sở công nghệ của
ngành công nghiệp Nhật Bản. Hơn nữa, nhà máy đóng tàu và các cơ sở công nghiệp
của Nhật Bản có một loạt các ngành công nghiệp hỗ trợ bao gồm doanh nghiệp nhỏ
sản xuất các bộ phận và linh kiện. Cho vay xuất khẩu JBIC được kỳ vọng sẽ góp phần
tích cực vào
việc kinh doanh của các công ty Nhật Bản.
• Alberto D. Pena, Ph D. (1962)
Nghiên cứu về nguyên tắc hoạt động và chức năng của Ngân hàng Phát triển

(Development Bank-DB), tác giả đã đề cập đến các chức năng tài chính, hướng dẫn
đầu tư, quản lý dữ liệu … trong đó các DB của các quốc gia cần xem xét điều chỉnh
chức năng tài chính và hướng dẫn đầu tư từ một nghĩa chung chung sang một nghĩa
cụ thể, tùy theo quy mô của từng DB. Trong chức năng tài chính và đầu tư các dự án
mang tính chất “ phát triển”, các nhiệm vụ của DB tùy thuộc vào quy mô và nguồn
vốn của nó, có thể hướng đến các ngành nghề, lĩnh vực, khu vực khác nhau như xuất
nhập khẩu, nông nghiệp, công nghiệp, khu vực kinh tế công, khu vực tư nhân, các
loại hình doanh nghiệp với các quy mô khác nhau, trong đó lĩnh vực xuất nhập khẩu
để phục vụ cho khách hàng sẽ có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu đối với các nước đang
phát triển.
Các DB trong thời đại hiện nay cung cấp cấp dịch vụ tài chính cho các nhà xuất khẩu
và nhập khẩu, cho vay đối với nông dân, cho vay và tài trợ cho các ngành công nghiệp
chế biến thực phẩm đang là xu hướng phát triển mới của mô hình tài chính DB thuộc
sở hữu nhà nước.
• Jean-Pierre Chauffour, Christian Saborowski, Ahmet I. Soylemezoglu (2010) Ban
kết nối thương mại quốc tế của World Bank, trong bài viết “Should developing


11

countries establish export credit agencies?” đã có thảo luận và trao đổi một số vấn
đề cần được quan tâm khi quyết định liệu một quốc gia nên thiết lập một tổ chức tài
chính chuyên ngành để hỗ trợ xuất khẩu, các hình thức và cách làm cần phải có.
Bài viết trình bày những nội dung chính sau đây:
Một là, thảo luận về lý do tại sao bất kỳ quyết định thành lập một ECAs ( Export
Credit Agencies - Tổ chức tín dụng xuất khẩu) nên chỉ được thực hiện sau khi đánh
giá cẩn thận về tác động của một tổ chức như vậy trên cả hai phương diện là tài
chính và lĩnh vực thực sự của nền kinh tế. Ngoài ra, việc lựa chọn một mô hình kinh
doanh bền vững cho các tổ chức tài chính chuyên ngành là rất quan trọng. Bài viết
này không tìm cách cung cấp câu trả lời dứt khoát về việc liệu khi nào và như thế nào

