Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Kinh nghiệm sắp xếp khoa học, hợp lý thiết bị trong các phòng bộ môn đạt hiệu quả ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.9 KB, 10 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Tên đề tài sáng kiến: : “ Kinh nghiệm sắp xếp khoa học, hợp lý thiết bị
trong các phòng bộ môn đạt hiệu quả ở trường THCS”
1- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ
đầu tư tạo ra sáng kiến)5
2- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến6: hoạt động thiết bị
3- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử (bắt buộc phải
ghi để làm cơ sở đánh giá tính khả thi, hiệu quả của sáng kiến): năm học 20192020
4- Mô tả bản chất của sáng kiến (đề nghị ghi rõ để làm cơ sở xét sáng
kiến, nếu bỏ qua các bước này thì sáng kiến có thể không đề nghị công nhận)
4.1 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (phân tích ưu điểm, nhược
điểm của nó)”:
4.1.1. Ưu điểm:
- Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Phòng Giáo dục và đào tạo Huyện Phú
Ninh, sự quan tâm của bộ phận Thư viện – Thiết bị Phòng Giáo dục tạo điều kiện
cấp, phát những thiết bị còn thiếu phục vụ cho việc dạy và học của nhà trường đảm
bảo về số lượng và chất lượng.
- Về cơ sở vật chất: trường được đầu tư mua săm trang thiết bị, phương tiện
kỹ thuật, được trang bị một số thiết bị dạy học và làm Thí nghiệm thực hành.
- Đội ngũ đủ về số lượng đạt chuẩn về trình độ đào tạo, nhiệt tình công tác,
tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Số Giáo viên trẻ có kỹ năng thực hành tốt,
thích tìm tòi sáng tạo trong sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông
tin.
- Thiết bị dạy học được sử dụng nhiều và tương đối có hiệu quả qua các đợt
thao giảng, sinh hoạt chuyên đề, các tiết dự giờ, các tiết thí nghiệm thực hành, hội
thi giáo viên giỏi hoặc các giờ kiểm tra.
- Một số học sinh đã cố gắng vươn lên trong học tập.
4.1.2. Nhược điểm:
- Bộ thiết bị dạy học được PGD trang bị vào năm 2001-2002, qua nhiều lần


di dời đã có một số thiết bị hư hỏng, xuống cấp, giảm tính năng sử dụng, độ chính
xác không cao.
- Thiết bị dạy học chưa được đồng đều ở tất cả các bộ môn.
- Tủ, kệ đặt dụng cụ thiết bị cũ kĩ, không đáp ứng yêu cầu
- Kho thiết bị còn lộn xộn chưa được sắp xếp khoa học, hợp lý.
- Ý thức giữ gìn, bảo quản thiết bị của GV và học sinh chưa cao


- Nhân viên thiết bị được đào tạo là Giáo viên, chỉ học qua lớp chứng chỉ
nghiệp vụ Thư viện – Thiết bị nên khả năng quản lý thiết bị dạy học còn hạn chế,
thiếu kinh nghiệm trong việc sắp xếp theo dõi và bảo quản thiết bị.
- Một số GV còn ngại làm thí nghiệm, dạy học còn nặng về lý thuyết
- Nguồn kinh phí dành cho mua sắm, bổ sung thiết bị dạy học còn hạn hẹp.
4.2 Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của
giải pháp đã biết:
- Cán bộ thiết bị tham mưu với BGH nhà trường đề xuất mua bổ sung các
thiết bị còn thiếu theo danh mục dạy học tối thiểu của BGD&ĐT.
- Từ năm 2005 đến nay nhà trường cũng đã tham mưu và được UBND
Huyện và PGD đầu tư nhiều phương tiện kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ cho
việc dạy và học như máy vi tính, tivi, máy chiếu, đệm thể dục, kính hiển vi….
- Ở mỗi phòng bộ môn có bảng nội quy, quy định và yêu cầu Giáo viên, HS
thực hiện tốt quy định phòng học bộ môn, có khiển trách, phê bình hoặc cảnh cáo
GV&HS thực hiện không tốt trong quá trình dạy học ở phòng bộ môn.
- Lên kế hoạch sữa chữa bảo dưỡng các thiết bị vào đầu năm học, có biên
bản lưu giữ.
- Lên kế hoạch lao động sắp xếp, lau chùi, thiết bị hằng tuần
- Tìm hiểu, nghiên cứu cách sắp xếp thiết bị khoa học, hợp lý để dễ dàng
trong việc quản lý.
4.3 Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải
pháp:

4.3.1. Phòng thiết bị, phòng bộ môn:
- Nhà trường có 2 phòng kho thiết bị: phòng kho Hóa – Sinh và phòng kho
Lý – Công Nghệ, có 2 phòng thực hành: phòng thực hành Hóa – Sinh và phòng
thực hành Lý – Công Nghệ.
- Tổng cộng nhà trường có: 8 kệ đựng thiết bị, 3 giá treo tranh và 2 tủ kính
đựng hóa chất và các dụng cụ bằng thủy tinh. Đặc biệt nhà trường trang bị thêm 2
tủ bảo quản kính hiển vi có bóng đèn.
- Vẫn có một số thiết bị chất lượng kém và sử dụng không phù hợp như nhiệt
kế và lực kế thiếu chính xác, bóng đèn rất dễ cháy, bút thử thông mạch không dùng
được, gương cầu lồi, gương cầu lõm mặt phản xạ kém…Nguyên nhân là do các
thiết bị được cấp phát kém chất lượng.
4.3.2. Các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện:
- Sự phối hợp với GV bộ môn chuẩn bị các Thiết bị dạy học kịp thời cho
tuần đến dựa vào nội dung các tiết dạy. Để tránh việc tiến hành Thí nghiệm không
thành công thì Giáo viên phải kiểm tra chất lượng của hóa chất, kiểm tra sự thiếu
đủ của hóa chất và các dụng cụ thiết bị và nên bố trí thực hành trước khi tổ chức
lớp học.


- Tham mưu với BGH nhà trường bổ sung một số tủ, giá, kệ đựng thiết bị để
sắp xếp thiết bị.
- Tham mưu mua thêm hóa chất, một số thiết bị còn thiếu, một số thiết bị bị
hỏng không sử dụng được.
- Bổ sung thêm giá treo tranh
4.4 Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp (nhằm để
giải quyết các vấn đề đã nêu trên):
4.4.1. Các giải pháp, biện pháp tổ chức, sử dụng phòng học bộ môn đạt
kết quả:
- Đầu năm học, Cán bộ thiết bị có trách nhiệm yêu cầu Giáo viên bộ môn
Công nghệ, Hóa học, Vật Lý lên lịch các tiết dạy thực hành ở các tuần để báo cáo

Hiệu Phó phụ trách chuyên môn để bố trí sắp xếp thời khóa biểu một cách khoa
học nhất để tạo điều kiện cho các Giáo viên hóa học, sinh học, vật lý, công nghệ
các tiết học không trùng nhau, hạn chế đến mức thấp nhất việc Học sinh phải di
chuyển.
- Ở mỗi phòng bộ môn đều có bảng nội quy, quy định và yêu cầu Giáo viên
và Học sinh thực hiện tốt quy định phòng học bộ môn, có khiển trách, phê bình
hoặc cảnh báo Giáo viên và học sinh thực hiện không tốt trong quá trình dạy học ở
phòng học bộ môn.
- Mỗi phòng học bộ môn đều có đầy đủ hồ sơ số sách theo quyết định
37/QĐ-BGD của BGD&ĐT
- Mỗi năm nhà trường tiến hành kiểm kê tài sản hai lần vào ngày 31/12 và
31/05
4.4.2. Sắp xếp kho Thiết bị:
- Để nâng cao chất lượng sử dụng và khai thác có hiệu quả các Thiết bị dạy
học được trang bị, BGH nhà trường chỉ đạo tất cả CBGV trong trường cùng nhân
viên phụ trách thiết bị bố trí, sắp xếp hợp lý, khoa học các phòng học bộ môn và
phòng Thiết bị. Một số yếu tố cơ bản mang tính nguyên tắc tác động đến hiệu quả
hoạt động của phòng Thiết bị, phòng học bộ môn ở trường THCS là: Phòng thiết bị
giáo dục phải tuân theo một số nguyên tắc sau: “Nguyên tắc dễ tìm, dễ thấy, dễ
lấy”
- Sắp xếp đồ dùng thiết bị theo nguyên tắc, trước hết người giáo viên bộ môn
cần tham mưu chỉ đạo sắp xếp, khoa học phải đáp ứng được nhu cầu của giáo viên
và học sinh khi cần sử dụng. Áp dụng linh hoạt các kiểu sắp xếp: Thấp ở ngoài, cao
ở trong, bé ở ngoài, to ở trong.
- Thiết bị dạy học sắp xếp theo từng khối lớp tức là phân theo khu vực ví dụ:
sinh 6, sinh 7, sinh 8, sinh 9, hóa 8, hóa 9…
Ví dụ:


