Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

ÔN TẬP PHÓ TỪ ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT KÌ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.17 KB, 80 trang )

Tài liệu ôn tập Ngữ văn 6
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT KÌ 2
ÔN TẬP PHÓ TỪ
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Phó từ là từ
a) Luôn đi kèm với động từ, tính từ
b)Bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ đi kèm đó.
Ví dụ:
Các em chú ý :
– Phó từ không có khả năng gọi tên sự vật, hành động, tính chất như danh từ,
động từ, tính từ. Vì vậy phó từ là một loại hư từ; còn danh từ, động từ,tính từ là
những thực từ.
– Phó từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ mà không đi kèm với danh từ.
Ví dụ :
+ Chỉ nói: đang học, sẽ tốt, luôn luôn cố gắng,…
+ Không nói : đan bút, sẽ nhà, luôn luôn phấn,…
2.Phân loại phó từ
Dựa vào vị trí của phó từ khi kết hợp với động từ và tính từ, SGK phân ra thành
hai loại:
a)Loại phó từ đứng trước động từ, tính từ. Đó là các phó từ như :
+ đã, từng, đang,… : đã học, từng xem, đang giảng bài,…
+ rất, hơi, khá , . : rất giỏi, hơi lạnh, khá xinh,…
+ cũng, vẫn, đều,… : cũng nói, vẫn cười, đều tốt,…
+ không, chưa, chẳng,… : không học, chưa làm bài, chẳng vẽ,…
+ hãy, đừng, chớ,… : hãy trật tự, đừng dựng xe, chớ trèo cây,…
b)Loại phó từ đứng sau động từ, tính từ. Đó là các phó từ như :
+ lắm, quá, cực kì… : tốt lắm, đẹp quá, hay cực kì,.,.
+ được,… : nói được, ăn được,…
+ mất, ra, đi,.., : chạy mất, bay mất, nở ra, trốn đi, bỏ đi,…
3.Ý nghĩa của phó từ
Phó từ có thể bổ sung những ý nghĩa khác nhau cho động từ, tính từ. Ý nghĩa bổ


sung thường gặp ở phó từ là :

1


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 6
– Bổ sung ý nghĩa thời gian : đang nói
– Bổ sung ý nghĩa tiếp diễn tương tự : vẫn nói
– Bổ sung ý nghĩa mức độ : nói lắm
– Bổ sung ý nghĩa phủ định : chẳng nói
– Bổ sung ý nghĩa cầu khiến : đừng nói
– Bổ sung ý nghĩa kết quả : nói được
– Bổ sung ý nghĩa khả năng : có thể nói
– Bổ sung ý nghĩa tần số : thường nói
-Bổ sung ý nghĩa tình thái: đột nhiên rồi nói.
II. LUYỆN TẬP
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Xác định các phó từ trong đoạn trích sau đây :
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng
tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp
phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa
lia qua”.
(Tô Hoài)
Câu 2: Xác định các phó từ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh
Huệ
(Ngữ văn 6, tập hai).
Câu 3: Xác định các phó từ trong những câu sau đây :

a) Đêm khuya cháu vẫn cứ thổn thức không sao ngủ được.
b) Em ăn ngay đi cho kịp giờ lên lớp.
c) Bạn Lan đi ra cổng từ lúc nãy.
d) Ô vẫn còn đây, của các em
Chồng thư mới mở, Bác đang xem.
(Tố Hữu)
đ) Em tôi cũng vừa mới đi học.
Câu 4: Viết đoạn văn nói về tình cảm của em đối với thầy cô, chú ý sử dụng
phó từ.

2


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 6

Gợi ý:
Câu 1: lắm, đã, cứ
Câu 2: Các phó từ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ: vẫn,
càng, càng, mà, vẫn, càng, càng,
Câu 3:
a. vẫn cứ ,
b. ngay
c. ra
d. mới, đang
Câu 4:
Năm học lớp Một, cô Trang là cô giáo chủ nhiệm của lớp em. Cô có mái tóc óng
mượt, đôi mắt đen và sáng. Dáng người cô nhỏ nhắn và nhanh nhẹn. Giờ Toán,
cô hướng dẫn chúng em đọc bài và trả lời câu hỏi. Giờ học Tiếng Việt, cả lớp
chăm chú nghe cô giảng. Cô ân cần hướng dẫn chúng em tập viết. Em nhớ nhất
là khi cô cười, nụ cười của cô giống hệt một tia nắng ấm áp truyền cho chúng

em thêm hứng khởi học tập. Khi em và các bạn mắc lỗi, cô luôn nhắc nhở chúng
em bằng giọng dịu dàng mà nghiêm trang. Chúng em rất yêu quý và kính trọng
cô. Nghe lời cô chúng em chăm chỉ học.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu 1: Tìm phó từ trong những câu đây và cho biết mỗi phó từ bổ sung cho
dộng từ, tính từ ý nghĩa gì?
a. Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng,
hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà
bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cậy hồng bì đã cởi bỏ hết những
cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoạn
khẳng khiu đương trổ lá lạỉ sắp buông toả ra những tàn hoa sang sáng, tim tím.
Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ.

