Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Vấn đề li khai dân tộc ở một số nước Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh : Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế: 60 31 40

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Duy Huệ

Vấn đề li khai dân tộc ở một số nước Đông Nam
Á sau chiến tranh lạnh

Luận văn ThS. Quốc tế học: 60.31.40

Nghd. : TS. Đặng Xuân Kháng

1


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU

2

Chương 1: VẤN ĐỀ LI KHAI DÂN TỘC

5

1.1. Khái niệm

5

1.2. Tình hình li khai dân tộc ở các khu vực trên thế giới



7

1.3. Các loại hình li khai dân tộc

12

1.4. Quyền tự quyết dân tộc và li khai dân tộc

22

Chương 2: HIỆN TƯỢNG LI KHAI DÂN TỘC Ở MỘT SỐ NƯỚC

28

ĐÔNG NAM Á TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH
2.1. Li khai dân tộc ở Inđônêsia

31

2.1.1. Tổng quan

31

2.1.2. Li khai dân tộc ở Papua

33

2.1.3. Li khai dân tộc ở Aceh


41

2.2. Li khai dân tộc ở Philippin

59

2.2.1. Tổng quan

59

2.2.2. Li khai dân tộc ở Mindanao

60

2.3. Li khai dân tộc ở Thái Lan

79

2.3.1. Tổng quan

79

2.3.2. Li khai dân tộc ở các tỉnh Nam Thái Lan

80

Chương 3: NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC TỪ CUỘC CHIẾN

93


CHỐNG LI KHAI DÂN TỘC Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á
3.1. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng li khai dân tộc ở một số nước

93

Đông Nam Á
3.2. Bài học từ cuộc chiến chống li khai dân tộc ở một số nước Đông

108

Nam Á

KẾT LUẬN

116

TÀI LIỆU THAM KHẢO

118

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài.
Vấn đề li khai dân tộc là một trong những vấn đề đang nổi cộm lên trong nền
chính trị quốc tế. Li khai dân tộc có liên quan chặt chẽ đến vấn đề dân tộc, một trong
những vấn đề phức tạp nhất, nhạy cảm nhất trong quan hệ quốc tế. Một số nhà nghiên
cứu nâng vấn đề li khai dân tộc lên thành chủ nghĩa li khai, một biểu hiện của chủ nghĩa
dân tộc nằm trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Điều đó đã cho thấy tầm

quan trọng của vấn đề li khai dân tộc trong công tác nghiên cứu, nhất là từ sau khi chiến
tranh lạnh kết thúc, hệ tư tưởng không còn là tác nhân chủ yếu gây ra những xung đột
dân tộc trên thế giới hiện nay.
Ở hầu hết tất cả các khu vực dân tộc trên thế giới, từ các nước phát triển đến các
nước đang phát triển, trong đó có Đông Nam Á, nhiều quốc gia đang phải đương đầu với
vấn đề li khai dân tộc. Tại một số quốc gia, xung đột li khai dân tộc đã trở thành một
cuộc chiến đẫm máu kéo dài. Hàng chục ngàn người phải bỏ mạng. Hàng chục vạn
người phải di dời chỗ ở. Chiến sự không chỉ gây ra những thảm họa nhân đạo mà còn
làm đình đốn nền kinh tế, làm tổn thương tình cảm giữa các dân tộc trong một quốc gia.
Có nhà nghiên cứu còn cho rằng vấn đề li khai dân tộc là một trong những trở ngại mà
Đông Nam Á phải vượt qua để ổn định và phát triển 21, tr. 38.
Hầu hết các nước Đông Nam Á là quốc gia đa dân tộc. Làm thế nào để xây dựng
sự hòa hợp dân tộc bền vững ở các quốc gia là một thách thức lớn ở khu vực. Các thế lực
li khai dân tộc ở Inđônêsia, Philipphin, Thái Lan đang cố gắng đòi các quyền tự trị hoặc
độc lập hoàn toàn. Thực tế họ đã đạt được những mục tiêu nhất định và để lại những hậu
quả khôn lường. Vấn đề dân tộc và li khai dân tộc đang diễn ra rất phức tạp, nhưng
không phải là không có con đường giải quyết. Thực tế cũng cho thấy trong mấy chục
năm qua, ở một số quốc gia Đông Nam Á, vấn đề dân tộc và li khai dân tộc không phải
lúc nào cũng bằng phẳng nhưng các quốc gia này đã giải quyết thành công, xã hội ổn
định, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao.
Đất nước chúng ta đang trong quá trình hội nhập vào khu vực và thế giới. Vấn đề
li khai dân tộc ở các nước xung quanh trong khu vực chắc chắn có liên quan tới vấn đề
đối ngoại và hoạch định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
Chúng tôi mong muốn được phác thảo ra một bức tranh chung với những sự kiện chủ

2


yếu về phong trào li khai dân tộc ở một số nước, nêu lên quá trình phát sinh, phát triển
của nó, bước đầu rút ra nguyên nhân, bài học để góp một tiếng nói vào vấn đề này.


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Trên thế giới, việc nghiên cứu vấn đề li khai dân tộc thường gắn liền với việc
nghiên cứu xung đột dân tộc, tôn giáo, khủng bố. Từ những năm 1990 trở lại đây, khi mà
chiến tranh lạnh kết thúc, đề tài này được đề cập tới nhiều hơn. Nhìn chung các nhà
nghiên cứu có nhiều quan điểm tiếp cận. Có nghiên cứu đứng trên quan điểm địa chính
trị để xem xét. Có nghiên cứu đứng trên quan điểm địa kinh tế để xem xét. Có nghiên
cứu đứng trên phương diện xã hội học, dân tộc học. Có nghiên cứu đứng trên phương
diện văn hóa học. Cũng có nghiên cứu vận dụng kết hợp tổng hợp các quan điểm trên.
Ở nước ta trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu, giảng dạy, cơ quan
nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề li khai dân tộc trong nhiều bài viết, tạp chí, ấn phẩm
sách báo. Một số luận văn cử nhân cũng đề cập đến đề tài này. Tuy nhiên vẫn chưa có
một công trình lớn nào đề cập một cách toàn diện, sâu sắc tới hoạt động li khai dân tộc ở
các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh đến nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Ổn định chính trị, xã hội là một trong những nhân tố quyết định cho sự phát triển
của mỗi quốc gia. Một trong những vấn đề liên quan đến sự ổn định chính trị, xã hội là
giải quyết tốt hay không tốt mối quan hệ dân tộc, tôn giáo. Đông Nam Á đã và đang có
sự bất ổn về mặt dân tộc và tôn giáo, sự bất ổn dẫn đến các cuộc chiến đòi ly khai dân
tộc. Giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo không còn là vấn đề riêng của quốc gia nào.
Nó trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều nước. Với tinh thần đó, chúng tôi mong
muốn được phác thảo ra một bức tranh khái quát về vấn đề li khai dân tộc ở một số quốc
gia Đông Nam Á, tìm ra những nguyên nhân lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa
phát sinh các hiện tượng li khai dân tộc ở một số nước Đông Nam Á và đánh giá những
tác động tiêu cực của nó tới an ninh, chủ quyền, rút ra một số bài học chung về chính
sách dân tộc, tôn giáo.

3



Đối tượng nghiên cứu trực tiếp là một số cơ sở lý luận về vấn đề li khai dân tộc,
chủ nghĩa dân tộc, một số hiện tượng li khai nổi cộm lên ở một số nước Đông Nam Á
như Inđônesia, Philippines và Thái Lan.
Phạm vi nghiên cứu trong luận văn chỉ dừng lại ở một số nước, một số hiện
tượng li khai dân tộc ở các địa phương qua mốc thời gian chủ yếu từ sau chiến tranh
lạnh đến nay.

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
Nguồn tài liệu chúng tôi sử dụng bao gồm các tác phẩm của các cá nhân và
tập thể trong, ngoài nước. Nguồn trong nước, chúng tôi đã tham khảo sách, tạp chí
do các trung tâm nghiên cứu phát hành như Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Trung
tâm Khoa học Xã hội và Thông tin quốc gia, Viện Thông tin Khoa học Xã hội,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn... Nguồn nước ngoài, chúng tôi tham
khảo các tác phẩm của các tác giả được dịch ra tiếng Việt do các nhà xuất bản như
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Nhà xuất bản Lao động và các nhà xuất bản có uy
tín phát hành. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo một số bách khoa toàn thư của
Anh, Mỹ và nguồn tài liệu phong phú trên mạng của các cơ quan báo chí, các tổ
chức, các trường đại học. Chúng tôi cố gắng sử dụng các phương pháp: hệ thống, so
sánh, phân tích, tổng hợp theo quan điểm lịch đại và đồng đại.

5. Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, luận văn chia làm ba chương:
Chương 1:

Vấn đề li khai dân tộc.

Chương 2:

Hiện tượng li khai dân tộc ở một số nước Đông Nam Á từ sau

chiến tranh lạnh.

Chương 3:

Nguyên nhân và bài học từ cuộc chiến chống li khai dân tộc ở
một số nước Đông Nam Á.