các nước đang phát triển nên thiết lập ECAs. Tuy nhiên, nghiêng về phía thận trọng
trong việc thiết lập các tổ chức này trong một bối cảnh quốc gia có thu nhập thấp và
nêu bật một loạt các yếu tố hoạch định chính sách cần cân nhắc khi quyết định một
tổ chức như vậy.
Trước khi thảo luận về các yếu tố này, chúng tôi phân tích dữ liệu từ Liên minh quốc
tế về đầu tư bảo hiểm (Berne Union) vào ngành công nghiệp bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu, một công cụ phổ biến của tài trợ thương mại đã được minh chứng trong môi
trường hiện tại. Các dữ liệu cho thấy rằng, mặc dù khối lượng bảo hiểm tổng thể đã
giảm do sự sụt giảm mạnh về lượng bảo hiểm thương mại trung hạn đến lượng bảo
hiểm dài hạn đã được mở rộng trong thời khủng hoảng. Cho rằng ECAs là những cầu
thủ chiếm ưu thế ở các thị trường này, hiện nay cho thấy các tổ chức tài chính chuyên
“xuất khẩu tài chính” đã có được hữu ích trong việc thực hiện các hợp đồng tín dụng.
Hai là, phân tích dữ liệu về bảo hiểm xuất khẩu và được cung cấp bởi các thành
viên của Liên minh Berne. Nó tiếp tục thảo luận về khả năng nhận thức của ECAs
hậu thuẫn công khai gây ảnh hưởng đến khối lượng bảo hiểm xuất khẩu trong thời
khủng hoảng.
Ba là, thảo luận các vấn đề cần quan tâm khi quyết định liệu một quốc gia nên thiết
lập một tổ chức chuyên ngành tài chính để tài trợ xuất khẩu.
Bốn là, từ những ý tưởng như trên, bài viết đi đến kết luận là: Bất kỳ loại hình tổ
chức tài chính nhằm mục đích đóng góp một phần trong việc tài trợ xuất khẩu có tác


12

động hai chiều. Đầu tiên, nó làm thay đổi cấu trúc của khu vực tài chính và ảnh hưởng
đến hành vi của các tổ chức tài chính khác. Thứ hai, nó thay đổi khuôn khổ động
trong quy mô của từng lĩnh vực kinh tế. Kết quả của sự ảnh hưởng này phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác nhau, từ cơ cấu của nền kinh tế và vị thế cạnh tranh của nó đối
với môi trường quản trị chung của đất nước.
• Evans và Oye (2001) Chuyên gia tài chính của Ngân hàng Thế giới (World Bank)

Trong bài viết về vai trò của ECAs trong việc thúc đẩy xuất khẩu, đã xác định ba
luận cứ cơ bản cho vai trò của ECAs trong tài trợ xuất khẩu.
Thứ nhất, ECAs có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu để bù đắp sự thua
thiệt trên thị trường, khi còn thiếu vắng những yếu tố phù hợp để có thể lựa chọn giải
pháp tài chính cho xuất khẩu tới các điểm đến nguy cơ rủi ro cao.
Thứ hai, ECAs có thể có một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các điều khoản
tín dụng cho các yếu tố ngoại phi tài chính (hiệu ứng lan tỏa kinh tế trong nước, chi
phí an ninh quốc gia, yếu tố bên ngoài môi trường) phát sinh từ sự thất bại của thị
trường phi tài chính trong nước.
Thứ ba, có một lý do để tiếp nhận hỗ trợ không lành mạnh của các nhà xuất khẩu
nước ngoài thông qua các chính phủ tương ứng và ECAs của họ. [28]
• Jef Vincent (2011) Trưởng phụ trách khu vực châu Á, Công ty Hermes (Đức)
Bài viết về đề tài "Bảo hiểm TDXK của Nhà nước và bảo hiểm tín dụng thương mại"
đã phân tích sự khác nhau giữa bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có sự bảo trợ của nhà
nước và bảo hiểm tín dụng thương mại không có bảo trợ của nhà nước. Sự khác nhau
này thể hiện ở nhiều khía cạnh:
Trước hết, cơ quan bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được nhà nước bảo trợ thông qua
các ECAs với phạm vi hoạt động ở tầm quốc gia và mang tính hỗ trợ. Nhà nước chỉ
bảo hiểm khi các công ty bảo hiểm với trách nhiệm của mình không thể hoặc không
muốn cấp loại bảo hiểm đó. Trong khi đó, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thương mại
trong thập niên qua chủ yếu là các tập đoàn bảo hiểm quốc tế như Euler Hermes,
Coface, Atradius. Loại hình này cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho bất kỳ rủi
ro nào và theo phương thức kinh doanh thu lợi nhuận.


×