Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống trên truyền hình Hải Phòng : Luận văn ThS. Báo chí và truyền thông: 603201

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 148 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN THỊ BÍCH LIÊN

VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN
VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG TRÊN
TRUYỀN HÌNH HẢI PHÕNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN THỊ BÍCH LIÊN

VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRÊN
TRUYỀN HÌNH HẢI PHÕNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã ngành: 60.32.01.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:TS Đỗ Anh Đức



Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Trần Thị Bích Liên


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trƣờng Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã dày công đào tạo em trong
suốt thời gian qua.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: TS. Đỗ Anh Đức đã tận
tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo cơ quan Đài Phát thanh và Truyền hình
Hải Phòng, đồng nghiệp, bạn bè và ngƣời thân đã tạo điều kiện giúp đỡ, góp
ý, động viên tác giả luận văn.
Trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 5
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................................ 8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 12

3.1 Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 12
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................................... 12
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu....................................................................... 13
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:................................................................................ 13
5.1. Phƣơng pháp luận:........................................................................................ 13
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: .................................................................. 14
6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................................. 16
6.1 Ý nghĩa lý luận: ............................................................................................. 16
6.2 Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................... 16
7. Kết cấu luận văn .............................................................................................. 17
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ DI SẢN VĂN HÓA
TRUYỀN THỐNG VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG “BẢO TỒN VÀ
PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG’ ..................................... 18
1. Các khái niệm cơ bản ...................................................................................... 18
1.1 Khái niệm Di sản văn hóa và Di sản văn hóa truyền thống ......................... 18
1.2 Tổng quan về hệ thống di sản văn hóa ở Hải Phòng..................................... 24
1.3 Vai trò của báo chí với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống .. 28
TIỂU KẾT CHƢƠNG I ...................................................................................... 35
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN TRÊN SÓNG THP CỦA ĐÀI
PT&TH HẢI PHÒNG VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA
TRUYỀN THỐNG .............................................................................................. 36
2.1 Vài nét về Đài PT &TH Hải Phòng ............................................................. 36

1


2.2 Toàn cảnh di sản văn hóa truyền thống địa phƣơng đƣợc phản ánh qua sóng
THP của Đài PT&TH Hải Phòng ........................................................................ 39
2.3 Thực trạng phản ánh trong « bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền
thống » trên sóng THP trong thời gian khảo sát ................................................. 45

2.4 Nhận xét, đánh giá hạn chế của chƣơng trình KGVH trên sóng THP trong
việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống thông qua phỏng vấn nhóm
và phỏng vấn sâu ................................................................................................. 63
2.5 Nguyên nhân của hạn chế ............................................................................. 75
TIỂU KẾT CHƢƠNG II ..................................................................................... 79
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG,
HIỆU QUẢ TUYÊN TRUYỀN CỦA ĐÀI PT&TH HẢI PHÒNG TRONG
VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
ĐỊA PHƢƠNG .................................................................................................... 81
3.1 Một số bài học kinh nghiệm cần rút ra trong công tác bảo tồn và phát huy di
sản văn hóa truyền thống của Hải Phòng ............................................................ 81
3.2 Những vấn đề đặt ra đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
truyền thống của Hải Phòng ................................................................................ 85
3.3 Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Truyền hình Hải
Phòng trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống ............ 90
TIỂU KẾT CHƢƠNG III.................................................................................. 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………...114

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CTV

:

Cộng tác viên

BTV


:

Biên tập viên

DCT

:

Dẫn chƣơng trình

KGVH

:

Không gian văn hóa

LSVH

:

Lịch sử văn hóa

PT- TH

:

Đài Phát thanh & Truyền hình

PTV


:

Phát thanh viên

SXCT

:

Sản xuất chƣơng trình

VHTT&DL :

Văn hóa Thể thao và Du lịch

VHXH

Văn hóa xã hội

:

3


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG

Bảng 1: Mức độ thích đối với chƣơng trình Không gian văn hóa
Bảng 2: Mức độ quan tâm của công chúng đối với các chƣơng trình KGVH
Bảng 3: Đánh giá của công chúng về chất lƣợng nội dung các chƣơng trình
KGVH

Bảng 4: : Đánh giá của công chúng về chất lƣợng hình thức các chƣơng trình,
KGVH
Bảng 5: Mức độ tƣơng tác của công chúng với chƣơng trình KGVH

