Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Hoạt động khai thác mỏ của người Hoa ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
--------------------------------------

TRẦN XUÂN THANH

HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC MỎ
CỦA NGƯỜI HOA Ở CÁC TỈNH MIỀN
NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM TỪ CUỐI
THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
Mã số: 60 22 50

Hà Nội – 2014
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
-----------------------------------

TRẦN XUÂN THANH

HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC MỎ CỦA
NGƯỜI HOA Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI
PHÍA BẮC VIỆT NAM TỪ CUỐI THẾ
KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX



Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành Lịch sử Thế giới
Mã số: 60 22 50

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN KIM

Hà Nội – 2014

2


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Các mỏ khoáng sản được khai thác ở Việt Nam từ 1802 -1851

117

Bản đồ 1: Đất Tụ Long, tiếp cận với phủ Khai Hóa, được xác định
bằng hai bia đá cắm bên bờ sông Đổ Chú.

118

Bản đồ 2: Vị trí đất Tụ Long

119

Ảnh 1: Một gia đình người Hoa ở Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn

120


Ảnh 2: Một gia đình người Hoa ở Lào Cai, xưa thuộc tỉnh Hưng Hóa

120

Ảnh 3: Đồng Đăng xưa

121

Ảnh 4: Ải Nam Quan

121

Ảnh 5: Tuyên Quang xưa

122

Ảnh 6: Cao Bằng xưa

122

Ảnh 7: Thái Nguyên xưa

123

3


MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Mục lục
Danh mục các bảng biểu
Trang
1

MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ XUẤT HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI MỎ CỦA
NGƯỜI HOA Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XVII

8

1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên và nguồn tài nguyên khoáng sản ở các tỉnh miền
núi phía Bắc Việt Nam

8

1.2. Chính sách phát triển kinh tế của chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài

23

1.3. Tình hình người Hoa ở miền Bắc Việt Nam cuối thế kỷ XVII

29

Tiểu kết chương 1

35

Chương 2: TÌNH HÌNH KHAI MỎ CỦA NGƯỜI HOA Ở CÁC TỈNH MIỀN
NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM TỪ CUỐI THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ

XIX

36

2.1. Tình hình khai mỏ của người Hoa dưới thời kỳ Lê - Trịnh thế kỷ XVII –
XVIII

36

2.1.1. Chính sách quản lý đối với hoạt động khai mỏ của chính quyền Lê Trịnh

36

2.1.2. Hoạt động khai mỏ của người Hoa

43

2.2. Tình hình khai mỏ của người Hoa dưới thời nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ
XIX

60

2.2.1. Chính sách quản lý đối với hoạt động khai mỏ của nhà Nguyễn

60

2.2.2. Hoạt động khai mỏ của người Hoa

65


Tiểu kết chương 2

76

Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG VIỆC KHAI THÁC MỎ
CỦA NGƯỜI HOA Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM TỪ
CUỐI THẾ KỶ XVII ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

78

3.1. Đối với lĩnh vực kinh tế

78

3.2. Đối với lĩnh vực chính trị - xã hội

86

Tiểu kết chương 3

96
4


KẾT LUẬN

97

TÀI LIỆU THAM KHẢO


101

PHỤ LỤC

117

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích và lý do thực hiện đề tài
Chọn vấn đề “Hoạt động khai thác mỏ của người Hoa ở các tỉnh miền núi
phía Bắc Việt Nam từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX” làm đề tài nghiên cứu
và viết luận văn thạc sĩ lịch sử, tác giả xuất phát từ những căn cứ sau:
Về địa lý tự nhiên, các tỉnh miền núi phía Bắc là một trong các khu vực giàu
tài nguyên khoáng sản bậc nhất của Việt Nam, với hàng trăm mỏ và điểm quặng,
được nhà nước phong kiến phát hiện và tổ chức khai thác. Trong hai thế kỷ XVII –
XVIII, nghề khai thác mỏ dưới thời kỳ Lê - Trịnh tương đối phát triển. Chúa Trịnh
thi hành chế độ độc quyền khai thác và buôn bán chặt chẽ. Việc khai mỏ được giao
cho các quan trấn thủ hay các quan đại thần trông coi và thu thuế, hiện vật nộp cho
nhà nước.
Chính sách mở cửa của triều đình Việt Nam đối với Hoa thương tuy dem lại
khoản thuế không nhỏ cho nhà nước nhưng cũng mất rất nhiều vào tay thương nhân
Trung Quốc do trình độ quản lý hạn chế. Những chính sách về kinh tế - xã hội
thuận lợi đã tạo ra những điều kiện cho sự bùng nổ của các hoạt động khai mỏ trên
vùng biên giới các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam. Thực tế lịch sử đã cho thấy
nền sản xuất khai khoáng ở miền bắc Việt Nam trong thế kỷ XVIII và nửa đầu thế
kỷ XIX giữ một vị trí quan trọng đối với các hoạt động tài chính - kinh tế của các
nhà nước phong kiến ở Việt Nam; đồng thời có những đóng góp tích cực trong sự
phát triển kinh tế ở miền nam Trung Quốc cũng như quan hệ kinh tế giữa Trung
Quốc và Đông Nam Á. Nếu như ở Việt Nam, nguồn thuế quan trọng từ các hoạt
động khai mỏ đã từng bước giúp đỡ chính quyền Lê - Trịnh từng bước giải quyết
cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội vào cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII thì trên

bình diện khu vực, nguồn đồng đỏ từ Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể vào
việc bỉnh ổn giá tiền tệ của nền kinh tế Trung Quốc - một nhân tố quan trọng trong
hệ thống kinh tế khu vực vào thế kỷ XVIII. Ở một khía cạnh khác, sự phát triển của

5


các hoạt động khai mỏ đã tạo ra các hình thức sản xuất tập trung công trường với
quy mô lớn.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước về người Hoa ở
Đông Nam Á nói chung, ở Việt Nam nói riêng, nhưng hầu hết chỉ đề cập đến các
hoạt động của người Hoa trong thời kỳ tiền cận đại. Nếu đối tượng nghiên cứu là
người Hoa ở Việt Nam thì phạm vi nghiên cứu chủ yếu ở khu vực Nam bộ, nơi
người Hoa di cư thành nhiều đợt và lực lượng người Hoa ở nhiều nơi đã phát triển
thành cộng đồng và có mối quan hệ sâu sắc với người Việt bản địa. Trong khi đó,
các hoạt động thương mại nói chung, hay hoạt động khai mỏ nói riêng, của người
Hoa ở miền bắc Việt Nam từ thế kỷ XIX trở về trước vẫn là một khoảng trống trong
hoạt động nghiên cứu. Đã có một số công trình nghiên cứu về người Hoa nói chung,
về các hoạt động của họ tại các địa phương, vùng miền của Việt Nam, cũng như
chính sách của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa, nhưng hầu như chưa
có một công trình nào nghiên cứu và phản ánh một cách đầy đủ, toàn diện về hoạt
động khai thác mỏ của người Hoa tại các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, từ cuối
thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX. Việc đi sâu nghiên cứu một hoạt động cụ thể, một
giai đoạn cụ thể trong một giới hạn phạm vi địa lý nhất định là điều để các nhà
nghiên cứu ngày nay cần phải tìm cách giải quyết.
Với hy vọng dựng lại một bức tranh cơ bản về tình hình người Hoa và hoạt
động khai mỏ của họ trong thời kỳ này, tôi chọn đề tài “Hoạt động khai thác mỏ của
người Hoa ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế
kỷ XIX” làm đề tài luận văn Thạc sĩ khoa học lịch sử.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trên thế giới, việc nghiên cứu về người Hoa được nhiều học giả, ở nhiều
quốc giả và khu vực, tiến hành từ khá lâu và tương đối toàn diện. Việc nghiên cứu
về người Hoa ở Đông Nam Á gần đây cũng rất được quan tâm với sự ra đời của
nhiều công trình nghiên cứu quan trọng của nhiều học giả Á, Âu, Mỹ. Asian Study
– một tổ chức về châu Á học đã thống kê và tập hợp được một thư mục trên 200 tài
liệu chọn lọc nghiên cứu về người Hoa ở Đông Nam Á, trong đó có người Hoa ở
Việt Nam.
Một số công trình nghiên cứu quan trọng đã nhanh chóng đáp ứng việc quan
tâm tìm hiểu về người Hoa ở Việt Nam về các vấn đề kinh tế. Sau khi Việt Nam
bước vào thời kỳ Đổi mới, vấn đề người Hoa càng được quan tâm nhiều hơn. Nhiều
6


