Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 - 1975 từ phương diện truyền thông xã hội :  Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài: 62 22 02

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 178 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

LÊ THỊ PHƢỢNG

NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG TÁC ĐỘNG
TRONG THƠ KHÁNG CHIẾN 1945 – 1975
TỪ PHƢƠNG DIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

LÊ THỊ PHƢỢNG

NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG TÁC ĐỘNG
TRONG THƠ KHÁNG CHIẾN 1945 – 1975
TỪ PHƢƠNG DIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI

Chuyên ngành

: Ngôn ngữ học

Mã số


: 62 22 02 40

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS ĐINH VĂN ĐỨC

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong
bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận án

Lê Thị Phƣợng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Đinh Văn Đức,
thầy giáo trực tiếp hƣớng dẫn tôi, đã chỉ đạo, dìu dắt tôi trong từng giai đoạn
nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận án này.
Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo và cán bộ văn phòng
khoa Ngôn ngữ học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học
Quốc gia Hà Nội, những ngƣời đã tận tình chỉ bảo tôi qua các khóa học và đã
giúp đỡ tôi những thủ tục hành chính cần thiết để tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, bạn bè, đồng nghiệp đang
công tác tại Trƣờng Quản lý Khoa học và Công nghệ - Bộ Khoa học và Công
nghệ đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và

hoàn thành luận án.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn gia đình đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn
thành luận án này.
Tác giả luận án

Lê Thị Phƣợng


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
BẢNG CÁC KÍ TỰ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính thời sự của đề tài .................................................................................... 1
2. Đối tƣợng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................ 2
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................2
2.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................2
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................2
3. Cái mới của đề tài........................................................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................ 3
5. Tƣ liệu của luận án ......................................................................................... 4
6. Đóng góp của luận án ..................................................................................... 5
7. Bố cục của luận án ......................................................................................... 6
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ................................................................................ 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 8
1.2. Cơ sở lí luận ............................................................................................. 10
1.2.1. Những khía cạnh lí thuyết về truyền thông và TTXH.................................. 11

1.2.1.1. Lí thuyết về truyền thông ............................................................ 11
1.2.1.2. Truyền thông xã hội (TTXH) ...................................................... 21
1.2.2. Những cơ sở lí luận ngôn ngữ học................................................................. 23
1.2.2.1. Lí luận của Jakobson về chức năng của ngôn ngữ thơ .............. 23
1.2.2.2. Lí luận của Halliday về chức năng xã hội ................................. 27


1.2.2.3. Luận thuyết về hành động ngôn từ của các nhà ngữ học chức năng ... 29
1.2.2.4. Diễn ngôn (DN) và phân tích diễn ngôn (PTDN) ...................... 34
1.2.2.5. Tình thái trong ngôn ngữ thơ ..................................................... 42
1.2.3. Những cơ sở lí luận văn học liên quan .......................................................... 46
1.2.3.1. Thi pháp học ............................................................................... 46
1.2.3.2. Tính đối thoại trong thơ ca......................................................... 47
1.2.4. Tiêu chí xác định thơ kháng chiến 1945 – 1975 là sản phẩm TTXH ......... 48
1.2.4.1. Bối cảnh ra đời của dòng thơ kháng chiến 1945 - 1975 ............ 48
1.2.4.2. Một số đặc điểm cơ bản của dòng thơ kháng chiến 1945 - 1975 .. 49

1.2.4.3. Thơ kháng chiến 1945 – 1975 là sản phẩm TTXH........................... 50
1.3. Tiểu kết ..................................................................................................... 51
Chƣơng 2. CHỨC NĂNG TÁC ĐỘNG CỦA THƠ KHÁNG CHIẾN
TRÊN BÌNH DIỆN TỔ CHỨC THÔNG ĐIỆP .......................................... 53
2.1. Tác động qua tiêu đề bài thơ .................................................................. 55
2.1.1. Tiêu đề bài thơ nhìn từ bình diện cú pháp ..................................................... 55
2.1.1.1. Dung lượng (độ dài) của tiêu đề ................................................ 55
2.1.1.2. Dạng thức kết cấu cú pháp của tiêu đề ...................................... 59
2.1.2. Tiêu đề bài thơ nhìn từ bình diện nội dung ................................................... 61
2.2. Tác động qua kết cấu của bài thơ .......................................................... 64
2.3. Tác động qua các hình thức thơ ............................................................ 68
2.3.1. Thơ dân gian, dân tộc ..................................................................................... 69
2.3.1.1. Thể thơ năm chữ ......................................................................... 69

2.3.1.2. Thể thơ lục bát ............................................................................ 70
2.3.2. Thơ tự do ......................................................................................................... 71
2.4. Tiểu kết ..................................................................................................... 73
Chƣơng 3. CHỨC NĂNG TÁC ĐỘNG CỦA THƠ KHÁNG CHIẾN
TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA VÀ LIÊN NHÂN ................................. 75


