Tải bản đầy đủ (.pdf) (256 trang)

Nghiên cứu văn bia Hán Nôm thành phố Hồ Chí Minh : Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.48 MB, 256 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

PHẠM NGỌC HƯỜNG

NGHIÊN CỨU VĂN BIA HÁN NƠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

PHẠM NGỌC HƯỜNG

NGHIÊN CỨU VĂN BIA HÁN NƠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chun ngành: Hán Nơm
Mã số:

62 22 01 04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM
Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS ĐINH KHẮC THUÂN
XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA LUẬN ÁN
THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN

PGS.TS Đinh Khắc Thuân

PGS.TS Phạm Văn Khoái
Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
- Luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận án là trung thực và chưa từng được cơng bố trong cơng trình nghiên
cứu của ai khác.
- Luận án được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị và kết quả nghiên
cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách trung thực, cẩn trọng
trong luận án.

NGHIÊN CỨU SINH

Phạm Ngọc Hường


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đinh Khắc Thuân là người thầy hướng
dẫn khoa học đã chỉ bảo cho tơi trong q trình học tập và thực hiện đề tài luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Hán Nôm, Trường đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn, các cô chú, anh chị, đồng nghiệp ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi học tập, nghiên cứu và hồn
thành luận án.
Tơi cũng gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong các Hội đồng đánh giá luận
án bởi những góp ý của Hội đồng sẽ giúp tơi có những tiến bộ nhanh hơn trên con
đường học tập và nghiên cứu.

NGHIÊN CỨU SINH

Phạm Ngọc Hường


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ĐH

Đại học

ĐHKHXH & NV

Đại học Khoa học xã hội và nhân văn

E.F.E.O

Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp

KHXH

Khoa học xã hội


N0

Ký hiệu thác bản lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm

NCS

Nghiên cứu sinh

NCHN

Nghiên cứu Hán Nơm

NXB

Nhà xuất bản

PL

Phụ lục

PTS

Phó tiến sĩ

Q.

Quận

TBHNH


Thơng báo Hán Nơm học

TCHN

Tạp chí Hán Nơm

TCN

Trước cơng ngun

THDQ

Trung Hoa Dân quốc

ThS

Thạc sĩ

Tp.

Thành phố

TQ

Trung Quốc

Tr.

Trang


TS

Tiến sĩ

VN

Việt Nam

VHTT

Văn hóa thơng tin

VHTT & DL

Văn hóa thể thao và du lịch

VNCHN

Viện Nghiên cứu Hán Nơm


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Bảng thống kê số lượng văn bia theo quận huyện và loại hình di tích

32

Bảng 2.2: Bảng phân bố văn bia theo thời gian

34


Bảng 2.3: Bảng phân bố văn bia các quận huyện theo niên hiệu vua Việt Nam

34

Bảng 2.4: Bảng phân bố văn bia các quận huyện theo niên hiệu vua Trung Quốc

35

Bảng 2.5: Biểu đồ phân loại văn bia theo loại hình di tích

37

Bảng 2.6: Bảng thống kê văn bia có ghi quốc hiệu, niên hiệu, danh xưng

54

Bảng 2.7: Tác giả soạn viết và nhóm tạo dựng văn bia

57


MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài

4

2. Mục tiêu khoa học

5


3. Phạm vi nghiên cứu

6

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

7

5. Phương pháp nghiên cứu

7

6. Cấu trúc của luận án

8
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu văn bia khối các nước đồng văn

9

1.2. Tình hình nghiên cứu văn bia Việt Nam

12

1.2.1. Tình hình nghiên cứu văn bia Việt Nam nói chung


12

1.2.2. Tình hình nghiên cứu văn bia tại Tp. Hồ Chí Minh

19

1.2.3. Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

24

1.3. Hướng nghiên cứu văn bia Hán Nôm Tp. Hồ Chí Minh

24

Tiểu kết chương 1

26

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VĂN BIA HÁN NƠM TP. HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái qt về đơn vị hành chính Tp. Hồ Chí Minh và văn bia Hán Nơm Tp.
Hồ Chí Minh

28

2.1.1. Đơn vị hành chính Tp. Hồ Chí Minh

28

2.1.2. Khái quát về văn bia Hán Nơm tại Tp. Hồ Chí Minh


29

2.2. Phân bố văn bia Hán Nơm Tp. Hồ Chí Minh

31

2.2.1. Phân bố văn bia theo địa phương

31

2.2.2. Phân bố văn bia theo thời gian

33

2.2.3. Phân bố văn bia theo loại hình di tích

37

2.2.3.1. Văn bia hội quán

37

2.2.3.2. Văn bia chùa, miếu, từ đường

42

2.2.3.3 Văn bia lăng mộ

46


2.2.3.4 Loại văn bia khác

50
1


2.3. Một vài đặc điểm văn bia Tp. Hồ Chí Minh

51

2.3.1. Đặc điểm văn tự

51

2.3.2. Hình dạng, chất liệu chế tạo văn bia

53

2.3.3. Cách ghi quốc hiệu, niên hiệu và một số danh xưng trên văn bia

54

2.3.4. Tác giả soạn, viết văn bia

57

2.3.5. Tình trạng và nội dung văn bia Tp. Hồ Chí Minh

63


Tiểu kết chương 2

67

CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ VĂN BIA HÁN NƠM TP. HỒ CHÍ MINH TRONG
NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
3.1. Giá trị tư liệu văn bia trong nghiên cứu lịch sử Tp. Hồ Chí Minh

69

3.1.1. Giá trị văn bia trong nghiên cứu lịch sử địa danh Tp. Hồ Chí Minh

69

3.1.2. Giá trị tư liệu văn bia trong nghiên cứu nhân vật lịch sử gắn với sự phát
triển Tp. Hồ Chí Minh

77

3.2. Giá trị tư liệu văn bia trong nghiên cứu hoạt động kinh tế Tp. Hồ Chí Minh

83

3.2.1. Về các hoạt động giao thương của người Hoa

84

3.2.2. Về tên tuổi các hãng buôn trong mạng lưới hoạt động kinh tế của người Hoa

86


3.2.3 Về sở hữu ruộng đất, sản nghiệp

92

3.3 Giá trị tư liệu văn bia trong nghiên cứu hoạt động xã hội Tp. Hồ Chí Minh

95

3.3.1 Giá trị tư liệu văn bia trong nghiên cứu hoạt động tổ chức của các bang
hội người Hoa
3.3.2 Giá trị tư liệu văn bia trong nghiên cứu các hoạt động cơng ích, từ thiện

95
99

3.3.2.1 Về hoạt động quyên góp trùng tu xây dựng của người phụ nữ

99

3.3.2.2 Về hoạt động xây dựng nghĩa từ, bệnh viện, hội nghề y

102

Tiểu kết chương 3

108

CHƯƠNG 4: GIÁ TRỊ VĂN BIA HÁN NƠM TP. HỒ CHÍ MINH TRONG
NGHIÊN CỨU TƯ TƯỞNG, TƠN GIÁO, TÍN NGƯỠNG

4.1. Giá trị tư liệu văn bia trong nghiên cứu Nho giáo ở Tp. Hồ Chí Minh

110

4.1.1 Vấn đề học tập, truyền bá tư tưởng Nho giáo của người Việt

110

4.1.2 Vấn đề xây dựng trường học, thư viện người Hoa

115

2


4.2 Giá trị tư liệu văn bia trong nghiên cứu Phật giáo tại Tp. Hồ Chí Minh

119

4.2.1 Vấn đề Phật giáo trong chùa người Việt

120

4.2.1.1 Về hành trạng các vị tổ sư, trụ trì

120

4.2.1.2. Về thiền kệ, tư tưởng, triết lý

124


4.2.1.3 Về quá trình hình thành, xây dựng chùa chiền

126

4.2.2. Hoạt động Phật giáo trong chùa người Hoa

128

4.3 Giá trị tư liệu văn bia trong nghiên cứu các nhân vật truyền giáo tại Tp. Hồ
Chí Minh

134

4.4 Giá trị tư liệu văn bia trong nghiên cứu hoạt động tín ngưỡng Thiên Hậu
Thánh mẫu và Quan Thánh Đế quân

138

4.4.1. Về tín ngưỡng thờ Thiên Hậu Thánh mẫu

138

4.4.2. Về tín ngưỡng thờ Quan Thánh Đế quân

141

Tiểu kết chương 4

145


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

148

DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

151

TÀI LIỆU THAM KHẢO

153

PHỤ LỤC 1: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH MỘT SỐ VĂN BIA TIÊU BIỂU
PHỤ LỤC 3: DANH MỤC VĂN BIA TP. HỒ CHÍ MINH
PHỤ LỤC 4: TUYỂN DỊCH MỘT SỐ VĂN BIA Ở TP. HỒ CHÍ MINH