cuộc hội thảo quốc gia và những công trình cấp nhà nước đã được tiến hành, đặt
nền tảng cho việc nghiên cứu người Hoa một cách hệ thống và toàn diện. Tuy
nhiên, các công trình về lịch sử hoạt động khai thác mỏ của người Hoa tại Việt Nam
nói chung, các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam nói riêng, lại rất hiếm. Tại Việt
Nam, các bộ Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam nhất
thống chí, Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Dư địa chí, Việt
sử thông giám cương mục… đều ít nhiều ghi chép về sự hiện diện, hoạt động
thương mại, khai thác mỏ… của người Hoa cũng như những văn bản của triều đình
Việt Nam về việc nhập tịch, đóng thuế, quy định về việc lập làng, xã, bang hội của
người Hoa. Tuy nhiên những ghi chép này còn tản mạn.
Sau khi thực dân Pháp xâm lược Đông Dương, họ cũng có nhiều nghiên cứu
chi tiết về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, trong đó khai thác mỏ là một trong
những ngành kinh tế thu hút sự chú ý của các học giả Pháp, các tổ chức và cá nhân
nghiên cứu về địa chất, khai thác mỏ, chính sách thuế… tuy nhiên đó chỉ là các
nghiên cứu về hoạt động khai thác mỏ của người Pháp mà rất hiếm đề cập đến hoạt
động khai mỏ của người Hoa.
Đầu thế kỷ XX, có thêm một số nghiên cứu về người Hoa, tuy nhiên đó vẫn

chỉ là những nghiên cứu cơ bản, trong phạm vi cả Nam Bộ mà không đi sâu vào
hoạt động khai mỏ. Năm 1924, lần đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện công trình mang
tính chuyên khảo của Đào Trinh Nhất Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam
Kì. Tác giả đã đề cập đến hai vấn đề chính: sự di cư của người Hoa vào Nam Kì và
thế lực kinh tế của họ trên trường buôn Sài Gòn - Chợ Lớn. Sau đó có thể kể đến La
Formation et L’ Évolution du Villa de Minh Huong (Faifo) của Nguyễn Thiệu Lâu.
Các học giả Chen Chingho (Trần Kinh Hòa), Fujiwara Ruchiro… cũng có nhiều
nghiên cứu về cộng đồng người Hoa ở Việt Nam
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công ở Việt Nam, nhất là từ sau khi hoà
bình lập lại ở miền Bắc Việt Nam 1954 đến nay, giới sử học miền Bắc Việt Nam
công bố một số công trình nghiên cứu về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá - xã
hội Việt Nam thời kỳ phong kiến. Năm 1957, tác giả Đào Duy Anh công bố công
trình Tình hình khai mỏ đồng ở thời Lê mạt, Tập san Đại học (Văn khoa), số 8.
Trong công trình này, tác giả trình bày và phân tích về tình hình khai mỏ đồng,
trong đó người Hoa có vai trò trong việc làm phu mỏ và chủ mỏ. Từ công trình này,
luận văn kế thừa nhiều tư liệu về thể lệ khai thác, phương thức sản xuất của các mỏ
7


đồng ấy, về hoạt động, vai trò của người Hoa trong việc khai mỏ, cũng như ảnh
hưởng của các hoạt động này đối với tình hình kinh tế - xã hội địa phương.
Năm 1963, trên 3 số 51, 52, 53 của tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (tháng 6, 7, 8
năm 1963), tác giả Phan Huy Lê cho đăng trọn tập tài liệu về Tình hình khai mỏ
dưới triều Nguyễn. Trong công trình này, dựa vào hai bộ sách Đại Nam thực lục
chính biên và Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ, tác giả đã sưu tầm, nghiên cứu,
lập biểu thống kê số mỏ ở các tỉnh trên toàn quốc, đồng thời trình bày chi tiết về
quy trình khai thác, phương thức quản lý của triều đình nhà Nguyễn đối với các mỏ
khoáng sản trong nước. Luận văn này kế thừa từ tác giả Phan Huy Lê nhiều tư liệu
về hoạt động và vai trò của người Hoa trong các mỏ khoáng sản tập trung ở các tỉnh
khu vực miền núi phía bắc Việt Nam trong thời gian nửa đầu thế kỷ XIX.

Một số luận văn, luận án hay nghiên cứu của các học giả Việt Nam như Phan
An, Trần Hồng Liên, Tạ Ngọc Liễn, Châu Thị Hải, Trần Khánh, Huỳnh Ngọc Đáng,
Dương Văn Huy, Vũ Đường Luân…, cũng ít nhiều đề cập đến một số hoạt động
khai mỏ của người Hoa trong một số thời kỳ nhưng chỉ đề cập đến các vấn đề chung
như số lượng các mỏ, số lượng nhân công, sản lượng khai thác mà chưa đi sâu
nghiên cứu về phương thức quản lý, phương thức khai thác, các hoạt động không
công khai của thương nhân và phu mỏ người Hoa, tác động của các hoạt động này
đến đời sống kinh tế, xã hội ở các địa phương có người Hoa đến khai thác mỏ, đối
sách của chính quyền Việt Nam…
Một số công trình nghiên cứu xuất bản gần đây về người Hoa ở Việt Nam
như tác giả Nguyễn Văn Huy với Người Hoa tại Việt Nam (1993); Trương Thị Yến
với Nhà Nguyễn với các thương nhân người Hoa thế kỷ XIX (1981); Châu Hải với
Các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam, Vai trò người Hoa trong nền kinh tế
các nước Đông Nam Á (1992); Trần Khánh với Sự hình thành cộng đồng người
Hoa ở Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX (2001); Fourniau với
Người Hoa ở Bắc Kỳ trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (The Chinese in
Tonkin before the first World War) (1991),.. hầu như chỉ đề cập đến quá trình hình
thành và phát triển của cộng đồng di dân người Hoa ở Việt Nam, quá trình hội nhập
về thương mại, văn hóa - xã hội của người Hoa trong xã hội Việt Nam, chính sách
của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa… Rất khó để tìm thấy các chuyên
khảo về tình hình khai mỏ của người Hoa ở miền Bắc Việt Nam, trong khi nó là
một thực tế hầu như đã diễn ra trong khoảng hai thế kỷ, từ khoảng giữa thế kỷ XVII
đến nửa đầu thế kỷ XIX .
8


Một số công trình nghiên cứu về người Hoa ở Việt Nam của các học giả
Trung Quốc xuất bản từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX trở về đây cũng không đề
cập gì đến vấn đề khai mỏ của người Hoa ở Việt Nam, mà chỉ tập trung đề cập đến
một số vấn đề như phân kỳ lịch sử của lịch sử người Hoa, nguyên nhân người Hoa

định cư ở Việt Nam, đóng góp của người Hoa ở Việt Nam, chính sách của các
vương triều phong kiến Việt Nam đối với người Hoa, chính sách của người Pháp
đối với người Hoa ở Việt Nam thời cận đại, so sánh người Hoa ở Việt Nam với Hoa
kiều ở các nước Đông Nam Á, “vấn đề nạn kiều” ở Việt Nam năm 1978 và sự
chuyển cư của người Hoa ở Việt Nam sang quốc gia khác… [29, tr. 90-94].
Điểm qua một số công trình trên đầy cho thấy đề tài về hoạt động khai thác
mỏ của người Hoa tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam không được nhiều học
giả quan tâm nghiên cứu. Đây cũng là một khó khăn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu
về người Hoa cũng như về tình hình khai mỏ củ họ ở miền Bắc Việt Nam trong giai
đoạn các thế kỷ XVII, XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX.