3.1. Chức năng tác động của thơ kháng chiến trên bình diện ngữ nghĩa . 75
3.1.1. Tác động qua chủ đề của bài thơ ................................................................... 76
3.1.1.1. Chủ đề về lòng yêu nước ............................................................ 78
3.1.1.2. Chủ đề đấu tranh thống nhất đất nước ...................................... 81
3.1.1.3. Chủ đề lao động, sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở
miền Bắc .................................................................................................. 82
3.1.2. Tác động qua hình tƣợng nghệ thuật của bài thơ.......................................... 83
3.1.2.1. Hình tượng bác Hồ ..................................................................... 84
3.1.2.2. Hình tượng người lính ................................................................ 85
3.1.2.3. Hình tượng đất nước .................................................................. 86
3.1.2.4. Hình tượng mẹ và em ................................................................. 88
3.1.2.5. Hình tượng làng quê ................................................................... 89
3.1.3. Tác động qua cách tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật .................. 91
3.1.3.1. Tác động qua thời gian nghệ thuật ............................................ 91
3.1.3.2. Tác động qua không gian nghệ thuật ......................................... 95
3.2. Chức năng tác động của thơ kháng chiến trên bình diện liên nhân... 98
3.2.1. Tác động trên bình diện các tiểu chức năng của ngôn ngữ thơ ca............. 100
3.2.1.1. Biểu hiện ................................................................................... 101
3.2.1.2. Biểu cảm ................................................................................... 102
3.2.1.3. Chất thơ .................................................................................... 104
3.2.1.4. Duy trì sự tiếp xúc .................................................................... 106
3.2.1.5. Kêu gọi...................................................................................... 108
3.2.1.6. Siêu ngữ .................................................................................... 109

3.2.2. Tác động trên bình diện các hành động ngôn từ......................................... 110
3.2.2.1. Hành động bày tỏ ..................................................................... 113
3.2.2.2. Hành động miêu tả ................................................................... 117
3.2.2.3. Hành động cảnh báo – đe dọa ................................................. 119


3.2.2.4. Hành động trấn an (giải tỏa) ................................................... 121
3.2.2.5. Hành động khen ngợi ............................................................... 123
3.2.2.6. Hành động cam kết ................................................................... 125
3.2.2.7. Hành động nguyện.................................................................... 127
3.2.2.8. Hành động kể............................................................................ 130
3.2.2.9. Hành động nhắc ....................................................................... 131
3.2.2.10. Hành động tiên đoán .............................................................. 133
3.2.2.11. Hành động tuyên bố (khẳng định) .......................................... 134
3.2.2.12. Hành động đánh giá ............................................................... 136
3.2.2.13. Hành động kêu gọi – cổ động................................................. 137
3.2.2.14. Hành động thúc giục – điều khiển.......................................... 139
3.2.2.15. Hành động khuyên - chỉ định ................................................. 141
3.3. Tiểu kết ................................................................................................... 144
KẾT LUẬN ................................................................................................... 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tỉ lệ tiêu đề bài thơ phân loại theo số lƣợng tiếng ..................................58
Bảng 2.2: Tỉ lệ tiêu đề bài thơ phân loại theo kết cấu cú pháp ................................60
Bảng 2.3: Tỉ lệ tiêu đề bài thơ phân loại theo nội dung............................................62

Bảng 3.1: Các HĐNT có tần số xuất hiện cao trong thơ kháng chiến 1945 - 1975....113


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Sơ đồ các nhân tố giao tiếp của Jakobson....................................... 14
Hình 1.2: Mô hình của Shannon – Weaver ..................................................... 18
Hình 1.3: Mô hình truyền thông của Lasswell ................................................ 19
Hình 1.4: Mô hình tuần hoàn của Charles Egerton Osgood và Schramm ...... 20
Hình 1.5: Sơ đồ 6 chức năng theo thứ tự tƣơng ứng với các nhân tố trong sơ
đồ giao tiếp của Jakobson ............................................................................... 24
Hình 2.1: Mô hình vận động cơ bản về lô gích bố cục của hầu hết các bài thơ
kháng chiến giai đoạn 1945 - 1975 ................................................................. 68


BẢNG CÁC KÍ TỰ VIẾT TẮT
TT

: Truyền thông

TTXH

: Truyền thông xã hội

NNTT

: Ngôn ngữ truyền thông

NNTTXH

: Ngôn ngữ truyền thông xã hội


HĐNT

: Hành động ngôn từ

DN

: Diễn ngôn

PTDN

: Phân tích diễn ngôn

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

SP1

: Ngƣời nói

SP2

: Ngƣời nghe


MỞ ĐẦU
1. Tính thời sự của đề tài
Ngày nay, chúng ta đều biết những vấn đề của truyền thông xã hội
(TTXH) đóng một vai trò to lớn trong việc định hƣớng, dẫn dắt và tổ chức xã