3


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 6
b. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho
nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.
(Em bé thông minh)
Câu 2: Thuật lại sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương của
Dế Choắt bằng một đoạn văn ấy và cho biết em dùng phó từ để làm gì?
Gợi ý:
Câu 1:
Bài tập này có 2 yêu cầu :
– Tìm các phó từ có trong 2 đoạn trích đã dẫn ở bài tập ;
– Xác định ý nghĩa phó từ đó bổ sung cho động từ, tính từ mà nó đi kèm.
Các em có thể tiến hành giải bài tập này theo trình tự các bước như sau :
a)Tìm các phó từ có trong 2 đoạn trích

Để tìm được phó từ, các em hãy :
– Gạch dưới các động từ, tính từ có trong đoạn trích ;
– Xác định những từ (hư từ) đứng trước hoặc sau động từ, tính từ bổ sung ý
nghĩa cho động từ, tính từ đó ;
– Khẳng định phó từ cần tìm chính là những hư từ đứng trước hoặc sau động
từ,tính từ và bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ ấy.
Với cách tiến hành như vậy, các em sẽ tìm được những phó từ (được in đậm)
– bổ sung cho các động từ, tính từ (được gạch dưới) có trong bài tập như sau :
★Đoạn trích (a)
Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa
huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây
giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cậy hồng bì đã cởi bỏ hết những cái
áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoạn
khẳng khiu đương trổ lá lạỉ sắp buông toả ra những tàn hoa sang sáng, tim tím.
Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ.
Mùa xuân xỉnh đẹp đã về! Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về
★Đoạn trích (b)
Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho
nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.
(Em bé thông minh)
b)Xác định ý nghĩa của từng phó từ

4


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 6
Để xác định được đúng đắn ý nghĩa của phó từ, các em cần chú ý một số đặc
điểm sau đây :
– Phó từ đứng trước động từ, tính từ thường là những phó từ bổ sung ý nghĩa về
quan hệ thời gian, sự tương tự hay tiếp diễn, sự phủ định, sự cầu khiến,…

– Phó từ đứng sau động từ, tính từ thường là những phó từ bổ sung ý nghĩa về
mức độ, khả năng, kết quả.
Dựa vào đặc điểm này của phó từ, các em sẽ xác định được ỷ nghĩa phù hợp cho
từng phó từ có trong bài tập như sau :
★Đoạn trích (a)
– đã đến, đã cởi bỏ, đã về, đương trổ (bổ sung quan hệ thời gian)
— cũng sắp về, cũng sấp có, lại sắp buông toả
(cũng, lại: bổ sung quan hệ tiếp diễn tương tự; sắp : bổ sung quạn hệ thời gian)
— đều lấm tấm
(bổ sung quan hệ tiếp diễn tương tự)
— buông toả ra
(bổ sung quan hệ kết quả và hướng)
— không còn ngửi
(không : bổ sung quan hệ phủ định – còn : bổ sung quan hệ tiếp diễn tương tự).
★Đoạn trích (b)
— đã xâu
(bổ sung quan hệ thời gian)
– xâu được
(bổ sung quan hệ kết quả).
Câu 2: Bài tập này có ba yêu cầu :
— Viết đoạn văn ngắn (khoảng 3 – 5 câu) thuật lại sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc
dẫn đến cái chết của Dế Choắt ;
– Xác định các phó từ đã được dùng ;
– Chỉ ra ý nghĩa của phó từ.
★Đoạn văn tham khảo
Một hôm, Dế Mèn cất giọng hát véo von trêu chọc chị Cốc. Chị Cốc rất tức
giận, lò dò đi về phía hăng Dế Mèn. Dế Mèn sợ quá chui tọt vào hang nên chị
Cốc chỉ nhìn thấy Dế Choắt. Chị Cốc liền mổ liên tiếp vào đầu Choắt. Choắt đau
đớn không dậy được, nằm thoi thóp và đã tắt thở.
Trong đoạn văn trên có các phó từ (được in đậm) sau :