4


Chương 1: VẤN ĐỀ LI KHAI DÂN TỘC
1.1. Khái niệm
Nhìn chung, giới nghiên cứu có quan điểm tương đối thống nhất về thuật ngữ li
khai dân tộc. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 1994 và một
số từ điển khác của Việt Nam xuất bản từ năm 2000 đến nay, từ li khai là tách ra khỏi, lìa
bỏ một tổ chức, một đảng phái hay những tư tưởng quan điểm chính trị nào đó. Hiểu
theo nghĩa này, li khai dân tộc chỉ hiện tượng một dân tộc, hay một nhóm dân tộc tách ra
khỏi một quốc gia dân tộc nhằm thực hiện một nhà nước độc lập hay tự trị. Theo Từ điển
Oxford advanced leaner's xuất bản năm 1992 của Anh thì li khai (secede) nghĩa là từ bỏ
một cái gì đó, rút ra khỏi tư cách hội viên của một tổ chức, một quốc gia. Với từ này,
Encyclopedia Encatar của Microsoft (Mỹ) có định nghĩa là việc chính thức rút khỏi tư
cách thành viên của một tổ chức, một nhà nước hay một liên minh.
Từ nội hàm của khái niệm li khai qua một số từ điển chúng tôi đồng ý với cách
diễn đạt của Hao Shi Yuan, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Dân tộc Trung Quốc trong bài
viết: "Li khai dân tộc và chủ nghĩa khủng bố” 20, tr. 117. Li khai dân tộc là thuật ngữ
chỉ việc bên trong một quốc gia độc lập có chủ quyền, có lãnh thổ toàn vẹn, do mâu
thuẫn về vấn đề dân tộc, dưới tác động của các nhân tố bên trong, bên ngoài, một số thế
lực trong các dân tộc phi chủ thể hoặc các dân tộc thiểu số đưa ra các yêu sách chính trị,
tiến hành hoạt động bạo lực, thậm chí thực hiện các hành động chống đối quân sự để đòi
thành lập nhà nước độc lập hay tự trị.

Căn cứ lý luận của các thế lực li khai dân tộc chủ yếu là nguyên tắc tự quyết dân
tộc, lấy nhân quyền làm cái cớ để truyền bá và kích động, từ đó họ tìm kiếm địa vị chính
trị hợp pháp ở trong nước và ngoài nước, kể cả tranh thủ một số thế lực quốc tế nào đó,
nhằm thực hiện mục tiêu chính trị là thành lập nhà nước độc lập hoặc tự trị cao độ.
Li khai dân tộc là một trong những hình thức biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc,
nhưng không đồng nhất với chủ nghĩa dân tộc.
Chủ nghĩa dân tộc là hệ tư tưởng chính trị và biểu hiện tâm lý đòi hỏi quyền lợi
độc lập, tự chủ và phát triển của cộng đồng quốc gia dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc hình
thành và phát triển gắn liền với quá trình đấu tranh để xây dựng và bảo vệ cộng đồng
quốc gia dân tộc. Tuỳ tình hình đặc điểm dân tộc, giai cấp và lịch sử của từng dân tộc,

5


chủ nghĩa dân tộc mang dấu ấn dân tộc và giai cấp khác nhau. Có chủ nghĩa dân tộc
truyền thống thể hiện lòng yêu nước lâu đời của một dân tộc, có chủ nghĩa dân tộc tư sản,
có chủ nghĩa dân tộc Xô Viết, có chủ nghĩa dân tộc sô vanh nước lớn, có chủ nghĩa dân
tộc cách mạng...
Li khai dân tộc và chủ nghĩa dân tộc có điểm chung là đều gắn liền với vấn đề
dân tộc, một trong những nội dung quan trọng trong đời sống chính trị xã hội loài người.
Đến cuối những năm 1980, theo đà tiêu vong của chủ nghĩa thực dân, về cơ bản thế giới
đã hình thành trên 160 quốc gia có chủ quyền ổn định. Ngoài một số vùng đất uỷ trị của
Liên Hợp Quốc, các nước thuộc địa cũ của các cường quốc về cơ bản đã được độc lập.
Do nguyên nhân lịch sử, đại đa số các quốc gia trên thế giới đều do nhiều dân tộc hình
thành nên và về cơ bản đều duy trì được cục diện thống nhất. Tuy vậy, ở một số quốc gia
và khu vực, những hiện tượng li khai dân tộc vẫn phát sinh và phát triển.
Có một điều cần phân biệt là, do tàn dư thống trị của chủ nghĩa thực dân còn chưa
hoàn toàn được xóa bỏ, nên phong trào giải phóng dân tộc ở một số nơi còn tiếp tục chịu
ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, nó không thuộc phạm trù li khai dân tộc. Thí dụ, vấn đề
thành lập nhà nước Palestine độc lập ở Trung Đông. Phong trào xây dựng nhà nước độc

lập của New Caledonia, một vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp ở Tây Nam Thái Bình
Dương. Việc Đông Timo tách khỏi Inđônêsia để thành lập nhà nước độc lập cũng không
thuộc vấn đề li khai dân tộc. Việc sử dụng lực lượng quân đội của Tổng thống Inđônêsia
Suharto để giành lấy Đông Timo sau khi các lực lượng thực dân Bồ Đào Nha rút đi đã
làm cho tiến trình tự quyết dân tộc của khu vực này bị trì hoãn. Do đó, việc Liên Hợp
Quốc đưa vấn đề Đông Timo vào phạm vi giải quyết của mình là chuyện bình thường(1).
Hiện tượng li khai dân tộc không những tồn tại ở các nước đang phát triển, mà
còn tồn tại ở các nước phát triển, có tính phổ biến nhất định. Các thế lực li khai dân tộc
(1)

Về vấn đề Đông Timo có 2 loại ý kiến trái ngược nhau. Loại thứ nhất cho rằng Đông Timo là kết quả của một
phong trào li khai thành công. Loại thứ hai như bài viết đã trình bày. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông
Timo vẫn nằm dưới sự cai trị của Bồ Đào Nha cho tới năm 70 của thế kỷ XX. Khi Bồ Đào Nha tuyên bố rút
khỏi Đông Timo, Tổng thống Inđônêsia Suharto đã có ý định sáp nhập Đông Timo vào Inđônêsia. Ông tìm cách
ngăn cản Đông Timo độc lập. Ngày 1 tháng 7 năm 1976 Suharto sử dụng vũ lực sáp nhập Đông Timo vào
Inđônêsia. Do khác nhau về ngôn ngữ, tôn giáo, sau mấy trăm năm thống trị của Bồ Đào Nha, người dân Đông
Timo luôn đấu tranh đòi độc lập, chống lại chính sách hà khắc của Tổng thống Suharto. Ngày 30 tháng 8 năm
1999 gần 80% dân số Đông Timo đã bỏ phiếu tán thành độc lập. Ngày 4 tháng 9 năm 1999 ngay sau khi kết quả
trưng cầu dân ý được công bố, quân đội Inđônêsia đựoc lệnh đàn áp quyết liệt. Cộng đồng thế giới đã ủng hộ
nguyệt vọng độc lập của nhân dân Đông Timo. Liên Hợp Quốc đã đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tới duy trì trật
tự ở Đông Timo. Ngày 30 tháng 8 năm 2001 cử tri Đông Timo đi bỏ phiếu bầu Hội đồng lập hiến. Tiếp sau đó
người dân Đông Timo đã tiến hành bầu cử tổng thống lập ra một nhà nước mới ở Đông Nam Á.

6


tồn tại bên trong các quốc gia có chủ quyền hiện tại, về cơ bản thuộc về các thế lực chủ
nghĩa dân tộc cực đoan trong các dân tộc phi chủ thể hoặc các dân tộc thiểu số. Họ
thường tự xưng là đại biểu cho lợi ích của dân tộc mình, đòi thực hiện các quyền tự quyết
dân tộc, từ đó tạo ra thách thức đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia độc lập có chủ

quyền. Xét về mặt các quốc gia trên thế giới giới hiện tại lấy nhà nước đa dân tộc làm
chủ thể thì các thế lực li khai dân tộc trong cộng đồng quốc tế và ở các quốc gia liên quan
là không có tính hợp lý và hợp pháp.
Nhìn chung các dân tộc phi chủ thể hay các dân tộc thiểu số ở các nước có
hiện tượng li khai dân tộc đều thuộc những quần thể yếu thế. Tức là về các mặt địa vị
chính trị, địa vị kinh tế, ảnh hưởng văn hóa, quy mô dân số, tín ngưỡng tôn giáo và
phong tục tập quán đều ở trạng thái không chủ đạo nên ngoài việc thông qua cơ chế
chính trị để thực hiện mục tiêu độc lập ở một số quốc gia, các thế lực li khai dân tộc
đều thông qua phương thức nặc danh, bí mật để tạo ra các vụ việc. Cũng có khi họ
ngầm hoạt động phá hoại cơ sở hạ tầng vật chật như cầu cống, giao thông, nhà cửa,
trạm kiểm soát... Một số thế lực li khai còn có phương thức hoạt động theo kiểu chiến
tranh du kích, tiến hành ám sát, bắt cóc, tập kích vào các cơ sở dân sự, quân sự ở quy
mô lớn. Thậm chí họ còn dùng cả những phương thức có tính cực đoan và biện pháp
của chủ nghĩa khủng bố để nhằm mục đích tạo ra tình trạng bất ổn trong xã hội, gây
sức ép về chính trị, thu hút sự quan tâm của dư luận và sự can thiệp của quốc tế. Mục
tiêu cuối cùng của các thế lực li khai là đạt tới tư cách đàm phán, khiến nhà nước phải
nhượng bộ và thừa nhận địa vị hợp pháp của họ.
Li khai dân tộc và xung đột dân tộc, tộc người là hai vấn đề khác nhau mặc dù
chúng đều xuất phát từ chủ nghĩa dân tộc và liên quan đến vấn đề dân tộc. Vấn đề xung
đột dân tộc, tộc người là một hiện tượng lịch sử có từ hàng ngàn năm nay, gắn liền với
quá trình hình thành và phát triển của mỗi dân tộc. Xung đột dân tộc, tộc người có thể
dẫn đến chiến tranh với các khả năng đồng hóa, hợp nhất, thống nhất hoặc li khai dân
tộc. Nhân loại không thể đếm xuể các cuộc xung đột dân tộc, tộc người từ xưa đến nay.
Nhưng không phải bất kỳ một xung đột dân tộc, tộc người nào cũng dẫn đến li khai dân
tộc. Li khai dân tộc chỉ diễn ra khi một quốc gia đa dân tộc đã hình thành và gắn liền với
lịch sử hiện đại từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.