9


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu tình hình khai mỏ của người Hoa cùng những tác động đến đời
sống chính trị, kinh tế và xã hội ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Về mặt không gian: Trong khuôn khổ đề tài này, tác giả chỉ giới hạn
phạm vi nghiên cứu tại các tỉnh miền núi miền Bắc Việt Nam, gồm Cao Bằng, Lạng
Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hưng Hóa, Quảng Yên.
3.2.2. Về mặt thời gian: Giới hạn thời gian nghiên cứu của đề tài từ cuối thế kỷ
XVII đến giữa thế kỷ XIX, trước khi thực dân Pháp xâm lược và bình định Việt
Nam với các cuộc khai thác thuộc địa với quy mô lớn hơn.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
- Tài liệu cấp một, tác giả dựa vào các bộ chính sử, các sách chuyên khảo
thời phong kiến như Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam thực lục, Lịch triều hiến
chương loại chí, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Phủ biên tạp lục…hay các bộ

sử thời hiện đại do nhiều cơ quan nghiên cứu và trường đại học trong nước xuất bản
thời hiện đại như Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Lịch sử cổ đại Việt Nam, các
bộ Lịch sử Việt Nam của Đại học Tổng hợp Hà Nội, Nhà xuất bản Khoa học Xã
hội…
- Tài liệu cấp hai (thứ cấp) là các công trình nghiên cứu và các tài liệu
chuyên khảo về người Hoa ở Đông Nam Á và Việt Nam xuất bản trong và ngoài
nước; một số luận văn và luận án lịch sử có liên quan.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Là chủ đề lịch sử nên chúng tôi sử dụng các phương pháp lịch sử là chủ đạo.
Đặt đối tượng nghiên cứu trong không gian miền Bắc Việt Nam và Nam Trung
Quốc, luận văn sử dụng cách tiếp cận khu vực như một phần làm sáng tỏ mối liên
hệ giữa người Hoa với hoạt động của họ ở đây. Các phương pháp hệ thống cấu trúc,
so sánh, phân tích, nghiên cứu liên ngành cũng được đề tài vận dụng nhằm làm rõ
hơn đối tượng nghiên cứu cũng như đánh giá được hiệu quả và tác động của nó đến

10


tình hình kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam trong khoảng hai
thế kỷ này.

11


5. Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần làm sáng tỏ hoạt động khai mỏ của người Hoa ở miền Bắc
Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX cùng những tác động
của hoạt động này đối với tình hình chính trị, an ninh, đời sống kinh tế, xã hội của
Việt Nam lúc đó.
6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng biểu, phụ lục và tài liệu tham khảo,
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở xuất hiện các hoạt động khai thác mở của người Hoa ở các
tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam vào cuối thế kỷ XVII
Chương 2: Tình hình khai mỏ của người Hoa ở các tỉnh miền núi phía Bắc
Việt Nam từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX
Chương 3: Một số nhận xét về hoạt động khai thác mỏ của người Hoa ở các
tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam từ cuối thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX

12


Chương 1
CƠ SỞ XUẤT HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI MỎ CỦA NGƯỜI HOA Ở
CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM TỪ CUỐI THẾ KỶ XVII
ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX
1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên và nguồn tài nguyên khoáng sản ở các tỉnh
miền núi phía Bắc Việt Nam
Khai thác mỏ, hay khai mỏ, là hoạt động khai thác khoáng sản hoặc các vật liệu
địa chất từ lòng đất, thường là các thân quặng, mạch hoặc vỉa than. Các vật liệu
được khai thác từ mỏ như kim loại cơ bản, kim loại quý, sắt, urani, than, kim cương,
đá vôi, đá phiến dầu, đá muối và kali cacbonat. Bất kỳ vật liệu nào không phải từ
trồng trọt hoặc được tạo ra trong phòng thí nghiệm hoặc nhà máy đều được khai
thác từ mỏ. Khai thác mỏ ở nghĩa rộng hơn bao gồm việc khai thác các nguồn tài
nguyên không tái tạo như dầu mỏ, khí thiên nhiên, nước..[188]. Công nghệ khai
thác chủ yếu gồm hai nhóm là khai thác mỏ lộ thiên và khai thác hầm lò. Đối tượng
khai thác cũng được chia thành hai nhóm tùy theo loại vật liệu: sa khoáng bao gồm
các khoáng vật có giá trị nằm lẫn trong cuội lòng sông, cát bãi biển và các vật liệu
bở rời khác; và quặng mạch hay còn gọi là quặng trong đá gốc, ở đây các khoáng
vật có giá trị được tìm thấy trong các mạch, các lớp hoặc các hạt khoáng vật phân

bố rãi rác trong khối đá. Cả hai loại này đều có thể khai thác theo phương pháp lộ
thiên và hầm lò. [188].
Về lịch sử nghề khai thác mỏ trên thế giới, đa số các nhà sử học cho rằng,
khoảng bốn vạn năm trước công nguyên, con người đã biết sử dụng mọi thứ xung
quanh mình, kể cả đá cũng được dùng làm công cụ khai thác các khoáng sản. Sau
một thời gian sử dụng hết những đá tốt trên bề mặt trái đất, con người bắt đầu đào
bới để tìm những thứ họ cần. Những mỏ đầu tiên chỉ là những cái hố nông nhưng
rồi những người khai mỏ sau buộc phải đào sâu thêm để tìm kiếm. Từ khi bắt đầu
thời kỳ văn minh con người đã sử dụng đá, gốm và sau đó là kim loại được tìm thấy
trên bề mặt Trái Đất. Trên thế giới, người Ai Cập cổ đại được xem như những
người biết nghề khai thác mỏ sớm nhất. Khai thác mỏ ở Ai Cập xuất hiện từ các
triều đại sớm nhất, và các mỏ vàng nằm trong số những mỏ lớn nhất và rộng nhất
vào thời Ai Cập cổ đại. Những người thợ mỏ tiến hành nghiền quặng thành bột
trước khi đải chúng để lấy vàng cám. Ở châu Âu, nghề khai thác mỏ trong thời kỳ
Trung Cổ được biết đến nhiều nhất từ công trình De Re Metallica (1556) của Georg
13


Agricola, ông đã miêu tả một số phương pháp khai thác mỏ khác nhau, sau này
được sử dụng trong các mỏ ở Đức và Saxon. Sử dụng năng lượng nước một dạng
của cối xay nước được cải tiến; họ tạo ra quặng được nghiền nhỏ, đưa quặng lên từ
hầm mỏ và thông gió trong mỏ bằng các ống thổi công suất lớn. Sang thế kỷ XVI –
XVIII, vàng và bạc tự nhiên được khai ở châu Mỹ và được chuyển đến châu Âu. Ở
Mỹ, khai thác mỏ rất phát triển vào thế kỷ XIX. Với cơn sốt vàng California vào
giữa thập niên 1800, khai thác mỏ khoáng sản và kim loại quý cùng với nông trại, là
một yếu tố tác động vào sự mở rộng về phía Tây đến bờ biển Thái Bình Dương.
Nhiều người di dân châu Âu di chuyển dần về phía Tây nước Mỹ để tìm kiếm cơ
hội làm việc trong ngành khai thác mỏ. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện dấu tích
nhiều mỏ đồng được khai thác vào thời tiền sử và thời cổ đại dọc theo hồ Superior ở
Bắc Mỹ, Những mỏ này có niên đại ít nhất cách đây 5000. Đồng được được buôn

bán trên khắp châu Mỹ dọc theo các tuyến đường thủy. [188].
Ở Trung Quốc, nghề khai thác mỏ đồng đã được biết đến ít nhất cách đây gần
5.000 năm. Các cổ vật từ đồng đỏ đã được phát hiện tại khu vực khảo cổ của nền
văn hóa Mã Gia Diêu (3100 TCN tới 2700 TCN) tại Trung Quốc. Trong thời kỳ nhà
Hạ, vào khoảng năm 2100 TCN, nghề khai mỏ đồng đã tương đối phổ biến. Thời kỳ
nhà Thương, người dân đã biết dùng đồng đỏ để làm các bình, chai, lọ từ đồng đỏ
cho các lễ nghi cũng như các công cụ nông nghiệp và vũ khí. [190]. Từ thời kỳ Ân,
Thương, ở Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất được một số lượng rất lớn các vật dụng
bằng đồng. Đồ đồng khi ấy đã có được tạo hình đẹp và đa dạng, cho thấy kỹ thuật
đúc đồng của Trung Quốc đã khá phát triển. Kỹ thuật đúc đồ sắt ở Trung Quốc cũng
có lịch sử rất lâu đời, khoảng giữa thời kỳ Xuân Thu, Trung Quốc phát minh kỹ
thuật luyện sắt và nửa sau thời kỳ Xuân Thu đã xuất hiện các vật dụng bằng sắt.
Đến thời Chiến Quốc, Tần, Hán thì kỹ thuật luyện thép đã có những thành tựu khá
cao. Người Trung Quốc trong quá trình luyện kim đã tích luỹ được rất nhiều kiến
thức về hoá học và sáng tạo ra rất nhiều phương pháp luyện kim, khai khoáng.
Tại Việt Nam, các mỏ kim loại quý như mỏ vàng, mỏ bạc, mỏ đồng, mỏ sắt,
mỏ thiếc, mỏ chì, v.v… được người Trung Quốc và Nhà nước quân chủ Việt Nam
quan tâm và cho phép khai thác từ rất sớm. Các cổ vật đồng đỏ ở Việt Nam đã
được phát hiện có niên đại vào khoảng năm 2100 năm TCN, điều này cho thấy nghề
khai khoáng luyện kim của Việt Nam xuất hiện rất sớm với trình độ kỹ thuật và
chuyên môn hóa cao – ngay từ thời đại Hùng Vương [76, tr. 42-53]. Vì vậy, khai
mỏ và thuật luyện kim được xem là một trong những nghề quan trọng và có lịch sử
14