hội. Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây cũng đã xuất hiện nhiều công trình
nghiên cứu về truyền thông (TT), tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đó
mới chỉ dừng lại ở lĩnh vực TT báo chí. Trên thực tế, lí luận TT cũng có thể
áp dụng để soi sáng một số lĩnh vực khác, trong đó có thơ văn nói chung và
thơ kháng chiến nói riêng.
Trong hai cuộc kháng chiến trƣờng kì chống thực dân Pháp và đế quốc
Mĩ, để tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân tham gia kháng chiến và kiến
quốc, nền văn học cách mạng Việt Nam (trong đó có vai trò của thơ ca cách
mạng thời kì 1945 – 1975) đã có những ảnh hƣởng tích cực, góp phần đáng kể
vào việc bồi dƣỡng tình cảm và đạo đức cách mạng cho nhân dân ta, khuyến
khích họ hăng hái tham gia chiến đấu và gia tăng sản xuất.
Bàn về chức năng tác động của thơ ca nói chung và thơ kháng chiến
nói riêng, ở Việt Nam đã có không ít các công trình nghiên cứu từng bàn đến,
tuy nhiên hầu hết đều đƣợc tiếp cận từ góc độ văn học, có thể kể đến một vài công
trình nhƣ: "Những thế giới nghệ thuật thơ‖ của Trần Đình Sử (1995, tái bản
năm 1996, 2001); lí luận về thơ "Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện
đại" của Hà Minh Đức (1997); khảo luận "Tìm hiểu thơ" của Mã Giang Lân
(1997); "Ba mươi năm một nền thơ Cách mạng" của Trúc Chi (1999)...
Nghiên cứu thơ kháng chiến quả có một bề dày đáng ghi nhận, nhƣng
xƣa nay ở Việt Nam chƣa có một công trình nào áp dụng lí thuyết TTXH để
nghiên cứu mảng thơ rất quan trọng này của dân tộc. Do vậy, chúng tôi quyết
định chọn đề tài ―Nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945
– 1975 từ phương diện truyền thông xã hội‖ làm đề tài luận án tiến sĩ của

1


mình. Đây là một hƣớng đi mới, riêng biệt, không trùng lặp với các công trình
nghiên cứu trƣớc và có tính thời sự trong xu hƣớng nghiên cứu ngôn ngữ
truyền thông (NNTT) hiện nay.

2. Đối tƣợng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Nhƣ đã trình bày ở trên, luận án lựa chọn“thơ kháng chiến giai đoạn
1945 – 1975‖ làm đối tƣợng nghiên cứu của mình.
Luận án tập trung nghiên cứu đối tƣợng ở phạm vi ―chức năng tác
động‖ của các yếu tố ngôn ngữ có tính truyền thông trong thơ kháng chiến
giai đoạn 1945 – 1975.
2.2. Mục đích nghiên cứu
Luận án là một công trình nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng trong địa
hạt NNTT nhằm hai mục đích cơ bản sau:
- Nghiên cứu vai trò, chức năng tác động của thơ kháng chiến đối với
xã hội dƣới góc nhìn của truyền thông xã hội (TTXH) trên cơ sở các lí thuyết
ngôn ngữ học. Từ đó, luận án góp phần nhận diện các đặc trƣng của NNTT
trên ba bình diện của kí hiệu học (kết học, nghĩa học, dụng học) trong mối
quan hệ với các bài thơ kháng chiến có tính TTXH cao.
- Qua nhận diện và lí giải ―chức năng tác động” của các yếu tố ngôn
ngữ có tính truyền thông trên cứ liệu những bài thơ đƣợc khảo cứu (thơ kháng
chiến giai đoạn 1945 – 1975), chúng ta hƣớng tới học tập kinh nghiệm, rút ra
những bài học trong cách lựa chọn từ ngữ, cách thức vận dụng ngôn từ đúng
lúc, đúng chỗ để có thể chuyển tải hiệu quả những cảm xúc thẩm mĩ, ý tứ
riêng của mình trong hoạt động giao tiếp, hoạt động sáng tác thơ ca và đặc
biệt là trong trong địa hạt TTXH tiếng Việt.
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc những mục đích nghiên cứu trên, luận án hƣớng đến giải
quyết các nhiệm vụ sau:
2


- Nghiên cứu chức năng tác động của thơ kháng chiến trên bình diện tổ
chức thông điệp;