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn lựa đề tài
Tp. Hồ Chí Minh nằm ở phía Nam của Việt Nam, là một vùng đất mới so với chiều
dài lịch sử phát triển của cả nước. Sớm nhất có thể tính từ năm 1623, khi chúa Nguyễn
Phúc Nguyên sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chân Lạp cho lập đồn thu thuế tại Prei
Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Đến tháng 2 năm 1698, chúa Nguyễn
Phúc Chu bắt đầu cho đặt phủ Gia Định, lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình [Đại
Nam thực lục tập 1, 2010, tr. 97], thiết lập chính quyền, các đơn vị hành chính, chia đặt
tỉnh lị…, chính thức xác lập chủ quyền của Đại Việt trên vùng đất mới. Trải qua biết

bao những thăng trầm, biến cố, bạo loạn, chiến tranh…, Tp. Hồ Chí Minh ngày nay đã
trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa hàng đầu của cả nước.
Tìm hiểu về văn hóa phát triển của Tp. Hồ Chí Minh, chúng ta khơng thể bỏ qua
việc tìm hiểu nghiên cứu về di sản Hán Nơm cịn lưu giữ trên vùng đất này, đặc biệt là
di sản văn bia Hán Nôm. Thông qua tư liệu văn bia, làm sáng tỏ những giá trị về nội
dung và hình thức văn bia Tp. Hồ Chí Minh, từ đó có thể nghiên cứu sâu hơn các vấn
đề lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội ở Tp. Hồ Chí Minh trong lịch sử. Nghiên cứu văn
bia chữ Hán Nơm tại Tp. Hồ Chí Minh trong tồn bộ hệ thống văn bia Việt Nam là
cơng việc hữu ích và cần thiết. Nó góp phần vào cơng cuộc xây dựng và phát triển kinh
tế xã hội với mục đích bảo tồn giá trị truyền thống nền văn hóa lâu đời của Việt Nam
nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng.
Chữ Hán, chữ Nơm khắc trên văn bia là hiện tượng văn hóa được nảy sinh từ đời
sống xã hội và là một bộ phận quan trọng trong nền văn hóa thành văn nói chung và
trong văn hóa Hán Nơm nói riêng. Văn bia chữ Hán Nơm tại Tp. Hồ Chí Minh ra đời
trong mối quan hệ văn hóa vùng, có sự tiếp nhận ảnh hưởng của truyền thống sáng tạo
văn bia chữ Hán Nôm mà người Việt ở miền Bắc và miền Trung đã sử dụng, nhưng nó
mang bản sắc và những nét đặc trưng riêng của lịch sử, truyền thống văn hóa cư dân
miền Nam. Văn bia là nguồn tư liệu đáng tin cậy trong nghiên cứu mọi mặt đời sống xã
hội từng thời kỳ. Văn bia tại các di tích hội qn, lăng mộ, đình chùa, miếu từ, nhà
thờ… đều là những tư liệu xác thực để góp phần nghiên cứu lịch sử, kinh tế, xã hội, tư
tưởng, tơn giáo, tín ngưỡng… tại Tp. Hồ Chí Minh. Đặc biệt hơn nữa ở Tp. Hồ Chí
Minh một bộ phận rất lớn người Hoa đã sinh sống tại đây nên bộ phận văn bia nơi đây có
4


những nét riêng biệt so với các vùng khác. Các tư liệu văn bia trong hội quán, chùa miếu
người Hoa là những tư liệu quan trọng trong nghiên cứu tìm hiểu quá trình người Hoa di
dân, thành lập bang hội, phát triển kinh tế và các hoạt động cơng ích, xã hội… Tìm hiểu,
nghiên cứu văn hóa Tp. Hồ Chí Minh trên các phương diện lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã
hội, tư tưởng, tơn giáo, tín ngưỡng thơng qua hệ thống văn bia Hán Nôm trên địa bàn

Thành phố để thấy được những đặc điểm riêng, những vấn đề khoa học có giá trị là điều
cần thiết.
Tp. Hồ Chí Minh hiện có nhiều di tích văn bia Hán Nơm đang bị hư hại, xuống cấp
nên việc điền dã sưu tầm, thống kê số lượng, làm rõ đặc điểm, giá trị văn bia ở Tp. Hồ
Chí Minh là việc làm cần thiết, nhằm giữ gìn và phát huy giá trị nguồn di sản Hán Nôm
này. Văn bia Hán Nôm cũng là lĩnh vực đang được nhiều nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước quan tâm, tiếp cận, triển khai nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau, như:
Nghiên cứu văn bia theo vùng, tỉnh, theo văn bản, theo văn tự, theo thời gian…, nhưng
vẫn còn nhiều mảng, nhiều vùng chưa được tận khai thác. Mảng tư liệu văn bia Hán
Nôm Tp. Hồ Chí Minh cho đến nay vẫn chưa có cơng trình nào đi sâu khai thác thành
một đề tài chuyên biệt, nên cần nhiều cơng trình, đề tài bổ sung nghiên cứu để hoàn
thiện hơn nữa về giá trị nội dung, hình thức, cũng như nghệ thuật của mảng tư liệu này.
Xã hội càng phát triển thì văn hóa tinh thần càng được đề cao, con người càng có
nhu cầu tìm hiểu về cội nguồn văn hóa truyền thống. Tìm hiểu, nghiên cứu về văn bia
chữ Hán Nơm Tp. Hồ Chí Minh cũng là cách để chúng ta cùng chung tay, xây dựng,
bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa văn bia Hán Nơm. Nhận thức được văn bia
Hán Nơm Tp. Hồ Chí Minh là những tư liệu quan trọng có giá trị nhiều mặt, chuyển tải
tinh thần nhân văn cao đẹp trong nghiên cứu đời sống văn hóa, xã hội, tơn giáo, tín
ngưỡng, nên NCS lựa chọn đề tài: Nghiên cứu văn bia Hán Nôm Tp. Hồ Chí Minh
làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ chun ngành Hán Nơm, hy vọng sẽ đóng
góp phần nào trong cơng trình nghiên cứu văn bia về các địa phương trong cả nước, từ
đó có thể làm rõ hơn nhiều vấn đề về văn hóa Việt Nam trong lịch sử.
2. Mục tiêu khoa học
- Mục tiêu thực tiễn: Thống kê, khảo sát toàn bộ tư liệu văn bia chữ Hán Nơm
tại Tp. Hồ Chí Minh, bao gồm văn bia trên thực địa, thác bản lưu trữ tại thư viện và
những tư liệu văn bia có liên quan in trong các sách vở tài liệu khác, để trên cơ sở đó
5


tìm hiểu đặc điểm, hiện trạng, phân bố, phân loại, phân kỳ, tác giả soạn viết, ngơn ngữ