- Mô hình, mẫu vật dụng cụ môn sinh 6, để sắp xếp thiết bị theo nguyên tắc

này trước hết nhân viên Thiết bị cần tham mưu để sắp xếp thiết bị môn sinh trên
một giá riêng, sắp xếp theo nguyên thấp ở ngoài, cao ở trong, bé ở ngời, to ở trong
.

Kính hiển vi có thể bị hỏng ngay sau khi tiếp xúc với không khí ẩm. Vì vậy
sau khi dùng, kính hiển vi phải được bảo quản ngay bằng cách sấy khô hoặc bảo
quản trong tủ có bóng đèn sưởi ấm

- Mô hình, dụng cụ, hóa chất môn hóa


+ Phải có thùng đựng hóa chất để trên giá riêng cho từng khối lớp để đảm
bảo an toàn cho người lấy và người sử dụng. Không để hóa chất chung với các
thiết bị như: kính hiển vi, máy tính, máy chiếu….. vì sẽ bị oxi hóa làm hư hỏng.
+ Mô hình phân tử môn hóa nhìn qua rất giống nhau nên cần phải làm
nhãn dán bên ngoài từng hộp mô hình để dễ lấy khi giáo viên bộ môn có yêu cầu
mượn dạy.
+ Dụng cụ môn hóa là những đồ thủy tinh dễ vỡ như cốc, phễu, ống đong,
bình định mức, bình tam giác… nên sắp xếp trên giá theo từng loại và nên để ở vị
trí thấp để tránh đổ hóa chất lên người.
+ Những đồ vụn vặt như nút cao su, ống hút, ống dẫn khí, quỳ tím, … nhà
trường nên trang bị cho phòng thiết bị một tủ kính khung nhôm được chia ra nhiều
ngăn để sắp xếp dễ dàng và thuận tiện

- Dụng cụ dạy môn Vật lý, công nghệ 8, 9
+ Thiết bị phân chia theo từng bài, từng chương, từng học kỳ. Sau đó, các
thiết bị sắp xếp gọn vào trong các hộp thiết bị hiện có tại phòng. Trên các hộp tôi
có ghi từng loại thiết bị có trong hộp. Tôi quy định màu hộp cho từng chương từng
môn ( ví dụ: màu trắng cho phần điện lớp 9, màu xanh cho phần điện lớp 7, màu đỏ
cho phần vật lý lớp 8…)

+Tất cả các hộp đó được sắp xếp vào các hộc tủ. Tôi cố gắng tận dụng tối
đa mọi không gian trong các hộc tủ ở phòng thực hành và phòng thiết bị để bỏ hêt
các thiết bị. Đồng thời, tôi ghi nhãn các hộc tủ để thiết bị vật lý lớp 6, lớp 7, lớp 8,
lớp 9


.
- Việc chuẩn bị thiết bị, sắp xếp trên kệ khoa học giúp cán bộ thiết bị dễ
tìm thấy thiết bị, cho mượn thiết bị đảm bảo thời gian. Phòng thực hành luôn chuẩn
bị sẵn sàng, thiết bị thực hành được phân rõ từng khay theo từng nhóm để trong
phòng thực hành bộ môn để giáo viên đến tiết dạy là có sẵn đồ thực hành.