- Nghiên cứu chức năng tác động của thơ kháng chiến trên bình diện
ngữ nghĩa – liên nhân;
Hai nhiệm vụ này sẽ đƣợc trình bày cụ thể trong hai chƣơng nội dung
(chƣơng 2 và chƣơng 3) của luận án.
3. Cái mới của đề tài
Việc lựa chọn ―thơ kháng chiến giai đoạn 1945 - 1975‖ làm đối tƣợng
nghiên cứu không phải là vấn đề mới mẻ, cái mới của luận án chính là:
- Thứ nhất, luận án vận dụng một số lí luận theo hƣớng liên ngành (lí
luận về TT và TTXH, lí luận ngôn ngữ học và một vài lí luận văn học liên
quan) để làm mới một đối tƣợng nghiên cứu quen thuộc.
- Thứ hai, ngôn ngữ thơ ca vốn thuộc đặc quyền nghiên cứu của phong
cách học, nhƣng ở luận án này, văn bản thơ kháng chiến lại đƣợc xem xét,
nhìn lại dƣới góc độ của NNTT.
Trên cơ sở các lí luận cơ bản về TT, diễn ngôn (DN) chức năng của
ngôn ngữ và hành động ngôn từ (HĐNT), luận án sẽ đi sâu tìm hiểu, miêu tả,
lí giải bản chất và hình thức của các hiện tượng ngôn ngữ có tính truyền thông
trong thơ kháng chiến giai đoạn 1945 – 1975 bằng phƣơng pháp phân tích
diễn ngôn (PTDN) để thấy đƣợc “chức năng tác động” của chúng trong việc
tuyên truyền, giác ngộ, cổ động tập thể quần chúng trong chiến đấu, lao động
và sản xuất.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Với đề tài ―Nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945
– 1975 từ phương diện truyền thông xã hội‖, luận án tiến hành nghiên cứu đối
tƣợng dựa trên một số phƣơng pháp thƣờng gặp trong nghiên cứu ngôn ngữ
học nói chung và ngôn ngữ học ứng dụng nói riêng, đó là:

3


- Phƣơng pháp PTDN

- Phƣơng pháp miêu tả
- Phƣơng pháp phân tích ngữ nghĩa – cú pháp
- Phƣơng pháp phân tích dụng học
Luận án lấy việc nhận diện, phân tích và bàn luận chức năng tác động
của các hiện tƣợng ngôn ngữ có tính truyền thông trong mảng thơ kháng
chiến làm trọng tâm, nên tác giả đã chọn phƣơng pháp PTDN là phƣơng pháp
nghiên cứu chính. Phƣơng pháp này tập trung vào phân tích các yếu tố ngôn
ngữ có chức năng tác động xét từ bình diện TTXH trong phạm trù liên nhân.
Trong quá trình nghiên cứu, trên cơ sở đã thu thập đƣợc các tƣ liệu
phục vụ cho việc khảo sát, bằng các thao tác tƣ duy lô gích (phân tích, phân
loại nội dung, trình bày theo lối kết hợp diễn dịch, quy nạp), chúng tôi sắp
xếp các nội dung của vấn đề nghiên cứu có cùng dấu hiệu bản chất, cùng
hƣớng phát triển nội dung và rút ra đƣợc những kết luận mới, đầy đủ, có tính
chính xác về đối tƣợng nghiên cứu.
Ngoài ra, luận án còn vận dụng một số thủ pháp nhƣ: mô hình hóa,
thống kê,…có tính chất hỗ trợ để tìm ra những đặc điểm ngữ dụng, chức năng
tác động xã hội của NNTT trong thơ kháng chiến giai đoạn 1945 - 1975.
5. Tƣ liệu của luận án
Do ảnh hƣởng của tƣ tƣởng và không khí thời cuộc, hầu hết những bài
thơ ra đời trong giai đoạn lịch sử này đều thấm đẫm tinh thần kêu gọi, tập hợp
lực lƣợng chiến đấu, thúc giục, cổ động tập thể ―quyết tử cho tổ quốc quyết
sinh‖. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận những bài thơ ra đời trong hoàn cảnh
này không nhằm mục đích kêu gọi chiến đấu mà chỉ là những bài thơ tả cảnh
bình thƣờng. Và đƣơng nhiên, những bài thơ dạng này, chúng tôi không cho
vào vùng khảo sát.

4


Bởi những hạn chế về mặt thời gian và trong khuôn khổ một luận án,

chúng tôi không thể khảo cứu, phân tích hết các bài thơ có chủ đích tác động,
kêu gọi tinh thần chiến đấu của quần chúng, vì vậy, chúng tôi chỉ tập trung
xem xét đối tƣợng nghiên cứu trong phạm vi 133 bài thơ nổi bật nhất ở cả hai
giai đoạn chống Pháp và chống Mĩ (1945 – 1975) của hơn 40 nhà thơ có tên
tuổi, quen thuộc với các thế hệ công chúng nhƣ: Tố Hữu, Huy Cận, Chế Lan
Viên, Tế Hanh, Quang Dũng, Hồ Chí Minh, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung
Thông, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Trần Mai Ninh, Hồng Nguyên, Nguyễn Khoa
Điềm, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Duy, Lê Anh Xuân, Thu Bồn, Lâm Thị Mĩ Dạ,
Bùi Minh Quốc, Giang Nam,...133 bài thơ tiêu biểu này đã đƣợc liệt kê cụ thể
trong phần PHỤ LỤC của luận án.
6. Đóng góp của luận án
Nhƣ đã nói, luận án là công trình nghiên cứu thử nghiệm đầu tiên áp
dụng lí thuyết truyền thông để nghiên cứu một đối tƣợng quen thuộc (thơ kháng
chiến). Với đề tài này, luận án sẽ có những đóng góp mới, hữu ích cả về mặt lí
luận và thực tiễn cho cả hai địa hạt ngôn ngữ học và truyền thông.
a) Về mặt lí luận
- Với đề tài ―Nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến
1945 – 1975 từ phương diện truyền thông xã hội”, các kết quả của luận án sẽ
góp phần làm sáng rõ hơn những vấn đề ngôn ngữ của truyền thông trên ngữ
liệu đặc thù là thơ kháng chiến, hay nói cách khác giúp cho các nhà ngữ học
nhìn rõ hơn bản chất của thể loại truyền thông dùng thơ ca làm chất liệu.
- Hơn nữa, luận án cũng góp phần làm rõ hơn lí thuyết thông tin, lí
thuyết PTDN, chức năng của ngôn ngữ thơ, HĐNT và tình thái khi ứng dụng
chúng vào việc nghiên cứu chức năng tác động của thơ ca nói chung và thơ
kháng chiến giai đoạn 1945 - 1975 nói riêng.

