Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Rèn luyện kỹ năng giải toán nồng độ dung dịch ở cấp THCS tại trường trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.57 KB, 16 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Tên đề tài sáng kiến:
Rèn luyện kỹ năng giải toán nồng độ dung dịch ở cấp THCS tại trường
trung học cơ sở Chu Văn An .
1- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ
đầu tư tạo ra sáng kiến)1:
2- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến2: Giáo dục bộ môn Hóa
3- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử (bắt buộc phải
ghi để làm cơ sở đánh giá tính khả thi, hiệu quả của sáng kiến): Năm học 2019 2020
4- Mô tả bản chất của sáng kiến (đề nghị ghi rõ để làm cơ sở xét sáng kiến,
nếu bỏ qua các bước này thì sáng kiến có thể không đề nghị công nhận)
4.1 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (phân tích ưu điểm, nhược điểm
của nó)”:
Mục tiêu môn Hóa học THCS là cung cấp cho học sinh (HS) kiến thức Hóa học
phổ thông, rèn luyện các kĩ năng viết phương trình hóa học, tính toán theo công
thức hóa học, giải thích các hiện tượng thực tế, giải toán nồng độ dung dịch ... rèn
khả năng suy luận hợp lí lôgic, quan sát, dự đoán, tưởng tượng,...
Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Hóa học chiếm một vai trò, vị trí
vô cùng quan trọng. Nó đồng hành cùng với các bộ môn khác để hình thành tri
thức cho học sinh. Là một giáo viên phụ trách bộ môn Hóa học, ai cũng có hoài
bão làm thế nào để học sinh học tốt bộ môn mình dạy. Qua nhiều năm giảng dạy,
tôi nhận thấy việc hướng dẫn học sinh làm toán nồng độ dung dịch là phần quan
trọng nhất trong toán Hóa khối 8. Song, nó có mối quan hệ logic trong các dạng
toán của toàn bộ chương trình Hóa học 9 bậc THCS.
Giải toán nồng độ dung dịch là chương cuối cùng trong chương trình Hóa học
khối 8, nhưng chỉ có 1 tiết luyện tập với nội dung bài tập quá lớn. Hơn nữa, rơi vào
thời gian cuối năm nên giáo viên tập trung thi học kỳ là chính. Do vậy, không có
thời gian để rèn luyện dẫn đến các em yếu toán nồng độ dẫn đến yếu toán Hóa.
Học sinh không nắm được các bước giải trong toán nồng độ dung dịch, chưa biết


áp dụng lý thuyết vào thực tế. Bên cạnh đó, sách giáo khoa và sách giáo viên
hướng dẫn chưa cụ thể. Chính vì những lẽ đó, tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh
nghiệm nhằm rèn luyện kỹ năng giải toán nồng độ dung dịch ở cấp THCS tại
trường THCS Chu Văn An.
1
2

Tên và địa chỉ của chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Công nghệ thông tin, công tác quản lý giáo dục, bộ môn học, … ;


Chương trình môn Hóa học ở cấpTrung học cơ sở (THCS) giúp các em HS
bước đầu xây dựng nền tảng kiến thức cũng như rèn luyện tư duy Hóa học. Trong
đó, HS cần đặc biệt chú ý đến khả năng suy luận chặt chẽ, lôgic vì có nhiều dạng
toán Hóa yêu cầu những kĩ năng này của HS. Do đó, nếu các em nắm vững những
kiến thức và chú ý rèn các kĩ năng này, lên bậc Trung học phổ thông (THPT) các
em sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu những kiến thức cao hơn.....
4.2. Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải
pháp đã biết:
Hóa học là môn học mới mẽ đối với học sinh cấp THCS. Chính vì thế, học sinh
thường bị thu hút vào những thuộc tính rực rỡ, màu sắc mới lạ từ các thí nghiệm
Hóa học. Bên cạnh đó, trong dạy học giáo viên (GV) nên tô đậm và thêm màu sắc
vào các yếu tố bản chất của giáo cụ trực quan, gạch chân những câu, từ quan trọng
bằng phấn màu và nhấn mạnh vào nội dung cần cho HS ghi nhớ, và đặc biệt hơn là
giáo viên cần đóng khung những công thức hóa học.
Tính kiên trì quan sát trong quá trình học tập còn hạn chế. Một số em chưa thể
tập trung chú ý học tập được lâu. Do đó, nếu đồ dùng dạy học trực quan, thiếu
ngôn ngữ quen thuộc để giải thích thì sự mất tập trung của các em có thể đến rất
nhanh.
Chính vì lẽ đó, mà trong thời gian đứng lớp giảng dạy môn Hóa học cấp THCS,

