Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

“Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả.”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.86 KB, 13 trang )

1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cơ sở huyện Phú Ninh.
Tên sáng kiến:
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả.”
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Ngày 15 tháng 9 năm 2019. Năm học 2019 - 2020
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
- Ưu điểm:
+ Hiện nay được sự cho phép của Bộ GD&ĐT, giáo viên có thể cắt bỏ
những lỗi mà địa phương hoặc lớp mình không mắc phải thay vào đó những lỗi
mà học sinh thường sai.
+ Ban giám hiệu và chuyên môn trường luôn quan tâm chỉ đạo, tạo mọi
điều kiện về chuyên môn, cũng như cơ sở vật chất.
+ Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ giáo viên trong quá trình
nghiên cứu.
- Nhược điểm:
+ Một số học sinh chưa thực sự tự giác về việc học của mình.
+ Một số học sinh là người dân tộc thiểu số (HS ở Trung tâm mồ côi sơ
sinh Quảng Nam) mới chuyển về khả năng giao tiếp Tiếng Việt của các em còn
hạn chế, các em đọc viết còn chậm.
+ Một số em phát âm sai nên dẫn đến viết chính tả sai nhiều.
+ Tuổi các em nhỏ nên còn ham chơi, chưa có ý thức tự học.
+ Một số em thường viết sai các tiếng có cặp âm đầu s/ x như: xức khỏe
(sức khỏe), xung sướng (sung sướng), xản xuất (sản xuất), xung sức (sung sức),




2

bổ sung (bổ xung),…Các tiếng có cặp âm đầu d/gi như: dã gạo (giã gạo), thú giữ
(thú dữ), dữ gìn (giữ gìn),…Điều này, chứng tỏ các em không những phát âm sai
mà còn không hiểu nghĩa của từ. Nhiều em chưa phân biệt được cách phát âm
của giáo viên, chưa có ý thức tự học cao, chưa chú ý tập trung khi viết chính tả.
4.2. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm
của giải pháp đã biết:
* Đối với vấn đề cần giải quyết là vấn đề cũ:
- Khi các em bắt đầu làm quen với môn học các em ít được thầy cô, chú
trọng trong việc kết hợp luyện tập chính tả với luyện cách phát âm, củng cố
nghĩa của từ, trau dồi về ngữ pháp Tiếng Việt góp phần phát triển một số thao
tác tư duy.
- Học sinh chưa nắm vững kỹ thuật từ vựng, không hiểu nghĩa của từ
trong văn cảnh cụ thể hay hiểu một cách mơ hồ, thái độ học tập còn thờ ơ,...
- Bên cạnh đó, do bản thân các âm, vần, thanh khó ( khó phát âm, cấu tạo
phức tạp ), học sinh không nắm vững quy tắc ghi âm chữ Quốc ngữ và do ảnh
hưởng của cách phát âm địa phương nên dẫn đến việc viết sai lỗi chính tả.
* Đối với vấn đề cần giải quyết là mới:
- Tập cho học sinh phát âm chuẩn
- Phân tích, so sánh
- Cung cấp một số mẹo luật chính tả học sinh
- Luyện tập làm các bài tập chính tả
- Tổ chức trò chơi lồng vào tiết học
- Sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp
- Rèn cho học sinh thói quen, niềm say mê đọc sách
4.3. Các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải pháp:
- Phương pháp dạy học Tiếng Việt tiểu học ( NXBGD)

- Một số tài liệu hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt
tiểu học. ( NXBGD)
- Sách Tâm lý học sinh Tiểu học. ( NXBGD)
- Sách HD học Tiếng Việt lớp 3. ( NXBGD)
- Tình hình thực tế của trường, lớp. Tình hình học tập của học sinh.