1.2. Tình hình li khai dân tộc ở các khu vực trên thế giới.

7



Hiện tượng li khai dân tộc không chỉ diễn ra ở một khu vực mà còn diễn ra ở
nhiều khu vực trên thế giới. Nó không chỉ phát sinh, phát triển sau chiến tranh lạnh mà
đã ăn sâu bén rễ ngay từ trong chiến tranh lạnh. Có điều vấn đề li khai dân tộc đã bị chìm
đi bởi sự đối đầu căng thẳng giữa hai phe, đứng đầu là hai siêu cường Liên Xô và Mỹ.
Ở châu Âu, châu lục bao gồm gần 90 dân tộc, tộc người có ngôn ngữ dân tộc
riêng, là cơ sở cho sự hình thành 45 quốc gia độc lập. Sức mạnh lớn nhất trong lịch sử
châu Âu hiện đại là chủ nghĩa dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc đã đem lại cho châu Âu cả sự
thống nhất lẫn chia rẽ. Thống nhất trong Liên minh châu Âu, chia rẽ Đông - Tây trong
chiến tranh lạnh. Sau chiến tranh lạnh, xung đột bạo lực giữa các dân tộc, tôn giáo vẫn
chưa được giải quyết dứt điểm. Mặc dầu là một châu lục tương đối thuần nhất nhưng
châu Âu vẫn có vấn đề li khai dân tộc 30. Hiện tượng li khai dân tộc khiến người ta
chú ý nhất là cuộc đấu tranh của người Bắc Ireland đòi tách khỏi Vương quốc Anh. Thế
lực li khai ở Bắc Ireland đã thành lập được Mặt trận dân tộc thống nhất Ireland. Sự việc
này bắt nguồn từ khi Anh chia Ireland ra hai vùng để cai trị vào năm 1920. Phía Bắc
Ireland là của người theo đạo Tin Lành. Phía Nam Ireland là của người theo Thiên Chúa
giáo. Trong những năm 1960, theo đà phát triển của phong trào dân quyền của cư dân
Bắc Ireland, mâu thuẫn giữa các tín đồ tôn giáo ngày càng gay gắt. Đã có những cuộc
xung đột đẫm máu giữa các tín đồ theo các tôn giáo khác nhau. Với tôn chỉ dùng vũ lực
để thực hiện sự thống nhất Ireland, quân đội Cộng hòa Bắc Ireland (IRA) tiến hành hoạt
động bạo lực, khủng bố nhằm vào quân đội, cảnh sát và các nhân vật chính trị chủ yếu
của Anh. Họ không ngừng gây ra xung đột vũ trang với tổ chức bán quân sự địa phương.
Hoạt động li khai của họ đã có lịch sử gần 30 năm. Khoảng 3500 người bị chết. Hơn 3
vạn người bị thương. Chi phí ngăn chặn bạo lực hàng năm lên tới 4 trăm triệu bảng Anh.
Tại Pháp, năm 1975, ở đảo Corse, một hòn đảo ở biển Địa Trung Hải đã xuất
hiện các hoạt động bạo lực đòi tách ra khỏi nước này. Năm 1976 những người theo tư
tưởng li khai dân tộc đã thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc Corse (The National
Liberation Front of Corse). Họ đưa ra cương lĩnh chính trị giành độc lập bằng vũ trang.
Các hoạt động bạo lực của các thế lực li khai dân tộc ngày một gia tăng. Đặc biệt họ đã

thực hiện những vụ đánh bom vào các cơ quan, tòa nhà của chính phủ. Năm 1982, Chính

8


phủ Pháp buộc phải đưa ra một chương trình phân cấp quản lý. Nghị viện Pháp đã thành
lập Hội đồng vùng Corse. Hội đồng này bao gồm 50 thành viên chuyên kiểm soát công
việc chi tiêu, thuế, thương mại, giao thông...
Do chính sách trấn áp mạnh mẽ của Chính phủ Pháp, Mặt trận giải phóng dân tộc
Corse đã hoạt động trả thù theo kiểu chủ nghĩa khủng bố. Trong một đêm họ đã gây ra
45 vụ nổ bom tại Corse và Paris. Sau đó Chính phủ Pháp tăng cường kiểm soát, cấm tổ
chức này hoạt động và tiến hành truy quét quyết liệt. Tổ chức này phân hóa thành Liên
minh toàn quốc Corse và Phong trào tự quyết Corse. Các tổ chức này đều có lực lượng
vũ trang riêng của mình. Một mặt, họ tiến hành đấu tranh giành quyền lực thông qua
nghị trường, mặt khác, họ liên tục tấn công khủng bố từ giữa những năm 1990. Các tổ
chức chính trị và bạo lực lấy việc giành độc lập cho Corse làm mục đích đã phân hóa liên
tục, hình thành nên một loạt tổ chức vũ trang bí mật. Các tổ chức này liên tiếp gây ra các
vụ khủng bố như đánh bom, bắt cóc, ám sát. Chỉ trong vòng hơn một chục năm họ đã
tiến hành 713 vụ đánh bom nhằm vào các tòa nhà công cộng 26.
Ở Bắc Mỹ có thế lực li khai đòi độc lập cho các cư dân nói tiếng Pháp ở địa phận
Quebec, Canađa từ mấy chục năm nay. Họ sử dụng cả phương thức chính trị lẫn phương
thức bạo lực để đạt được mục tiêu độc lập. Họ đã thành lập Mặt trận giải phóng Quebec
để tập hợp tất cả các lực lượng chống đối chính phủ. Ít nhất có 11 nhóm hoạt động bạo
lực từ năm 1963 đến 1970. Các nhóm này đã đặt bom vào những mục tiêu mà họ cho là
biểu tượng của sự áp bức như các cơ quan liên bang, những tượng đài, sở giao dịch
chứng khoán... Hành động gây tiếng vang làm xôn xao dư luận là vào tháng 10 năm
1970, họ bắt cóc một tuỳ viên thương mại Anh và Bộ trưởng Lao động Quebec. Chính
quyền Canađa đã ban hành đạo luật với những biện pháp áp dụng trong thời chiến.
Quyền công dân bị hạn chế và bị đặt trong tình trạng khẩn cấp. Quân đội được huy động
vào chiến dịch truy quét gắt gao. Hàng trăm dân thường bị bắt giữ, tra hỏi. Cuộc khủng

hoảng này chỉ chấm dứt khi Bộ trưởng Lao động bị sát hại và khi những kẻ khủng bố bị
bắt giam giữ, tù đày. Tuy bị trấn áp nhưng những thế lực li khai dân tộc vẫn nhiều lần đòi
trưng cầu dân ý về nền độc lập của Quebec 24. Ngày 27 tháng 11 năm 2006 để ngăn
chặn Quebec đòi tách ra khỏi Canada, Hạ viện Canada đã biểu quyết công nhận Quebec

9


là một quốc gia nằm trong một nước Canada thống nhất. Các nhà quan sát quốc tế e rằng
tình hình Quebec chắc sẽ không chỉ dừng lại ở đó.
Ở Pêru có Tổ chức Con đường sáng (Shining Path) của tộc người India. Tổ chức
này có cơ sở rộng rãi trong những dân tộc bản địa. Mục tiêu chính trị của tổ chức này là
lật đổ chính quyền hiện tồn để thành lập một nhà nước hoặc một nền tự trị của người
India. Tương tự như vậy còn có Tổ chức Quân giải phóng Zapata ở Mêhicô, một tổ chức
li khai dân tộc cũng đòi tách ra khỏi quốc gia này.
Ở châu Á, lịch sử đã hình thành nên đa số các quốc gia dân tộc đa tộc người. Sau
Chiến tranh thế giới thứ II, phong trào giải phóng dân tộc trên khắp châu lục này đã phát
triển mạnh mẽ. Đến cuối những năm 1980 ách cai trị của chủ nghĩa thực dân về cơ bản
đã chấm dứt. Tuy nhiên, do di sản của thực dân để lại, do sự phức tạp về vấn đề dân tộc
và tôn giáo, tình hình li khai dân tộc diễn ra ở nhiều quốc gia mới giành được độc lập.
Ở khu vực Nam Á, chính sách li khai tôn giáo đã làm nên một nhà nước Pakistan
Hồi giáo bên cạnh nhà nước Ấn Độ. Bản thân Pakistan năm 1970, phần Đông đất nước
lại tách thành nhà nước Bănglađét sau một cuộc đảo chính. Rồi từ đó, trong nội bộ các
nước, xu hướng li khai dân tộc vẫn âm ỉ kéo dài cho đến tận ngày nay 25.
Ở Trung Quốc, vấn đề li khai dân tộc đã xuất hiện từ lâu ở Tây Tạng. Vào năm
1956, một số thế lực li khai đã tiến hành hoạt động du kích chống lại chính quyền trung
ương. Mặc dầu Chính phủ Trung Quốc đã trao quyền tự trị cho vùng này nhưng lực
lượng nổi dậy được sự giúp đỡ của các thế lực bên ngoài đã phát động một phong trào
chống đối mạnh mẽ trên quy mô lớn, làm thiệt hại lớn về người và của, đe doạ sự toàn
vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Chính phủ đã tiến hành những