bản thân tôi đã trăn trở nhiều về phương pháp và cách thức truyền thụ kiến thức
cho học sinh như thế nào để các em tham gia cùng thầy trong quá trình dạy và nắm
kiến thức bộ môn một cách vững chắc. Do vậy, tôi chọn đề tài: “Rèn luyện kỹ
năng giải toán nồng độ dung dịch ở cấp THCS tại trường trung học cơ sở Chu
Văn An” để làm nền tảng cho các em vững vàng kiến thức, tự tin theo học suốt
thời gian ở bậc THPT.
4.3. Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải pháp:
- Đối với nhà trường THCS, việc rèn luyện cho mình khả năng phân tích, tổng
hợp là rất cần thiết đối với giáo viên ở tất cả các bộ môn; trong đó có bộ môn Hóa
học, bởi Hóa học là bộ môn khoa học có rất nhiều ứng dụng đối với ngành khoa
học khác. Góp phần đẩy mạnh sự thay đổi của đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ
đổi mới của nền giáo dục nước nhà theo hướng căn bản và toàn diện.
- Trong chương trình Hóa học phổ thông, để nắm bắt đầy đủ các kiến thức của bộ
môn thì bài tập Hóa học được đặc biệt quan tâm trong giảng dạy của môn học. Bài
tập Hóa học góp phần nâng cao khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh trong quá
trình lĩnh hội kiến thức mà các em được học.
- Trong thời gian hơn 10 năm công tác giảng dạy, tôi nhận thấy bài tập Hóa học
là phương tiện hữu ích trong giảng dạy Hóa học.
* Bài tập Hóa học là nguồn để hình thành, rèn luyện, củng cố, kiểm tra các
phương thức, kỹ năng cho học sinh.
* Bài tập Hóa học có tác dụng mở rộng nâng cao kiến thức cho học sinh.

2


* Bài tập Hóa học giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tế.
* Bài tập Hóa học giúp giáo viên rèn luyện nhân cách cho học sinh : Tính chủ
động, sáng tạo, tính cẩn thận, kiên trì ... ý chí quyết tâm trong học tập.
* Đặc biệt bài tập Hóa học còn giúp việc rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh.
* Trường THCS Chu Văn An là một trường thuộc xã miền núi của huyện Phú

Ninh. Bước vào năm học mới, đa số học sinh có học lực khá, giỏi khối 8, 9 đã
chuyển trường về học tại các điểm trường tại thành phố Tam Kỳ. Chính điều đó đã
gây nên một số khó khăn đối với công tác giảng dạy. Qua tìm hiểu và tiếp cận với
đối tượng học sinh trong năm học này, tôi nhận thấy rằng đa số học sinh khối 8, 9 ở
tại đây chưa hứng thú nhiều với bộ môn Hóa học. Từ đó, tôi đã nghiên cứu đề tài
và tiến hành khảo sát chất lượng lần 1 vào đầu tháng 9/2019 (đối tượng HS lớp 9
năm học 2019 – 2020)
*Nội dung: Thực hiện các bài toán nồng độ dung dịch.
- Qua khảo sát chất lượng, tôi nhận thấy học sinh không hiểu được phương pháp
làm toán nồng độ dung dịch, chủ yếu do không hiểu bài, không hệ thống lại được
kiến thức đã học, không biết thiết lập xây dựng cách giải cụ thể cho từng bài toán.
Giáo viên thường chủ quan, khi lên lớp ngoài việc dạy lý thuyết, chỉ tập trung giải
bài tập là chủ yếu mà không đưa ra phương pháp giải cụ thể cho từng dạng bài tập
nên đa số học sinh lúng túng khi gặp các bài toán có tính phân hóa cao hơn; cũng
như qua khảo sát thăm dò nguyện vọng của các em có kết quả như sau:
+ Khoảng 20% học sinh thích làm toán nồng độ dung dịch, vì hiểu lý thuyết và
vận dụng được.
+ Khoảng 80% học sinh không thích làm toán nồng độ vì không biết cách giải,
khó nhận dạng.
Trong đó:
* 13,3 % HS không thích toán nồng độ dung dịch lý do cho là quá khó.
* 17 % HS không biết vận dụng kiến thức đã học vào bài giải.
* 23 % HS không biết thiết lập cách giải.
* 26,7 % HS cho là lý thuyết môn Hóa phức tạp, mau quên, khó áp dụng.
- Từ những nguyên nhân trên, năm học 2019-2020 tôi đã bắt tay vào việc nghiên
cứu phân loại dạng bài toán nồng độ dung dịch, bằng kinh nghiệm và kiến thức của
bản thân kết hợp với kiến thức từ các sách tham khảo tôi tiến hành biên soạn nội
dung, nhằm tìm ra biện pháp thích hợp và chọn thời gian phù hợp cho việc giảng
dạy nội dung biên soạn. Đó cũng chính là nguyên nhân tôi tiến hành biên soạn và
thực hiện đề tài này.