3

- Sự hỗ trợ đắc lực của cha mẹ học sinh, nhà trường. Kinh nghiệm dạy học
trong nhiều năm.
4.4. Các bước thực hiện giải pháp, cách thực hiện giải pháp và áp dụng
giải pháp:
4.4.1. Tìm hiểu nguyên nhân và một số lỗi học sinh thường viết sai:
a) Lỗi về âm chính:
+ Do sự phức tạp của chữ Quốc ngữ, nguyên âm /ă/ lại được ghi bằng chữ a
trong các vần ay, au. Các nguyên âm đôi: iê / ươ / uô lại được ghi bằng cá dạng
iê, yê, ia, ya, ươ, ưa, ua (bia- khuya, biên - tuyến, lửa - lương, mua - muôn).
+ Do cách phát âm lẫn lộn trong phương ngữ nhất là đối với tỉnh Quảng
Nam nói chung và một số vùng ở nông thôn nói riêng - nơi tôi đang dạy, vẫn còn
học sinh phát âm sai đối với các âm chính của các vần trên (nhất là các em vùng
dân tộc thiểu số ở Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi sơ sinh Quảng Nam hiện
đang học tại trường).
b) Lỗi về âm cuối:
+ Học sinh phát âm không phân biệt các vần có âm cuối như: n/ng (ví dụ:
sàn/sàng); uôt/uôc ( ví dụ: buốt/buốc ; y/i (ví dụ: mai/mây), u/o (ví dụ: sau/
sao/sâu);…..mà số lượng các từ có âm cuối này lại rất nhiều, do đó các em mắc
lỗi khá nhiều và rất khó khắc phục đối với các em.
c) Lỗi về âm đầu:
+ Do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương và phát âm sai nên dẫn đến

viết sai các phụ âm như: x/s, d/gi/r. Các em thường viết sai như: dữ gìn (từ đúng:
giữ gìn),...; chim xẻ (từ đúng: chim sẻ), giọt xương (từ đúng: giọt sương),..
d) Về chữ cái ghi âm: Học sinh thường viết sai một số chữ cái ghi các âm
đầu sau:
+ g/gh: Ví dụ: cái ghế, con ghẹ, nhà ga, ...( Học sinh viết: cái gế, con gẹ,
nhà gha,..)
+ ng/ngh: Ví dụ: nghỉ hè, nghe nhạc,…( Học sinh viết: ngỉ hè, nge nhạc,..)
+ s/x: Ví dụ: sa mạc, chim sẻ, xẻ thịt,...( Học sinh viết: xa mạc, chim xẻ,
sẻ thịt,... )


4

+ v/d/gi: Ví dụ: hoa giấy, dải lụa, giống nòi, ra về, giao thừa...(Học sinh
viết: hoa dấy, giải lụa, dống nòi, ra dề, dao thừa...)
- Về âm chính: Học sinh thường mắc lỗi khi viết chữ ghi âm chính trong
các vần sau:
+ ai/ay/ây: Ví dụ: bay lên, dạy học, may vá, gà mái, mái rạ, … (Học sinh
viết: bây lên, dậy học, mây vá, gà máy, máy rạ, …)
+ ao/au/âu: Ví dụ: (Học sinh viết: ngôi sâu, hôm sao, cau thấp, trước sao,.)
+ ui/uôi: Ví dụ: chín muồi, đầu đuôi, tuổi tác,… (Học sinh viết: chín mùi,
đầu đui, tủi tác,…)
- Về âm cuối: Một số học sinh viết lẫn lộn các chữ cái ghi âm cuối trong
các vần sau:
- an/ang: Ví dụ: cây bàn, cái bàn, lầm than, thênh thang, bình thản... (Học
sinh viết: cây bàn, cái bàng, lầm thang, thênh than, bình thảng...)
- ăt/ăc: Ví dụ: đánh giặc, mặc áo, rửa mặt, giặt áo…(Học sinh viết: đánh
giặt, mặt áo, rửa mặc, giặc áo…)
- uôn/uông: Ví dụ: khuông nhạc, buồng tắm,… (Học sinh viết: khuôn
nhạc, buồn tắm,…)