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hải Phòng là vùng đất cổ, con ngƣời sinh sống từ lâu đời và là vùng đất lấn
biển qua nhiều thế kỷ với lớp lớp cƣ dân khác nhau ở khắp nơi về sinh sống. Sự
hình thành và phát triển của Hải Phòng gắn liền với các chứng tích của ngƣời
tiền sử ở di tích khảo cổ Cái Bèo trên đảo Cát Bà với niên đại cách ngày nay từ
khoảng 7000 đến 4000 năm, con ngƣời đã sống ở đây, săn bắt và đánh cá.
Các chứng tích của con ngƣời ở di chỉ khảo cổ học Tràng Kênh huyện Thủy
Nguyên, núi Voi huyện An Lão cách ngày nay từ khoảng 3000 đến 2000 năm.
Các bộ lạc sinh sống trên mảnh đất này còn là cƣ dân nông nghiệp trồng lúa, qua
các hiện vật tìm thấy ở Việt Khê là một trong năm mộ đóng hình thuyền ở Việt
Khê có 107 hiện vật, trong đó có 93 hiện vật đồng gồm công cụ sản xuất, vũ khí,
nhạc khí.
Lịch sử Hải Phòng gắn liền tên tuổi của nữ tƣớng Lê Chân - ngƣời lập
trang An Biên vào đầu công nguyên, cái nôi hình thành nên đô thị Hải Phòng
ngày nay. Khu vực nội thành Hải Phòng cũng là một quá trình chuyển đổi từ
vùng đất nằm giữa kênh rạch tạo thành xóm làng rồi trở thành thành phố.
Quá trình hội tụ cƣ dân từ khắp nơi cũng là quá trình hội tụ văn hóa. Những
nét đặc sắc của văn hóa nhiều miền đã hòa trộn đan xen với nhau tạo nên sắc
thái riêng biệt về truyền thống văn hóa phong phú và đa dạng của Hải Phòng.
Hải Phòng có hệ thống di tích nhiều về số lƣợng, phong phú đa dạng về
loại hình di tích cũng nhƣ đa dạng về tín ngƣỡng ẩn chứa trong di tích. Vùng đất
có đầy đủ bậc nhất cả nƣớc về loại hình di tích mà Luật di sản văn hóa đã phân

ra các loại hình di tích bao gồm: Di tích khảo cổ; di tích lịch sử; di tích kiến trúc
nghệ thuật; di tích danh thắng. Ở mỗi loại hình di tích của Hải Phòng đều có
những di tích tiêu biểu mang đặc trƣng nhất của thời kỳ mà nó sinh ra và tồn tại.
Cho đến nay, các di tích là những minh chứng về đời sống tinh thần, nhu cầu
hƣởng thụ, sáng tạo nghệ thuật cũng nhƣ tinh thần yêu nƣớc, ý chí quật cƣờng

5


trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cha ông. trong lịch sử, văn hóa dân
tộc Việt Nam.
Các làng xã Hải Phòng xƣa đều có chùa, đình, đền, miếu… có đền thờ bà
Liễu Hạnh ở Thƣợng Đoạn quận Hải An, có văn chỉ thờ Khổng Tử, vậy là có đủ
cả phật giáo, nho giáo, đạo giáo, thờ mẫu lại hòa trộn với tín ngƣỡng dân gian,
trong đó có tín ngƣỡng thờ thành hoàng. Nơi đây cũng còn bảo tồn đƣợc nhiều
loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian. Huyện Vĩnh Bảo là quê hƣơng của môn
nghệ thuật múa rối nƣớc, rối cạn, rối đèn (đèn kéo quân), thả đèn trời, thi pháo
đất. Xã Phục Lễ, Phả Lễ huyện Thủy Nguyên có hội xuân hát Đúm. Đồ Sơn có
hội chọi trâu. Kiến Thụy có hội vật cầu, rƣớc lợn ông bồ; hội Minh Thề, huyện
Tiên Lãng. Cát Hải, An Dƣơng có hội vật, đua thuyền…. Đến nay những lễ hội
mang đậm chất dân tộc vẫn đƣợc duy trì và phát triển, thu hút sự quan tâm của
ngƣời dân địa phƣơng và du khách thập phƣơng.
Kể từ sau khi thực hiện nghị quyết trung ƣơng V (khóa 8) về “xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” năm 2013 lễ
hội chọi trâu Đồ Sơn đƣợc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc giamột trong 15 lễ hội lớn nhất của cả nƣớc, quần đảo Cát bà đƣợc công nhận là di
tích Danh lam thắng cảnh đặc biệt cấp quốc gia, năm 2015 Khu Di tích Đền thờ
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại xã Lý học huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng
đƣợc xếp hạng DTLSVH đặc biệt cấp quốc gia, năm 2016 lễ hội Nữ tƣớng Lê
Chân đƣợc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Nhà hát lớn thành
phố đƣợc công nhận công trình kiến trúc nghệ thuật quốc gia …

Đài Phát thanh & truyền hình ( PT – TH ) Hải Phòng là cơ quan báo chí lớn
của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phƣơng phải đảm nhiệm vai trò là
cầu nối thông tin, truyền tải các giá trị văn hóa của địa phƣơng đến công chúng
trong và ngoài nƣớc. Những nét đẹp văn hóa, những truyền thống nhân văn có
giá trị của thành phố Hoa phƣợng đỏ cần đƣợc truyền bá, lƣu giữ và phát huy.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng, sự hiểu biết của du khách, thậm chí của cả
ngƣời dân địa phƣơng về Hải Phòng phần nhiều chỉ dừng lại ở quần thể danh
6