văn tự, hình dạng chất liệu, cách ghi quốc hiệu, niên hiệu… của văn bia.
- Mục tiêu lý luận: Từ những kết quả nghiên cứu mang tính thực tiễn, luận án
thơng qua đó để tìm hiểu những vấn đề mang tính lý luận của văn bia Hán Nơm Tp. Hồ
Chí Minh. Từ tư liệu văn bia tiến hành nghiên cứu nhiều mặt trong đời sống văn hóa,
xã hội như: Địa danh lịch sử, nhân vật lịch sử, hoạt động kinh tế, đất đai sản nghiệp, tổ
chức bang hội, hoạt động cơng ích, từ thiện, tư tưởng Nho học, giáo dục, tín ngưỡng
Phật giáo, Thiên chúa giáo… mà văn bia đã phản ánh. Qua đó, luận án hướng tới việc
đưa ra hoặc khẳng định thêm một số kết luận liên quan đến văn hóa truyền thống dân
tộc tại Tp. Hồ Chí Minh trong lịch sử, góp phần khẳng định tính khả thi của một hướng
nghiên cứu chuyên sâu mang tính liên ngành trong nghiên cứu văn bia nói riêng và
nghiên cứu di sản Hán Nơm nói chung.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là 325 văn bia, chủ yếu là hiện vật văn bia trên địa bàn Tp.
Hồ Chí Minh. Ngoài ra, một số thác bản văn bia hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu
Hán Nôm, các thư viện khác tại Tp. Hồ Chí Minh, hay những văn bia hiện vật, thác bản
văn bia ở các địa phương khác có nội dung liên quan đến văn hóa, lịch sử Tp. Hồ Chí
Minh cũng được thu thập, chỉnh lý, nghiên cứu.
3.2 Phạm vi tư liệu nghiên cứu
Văn bia Hán Nơm có lịch sử lâu dài và được tạo dựng trên khắp các địa bàn cả
nước trải dài từ Bắc vào Nam, văn bia chuyển tải nội dung phong phú và đề cập đến
mọi mặt trong đời sống xã hội mà trong phạm vi một luận án không thể nghiên cứu hết.
Trong khuôn khổ của luận án này, chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu là các văn
bia hiện vật và thác bản văn bia Hán Nôm thuộc địa lý hành chính của Tp. Hồ Chí
Minh, với các nội dung chủ yếu như sau:
- Đặc điểm, hiện trạng văn bia Hán Nơm Tp. Hồ Chí Minh, số lượng, phân bố,
phân loại, nội dung, đặc trưng hình thức, cách ghi niên hiệu, tác giả soạn viết... của văn bia;
- Tìm hiểu văn bia ở một số phương diện như về lịch sử, kinh tế, xã hội, tư
tưởng, tơn giáo, tín ngưỡng đã được phản ánh qua văn bia;


6


- Biên dịch, chú giải một số văn bia đại diện có nội dung đề cập đến nội dung
nghiên cứu của luận án.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
-

Luận án đã tập hợp, thống kê, đánh giá và nghiên cứu tồn bộ văn bia Hán Nơm

trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Nhiều tư liệu văn bia lần đầu tiên được cơng bố, góp
phần quan trọng trong việc tìm hiểu hiện trạng, đặc điểm hình thức và nội dung văn
bản văn bia Hán Nơm Tp. Hồ Chí Minh. Từ đó làm sáng tỏ hơn những giá trị của văn
bia trong nghiên cứu lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội, tư tưởng, tơn giáo, tín ngưỡng ở
Tp. Hồ Chí Minh.
-

Kết quả thống kê, tổng hợp số lượng văn bia sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin

tư liệu cho các ngành liên quan để có kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn bia
Hán Nôm Tp. Hồ Chí Minh.
-

Luận án cung cấp tư liệu văn bia Hán Nôm cho các nhà nghiên cứu trong nhiều

lĩnh vực về Tp. Hồ Chí Minh, góp phần sưu tầm, gìn giữ và phát huy di sản văn hóa
Hán Nơm của dân tộc.
-

Luận án lựa chọn một số văn bia Hán Nôm tiêu biểu, có giá trị về mặt nội dung


để phiên âm, dịch nghĩa, chú giải, góp thêm phần tìm hiểu về truyền thống lịch sử, văn
hóa của vùng đất Tp. Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện luận án, NCS sử dụng những phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp điều tra điền dã: Là phương pháp chủ yếu khi tiến hành làm luận
án này. Vì văn bia Hán Nơm Tp. Hồ Chí Minh tính đến thời điểm hiện tại, số văn bia
có thác bản lưu trữ để phục vụ độc giả quan tâm, nghiên cứu chỉ tính trên đầu ngón tay.
NCS tiến hành đi điền dã để khảo sát thực tế, tìm hiểu số lượng cụ thể văn bia hiện còn
trên địa bàn Thành phố.
- Phương pháp nghiên cứu bi kí học Hán Nơm và văn bản học Hán Nôm: Các
phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong việc khảo sát, xác định niên đại, chân,
giả của bi kí và văn bản văn bia để chọn ra những văn bia đích thực. Trên cơ sở đó, tiến
hành đánh giá những đặc điểm về nội dung cũng như về hình thức của văn bia Tp. Hồ
Chí Minh.
7


-

Phương pháp thống kê, định lượng và phân loại: Luận án sử dụng phương pháp

thống kê để thể hiện sự phân bố văn bia theo không gian, thời gian và loại hình di tích;
Dùng phương pháp định lượng, phân loại và so sánh để từ đó cố gắng khai thác triệt để
nội dung tư liệu văn bia.
-

Phương pháp thông diễn học (thuyên thích học): Đây là một phương giải đọc


văn bản, khôi phục lại quá khứ thông qua văn bản, tác phẩm. Trong quá trình làm luận
án, tiếp xúc nhiều với văn bản bia, NCS sử dụng phương pháp Thông diễn học để giải
mã nội dung văn bia, cố gắng chuyển dịch một cách chân thực nhất, nhằm khai thác
triệt để những giá trị nội dung mà văn bia chuyển tải.
-

Các phương pháp nghiên cứu liên ngành, đan xen các phương pháp nghiên cứu

của các ngành sử học, kinh tế, xã hội, ngôn ngữ, dân tộc học và mỹ thuật… nhằm tìm
hiểu giá trị văn bia Tp. Hồ Chí Minh trong nhiều mặt cả về nội dung và hình thức.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục bài viết, Tài liệu tham khảo và phần Phụ
lục, luận án có cấu trúc gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Khảo sát văn bia Hán Nôm Tp. Hồ Chí Minh
Chương 3: Giá trị văn bia Hán Nơm Tp. Hồ Chí Minh trong nghiên cứu lịch sử văn
hóa và kinh tế xã hội
Chương 4: Giá trị văn bia Hán Nơm Tp. Hồ Chí Minh trong nghiên cứu tư tưởng,
tơn giáo, tín ngưỡng

8


NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Trong chương này, NCS sẽ trình bày khái quát về tình hình nghiên cứu văn bia
khối các nước đồng văn, những thành tựu nghiên cứu văn bia của Việt Nam nói chung
và tình hình nghiên cứu văn bia tại Tp. Hồ Chí Minh nói riêng. Từ đó đưa ra những đánh
giá, phân tích, làm rõ một số vấn đề cần thiết khi triển khai nghiên cứu văn bia Hán Nơm