4.4. Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp :
Sau một số cụm bài trong SGK, giáo viên tổ chức luyện tập cho học sinh về
một số nội dung đã học. Giao một số câu hỏi cho học sinh về những nội dung chủ
yếu. Tổ chức ôn tập trên lớp qua việc hướng dẫn học sinh phân loại các dạng bài
cơ bản và phương pháp giải các dạng bài đó, thực hành giải qua các ví dụ đó.
Phân loại theo nhóm đối tượng học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu kém. Cụ
thể đối tượng học sinh học yếu môn gì, còn hổng những kiến thức gì, để từ đó có
phương pháp dạy học thích hợp cho từng đối tượng. Chú ý hơn đến nhóm đối
tượng học sinh học yếu. Kịp thời lấp lỗ hổng kiến thức mà các em mắc phải.

3


Giáo viên thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, đặc biệt là khâu thiết
kế bài dạy. Phải nghiên cứu kĩ nội dung và sử dụng phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Mỗi giáo viên phải biết tổ chức
sao cho những học sinh yếu, học sinh thiếu tự tin, không mạnh dạn được thể hiện
mình và muốn thể hiện mình. Xây dựng các em ý thức học tập chăm chỉ, chuyên
cần, không bi quan chán nản, có ý thức vươn lên.
Giáo viên phải có biện pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu: tổ chức các
nhóm bạn cùng học, nhóm bạn học tốt giúp đỡ các bạn học yếu; thành lập đôi bạn
cùng tiến, câu lạc bộ học tập;...
Khi tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên phải có câu hỏi, bài tập vừa
sức để các em làm, kịp thời khen ngợi học sinh khá giỏi, động viên khích lệ học
sinh yếu. Tránh phê bình, trách phạt các em khi các em chưa thuộc bài, làm bài.
Thường xuyên kiểm tra các em để nắm kết quả học tập nhằm giúp đỡ, động viên
các em học tập tốt.
Giáo viên cần giao bài, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.Thường xuyên liên
lạc với phụ huynh, hướng dẫn những biện pháp để giúp các em học tập đạt kết quả
cao.

Tùy thuộc vào từng đối tượng học sinh, mà giáo viên lựa chọn những biện
pháp dạy học sao cho phù hợp, từng bước giúp các em có được những kiến thức, kĩ
năng cơ bản, tạo nền tảng cho các em học tốt hơn ở những bậc học cao hơn.
Trong đề tài này giáo viên phân chia toán nồng độ dung dịch ra thành các
dạng nhỏ phù hợp để các em tiếp thu và dễ nắm kiến thức.
Hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm, bởi vậy giữa lý thuyết với thực
tiễn có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức bài
học để vận dụng chính xác vào trong thực nghiệm cũng như trong giải toán. Do đó
để rèn luyện kĩ năng giải toán nồng độ dung dịch cho học sinh, tôi thường xuyên
khắc sâu và kiểm tra các em những kiến thức trọng tâm trong chương này.
*Tóm tắt một số kiến thức cơ bản về nồng độ dung dịch:
a. Nồng độ dung dịch:
- Lượng chất tan chứa trong một lượng họăc thể tích xác định của dung dịch
- Có 2 cách thường dùng để biểu thị nồng độ dung dịch:
* Nồng độ phần trăm: (kí hiệu C%)
- Cho biết số gam chất tan có trong 100 g dung dịch.
- Công thức tính nồng độ %:
C% 

mct
m .100
100  ct
mdd
mdmoi  mct

Trong đó : mct : khối lượng chất tan (g).
mdd : khối lượng dung dịch (g).
md môi : khối lượng dung môi (g) (thường gọi H2O).
VD : Dung dịch NaCl 15% có nghĩa là trong 100g dung dịch này có 15g NaCl
hòa tan với 85g dung môi (H2O).

* Nồng độ mol : (kí hiệu là CM).
- Cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.

4


- Công thức tính nồng độ mol :
CM 

nct
nct

1000
Vdd (lít ) Vdd (ml )

Trong đó : nct : số mol chất tan.
Vdd : Thể tích dung dịch (lít).
VD : Dung dịch NaOH 2M có nghĩa trong 1 lít dung dịch này có chứa 2mol
NaOH hòa tan.
b. Các công thức liên quan :
* Giữa khối lượng chất (m) và số mol chất (n) có liên hệ với nhau bởi công thức :
n

m
M

hay

m n.M


* Giữa thể tích chất khí (V) ở đktc và số mol chất (n) liên hệ với nhau bởi công
thức :

n

V
22,4

hay

V n.22,4

+ Cần lưu ý cho các em khi giải toán nồng độ dung dịch các công thức này
chỉ áp dụng để tính lượng chất tan.
* Giữa khối lượng dung dịch (m dd), thể tích dung dịch (V dd) và khối lượng riêng
của dung dịch (D) liên hệ với nhau qua công thức:
mdd Vdd ( ml ) .D

hay

Vdd ( ml ) 

mdd
D

+ Cần nhấn mạnh cho các em công thức này chỉ áp dụng riêng cho dung dịch
biến đổi các đại lượng trong công thức tính nồng độ (khi nghịch) nghĩa là trái
định nghĩa.
c. Mối quan hệ giữa các công thức :
- Trước khi giải toán nồng độ dung dịch, tôi cung cấp cho các em nắm vững mối

quan hệ giữa các công thức thông qua sơ đồ để tạo điều kiện cho các em, muốn xác
định 1 đại lượng nào đó thì sẽ hình dung được những đại lượng liên quan trong khi
giải bài toán.