4.4.2. Những biện pháp giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả và hứng
thú khi học phân môn chính tả:
a) Tập cho học sinh phát âm chuẩn:
+ Để giúp học sinh viết đúng chính tả, tôi chú ý luyện cho học sinh phát
âm đúng, phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ Quốc ngữ
là chữ ghi âm - âm thế nào, chữ ghi lại thế ấy.
+ Việc rèn phát âm không chỉ được thực hiện trong tiết Tiếng Việt mà cần
phải thường xuyên, liên tục, lâu dài trong tất cả các tiết học cũng như trong giao
tiếp hằng ngày.
* Ví dụ: Khi viết học sinh thường viết sai các từ như: khăn rằn - khen
rèn; cây sả - cây xả; bao gạo - bô gạo; chăn trâu - chen trâu...với những từ này
khi đọc tôi thường đọc chậm, rõ ràng để học sinh viết đúng chính tả. Không
những thế, trong khi giao tiếp tôi luôn nhắc nhở các em phát âm đúng (nhất là
đối với học sinh vùng nông thôn, học sinh dân tộc thiểu số).


5

b) Phân tích, so sánh:
+ Khi dạy một số bài chính tả nghe viết có các từ khó mà học sinh dễ viết
sai tôi thường giúp học sinh phân tích cấu tạo tiếng, so sánh với những tiếng dễ
lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh ghi nhớ quy tắc chính tả.
* Ví dụ:
- Nghe - viết: Đêm trăng trên Hồ Tây (Sách HDHTV tập 1B/ 48), trong
bài viết có câu: “Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn...”. Khi viết học
sinh thường viết tiếng “ lăn” thành “lăng”. Để giúp học sinh tránh nhầm lẫn hai
tiếng này, tôi hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo và phân biệt nghĩa của chúng
như sau:
+ Lăn = L + ăn + thanh ngang. Ví dụ: lăn kềnh, lăn tay, xe lăn bánh, lăn
tăn, lăn xả, lăn lóc,...

+ Lăng = L + ăng + thanh ngang. Ví dụ: cá lăng, lăng kính, lăng mạ, xâm
lăng, lăng mộ, lăng quăng,...
- Nghe - viết: Cậu bé thông minh ( Sách HDHTV tập 1A/3,4), trước khi
đọc cho học sinh viết, tôi giúp cho học sinh phân tích, so sánh một số từ có tiếng
dễ lẫn lộn như: rằn/ rèn. Giúp học sinh hiểu nghĩa từ “ rèn” trong câu “….rèn
cho tôi chiếc kim này thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.”, “rèn” trong
câu này có nghĩa là làm cho con dao sắc, bén còn “rằn” là rằn ri (khăn rằn, áo
rằn..); xẻ/ sẻ: (xẻ: tức là mổ xẻ; sẻ: chia sẻ, san sẻ,..)
c) Giúp các em hiểu nghĩa của từ:
- Giải nghĩa là việc làm cần thiết trong tiết Chính tả, đây là biện pháp
không những chỉ giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả mà giải nghĩa từ còn giúp
cho các em nắm vững kiến thức về từ vựng tiếng Việt. Đối với những bài có từ
khó, nhiều học sinh viết sai, tôi thường giúp học sinh hiểu nghĩa của từ đó bằng
nhiều hình thức như: Cho học sinh đọc chú giải, đặt câu (nếu học sinh đặt câu
đúng tức là học sinh đã hiểu nghĩa từ), giáo viên miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng
vật thật, mô hình, tranh ảnh…..để học sinh dễ ghi nhớ.
* Ví dụ:
+ Nghe - viết: Bài tập làm văn (Sách HDHGK /TV3 tập 1A/75): Một số
học sinh hay viết: giặc quần áo (từ đúng: giặt quần áo). Tôi thường cho học sinh