biện pháp trấn áp cứng rắn. Dalai Lama phải trốn sang Ấn Độ, thành lập một cộng đồng
người dân tộc Tây Tạng ở hải ngoại. Ngày 9/3/1961 Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị
quyết lên án Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vi phạm nhân quyền, đàn áp Phật giáo Tây
Tạng. Hơn 10 ngàn người dân tộc di dời lánh nạn sang các nước láng giềng như Ấn Độ,
Nêpan, Butan. Tháng 10/1987 những cuộc biểu tình của người dân tộc Tây Tạng lại diễn
ra liên tiếp. Các cuộc thương lượng bí mật giữa đại diện chính phủ và Dalai Lama không
tiến triển. Một bên phủ nhận nền tự trị hiện thời. Một bên từ chối thoả hiệp trao thêm

10


quyền tự trị cho Tây Tạng. Năm 1993, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra cùng với các hoạt
động bạo lực, khủng bố. Năm 1995, khi Tây Tạng tiến hành chọn Lama, những cuộc
xung đột mới lại tiếp tục nổ ra với yêu sách đòi độc lập hoàn toàn cho Tây Tạng. Tháng
5 năm 1996, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã sử dụng lực lượng vũ trang truy quét các
tu viện của người Tây Tạng. Rất nhiều người bị chết và bị thương. Đoàn Lama bị kết án
tù đày. Cuộc hội đàm bí mật giữa hai bên sụp đổ.
Tình hình li khai dân tộc cũng diễn ra ở Xrilanka với tổ chức li khai dân tộc
Những con hổ giải phóng Tamil. Ở Mianma có tổ chức li khai dân tộc của người karen,
người Arakan. Ở Philippin có tổ chức li khai của người Moro. Ở Inđônêsia có tổ chức li
khai của người Aceh, Tây Papua. Ở Thái Lan có tổ chức li khai của người Pattani 2...
Ở châu Phi, sau khi giành được độc lập, các quốc gia đã kế thừa di sản chính trị từ
sự chiếm đóng sau hàng trăm năm của chủ nghĩa thực dân châu Âu. Đa số các nước ở
châu Phi có đường biên giới tùy tiện, theo ý chí của các cường quốc thực dân, không phù
hợp với lịch sử văn hóa tự nhiên. trong quá trình cai trị, các thế lực thực dân đế quốc lợi
dụng mâu thuẫn giữa các dân tộc, tộc người thi hành chính sách chia để trị và đã để lại
những hậu quả khôn lường. Chẳng hạn họ đã lợi dụng mâu thuẫn giữa người Hutu và
người Tutsi ở Ruanda và Burundi, đã gieo mầm thù hận dân tộc giữa hai tộc người, dẫn
tới nạn sát hại diệt chủng trong những năm 1990 tại các quốc gia này. Ước chừng có trên
800 ngàn người, chủ yếu là người Tutsi bị giết hại. Hàng triệu người Hutu phải đi lánh

nạn tại Tandania ... Ở nhiều nước châu Phi khác, các đảng phái chính trị thường hình
thành trên cơ sở dân tộc, tộc người. Điều đó đã tạo nên sự bất ổn trong nền chính trị của
các quốc gia non trẻ. Xung đột li khai dân tộc diễn ra ở nhiều nơi, ví dụ việc li khai dân
tộc của người Igbo dẫn tới cuộc nội chiến ở Nigiêria từ năm 1967 đến 1970. Vùng Nam
Phi, vùng Sahara, nơi tập hợp chủ yếu người Phi da đen, nơi đây được chia ra thành hàng
trăm nhóm dân tộc, ngôn ngữ. Sau quá trình phi thực dân hóa, sự đối kháng dân tộc đã
diễn ra gay gắt. Ở Chad, sau 10 năm xung đột, đến năm 1979 đất nước bị phân chia làm
đôi. Ở Xuđăng cuộc chiến tranh tàn khốc đã đi đến chỗ trao quyền tự trị cho khu vực miền
Nam. Ở Etiôpia, sự sụp đổ của chế độ quân chủ đã kéo theo sự li khai của các dân tộc ở

11


ngoại vi. Ở khu vực Trung Phi có cuộc xung đột và mưu toan li khai của người Biafra đã
dẫn Nigiêria đi đến việc phân chia cơ cấu liên bang theo thành phần dân tộc 28...
Điểm qua các hiện tượng li khai dân tộc ở các châu lục, chúng ta thấy vấn đề li
khai dân tộc không phải là vấn đề của riêng quốc gia nào. Bước sang kỷ nguyên mới, sự
đối đầu và rơi rớt của chiến tranh lạnh tưởng chừng như đã chấm dứt. Xu thế hội nhập,
hợp tác đang là xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế. Nhưng một hiện tượng lịch sử
khác lại đang diễn ra gay gắt. Bên cạnh việc các cuộc chiến tranh giữa các quốc gia giảm
xuống thì việc các cuộc nội chiến, xung đột dân tộc, li khai dân tộc lại tăng lên và trở
thành điểm nóng ở nhiều nơi trên thế giới.

1.3. Các loại hình li khai dân tộc.
Li khai dân tộc trên thế giới hiện nay được tạo thành từ nhiều nguyên nhân khác
nhau, có bối cảnh lịch sử, chính trị - xã hội, kinh tế, văn hóa, tôn giáo khác nhau nhưng
có mục tiêu chính trị giống nhau là thành lập nhà nước độc lập theo dân tộc. Do đó rất
khó phân loại vấn đề này một cách rạch ròi. Xét từ phương thức hoạt động và tình hình ở
các quốc gia và khu vực khác nhau, các nhà nghiên cứu phân chia vấn đề li khai dân tộc
thành 4 loại hình cơ bản 20, tr.123.

1.3.1. Loại hình li khai dân tộc đối kháng quân sự.
Loại hình li khai dân tộc đối kháng quân sự chủ yếu chỉ những hiện tượng li khai
dân tộc tiến hành hoạt động nhằm thành lập các quốc gia độc lập bên trong một quốc gia
có chủ quyền nào đó bằng phương thức chiến tranh. Đặc điểm của loại hình này là các
thế lực li khai dân tộc đã có lực lượng chống đối quân sự tương đối mạnh. Đương nhiên
nó phải có một quá trình lâu dài xây dựng lực lượng từ không đến có, từ yếu đến mạnh.
Nó có một vùng lãnh thổ hay một khu vực kiểm soát ổn định. Các hoạt động chính trị và
lực lượng vũ trang của các thế lực li khai tuy bị nhà nước dân tộc coi là bất hợp pháp,
nhưng thế lực của họ đã trở thành đối thủ chính trị, đối thủ quân sự, đối thủ đàm phán,
buộc nhà nước dân tộc phải thừa nhận.
Tiêu biểu cho loại hình này là hiện tượng li khai dân tộc nhằm thành lập một nhà
nước do Tổ chức Những con hổ giải phóng Tamil (Liberation Tiger of Tamil Eelam,
LTTE) lãnh đạo ở Xrilanka. Dân tộc chủ thể ở Xrilanka là người Sinhalese theo Phật

12


giáo, chiếm khoảng 74% dân số toàn quốc. Thứ đến là người Tamil theo Ấn Độ giáo,
chiếm khoảng 18% dân số. Là những người dân di cư từ Nam Ấn Độ tới Xrilanka vào
thế kỷ XIV, người Tamil từng thành lập Vương quốc Jaffna Tamil, kiểm soát vùng ven
biển phía Bắc và phía Đông Xrilanka. Sau khi thực dân Anh xâm lược, biến Xrilanka
thành thuộc địa, rất nhiều người Tamil lại từ Ấn Độ di cư sang Xrilanka theo các con
đường lao động. Các thế lực thực dân Anh áp dụng chính sách chia để trị đối với người
Sinhalese và người Tamil, lợi dụng sự khác biệt dân tộc, tôn giáo giữa hai nhóm dân tộc
này để tạo ra bầu không khí chính trị có lợi cho sự thống trị của thực dân Anh. Trong quá
trình đô hộ, một mặt thực dân Anh nâng cao địa vị của người Tamil, khiến cho người
Tamil có được ưu thế về trình độ giáo dục, được tuyển vào làm công ăn lương trong
chính quyền đô hộ. Khi Phật giáo của người Sinhalese phục hưng, ý thức dân tộc của họ
dấy lên, các thế lực thống trị thực dân đã xoa dịu bằng việc cơ cấu lại nhân lực hành
chính, khiến cho người Sinhalese chiếm đa số dân nhận được quyền ưu đãi hơn. Sau khi