SƠ ĐỒ :

mdd 

mct .100
C%

mct
Vdd

mct 

Vdd 

C%

mdd
D

m dd

mdd .C %
100

5


D


mdd Vdd .D
nct 

CM

mct
M

M
nct
mct nct .M

Mối quan hệ giữa độ tan (T) với nồng độ % của dung dịch (C%):
C % 100
T
100  C %

T 100
C% 
100  T

;

Mối quan hệ giữa nồng độ % (C%) với nồng đội M (CM) :
10 D
CM 
C %

M

M
C% 
C M
10 D

;

Các dạng bài tập có liên quan đến nồng độ dung dịch :
Sơ đồ tóm tắt các dạng tốn :

Vấn
đề

(Dạng
1)

Dạng 1 cơ
bản
(dạng
Lập tỉ lệ
so
sánh chọn
1
chất sử
Dạng
2



(Dạng
1a)

Tìm nguyên
chất

Dạng 1
không
cơ bản

tìm nguyên
chất

Dạng 2
không
cơ bản

(Dạng1b
Đổi nghòch Dạng 1
sang thuận không
cơ bản

Đổi
nghòch
sang
2a) thuận

Dạng 2
không
cơ bản


(Dạng
(Dạng
2)
(Dạng2b)
 Khái niệm các cụm từ trong sơ đồ dạng tốn :
+ Dạng 1 : Đề cho 1 lượng chất.
+ Dạng 2 : Đề cho 2 lượng chất.
- Nếu đề cho : m, n, V khí (ở đktv) ... của 1 chất tinh khiết  lượng chất cho cơ
bản.
- Nếu đề cho chất ở dạng dung dịch hay hỗn hợp  lượng chất cho khơng cơ
bản
- Nếu cho C% đi với mdd ; CM đi với Vdd : thì gọi là chất cho khơng cơ bản
thuận.
- Nếu cho C% đi với Vdd ; CM đi với mdd : thì gọi là chất cho khơng cơ bản
nghịch
Phương pháp giải :
Bước 1 : Giải dạng (chuyển dạng tốn đề cho về dạng 1 cơ bản theo sơ đồ trên )

6


 Đổi nghịch sang thuận : (nếu đề cho C% đi với Vdd, CM đi với mdd)
Nồng độ % : mdd = Vdd x D
Nồng độ M : Vd 2 

md 2
D

- Lượng chất tinh khiết :

n

m
M

;

n

Vkhí
22,4

;

n

N'
N

vôùi ( N 6.10 23 )

- Lượng dung dịch :
n C M Vd 2

;

n

md 2 C %
100 M


Bước 2 : Viết PTHH và tóm tắc đề toán để dưới phương trình :
( ghi lại số mol chất đề cho và số mol chất cần tìm)
Bước 3 : Giải các vấn đề của bài toán (nội dung câu hỏi : a, b, c ...)
 Các vấn đề thường gặp trong bài toán, có liên quan đến nồng độ dung dịch
Vấn đề 1 :
 Nội dung câu hỏi : Tính nồng độ chất tham gia phản ứng khi biết khối lượng
hay thể tích dung dịch?
 Cách giải : - Tính khối lượng chất tan (C%) hay số mol chất tan (CM)
(Tính được từ phương trình phản ứng)
- Áp dụng công thức :
C% 

mct
100
md 2

hay

CM 

nct
Vd 2

Vấn đề 2 :
 Nội dung câu hỏi : Tính khối lượng hay thể tích dung dịch chất tham gia cần
dùng khi biết nồng độ dung dịch ?
 Cách giải : - Tính khối lượng chất tan (C%) hay số mol chất tan (CM)
(Tính được từ phương trình phản ứng)
- Áp dụng công thức