6

tìm từ chứa tiếng có vần ăt (Ví dụ: giặt quần áo, tắm giặt, giặt giũ…) rồi đặt câu
với từ đó để học sinh khi viết không nhầm lẫn giữa: giặt/ giặc.
+ Bài: Cậu bé thông minh ( Sách HDHTV tập 1A/ 4): Học sinh viết sai
các từ: chim xẻ (từ đúng: chim sẻ); xứ giả (từ đúng: sứ giả). Để giúp học sinh
phân biệt s/x, sau khi viết chính tả tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai
nhanh, ai đúng”: Tìm các từ có tiếng bắt đầu bằng s/ x (Ví dụ: Từ có tiếng bắt
đầu bằng s: dòng sông, cây sả, sung sướng, san sẻ, sẵn sàng, con sên,…; Từ có

tiếng bắt đầu bằng x: xa xỉ, xe đạp, xinh đẹp, xin lỗi, xích đu,..)
+ Nghe - viết: Bài Ai có lỗi ( Sách HDHTV tập 1A/17: Một số học sinh
viết sai từ: lắn xuống ( từ đúng: lắng xuống). Để giúp học sinh ghi nhớ và biết
được những từ có tiếng chứa vần ăng sau khi cho học sinh nghe - viết bài xong
tôi tổ chức cho các em thi tìm các từ chứa tiếng có vần ăng và đặt câu với từ vừa
tìm được.
+ Nghe - viết: Cuộc chạy đua trong rừng (Sách HDHTV tập 2B/11).
Trong bài này có câu: “Vốn khỏe và nhanh nhẹn, chú tin chắc sẽ giành được
vòng nguyệt quế”. Một số em viết: ...dành được vòng nguyệt quế (từ đúng:
giành). Để giúp học sinh hiểu nghĩa của từ “ giành trong câu trên, tôi giải nghĩa
cho học sinh hiểu “giành” có nghĩa là tranh giành, giành phần thắng về mình còn
dành là để dành ( Ví dụ: dành dụm, dỗ dành).
- Đối với những bài có từ khó, nhiều học sinh viết sai, tôi giải nghĩa bằng
nhiều hình thức như: Cho học sinh đọc chú giải, đặt câu (nếu học sinh đặt câu
đúng tức là học sinh đã hiểu nghĩa từ), ngoài ra tôi còn sử dụng vật thật, mô
hình, tranh ảnh…..để học sinh dễ ghi nhớ.
d) Cung cấp một số mẹo luật chính tả học sinh:
- Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi
phối hàng loạt từ, giúp giáo viên khắc phục lỗi chính tả cho học sinh một cách
rất hữu hiệu:
- Ngay từ lớp một, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản
như: các âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với các nguyên âm i, e, ê, iê, ie. Ngoài
ra, tôi còn cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như:


7

+ Một số từ có vần ênh chỉ trạng thái bấp bênh, không vững chắc: gập
ghềnh, khấp khểnh, chông chênh, lênh đênh, bập bênh, chếnh choáng, chệnh
choạng, lênh khênh,…