lâu đời ở nước ta. Với cấu tạo địa chất đa dạng, miền Bắc Việt Nam có nhiều tài
nguyên khoáng sản. Kể từ khi xã hội bắt đầu bước vào thời đại kim khí, người dân
đã biết đến thuật luyện kim khí và khai thác mỏ. Nhiều mỏ đồng, mỏ sắt, vằng,
bạc… đã cung cấp những kim loại rất cần thiết để chế tạo công cụ sản suất, đúc
tiền, đồ dung sinh hoạt, đồ trang sức, vũ khí…. Những tiến bộ về ngành gốm đã đặt

cơ sở cho một nền luyện kim để người Việt bước sang thời đại đồ đồng thau, bằng
việc sản xuất ra các lò luyện kim và khuôn đúc từ sắt chịu lửa. Thời kỳ tiền Hùng
Vương thì người Lạc Việt đã bước dần sang thời kỳ đồ đồng. Trong các di chỉ tìm
được ở Phùng Nguyên (Vĩnh Phú cũ), Quỳnh Đại (Quảng Bình) hay ở một số hang
thuộc Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) người ta đã tìm thấy các mảnh dao làm bằng
đồng, xỉ đồng. [102, tr. 70-71]. Sang thời kỳ cổ trung đại, khi xã hội đã có sự phân
công giai cấp, nên thời kỳ này có lẽ hình thành những tập đoàn chuyên môn khai
thác mỏ, luyện kim và chế tạo các công cụ cho xã hội. Văn hóa Đông Sơn để lại
nhiều dụng cụ đồng thau trong đó nổi bật là trống đồng. Lúc này người ta đã biết
khai thác các loại quặng đồng, thiếc, chì để luyện thành hợp kim có độ cứng hơn
đồng. Dụng cụ đồng thau ở thời kỳ này gặp được khá nhiều và phổ biến, chứng tỏ
số lượng và chủng loại quặng được khai thác cũng nhiều và đa dạng hơn. Các mỏ
đồng, chì gặp được ở nhiều nơi, nhất là đồng tự sinh có thể khai thác được dưới
dạng sa khoáng trong các trầm tích sông suối chảy qua vùng có đá phun tràn bazơ
thuộc các giải trong lưu vực sông Đà, Thanh Hóa, Hòa Bình, Sơn Tây, Cao Bằng,
Sơn La… [102, tr. 72].
Thời kỳ các nhà nước sơ khai như Văn Lang (thế kỷ VII trCN - 257 trCN) và
nhà nước Âu Lạc (257 trCN - 208 trCN) tồn tại cùng thời điểm với một số nhà nước
sơ khai khác ra đời ở khu vực phía Nam sông Dương Tử. Một số nhà khảo cổ học
Việt Nam và Trung Quốc dã khẳng định ngay từ thời kỳ này đã có sự giao lưu cả về
kinh tế và văn hóa, không chỉ giữa các tộc người Bách Việt với nhau mà còn với cả
Trung Nguyên, Trung Quốc [117, tr. 238]. Nước Điền, một trong những nhà nước sơ
khai ở miền Tây Nam Trung Quốc do Trang Kiều lập nên vào thời Sở Khoảnh
Tương Vương (246 trCN) và tan vỡ trước khi nhà Tây Hán xâm lược Việt Nam 2
năm (111 trCN), đã có mối giao lưu văn hóa với Văn Lang - Âu Lạc theo con đường
hành lang sông Hồng. Mà nền tảng của văn hóa nước Điền chính là nền văn hóa vật
chất mà tiêu biểu là địa điểm khảo cổ Thạch Trại Sơn, ven hồ Điền, ngoại thành Côn
Minh, tỉnh Vân Nam. Khảo cổ học Việt Nam đã dẫn theo khảo cổ học Trung Quốc
mà cho rằng nền văn minh của nước Điền được bắt nguồn từ những văn hóa bản địa
15



trước đó, lấy luyện kim đồng thau làm động lực phát triển [117, tr. 239]. Trong “The
bronze culture of Western Yunnan”, Bulletin of the Ancient orient Museum, Vol.
VII, Tokyo: 67, tác giả Kan Yon cho biết rằng luyện kim sớm nhất ở vùng Vân Nam
có bằng chứng là các hiện vật bằng đồng được tìm thấy trong tầng văn hóa di chỉ
Hải Môn Khẩu, huyện Kiếm Xuyên, có niên đại cách ngày nay khoảng trên 3000
năm, tức vào khoảng cuối đời Thương đầu thời Tây Chu [117, tr. 240]. Trong khi đó
đồ đồng sớm của miền Bắc Việt Nam, cụ thể là văn hóa Phùng Nguyên, được xác
định cách nay trên 3400 năm. Vậy niên đại của văn hóa Phùng Nguyên ít ra cũng
vào khoảng giữa thời Thương, cũng có nghĩa là dọc sông Hồng vào khoảng nửa cuối
thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên, vùng hạ lưu Bắc Bộ Việt Nam lại có đồ
đồng sớm hơn vùng thượng lưu Vân Nam. Vậy có thể cho rằng cư dân Việt cổ thời
kỳ văn hóa Phùng Nguyên biết đến luyện kim vào khoảng thế kỷ 14 – 15 trước CN.
Nhiều bằng chứng khảo cổ học cho thấy đã có nhiều mối liên hệ giữa khu vực
Vân Nam – Quảng Tây (miền tây nam và đông nam Trung Quốc) với khu vực miền
Bắc Việt Nam trong giai đoạn hình thành các nhà nước sơ khai. Theo Trịnh Sinh,
đó là mối liên hệ giữa Văn Lang – Âu Lạc và Điền Việt, Dạ Lang ở miền Tây Nam
Trung Quốc (còn gọi là Tây Nam Di); giữa Văn Lang – Âu Lạc với những nhà nước
sơ khai ở miền Đông Nam sông Trường Giang (còn gọi là Nam Man) với các tộc
người ở tỉnh Quảng Tây như tộc người Choang cổ (như Lý, Lão, Ô Hử); giữa Văn
Lang – Âu Lạc với các tộc người ở tỉnh Quảng Đông như nước Nam Việt. Ngoài ra
văn hóa Đông Sơn còn có mối giao lưu với các cộng đồng cư dân khác ngoài khu
vực Quảng Đông, Quảng Tây như nhà nước sơ khai Mân Việt ở Triết Giang, Phúc
Kiến … [117, tr. 238 - 257]. Như vậy, có thể thấy rằng, mối quan hệ giao lưu kinh
tế - văn hóa giữa miền Bắc Việt Nam với Nam Trung Quốc thời kỳ hình thành các
nhà nước sơ khai là mối quan hệ giao lưu hai chiều, chủ yếu thông qua con đường
giao lưu trong lục địa, cụ thể là các dòng sông. Mối giao lưu này diễn ra vào thời
Tây Hán (202 trc CN – 2 sau CN) là mạnh mẽ nhất với những sản phẩm đặc trưng
là trống đồng và thạp đồng Đông Sơn. Qúa trình giao lưu này là tiền đề để sự giao

lưu về kinh tế - văn hóa trở nên mạnh mẽ hơn giữa cư dân hai nước vùng biên giới
trong các giai đoạn sau này, đặc biệt trong hoạt động giao thương xuyên biên giới
và khai thác mỏ ở khu vực miền Bắc Việt Nam.
Nhiều tài liệu cho biết trong giai đoạn từ thế kỷ I đến thế kỷ VI, việc khai thác
vàng ngọc ở Việt Nam khá phát đạt. “Việc sản xuất đồ mỹ nghệ phát triển mạnh để
phục vụ cho nhu cầu xa xỉ của tầng lớp thống trị phong kiến nước ngoài. Vì vậy bọn
16