Xrilanka giành được độc lập vào năm 1948, do ưu thế mà họ có được trong lĩnh vực
chính trị, chính phủ do người Sinhalese chi phối đã tăng cường củng cố chủ nghĩa dân
tộc về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa. Phật giáo đã trở thành quốc giáo. Ngôn ngữ
Sinhalese là ngôn ngữ quốc gia. Ngoài ra chính phủ của người Sinhalese còn thi hành
một loạt chính sách kiềm chế người Tamil, ưu đãi nhiều mặt cho người Sinhalese. Chính
phủ cho phép ưu đãi thí sinh Sinhalese, nâng điểm chuẩn với người Tamil trong chế độ
thi tuyển sinh đại học. Chính phủ còn thực hiện chính sách di dân lên các vùng phía Bắc
và Đông Bắc, nơi người Tamil định cư, gây nên sự bất mãn sâu sắc trong người Tamil.
Vào cuối những năm 1950, ở Xrilanka đã bùng phát xung đột giữa người Sinhalese và
người Tamil lần thứ nhất. Từ đó về sau, cuộc đấu tranh của người Tamil nhằm bảo vệ
các lợi ích dân tộc của họ diễn ra liên tục. Đến đầu những năm 1970, phong trào độc lập
dân tộc đã hình thành trong người Tamil. Năm 1972 ba chính đảng lớn của người Tamil
hợp nhất thành Mặt trận liên hợp Tamil, đề ra mục tiêu thành lập một nhà nước độc lập.
Các tổ chức bạo lực vũ trang như Những con hổ mới Tamil, Mặt trận giải phóng Tamil
Eelam cũng lần lượt được thành lập. Năm 1975, Những con hổ mới Tamil đổi tên thành
Những con hổ giải phóng Tamil và ám sát thị trưởng thành phố Kufua mở màn cho

13


những hoạt động bạo lực. Vào tháng 8 năm 1983, người Sinhalese trong một lần xung đột
đã giết hơn 300 người Tamil. Khoảng 100 ngàn người Tamil phải tị nạn tới các bang miền
Nam Ấn Độ. Lực lượng Những con hổ giải phóng Tamil đã đáp lại bằng việc phát động
một cuộc chiến tranh du kích, tấn công trả đũa vào người Sinhalese và lực lượng an ninh
chính phủ ở phía Bắc và phía Đông Xrilanka. Từ đó, hai bên tiến hành nhiều cuộc giao
tranh quyết liệt.
Những bang miền Nam Ấn Độ có số đông người Tamil sinh sống đã giúp đỡ, ủng
hộ cơ sở vật chất, quân trang quân dụng cho những người cùng dòng máu với mình ở
Xrilanka. Chính phủ Ấn Độ cũng lên tiếng bênh vực cho những người Tamil ở bên kia
bờ biển. Mặc dù vậy, Ấn Độ và Xrilanka đã có nhiều nỗ lực giải quyết xung đột. Hai

nước đã ký kết một hiệp định hòa bình, ngăn chặn xung đột bạo lực giữa 2 nhóm dân tộc
vào tháng 7 năm 1987. Theo hiệp định, một lực lượng giữ gìn hòa bình Ấn Độ làm trung
gian thay thế cho quân đội Xrilanka đóng ở bán đảo Jaffua. Hiệp định cũng bao gồm việc
thành lập một khu tự trị của người Tamil ở phía Bắc và phía Đông các tỉnh.
Các đảng phái của người Sinhalese phản đối chống lại việc triển khai quân đội
Ấn Độ ở Xrilanka. Họ phát động phong trào bạo loạn làm mất ổn định tình hình đất
nước. Cuối cùng sự can thiệp của Ấn Độ đã không đem lại hòa bình cho 2 nhóm dân tộc.
Lực lượng giữ gìn hòa bình của Ấn Độ về nước vào tháng 4 năm 1990. Nhiều trận đánh
ác liệt diễn ra giữa quân đội Xrilanka và LTTE trong những năm 1990. Đặc biệt nó trở
thành một cao trào khi Tổng thống Ranasinghe Premadasa bị ám sát trong lễ diễu hành
ngày 01 tháng 5 năm 1993. Chính phủ Xrilanka đã buộc trách nhiệm cho các lực lượng
LTTE. Từ đó đến nay mâu thuẫn dân tộc Sinhalese và Tamil ngày một trở nên gay gắt.
Trước sức ép của cộng đồng quốc tế, nhiều cuộc đàm phán được mở ra nhưng rồi
quá trình thương lượng lại đi vào bế tắc vì lập trường của hai bên quá khác biệt. Đến cuối
năm 1995, xung đột li khai dân tộc đã trở thành một cuộc nội chiến. Quân đội Xrilanka
phản công quyết liệt, giành lại thành phố Jaffua, thành phố mà LTTE chiếm giữ từ 1985.
Đến giữa những năm 1996, quân chính phủ đã kiểm soát được bán đảo Jaffua nhưng lực
lượng LTTE vẫn còn rất mạnh. Họ tiếp tục tấn công vào lực lượng quân chính phủ ở
phía Bắc và phía Đông của đất nước. Các hoạt động bạo lực diễn ra liên miên không dứt.

14


Các lực lượng li khai với nòng cốt Những con hổ giải phóng Tamil trở thành lực lượng
quân sự đối kháng trực tiếp với quân chính phủ. Cho đến năm 2000, LTTE tuyên bố họ
có nhiều căn cứ và đã ám sát khoảng 150 quan chức chính trị Xrilanka. Lực lượng li khai
này hiện nay vẫn tiếp tục mục tiêu độc lập của mình. Tháng 10 năm 2006 cuộc đàm phán
giữa Chính phủ Xrilanka và LTTE đang diễn ra tại Giơnevơ. Có khả năng Chính phủ
Xrilanka sẽ chấp nhận một khu tự trị đặc biệt cho người Tamil. Kể từ vòng đàm phán
cuối cùng giữa hai bên tại Thụy Sĩ, ít nhất có 2850 người bị sát hại. Cả hai bên đều đổ lỗi

cho nhau về tình trạng đẫm máu này trong cuộc chiến kéo dài ba thập kỷ của LTTE vì
một nền độc lập cho người Tamil ở đất nước đa phần là người Sinhalese 41.
Tương tự như các thế lực li khai của người Tamil ở Xrilanka còn có hiện
tượng li khai Chesnia ở Nga cũng thuộc loại này. Từ giữa những năm 1990 trở lại
đây, các thế lực li khai Chesnia không ngừng tiến hành các hoạt động quân sự và
khủng bố hết sức đẫm máu nhằm mục đích đòi độc lập. Hiện nay về cơ bản Chính
phủ Nga đã khống chế được tình hình ở Chesnia. Nhưng để giải quyết triệt để vấn đề
Chesnia thì còn cần nhiều thời gian.
Tại khu vực Đông Nam Á, hiện tượng li khai dân tộc của người Aceh ở
Inđônesia, người Moro ở Philippine cũng thuộc loại hình đối kháng quân sự.
1.3.2. Loại hình li khai dân tộc tương tác.
Loại hình li khai dân tộc tương tác chỉ hiện tượng li khai dân tộc của các dân tộc
khác nhau bên trong một quốc gia độc lập có chủ quyền. Các thế lực li khai tìm cách gạt
bỏ lẫn nhau nhằm thành lập nhà nước độc lập riêng rẽ. Điểm nổi bật của loại hình li khai
tương tác là các thế lực li khai dân tộc ở trong tình trạng xung đột đều không phải là lực
lượng bảo vệ sự thống nhất quốc gia. Mục tiêu tranh giành của các bên là lãnh thổ và
quyền thành lập một nhà nước độc lập. Điều chú ý là trong hiện tượng li khai dân tộc
thuộc loại hình này, đằng sau hai bên hoặc nhiều bên xung đột đều có sự ủng hộ của các
thế lực bên ngoài.
Cuộc nội chiến ở Bosnia - Hersegovina ở Nam Tư là thí dụ điển hình thuộc loại
hình li khai dân tộc tương tác. Trong những năm 1990, Nam Tư cũ đi tới tan rã trong chế
độ dân chủ đa đảng mà vấn đề li khai dân tộc là động lực cơ bản dẫn tới tình trạng chia rẽ

15


trong Liên bang Nam Tư. Tuyên bố độc lập của Slovenia, Croatia và rút ra khỏi Liên
bang Nam Tư đã đặt các thành viên còn lại của Nam Tư và cộng đồng thế giới trước một
sự việc "đã rồi". Hàng loạt vấn đề đặt ra không ai có thể trả lời ngay được. Việc tuyên bố
đơn phương độc lập có đủ cơ sở pháp lý để quốc tế công nhận hay không? Liên bang