+ Hầu hết các từ gợi tả âm thanh có tận cùng là ng hoặc nh: oang oang,
đùng đùng, loàng xoàng, đoàng hoàng, sang sảng, sằng sặc, thùng thùng, bình
bịch, thình thịch, rập rình, xập xình,…
+ Vần uyu chỉ xuất hiện trong các từ: khuỷu tay, khúc khuỷu, ngã khuỵu,
khuỵu chân; vần oeo chỉ xuất hiện trong các từ: ngoằn ngoèo, khoèo chân.
đ) Luyện tập làm các bài tập chính tả:
Vào những buổi học thứ hai trong ngày, ngoài việc rèn cho học sinh nghe
- viết các bài chính tả. Tôi thường đưa ra các dạng bài tập chính tả khác nhau để
giúp học sinh tập vận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ
trong văn cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp các em rút ra các quy tắc
chính tả để ghi nhớ.
* Bài tập giúp học sinh hiểu nghĩa từ:
Đa số học sinh viết sai chính tả là do các em không hiểu nghĩa của từ. Để
giúp các em hiểu nghĩa từ, mỗi tiết ôn luyện tôi thường cho thực hiện 2 lần, mỗi
lần 1 nhóm từ. Tôi thường tổ chức cho học sinh thực hành thông qua hình thức
tổ chức trò chơi như sau:
Trò chơi: “ Ai nhanh hơn”
+ Thi kể tên các từ chỉ thức ăn chứa tiếng bắt đầu bằng x
+ Thi kể tên các từ chỉ người chứa tiếng bắt đầu bằng s
+ Thi kể tên các từ chỉ đồ vật chứa tiếng bắt đầu bằng s
+ Thi kể tên các từ chỉ cây cối chứa tiếng bắt đầu bằng s
+ Thi kể tên các từ chỉ động vật có tiếng bắt đầu bằng x
- Cách chơi: Tôi chia lớp thành 3 đội; mỗi đội 10 em, các đội chơi hội ý
trong vòng 1 phút để tìm từ. Cử 1 bạn thư ký ghi các từ tìm được, sau đó mỗi
đội cử 1 bạn lên bảng viết, cùng 1 thời gian, đội nào viết được nhiều từ đúng
hơn,đội đó thắng cuộc.
- Luật chơi: Đội nào nhắc, đội đó phạm quy, hết thời gian không được
viết tiếp.



8

Ví dụ:
+ Các từ chỉ thức ăn chứa tiếng bắt đầu bằng x: xôi, xúc xích, xúp,
xáo, xương,…
+ Các từ chỉ người chứa tiếng bắt đầu bằng s: học sinh, giáo sư, kĩ sư, tiến
sĩ, luật sư, vệ sĩ, bác sĩ,…
+ Các từ chỉ đồ vật chứa tiếng bắt đầu bằng s: sách vở, cây súng, cây sáo,
bát sành, thanh sắt,…
+ Các từ chỉ cây cối chứa tiếng bắt đầu bằng s: cây sim, cây sung, cây sả,
cây sen, cây sấu,….
+ Các từ chỉ động vật có tiếng bắt đầu bằng: chim sẻ, con sâu, chim sáo,
con sên, con sếu, con sóc, chó sói,…
* Bài tập giúp học sinh củng cố âm, vần:
- Để giúp học sinh viết đúng chính tả các tiếng có âm đầu s/x; d/gi; vần
ươn/ ương; iêt/ iêc,.. Tôi thường cho các em làm các bài tập sau:
Trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng”
- Điền vào chỗ trống:
+ d/gi: …a thịt; nòi …ống; …ao lưu; …anh giá; …ai cấp; …ám định; ...ải
thưởng; …anh từ; …ạo chơi;….
+ s/x: chim ….ẻ; san…ẻ,…..ẻ gỗ; xanh….ao; sóng….ánh; …ạch sẽ; …a
đà; nhà…àn; chai …ạn; cây ...ào; ..ào nấu,…
+ ươn/ương: v….cây;

con l...; bốn ph….; nhận th….; th…yêu;….

+ iêt/iêc: đi biền b…;

xanh biêng b....; tr…lí; tr…phá; mải m…; xanh


b…; tha th…;….
- Các bước tiến hành: Chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu cho các nhóm,
các nhóm thảo luận và cử thư kí viết nhanh các từ cả nhóm vừa tìm được. Khi
hết thời gian quy định, đại diện các nhóm dán bài lên bảng lớp và đọc kết quả.
Cả lớp cùng giáo viên nhận xét, tính điểm thi đua. Nhóm nào tìm và viết được
nhiều từ đúng, thì nhóm đó thắng cuộc.
e) Tổ chức trò chơi lồng vào tiết học:
- Trò chơi giúp học sinh phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Trò chơi làm cho học sinh phát triển các năng lực một cách tự nhiên, các em có