đô hộ cũng phải đưa vào ta một số biện pháp kỹ thuật để cải tiến sản xuất những đồ
xa xỉ. Trong nhiều mộ cổ thời kỳ này, ta tìm thấy một số đồ trang sức bằng vàng
ngọc được gia công tinh tế; đò vàng bạc gồm vòng tay, nhẫn, trâm, lược, hoa tai, hạt
chuỗi, đồ ngọc có vòng, nhẫn, hạt chuỗi bằng hổ phách, mã não…, một số đồ đồng
được mạ vàng. Sử liệu Trung Quốc còn ghi lại danh sách các loại cống phẩm của Sĩ
Nhiếp (khoảng 187-226 sau Công nguyên) gồm nhiều đồ vật làm bằng vàng bạc
châu báu được ghi ở hàng đầu. Điều đó chứng tỏ vào thế kỷ thứ hai sau CN, nghề
kim hoàn ở nước ta đã phát triển”. “Rất có thể trong giai đoạn này, mỏ vàng được
phát hiện và khai thác, các nghệ nhân vốn quen làm các đồ trang sức bằng đồng
trước đó bắt đầu chuyển sang làm đồ trang sức bằng vàng” [136, tr. 47- 48].
Dưới ách thống trị của nhà Hán, thủ công nghiệp ở Việt Nam bị kìm hãm và
chủ yếu phục vụ cho phong kiến phương Bắc. Theo Phan Huy Lê, “dưới ách thống
trị của Đông Hán – Lục Triều, thủ công nghiệp ở châu Giao cũng bị kìm hãm và
phá hoại như nông nghiệp. Khi nhà Ngô cát cứ ở Giang Đông và xây dựng kinh đô
Kiến Nghiệp (Nam Kinh), Ngô bắt hàng nghìn thợ giỏi của ta về Kiến Nghiệp. Bao
nhiêu sản phẩm thủ công khéo đẹp của nhân dân ta đều bị sung làm đồ cống cho
triều đình Trung Quốc” [136, tr. 49]. Thế kỷ VI, Tiêu Tư đã bắt một lúc cả ngàn thợ
thủ công đưa về cho Lương Vũ Đế [126, tr. 18]. Từ đời Đường (618-907), Tống
(Bắc Tống 960-1126), Nam Tống (1127-1279), người Trung Hoa tiến hành khai
khoáng một cách rộng rãi trên đất Việt Nam. Thời kỳ này chủ yếu là khai thác vàng.
Chu Khứ Phi đời Tống viết: “Vùng khe động ở Ung Châu và biên giới An Nam đều

có mỏ vàng, ở đó sản xuất nhiều hơn các quận. Châu Vĩnh An ở Ung Quản chỉ cách
Giao Chỉ có một con sông, vịt ngỗng bơi sang ăn ở Giao Chỉ, khi về tìm thấy vàng ở
trong phân. Bờ sông phía ta không có vàng. Vàng thường sinh ra từ quặng mà dung
kết lại ở trong đất cát, nhỏ như hạt gạo, lớn như hạt đậu, lớn hơn nữa như ngón tay,
đều gọi là vàng sống… Giao chỉ có cái lợi mỏ vàng mới mua dân ta làm nô [76, tr.
48].
Đến giai đoạn sau thế kỷ X, Việt Nam giành được quyền độc lập tự chủ, các
nghề thủ công được khôi phục và phát triển. Nhiều đền đài, cung điện dát vàng,
bạc… ở Việt Nam cho thấy nghề khai thác các mỏ kim loại quý và nghề kim hoàn
đã phát triển mạnh ở Việt Nam. Chính sử Việt Nam còn ghi lại nhiều lần các quan
lại địa phương ở các vùng thiểu số dâng vàng sống lên vua. Như năm 1039, động
Vũ Kiến thuộc châu Quảng Nguyên (Cao Bằng) dâng một khối vàng sống nặng 112
lạng. Năm 1127 thủ lĩnh châu Nông (Tư Nông – Thái Nguyên) dâng hai khối vàng
17


sống trường thọ. Hai năm sau vẫn ở châu này lại dâng hai khối vàng sống khác nặng
33 lạng 5 đồng cân. Năm 1137 Lý Công Tín dâng khối vàng sống nặng 47 lạng.
Năm 1138 Hứa Viêm lại dâng một khối vàng sống nặng 66 lạng. Sử còn chép rằng
năm 1143 vua Lý Anh Tôn sai thái phó Hoàng Nghĩa Hiền và viên ngoai lang
Khổng Trường đem quân các khe động dọc biên giới về đường bộ đi đãi vàng [76,
tr. 49].
Không có tài liệu nào ghi chép việc khai thác vàng như thế nào nhưng chắc
chắn là dùng phương pháp thủ công thô sơ nhất là “đãi cát lấy vàng” vì lúc này chủ
yếu là các mỏ vàng lộ thiên. Có lẽ hình thức phổ biến nhất là “bòn vàng”, “nhặt
vàng” và “đãi vàng”. Lê Trắc trong An Nam chí lược đã viết : “Ở các châu Phú
Cương (Thái Nguyên), Quảng Nguyên (Cao Bằng), tuy sản xuất vàng, bạc nhưng
các người khai lấy vàng, bạc đều lấy việc cung nộp làm khổ, vì không đủ thì họ
phải đi mua vàng, bạc ở nơi khác để đem nộp”. Vàng, bạc được sử dụng trong việc
chế tác các đồ mỹ nghệ xa xỉ của cung đình, làm đồ cống phẩm và nộp thuế. Trong

đó cống phẩm cho nhà Tống ngay từ cuối đời Đinh đã có vàng bạc. Sang đời Lê thì
Lê Hoàn đã nhiều lần sai sứ sang nhà Tống để cống. Lệ đó suốt trong thời kỳ nhà
Lý, đến thời nhà Trần càng tệ hơn. Bên cạnh nghề khai thác vàng bạc, nghề khai
thác đồng cũng được chú trọng. Năm 1198 nhà nước tổ chức khai mỏ đồng ở Lạng
Châu và được sử dụng cho việc đúc tiền, chuông, tượng, vũ khí và các đồ dùng sinh
hoạt khác. Sau đồng, các nghề khác cũng phát triển như khai thác và luyện kim chì,
thiếc, kém, sắt… Theo sử liệu, khoáng sản được sử dụng từ thời kỳ tiền sử cho đến
nhà Lý là vàng, bạc, đồng, chì, thiếc, sắt. Sau khi củng cố nhà nước trung ương tập
quyền, nhà Lý đã mở mang ngành khai thác mỏ và công nghệ chế tạo đồ kim khí
như đồng, vàng, bạc dùng trong nước và buôn bán với Trung Quốc. Tính sơ bộ tổng
sản lượng đồng hàng năm thời Lý có thể lên đến hàng trăm tấn đồng thau. Nếu xét
đến kỹ thuật khai thác, luyện quặng… lúc bấy giờ thì sản lượng như vậy là rất lớn
[102, tr. 72]. Thời Trần đã bắt đầu khai thác khoáng sản không kim loại, điển hình
là cao lanh trắng để sản xuất sứ. Đến thời Lê, Lê Lợi bắt đầu cho phát triển lại
ngành khai mỏ sau một thời gian bị đình trệ bởi chiến tranh. Trước đó, khi nhà
Minh sang xâm lược Việt Nam, Trương Phụ đã đưa về nước hơn 7.700 thợ thủ công
Việt Nam [126, tr. 18]. Sự giàu có của tài nguyên khoáng sản ở miền Bắc Việt Nam
dã được ghi lại trong Địa dư chí: vùng Hưng Hóa sản xuất ra bạc, đồng, thiếc. Vàng
ở Tuyên Quang. Châu Bảo Lạc (Cao Bằng) sản xuất ra vàng, bạc, sắt, thiếc. Châu
Lục Yên (Yên Bái) sản xuất ra chì, đồng, diêm, tiêu. Vùng Thái Nguyên, châu Định
18