lam thắng cảnh biển, những khu nghỉ mát bao gồm Biển Đồ Sơn, Đảo Cát
Bà…trong khi đó kiến thức và hình ảnh về di sản văn hóa vật thể: hệ thống di
tích LSVH bao gồm đình, chùa, miếu…và di sản văn hóa phi vật thể: các lễ hội
văn hóa, các trò chơi dân gian, ẩm thực, làng nghề….vẫn chƣa thực sự nhiều và
đầy đủ. Hiểu biết và yêu thích là một trong những nền tảng cơ bản để bào tồn và
phát huy, chính vì vậy, để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của
địa phƣơng cần sự góp sức rất lớn của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng,
trong đó báo chí đóng vai trò quan trọng nhất trong việc tuyên truyền, quảng bá,
giới thiệu, cũng nhƣ phân tích, phê bình để công chúng có thể nắm bắt đƣợc cái
hay, cái đẹp, cái đáng quý cần đƣợc lƣu giữ.
Những năm qua, trên sóng THP của Đài Phát thanh và Truyền hình Hải
Phòng (PTTH) đã có khá nhiều các chuyên mục, bài viết…. liên quan đến vấn
đề bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống. Thế nhƣng, với
sự phát triển đa dạng của các chƣơng trình giải trí, cũng nhƣ nhịp sống đô thị với
nhiều mối quan tâm nhƣ hiện nay, số lƣợng và chất lƣợng các bài viết cũng nhƣ
các chuyên mục đó đã đủ để thu hút và tác động đến nhận thức của ngƣời dân
đặc biệt là những bạn trẻ - thế hệ tƣơng lai, những ngƣời sẽ nối tiếp việc lƣu giữ
và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của quê hƣơng hay chƣa? Đó là câu
hỏi, cũng nhƣ băn khoăn của những ngƣời làm văn hóa, du lịch và cả những
ngƣời làm truyền thông, bởi lẽ nếu không làm tốt và có hiệu quả công tác này,

các giá trị di sản văn hóa truyền thống của Hải Phòng sẽ có nguy cơ mai một
dần, thậm chí biến mất trong dòng chảy của nền kinh tế thị trƣờng và sự thờ ơ
của ngƣời dân với văn hóa và truyền thống.
Nhằm phát huy vai trò của báo chí địa phƣơng trong công tác bảo tồn và phát
huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, đề ra những kiến nghị, giải pháp để công
tác này ngày càng đạt hiệu quả cao, đƣa những giá trị này đến gần hơn với công
chúng để từ đó sẽ ngày càng có nhiều giá trị văn hóa truyền thống đƣợc ghi nhận và
đánh giá cao, đó là lý do tôi lựa chọn “ Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
truyền thống trên truyền hình Hải Phòng” để làm đề tài luận văn của mình.
7


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Việt Nam là một đất nƣớc có lịch sử 4000 năm xây dựng và phát triển đã
để lại nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên các vùng miền Tổ Quốc.
Đã có rất nhiều công trình, sách nghiên cứu về di sản văn hóa, công tác bảo tồn
và phát triển di sản văn hóa.
Trong cuốn “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc” [25], các tác giả xuất phát từ sự tiếp cận văn hóa, các yếu tố cấu thành nền
văn hóa, những tiền đề lý luận và thực tiễn hoạt động văn hóa hơn nửa thế kỷ
qua do Đảng ta lãnh đạo, đã phản ánh rõ những nét chính yếu về tính tiên tiến
của nền văn hóa mà nhân dân ta đang xây dựng, về bản sắc văn hóa dân tộc. Qua
hoạt động thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm xử lý vấn đề văn hóa ở một số
nƣớc trên thế giới, cuốn sách ghi nhận rõ nét về thực trạng văn hóa Việt Nam, đề
xuất một số giải pháp và kiến nghị để xây dựng nền văn hóa Việt Nam đáp ứng
yêu cầu của tình hình mới. Từ đó, đƣa ra những định hƣớng chiến lƣợc cơ bản
cho sự nghiệp xây dựng nền văn hóa “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, để trở
thành nền tảng tinh thần xã hội trên con đƣờng thực hiện mục tiêu: “Dân giàu
nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. –
Cuốn“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa Việt

Nam” [28] là kết quả nghiên cứu của hai tác giả tổng hợp qua các bài viết đƣợc
đăng tải trên các tạp chí về lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa Việt
Nam trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế dƣới sự chỉ đạo của Đảng: “Xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn
diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ
tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm nhuần vào toàn bộ đời sống
xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của
phát triển”.
Chu Thái Thành trong bài “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”
[43] khẳng định từ xƣa đến nay, bản sắc văn hóa dân tộc đã làm nên sức sống
mãnh liệt, giúp cộng đồng ngƣời Việt Nam vƣợt qua biết bao thử thách khắc
8


nghiệt của lịch sử để không ngừng phát triển và lớn mạnh. Nhận thức đƣợc tầm
quan trọng đó, Đảng ta đã ra nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm động viên tối đa
nguồn lực nội sinh và ngoại sinh để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,
đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con ngƣời trong điều kiện đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tác giả Ngô Phƣơng Thảo trong bài “Bảo vệ di sản, cuộc chiến từ những
góc nhìn” [44] đã đề cập trực tiếp đến vấn đề bảo vệ di sản văn hóa hiện nay.
Theo tác giả thì “Mỗi ngày, di sản văn hóa càng đối mặt với nhiều nguy cơ, xuất
phát từ những hệ lụy của cuộc sống hiện đại. Cũng mỗi ngày, ý thức về trách
nhiệm phải gìn giữ các giá trị văn hoá đã tồn tại với thời gian càng lan toả sâu
rộng trong toàn xã hội, trong mỗi cộng đồng để dẫn tới những chương trình dự
án ngày càng có hiệu quả hơn trong việc gìn giữ các giá trị văn hoá vật thể và
phi vật thể”.
Riêng với mảng đề tài báo chí với công tác bảo tồn và phát triển di sản văn hóa
cũng đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu. Với các tên gọi khác nhau, rất
nhiều luận văn, khóa luận của sinh viên ngành báo chí cũng đã tiếp cận đề tài