9

cơ hội trao đổi kinh nghiệm, tích cực tham gia vào hoạt động thực hành rèn
luyện kiến thức, đồng thời tiếp thu kiến thức một cách tự giác và hứng thú. Có 3
hình thức bài tập có thể tổ chức cho vui nhộn và sinh động đó là:
+ Tìm tiếng có nghĩa điền vào ô trống trong bảng cho phù hợp.
+ Giải câu đố để phân biệt từ ngữ có âm vần thanh dễ lẫn.
+ Tìm từ ngữ có âm vần cho trước (dễ lẫn) qua gợi ý nghĩa của từ, qua gợi
ý từ đồng âm, từ trái nghĩa,... Khi thực hành làm bài tập, tùy theo mỗi dạng bài
tập tôi tổ chức cho học sinh thực hiện thông qua các trò chơi phù hợp như: Ai
nhanh ai đúng; Tiếp sức; Truyền điện đọc tên chữ cái; Đố vui; ...
* Ví dụ: Bài tập: Điền chữ và tên chữ cái còn thiếu vào bảng, tôi tổ chức
cho học sinh chơi trò chơi: Truyền điện đọc tên chữ cái:
- Chuẩn bị: 2 tờ giấy to kẻ sẵn bảng như SGK, chia lớp thành hai nhóm để
chơi trò chơi.
- Cách tổ chức:
+ Giáo viên phổ biến cách chơi và luật chơi.
+ Tổ chức cho học sinh chơi: Cử một em đọc tên chữ cái cần viết, 2 nhóm
nghe đọc và viết vào ô Tên chư trong bảng đã cho. Sau khi hoàn thành bảng 2

nhóm trình bày kết quả lên bảng lớp để kiểm tra nếu nhóm nào viết đúng nhiều
hơn nhóm đó thắng.
* Ví dụ: Bài tập: Tìm từ có tiếng bắt đầu bằng r, d, gi, tôi tổ chức cho học
sinh chơi trò chơi: Đố vui
- Chuẩn bị: Chia học sinh thành từng cặp đôi.
- Cách tổ chức:
+ Phổ biến cách chơi và luật chơi.
+ Tổ chức cho học sinh chơi: Từng cặp đôi tham gia thi đố nhau: 1 người
đọc câu đố, 1 người trả lời, thay đổi nhau hỏi và trả lời lần lượt 3 câu đố. Giáo
viên đến kiểm tra từng cặp thi đố, bạn nào trả lời sai (hoặc không trả lời được)
thì thua cuộc.
g) Sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp:
- Dạy học chính tả tôi luôn lấy học sinh làm trung tâm, trong đó giáo viên
là người tổ chức hoạt động của học sinh. Trong mỗi bài học, mỗi nội dung tôi


10

cho học sinh hoạt động cá nhân, hoạt động tương tác với bạn bên cạnh và các
bạn trong nhóm, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển.
- Trong giảng dạy, có nhiều phương pháp để chuyển tải nội dung, truyền
thụ kiến thức cho học sinh. Song không có phương pháp nào là tối ưu nếu giáo
viên cứ áp đặt, rập khuôn mãi. Do đó, tôi luôn vận dụng trong những tình huống
nhất định. Tuỳ từng bài học mà tôi có thể lựa chọn và kết hợp hài hoà giữa các
phương pháp cho thích hợp. Phải truyền đạt kiến thức cơ bản đầy đủ và yêu cầu
học sinh nắm vững kiến thức. Đặc biệt cần quan tâm nhiều đến các em học yếu.
- Cần tạo không khí sôi nổi, gây hứng thú cho học sinh trong giờ học để
học sinh ngày càng yêu thích môn học này.
h) Rèn cho học sinh thói quen, niềm say mê đọc sách:
- Sách là người bạn đường của chúng ta. Sách là nguồn tri thức vô tận của