5


b) Về mặt thực tiễn

- Thứ nhất, việc nghiên cứu thành công đề tài này sẽ giúp cho việc
nghiên cứu, giảng dạy thơ kháng chiến giai đoạn 1945 – 1975 hiệu quả hơn vì
đã đánh giá đúng đƣợc vai trò, giá trị của chúng trong việc tuyên truyền, cổ
động tập thể trong sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
- Thứ hai, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện thêm
những nghiên cứu về chức năng tác động xã hội của NNTT tiếng Việt; cung cấp,
bổ sung thêm giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của NNTT
tiếng Việt.
- Thứ ba, kết quả của luận án có thể là tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu và giảng dạy môn PTDN và môn lí thuyết TTXH.
- Hơn nữa, kết quả của luận án cũng sẽ rất hữu ích cho việc nghiên cứu
ngôn ngữ văn học và văn hóa Việt Nam.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận án thể hiện ở 3
chƣơng sau:
Chƣơng 1: Tổng quan
Trong chƣơng này, luận án quan tâm các nội dung sau:
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2. Cơ sở lí luận
+ Những khía cạnh lí thuyết về TT và TTXH
+ Những cơ sở lí luận ngôn ngữ học
+ Những cơ sở lí luận văn học
+ Tiêu chí xác định thơ kháng chiến là sản phẩm TTXH
Chƣơng 2: Chức năng tác động của thơ kháng chiến trên bình diện
tổ chức thông điệp
Trong chƣơng này, luận án quan tâm các nội dung sau:

6



1. Tác động qua tiêu đề bài thơ
+ Tiêu đề bài thơ nhìn từ bình diện cú pháp
+ Tiêu đề bài thơ nhìn từ bình diện nội dung
2. Tác động qua kết cấu bài thơ
3. Tác động qua các hình thức thơ
+ Thơ dân gian, dân tộc
+ Thơ tự do
Chƣơng 3: Chức năng tác động của thơ kháng chiến trên bình diện
ngữ nghĩa và liên nhân
Trong chƣơng này, luận án quan tâm các nội dung sau:
1. Chức năng tác động của thơ kháng chiến trên bình diện ngữ nghĩa
+ Tác động qua chủ đề bài thơ
+ Tác động qua các hình tƣợng nghệ thuật
+ Tác động qua cách thức tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật
2. Chức năng tác động của thơ kháng chiến trên bình diện liên nhân
+ Tác động trên bình diện các tiểu chức năng của ngôn ngữ thơ ca
+ Tác động trên bình diện các hành động ngôn từ

7


Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Công trình: ―Language and Human Communication‖ (Ngôn ngữ và
giao tiếp nhân loại) công bố năm 1965 của nhà Ngôn ngữ học Bertin
Malmberg đƣợc coi là khởi đầu cho việc vận dụng lí thuyết TT vào Ngôn ngữ
học. Trƣớc đó (1960), nổi tiếng là lí luận Thi học qua mô hình của Jakobson
(―Ngôn ngữ và Thi học‖, Ngôn ngữ số 14/2001, bản dịch của Cao Xuân Hạo).
Sau đó, một số tác giả đã nghiên cứu NNTT theo hƣớng ứng dụng trong dịch