này theo từng mảng khác nhau với các mức độ khác nhau. Đa dạng nhất là các
công trình khảo sát và nghiên cứu về vai trò và tác động của báo chí với công tác
phản ánh văn hóa làng xã, lễ hội truyền thống,…Đáng kể có các công trình sau:
Khóa luận Việc bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc trên báo chí
Việt Nam thời kỳ đổi mới ( báo Văn hóa, Sài Gòn giải phóng 93 – 96) năm 1996
của sinh viên Nguyễn Nguyên Vũ do TSKH Đoàn Hƣơng hƣớng dẫn; Khóa luận
Báo chí với công tác bảo tồn và phát triển dân ca quan họ của sinh viên Vũ Thị
Thu Thêm năm 1995 do PGS.TS Đinh Văn Hƣờng hƣớng dẫn; Khóa luận Báo
chí trong việc tuyên truyền và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc của sinh
viên Nguyễn Hồng Giang năm 1995 do TSKH Đoàn Hƣơng hƣớng dẫn; Khóa
luận Báo chí với nghệ thuật sân khấu của sinh viên Nguyễn Thục Hạnh năm
1995 do GS.TS Đỗ Quang Hƣng hƣớng dẫn; Khóa luận Báo chí với vấn đề bảo
tồn văn hóa dân tộc của sinh viên Đào Kim Anh năm 1996 do PGS.TS Đinh
9


Văn Hƣờng hƣớng dẫn; Khóa luận Lễ hội truyền thống Việt Nam phản ánh trên
báo chí của sinh viên Trần Ngọc Dung năm 1998 do TSKH Đoàn Hƣơng hƣớng
dẫn ; Khóa luận Báo chí với vấn đề giới thiệu và giữ gìn các giá trị văn hóa lễ
hội của sinh viên Lê Ngọc Hà năm 1998 do GS Hà Minh Đức hƣớng dẫn; Khóa
luận Báo chí với nghệ thuật truyền thống dân tộc của sinh viên Trần Thị Liễu
năm 2001 do TS Hồ Xuân Sơn hƣớng dẫn; Khóa luận Báo chí với vấn đề bảo
tồn và phát huy bản sắc văn hóa phi vật thể ở Hà Nội năm 2002 của sinh viên
Nguyễn Thị Lan Hƣơng do Th.s Nguyễn Sơn Minh hƣớng dẫn; luận văn Báo
chí Thừa Thiên Huế với công tác bảo tồn và phát triển di sản văn hóa Huế của
thạc sĩ Trần Văn Thiện năm 2002 do PGS.TS Đinh Văn Hƣờng hƣớng dẫn; luận
văn Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trên
Báo chí của thạc sĩ Lê Vũ Điệp năm 2007 do GS Hà Minh Đức hƣớng dẫn…
Ở Hải Phòng, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về văn hóa,
bảo tồn di sản văn hóa truyền thống. Năm 2006, Sở Văn hóa, Thể thao và Du

lịch triển khai đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố: Nghiên cứu và đề xuất
giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng làng văn hóa ở Hải Phòng do CN. Lê
Tất Vinh làm chủ nhiệm. Đề tài tiến hành khảo nghiệm làng văn hóa, hệ thống
các văn bản tài liệu từ những văn bản do thành phố ban hành có liên quan đến
công tác xây dựng làng văn hóa; kinh nghiệm xây dựng làng văn hóa ở một số
địa phƣơng; đồng thời xác định những điểm khoa học cơ bản đối với công tác
xây dựng làng văn hóa ở Hải Phòng.
Năm 2009, Chƣơng trình nghiên cứu khoa học phục vụ triển khai Nghị
quyết Đại hội XIII Đảng bộ thành phố đã triển khai nhiều chuyên đề, trong đó
Chuyên đề 8: Nghiên cứu đề xuất chủ trƣơng, giải pháp chủ yếu xây dựng và
phát triển văn hoá đến năm 2010 và 2020 để văn hoá thật sự là nền tảng tinh
thần xã hội là công trình nghiên cứu các giải pháp về việc xây dựng và phát triển
văn hóa Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chuyên đề đã
đề cập đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nhƣng mới
chỉ nghiên cứu việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, đặc biệt là
10


bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa. Năm 2011, Trung tâm Khoa
học xã hội và nhân văn Hải Phòng tiến hành nghiên cứu đề tài: Điều traặp
những khó khăn, trở ngại trong quá trình tác nghiệp, đó là do mối quan hệ, cộng
tác giữa ngành, cơ quan chủ quản, địa phƣơng với Đài trong việc tuyên truyền
bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa thời gian qua chƣa có sự phối hợp
chặt chẽ và không kịp thời nên chƣa thể có nhiều chƣơng trình PT.TH, Phim Tài
128