C% :
CM :

mct 100
C%
n
Vd 2  ct
CM
md 2 

Vấn đề 3 :
 Nội dung câu hỏi : Tính nồng độ sản phẩm hay chất thu được sau phản ứng?
 Cách giải : - Tính khối lượng chất tan (C%) hay số mol chất tan (CM)
(Tính được từ phương trình phản ứng)
- Tính khối lượng dung dịch hay thể tích dung dịch sau phản ứng
mdd sau phản ứng = Tổng mcác chất tham gia – (mkết tủa+ mkhí) nếu có
Vdd = Tổng Vcác chất ban đầu
Vdd = Vchất lỏng (nếu hòa tan chất rắn, chất khí vào chất lỏng)
- Áp dụng công thức : C % 

mct
100
md 2 SauPU

7

hay

CM 


nct
Vd 2 SauPU


d. Một số bài tập minh họa :
1. Dạng 1: Tính C% , CM ...
* Ví dụ: Tính khối lượng muối ăn và khối lượng nước cần lấy để pha chế thành
150 gam dung dịch NaCl 5%
Giải:
Khối lượng NaCl có trong dung dịch là: 150x5/100 = 7,5 (g)
Khối lượng của nước cần dùng là: 150 – 7,5 = 142,5 (g)
2. Dạng 2: Bài toán pha lãng hoặc cô đặc
( sử dụng công thức pha trộn)
* Ví dụ: Cần thêm bao nhiêu lít nước vào 400 ml dung dịch H2SO4 15% để được
dung dịch H2SO4 1,5M. Biết D H2SO4 = 1,6 gam/ml
Giải:
Khối lượng dung dịch H2SO4 = 1,6 . 400 = 640 (gam)
Khối lượng H2SO4 có trong dung dịch là:
mH 2 SO4 

15.400
96
 96( g ) � nH 2 SO4 
 0,98(mol )
100
98

Gọi x (lít) là thể tích H2O cần thêm vào dung dịch
Vậy thể tích dung dịch mới là: x + 0,4
n

0,98
 0,15 � x  0, 253(l )
Từ công thức CM  
V x  0, 4
Vậy lượng nước cần thêm vào là 0,253 lít
3. Dạng 3: Hòa tan 1 chất vào nước hay một dung dịch cho sẵn
Gồm 3 bước:( Có hoặc không sảy ra phản ứng)
Bước 1. Xác định dung dịch sau cùng có chứa những chất nào?( có bao nhiêu chất
tan trong dung dịch có bấy nhiêu nồng độ)
Bước 2. Sác định lượng chất tan có trong dung dịch sau cùng ( Sản phẩm phản
ứng, chất dư)
Bước 3. Xác định khối lượng, thể tích dung dịch mới
* Thể tích dung dịch mới:
- Khi hòa tan chất rắn, khí vào chất lỏng coi thể tích dung dịch mới bằng thể tích
chất lỏng(cũ)
- Khi pha chất lỏng vào chất lỏng (coi sự pha trộn không làm thay đổi thể tích dung
dịch ) thì thể tích dung dịch mới bằng tổng thể tích các chất lỏng ban đầu
m
- Nếu bài toán cho D dung dịch mới thì thể tích dung dịch mới được tính: V 
D
* Khối lượng dung dịch mới
Khối lượng dung dịch mới = Tổng khối lượng các chất trước phản ứng – khối
lượng các chất kết tủa và bay hơi ( nếu có)
Dạng 3a: Hòa tan một chất vào H2O (1dung dịch khác) không sảy ra phản ứng.
* Hòa tan một chất vào nước: tính C%, CM và các đại lượng khác thông thường dựa
vào công thức tính C%, CM
* Hòa tan một chất ( 1dung dịch) và 1 dung dịch mới không sảy ra phản ứng:
( thường là dung dịch cùng loại chất)

8



Có hai cách:
+ Sử dụng phương pháp đại số.
+ Sử dụng công thức đường chéo.
* Ví dụ: Cần pha chế theo tỉ lệ nào về khối lượng giữa hai dung dịch KNO3 có
nồng độ % tương ứng là 45% và 15% để được một dung dịch KNO3 20%
Giải:
Cách 1.
Đặt khối lượng dung dịch KNO3 45% và 15% cần lấy lần lượt là m1 và m2
gam cần pha trộn với nhau để dược dung dịch KNO3 20%
Theo bài ra ta có:
45m1 15m2
( m  m2 )

 20 1
100
100
100
� m1 : m2  5 : 25  1: 5
Vậy cần lấy một phần khối lượng dung dịch KNO3 trộn với 5 phần khối
lượng dung dịch KNO3 để thu được dung dịch KNO3 nồng độ 20%
Cách 2: ( sử dụng phương pháp đường chéo)
* Ví dụ: Tính khối lượng dung dịch KOH 38% cần lấy( D= 1,92g/ml) và lượng
dung dịch KOH 8% ( D = 1,039g/ml) để pha trộn thành 4 lít dung dịch KOH 20% (
D = 1,1g/ml)
Giải:
Cách 1: Phương pháp đại số:
mct1  mct2  mct3


mdd1  mdd 2  mdd3

Cách 2: Phương pháp đường chéo
Gọi khối lượng dung dịch KOH 38% cần lấy và lượng dung dịch KOH 8%
cần lấy lần lượt là m1 và m2
12