— Bổ sung ý nghĩa thời gian : đã tắt thở

5


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 6
— Bổ sung ý nghĩa mức độ : rất tức giận, chỉ nhìn thấy
— Bổ sung ý nghĩa tình thái: liền mổ

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Câu 1 : Tìm 6 phó từ lần lượt Điền vào chỗ trống trong câu "Dế Mèn…….kiêu
căng, hống hách" để có 6 câu văn khác nhau. Chỉ ra sự khác nhau về nội dung
mỗi câu trên. Từ đó rút ra kinh nghiệm gì khi dùng phó từ ?
Câu 2 : Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn trong
văn bản Bài học đường đời đầu tiên trong đó có sử dụng 3 phó từ.
Gợi ý:
Câu 1 :
.- Các phó từ có thể điền là :
+ Rất
+ Vẫn
Đã
+ Không
+ Cứ
+ Sẽ
- Mỗi câu với một phó từ mang đến cho câu một ý nghĩạ
riêng. Ví dụ :
+ Rất —» mức độ kiêu căng hống hách rất cao.
+ vẫn—»không sửa chữa.
—» Phải dùng từ chính xác, phù hợp với khả năng diễn đạt.

Câu 2 :
a) Ngoại hình :
- Nét đẹp, khoẻ mạnh.
b) Tính cách :
- Nét chưa đẹp : kiêu căng tự phụ.
- Nét đẹp : yêu đời, tự tin, biết ân hận, sám hối.
(Chú ý sử dụng phó từ trong đoạn văn)

6


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 6

ÔN TẬP CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
***Hai dạng bài tập về biện pháp tu từ
Dạng 1: Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ
Đây là dạng bài cơ bản, phổ biến và thường xuyên được hỏi nhất trong các bài
thi, bài kiểm tra. Tùy vào độ linh hoạt và độ khó của đề thi mà khi nêu tác dụng
của biện pháp tu từ, học sinh sẽ được yêu cầu viết câu hoặc đoạn văn.
Ví dụ, với một đề bài xác định kiểu ẩn dụ, hoán dụ, học sinh cần làm theo ba
bước:
Bước 1: Đọc văn bản và xác định những hình ảnh được nhà văn sử dụng theo
nghĩa ẩn dụ hoặc hoán dụ.
Bước 2. Xác định xem hình ảnh ấy giúp ta liên tưởng tới hình ảnh nào khác.
Bước 3. Xem mối quan hệ giữa hai hình ảnh đó là gì để lựa chọn loại ẩn dụ,
hoán dụ cho phù hợp.
Dạng 2: Viết câu/ đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ
Khác với dạng 1, học sinh phải tự viết ra các văn bản có sử dụng biện pháp tu từ.
Đề bài thường yêu cầu thay thế các từ ngữ in đậm thành hình ảnh ẩn dụ, hoán
dụ,… thích hợp hoặc viết đoạn văn miêu tả, kể chuyện có chứa các biện pháp

tu từ đã học.
Ví dụ, đề bài “Viết đoạn miêu tả khung cảnh sân trường giờ ra chơi có sử dụng
các biện pháp tu từ”, học sinh phải xác định nội dung và hình thức của đoạn văn
đó.
– Cụ thể, nội dung tả cảnh sân trường giờ ra chơi cần miêu tả khung cảnh xung
quanh và cảnh ra chơi của các bạn học sinh.

7


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 6
– Với yêu cầu sử dụng biện pháp tu từ, học sinh có thể so sánh, nhân hóa, hoán
dụ, ẩn dụ như sau: “Các bạn ríu rít như bầy ong vỡ tổ ùa ra khỏi lớp”, “Những
bước chân gấp gáp, hối hả chạy vào lớp khi có tiếng trống báo hiệu hết giờ ra
chơi”,…

ÔN TẬP SO SÁNH
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có
những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.
2. Cấu tạo của phép so sánh:
Vế 2

Vế 1
(Vế được so
sánh)

+

Phương diện so sánh


+

Từ so sánh

+

(Vế dùng để so
sánh)

*Mẹo: Để nhận biết phép so sánh : Xác định từ so sánh, thường là những từ “là”,
“như”
Ví dụ: “Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch”
(Vũ Tú Nam)
– Sự vật được so sánh ở đây là “mặt biển”
– Phương diện so sánh là “sáng trong” .
* Mẹo: Trong câu so sánh, để xác định được phương diện so sánh người ta đặt
ra câu hỏi “Như thế nào?” .Trong ví dụ trên đây, ta đặt câu hỏi “Mặt biển như
thế nào” . và nhận được câu trả lời : “Mặt biển sáng trong”