Tp. Hồ Chí Minh mà các cơng trình, đề tài nghiên cứu của các tác giả đi trước chưa đề
cập tới.
1.1 Tình hình nghiên cứu văn bia khối các nước đồng văn
Một số nước trong khu vực, trong quá khứ cùng sử dụng chữ Hán có thể kể đến
như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan... Trong khoa học nghiên
cứu về văn bia họ đã để lại những thành tựu đáng kể. Khoa học nghiên cứu về văn bia
đã có từ lâu đời trong lịch sử và được gọi với tên: Kim thạch học 金石學, bi học 碑学,
bi khắc học 碑刻学, thạch khắc học 石刻学… Những môn khoa học nghiên cứu này là
môn học thuật có liên quan đến chữ khắc trên đá. Khi văn bia xuất hiện nhiều vì nhu
cầu ghi lại sự việc hay hoạt động của con người trong đời sống, cũng là lúc người ta
bắt đầu có nhu cầu thưởng lãm, sưu tầm, tìm hiểu, bình luận, nghiên cứu… về nó. Từ
đó dần hình thành nên một mơn học thuật nghiên cứu về văn bia. Tình hình sưu tầm và
phương pháp nghiên cứu văn bia, trải qua các đời, trong từng giai đoạn lịch sử, mỗi tác
giả lại có cách nghiên cứu, luận giải, phân loại khác nhau.
Với Nhật Bản, trong quá khứ họ cũng sử dụng chữ Hán như Việt Nam, và kể cả
giai đoạn hiện nay thì họ vẫn đang sử dụng một bộ phận chữ Hán làm quốc ngữ. Một
số tác giả và tác phẩm tiêu biểu trong nghiên cứu về Kim thạch của họ có thể kể đến
như: 房總金石文の研究 Phịng tổng kim thạch văn đích nghiên cứu của Shinozaki
Shirou 篠崎四郎 (NXB 小倉家 Tiểu Thương Gia, Đông Kinh, Nhật Bản năm 1942); 日本上
代金石叢考 Nhật Bản thượng đại kim thạch tùng khảo của Yabuta Kaichirou 薮田嘉一
郎 (In tại nhà sách 河原書店 Hà Nguyên thư điếm, Đông Kinh, Nhật Bản năm 1949);
大日本金石史 Đại Nhật Bản kim thạch sử, do Kizaki Aikichi 木崎愛吉 biên soạn
(NXB 歷史圖書社 Lịch sử đồ thư xã, Đông Kinh, Nhật Bản năm 1972); 日本金石圖
錄 Nhật Bản kim thạch đồ lục, biên soạn bởi trường Đại học Otani, (Nxb Nigensha 二
玄社, năm 1972); 日本金石文學 Nhật Bản kim thạch văn học, của Katou Jun 加藤諄,
9


xuất bản bởi 武藏村山 Vũ Tàng thôn sơn, Nhật Bản năm 1988. Tất cả những sách nêu
trên đều liên quan đến kim thạch, nhưng mỗi cuốn sách lại triển khai nghiên cứu ở một

góc độ khác nhau xoay quanh: tình hình nghiên cứu, lịch sử hình thành và phát triển
kim thạch, văn học trên kim thạch qua các thời kỳ ở Nhật Bản... Trong lĩnh vực nghiên
cứu về kim thạch, thạch khắc họ đã để lại một số thành tựu đáng kể.
Một số tác giả Đài Loan nghiên cứu về kim thạch học, tiêu biểu có 葉國良 Diệp
Quốc Lương, với 宋代金石學研究 Tống đại kim thạch học nghiên cứu (Công ty xuất
bản sách Đài Loan 台灣書房出版有限公司, năm 2011), 石學蠡探 Thạch học lãi thám,
石學續探 thạch học tục thám (NXB Đại An 大安出版社, năm 1999)... Trong cuốn 宋代
金石學研究 Tống đại kim thạch học nghiên cứu ơng đã có những phân tích, đánh giá về
ảnh hưởng của kim thạch học đời Tống đối với mọi mặt như kinh học, tiểu học, sử học,
văn học, nghệ thuật... Có thể xem đó là trước tác rõ ràng và chân thực nhất về nghiên
cứu kim thạch học đời Tống. Diệp Quốc Lương trong lĩnh vực nghiên cứu về Kim thạch
học có nhiều đóng góp trong học thuật, nghiên cứu của ơng có tính đột phá mới về cả
mặt phương pháp và thể loại; Tác giả 馬無咎 Mã Vô Cữu với 中國金石學概要 Trung
Quốc kim thạch học khái yếu (Đài Bắc 臺北, Nghệ văn ấn thư quán 藝文印書館, năm
1967); 王國璠 Vương Quốc Phan với 臺灣金石木書畫略 Đài Loan kim thạch mộc thư
họa lược (Đài Trung Đồ thư quán xuất bản 臺中圖書館出版, năm 1976)... đều là các tác
phẩm nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến kim thạch.
Ở Hàn Quốc, ngay từ đầu thế kỷ XIX đã có chuyên gia về kim thạch học. Ông là
金正喜 Jinzhengxi (1786-1856), là thư pháp gia, kinh học gia và kim thạch học gia nổi
tiếng. Trong lĩnh vực kim thạch học ông đã để lại tác phẩm 禮堂金石過眼錄 Lễ đường
kim thạch quá nhãn lục. Đây là một trước thuật khảo chứng về bia Chân Hưng Vương
tuần thú núi Hàm Hưng Hoàng Thảo và bia Chân Hưng Vương tuần thú ở Bắc Hán sơn
bia phong (咸兴黄草岭的真兴王巡狩碑和北汉山碑峰的真兴王巡狩碑 ). Trong tác
phẩm này ơng đã có những đánh giá, bình luận, phân tích, từ đó đưa ra những kết luận có
tính khoa học. Chính vì lẽ đó mà trước tác của ơng có tính thời đại và được đón nhận.
Một cuốn sách xuất bản gần đây là 韓國金石學의 성립과 발전 — 硏究史의 整理
Nghiên cứu và chỉnh lý kim thạch học Hàn Quốc, của 최영성 Choi Young Sung, xuất
bản bởi The Society Of The Eastern Classic (Đông Dương Cổ Điển Học Hội), năm 2007.
Trong cuốn sách đã trình bày khái lược về lịch sử nghiên cứu và tình hình chỉnh lý của
kim thạch học Hàn Quốc. Cuốn sách được đông đảo giới học thuật quan tâm, chú ý.


10


Tại Singapore, tác giả 饒宗頤 Nhiêu Tông Di với 星馬華文碑刻繫年 Tinh Mã
Hoa văn bi khắc hệ niên (Singapore, Tân Văn Phong xuất bản xã 新文豐出版社 năm
1970) là tác phẩm mở đầu cho việc biên soạn sách về minh văn người Hoa ở Đông Nam
Á; Tiếp nối theo sau là tác giả 陳荊和 Trần Kinh Hòa và 陳育崧 Trần Dục Tung với 新
加坡華文碑銘集錄 Tân Gia Ba Hoa văn bi minh tập lục (Singapore, 中文大學出版部
Trung văn Đại học xuất bản bộ, năm 1973), tác phẩm sưu tầm 119 văn bia chữ Hán
trong các di tích của Singapore; Thời gian gần đây, Singapore liên tiếp có những dự án
sưu tầm, điền dã, khảo sát, nghiên cứu về văn bia trong các hội quán, miếu vũ người Hoa
và mối liên hệ mật thiết về mọi mặt của nó với các miếu vũ người Hoa khu vực Đơng
Nam Á. Từ đó mà hàng loạt các cơng trình liên quan đến văn bia ra đời. Tiêu biểu có thể
kể đến: 新加坡華文銘刻彙編 Tân Gia Ba Hoa văn minh khắc vị biên: 1819-1911 của
tác giả 丁荷生 Đinh Hà Sinh và 許源泰 Hứa Nguyên Thái (Singapore Đại học Quốc lập
新加坡國立大學, năm 2017). Đây là tập đại thành lớn về văn khắc, thu thập toàn bộ văn
bia, biển gỗ, câu đối từ khi Singapore bắt đầu thành lập đến hết triều Thanh, đem chỉnh
lý, biên soạn và xuất bản; Sau đó hai tác giả tiếp tục sưu tầm tồn bộ văn bia có trong các
miếu vũ người Hoa biên tập thành sách như: 福建宗教碑銘彙編: 興化府 Phúc Kiến
tông giáo bi minh vị biên: Hưng Hóa phủ (Singapore, Phúc Kiến nhân dân xuất bản xã
福建人民出版社, năm 1995); 福建宗教碑銘彙編: 泉州府 Phúc Kiến tông giáo bi
minh vị biên: Tuyền Châu phủ (Singapore, Phúc Kiến nhân dân xuất bản xã 福建人民出
版社, năm 2003); 福建宗教碑銘彙編: 漳州府 Phúc Kiến tông giáo bi minh vị biên:
Chương Châu phủ (Singapore, Phúc Kiến nhân dân xuất bản xã 福建人民出版社, năm
2010). Nghiên cứu về văn bia người Hoa tại đây đã để lại những thành tích đáng kể.
Trung Quốc là cái nôi của bia, sự xuất hiện rất sớm của văn bia đã khiến cho
Trung Quốc có cả một tập đại thành về mặt sưu tầm, biên soạn, nghiên cứu về văn bia.
Luận về bia sớm nhất có thể kể đến tác phẩm Văn tâm điêu long 文心雕龍 của Lưu
Hiệp 刘勰. Trong cuốn sách này, ông đã dành cả thiên 12 là Lụy bia 誄碑1 để nói về