38%1 m1
20%
8% 2 m 2

m1
m2

=

12
= 23
18

18

m1 m2 m1  m2 m3 4000.1,1




2
3
23

5
5
2m 4400.2
m1  3 
 1760( g )
5
5
m2  m3  m1  4400  1760  2640( g )
Dạng 3b: Pha trộn xảy ra phản ứng hóa học
* Ví dụ : Cho 34.5 gam Na tác dụng với 167g nước. Tính C% của dung dịch thu
được sau phản ứng
Giải:
Số mol Na tham gia phản ứng:

9


34,5
 1,5(mol )
23
Phương trình phản ứng:
2Na + 2H2O
2mol
1,5 mol
nNa 

2NaOH
2mol
xmol


+ H2
1mol
ymol

2.1,5
 1,5(mol )
2
1,5.1
y
 0, 75(mol )
2

�x

Khối lượng các chất thu được sau phản ứng là:
mNa  1,5.40  60( g )

mH 2  0, 75.2  1,5( g )

Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng la:
mdd NaOH = 34,5 + 167 – 1,5 =200 ( gam)
Nồng độ % của dung dịch sau phản ứng là:
60
100%  30%
200

C% 

* Ví dụ :Cho 14,84 gam tinh thể Na2CO3 vào bình chứa 500 ml dd HCl 0,4M được
dung dịch D. Tính nồng độ mol/l của các dung dịch thu dược sau phản ứng

Giải:
14,84
 0,14( mol )
106
 0,5.0, 4  0, 2( mol )

nNa2CO3 
nHCl

Phương trình hóa học
2 NaCl + CO2 + H2O
Na2CO3 + 2 HCl
Theo phương trình tỉ lệ nNa2CO3 : nHCl  1: 2
Theo bài ra ta có tỉ lệ nNa CO : nHCl  0,14 : 0, 2
Vậy Na2CO3 dư còn HCl phản ứng hết
Theo phương trình ta có số mol Na2CO3 phản ứng = 1/2 số mol HCL và số mol
NaCl tạo thành = 0,5.0,2 = 0,1 (mol)
Số mol Na2CO3 dư là 0,14 – 0,1 = 0,04 (mol)
Coi thể tích dung dịch sau phản ứng bằng thể tích dung dịch HCl bằng 0,5 lít
Nông độ các chất thu được sau phản ứng là
2

CM NaCl 
CM Na CO
2

3

3


0, 2
 o, 4( M )
0,5
0, 04

 0, 08( M )
0,5

* Ví dụ :Xác định lượng dung dịch SO3 và lượng dung dịch H2SO4 49% cần lấy để
pha chế thành450 gam dung dịch H2SO4 83,3%
Giải:

10


Đặt khối lượng SO3 cần lấy là x gam , vậy khối lượng dung dịch H2SO4 49%
cần lấy là 450 – x gam
Khi trộn SO3 vào dung dịch H2SO4 có phản ứng
SO3 + H2O
H2SO4 (1)
80g

98g

xg

98
xg
80


Lượng H2SO4 sinh ra ở phản ư ngs (1) là

98
xg
80

Lượng H2SO4 có trong dung dịch H2SO4 49% là:

450  x
.49( g )
100

Theo bài ra khối lượng H2SO4 (có trong dung dịch sau cùng là 83,3%) là:
450.83,3
 374.85( g )
100

Mà lượng H2SO4 sinh ra ở phản ứng (1) và lượng H2SO4 trong dung dịch
H2SO4 49% băng lượng H2SO4 có trong dung dịch sau khi trộn .
Theo bài ra ta có:
98 x (450  x).49

 374,85
80
100
� x  210( g )
Vậy khối lượng SO3 cần lấy là 210 gam
Khối lượng dung dịch H2SO4 cần lấy là 450 – 210 = 240 gam
* Bài toán minh họa:
Xác định khối lượng KOH 7,93 % cần lấy để khi hòa tan vào đó 47 gam K2O

thu được dung dịch 21%
Giải:
Gọi khối lượng dung dịch KOH cần lấy là x gam thì khối lượng KOH có trong
dung dịch là 0,0793x gam
PTHH:
2NaOH
Na2O + H2O
94g
2.56g
47g
56g
Khối lượng KOH sinh ra ở (1) là 56 g
Mặt khác khối lượng KOH (trong dung dịch mới 21%):(56 + 0,0793)g
Khối lượng dung dịch KOH mới: (47 + x) gam
Theo bài ra ta có:
56  0, 0793 x
.100%  21%
47  x

Giải phương trình ta có x bằng 352,94 gam
Vậy khối lượng dung dịch KOH 7,93% cần lấy là 352,94 gam.
* Ví dụ : Trung hòa 200ml dung dịch NaOH 0,5M bằng dung dịch H2SO4 1M
a) Tính thể tích dung dịch H2SO4 1M đã dùng ?
b) Tính nồng độ M của sản phẩm ?