máy theo tƣ tƣởng học thuật của Chomsky, Saumian, Osby,... Một số tác giả khác
triển khai lí thuyết thông tin trong địa hạt ngôn ngữ báo chí.
Ở nƣớc ta, trong thời gian gần đây, ngôn ngữ báo chí và TT đƣợc tách
ra thành hai tuyến khác nhau, trong đó ngôn ngữ báo chí đƣợc viết nhiều theo
lối phân loại của lí luận báo chí học (báo viết, báo nói, báo hình, bản tin, bình
luận,...) ví dụ nhƣ các công trình của Vũ Quang Hào, Nguyễn Đức Dân,
Nguyễn Tri Niên,...Các nghiên cứu theo tuyến NNTT xuất phát từ lí luận giao
tiếp và TT còn chƣa nhiều. Những bài khởi đầu theo hƣớng này có thể kể đến
là ―Ngôn ngữ học và Lí thuyết thông tin‖ của Nguyễn Hàm Dƣơng (Ngôn ngữ,
số 4/1970), ―Lí thuyết thông tin và ngôn ngữ của bác Hồ‖ của Phạm Văn Phú
(Ngôn ngữ, số 3/1970).
Từ sau năm 1986, TT nƣớc ta đã thực sự trở thành một phƣơng diện rất
quan trọng của đời sống xã hội và sự nghiệp cách mạng. Ngôn ngữ học trong
nƣớc, theo đó, với những khuynh hƣớng tiếp cận ứng dụng đã bắt đầu có tiếp
những công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Có thể kể đến công trình của Tạ
Ngọc Tấn, Đinh Thúy Hằng, Nguyễn Thế Kỉ, Mai Xuân Huy, Phạm Thị Hằng,
Đinh Kiều Châu,...đề cập đến những khía cạnh khác nhau của TT (TT đại
chúng, TT thƣơng mại, TTXH,...) và NNTT. Tuy nhiên, NNTT và nhất là
8


ngôn ngữ truyền thông xã hội (NNTTXH) tiếng Việt vẫn còn là mảnh đất mới
chƣa ai khai phá, cần đƣợc bổ sung nhiều công trình hơn nữa, nhất là các
công trình có tính ứng dụng cụ thể.
Chức năng tác động của TT đại chúng ở ta cũng chỉ mới có luận án mở
đầu của Đinh Kiều Châu (2012): ―Ngôn ngữ truyền thông qua ba sản phẩm
truyền thông xã hội (trên tư liệu tiếng Việt)‖ khảo sát trên ngôn ngữ TTXH
nhƣ: khẩu hiệu kháng chiến, lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thông
điệp truyền thông phát triển cộng đồng. Luận án Tiến sĩ của Đinh Kiều Châu
đƣợc coi là một trong những công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu

NNTT nên có tính thời sự và ứng dụng cao. Luận án đã phân tích, tổng kết
đƣợc những nội dung cốt lõi liên quan đến lí luận về TT, TTXH, mối quan hệ
giữa ngôn ngữ với TT cũng nhƣ những đặc trƣng của NNTT.
Với những kết quả đó, luận án của Đinh Kiều Châu đã trở thành tài liệu
bổ ích, phục vụ cho việc giảng dạy và học tập chuyên ngành Ngôn ngữ học,
đặc biệt là Ngôn ngữ học ứng dụng. Mặt khác, nó cũng đƣợc sử dụng nhƣ một tài
liệu tham khảo đối với chuyên ngành TT và các thực hành TT trong cộng đồng.
Tuy nhiên, luận án Tiến sĩ của Đinh Kiều Châu mới chỉ dừng lại ở việc
phân tích dụng học một cách định tính về mặt lí luận cũng nhƣ thực tế vai trò,
tầm quan trọng, chức năng tác động của NNTT trong giao tiếp bằng tiếng
Việt ở Việt Nam trên ba sản phẩm TTXH: Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí
Minh (1945-1969); Khẩu hiệu kháng chiến trong thời kì chống Pháp - Mĩ
(1945 – 1975); Thông điệp truyền thông Phát triển cộng đồng về sức khoẻ
(1998-2008).
Trên thực tế, trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ,
ngoài “Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1945-1969)‖; ―Khẩu hiệu
kháng chiến trong thời kì chống Pháp - Mĩ (1945 – 1975)‖ có khả năng tác
động đến quần chúng, xã hội thì ―thơ kháng chiến” cũng có vai trò không nhỏ

9


trong tổ chức và cổ động tập thể. Hƣớng nghiên cứu chức năng tác động của
ngôn ngữ thơ kháng chiến từ phương diện TTXH sẽ là một hƣớng nghiên cứu
mới, có tính mở đầu khai phá. Tuy nhiên đến nay, đề tài ―Nghiên cứu chức
năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 -1975 từ phương diện truyền thông
xã hội‖ vẫn còn bỏ ngỏ, chƣa ai tiếp cận. Luận án này sẽ là một trong những
công trình bù đắp cho sự thiếu hụt đó.
1.2. Cơ sở lí luận
Để làm rõ đƣợc đối tƣợng nghiên cứu trong đề tài ―Nghiên cứu chức

năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 – 1975 từ phương diện truyền
thông xã hội”, luận án cần dựa vào 3 cơ sở lí luận chính:
- Lí thuyết về TT và TTXH
- Lí luận ngôn ngữ học
- Lí luận văn học
Đây là luận án đầu tiên xem xét các bài thơ Việt Nam (trong 2 cuộc
kháng chiến) với tƣ cách là các thông điệp TT. Vì vậy luận án cần làm rõ các
thông điệp TT theo quan điểm của: lí thuyết giao tiếp; lí thuyết thông tin; lí
thuyết về TT và TTXH.
Vì thơ kháng chiến là một hình thức biểu đạt của ngôn ngữ, nên nó
cũng có những chức năng cơ bản của ngôn ngữ, do vậy phần cơ sở lí luận của
luận án cũng sẽ nhấn mạnh đến: lí luận của Jakobson về chức năng của ngôn
ngữ và lí luận của Halliday về chức năng xã hội. Trong 3 chức năng cơ bản
của ngôn ngữ, luận án tập trung đi sâu nghiên cứu chức năng tác động – một
biểu hiện cụ thể của chức năng liên nhân.
Thơ kháng chiến 1945 -1975, khi biểu đạt chức năng tác động của mình
đối với tinh thần thời cuộc của quần chúng nhân dân đã vận dụng không ít
những HĐNT, vì vậy, trong chƣơng 1 này, chúng tôi sẽ đề cập sơ bộ đến lí
thuyết HĐNT của các nhà Ngữ học Chức năng.

10


Lí luận về PTDN cũng là một khía cạnh lí luận không thể thiếu luận án
cần phải dựa vào khi muốn làm rõ bản chất, khả năng tác động, gây khiến của
thơ kháng chiến (1945 – 1975) đến nhận thức, tƣ tƣởng, tình cảm, thái độ,
hành động của quần chúng bạn đọc qua các hình thức nghệ thuật ngôn từ
trong cách tổ chức thông điệp và biểu đạt nội dung.
Ngoài ra, một số khía cạnh lí luận văn học (thi pháp học, tính đối thoại
trong thơ) cũng là một trong những viên gạch nền quan trọng, góp phần

không nhỏ trong việc tạo ra hiệu quả của công trình nghiên cứu, giúp nội
dung nghiên cứu đi đƣợc đúng hƣớng và sâu hơn.
Dƣới đây là những trình bày cụ thể, chi tiết về những khía cạnh lí luận này.
1.2.1. Những khía cạnh lí thuyết về truyền thông và TTXH
1.2.1.1. Lí thuyết về truyền thông
Liên quan đến đề tài luận án, lí thuyết cơ bản đầu tiên mà chúng tôi
muốn nhắc đến đó chính là lí thuyết về truyền thông.
a) Định nghĩa
Căn cứ vào những tƣ liệu khảo sát, từ ―truyền thông‖ (―communication‖
trong tiếng Anh) bắt nguồn từ tiếng La Tinh là ―communicatio‖ và ―communis‖.
Ở thế kỉ 14, trong tiếng Anh từ này đƣợc viết là ―comynycacion‖. Từ sau thế kỉ
15, từ này dần biến chuyển thành hình thái hiện đại, hàm nghĩa của nó không
dƣới mƣời mấy loại, bao gồm “thông tin”, “hội thoại”, “giao lưu”, “giao
tiếp”, “giao thông”, “tham gia”... Cuối thế kỉ 19, từ này đã trở thành từ ngữ
đƣợc sử dụng hàng ngày, đƣợc các nhà khoa học xã hội đƣa ra với khoảng
160 định nghĩa khác nhau.
Cho đến nay, khái niệm TT vẫn là một khái niệm mở và đƣợc tiếp cận
dƣới nhiều góc độ, do sự tham gia rộng rãi của nó vào các mặt trong đời sống
xã hội. Các định nghĩa về TT đƣợc đƣa ra trong những bối cảnh, đích khác
nhau, chủ yếu tập trung vào ba vấn đề cơ bản:

11


- Xác định bản chất của TT
- Quá trình cơ bản của TT
- Môi trường bối cảnh của TT
Trong khi triển khai đề tài, luận án đã sử dụng định nghĩa có tính tổng
hợp (trích từ cuốn: ―Truyền thông, lí thuyết và kĩ năng cơ bản‖ của Nguyễn
Văn Dững chủ biên, 2006) làm cơ sở cho nghiên cứu:

“TT là một quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình
cảm...chia sẻ kĩ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng
cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành động
và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng
đồng và xã hội” [33].
Theo định nghĩa này, bản chất của TT là quá trình chia sẻ, trao đổi hai
chiều, diễn ra liên tục giữa chủ thể TT và đối tƣợng TT. Quá trình chia sẻ,
trao đổi hai chiều ấy có thể đƣợc hình dung qua nguyên tắc bình thông nhau.
Khi có sự chênh lệch trong nhận thức, hiểu biết giữa chủ thể và đối tƣợng TT
gắn với nhu cầu chia sẻ, trao đổi thì hoạt động TT diễn ra. Quá trình TT vì
vậy chỉ kết thúc khi đã đạt đƣợc sự cân bằng trong nhận thức, hiểu biết giữa
chủ thể và đối tƣợng TT.
Mục đích của TT là hƣớng đến những hiểu biết chung nhằm thay đổi
thái độ, nhận thức, hành động của đối tƣợng TT và tạo định hƣớng giá trị cho
công chúng.
Thông tin của TT là một loại thông tin có tính chất công cụ và hoạt
động TT là một loại hoạt động có tính chất tác động sâu sắc, có khả năng tạo ra
những thay đổi lớn trên quy mô toàn xã hội.
b) Nội dung của hoạt động truyền thông
Nội dung của hoạt động TT nằm trong cụm từ cơ bản CIE gồm 3 khái niệm:
- Communication (giao tiếp/TT - phƣơng thức);

12


- Information (thông tin - nội dung);
- Education (giáo dục - mục tiêu).
Ðây là sự kết hợp (hòa kết) của ba phƣơng diện trong một loại hoạt
động thông tin đặc thù nhằm tác động vào đối tƣợng với mong muốn can
thiệp tạo ra những thay đổi ở đối tƣợng.