Hóa sản xuất ra bạc, đồng, chì, vàng. Châu Văn Yên (Lạng Sơn) sản xuất ra đồng,
bạc… Ngoài những khoáng sản đã khai thác trước đây, thời kỳ này đã có những
khoáng sản mới được khai thác như diêm tiêu, lưu huỳnh để chế thuốc súng. Nhà
nước bắt đầu giao cho các tù trưởng miền thượng du khai thác các mỏ để cống nạp.
Các hộ cá thể khai thác các mỏ ở miền trung du rồi nộp thuế cho nhà nước.
Trong hai thế kỷ XVII – XVIII, nghề khai thác mỏ dưới thời kỳ Lê - Trịnh
tương đối phát triển. Chúa Trịnh thi hành chế độ độc quyền khai thác và buôn bán

chặt chẽ. Việc khai mỏ được giao cho các quan trấn thủ hay các quan đại thần trông
coi và thu thuế, hiện vật nộp cho nhà nước. Thế kỷ XVIII, các mỏ đồng Sảng Mộc,
Yên Châu, Liêm Tuyền, Tống Tinh, Vụ Nông thuộc Thái Nguyên; Tụ Long (Tuyên
Quang), Trinh Lạn, Ngọc Uyển (Hưng Hóa), các mỏ bạc ở Nam Xương, Long Sinh
(Tuyên Quang); các mỏ vàng ở Kim Mã, Tam Lộng; mỏ kẽm ở Gia Ninh; mỏ thiếc
ở Vụ Nông (Tĩnh Túc, Cao Bằng) đã được khai thác. Trong số các mỏ này thì mỏ
đồng Tụ Long thuộc Vị Xuyên nổi bật hơn cả bởi trữ lượng khai thác cũng như
cuộc đấu tranh giành lại mỏ này trước khi nó bị Trung Quốc sáp nhập vào đất Vân
Nam từ tay người Pháp. Ở miền Trung, nghề khai mỏ vàng đặc biệt phát triển ở
Quảng Nam, nhất là trong giai đoạn từ thế kỷ XVI – XVIII, đã tạo tiền đề cho nghề
kim hoàn và các sản phẩm của nó được lưu thông rộng rãi trong và ngoài nước. Một
phần sản phẩm được bán cho các thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan…
qua các thương cảng Thăng Long, Phố Hiến, Hội An… Vào giai đoạn cuối của chế
độ phong kiến, nghề khai mỏ đã có những bước phát triển đáng kể. Sang giai đoạn
triều Nguyễn vào nửa đầu thế kỷ XIX, công cuộc khai mỏ phát triển hơn một bước.
Tuy nhiên, tham gia trong quá trình khai thác nguồn tài nguyên trên lãnh thổ của
mình, người Việt lại thua kém người Hoa trong quá khai thác cũng như hiệu quả từ
lợi nhuận mang lại.
Như vậy có thể thấy nghề khai thác mỏ cũng như thuật luyện kim ở Trung
Quốc xuất hiện và phát triển sớm hơn ở Việt Nam. Về mặt kỹ thuật, họ đã phát triển
những nghề này lên một tầm vóc cao hơn, để sau này những di dân Trung Quốc
vượt biên giới sang miền bắc Việt Nam, họ đã duy trì được lợi thế, lợi ích của mình
trong việc khai thác mỏ tại Việt Nam trong nhiều thế kỷ, đến khi người Pháp thay
thế họ ở miền bắc Việt Nam.
Về điều kiện địa lý tự nhiên và nguồn tài nguyên khoáng sản, miền Bắc Việt
Nam, thường được phân chia thành hai khu vực địa lý, bao gồm vùng Đông Bắc và
Tây Bắc. Việt Nam được xếp vào hàng nước giàu tài nguyên khoáng sản trên thế
19



giới, với hàng trăm mỏ, hàng nghìn điểm quặng, đa số là mỏ nhỏ và trung bình. Tuy
nhiên cũng có một số mỏ lớn như: than, dầu khí, apatít, nguyên liệu xây dựng, sắt,
crôm, đồng, thiếc, nhôm, đất hiếm, v.v...
Địa hình vùng Đông Bắc gồm chủ yếu các núi cao trung bình, núi thấp và đồi,
đặc biệt từ sông Chảy về phía Đông. Theo nhà địa lý học Lê Bá Thảo, thì về mặt
cấu trúc sơn văn, miền Đông Bắc này, có thể phân chia làm 2 bộ phận:
- Bộ phận Hữu ngạn sông Chảy về đến thung lũng sông Hồng: gồm có các
dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, trong đó có các dãy núi thượng
nguồn sông Chảy với các đỉnh granít nhô lên cao trên dưới 2.000 m (Tây Côn Lĩnh:
2.431 m, Kiều Liêu Ti: 2.402 m), nối liền với dãy Con Voi đã thấp đi nhiều ở Tả
ngạn sông Hồng. Cũng có thể kể thêm vào bộ phận này rìa núi đá vôi xen lẫn các
núi phiến thạch, sa thạch ở phía Bắc sông Kỳ Cùng từ Cao Bằng về Lạng Sơn,
thường được coi như rìa phía Nam của Cao nguyên Vân – Quý [99, tr. 13-14].
- Bộ phận thứ hai: gồm các cánh cung núi đá vôi xen lẫn với các núi đá phiến
và nhiều loại đá khác trải rộng từ thung lũng các sông Lô - Gâm ra đến tận bờ biển
Quảng Ninh (cánh cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, Yên Lạc, Bắc Sơn và
cánh cung Đông Triều). Tất cả các cánh cung lồi ra phía biển này đều mở rộng theo
hình nan quạt lên phía Bắc, đến phía Nam hầu như tụ lại ở dãy riôlit Tam Đảo [128,
tr. 41].
Địa hình vùng Tây Bắc là miền núi hiểm trở nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam,
trải rộng từ thượng nguồn sông Mã đến thung lũng sông Hồng, lan sang một phần
cho đến thung lũng sông Chảy. Các dãy núi được cấu tạo chủ yếu bằng nham thạch,
nhìn xuống những cao nguyên và thung lũng thấp hơn, được tạo bằng đá vôi và đá
cát kết (grès) bị xói mòn. Phần lớn các dãy núi cao và trung bình chạy theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam và song song với nhau (dãy núi thượng nguồn sông Mã, vùng
núi thấp sông Đà, dãy Hoàng Liên Sơn và vượt sang phía tả ngạn sông Hồng cho
đến thung lũng sông Chảy là khối núi thượng nguồn sông Chảy). Ở đây có những
đỉnh núi cao, phần lớn được kiến tạo bởi các loại đá nguồn gốc magma và được các
vận động kiến tạo mới nâng lên đến những độ cao hơn trước đó.
Các tỉnh trên khu vực miền núi phía bắc Việt Nam chủ yếu nằm ở 2

vùng: Vùng nền móng cổ Tiền Cambri: Vùng sông Chảy với đá Thái cổ và xâm
nhập granít chỉ có vài điểm sắt nhỏ ở rìa, tại thung lũng sông Lô Thanh Thủy - Hà
Giang và Tây Nam cao nguyên đá vôi Mường Khương. Đới sông Hồng và dải
20


Hoàng Liên Sơn, nham biến chất Nguyên sinh, tương đối nhiều mỏ tập trung dọc
đứt gãy sông Hồng, như mỏ đồng - vàng Sin Quyền, mỏ sắt Quý Xa, mỏ apatít Cam
Đường, mỏ graphit Lào Cai, ngoài ra còn nhiều mỏ khác. Vùng nền móng Calêđôni:
Các nơi giàu khoáng sản trong vùng là đứt gãy Cao Bằng - Lạng Sơn, khu vực Thái
Nguyên và cánh cung Duyên Hải.
Vùng Cao Bằng - Lạng Sơn, tập trung mỏ nhôm, trong đó có nhiều mỏ trung
bình ở Hà Quảng, Nguyên Bình. Sau đó là mỏ thiếc, thiếc - vonfram ở Tĩnh Túc,
mỏ vàng Pắc Lang, mỏ sắt Nà Lung, Gia Chu, mỏ chì Thanh Mai, mỏ đất sét Lộc
Bình. Còn lại là nhiều mỏ nhỏ nhưng đáng chú ý là các mỏ mangan ở Trùng Khánh,
Hạ Lang, mỏ đá quý ở Trùng Khánh, mỏ uranium ở Nguyên Bình. Cụ thể các mỏ
khoáng sản ở khu vực này như sau:
Về khoáng sản kim loại: Mỏ sắt: ở mỏ sắt Cao Bằng đã phát hiện được một
số điểm quặng sắt magnetit có tổng tài nguyên và trữ lượng khoảng 35 triệu tấn [30,
tr. 483]. Mỏ măngan: ở Trùng Khánh, Hạ Lang tỉnh Cao Bằng. Các tụ khoáng
măngan như Tốc Tát, Rong Tháy đã được thăm dò khai thác quy mô nhỏ để sử
dụng trong luyện kim, hóa chất xuất khẩu. Một số doanh nghiệp, cá nhân tiến hành
khai thác quy mô nhỏ ở Vị Xuyên (Hà Giang), hay ở Cao Bằng [30, tr. 488]. Mỏ
đồng - vàng: ở Sin Quyền (Lào Cai) có quy mô lớn nhất trong vùng dọc hữu ngạn
sông Hồng, từ huyện Bát Xát (Lào Cai) đến huyện Văn Uyên (Yên Bái), đã được
thăm dò và hiện đang khai thác. Mỏ gồm 17 thân quặng dạng thấu kính... Quặng có
hàm lượng đồng trung bình là 1,03%, vàng 0,5 g/tấn và chứa các nguyên tố Ag, Co,
Mo có thể thu hồi. Mỏ có trữ lượng xác định là 551.000 tấn đồng trong khoảng 91,5
triệu tấn quặng [30, tr. 488]. Mỏ chì - kẽm: phân bố rải rác ở các tỉnh Cao Bằng, Hà
Giang, Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai và Điện Biên. Quặng ôxít trong mỏ chì - kẽm