Nam Tư với tính chất là một chủ thể có quyền bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của mình hay
không. Quyền dân tộc tự quyết tách ra có giới hạn đến đâu?
Bosnia - Hersegovina không giống với các nước cộng hòa khác của Nam Tư cũ,
mà là một nước cộng hòa do ba tôn giáo, hai dân tộc và một quần thể Hồi giáo cấu thành.
Từ những năm 1990, việc chính đảng hóa trên cơ sở dân tộc và tín ngưỡng tôn giáo do
diễn biến đa nguyên hóa chính trị ở Bosnia - Hersegovina tạo thành đã làm cho nước này
lâm vào cuộc nội chiến triền miên. Cuộc chiến tranh li khai dân tộc, tôn giáo này kéo dài
bốn năm, từ năm 1992 đến cuối năm 1995 khi các bên khi ký Hiệp định Dayton(1). Trong
cuộc chiến tranh này, người Croat và người Hồi giáo đã tiến hành một cuộc nội chiến
cực kỳ tàn khốc nhằm triệt để phân rõ mốc giới của mỗi bên. Họ đã thực hiện một cuộc
thanh lọc sắc tộc nhân danh sự toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất dân tộc, tôn giáo. Các bên
đã xua đuổi và tàn sát trên quy mô lớn với thường dân vô tội; cưỡng ép tập thể có tổ chức
phụ nữ gọi là dị tộc, dị giáo; hình thành nên hoạt động khủng bố thù hận dân tộc. Trong
cuộc tàn sát, giao tranh lãnh thổ kiểu chủ nghĩa dân tộc cực đoan này, ở Bosnia Hersegovina đã hình thành nên ba phái. Người theo đạo Thiên Chúa cho mình là người
Croatia, người theo Chính Thống giáo cho mình là người Serb, còn người theo đạo Hồi
tự tách thành một nhóm đặc biệt.
Với sự chi phối của Liên Hợp Quốc, đặc biệt là của Mỹ, căn cứ vào Hiệp định
Dayton(2), Bosnia - Hersegovina cuối cùng trở thành một nước do người Hồi giáo và
người Croat hợp thành cùng tồn tại bên cạnh nước cộng hòa của người Serb. Mỗi một
nhóm sắc tộc ở Bosnia - Hersegovina lại mâu thuẫn với hai nhóm khác và tạo nên tình
trạng chiến tranh của mọi người chống lại nhau. Cốt lõi gây ra xung đột là mâu thuẫn
giữa người Hồi giáo và người Serb, mâu thuẫn người Hồi giáo và người Croat. Cuộc
(1)

Dayton thuộc bang Ohio của Mỹ.
Hiệp định giữa những người lãnh đạo thuộc các nhóm sắc tộc Hồi gáo, serb và croat ở Bosnia - Hersegovina
nhằm chấm dứt cuộc nội chiến. Hiệp định này bắt đầu ký tắt ở Dayton bang Ohio của Mỹ ngày 21 tháng 11
năm 1995.
(2)


16


chiến tranh li khai ở đất nước này kéo dài từ năm 1992-1995. Số nạn nhân bị chết trong
các cuộc xung đột lên tới hàng chục ngàn người. Số lượng người tị nạn lên tới hàng triệu
người. Trách nhiệm gây ra các cuộc xung đột li khai dân tộc thuộc về các phe phái dân
tộc của các nước cộng hòa. Các phe phái này lôi kéo, kích động quần chúng tham gia
giành chính quyền, đòi lãnh thổ và quyền sở hữu của cộng đồng. Không một bên nào bảo
vệ sự thống nhất chung.
Trong toàn bộ nội chiến Bosnia - Hersegovina đằng sau xung đột 3 bên đều có
lực lượng quốc tế ủng hộ trực tiếp hay gián tiếp. Đằng sau người Serb là các nước Đông
Chính giáo như Nga, Hy Lạp; đằng sau người Croat là các nước Thiên Chúa giáo như
Cộng hòa Liên bang Đức, Ý; đằng sau người Hồi giáo là thế giới Hồi giáo và các lực
lượng phương Tây trong đó có Mỹ 10, tr. 96.
Thuộc loại hình li khai tương tác còn có cuộc tranh chấp Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ
ở Sip, một đảo rộng trên 9 nghìn km2. Người Hy Lạp di cư sớm nhất vào đảo này. Còn
người Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu di cư vào đảo này từ thế kỷ XVI trong thời kỳ đế quốc
Oxman thống trị. Người Hy Lạp, người Thổ Nhĩ Kỳ tuy có tín ngưỡng, tôn giáo khác
nhau nhưng trong lịch sử chưa từng xuất hiện tranh chấp dân tộc lớn. Sau khi đế quốc
Oxman tan rã, Anh đã chiếm đóng Sip và lợi dụng người Thổ Nhĩ Kỳ để chế ngự phong
trào thành lập nhà nước độc lập của người Hy Lạp, làm cho mâu thuẫn giữa người Hy
Lạp và người Thổ Nhĩ Kỳ trở nên gay gắt, dẫn đến xung đột dân tộc vào cuối những năm
1950. Năm 1959 trên cơ sở đàm phán ba bên Anh, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, các nước đã
xác định phương án thành lập quốc gia độc lập Sip và thực hiện nguyên tắc hai dân tộc
Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ cùng cầm quyền. Nhưng kết cấu nhà nước do lực lượng bên
ngoài áp đặt và thể hiện lợi ích của 3 nước Anh, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời với sự
can thiệp của Liên Hợp Quốc, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ cùng đem quân giúp người Hy
Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ ở đảo Sip. Cuối cùng dẫn đến cuộc chiến tranh giữa hai nước Hy
Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ trên đảo Sip năm 1974. Thổ Nhĩ Kỳ chiếm khoảng 37% lãnh thổ
miền Bắc đảo. Năm 1975 Thổ Nhĩ Kỹ thành lập bang của người Thổ Nhĩ Kỳ trong nước

Cộng hòa Sip, bầu ra thống đốc bang, thành lập nghị viện bang. Năm 1977 hai bên đạt
được thể chế mới của nhà nước Sip, nước Cộng hòa Liên bang Sip. Năm 1983 nghị viện

17


bang Thổ Nhĩ Kỳ thông qua quyết định độc lập, tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Thổ
Nhĩ Kỳ Bắc Sip. Thổ Nhĩ Kỳ lập tức công nhận và trao đổi đại sứ. Từ đó nước Cộng hòa
Thổ Nhĩ Kỳ Bắc Sip trở thành nước cộng hòa trong Cộng hòa Liên bang Sip. Vấn đề Sip
đã trở thành vấn đề lớn mà Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp
phải đối mặt.
1.3.3. Loại hình li khai dân tộc thống nhất xuyên biên giới
Loại hình li khai dân tộc thống nhất xuyên biên giới chỉ việc một dân tộc trong
lịch sử vốn là đồng nhất nhưng thực tế hiện tại lại thuộc về một nước hay nhiều nước
khác nhau, tiếp giáp nhau. Xuất phát từ những nguyên nhân chính trị nào đó, những thế
lực li khai muốn thông qua hoạt động vũ trang bạo lực để thực hiện mục tiêu thành lập
một nhà nước độc lập hay tự trị. Các thế lực li khai dân tộc thuộc loại hình này có ảnh
hưởng xuyên quốc gia và đặc điểm hợp tác xuyên biên giới. Hoạt động li khai dân tộc
của nó làm nguy hại đến tính toàn vẹn lãnh thổ của một số quốc gia và khu vực.
Tiêu biểu nhất thuộc loại hình li khai dân tộc thống nhất xuyên biên giới là phong
trào đòi độc lập nhằm hình thành nhà nước của người Kurd ở khu vực Trung Đông.
Người Kurd là một tộc người lớn thứ tư chỉ sau người Arab, người Thổ Nhĩ Kỳ và người
Ba Tư. Dân số tộc người khoảng 25 triệu, người Kurd theo đạo Hồi, cư trú tại bốn nước:
Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Iraq và Xiri. Từ thế kỷ XVI, phần lớn người Kurd nằm dưới quyền
thống trị của đế quốc Oxman, một phần nằm dưới quyền thống trị của người Ba Tư. Đến
cuối thế kỷ XIX đế quốc Oxman sụp đổ và bị thu hẹp, ý thức dân tộc của người Kurd bắt
đầu trỗi dậy. Điều này thu hút sự chú ý của các cường quốc thực dân châu Âu. Chúng
nhăm nhe dòm ngó lãnh thổ của đế quốc Oxman. Anh và Nga Sa hoàng bắt đầu thực thi
nhiều kế hoạch nhúng tay vào công việc nội bộ của đế quốc Oxman. Một trong những kế
hoạch là lợi dụng vấn đề người Kurd. Sang thế kỷ XX, người Kurd thành lập tổ chức

chính trị và đề xuất yêu cầu chính trị, yêu sách về quyền dân tộc. Sau Chiến tranh thế
giới lần thứ nhất, đế quốc Oxman tan rã hoàn toàn. Cuộc cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ bùng
nổ. Phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc và thành lập nhà nước dân tộc cũng phát
sinh. Hiệp ước Sevres được thay thế bằng hiệp ước Lôdan (1923), ký kết dưới sự chi
phối của các cường quốc vì quyền lợi của các cường quốc. Sau chiến tranh, các hiệp ước