8


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 6
– Từ so sánh: “như”, nằm giữa vế một và vế hai
– Sự vật dùng để so sánh: “tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch”
3. Những loại so sánh
Các dạng so sánh được chia theo hai cách dưới đây:
Cách một: Chia theo đối tượng được so sánh


Vế 1

Vế 2
Từ so sánh

(được so sánh)
So sánh sự
vật – sự vật Cánh diều
So sánh sự
vật – con
người

Trẻ em
Ngôi nhà

(để so sánh)
Như

Như
Như

So sánh âm
thanh – âm
Tiếng suối
thanh

Như

So sánh hoạt
động – hoạt

(Con trâu đen) chân đi
động

Như

Dấu “á”

Búp trên cành
Trẻ nhỏ

Tiếng hát xa

Đập đất

Trong nhiều trường hợp, “phương diện so sánh” có thể không xuất hiện trong
câu.
Cách 2: Chia theo từ so sánh
Nếu phân biệt dựa trên từ so sánh thì câu so sánh được phân ra hai loại là: so
sánh ngang bằng và so sánh hơn kém.

9


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 6
So sánh ngang bằng sẽ sử dụng như từ so sánh như: “như”; “tựa như”; “như
là”; “giống như”; “chẳng khác gì”…
Vd: Cô giáo giống như người mẹ thứ hai của em
So sánh hơn kém sẽ sử dụng những từ so sánh như: “hơn”; “kém”;“chẳng
bằng”; “không bằng”…
VD: Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Vì vậy đối với cách chia như này, học sinh cần xác định từ so sánh trước, dựa
vào đó phân loại câu vào so sánh ngang bằng hoặc so sánh hơn kém.
4. Tác dụng của so sánh
+ So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động. Phần lớn các phép so sánh
đều lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi
người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu
tả.
*
Ví dụ :

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
(Ca dao)
+ So sánh còn giúp cho câu văn hàm súc, gợi trí tưởng tượng bay bổng. Vì thế
trong thơ của thiếu nhi, các em đã thể hiện nhiều phép so sánh bất ngờ.
Ví dụ :

Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh
(Trần Đăng Khoa)

Cách so sánh ở đây thật bất ngờ, thật gợi cảm. Yếu tố (2) và yếu tố (3) bị lược
bỏ. Người đọc, người nghe tha hồ mà tưởng tượng ra các mặt so sánh khác nhau
làm pho hình tượng so sánh được nhân lên nhiều lần.

10


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 6

II. LUYỆN TẬP
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Trong câu ca dao :
Nhớ ai bồi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
a) Từ bồi hổi bồi hồi là từ gì?
b) Gải nghĩa từ bồi hổi bồi hồi
c) Phân tích cái hay của câu thơ do phép so sánh đem lại.
Câu 2: Tìm phép so sánh trong đoạn trích sau đây, nêu rõ tác dụng của phép so
sánh đó :
“Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác,
cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những
đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai
bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”.
(Đoàn Giỏi)
Gợi ý:
Câu 1:
a) Đây là từ láy chỉ mức độ cao.
b) Giải nghĩa : trạng thái có những cảm xúc, ý nghĩ cứ trở đi trở lại trong cơ thể
con người.
c) Trạng thái mơ hồ, trừu tượng chỉ được bộc lộ bằng cách đưa ra hình ảnh cụ
thể: đứng đống lửa, ngồi đống than để người khác hiểu được cái mình muốn nói
một cách dễ dàng. Hình ảnh so sánh có tính chất phóng đại nên rất gợi cảm.
Câu 2:
*Các hình ảnh so sánh:
- Dòng sông Năm Căn…như thác.
- Cá nước bơi hàng đàn….đầu sóng trắng.
- Rừng đước dựng lên cao ngất….vô tận


11


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 6
*Tác dụng: Giúp người đọc hình dung cụ thể sinh động về sự mênh mông,
hùng vĩ của cảnh sông nước Cà Mau.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu 1: Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt:
Mẹ già như chuối và hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.
(Ca dao)
Câu 2: Hãy điền các tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu sau vào mô
hình so sánh:
a. “cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã
nghiện thuốc phiện” (Tô Hoài).
b. “càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh gạch càng
bỏ rang chip như mạng nhện” (Đoàn Giỏi).
c. Trăng tròn như cái đĩa.
d. “Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào".
(Lê Anh Xuân)
e. “Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất” (Thép Mới)

Phần
trích

Vế A (sự vật
được so sánh)


Phương diện
so sánh

Từ so sánh

Vế B (sự vật
dùng để so
sánh)

a
b
c
d
e

Gợi ý:
Câu 1:
Chú ý những chỗ đặc biệt sau đây:
- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh bị lược bỏ.