bia và thể loại bia. Đến thời Đường, sau khi thạch cổ văn được khai lộ thì việc trước
thuật, nghiên cứu đã đạt đến đỉnh cao. Những tác giả tiêu biểu có đề cập đến văn bia
trong giai đoạn này là: Hàn Dũ 韓愈, Vi Ứng Vật 韋應物, Trương Hoài Quán 張懷瓘...
Trước đời Tống, các loại kim thạch hay bia khắc chỉ để trưng bày, thường dành cho
người yêu thích cổ vật sưu tầm về thưởng lãm. Cho đến thời kỳ Bắc Tống, khởi nguồn
誄碑 Lụy bia là một thể văn kể công trạng, đức hạnh của người chết để phong tước, xưng hiệu ghi trên bia đá.

1

11


từ Âu Dương Tu 歐陽修(1007-1072), ông đã thu thập một cách quy mô, hệ thống
nghiên cứu kim thạch, bia khắc và soạn thành chuyên khảo. Từ đó nghiên cứu về văn
bia đã phát triển thành một môn học thuật và có phương pháp luận nghiên cứu khoa
học độc lập gọi là Kim thạch học 金石学. Một loạt các tác giả với những tác phẩm
chuyên sâu về văn bia đã ra đời trong thời kỳ này: Âu Dương Tu 歐陽修 với Tập cổ
lục 集古录, Triệu Minh Thành 趙明誠 với Kim thạch lục 金石录…
Giai đoạn Nguyên, Minh, Thanh, bộ môn khoa học nghiên cứu về Kim thạch học
đã có thêm những bước phát triển mới trong phương pháp nghiên cứu. Giai đoạn này
xuất hiện trào lưu nghiên cứu Kim thạch học, những trước tác về khái luận nghiên cứu,
thông soạn, mục lục... đều rất có giá trị. Tác giả Ngơ Thức Phân 吴式芬 trong Quấn cổ
lục 攈古录 đã thu thập hơn 18.000 loại bia mục từ Hạ Thương Chu tam đại đến đời
Nguyên, bao gồm 20 tập, là cuốn mục lục phong phú nhất từ trước tới nay. Tác giả Tiền
Đại Hân 钱大昕 với Tiềm nghiên đường kim thạch văn tự bạt vĩ 潜研堂金石文字跋尾,
đã khảo đính rất kỹ lưỡng, tường tận về kim thạch văn tự, là một trước tác tốt nhất về
Kim thạch học đương thời. Tác giả Vương Sưởng 王昶 với Kim thạch tụy biên 金石萃
编, thu thập hơn 1500 loại kim thạch từ ba đời Nguyên Minh Thanh trở lại đây, bao gồm:
Tập mục lục, minh văn và bạt vĩ (bạt văn), tất cả đều biên soạn trong một cuốn sách. Có
thể nói đó là một tập đại thành về Kim thạch học. Tác giả Diệp Xương Xí 叶昌炽 với

Ngữ thạch 语石, là tác phẩm tiêu biểu về khái luận Kim thạch học đương thời. Cận hiện
đại đến nay, việc nghiên cứu, tìm tịi về phương diện nào cũng đạt được những thành tựu
rất lớn. Về thu thập tư liệu có Bắc Kinh đồ thư quán tàng Trung Quốc lịch đại thạch
khắc thác bản vựng biên 北京图书馆藏中国历代石刻拓本汇编; Về giám định thác
bản có Tăng bổ hiệu bi tùy bút 增补校碑随笔; Về giới thiệu thạch khắc có Thạch khắc
tự lục 石刻叙录, Tây An bi lâm thư pháp nghệ thuật 西安碑林书法艺术... Những thành
tựu nổi bật của họ đã được giới học thuật trên tồn thế giới cơng nhận.
1.2 Tình hình nghiên cứu văn bia Việt Nam
1.2.1 Tình hình nghiên cứu văn bia Việt Nam nói chung
Nghiên cứu về văn bia ở Việt Nam đã có từ lâu, nhưng chủ yếu dừng lại ở công
việc sưu tầm, sao lục. Mấy chục năm trở lại đây các cơng trình khảo cứu, sưu tầm, dịch
thuật về văn bia liên tục ra mắt. Các cơng trình được nghiên cứu một cách có hệ thống,
theo vùng miền, theo chủ đề của văn bia. Trong các cơng trình, những bài viết gần đây,
nghiên cứu về văn bia không dừng lại ở nghiên cứu văn tự, nội dung có ở trên bia, mà
đối tượng nghiên cứu của nó đã được mở rộng từ công việc sưu tầm, sao lục, lập thư
12


mục, dịch chú đến thể loại, chất liệu, nghệ thuật trang trí, giám định niên đại thác
bản… Nghiên cứu văn bia hay Bi ký học đã trở nên quen thuộc và trở thành một phân
môn khoa học quan trọng trong ngành Hán Nôm học.
Văn bia ra đời sớm nhất ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại là văn bia được
phát hiện ở nghè thờ Đào Hồng, thơn Thanh Hoài, xã Thanh Khương, huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh. Tấm văn bia cổ gồm hai mặt khắc hai bài văn có 2 niên đại và
kiểu văn tự khác nhau. Mặt thứ nhất ghi niên đại“Kiến Hưng nhị niên 建興貳年” (314)
là niên hiệu của Tấn Mẫn Đế (313-316); Mặt thứ hai khắc “Duy Tống Nguyên Gia
chấp thất niên, Thái tuế Canh Dần, thập nhị nguyệt Bính Thìn” (năm 450), niên đại
Tống Nguyên Gia 424-453. Qua khảo sát, số chữ còn lại ở cả hai mặt có khoảng gần
300 chữ. Mặt thứ nhất hiện còn khoảng 120 chữ, được viết theo phong cách Lệ thư,
mặt thứ hai còn khoảng 150 chữ, viết theo phong cách Khải thư [Nguyễn Phạm Bằng,

2014, TBHNH]. Tấm bia có niên đại sớm thứ 2 là văn bia Đại Tùy Cửu Chân quận
Bảo An đạo tràng chi bi văn 大隨九眞郡寶安道場之碑文, bia dựng năm 618. Văn bia
hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tại Hà Nội. Theo học giả Trần Văn
Giáp trong bài viết Văn bia Việt - Nam công dụng thác bản văn bia Việt - Nam đối với
khoa học xã hội và những thác bản văn bia hiện cịn có ở Thư viện Khoa học xã hội in
trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử thì tác giả bài văn bia này là Kiểm hiệu Giao Chỉ quận,
Nhật Nam quận thừa, kiêm Nội sử Xá nhân, Nguyên Nhân Khí người ở Lạc Dương, Hà
Nam, Trung Quốc [Trần Văn Giáp, 1969, tr.3-19]. Ra đời muộn hơn một chút là các
cột đá khắc kinh Phật vào năm 973 ở Hoa Lư, Ninh Bình. Theo Hà Văn Tấn “Có thể
nói đây là một loại bi ký có niên đại sớm nhất của thời kỳ phong kiến tự chủ trong số
các bi ký đã phát hiện từ trước đến nay” [Hà Văn Tấn, 1965, tr.39-50].
Tính đến nay văn bia Việt Nam đã có hơn 1700 năm lịch sử. Văn bia chủ yếu
viết bằng chữ Hán, một số ít văn bia viết bằng chữ Nôm và chữ viết của các dân tộc
khác. Các thư tịch, tài liệu trong lịch sử có đề cập đến văn bia ở Việt Nam, sớm nhất có
thể kể đến là sách Thiền uyển tập anh 禪苑集英 đã nói đến dấu tích của bia. Mục số 54
trong sách nói về Tăng Thống Huệ Sinh (?-1064) viết rằng: “Sư thường phụng chiếu
soạn bia văn các chùa Thiên Phúc, Thiên Thánh, Khai Quốc tại Tiên Du và chùa Diệu
Nghiêm, Báo Đức tại Vũ Ninh”2; Mục số 67 viết về Quốc sư Viên Thông (1080-1151)
như sau: “Năm Thiên Phù Khánh Thọ thứ nhất (1127), chùa Trung Hưng Diên Thọ làm
2+3

Thiền uyển tập anh, tờ 58b1 - 59a1, 69a1 tham khảo bản dịch của Nguyễn Mạnh Thát.