ở Bản Bó, Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng. Mỏ thiếc: ở Tĩnh Túc, Cao Bằng đã được khai
thác từ năm 1902. Kim loại quý - hiếm: gồm có Mỏ vàng - thạch anh: mỏ Nà Pái
thuộc huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, được phát hiện năm 1985, dự tính 20 tấn
vàng [30, tr. 495]; Mỏ vàng Minh Lương ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai; Mỏ đất
hiếm: chủ yếu ở các tỉnh vùng Tây Bắc, như: mỏ Tu khoáng, Nậm Xe, tỉnh Lai
Châu.
Về khoáng sản không kim loại gồm có: Khoáng chất công nghiệp Apatít: mỏ
Apatít Lào Cai do người dân phát hiện từ năm 1924. Mỏ phân bố dọc hữu ngạn
sông Hồng từ biên giới Việt - Trung ở phía Bắc đến vùng Làng Lếch (Văn Bàn) ở
phía Đông - Nam, tạo thành dải kéo dài trên 100 km, rộng trung bình 1 km, chỗ
21


rộng nhất 3 km. Bể Apatít Lào Cai chia làm 3 khu: Lũng Pô - Bát Xát; Bát Xát Ngòi Bo; Ngòi Bo - Bảo Hà. Kết quả thăm dò đã xác định tổng tài nguyên đến độ
sâu 100 m từ mặt đất là 2,5 tỷ tấn [30, tr. 500]. Than đá: than đá được người Pháp
nghiên cứu địa chất, thăm dò và khai thác từ nửa cuối thế kỷ XIX. Bể than Quảng
Ninh có dạng hình cánh cung, kéo dài trên 250 km từ mỏ Linh Đức ở rìa Tây dãy
Tam Đảo (Tuyên Quang), qua Đông Triều đến Hòn Gai, Cẩm Phả, Kế Bào (Quảng
Ninh). Tổng tài nguyên trữ lượng ở bể than Quảng Ninh là 18.434 triệu tấn (tính
đến độ sâu 1.500 m) [30, tr. 517].
Trong các thế kỷ XVII - XVIII, vùng Đông Bắc Việt Nam gồm các tỉnh Cao
Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Quảng Yên, là một bộ phận quan
trọng của vùng biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc được giới hạn về phía bắc
và đông bởi đường biên giới Việt-Trung; phía đông nam trông ra vịnh Bắc Bộ; phía
tây, được giới hạn bởi thung lũng sông Hồng và thượng nguồn sông Chảy và phía
nam được ngăn cách với vùng châu thổ sông Hồng bởi hệ thống đồi núi và trung du
thấp của khu vực thượng châu thổ. Sự đa dạng và phân hoá sâu sắc về địa hình và
khí hậu đã khiến cho hầu hết các tỉnh ở khu vực biên giới đông bắc có một hệ sinh
thái tự nhiên khá đa dạng cả về thành phần loài và sự đa dạng về công dụng. Như
một hệ quả tự nhiên, các hệ sinh thái tự nhiên phong phú từ rất sớm đã trở thành

một kho tàng giá trị các nguồn lâm thổ sản vô tận duy trì sự tồn tại và phát triển của
các cộng đồng cư dân ở đây qua nhiều thế kỷ. Tác giả của hầu hết các tác phẩm dư
địa chí của Việt Nam về các vùng đất này đều khẳng định đây là một trung tâm của
các mỏ khoảng sản đa dạng và phong phú nhờ nằm trên một vùng đất với nhiều các
hoạt động địa chất từ hàng vạn năm trước.
Các vùng tập trung khoáng sản chủ yếu nằm trên các đứt gãy Cao Bằng Lạng Sơn và khu vực cánh cung duyên hải phía đông bao gồm các mỏ như nhôm ở
các huyện Hà Quảng, Nguyên Bình, mỏ thiếc-vonfram ở Tĩnh Túc, mỏ vàng Pác
Lang, mỏ sắt Nà Lung, Gia Chu, mỏ chì Thanh Mai; còn lại là nhiều mỏ nhỏ đáng
chú ý là các mỏ mangan ở Trùng Khánh, Hạ Lang… Ngoài ra cũng cần kể tới
nguồn tài nguyên than đá với một trữ lượng lớn ở khu vực duyên hải. Có thể nhận
thấy sự giàu có và tài nguyên khoáng là một trong những điều kiện quan trọng tạo
nên diện mạo của khu vực biên giới và đây cũng là một trong những cơ sở cho sự
bùng nổ kinh tế của khu vực này trong lịch sử. Trong các trấn vùng Đồng Bắc, trấn
Tuyên Quang ở vào khoảng giữa tả ngạn Sông Nhị và Sông Lô, phía bắc giáp giới
22


phủ Khai Hóa, tỉnh Vân Nam bên Trung Quốc. Thời Pháp thuộc chia trấn TuyênQuang ra làm hai tỉnh: Tuyên Quang và Hà Giang.
Trong lịch sử, vùng Tây Bắc được coi là một vùng núi non hiểm trở, hùng vĩ,
một địa bàn trọng yếu về kinh tế, quốc phòng của quốc gia Đại Việt. Trong Dư địa
chí, Nguyễn Trãi đã viết: “Hưng Hóa xưa là bộ Tân Hưng... Phía Tây thông với Vân
Nam, phía Đông tiếp giáp với Sơn Tây, phía Bắc và phía Nam tiếp giáp với Tuyên,
Nghệ” [71, tr. 2]. Có 3 lộ phủ, 4 huyện, 17 châu, 31 làng xã, 155 động, 137 sách, 8
trang. Đấy là phên dậu thứ hai án ngữ ở phương Tây vậy”. Vào đầu thời kỳ tự chủ,
vùng Hưng Hóa được gọi là Lâm Tây và Châu Đằng. Đến thời Trần (1226-1400)
gọi là Đà Giang, Quy Hóa và đầu thời hậu Lê đổi thành Hưng Hóa [71, tr. 2]. Trong
Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú cho rằng: “Hưng Hóa phía Đông
liền với trấn Sơn Tây, Tây giáp Vân Nam, Bắc giáp Tuyên Quang, Nam giáp Thanh
Hoa. Núi sông hiểm trở có thể làm nơi căn cứ. Nguồn lợi dồi dào, lúc nào cũng
sung túc, là một nơi trọng yếu của miền thượng du” [14, tr. 164]. Khảo cứu tác

phẩm của Nguyễn Bá Thống, một tác giả thời Hồ (1400-1406), trong Kiến văn tiểu
lục, nhà sử học, địa chí học nổi tiếng Lê Quý Đôn (1726-1784) cũng cho rằng:
“Quan ải Ai Lao, liên lạc tiện đường, biên giới Vân Nam khống chế mọi mặt; đấy là
nơi xung yếu của đất Man, cửa ngõ của Lục Chiếu, che giữ cho các trấn, như giậu
như phên, án ngữ miền thượng du, làm then làm chốt. Sản vật có biền nam quát
bách, kỷ tử dự chương; lúa bắp bát ngát các ruộng, dâu gai mơn mởn thành hàng;
lông thú, cánh chim, ngà voi, da thú tràn ngập cả sang lân quốc, bạc vàng châu ngọc
đầy dẫy ở chốn biên cương. Thật là phủ kho ngoài biên giới của quốc gia, mà là nơi
tụ tập ngàn vạn đồ chân bảo. Như thế, có thể biết được sự quan trọng và phồn hoa ở
địa phương này” [32, tr. 296]. Dẫn lại sách Hưng Hóa phong thổ lục của tác giả
Hoàng Trọng Chính thế kỷ XVIII, trong tác phẩm Khâm định Việt sử thông giám
cương mục, các sử gia nhà Nguyễn tiếp tục khẳng định: “Hưng Hóa phía trên tiếp
giáp với các đất Mán của Ai Lao... Ba châu Sơn La, Tuần Giáo và Mai Sơn, hồi đầu
triều Lê gọi là ba động, đều thuộc về châu Thuận, họ Cầm, đời này qua đời khác,
giữ chức phụ đạo” [154, tr. 1035]. Đại Nam nhất thống chí xác định diên cách của
Mộc Châu (tức Mường Sang), một khu vực Địa - văn hóa có vị trí hết sức quan
trọng: Mộc Châu phía Đông đến Mai Châu, phía Tây đến Yên Châu, phía Nam đến
châu Quan Hóa, tình Thanh Hóa, phía Bắc đến châu Phù Yên (Mường Tấc). Năm
Cảnh Hưng thứ 36 (1775) phân chia phía Bắc sông Đà thành châu Đà Bắc, phần ở
phía Nam sông Đà làm châu Mã Nam. Thời Lê mạt thổ tù Mộc Châu đem châu Mã
23