12


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 6
Vế (B) là chuẩn so sánh không phải có một mà có ba: chuối và hương – xôi nếp
mật - đường mía lau là nhằm mục đích ca ngợi người mẹ về nhiều mặt, mặt nào
cũng có nhiều ưu điểm đáng quý.
Câu 2:


Vế A
Phần
Phương diện so
Từ
(Sự vật được so
trích
sánh
so sánh
sánh)
gầy gò và dài
a Người
như
lêu nghêu
Sông ngòi, kếnh càng bủa giăng
b
như
rạch
chi chít
c Trăng
tròn
như
Trường Son

(bị khuyết)

(bị khuyết)

Cửu Long

(bị khuyết)


(bị khuyết)

e Con người
..........

không chịu
khuất

như

d

VếB (Sự vật
dùng đê so sánh)
một gã nghiện thuốc
phiện
mạng nhện
cái đĩa
chí lớn ông cha
lòng mẹ bao la sóng
trào
tre mọc thẳng

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Câu 1: Tìm và phân tích phép so sánh (theo mô hình của so sánh) trong các câu
thơ sau:
a) Ngoài thềm rơi chiếc la đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

(Trần Đăng Khoa)
b) Quê hương là chùm khế ngot
Cho con chèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
(Đỗ Trung Quân)
Câu 2: Hãy nối cột A với cột B để hoàn chỉnh những câu văn có sử dụng phép so
sánh
a. Hai chiếc rang đen nhánh lúc nào
cũng nhai ngoàm ngoạp

(1) Như thác

13


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 6
b. Gọi là kênh bọ mắt vì ở đó tụ tập
không biết cơ man nào bọ mắt, đen như
hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng
bầy
c. Dòng sông Năm Căn mênh mông,
nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm.
d. Thuyền xuôi giữa hai dò

(2) Như hai lưỡi liềm máy.

(3) Như hai dãy trường
thành vô tận
g con (4) Như những đám mây

sông
rộng
hơn
ngàn
thướ
c

Câu 3: Tìm phép so sánh trong các phần trích và hoàn thành bảng sau :
a)
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(Trần Quốc Minh)
b)
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
(Tế Hanh)
c)
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
(Tố Hữu)
d)
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
(Minh Huệ)

Phần
trích

Vế A

(Sự vật được
so sánh) V

Phương
diện so
sánh

Từ
so sánh

Vế B
(Sự vật dùng
để so sánh)

Kiểu so
sánh

a
b
c

14


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 6
d

Gợi ý:
Câu 1: Chú ý đến các so sánh
a) Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng

b) Quê hương là chùm khế ngọt
Quê hương là đường đi học.
Câu 2: a-2;b-4;c-l;d-3
Câu 3:
Vê A
Phần
Phương diện
(Sự vật được
trích
so sánh
so sánh)

c
d
_

Vê B
(Sự vật dùng
để so sánh)

Kiểu so sánh

mẹ thức

So sánh không
ngang bằng

Ngôi sao

thức


chẳng
bằng

Mẹ

(khuyết)



Tâm hồn tôi

(khuyết)



Trăm núi
ngàn khe

(khuyết)

Bóng Bác

ấm

a

b

Từ

so sánh

ngọn gió của So sánh ngang
con
bằng
một buổi trưa So sánh ngang

bằng

chưa bằng muôn nỗi tái tê

hơn

ngọn lửa hồng

So sánh không
ngang bằng
So sánh không
ngang bằng

15


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 6

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1: Phân tích hiệu quả của phép tu từ so sánh trong bài thơ sau:
Sau làn mưa bụi tháng ba
Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu
Bầu trời rừng rực ráng treo

Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay.
Câu 2: Viết tiếp các câu sau để tạo thành câu có sử dụng hình ảnh so sánh.
a, Mặt trời………………………………………………………………….
b, Mặt Trăng……………………………………………………………….
c, Con thuyền……………………………………………………………...
d, Sóng biển …………………………………………………………….....
Câu 3: Viết đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh?
Gợi ý:
Câu 1: => Không khí của buổi chiều tháng ba – gợi hồi ức về 1 quá khứ lịch sử
oai hùng: chiến công của Thánh Gióng: có lá tre đỏ vì ngựa phun lửa, có hình
ảnh ngựa sắt bay... Nền trời trở thành 1 bức tranh, biểu lộ trí tưởng tượng bay
bổng của nhà thơ TĐK và niềm tự hào về quá khứ hào hùng oanh liệt trong
không khí của thời đại chống Mĩ.
Câu 2:
a) Mặt trời như quả cầu lửa khổng lồ.
b) Mặt trăng như chiếc mâm bạc sáng lung linh giữa trời.
c) Con thuyên như chiếc lá nhỏ lững lờ trôi giữa dòng sông mênh mang
d)Sóng biển như những lọn tóc xoăn bồng bềnh của người thiếu nữ nối
nhau xô bờ.
Câu 3:
Khi cô giáo vừa kết thúc cuối cùng thì : " Tùng ! Tùng ! Tùng ! " tiếng
trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Chúng em đứng dậy chào cô rồi ùa ra
ngoài như đàn ong vỡ tổ. Khuôn mặt của đứa nào cũng hào hứng, vui tươi hơn
những ngày trước vì hôm nay là cá tháng tư mà ! Cả trường vui vẻ, tấp nập
trong những trò đùa vô hại vào ngày cá tháng tư, đứa nào cũng bị mấy nhỏ bạn
16


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 6
ghẹo một vố mà nổi điên lên mà dí nhau chạy khắp sân. Những cành cây như

cũng đang vui cười, trò chuyện cùng mấy bạn học sinh. Ôi ! Giờ ra chơi thật vui
!

ÔN TẬP NHÂN HÓA
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động,
tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự
vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn,
thể hiện tình cảm của người nói, người viết.
2. Các kiểu nhân hóa
Thông thường nhân hóa có 3 kiểu chính gồm có:
– Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật.
Ví dụ: Bác chim đang đậu trên ngọn cây hóa véo von.
=> Dùng từ ngữ của con người “bác” để gọi cho loài chim.
– Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động,
tính chất của vật.
Ví dụ: Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên
thế giới.
=> Dùng từ ngữ tính chất, hoạt động con người “ban phát” dùng cho mặt trời.
– Dùng các từ ngữ xưng hô với vật như với con người.
Ví dụ: Bác gấu ơi? bạn đang trò chuyện với ai đó?
=> Từ ngữ xưng hô của con người xưng hô cho gấu.
Ví dụ:
17


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 6
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kề chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình”
Bài thơ Ánh trăng – Nguyễn Duy
=> nhân hóa hình ảnh ánh trăng “im phăng phắc” như con người. Giúp biểu thị
tình cảm của con người.
3. Tác dụng nhân hóa
Nhân hóa rất quan trọng trong văn học, không chỉ vậy biện pháp nhân hóa còn
hữu ích trong đời sống của con người. Tác dụng của biện pháp nhân hóa gồm:
– Giúp loài vật/cây cối/ trở nên sinh động, gần gũi với con người.
– Các loài vật/cây cối/ con vật có thể biểu thị được suy nghĩ hoặc tình cảm của
con người.
4. Nhận biết nhân hóa trong câu
Biện pháp nhân hóa rất dễ nhận biết nhưng đối học sinh có thể gặp khó khăn.
Hãy nghe một số lưu ý giúp nhận biết nhân hóa trong câu.
Trong câu/đoạn văn có các từ chỉ hoạt động, trạng thái của con người.
Trong câu/đoạn văn nói về vật nhưng có các từ xưng hô của con người: anh, chị,
cô, dì, chú, bác…
II. LUYỆN TẬP
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Tìm phép nhân hoá trong khổ thơ sau:
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
18


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 6
Múa gươm
Kiến

Hành quân
Đầy đường.
(Trần Đăng Khoa)
Câu 2: So với cách diễn đạt sau, cách miêu tả sự vật, hiện tượng ở khổ thơ của
Trần Đăng Khoa hay ở chỗ nào?
- Bầu trời đầy mây đen.
- Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới.
- Kiến bò đẩy đường.
Câu 3: Trong các câu dưới đây những sự vật nào được nhân hoá?
a) Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với
nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
b) Gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe
tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
(Thép Mới)
c) Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày cho ta.
(Ca dao)
Dựa vào các từ in đậm, cho biết mỗi sự vật trên được nhân hoá bằng cách nào?
Câu 3: Tìm từ ngữ được nhân hóa và cho biết phép nhân hóa dựa theo cách
nào?
– Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.
( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy).
– Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

19



Tài liệu ôn tập Ngữ văn 6
( Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận).
– Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
( Ngắm trăng – Hồ Chí Minh).