- Bản đồ, tranh ảnh, bảng phụ được treo lên giá gắn lên tường hoặc giá
treo theo từng môn cụ thể và được phân theo chương trình, theo học kỳ, theo từng
tuần để dễ tìm, dễ lấy, tránh sự quá tải cho các giá treo. Thường xuyên theo dõi
phân phối chương trình của từng môn, hết tuần này thì xếp tranh ảnh lại rồi đưa
tiếp tuần kế tiếp ra để thuận tiện cho việc dạy học.
4.4.3. Công tác thiết lập hồ sơ:
- Bộ hồ sơ của thiết bị dạy học theo quy định của ngành giúp cho người
làm công tác thiết bị quản lí chặt chẽ nhưng cũng chưa đủ, cán bộ phụ trách thiết bị
cần phải làm thêm các sổ khác nữa để dễ dàng cho việc quản lý.
- Sắp xếp các hồ sơ ngăn nắp theo mục riêng gồm các loại hồ sơ sau:
1.Hóa đơn, chứng từ: là nơi lưu trữ các hóa đơn chứng từ khi cấp phát
thiết bị và các hóa đơn mua bổ sung thiết bị hằng năm.
2. Các loại sổ:
- Có đủ các loại sổ: sổ tài sản thiết bị, sổ danh mục thiết bị, sổ kế hoạch
hoạt động, sổ theo dõi đồ dùng tự làm của giáo viên qua các năm hoc, kế hoạch
mua sắm đồ dùng của nhà trường qua từng năm học, sổ cho mượn đồ dùng, bảng
tổng hợp dạy ứng dụng công nghệ thông tin, mượn đồ dùng dạy học của từng học

kỳ qua các năm học, danh mục thiết bị- đồ dùng dạy học.
3. Hồ sơ kiểm kê: là nơi lưu trữ các biên bản kiểm kê cuối năm( 31/12) và
cuối năm học (31/05) ở các năm và biên bản thanh lý các thiết bị hư hỏng.
4. Báo cáo, thống kê: Lưu các báo cáo hoạt động thiết bị từng quý nộp về
PGD sau mỗi năm, báo cáo thống kê các lượt mượn hằng tháng của Giáo viên cho
BGH nhà trường và báo cáo về PGD trong báo cáo sơ kết và báo cáo tổng kết hoạt
động Thư viện – thiết bị.
5. Hồ sơ khác: nơi lưu trữ các hồ sơ khác như phiếu mượn, phiếu đăng ký
dạy ứng dụng CNTT, bảng dự trù kinh phí….
Mỗi tập bỏ vào bì trong có dán nhãn bên ngoài.
4.4.4. Trách nhiệm của Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh
khi sử dụng phòng học bộ môn:
4.4.4.1. Đối với chuyên môn:
- Thường xuyên kiểm tra( có biên bản kèm theo) việc mượn đồ dùng dạy
học và việc sử dụng phòng học bộ môn để cuối học kỳ đánh giá ý thức và phân loại
thi đua giáo viên. Bên cạnh đó, cùng với tổ trưởng chuyên môn thanh tra, dự giờ
thường xuyên, đột xuất có đánh giá qua việc sử dụng thiết bị dạy học và nhất là
khả năng khai thác hiệu quả sử dụng phòng học bộ môn của giáo viên thông qua
việc kiểm tra, dánh giá khả năng tiếp thu kiến thức và kỹ năng thực hành của học
sinh.
4.4.4.2. Đối với giáo viên phụ trách bộ môn:
- Cuối tuần giáo viên bộ môn cùng nhân viên phụ trách Thiết bị chuẩn bị các
TBDH kịp thời cho tuần đến dựa vào nội dung các tiết dạy. Để tránh việc tiến hành


thí nghiệm không thành công thì giáo viên phải kiểm tra chất lượng của hoá chất,
kiểm tra sự thiếu đủ của hoá chất và các dụng cụ thiết bị và nên bố trí thực hành
trước khi tổ chức lớp học.
- Mỗi lớp học được chia thành 8 nhóm học tập hay thí nghiệm thực hành.
Giáo viên yêu cầu các nhóm trưởng lên bàn chuẩn bị sẵn đồ dùng dạy học đem