11


Bài giải :
- Số mol NaOH : nct = CM . Vdd = 0,5 . 0,2 = 0,1 mol

- Phương trình phản ứng : 2NaOH + H2SO4  Na2SO4 + 2H2O
2mol
1mol
1mol
1mol
0,1
x = 0,05
y = 0,05
z = 0,05
a) Thể tích dung dịch H2SO4 1M đã dùng :
VddH 2 SO4 

nct
0,05

0,05lít 50 ml
CM
1

b) Thể tích dung dịch sau phản ứng :
Vdd sau phản ứng = Vdd NaOH + Vdd H2SO4 = 0,2 + 0,05 = 0,25 lít
n

0,05

ct
Nồng độ M của sản phẩm : C M V  0,25 0,2M
dd
* Ví dụ : Cho 13g Zn tác dụng với 182,5g dung dịch HCl 10%.
a) Tính khối lượng chất dư sau phản ứng ?

b) Tính nồng độ % của các chất thu được sau phản ứng ?
Bài giải :

- Số mol Zn : n 

m 13
 0,2(mol )
M 65

- Khối lượng HCl có trong 182,5g dung dịch 10%:
mdd C % 182,5 10

18,25( g )
100
100
m
18,25
0,5(mol )
Số mol HCl : nct  ct 
M
36,5
mct 

-

- Phương trình phản ứng : Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2
1mol 2mol
1mol
1mol
x=0,2 (0,5)0,4

y=0,2
z= 0,2
Ta có :

0,2 0,5

1 2

Lượng HCl dư, chọn lượng Zn sử dụng

a) Khối lượng HCl còn dư sau phản ứng :
m HCl = nHCl . M = (0,5 – 0,4) . 36,5 = 3,65g
b) Khối lượng ZnCl2 sinh ra : m ZnCl2 = nZnCl2 . M = 0,2 . 136 = 27,2g
- Khối lượng dung dịch sau phản ứng :
mdd sau phản ứng = m Zn + mdd HCl – m H2 = 13 + 182,5 – (0,2.2) = 195,1 g
m

27,2

ct
- Nồng độ % của dung dịch ZnCl2 : C %  m 100 195,1 100 13,9%
dd

m

3,65

ct
- Nồng độ % của dung dịch HCl dư : C %  m 100 195,1 100 1,87%
dd


* Ví dụ: Cho 80g dung dịch NaOH tác dụng với 100ml dung dịch CuSO 4 10%
(biết D = 1,12 g/ml) thì phản ứng vừa đủ.
a) Tính khối lượng chất kết tủa sinh ra ?
b) Tính nồng độ % của dung dịch NaOH cần dùng?

12


c) Tính nồng độ % của sản phẩm khi tách bỏ kết tủa?
Bài giải :
- Khối lượng dung dịch CuSO4 10% : mdd = Vdd . D = 100 . 1,12 = 112g
- Số mol CuSO4 :
md 2 C % 112 10
nct 

0,07(mol )
100 M
100 160

-

Phương trình phản ứng : 2NaOH + CuSO4  Cu(OH)2 + Na2SO4
2mol
1mol
1mol
1mol
0,14
0,07
0,07

0,07
a) Khối lượng Cu(OH)2 sinh ra : m = n . M = 0,07 . 98 = 6,86 g
b) Khối lượng NaOH : m = n . M = 0,14 . 40 = 5,6 g
- Nồng độ % của dung dịch NaOH cần dùng :
C% 

mct
5,6
100  100 7%
2
80
md

c) Khối lượng Na2SO4 sinh ra : m = n . M = 0,07 . 142 = 9,94 g
- Khối lượng dung dịch sau phản ứng :
mdd sau phản ứng = mdd NaOH + mdd CuSO4 – m Cu(OH)2
= 80 + 112 – 6,86 = 185,14 g
- Nồng độ % của sản phẩm :
C% 

mct
9,94
100 
100 5,37%
2
185,14
md

4.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến:
- Toán hóa rất đa dạng và phong phú song ở sách giáo khoa cũng như sách

bài tập không phân dạng, không hướng dẫn học sinh thiết lập phương pháp giải cho
từng dạng, trong từng chương cũng như hướng dẫn cách vận dụng cụ thể đối với
bài tập định lượng dẫn đến học sinh lúng túng khi có sự biến dạng và phân hóa cao
hơn, do vậy trong quá trình giảng dạy muốn học sinh hiểu bài vận dụng tốt kiến
thức vào việc giải bài tập Hóa thì:
+ Giáo viên phải nghiên cứu, phân dạng bài tập, thiết lập cách giải cho từng
dạng để hướng dẫn học sinh
+ Tăng cường việc làm bài tập định lượng từ dễ đến khó nhằm rèn kĩ năng cho
học sinh, tạo cho học sinh sự đam mê hứng thú trong khi học hóa học.
- Trong chương trình hóa học các tiết luyện tập, bài tập quá ít, vì vậy trong quá
trình giảng dạy, giáo viên phải tận dụng tốt thời gian bước dặn dò và bài tập của
tiết dạy để hướng dẫn học sinh giải bài tập về nhà cũng như đề xuất với chuyên
môn phân giờ phụ đạo cho học sinh lớp 9. Biên soạn nội dung vào chuyên đề tự
chọn.
- Phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm để xây dựng ban cán sự bộ môn Hóa,
thông qua đối tượng này giáo viên bộ môn truyền đạt các nội dung cần thiết.
- Muốn thành công trong công tác giảng dạy trước hết yêu cầu người dạy phải có
tâm huyết với công việc, phải đam mê tìm tòi học hỏi, tổng hợp các kinh nghiệm
áp dụng vào bài giảng.