Nam cho người Man Trình Cố. Như vậy, Mộc Châu hiện nay về cơ bản tưong
đương với Mộc Châu của tỉnh Sơn La và một phần huyện Mai Đà, tỉnh Hòa Bình
[71, tr. 3]. Trong cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời, khi khảo cứu về sự biến đổi
đơn vị hành chính của trấn Hưng Hóa qua các thời kỳ lịch sử, Đào Duy Anh cho
rằng: “Thời Lê Lý là hai châu Lâm Tây và Đăng; đời Trần thuộc đạo Đà Giang;
năm Quang Thái thứ 10 (1397) đổi làm trấn Thiên Hưng; thời Minh đặt hai châu
Gia Hưng và Quy Hóa; đời Lê Thuận Thiên đặt hai lộ Gia Hưng và Quy Hóa, thuộc

Tây đạo; năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đổi làm trấn; đời Cảnh Hưng (1740-1787)
các châu Tung Lăng, Lê Tuyền, Hoàng Nham, Hợp Phi, Tuy Phụ, Khiêm bị mất
vào tỉnh Vân Nam; đầu đời Gia Long vẫn làm trấn, lệ vào Bắc Thành, năm Minh
Mệnh thứ 12 (1831), lấy huyện Tam Nông của Sơn Tây lệ vào, đổi làm tỉnh Hưng
Hóa” [5, tr. 188]. Huỵên Phù Hoa năm Minh Mệnh thứ 19 (1838) đổi làm Phù Yên,
ở phía Đông Bắc huyện Mai Sơn.
Do những kiến tạo của tự nhiên, Hưng Hóa được coi là nơi giàu có về tài
nguyên thiên nhiên. Nguồn tài nguyên của Hưng Hóa rất đa dạng bao gồm các mỏ
khoáng sản, lâm thổ, thủy sản và cả các nguồn tài nguyên mà tự bao đời các dân tộc
trong khu vực đã khai thác, sáng tạo để duy trì cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội,
văn hóa và mở rộng mối giao lưu với bên ngoài. Hưng Hóa còn là một vùng đất
giàu có về trữ lượng kim loại, khoáng sản. Theo các nhà địa chất, vùng miền núi,
trung du Bắc Bộ là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản vào loại bậc nhất nước ta.
Trong đó, khu vực lãnh thổ nằm giữa sông Đà, sông Lô, sông Gâm là trung tâm
quan trọng nhất của vùng tam giác năng lượng - khoáng sản: Yên Bái - Lào Cai Phong Thổ. Tam giác này nằm trong một tam giác lớn hơn gồm Hòa Bình - Mường
Tè - Hà Giang. Đây là nơi tập trung các mỏ khoáng sản như: Apatit (Cam Đường),
graphit (Lào Cai), đồng - vàng (Sinh Quyền), barit (Nậm Xe), barit-fluorit (Đông
Pao), sắt (Quý Xa)...
Đại Nam nhất thống chí cho rằng: Hưng Hóa về thổ sản có lúa tẻ, lúa nếp, ngô,
đậu xanh, vàng. Về kim loại quý có mỏ vàng. Vàng có ở mỏ Bản Lỗ, châu Mai, mỏ
Yết Ong ở châu Sơn La, mỏ Gia Nguyên ở huỵên Văn Chấn đều có thuế; Mường
Thanh ở châu Thuận, Cam Đường ở châu Thủy Vĩ, Làng Nam ở châu Chiêu Tấn.
Các sử gia nhà Nguyễn cũng cho rằng: Bạc có ở mỏ Phú Thanh ở châu Luân, hàng
năm nộp thuế 60 lạng; còn Ly Bô ở Chiêu Tấn, Ngọc Uyển ở Thủy Vĩ, Hương Sơn
ở Văn Chấn và Quy Mộ ở Tuần Giáo trước đều có mỏ bạc. Đồng có ở mỏ Lai
Xương và châu Lai, hàng năm nộp thuế đồng 300 cân, mỏ Phong Dụ ở Văn Bàn,
24


hàng năm nộp thuế 400 cân đồng; còn Man Đổ ở châu Mai; Suối Lẫm ở châu Yên;

Hương Đàn ở châu Mộc; Trình Hám ở châu Thuận; Thạch Bi, Trình Lạn và Sơn
Yêu ở Thủy Vĩ; Vạn Minh ở Quỳnh Nhai trước đều có mỏ [71, tr. 6]. Sách Viêm
giao trưng cổ ký của Cao Xuân Dục khi ghi chép về tỉnh Tuyên Quang đã giới thiệu
về núi Tụ Long nổi tiếng: “Núi ở phía đông tỉnh Vĩnh Tuy. Đỉnh núi trập trùng nối
tiếp nhau như những con rồng, nên mới có tên như thế. Núi có đá nam châm và
đồng đỏ, cũng có cát lẫn bạc, nên còn gọi là Xưởng Đồng hay Xưởng Bạc. Từ xưa
đã lập những hộ khai thác để thu thuế” [20, tr. 165].
Trong tác phẩm Đại Nam dư địa chí ước biên, Cao Xuân Dục còn giới thiệu kỹ
hơn về nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh Hưng Hóa: “Vàng có ở núi Bản Lỗ,
La Sơn, Yết Ông của Thu Châu; Gia Nguyên của Văn Chấn; Mường Thanh của
Thuận Châu; Cam Đường của châu Thùy Vĩ; Lang Nam của châu Chiêu Tấn. Các
mỏ những nơi ấy đều khai thác vàng. Bạc: các mỏ Phú Thanh ở Luân Châu; Quy
Mộ ở châu Tuần Giáo; Ngọc Uyển, Hương Sơn ở châu Thủy Vĩ đều khai thác bạc.
Đồng: các mỏ Lai Xương ở Lai Châu; Phong Dụ ở châu Văn Bàn; Mạn Đô ở Mai
Châu; Suối Lẫm ở Yên Châu; Hương Đàn ở Mộc Châu; Trình Cảm ở Thuận Châu;
Thạch Bi, Trình Lạn, Sơn Yêu, ở Châu Thủy Vĩ; Vạn Minh ở châu Quỳnh Nhai đều
khai thác đồng. Sắt có ở Mai Châu, huyện Trấn Yên có thiết đinh.” [21, tr. 482].
Dẫn sách Ngu hành chí của Phạm Thành Đại nhà Tống, trong Kiến văn tiểu lục
Lê Quý Đôn viết: “Lục là mầm của đồng, sinh ra ở trong đá, chất rắn như đá gọi là
thạch lục, lại có một thứ vừa mềm vừa nát như đất vụn gọi là nê lục”. Nay mỏ đồng
ở xứ Mỏ đỏ châu Mai Sơn và châu Mai thuộc trấn Hưng Hóa thuê người khác lấy
được nhiều thạch lục. Người ta nói: nếu đem nấu thì thành đồng, bán 100 cân được
36 quan, nếu không nấu thì là lục, bán 100 cân có thể được 45 quan, cho nên rất
nhìều người bán thạch lục. Sắt sản ở châu Mai Sơn, lại có đanh sắt do huyện Trấn
Yên sản xuất. Châu Thủy Vĩ và châu Ninh Biên trước đều có mỏ sắt. Diêm tiêu sản
ở mỏ Mai (Bản) Đàm thuộc châu Thuận, mỗi năm phải nộp thuế 100 cân, còn các
mỏ Hiếu Tề ở Sơn La, Mạn Thẩm ở Mai Sơn, Tường Phong ở Phù Yên, Sơn A ở
Văn Chấn và Cam Đường ở Thủy Vĩ trước đều có mỏ. Lưu hoàng sản ở mỏ Mường
Heo thuộc châu Thuận; ở châu Văn Bàn và châu Sơn La. [71, tr. 6].


25


×