18


đã quy định thành lập các nhà nước Xiri, Libăng, Palestin và Iraq. Người Kurd chỉ được
xác định địa vị tự trị, nên trong thực tế không thể thực hiện được sự thống nhất và độc
lập. Trong hoàn cảnh đó, người Kurd đã tham gia cuộc cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ do
Kemal lãnh đạo. Nhưng thắng lợi của cuộc cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ không đảm bảo nền
độc lập và sự thống nhất của người Kurd. Họ bị phân tán sinh sống trên đất của các nhà
nước: Thổ Nhĩ Kỳ độc lập, Iraq dưới quyền ủy trị của Anh, Xiri dưới quyền ủy trị của
Pháp và Iran. Như vậy, sau khi đạt được lợi ích ở Trung Đông, đế quốc Anh, Pháp đồng
thời cũng chia cắt tộc người Kurd. Và sau khi tuyên bố độc lập, Thổ Nhĩ Kỳ không
những không thực hiện cam kết về sự tự trị của người Kurd mà còn thi hành chính sách
đồng hóa cưỡng bức đối với họ, dẫn tới cuộc khởi nghĩa năm 1925. Chính phủ Thổ Nhĩ
Kỳ tiến hành đàn áp quyết liệt. Hơn 70 ngàn người Kurd bị giết hại. Tuy vậy cuộc chiến
đấu của người Kurd vẫn kéo dài đến năm 1938. Sau đó phong trào đấu tranh đòi độc lập
chuyển đến vùng biên giới Iraq và Iran. Sự hợp tác xuyên biên giới của người Kurd bắt
đầu hình thành vào những năm1940. Năm 1944, các lực lượng đấu tranh đòi độc lập đã
tuyên bố thành lập nhà nước độc lập và chế định ra quốc kỳ Kurdistan. Năm 1946 Đảng
Dân chủ Kurdistan tuyên bố thành lập nước Cộng hòa tự trị Kurd Mahabad trên lãnh thổ
Iran, nhưng bị đàn áp dã man. Phong trào đấu tranh đòi độc lập của người Kurd đi vào
thoái trào. Đến cuối những năm 1950 phong trào thành lập nhà nước Kurdistan lại dâng
cao. Tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh vũ trang do Đảng Công nhân Kurdistan lãnh đạo.
Đảng này thành lập năm 1978. Đầu những năm 1980 bắt đầu tiến hành chiến tranh du
kích và hoạt động khủng bố, trở thành sự thách thức lớn nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Từ giữa

những năm 1980 đến giữa những năm 1990, chiến tranh du kích do Đảng Công nhân
Kurdistan lãnh đạo chủ yếu dùng phương thức tấn công vào các trạm gác, đồn trú quân
chính phủ, đốt phá ở các làng mạc, bắt cóc, giết hại quan chức địa phương. Từ những
năm 1990 trở đi, cùng với sự sụp đổ của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết,
sự phân rã của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Nam Tư, Tiệp Khắc, một loạt các
quốc gia mới hình thành, cuộc đấu tranh của người Kurd lại dâng lên mạnh mẽ. Chính
phủ Thổ Nhĩ Kỳ một mặt phải hủy bỏ bộ luật có tính phân biệt dân tộc như luật cấm
dùng tiếng Kurd, mặt khác bắt đầu dùng không quân kết hợp với lục quân tiến vào lãnh

19


thổ Iraq, càn quét ác liệt trên quy mô lớn. Đảng Công nhân Kurdistan và các tổ chức của
nó bị tổn thất nặng nề. Năm 2000 người đứng đầu đảng là Okalan bị bắt và bị kết án tử
hình. Phong trào đấu tranh đòi độc lập cho người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ, ở Iraq và một số
nước về cơ bản ở trong tình trạng thoái trào. Vấn đề đấu tranh của người Kurd nhằm
mục đích thống nhất dân tộc và thành lập một nhà nước độc lập xuyên lãnh thổ 4 quốc
gia nhìn chung đã bị mất thời cơ lịch sử, không còn khả năng đe dọa đối với chính quyền
bất kỳ nước nào. Các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Iran, Xiri coi phong trào đấu tranh của
người Kurd là những hiện tượng li khai dân tộc nhằm chia cắt lãnh thổ.
Tương tự như các thế lực li khai xuyên biên giới Kurdistan còn có vấn đề người
Anbani trên bán đảo Balkan. Cuộc chiến tranh Balkan lần thứ nhất năm 1912 làm cho thế
lực đế quốc Oxman về cơ bản rút ra khỏi châu Âu. Sau khi cuộc Chiến tranh thế giới lần
thứ nhất kết thúc, năm 1928 Serbia và Hersegovina cùng với những tỉnh của Croatia thống
nhất với Serbia và Mongtenegro hình thành nên các dân tộc lấy tên là Yugoslavia. Từ đó
nó trở thành thùng chứa thuốc nổ của châu Âu. Tiếp liền theo đó là việc các dân tộc
Balkan liên tiếp đưa ra kế hoạch nhà nước đại dân tộc, trong đó bao gồm cả kế hoạch Đại
Anbani. Kế hoạch này đã được thực hiện sau khi chủ nghĩa phát xít Ý xâm lược Anbani
trong chiến tranh thế giới lần thứ hai nhằm thực hiện lợi ích chiến lược của nó tại bán đảo
Balkan, tức là thống nhất hầu như tất cả các khu vực có người Anbani tụ cư do Ý chiếm

đóng vào Đại Anbani, bao gồm Kosovo thuộc Nam Tư, khu vực phía Tây Maxêđônia. Sau
chiến tranh thế giới thứ hai, Nam Tư đã khôi phục lãnh thổ vốn có, nhưng người Anbani
và vùng Kosovo, Maxêđônia thuộc Nam Tư cùng người Anbani của Hy Lạp không hề từ
bỏ những nỗ lực thành lập Đại Anbani. Năm 1980 sau khi Tổng thống Titô của Liên bang
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Nam Tư qua đời, tỉnh tự trị Kosovo của Nam tư xuất hiện các
hoạt động đòi li khai dân tộc, đòi độc lập và sáp nhập với Anbani. Năm 1989 nước Cộng
hòa Serbia thuộc Nam Tư xóa bỏ địa vị tự trị của Kosovo, mâu thuẫn giữa hai dân tộc
Anbani và Serb ngày càng gay gắt. Trong những năm 1990, Nam Tư có chiều hướng tan
rã, các thế lực li khai dân tộc của người Anbani cũng ngày càng gia tăng hoạt động. Quân
giải phóng dân tộc Kosovo xuất hiện năm 1997, bắt đầu thông qua hoạt động khủng bố
bạo lực để mưu cầu độc lập. Hành động trấn áp của Chính phủ Nam Tư đối với các thế lực

20


li khai dân tộc ở Kosovo khiến cho phương Tây có cớ nhúng tay vào công việc khu vực
Balkan. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã phát động cuộc chiến tranh
bằng không quân chống lại Nam Tư vào tháng 2 năm 1999. Sau cuộc chiến tranh, Kosovo
nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng giữ gìn hòa bình quốc tế. Các thế lực li khai dân
tộc Anbani ở Maxêđônia đến nay vẫn chưa chấm dứt hoạt động.
1.3.4. Loại hình li khai dân tộc khủng bố bạo lực
Loại hình li khai dân tộc khủng bố bạo lực chỉ thế lực li khai dân tộc lấy hoạt
động khủng bố làm phương thức chủ yếu để mưu đồ thành lập nhà nước dân tộc độc lập.
Đặc điểm quan trọng của loại hình này là chưa hình thành tình trạng cục diện đối kháng
chiến tranh. Các thế lực li khai không có đủ lực lượng công khai hành động chống đối
chính phủ. Nó chỉ chuyên tiến hành các hoạt động khủng bố, gây sức ép để đạt mục đích.
Điển hình nhất thuộc loại hình li khai dân tộc khủng bố là Tổ chức Tổ quốc - tự
do xứ Basque (Basque Homeland and Freedom) ở Tây Ban Nha, tức ETA theo cách gọi
tắt trong tiếng Tây Ban Nha. Dân tộc Basque là một trong những dân tộc cổ xưa nhất ở
châu Âu. Trong lịch sử, tuy chưa từng thành lập nhà nước Basque, nhưng truyền thống

văn hóa độc đáo của tộc người này luôn được thừa kế và bảo vệ ngoan cường. Năm 1931
khi Cộng hòa Tây Ban Nha được thành lập, cùng với Pháp tiến hành phân định ranh giới.
Một bộ phận của khu vực vốn do người Basque cư trú được nhập vào Pháp. Ngay từ thời
gian đó, người Basque đã có yêu sách đòi thành lập nhà nước độc lập thống nhất. Vào
thời gian nội chiến (1936-1939) Chính phủ Cộng hòa Tây Ban Nha đã cho phép người
Basque thành lập một khu tự trị riêng, nhưng khi chính quyền rơi vào tay nhà độc tài
Francisco Franco thể chế tự trị bị bãi bỏ. Cùng với việc nắm quyền, Franco sử dụng vũ
lực dập tắt các cuộc phản kháng của người Basque. Ông ta đã tiến hành việc thanh lọc
dân tộc, đóng cửa các trường học, báo chí của người Basque. Đặc biệt nghiêm trọng là
việc thủ tiêu, tù đày những nhà trí thức và cấm được nói tiếng Basque. Ước chừng đã có
50 ngàn người bị giết, 100 ngàn người bị bắt giam, hơn 200 ngàn người bị đi đày, hàng
trăm người phải cư trú ở Pháp, Mỹ 29.
Ách thống trị kiểu phân biệt chủng tộc, áp bức, kỳ thị, khủng bố dã man của
chính quyền Franco đối với người Basque đã khơi dậy sự đấu tranh phản kháng do Đảng