xuống cho từng nhóm thực hành. Mỗi nhóm có 5 đến 6 em chuẩn bị sách vở, dụng
cụ học tập, ngồi đúng vị trí quy định để dễ quan sát và tiến hành thí nghiệm.
- Giáo viên bộ môn cùng giáo viên phụ trách hướng dẫn cho học sinh có ý
thức giữ gìn tài sản của nhà trường, tác phong học tập nghiêm túc trong các Phòng
học bộ môn.
- Tổ chức các tiết dạy theo đúng đặc trưng bộ môn học, quản lý hướng dẫn
học sinh sử dụng TBDH đảm bảo kết quả, phát huy tính tích cực, tự giác, tìm hiểu
kiến thức bài học tinh thần hợp tác hỗ trợ nhóm học tập của học sinh.
- Sau mỗi tiết học, giáo viên hướng dẫn học sinh thu dọn đồ dùng dạy học, vệ
sinh sạch sẽ rồi nhóm trưởng đem để lên phòng chuẩn bị như ban đầu để cho lớp
sau lên học. Sau đó các em sắp xếp lại dụng cụ học tập, dọn vệ sinh xung quanh
chỗ ngồi rồi về lớp.
- Dạy học ở Phòng học bộ môn giúp cho trình độ chuyên môn GV được
nâng cao, năng lực thực hành, năng lực tư duy logic, tư duy sáng tạo của HS không
ngừng được phát triển. Khi tiếp xúc và sử dụng TBDH nhiều lần, chính bản thân
GV sẽ gắn bó với bài giảng, không ngại làm thí nghiệm, qua đó tự bồi dưỡng trình
độ chuyên môn . HS được làm nhiều thí nghiệm, tư duy logic có điểm tựa chắc
chắn, kĩ năng thưc hành ngày một thành thục. Đó chính là nguồn nuôi dưỡng quý
báu cho lòng say mê, trí sáng tạo không ngừng của người học.
4.4.4.3. Đối với cán bộ phụ trách Thiết bị- Thí nghiệm
Đây là yếu tố tiên quyết hàng đầu của mỗi nhà trường khi muốn nâng cao chất
lượng sử dụng và khai thác TBDH. Mặc dù bản thân tuy là nhân viên không được
đào tạo chính quy và không có kinh nghiệm, nhưng tôi đã được phân công trực tiếp
làm công tác quản lý Thiết bị từ tháng 10 năm 2011 đến nay. Tuy 9 năm qua tôi
thật sự đ ã có tâm huyết với công việc của mình, tôi nhận thấy để thuận lợi cho
việc quản lý và sử dụng có hiệu quả TBDH, người cán bộ phụ trách TBDH phải có
những yếu tố sau đây:
- Hiểu được kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý nghiệp vụ công tác
thiết bị trường học. Người phụ trách TBDH cần phải hiểu tầm quan trọng của công
việc chuẩn bị thiết bị phục vụ cho dạy của thầy và học của trò trong một tiết học

thành công hay thất bại. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đang thực hiện đổi mới
nội dung và phương pháp dạy học, người cán bộ TBDH phải nắm chắc kiến thức
chuyên môn, phương pháp dạy học có sử dụng các thiết bị giáo dục. Chúng ta chưa
bàn đến tâm lí của người làm công tác TBDH hoặc về vị trí của công việc này mà


chỉ nói đến việc nếu quản lý TBDH tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học.
- Đầu năm học, thông báo trước cờ cho học sinh về nội quy, quy định khi học
tại Phòng học bộ môn để các em nắm rõ và thực hiện.
- Hàng tháng tổng kết số lượt mượn ĐDDH và số tiết thực hành của giáo viên
bộ môn. Kiểm tra và bảo dưỡng những thiết bị sử dụng, cập nhật những thiết bị hư
hỏng vào sổ sách để cuối học kì đề nghị thanh lý, mua sắm và bổ sung kịp thời để
phục vụ cho việc dạy và học.
- Người phụ trách phải có tinh thần, thái độ và trách nhiệm cao với công việc
quản lý nghiệp vụ thiết bị giáo dục của trường học. Vì vậy, phẩm chất bền bỉ, tỉ mỉ,
nhiệt tình và cần cù làm việc, xây dựng tác phong làm việc khoa học là yếu tố
thành công của người phụ trách phòng TBDH. Có tinh thần đoàn kết thân ái giữ
đúng nguyên tắc xuất nhập các thiết bị thí nghiệm với thái độ ôn hoà khi chuẩn bị
thiết bị giáo dục, đóng một vai trò quan trọng trong việc hoàn thành chất lượng các
bài lên lớp.
4.4.4.4. Đối với học sinh:
- Nghiêm túc thực hiện nội quy phòng học bộ môn, đảm bảo trật tự, không
nô đùa nghịch làm hư hại tài sản, trang thiết bị của nhà trường.
- Có ý thức tự giá học tập, chuẩn bị đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập theo
hướng dẫn của giáo viên, các nhóm trưởng phụ giúp giáo viên chuẩn bị đồ dùng và
thu dọn sau mỗi tiết học, ghi chép đầy đủ nội dung tiến trình buổi học, mạnh dạn
trao đổi thảo luận nhóm về những kiến thức trong bài học.
- Tổ chức thí nghiệm thực hành an toàn theo sự hướng dẫn của Giáo viên.
Khi có sự cố xảy ra phải bình tĩnh trật tự để giáo viên xử lý.