nhân loại lưu truyền lại tới bây giờ và mãi mãi về sau. Trong quá trình đọc, tìm
hiểu, vốn từ ngữ của các em sẽ không ngững được tích lũy, nâng cao.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh đọc sách báo ở thư viện trường, có thói
quen sử dụng các loại sách như “Từ điển tiếng Việt”. Khi gặp từ khó, chưa xác
định được thì nên tra từ điển để nắm thêm nghĩa của từ và hạn chế viết sai
chính tả.
4.5. Khả năng áp dụng của Sáng kiến:
- Đề tài được áp dụng giảng dạy phân môn Chính tả cho học sinh từ lớp 3
đến lớp 5 trường Tiểu học Võ Thị Sáu.
5. Những thông tin cần được bảo mật: Không
6. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác
giả:
* Khi chưa áp dụng các giải pháp:
- Đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát phân môn Chính tả. Kết quả như sau:
TSHS
33

HS viết đúng

HS viết sai 1- 2

HS viết sai 3 –

HS viết sai từ

toàn bài
SL TL
05 15,1%

lỗi

TL
21,2%

5 lỗi
SL
TL
9
27,3%

6 lỗi trở lên
SL TL
12
36,4%

SL
7


11

- Qua tình hình khảo sát đầu năm của lớp cũng như trong suốt quá trình
giảng dạy, tôi nhận thấy: Một số em thường viết sai các tiếng có cặp âm đầu s/ x
như: xức khỏe (sức khỏe), xung sướng (sung sướng), xản xuất (sản xuất), xung
sức (sung sức), bổ sung (bổ xung),…Các tiếng có cặp âm đầu d/gi như: dã gạo
(giã gạo), thú giữ (thú dữ), dữ gìn (giữ gìn),…Điều này, chứng tỏ các em không
những phát âm sai mà còn không hiểu nghĩa của từ. Nhiều em chưa phân biệt
được cách phát âm của giáo viên, chưa có ý thức tự học cao, chưa chú ý tập
trung khi viết chính tả.
* Khi đã áp dụng các giải pháp:
Trong năm học này, tôi đã áp dụng các biện pháp trên và nhận thấy học

sinh có nhiều tiến bộ trong học tập, không những đối với phân môn Chính tả mà
các em còn áp dụng kiến thức đã học của phân môn Chính tả vào học tốt các
môn học khác. Bản thân của các em đã tự ý thức hơn khi viết bài để ít mắc lỗi
chính tả. Bài viết và trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. Đa số các em đều hứng
thú, có niềm say mê với môn học. Những em trước đây thường viết sai khoảng 5
- 10 lỗi trong bài thì nay chỉ sai 1 - 2 lỗi. Những em thường hay mắc những lỗi
thông thường từ 2 - 4 lỗi trong bài viết thì nay không viết sai nữa. Đây mới chỉ
là kết quả còn hết sức khiêm tốn nhưng việc “Giúp học sinh học tốt phân môn
Chính tả” là một quá trình lâu dài song tôi cảm thấy rất hài lòng vì những biện
pháp của mình đưa ra và áp dụng bước đầu đã có hiệu quả đáng khích lệ.
Qua khảo sát, kết quả điểm bài viết Chính tả của học sinh đạt được như sau:
TSHS
33

HS viết đúng

HS viết sai 1- 3

HS viết sai 4 –

HS viết sai từ

toàn bài
SL TL
10 33,3%

lỗi
TL
42,4%


5 lỗi
SL
TL
9
27,3%

6 lỗi trở lên
SL TL
0
0%

SL
14

7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
lần đầu, kể cả áp dụng thử: Học sinh có nhiều tiến bộ trong học tập, không
những đối với phân môn Chính tả mà các em còn áp dụng kiến thức đã học của
phân môn Chính tả vào học tốt các môn học khác. Bản thân của các em đã tự ý


12

thức hơn khi viết bài để ít mắc lỗi chính tả. Bài viết và trình bày sạch đẹp, chữ
viết rõ ràng. Đa số các em đều hứng thú, có niềm say mê với môn học.


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ NINH

BÁO CÁO KẾT QUẢ

HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP BA
VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ

Phú Ninh, tháng 4 năm 2020



×