Gợi ý:
Câu 1: - Phép nhân hoá:
+ Ông trời mặc áo giáo đen ra trận
+ Muôn nghìn cây mía múa gươm
+ Kiến hành quân đầy đường
- "Ông" thường dược dùng để gọi người, ở đây được dùng để gọi trời.
- Các hoạt động: mặc áo giáp, ra trận là các hoạt động của con người nay được
dùng để tả bầu trời trước cơn mưa.
- Từ "múa gươm" để tả cây mía, "hành quân" để tả kiến.
Câu 2: So sánh cách diễn đạt trên với cách miêu tả trong khổ thơ của Trần
Đăng Khoa thấy cách diễn đạt trong thơ Trần Đăng Khoa có tính hình ảnh, là
cho các sự vật, việc được miêu tả gần gũi hơn với con người.
Câu 3: Những sự vật được nhân hoá:
- Câu a: miệng, tai, mắt, chân, tay
- Câu b: tre
- Câu c: trâu
Các nhân hoá những sự vật trong các câu văn, thơ:
- Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi sự vật (câu a): lão, cô, bác, cậu

20


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 6
- Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động

tính chất của vật (câu b): “chống lại”, “xung phong”, “giữ”
- Trò chuyện, xưng hô với vật như với người (câu c).
Câu 4: Nhân hóa dựa vào từ miêu tả hoạt động con người của sự vật.
– ôm, níu.
– xuống ,cài, sập.
– ngắm, soi , nhòm , ngắm .

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu 1:
Trong câu ca dao sau đây:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta
Cách trò chuyện với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?
Câu 2:
Hãy cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng
cách nào và tác dụng của nó như thế nào.
a) Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!
(Ca dao)
b) Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu
cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác
tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om
bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao
ngày này bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếc mỏ, chẳng được miếng nào.
(Tô Hoài)
c) Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn
xuống nước. […] Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trút

21



Tài liệu ôn tập Ngữ văn 6
xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.
(Võ Quảng)
Câu 3: Tìm từ ngữ được nhân hóa và cho biết phép nhân hóa dựa theo cách
nào?

– Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
( Dòng sông mặc áo – Nguyễn Trọng Tạo).
- Hàng cau nhút nhát, e thẹn trước ánh nắng ban mai.
- Họa Mi tự tin khoe tiếng hót của mình trước các loài chim.
Gợi ý:
Câu 1: - Chú ý cách xưng hô của người đối với trâu. Cách xưng hô như vậy thể
hiện thái độ tình cảm gì ? Tầm quan trọng của con trâu đối với nhà nông như thế
nào ? Theo đó em sẽ trả lời được câu hỏi.
Câu 2:
a) núi ơi: trò chuyện, xưng hô với vật như người.
⟶ Coi vật trở thành người tri âm, tri kỉ để bộc lộ tình cảm, giãi bày suy nghĩ,
tình cảm trong lòng
b)
- (cua cá) tấp nập; (cỏ, vạc, sếu, le ...) cãi cọ om sòm: dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt
động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật;
- họ (cò, sếu, vạc, le ...), anh (cò): dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.
⟶ Miêu tả bức tranh đời sống của động vật sống động như chính đời sống của
con người.
c) (chòm cổ thụ) dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn; (thuyền) vùng
vằng: dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính
chất của sự vật.

22


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 6
⟶ Thế giới cây cối, đồ vật giàu sức sống, sinh động như chính thế giới của con
người.
d) (cày) bị thương; thân mình, vết thương, cục máu: dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt
động, tính chất, bộ phận của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
⟶ Cây xà nu được nhân hóa thể hiện sức sống kiên cường, bất khuất của con
người và cây cối nơi đây
Câu 3: Nhân hóa dựa vào từ diễn tả tính cách con người của sự vật
- Điệu, mặc áo , thướt tha
- Nhút nhát, e thẹn