13


xong, vua sai sư soạn văn bia. Vua kính trọng tài sư, nên đổi sư làm Tả nhai Tăng lục”3.
Tiếp đến là bộ Đại Việt sử kí tồn thư 大越史記全書 của Ngơ Sĩ Liên (thế kỉ XV), ơng
đã ghi tóm lược nội dung bài Khai Nghiêm tự bi kí 開嚴寺碑記 của Trương Hán Siêu
(?-1354) và Bắc Giang Bái thôn Thiệu Phúc tự bi kí 北江沛村紹福寺碑記 của Lê

Quát (thế kỉ XIV). Lê Q Đơn đã đưa ra một danh mục gồm 17 bài minh, bài ký khắc
trên bia đá chuông đồng thời Lý - Trần trong tác phẩm Kiến văn tiểu lục 見聞小錄. Bùi
Huy Bích (1744 - 1818) đã cơng bố nhiều bài văn khắc trên bia chng trong tác
phẩm Hồng Việt văn tuyển 黃越文選....
Sang đầu thế kỷ XX, công tác sưu tầm, giới thiệu văn bia Hán Nôm được giới
nghiên cứu khoa học quan tâm tồn diện hơn ở cơng tác sưu tầm và nghiên cứu nội
dung trong nhiều lĩnh vực.
a) Các cơng trình biên soạn thư mục văn bia: Điển hình là Viện Viễn Đơng
Bác Cổ Pháp tại Hà Nội (E.F.E.O) đã tổ chức các đợt sưu tầm thác bản văn khác Hán
Nôm ở hơn 40 tỉnh thành trong phạm vi cả nước. Sau nhiều năm triển khai, kết quả
E.F.E.O đã thu thập được 11.651 đơn vị văn khắc với 20.980 mặt thác bản. Sau đó,
Viện Nghiên cứu Hán Nôm tiếp tục công việc sưu tầm trên phạm vi Bắc, Trung bộ và
bổ sung thêm được nhiều văn bia có giá trị. Đến nay, Viện Nghiên cứu Hán Nơm đã
sưu tầm và lưu giữ, bao gồm cả số văn bia của E.F.E.O tính đến giữa năm 2016 là gần
70.000 thác bản văn bia. Với một khối lượng văn bia phong phú như vậy đã thu hút
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và các cơng trình lần lượt được giới thiệu. Cơng trình
thư mục tiêu biểu đầu tiên phải kể đến là bộ Thư mục văn bia (tài liệu đánh máy) gồm
29 tập, trong đó gồm 21 tập thư mục văn bia, 2 tập sách dẫn tên bia theo địa phương, 4
tập sách dẫn theo tên bia, 1 tập sách dẫn tên bia theo niên đại và 1 tập sách dẫn theo tác
giả. Thư mục bao gồm 11.651 tấm bia do E.F.E.O chuyển giao cho Thư viện Trung
ương Việt Nam vào năm 1958; Tiếp theo là bộ Thư mục bia giản lược, gồm 30 tập,
biên soạn dựa theo kho bản dập văn khắc của E.F.E.O đang lưu giữ tại Viện Nghiên
cứu Hán Nôm; Văn khắc Hán Nôm Việt Nam do Nguyễn Quang Hồng chủ biên, xuất
bản năm 1992 đã giới thiệu 1.919 văn khắc Hán Nôm; Biên soạn đầy đủ và công phu
nhất là bộ Tổng tập thác bản văn khắc Hán Nôm Việt Nam, 22 tập, gồm 22.000 đơn vị
thác bản văn khắc Hán Nôm. Bộ sách bắt đầu tiến hành làm từ năm 2006 đến 2010 thì
hồn thành. Trong bộ sách này, ngoài phần thư mục văn bia có giới thiệu khái quát nội
dung, địa điểm văn bia ra thì cịn giới thiệu các bản ảnh văn khắc có ký hiệu từ N01 đến
N020980. Bộ sách giúp ích rất nhiều cho các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa truyền
14



thống, đặc biệt trong ngành Hán Nôm học khối lượng tư liệu đồ sộ trong nghiên cứu
nhiều mặt đời sống xã hội; Thư mục thác bản văn khắc Hán Nôm Việt Nam do Trịnh
Khắc Mạnh chủ biên, xuất bản từ năm 2007 đến năm 2012, tổng cộng 8 tập, bao gồm
16.000 đơn vị ký hiệu thác bản văn khắc. Mỗi một thư mục bia trong bộ sách đều có giới
thiệu tóm tắt nội dung, niên đại, thơng tin tra cứu, vấn đề ngụy tạo… Đây là cơng trình
có giá trị cung cấp nhiều thông tin khoa học cần thiết cho các nhà nghiên cứu văn hóa,
kinh tế, lịch sử, xã hội truyền thống của Việt Nam.
Nhìn chung, các cơng trình biên soạn thư mục đều là những bộ tài liệu tra cứu
hữu dụng, đem lại rất nhiều thông tin bổ ích cho những nhà nghiên cứu văn hóa, xã hội
truyền thống của dân tộc nói chung và nghiên cứu văn bia Hán Nơm nói riêng. Nhưng
các bộ thư mục văn bia kể trên hầu như đều thiếu vắng mảng thư mục văn bia về Nam
Bộ, hoặc có nhưng rất ít. Hy vọng trong tương lai, thư mục văn bia về Nam Bộ sẽ được
bổ sung biên soạn trong cơng trình thư mục văn bia Việt Nam, giúp cho các nhà nghiên
cứu, những người muốn tìm hiểu về vùng đất Nam Bộ có cái nhìn tổng thể hơn về văn
bia Việt Nam nói chung và văn bia Nam Bộ nói riêng.
b) Các cơng trình khảo cứu, giới thiệu và biên dịch văn bia: Tiếp sau công tác
biên mục là hàng loạt các cơng trình khảo cứu, biên dịch, cơng bố giới thiệu và nghiên
cứu khai thác văn bia lần lượt ra đời. Có thể kể đến như: Những ơng Nghè triều Lê của
Ứng Hịe Nguyễn Văn Tố, đăng trên Tạp chí Tri Tân, số 30 năm 1942, nội dung nói về
bia Văn Miếu Quốc Tử Giám ghi tên những người đỗ tiến sĩ các khoa thi thời Lê; Tiếp
đến là Thơ văn Lý Trần, tập 1, 3 do Viện Văn học xuất bản năm 1977-1978, tập 2 do
Nguyễn Huệ Chi chủ biên, xuất bản năm 1988, đã nhắc tới 41 bài văn khắc trên bia đá,
chuông đồng và tuyển chọn công bố 18 bài văn bia; Tuyển tập văn bia Hà Nội do Ban
Hán Nôm xuất bản năm 1978 đã phiên dịch 63 bài văn bia thời Lê, Nguyễn; Văn bia
Xứ Lạng năm 1993 đã dịch gần 40 bài văn bia; Văn bia thời Mạc của Đinh Khắc Thuân,
năm 1996 đã phiên dịch 148 bài văn bia thời Mạc. Năm 2010, tác giả đã sưu tầm, dịch
chú bổ sung thêm 14 bài văn bia; Văn bia Hà Tây năm 1993 đã dịch hơn 40 bài văn bia;
Đến năm 1999 Viện Nghiên cứu Hán Nôm và E.F.E.O xuất bản Văn khắc thời Lý giới