liệu, Phóng sự, Tin, bài về nhiều mảng màu cuộc sống của Đất và Ngƣời Hải
Phòng, đặc biệt là thực hiện các Đề tài về Di Sản văn hóa ở địa phƣơng sở tại…
Do đó, sự phong phú về nội dung, đề tài vẫn chƣa đƣợc khai thác một cách hiệu

quả và sáng tạo, làm hạn chế tính hấp dẫn hoặc chất lƣợng chƣơng trình phát
sóng còn nghèo nàn.
Câu 4: Để công tác "Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá truyền thống
trên sống THP ngày một tốt hơn thì phóng viên ở mảng đề tài này cần quan tâm
đổi mới như thế nào?
Để thích ứng với yêu cầu trong giai đoạn mới, những chuyên đề, mảng đề
tài văn hóa và Di sản văn hóa – Theo tôi, cần quan tâm một số vấn đề sau:
+ Trên thực tế, văn hóa đƣơng đại quanh ta đã đƣợc nhiều Chƣơng trình
khai thác ở nhiều góc độ. Bởi lẽ, văn hóa là một phạm trù bao trùm cuộc sống.
Chẳng hạn, tuyên truyền về đề tài Di Sản văn hóa sẽ là khô khan nếu nhƣ không
đƣợc ngƣời tuyên truyền “thổi hồn” vào đó bằng những phân tích, cảm nhận
thậm mỹ, nhân văn,.. trên cơ sở Khoa học – Thực tiễn và quy luật của cuộc
sống. Vì thế, điều quan trọng ở đây là các phóng viên không thể áp đặt mà phải
tạo điều kiện cho chủ thể văn hóa nói lên điều cần nói. Đòi hỏi về năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ của PV, BTV phải đƣợc trang bị kiến thức cơ sở về
những đề tài của lĩnh vực mà họ hoạt động.
+ Về cách thể hiện: Điều cần là thể hiện nhƣ thế nào cho phù hợp với đối
tƣợng và chủ thể văn hóa. Hình thức thể hiện sẽ góp phần làm mới chƣơng trình.
Chƣơng trình có chất lƣợng hấp dẫn hay không nó phải phù hợp với đối tƣợng,
chủ thể đƣợc đề cập, tuyên truyền.
+ Thời gian tới, Đài PT-TH Hải Phòng tiếp tục quan tâm nâng cao chất
lƣợng các chƣơng trình PT.TH, tăng cƣờng đội ngũ PV, BTV hoạt động tuyên
truyền ở lĩnh vực văn hóa nói chung và những đề tài chuyên sâu, tạo điều kiện
để PV, BTV tiếp cận, tâm huyết với từng mảng vấn đề, đề tải về văn hóa và để
họ có trách nhiệm hơn trong việc tuyên truyền bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa và giá trị các di sản văn hóa trên phạm vi rộng hơn.
129


Xin cảm ơn ông đã dành thời gian trả lời!

Phỏng vấn sâu nhóm 2 ( Kỹ thuật viên, quay phim và biên tập viên)
PHỎNG VẤN ĐỐI VỚI KỸ THUẬT VIÊN SẢN XUẤT HẬU KỲ
Ông Phạm Tuấn Hùng -Phó trƣởng phòng Phòng Kỹ thuật sản xuất
chƣơng trình -Đài PT&TH Hải Phòng
Câu 1 -Giới thiệu sơ qua về hệ thống thiết bị và ứng dụng kỹ thuật dựng
đang được áp dụng cho các chuyên đề (trong đó có các chuyên đề mảng văn
hóa) hiện nay tại Đài PT&TH Hải Phòng?
1- Sơ lƣợc về Hệ thống SXCT hậu kì của Đài PTTH HP
- Khâu hậu kì sản xuất trên mạng nội bộ (mạng Lan) : Gồm hệ thống máy
chủ (Sever tổng) gồm 3 hệ thông lƣu trữ chính
- Sever SX chƣơng trình Thời sự
- Sever SX chƣơng trình Chuyên đề + Văn nghệ
- Sever Lƣu trữ và Phát sóng
- Mô hình sản xuất là: các máy trạm (máy dựng) đƣợc bố trí tại các khu vực
sx riêng biệt theo đặc thù sản xuất: Gồm 4 khu vực
+ Khu vực sản xuất Thời sự: gồm 11 máy trạm
+ Khu vực sản xuất Chuyên đề, Văn nghệ: gồm 12 máy trạm
+ Khu vực SX các chƣơng trình phát thanh: gồm 9 máy trạm
(Lƣu ý: các máy dựng này là các máy tính chuyên nghiệp có cấu hình cao
đạt chuẩn dựng HD và Ful HD theo tiêu chuẩn của Đài PTTH HP là H264
1920*1080i.
- Biên chế cho các máy trạm dựng hàng ngày là các Biên tập viên, Phóng
viên cùng Kỹ thuật viên phối hợp SXCT
- Mô hình khép kín nhƣ sau: Phóng viên lên kịch bản + quay phim đi thực
tế hiện trƣờng dàn dựng cảnh và quay phim = Sản phẩm thô ghi file vào thẻ. Sau
đó đổ thẻ vào các máy dựng lẻ, KTV cùng Phóng viên tiến hành dựng + đọc lời
bình + nhạc, tiếng động = Xuât file (EXP). Sau đó gửi file thành phẩm vào địa
130