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Câu 1: Tìm phép nhân hoá và nêu tác dụng của chúng trong những câu thơ sau:
Trong gió trong mưa
Ngọn đèn đứng gác
Cho thắng lợi, nối theo nhau
Đang hành quân đi lên phía trước.
(Ngọn đèn đứng gác- Chính Hữu)
Câu 2: Hai cách viết dưới đây có gì khác nhau? Nên chọn cách viết nào cho văn
bản biểu cảm và chọn cách viết nào cho văn bản thuyết minh?
- Cách 1:
Trong họ hàng nhà chổi thì cô bé Chổi Rơm vào loại xinh xăn nhất. Cô có chiếc
váy vàng óng, không ai đẹp bằng. Áo của cô cũng bằng rơm thóc nếp vàng tươi,
được tết săn lại, cuốn từng vòng quanh người, trông cứ như áo len vậy.
(Vũ Duy Thông)
- Cách 2:

Trong các loại chổi, chổi rơm vào loại đẹp nhất. Chổi được tết bằng rơm nếp
vàng. Tau chổi được tết săn lại thành sợ và quấn quanh thành cuộn.

23


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 6

Gợi ý:
Câu 1:
Chú ý cách dùng các từ vốn chỉ hoạt động của người như:
- Đứng gác, nối theo nhau, hành quân, đi lên phía trước
Câu 2:
Sự khác nhau trong hai cách viết:
- Cách 1: Có dùng nhân hoá bằng cách gọi chổi rơm là cô bé, cô.
- Cách 2: Không dùng nhân hoá.
-> Vậy có thể dùng cách viết 1 cho văn bản biểu cảm, cách viết 2 cho văn thuyết
minh.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Câu 1: Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhận hóa trong đoạn văn sau:
Bến càng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe
em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
(Phong Thu)
Câu 2: Hãy so sánh cách diễn đạt trong đoạn văn trên với đoạn văn dưới đây:
Bến cảng lúc nào cũng rất nhiều tàu xe. Tàu lớn tàu bé lúc nào cũng đậu mặt
nước. Xe to, xe nhỏ nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều hoạt động liên tục.
Câu 3 : Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu miêu tả quang cảnh làng quê sau cơn
mưa trong đó có dùng biện pháp nghệ thuật nhân hóa và chỉ rõ ?


Gợi ý:
Câu 1:Các nhân hoá có trong đoạn văn được thể hiện bằng các từ ngữ in đậm:

24


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 6
- Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh
xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
- Các nhân hoá có tác dụng làm cho quang cảnh bên cảng được miêu tả sống
động hơn; người đọc dễ hình dung được cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các
phương tiện trên cảng.
Câu 2:
- Đoạn văn này không sử dụng phép nhân hóa:
+ Chỉ đơn thuần là đoạn văn miêu tả, kể lể thuần túy.
+ Không gợi được sự sinh động, gần gũi hay mối liên hệ mật thiết giữa con
người với thế giới sự vật.
- Đoạn văn ở câu 1 có nhiều phép nhân hoá hơn, nhờ vậy mà sinh động và hấp
dẫn hơn.
Câu 3: Có thể dựa vào các ý sau :
Khung cảnh bầu trời: trong trẻo, sáng hẳn lên, trời bắt đầu hửng nắng.
- Cây lá : được rửa sạch bụi bặm, ngời lên sức sống.
- Con đường : được tắm mát sau những ngày oi bức.
- Không khí: trong lành, mát mẻ dễ chịu.
- Cầu vồng lung linh ở phía chân trời.
- Chim chóc hót líu lo trên cành.
Đoạn văn tham khảo: Cơn mưa kéo dài nửa tiếng mới ngớt dần rồi dừng hẳn,
trả lại cho bầu trời màu áo xanh. Mặt trời sau áng mây trắng xốp bồng bềnh,
mềm mại nhảy ra, nhẹ nhàng chiếu xuống không gian tia nắng vàng rực rỡ. Cơn

mưa tới dường như đã xua đi cái ngột ngạt, oi bức, làm nhạt đi ánh nắng chói
chang. Chị gió nhè nhẹ vẫn còn lưu luyến làng quê mà chưa rời đi, vui vẻ đùa
nghịch cùng những tán lá xanh rờn. Cơn mưa đi qua, để lại cho làng quê một
bộ áo mới. Con đường làng quen thuộc được gột rửa kĩ lưỡng, cuốn đi những
lớp bụi bẩn sau bao ngày nắng nóng. Trên đường, mọi người lại tiếp tục một
cuộc sống thường nhật nhưng dường như nét mặt ai cũng dịu đi những mệt mỏi,
vất vả. Bên đường, hàng cây xanh như được uống no nước, xanh mát, tràn trề
sức sống. Trên cành, một chú chim nhỏ đang giũ đôi cánh ướt nhẹp trong nắng
-

25


×