 Giao tiếp:
(i) Khái niệm:
Giao tiếp là một hoạt động thƣờng xuyên của con ngƣời. Không ai có
thể sống cô độc mà không có sự giao tiếp với ngƣời khác, và xã hội cũng
không thể tồn tại, hoạt động và phát triển mà không có giao tiếp.
Trong công trình ―Ngôn ngữ với văn chương‖ (2015), khi bàn về giao
tiếp ngôn ngữ đời thƣờng và giao tiếp ngôn ngữ văn chƣơng, Bùi Minh Toán
cho rằng: ―Giao tiếp chính là sự tiếp xúc giữa người với người, trong đó diễn
ra quá trình trao đổi nhận thức tư tưởng, tình cảm, bàn bạc hành động” [114,
tr.62]. Giao tiếp có thể đƣợc tiến hành bằng các phƣơng tiện khác nhau từ đơn
giản nhƣ: điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt,...đến hiện đại nhƣ các phƣơng
tiện vô tuyến viễn thông, các phƣơng tiện của công nghệ thông tin...
Tuy nhiên, ngôn ngữ vẫn là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất bởi,
xét về hiệu quả, nó giúp cho con ngƣời biểu hiện và trao đổi đƣợc mọi nội
dung thông tin. Không một nội dung nào mà con ngƣời cần biểu hiện và trao
đổi lại không thể biểu hiện đƣợc bằng ngôn ngữ.
Với hƣớng nghiên cứu của luận án, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến
hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
(ii) Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
Hoạt động giao tiếp (hoạt động ngôn giao) của con ngƣời đã đƣợc ngôn
ngữ học bắt đầu quan tâm nghiên cứu từ đầu thế kỉ này. Bloomfiel (1933) có
lẽ là ngƣời đầu tiên phát hiện ra cơ chế ngôn giao, khi ông đƣa ra sơ đồ

13


S…r…s….R với hai nhân vật giao tiếp là người nói – người nghe (trong đó, S:
kích thích nhằm vào ngƣời nói; r (lời): phản ứng của ngƣời nói; s (lời): kích
thích của ngƣời nói; R: lời – phản ứng của ngƣời nghe) và chỉ ra rằng r và s là
hai bình diện của lời mà ngôn ngữ học cần nghiên cứu. Đó là lời sản phẩm

đồng thời cũng là lời – kích thích của ngƣời nói, là những đơn vị ngôn giao.
Các tác giả khác nhƣ Shannon và Weaver (1949/1962), Schramm
(1955), v.v. khi nghiên cứu về quá trình TT cũng đã đƣa ra các sơ đồ giao tiếp
của họ [134]. Tuy nhiên, các sơ đồ đó còn khá đơn giản và chƣa diễn tả hết
các nhân tố trong quá trình giao tiếp của con ngƣời.
Sau các tác giả trên, Jakobson (1960) trong công trình ―Linguistics and
Poetics‖ , đã đƣa ra một sơ đồ giao tiếp nhƣ sau:
NGỮ CẢNH
NGƢỜI PHÁT

THÔNG ĐIỆP

NGƢỜI NHẬN

TIẾP XÚC


Hình 1.1: Sơ đồ các nhân tố giao tiếp của Jakobson
Theo đó, có 6 nhân tố không thể thiếu trong một cuộc giao tiếp đó là:
người phát, người nhận, thông điệp, ngữ cảnh, tiếp xúc, mã. Sơ đồ của
Jakobson luôn đƣợc coi là một sơ đồ ―cổ điển‖ về ngôn giao, bởi nó đã thể
hiện khá đầy đủ các nhân tố giao tiếp. Hoạt động giao tiếp ở đây đƣợc hiểu
theo nghĩa rộng: bao gồm tất cả các dạng của quá trình trao đổi thông tin giữa
con ngƣời với nhau. Sơ đồ trên đƣợc nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ sau này
kế thừa (là chủ yếu) và phát triển theo những cách khác nhau.
Nhƣ vậy, chúng ta thấy rằng, hoạt động giao tiếp diễn ra và liên quan ít
nhất đến hai nhân vật giao tiếp: người phát và người nhận. Trong quá trình
giao tiếp, nội dung giao tiếp chứa trong thông điệp (thực chất là một chuỗi tín

14



×