thiệu 27 văn bia từ thời Bắc thuộc đến hết thời Lý; Năm 2002 Viện Nghiên cứu Hán
Nôm và Đại học Trung Chính Đài Loan tiếp tục cho ra mắt Văn khắc thời Trần, giới
thiệu 44 văn bản của thời kỳ này; Sách Quốc Tử Giám và trí tuệ Việt (1995) của Đỗ
Văn Ninh, nội dung gồm 2 phần, phần đầu giới thiệu chung về Quốc Tử Giám, phần
sau là dịch giới thiệu một số Bia Nghè trường Giám trong Văn Miếu Quốc Tử Giám,
15


những văn bia này cũng đã được giới thiệu, đăng tải nhiều kỳ trên Tạp chí Nghiên cứu
Lịch sử. Tiếp đến năm 2002, Đỗ Văn Ninh cho ra đời thêm cuốn Văn bia Quốc tử giám
Hà Nội, dịch 82 văn bia Tiến sĩ Hà Nội; Tiếp đến là cơng trình Văn miếu - Quốc Tử
Giám và 82 văn bia Tiến sĩ do Ngô Đức Thọ chủ biên, khảo về Văn miếu Quốc tử
giám Hà Nội và dịch chú 82 bia Tiến sĩ; Văn bia đề danh Tiến sĩ Việt Nam (2006) của
Trịnh Khắc Mạnh đã tuyển dịch, giới thiệu 137 văn bia đề danh tiến sĩ Việt Nam ở Văn
miếu Hà Nội, Văn miếu Huế và các địa phương; Tuyển tập văn khắc Hán Nôm, tư liệu
văn hiến Thăng Long - Hà Nội do Phạm Thị Thùy Vinh chủ biên tuyển dịch 127 văn
bia tiêu biểu của Hà Nội. Văn khắc Hán Nôm Thăng Long - Hà Nội do Đỗ Thị Hảo chủ
biên giới thiệu đặc điểm văn khắc Hán Nôm Thăng Long - Hà Nội và tuyển dịch được
123 văn bia. Di văn thời Tây Sơn trên đất Thăng Long - Hà Nội do Trần Nghĩa chủ
biên, bên cạnh các mục Văn kiện và Tác phẩm văn nhân, tác giả đã tuyển dịch 35 văn
bia của thời đại này; Nghiên cứu văn bia Vĩnh Phúc (2013) của Nguyễn Hữu Mùi, đã
tổng hợp thống kê, nghiên cứu 937 văn bia trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc...
Về các cơng trình khảo cứu, giới thiệu và biên dịch văn bia này, các tác giả đã đi
sâu khai thác văn bia, từ giới thiệu đến phiên âm, dịch chú. Một số văn bia giới thiệu
có nội dung phản ánh mọi mặt đời sống như: lịch sử, văn học, nghệ thuật, giáo dục
truyền thống, tơn giáo, tín ngưỡng, dịng họ… Các cơng trình này đều có giá trị cao về
mặt tư liệu, giúp cho các độc giả, nhà nghiên cứu có nhiều thơng tin hơn nữa trong việc
tìm hiểu văn hóa truyền thống cũng như trong công tác nghiên cứu khoa học.
c) Các công trình đi sâu nghiên cứu đặc điểm, khái luận nội dung: Bài viết sớm
nhất trong tìm hiểu về đặc điểm, khái luận văn bia là Văn bia Việt Nam công dụng thác

bản văn bia Việt Nam đối với khoa học xã hội và những thác bản văn bia hiện còn ở
Thư viện Khoa học xã hội in trong Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 1 năm 1969 của Trần
Văn Giáp. Tác giả cho rằng văn bia là những tư liệu quan trọng, chân xác, có đủ thẩm
quyền chỉnh lý và giám định các tài liệu sách vở khác. Đây có thể coi là bài viết khai
mở trong nghiên cứu về văn bia sau này; Bài viết Bước đầu tìm hiểu văn bản bia in
trong Một số vấn đề văn bản học Hán Nôm (1983) của Trịnh Khắc Mạnh, đã đề cập
đến tình trạng văn bản bia ở 3 khía cạnh: văn bia hiện vật, bản dập văn bia và bản sao
văn bia. Theo ý kiến tác giả, từ 3 phương diện này, văn bia phải được quan tâm trên 2
vấn đề: Điều tra cơ bản, xác minh, phân loại văn bản và từng bước tiến hành phiên âm,
dịch nghĩa, giới thiệu tư liệu văn bia; Nghiên cứu chữ húy Việt Nam qua các triều đại
16


(1997) của Ngơ Đức Thọ, trong đó có đề cập đến tư liệu văn bia là đối tượng khảo sát
quan trọng, chân xác; Lịch sử triều Mạc qua thư tịch và văn bia (2001) của Đinh Khắc
Thuân, cuốn sách đã tập hợp nhiều thư tịch, bia ký liên quan đến nhiều lĩnh vực như tổ
chức chính quyền, hoạt động kinh tế, tơn giáo, tín ngưỡng triều Mạc, để từ đó có cái
nhìn tích cực trong đánh giá vai trị của triều Mạc đối với lịch sử; Văn bia thời Lê xứ
Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã (2003) của Phạm Thị Thùy Vinh đã khảo
sát, nghiên cứu 1063 văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc. Tác giả đã khảo sát một khối lượng
văn bia rất lớn, từ đó có những nhìn nhận, đánh giá một cách tồn diện về đặc điểm
hình thức cũng như nội dung văn bia Kinh Bắc trong nghiên cứu các hoạt động làng xã
ở địa phương trong lịch sử; Khảo sát giám định niên đại thác bản văn bia (2007) của
Nguyễn Văn Nguyên đã điều tra khảo sát nhiều văn bia trên thực địa và so sánh với
thác bản văn bia để làm sáng tỏ những nghi vấn xung quanh vấn đề niên đại trên một
số thác bản, loại trừ những hạt sạn trong kho tư liệu, trả về cho thác bản bia những giá
trị đích thực. Đây là tài liệu hết sức bổ ích giúp các nhà nghiên cứu văn bia phần lớn
thơng qua thác bản mà ít có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với bia thực tế ngoài hiện
trường, yên tâm khai thác nguồn tư liệu thác bản; Một số vấn đề về văn bia Việt Nam
(2008) của Trịnh Khắc Mạnh, là tập chuyên luận nghiên cứu về quá trình hình thành,

phát triển, đặc điểm văn bản, đặc trưng thể loại và giá trị nội dung của bia ký Việt Nam.
Tác giả đã phân tích, đánh giá giá trị tư liệu văn bia trong nghiên cứu tư tưởng chính trị,
đời sống văn hóa xã hội và đặc điểm thể loại văn học Việt Nam…; Trần Thị Kim Anh
và Hoàng Hồng Cẩm với Các thể văn chữ Hán Việt Nam (2010), đã phân tích các thể
loại văn học chữ Hán của Việt Nam, trong đó có mục thể loại văn bia và tuyển dịch
một số văn bia; Bi ký học và văn bản bi ký Hán Nôm Việt Nam (2013) là cuốn giáo
trình giảng dạy và học tập về bia ký của Trịnh Khắc Mạnh. Trong cuốn sách này tác
giả đã trình bày các vấn đề về khái niệm, lịch sử hình thành bi ký học, quá trình hình
thành, phát triển văn bản bi ký, đặc điểm, giá trị nội dung của bi ký và vấn đề công bố
bi ký Hán Nôm Việt Nam…; Chợ truyền thống qua tư liệu văn bia (2016) do Trịnh
Khắc Mạnh chủ biên là tuyển tập cơng bố giới thiệu, dịch chú loại hình bia chợ truyền
thống ở làng xã Bắc Bộ Việt Nam...
Ngồi những cơng trình, bài viết tiêu biểu kể trên, văn bia cịn được nhiều học
giả quan tâm, nghiên cứu. Trên các tạp chí, sách chuyên ngành, tạp chí nghiên cứu
Lịch sử, tạp chí Khảo cổ học, tạp chí địa phương các tỉnh, đăng tải nhiều bài viết
17