13


- Trong quá trình giảng dạy phải coi trọng việc hướng dẫn học sinh con đường
tìm ra kiến thức mới, khơi dậy óc tò mò, tư duy sáng tạo của học sinh, tạo hứng thú
trong học tập, dẫn dắt học sinh từ chỗ chưa biết đến biết, từ dễ đến khó.
Sau khi nghiên cứu và áp dụng các chủ đề trên cho học sinh lớp 9 của trường,
tôi nhận thấy các em nắm kiến thức bài rất hiệu quả, khả năng liên hệ kiến thức và
nắm phương pháp giải của các em được nâng lên đáng kể.
So với các cách dạy không phân chia theo từng chuyên đề và chủ đề như

mấy năm trước tôi thấy các em nắm bài không tốt, không biết nắm kiến thức và
vận dụng rất mơ hồ không theo quy trình nào cả. Ngay cả người dạy cũng không
biết mình phải dạy như thế nào và bằng cách nào để các em hiểu bài.
Qua các tiết kiểm tra 15 phút, 1 tiết tỉ lệ học sinh đạt trung bình trở lên cao
từ 60% đến 79% chất lượng.
Hơn nữa cách soạn các chủ đề như trên sẽ tạo thuận lợi cho giáo viên trong
quá trình giảng dạy có cơ sở hơn cho môn học.
5- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):………………………
6- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả:
Để có chất lượng trong công tác giảng dạy thì ngoài việc chuyên môn vững
vàng, cơ sở vật chất đảm bảo và học sinh có ý thức học tập... thì điều quan trọng để
có sự thành công là phải:
Một là: Phân lại theo nhóm đối tượng học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu
kém. Cụ thể đối tượng học sinh học yếu môn gì, còn hổng những kiến thức gì, để
từ đó có phương pháp dạy học thích hợp cho từng đối tượng. Chú ý hơn đến nhóm
đối tượng học sinh học yếu. Kịp thời lấp lỗ hổng kiến thức mà các em mắc phải.
Hai là: Giáo viên thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, đặc biệt là
khâu thiết kế bài dạy. Phải nghiên cứu kĩ nội dung và sử dụng phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Mỗi giáo viên phải biết
tổ chức sao cho những học sinh yếu, học sinh thiếu tự tin, không mạnh dạn được
thể hiện mình và muốn thể hiện mình. Xây dựng các em ý thức học tập chăm chỉ,
chuyên cần, không bi quan chán nản, có ý thức vươn lên.
Ba là: Giáo viên phải có biện pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu: tổ
chức các nhóm bạn cùng học, nhóm bạn học tốt giúp đỡ các bạn học yếu; thành lập
đôi bạn cùng tiến, câu lạc bộ học tập;...
Bốn là: Khi tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên phải có câu hỏi, bài tập
vừa sức để các em làm, kịp thời khen ngợi học sinh khá giỏi, động viên khích lệ
học sinh yếu. Tránh phê bình, trách phạt các em khi các em chưa thuộc bài, làm
bài. Thường xuyên kiểm tra các em để nắm kết quả học tập nhằm giúp đỡ, động

viên các em học tập tốt.
7- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả
áp dụng thử :

14


Sau khi nghiên cứu và áp dụng các chủ đề trên cho học sinh lớp 9 của trường,
tôi nhận thấy các em nắm kiến thức bài rất hiệu quả, khả năng liên hệ kiến thức và
nắm phương pháp giải của các em được nâng lên đáng kể.
So với các cách dạy không phân chia theo từng chuyên đề và chủ đề như
mấy năm trước tôi thấy các em nắm bài không tốt, không biết nắm kiến thức và
vận dụng rất mơ hồ không theo quy trình nào cả. Ngay cả người dạy cũng không
biết mình phải dạy như thế nào và bằng cách nào để các em hiểu bài.
Qua các tiết kiểm tra 15 phút, 1 tiết tỉ lệ học sinh đạt trung bình trở lên cao
từ 60% đến 79% chất lượng.
Hơn nữa cách soạn các chủ đề như trên sẽ tạo thuận lợi cho giáo viên trong
quá trình giảng dạy có cơ sở hơn cho môn học.
Nơi nhận:

- Như kính gửi;
- Lưu: TĐ-KT

15


16




×