4.5 Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến (đã được áp dụng, kể
cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật tại cơ sở; khả năng áp dụng
cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức khác):
- Hoạt động thiết bị của nhà trường ngày càng được củng cố và đi vào ổn
định, hoạt động có hiệu quả hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Cụ thể
là số thiết bị được giáo viên sử dụng ngày càng tăng, thể hiện qua số lượt mượn và
số lần sử dụng.
- Công tác bảo quản, vệ sinh, sắp xếp thiết bị của đơn vị ngày càng ngăn
nắp, sạch sẽ và có khoa học.
- Giáo viên có tinh thần trách nhiệm chuẩn bị giờ dạy, học sinh có ý thức giữ
gìn vệ sinh, bảo quản đồ dùng. Dạy học trong phòng học bộ môn tạo ra không khí
sinh động và khoa học cho mỗi tiết học.
5- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):
6- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:


- Trang thiết bị phòng thiết bị được đồng bộ, đảm bảo chất lượng và an toàn
cho người sử dụng. Việc sắp xếp đồ dùng dạy học hợp lý, khoa học, tiện lợi dễ tìm,
dễ lấy…
- Phòng học bộ môn được trang bị hệ thống thiết bị dạy học bộ môn và hệ
thống các thiết bị nghe nhìn được lắp đặt phù hợp với bộ môn để giáo viên, học
sinh sử dụng thuận lợi, đảm bảo chất lượng giáo dục.
- Phòng học bộ môn tạo điều kiện tối ưu để học sinh được làm việc, tự
chiếm lĩnh tri thức thông qua các hoạt động học tập khác. Học sinh có thể tiếp nhận
kiến thức qua việc đọc tài liệu, quan sát thí nghiệm, thực hành trên TBDH, tiếp
nhận kiến thức bằng việc trao đổi, tranh luận qua việc học tập hợp tác theo nhóm
nhỏ tạo hứng thú học tập cho học sinh, biến học sinh từ thế bị động sang thế chủ
động trong nhận thức.
- Dạy học ở Phòng học bộ môn giúp cho trình độ chuyên môn Giáo viên

được nâng cao, năng lực thực hành, năng lực tư duy logic, tư duy sáng tạo của HS
không ngừng được phát triển. Khi tiếp xúc và sử dụng TBDH nhiều lần, chính bản
thân Giáo viên sẽ gắn bó với bài giảng, không ngại làm thí nghiệm, qua đó tự bồi
dưỡng trình độ chuyên môn . Học sinh được làm nhiều thí nghiệm, tư duy logic có
điểm tựa chắc chắn, kĩ năng thưc hành ngày một thành thục. Đó chính là nguồn
nuôi dưỡng quý báu cho lòng say mê, trí sáng tạo không ngừng của người học
7- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần
đầu, kể cả áp dụng thử (lợi ích kinh tế, xã hội so với trường hợp không áp dụng
giải pháp đó; hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở hoặc số tiền
làm lợi):
- Công tác thiết bị ở trường được Chuyên môn đánh giá cao khi kiểm tra.
- Chất lượng giờ dạy và chất lượng học tập của học sinh được nâng cao
- Qua quá trình tổ chức quản lý và sử dụng các phòng học bộ môn của nhà
trường luôn được khai thác và sử dụng có hiệu quả. Giáo viên có tinh thần trách
nhiệm chuẩn bị giờ dạy, học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo quản đồ dùng, kỹ
năng sử dụng các loại đồ dùng học tập được nâng lên.
Nơi nhận:

- Như kính gửi;
- Lưu: TĐ-KT



×