nghiên cứu liên quan đến văn bia mà NCS không thể liệt kê hết trong luận án này.
Nghiên cứu về văn bia ngày càng được mở rộng, đi sâu khảo sát, nghiên cứu nhiều
phương diện từ hình thức, nội dung đến phiên âm, dịch chú giới thiệu, giúp cho các học
giả có thêm tư liệu tiếp cận, có cái nhìn tổng quan về văn bia để triển khai nghiên cứu
trong các đề tài, cơng trình có liên quan của mình.
d) Các đề tài, luận án nghiên cứu văn bia: Văn bia Hán Nôm hiện đang được
giới nghiên cứu trong và ngồi nước quan tâm ở nhiều hình thức khác nhau. Gần đây,
hàng loạt các đề tài luận án nghiên cứu văn bia ở khắp các tỉnh thành ra đời, góp phần
làm phong phú hoạt động nghiên cứu văn bia trên cả nước. Một số luận án Tiến sĩ và
Thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm đã đi sâu nghiên cứu khai thác giá trị của văn bia: Về
văn học có: Văn bia Việt Nam và giá trị của nó khi nghiên cứu văn học Việt Nam thời
trung đại (1990) của Trịnh Khắc Mạnh (luận án PTS, Mockva), luận án đã phân tích

một cách có hệ thống giá trị của văn bia trong nền văn học cổ điển Việt Nam xét về
mặt thể loại; Tiếp đó là luận án Văn bia thời Mạc và đóng góp của nó trong nghiên cứu
lịch sử Việt Nam thế kỉ XVI (2000) của Đinh Khắc Thuân (bảo vệ tại trường Cao học
khoa học Xã hội Pháp), nguồn tư liệu được tác giả sử dụng là 218 minh văn, trong đó
có 165 văn bia; Luận án Văn bia khuyến học Việt Nam của Nguyễn Hữu Mùi (2006) đã
thu thập, chỉnh lý, nghiên cứu toàn bộ văn bia liên quan đến việc cổ vũ, khuyến khích
tinh thần học tập, giáo dục của Việt Nam; Về tư liệu lịch sử, tiêu biểu có Nghiên cứu
văn bia chợ của Đỗ Bích Tuyển (luận văn ThS, 2003); Về ngơn ngữ văn tự có: Nghiên
cứu văn bia chữ Nơm của Nguyễn Thị Hường (luận văn ThS, 2005); Nghiên cứu văn
bia hậu thần Việt Nam thế kỷ XVII- XVIII (luận án TS, 2015) của Trần Thị Thu Hường.
Nghiên cứu văn bia khu vực, tỉnh thành như: Nghiên cứu văn bia Hải Phòng của
Nguyễn Thị Kim Hoa (luận án TS, 2010); Nghiên cứu văn bia Hán Nơm tỉnh Quảng
Nam của Nguyễn Hồng Thân (luận án TS, 2014); Nghiên cứu văn bia tỉnh Ninh Bình
của Nguyễn Kim Măng (luận án TS, 2014); Nghiên cứu văn bia Thừa Thiên Huế của
Đoàn Trung Hữu (luận án TS, 2015); Nghiên cứu văn bia tỉnh Bắc Giang của Nguyễn
Văn Phong (luận án TS, 2016)...
Tất cả những cơng trình đề tài, luận án nghiên cứu văn bia này, ở nhiều góc độ
khác nhau, là nguồn tư liệu quan trọng và rất có giá trị trong nghiên cứu khoa học xã
hội ở nhiều lĩnh vực như: Chính trị, xã hội, lịch sử, văn hóa, kinh tế, dân tộc, tơn giáo,

18


ngơn ngữ văn tự, tín ngưỡng..., góp phần bổ khuyết, lấp dần những khoảng trống trong
nghiên cứu văn hóa văn bia truyền thống của Việt Nam.
1.2.2 Tình hình nghiên cứu văn bia tại Tp. Hồ Chí Minh
Lịch sử Tp. Hồ Chí Minh, tính từ khi chúa Nguyễn đưa quân vào khai phá đến
nay gần 350 năm. Trải qua thời gian hình thành, định hình, phát triển vùng đất, rồi lại
trải qua nhiều cuộc chiến tranh nên văn bia chữ Hán Nơm ở đây khơng nhiều so với các
tỉnh thành có bề dày lịch sử chính trị, văn hóa, kinh tế như một số tỉnh thành ở miền Bắc,

miền Trung. Có lẽ chính vì vậy nên nó ít được các học giả trong cả nước chú trọng, quan
tâm nghiên cứu. Cũng do những đặc thù riêng về chất liệu văn bia tại đây, một số văn bia
làm trên chất liệu khó in rập, dễ hư hại mài mịn, nên rất ít văn bia được in rập bảo tồn.
Mặc dù E.F.E.O và Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã tiến hành sưu tầm, in rập bia trên gần
khắp các địa phương trong cả nước, nhưng đối với vùng Nam Bộ thì hầu như khơng có
thác bản lưu trữ. Cũng vì cơng tác sưu tầm và bài viết nghiên cứu không nhiều, nên trong
phần trình bày về tình hình nghiên cứu văn bia tại Tp. Hồ Chí Minh, NCS mở rộng trình
bày thêm về tình hình nghiên cứu văn bia ở Nam Bộ.
a) Tại Nam Bộ nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng, nhìn chung đều khơng có
nhiều văn bia chữ Hán Nơm, tình hình nghiên cứu cũng khơng nhiều. Đối với công tác
sưu tầm và dịch thuật mảng văn bia ở đây, đầu tiên phải kể tới bài viết Đăng Thoại Sơn
cung độc Thoại Ngọc Hầu bi hữu cảm của Cao Khắc Kiệm, ngoài phần giới thiệu về
tiểu sử hành trạng của Thoại Ngọc Hầu, ơng cịn sao chép ngun văn chữ Hán ba bài
văn bia: Thoại Sơn bi ký, Vĩnh Tế Sơn ký và Vĩnh Tế sơn lộ kiều lương ký, đăng trên
Nam Phong tạp chí, kỳ 47, năm 1921; Năm 1943, Ngạc Xuyên Ca Văn Thỉnh có bài
viết Nguyễn Văn Thoại với sự đào Thoại Hà và kinh Vĩnh Tế, in trên Đại Việt tập chí,
số 28, trong đó có nhắc tới tấm bia đá xanh trên có hai chữ “Thoại sơn” và nội dung
văn bia về tiểu sử, thân thế Thoại Ngọc Hầu; Trong Khổng học ở đất Đồng Nai, in trên
Đại Việt tập chí, số 22- 23 năm 1943, Ngạc Xuyên Ca Văn Thỉnh có nhắc đến bia và
Văn miếu Khổng Tử Vĩnh Long, nội dung văn bia đề cập đến tỉnh Vĩnh Long sau khi
lập xong miếu đức Khổng Tử, đã xin Phan Thanh Giản soạn bài ký để khuyên răn kẻ
học hành, bài làm xong khắc vào đá đặt bên phải Văn miếu; Bài viết về Thoại Ngọc
Hầu đăng trên Việt Nam khảo cổ tập san, in tại Sài Gòn, số 1 năm 1960, trong bài viết
này, nhóm tác giả của Viện Khảo cổ đã giới thiệu một số tư liệu trong lăng Thoại Ngọc
Hầu ở núi Sam, Châu Đốc An Giang, trong đó có chụp ảnh, sao chép chữ Hán, phiên
âm và dịch nghĩa bài 瑞山碑記 Thoại Sơn bi ký, dựng trong đình Thoại Sơn và mộ bia
19



×