chỉ quy định để các trƣởng ban biên tập duyệt trƣớc khi Ban Giám đốc kí phát
sóng. Khi có lệnh duyệt file KTV gửi file thành phẩm cho bộ phận truyền dẫn
phát sóng tới khán thính giả.
Câu 2. Theo ông tác nghiệp hậu kỳ ở đề tài mảng văn hóa, đặc biệt là di
sản văn hóa truyền thống có những nét đặc trưng khác biệt nào khi so sánh với
tác nghiệp mảng thời sự, kinh tế, văn nghệ..?
- Mỗi một thể loại hậu kì đều có những đặc thù khác nhau
+ Thời sự: Hậu kì dựng đảm bảo nhanh, gọn chính xác thông tin chuyển tải
(ít khi dùng nghiệp vụ kĩ thuật
+ chuyên đề Kinh tế: Hậu kì dựng mang tính chất phản ánh hơi thở của các
lĩnh vực sản xuất, kinh tế lên màn hình
+ Văn nghệ: Hậu kì mang tính nghệ thuật, có tính ẩn dụ, minh họa cho tác
phẩm đó
+ Văn hóa:
Vừa mang tính phản ảnh hơi thở cuộc sống vừa mang tính nghệ thuật (nhất
là mảng văn hóa truyền thống)
Cụ thể : - Khi tác nghiệp hậu kì một chƣơng trình bảo tồn văn hóa truyền
thống : KTV và Phóng viên cần nghiên cứu và thảo luận sâu về chƣơng trình từ
đó thống nhất hình thành đƣờng dây dựng chƣơng trình (cụm hình).
- Nếu là chƣơng trình có tính di sản văn hóa truyền thống thì nhất thiết
phải có minh họa (3D) hoặc kỹ sảo ẩn dụ, mục đích khái quát nổi bật giai đoạn
lịch sử của từng thời kì nhằm giúp cho ngƣời xem hiểu rõ văn hóa lịch sử miền
đất con ngƣời giai đoạn đó.
- Ví dụ : Dựng 01 chƣơng trình tái hiện miền đất lịch sử trận chiến tại
ngã ba Sông Bạch Đằng chống quân Nguyên Mông... nhất thiết phải có sơ đồ
minh họa + vẽ 3D hình ảnh địa danh ... nhất là tái hiện các trận chiến trên dòng
sông lịch sử (nƣớc thủy triều, thuyền giặc, thuyền quân ta, tƣớng sĩ ...và đặc biệt
là hình ảnh cọc gỗ bịt sắt... khi nƣớc thủy triều xuống ... quân ta đánh đuổi ..
thuyền giặc bị cọc đâm thủng ... Thoát Hoan phải bỏ chạy chui ống đồng...)
131



- Hoàn thành tác phẩm :
Khi đã thống nhất BTV và KTV cùng bắt tay vào dựng (lƣu ý dựng theo
cụm) kịch bản phân cảnh (Theo ý đồ kịch bản)
Khi dựng xong thì khớp lời bình cho từng phân đoạn (cụm cảnh) . Các
bƣớc tiếp theo làm âm thanh, tiếng động (hòa âm)
Cuối cùng kiểm tra File dựng trên Timeline khi thấy mọi điểm dựng tốt thì
EXP (xuất file). Gửi file vào địa chỉ mạng để lãnh đạo cơ quan duyệt trƣớc khi
phát sóng.
Câu 3: Đề xuất nâng cao chất lượng chương trình mảng văn hóa, đặc biệt
là chương trình về di sản văn hóa truyền thống ( ở khâu hậu kỳ)?
- Tăng cƣờng thiết bị kỹ thuật (máy dựng cấu hình cao đảm bảo tiêu chuẩn
HD 1920-1080i) chuẩn chung của ngành truyền hình.
- Nâng cao trình độ KTV về hiểu biết văn hóa truyền thống để cảm nhận từ
đó chuyển tải minh họa 3D cho tác phẩm
- Lên kịch bản phân cảnh (cụm quay, cụm dựng chi tiết)+ phối hợp Quay
phim thể hiện các cảnh quay có ý tƣởng, có ý đồ theo kịch bản
- Phối hợp và phân trách nhiệm tốt giữa các chức danh nghề (Biên tập, Đạo
diễn, Quay phim, Thể hiện lời bình, KTV dựng..)
- Xác định tác phẩm truyền hình (nhất là tác phẩm văn hóa di sản) là sản
phẩm chung của cả một ê kip thực hiện...Do đó sự thống nhất cao, ăn ý nhất
định sẽ cho ra đời những tác phẩm đạt chất lƣợng cao..
Xin cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!