21


Dân tộc chủ nghĩa Basque lãnh đạo. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, trong khi đấu
tranh giành địa vị tự trị của người Basque, Đảng Dân tộc chủ nghĩa Basque phân hóa ra
một lực lượng cấp tiến, chủ trương thông qua đấu tranh vũ trang để thành lập nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Basque. Năm 1958 lực lượng cấp tiến tuyên bố tách khỏi Đảng Dân
tộc chủ nghĩa Basque để thành lập ETA. Họ đã triển khai các hoạt động khủng bố bạo
lực nhằm vào ách thống trị độc tài Tây Ban Nha. ETA lấy khu vực người Basque ở miền
Nam nước Pháp làm căn cứ, hình thành nên một hệ thống tổ chức chặt chẽ, chuyên dùng
các biện pháp khủng bố như phá hoại, đánh bom, ám sát các nhân vật chính trị, cảnh sát
để khuyếch trương việc thành lập nhà nước vào những năm 1970. Các hoạt động li khai
diễn ra mạnh mẽ. Bạo lực liên tiếp nổ ra. Tháng 10 năm 1973, ETA đã ám sát người kế
nhiệm Franco, Thủ tướng Carero Blanco trong vụ đánh bom vào chiếc xe chở ông tới
sân bay. Năm 1975 sau khi lật đổ nền thống trị độc tài Franco, Tây Ban Nha tiến hành

cải cách dân chủ. Khu vực của người Basque đã giành được quyền tự trị hạn chế, bao
gồm việc được bầu nghị viện riêng. Điều này đã làm dịu đi mâu thuẫn dân tộc ở Tây Ban
Nha. Nhưng ETA vẫn không từ bỏ hoạt động khủng bố bạo lực nhằm thành lập nhà
nước độc lập. Đến tháng 11 năm 1995 vẫn còn tới 560 tù nhân chính trị người Basque,
khoảng 2000 người bị kết tội hoạt động khủng bố sống lưu vong ở nước ngoài. Tháng 7
năm 1997 một làn sóng bạo lực lại bắt đầu, mở màn lực lượng li khai dân tộc giết hại
một ủy viên hội đồng, một thành viên của đảng cầm quyền, tiếp theo hầu hết những vụ
giết hại đều nhằm vào những nhà chính trị, những thành viên của đảng cầm quyền không
hợp tác thương lượng với ETA. Năm 1998 ETA tuyên bố ngừng hoạt động nhưng những
hoạt động khủng bố đến nay vẫn tiếp tục.
Tương tự như hiện tượng li khai khủng bố bạo lực Basque, ở Pháp có hiện tượng
li khai tại đảo Corse. Ở Đông Nam Á có các thế lực li khai tại miền Nam Thái Lan...
Mấy loại hình li khai dân tộc kể trên là những hình thức biểu hiện tương đối nổi
bật trên thế giới hiện nay. Các thế lực li khai dân tộc này đều đã lớn mạnh ở các mức độ
khác nhau, hình thành nên các lực lượng chính trị và lực lượng quân sự mà nước sở tại
khó có thể xóa bỏ ngay được. Các thế lực li khai dân tộc khi thì thông qua cơ chế dân
chủ, khi thì thông qua hoạt động chính trị, vũ trang hay hoạt động bạo lực khủng bố để

22


mở rộng ảnh hưởng, gây sức ép, đàm phán, quốc tế hóa vấn đề li khai nhằm thực hiện
quyền tự quyết dân tộc hoặc thành lập nhà nước độc lập. Các tổ chức của các thế lực li
khai dân tộc, đặc biệt là các tổ chức vũ trang, bạo lực nhìn chung là bất hợp pháp nhưng
do được nhất thể hóa hoặc kết hợp với các thế lực chính trị nên có đặc điểm bán công
khai và công khai hóa. Trong số những hiện tượng li khai dân tộc từ trước đến nay,
không ít các thế lực đã đạt được tư cách đối thủ đàm phán với chính phủ, còn đại đa số là
ở giai đoạn các tổ chức chính trị bất hợp pháp và các nhóm vũ trang, bạo lực bí mật.

1.4. Quyền tự quyết dân tộc và li khai dân tộc.

Phong trào dân tộc, theo một số các nhà nghiên cứu xuất hiện từ những cuộc cách
mạng ở châu Âu năm 1848. Những cuộc cách mạng này đều do các tầng lớp quý tộc,
trung lưu khởi xướng, được giai cấp công nhân và nông dân ủng hộ. Cuộc cách mạng lần
đầu tiên nổ ra ở Pháp tháng 2 năm 1848 rồi lan rộng tới Ba Lan, Đan Mạch, Đức, Ý, Séc,
Slôvakia, Hungari, Croatia, Rumani... Trong số những nước nổ ra phong trào cách mạng
ở châu Âu, một số nước đặt ra yêu cầu quyền tự quyết dân tộc, tách khỏi những đế chế
chi phối họ. Nguyên tắc một dân tộc một nhà nước (Nation - State) được mọi người
truyền tụng và theo đuổi. Việc hình thành các quốc gia dân tộc đã diễn ra cùng với sự
phát triển của chủ nghĩa dân tộc và nó đã trở thành một giá trị thiêng liêng đòi hỏi lòng
trung thành của các cá nhân và quần chúng.
Từ thời gian đó, quốc gia lấy quốc huy, quốc ca, quốc kỳ làm biểu trưng. Dân tộc
trên bình diện quốc gia là do toàn thể công dân hợp thành. Nhưng bên trong dân tộc vẫn
bao gồm một số hoặc nhiều tộc người tự nhiên, lịch sử. Chúng thể hiện ở sự khác biệt
hay bất đồng về các mặt ngôn ngữ, phong tục tập quán, tôn giáo và lịch sử, nguồn gốc
dân tộc. Nói chung, tộc người tạo thành nhà nước dân tộc thường là tộc người chiếm đa
số mang đặc trưng tự nhiên, lịch sử. Giới tinh hoa của tộc người chủ thể đương nhiên trở
thành tầng lớp nắm chính quyền nhà nước dân tộc. í thức và văn hóa chủ lưu của xã hội
cũng là ý thức và văn hóa của tộc người chủ thể. Nhu cầu về chính trị, liên kết dân tộc
cũng thuộc về tộc người chủ thể. Tất nhiên, sự áp bức dân tộc, sự đồng hóa cưỡng bức
dân tộc khác tất yếu sẽ dẫn đến phản kháng của các dân tộc phi chủ thể hay dân tộc thiểu

23


số và có thể dẫn đến li khai dân tộc, dựa theo nguyên tắc tự quyết dân tộc, một dân tộc,
một nhà nước.
Sự trào dâng của chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu và sự xuất hiện mô hình nhà
nước dân tộc trước hết làm cho các dân tộc đặt trước sự thống trị của các đế quốc
Áo - Hung, Oxman, Nga Sa hoàng, Đức dấy lên phong trào giải phóng dân tộc. Sự
kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất và sự tan rã của các đế quốc thống trị các khu

vực Trung, Đông Âu và khu vực Tây Á đã làm cho các khu vực này xuất hiện làn
sóng chủ nghĩa dân tộc lần thứ nhất trong thế kỷ XX. Hơn 10 quốc gia dân tộc được
tổ chức lại và thành lập mới 22, tr.144.
Có ảnh hưởng trực tiếp đến làn sóng thành lập nhà nước độc lập là tư tưởng về
quyền tự quyết dân tộc. Trong giai đoạn Cách mạng tháng Mười Nga, xuất phát từ tình
hình đế quốc Nga Sa hoàng là một nhà tù của các dân tộc, Lênin đã đề xướng quyền tự
quyết của giai cấp vô sản các dân tộc, đồng thời chủ trương thành lập nhà nước xã hội
chủ nghĩa trong đó các dân tộc đều bình đẳng trên cơ sở quyền tự quyết này(1). Sau khi
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, Mỹ can thiệp sâu vào công việc của châu Âu
để thực hiện lợi ích của mình. Nội dung quyền tự quyết dân tộc được thể hiện trong 14
điểm của Chương trình cách mạng dân chủ thế giới của Wilson ngày 8-1-1918. Chương
trình 14 điểm của Wilson được xem như là cơ sở để giải quyết các vấn đề châu Âu sau
chiến tranh. Nó được xác định trong hệ thống Hòa ước Verseille và được thực thi trong
việc cải tổ các nước Trung, Đông Âu, Trung Cận Đông. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ
hai, nguyên tắc tự quyết dân tộc được ghi vào Hiến chương Liên Hợp Quốc, trở thành
chuẩn mực cho sự đồng thuận quốc tế. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các
dân tộc thuộc địa từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến hết thập kỷ 60, 70 của thế kỷ
XX chính là việc thực hiện nguyên tắc tự quyết dân tộc để thực hiện việc giải phóng dân
tộc, thành lập nhà nước độc lập. Nó đã tạo thành làn sóng dân tộc thứ hai của thế kỷ XX.
(1)

Tuyên ngôn của các dân tộc Nga ký ngày 15-11-1917:
- Quyền bình đẳng và chủ quyền của tất cả các dân tộc Nga;
- Quyền tự quyết của các dân tộc Nga kể cả quyền li khai và thành lập các quốc gia độc lập;
- Bãi bỏ mọi đặc quyền và hạn chế về dân tộc hoặc về tôn giáo - dân tộc;
- Quyền tự do phát biểu của tất cả các dân tộc thiểu số hoặc của các nhóm sắc tộc.

24



×