132


PHỎNG VẤN SÂU ĐỐI VỚI PHÓNG VIÊN QUAY PHIM
NSƢT Trần Anh Tuấn, phóng viên phòng Phóng viên ghi hình

Câu 1: Thưa anh, tác nghiệp ở đề tài mảng văn hóa, đặc biệt là di sản văn
hóa truyền thống có những nét đặc trưng khác biệt nào khi so sánh với tác
nghiệp mảng thời sự, kinh tế, văn nghệ..?
Là một phóng viên quay phim tham gia tác nghiệp ở nhiều lĩnh vực và
mảng khối khác nhau, tôi nhận thấy ngƣời quay phim ở đề tài văn hóa có sự
khác biệt rất lớn, với tính chất đặc thù có yêu cầu tính nghệ thuật cao nên đòi hỏi
ngƣời quay phim phải biết khéo léo kết hợp và sử dụng nhuần nhuyễn các yếu
tố: bố cục hình ảnh, nghệ thuật ánh sáng, nghệ thuật sử dụng màu sắc và cách
tạo hình ống kính.
Chúng ta không thể phủ định giá trị nghệ thuật của hình ảnh trong bất kỳ
thể loại tác phẩm truyền hình nào. Tuy nhiên, giá trị nghệ thuật đó đuợc bộc lộ
ở mức độ nào thì cần so sánh ở các thể loại truyền hình khác nhau. Với các tác
phẩm ở mảng thời sự hay kinh tế, tính nghệ thuật của hình ảnh không cao do sự
tác động của môi truờng để tạo nên tác phẩm, điều kiện sáng tác không cho phép
chúng ta có thể có đủ thời gian, không gian để sáng tạo và làm nên những cái
đẹp trong hình ảnh đƣợc, đặc biệt, hình ảnh đòi tính chính xác cao, cụ thể và
chính xác. Thƣờng quay phim sẽ phải sử dụng các cảnh fix để tiết kiệm thời gian
và để phù hợp với không gian cho phép. Về ánh sáng, ngƣời quay phim sẽ có rất
ít không gian và thời gian để có thể thể hiện việc “ chơi sáng” những góc đặt đèn
thƣờng đơn giản nhƣng phải làm nổi bật đƣợc nhân vật. Nhƣ chúng ta đã nói sự
kiện là cái tạo nên giá trị của tác phẩm trong khi thời gian và không gian không
cho phép chúng ta có khoảng trống để sáng tạo những hình ảnh nghệ thuật trong
sản phẩm vì chúng ta phải chú trọng tập trung khai thác những hình ảnh “ đắt”
để thể hiện đựoc sự ảnh huởng của nó đối với cộng đồng.
Ngƣợc lại, các chƣơng trình ở mảng văn hóa, đặc biệt nội dung về các di
sản văn hóa truyền thống, thì đây là một thể loại tác phẩm truyền hình có “đất”
để sáng tạo hình ảnh. Góc máy của quay phim có thể linh hoạt hơn, từ góc cao
133



đến những góc thấp nhất để có thể làm nổi bật lên đƣợc tác phẩm và nội dung
của tác phẩm. Việc “chơi sáng” là một yếu tố quan trọng, nó sẽ ảnh hƣởng đến
độ thành công của tác phẩm. Trong thể loại truyền hình này, ngƣời quay phim
có đủ thời gian, không gian để có thể sử dụng ánh sáng nên cần phải làm nổi
đƣợc trung tâm vấn đề mà mình cần đề cập đến. Giá trị nghệ thuật trong hình
ảnh đó là việc chúng ta huớng tới cái đẹp và nhận thức về cái đẹp không chỉ về
nội dung mà còn là hình ảnh. Nếu cái đẹp về nội dung thể hiện ở vấn đề chúng
ta phản ánh, sự kiện chúng ta muốn nhắc đến thì đối với hình ảnh sẽ là sự sắp
xếp có chủ đích trong các cảnh quay, ánh sáng, câu hình mà chúng ta dùng để
phản ánh nội dung.
Câu 2, Theo anh, phóng viên quay phim mảng văn hóa có những thuận lợi,
khó khăn gì?
a. Những thuận lợi trong quá trình sáng tác:
- Quay phim có đƣợc rất nhiều những thuận lợi từ điều kiện tự nhiên, văn
hóa dân tộc, đời sống kinh tế, xã hội đây chính là nguồn chất liệu giàu có để bố
trí cảnh quay đến tạo hình cho các chƣơng trình về đề tài văn hóa. Hải Phòng là
vùng đất cửa biển có nhiều nét văn hóa độc đáo, tạo điều kiện cho những ngƣời
quay phim nhƣ tôi có những cảnh quay đẹp, chỉn chu, góc máy độc thể hiện sinh
động cuộc sống và làm rõ nét văn hóa vùng miền.
- Với những cảnh quay ngoại, nhà quay phim thƣờng khai thác những lợi
thế của bối cảnh thiên nhiên, những cú chuyển động máy kéo dài nhƣng vẫn
đảm bảo hiệu quả về tạo hình nhƣ bố cục, đƣờng nét, mảng miếng màu sắc có từ
thiên nhiên, những thuận lợi từ bối cảnh tự nhiên giúp cho nhà quay phim tạo ra
những khung hình đẹp giàu chất thơ.
- Thành phố, địa phƣơng và Đài PTTH Hải Phòng đang ngày càng quan
tâm đến mảng đề tài văn hóa, di sản văn hóa truyền thống, giải trí nhiều hơn góp
phần tạo điều kiện cho ê kíp sản xuất chƣơng trình.
b. Những khó khăn:

134



- Máy móc thiết bị còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của các
chƣơng trình: máy quay chƣa full chuẩn HD, các thiết bị hỗ trợ nhƣ boom hay
ray, ánh sáng chƣa đồng bộ, khiến cho chất lƣợng hình ảnh không đƣợc sắc nét,
độ phân giải không cao;
- Một ngƣời quay phim phải quay nhiều thể loại khác nhau, nhƣ tin tức thời
sự hằng ngày, các chuyên đề, chuyên mục kinh tế và xã hội nên ngƣời quay
phim chuyên biêt về đề tài văn hóa là không có, kéo theo chất lƣợng các chƣơng
trình không đồng đều nhau;
- Quá trình sản xuất các chƣơng trình về văn hóa đòi hỏi ngƣời quay phim
phải đầu tƣ công sức và thời gian khá lớn, tìm ra những góc máy độc và đẹp,
những hiệu ứng ánh sáng có chất lƣợng; trong khi đó, quy trình sản xuất các
chƣơng trình truyền hình không cho sản xuất quá lâu, chính vì vậy, sự cẩu thả
trong quá trình quay có diễn ra, làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng hình ảnh.
Câu 3, Đề xuất của anh để nâng cao chất lượng chương trình mảng văn
hóa, đặc biệt là chương trình về di sản văn hóa truyền thống?
Trƣớc sự phát triển nhanh nhƣ vũ bão về công nghệ của mọi loại hình báo
chí, những tác phẩm phát thanh, truyền hình sản xuất theo lối cũ ít có khả năng
thu hút sự chú ý, theo dõi của ngƣời nghe, ngƣời xem. Trong xu thế ấy, bản thân
những ngƣời làm truyền hình, đặc biệt là các quay phim cần chuyển mình theo
xu hƣớng báo chí hiện đại, nhằm đáp ứng yêu cầu thời cuộc, thỏa mãn nhu cầu
thông tin, giải trí của công chúng, đồng thời nâng cao chất lƣợng hình ảnh.
Theo tôi nghĩ, chúng ta cần phải đầu tƣ, mua sắm hàng loạt trang thiết bị
hiện đại phục vụ cho sản xuất chƣơng trình truyền hình, nhƣ: Máy quay HD,
Flycam, ray, cẩu, màn hình Led, âm thanh, ánh sáng…., chi phí sản xuất các tác
phẩm phát thanh, truyền hình cần đƣợc nâng cao… bởi, đặc thù các chƣơng
trình về đề tài văn hóa có những yêu cầu hết sức khắt khe về hình ảnh, nội dung;
đòi hỏi cần có ê kip sản xuất chuyên nghiệp, giàu tâm huyết; nhiều thiết bị hỗ
trợ; thời gian sản xuất kéo dài với nguồn kinh phí lớn.


135


Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hình ảnh cần tăng cƣờng tổ chức tập
huấn chuyên sâu, nâng cao bồi dƣỡng nghiệp vụ. Mặc dù hiện nay Ban lãnh đạo
Đài PTTH Hải Phòng đã quan tâm để có những lớp đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp
vụ truyền hình nhƣng chƣa thƣờng xuyên. Thông thƣờng, mỗi khóa đào tạo
thƣờng chỉ đƣợc tổ chức trong khoảng thời gian ngắn và học viên đi tập huấn lại
bị luân chuyển (mỗi đợt tập huấn, Đài lại cử những cán bộ khác nhau luân phiên
đi học) dẫn tới tình trạng, mỗi nội dung biết một ít, nhƣng không chuyên sâu kỹ
năng nào cả. Nếu một học viên đƣợc đào tạo nâng cao từng cấp độ với mỗi nội
dung cụ thể, chắc chắn sẽ lĩnh hội đƣợc nhiều kiến thức thực tiễn hơn.
Cảm ơn anh đã dành thời gian trả lời phỏng vấn!

136


PHỎNG VẤN ĐỐI VỚI PHÓNG VIÊN MẢNG VĂN HÓA
Bà Nguyễn Thị Hồng Nhung-Phóng viên Ban Chuyên đề VHXH Đài
PT&TH Hải Phòng:
Câu1. Thưa chị là người trực tiếp tham gia làm chương trình KGVH thời
gian qua, theo chị KGVH có lợi thế gì khi đi sâu vào mảng đề tại di sản văn hóa
truyền thống?
Là phóng viên văn hóa, khi nói về đề tài di sản văn hóa truyền thống của
địa phƣơng tôi thấy chúng tôi nhƣ đang “đứng trên vai ngƣời khổng lồ” chúng
tôi thấy mình còn làm đƣợc quá ít, đóng góp đƣợc quá khiêm tốn với vốn văn
hóa phong phú của địa phƣơng mặc dù chúng tôi đã hết sức nỗ lực.
Tuy nhiên theo tôi chƣơng trình KGVH có những lợi thế nhất định khi đi
sâu vào mảng đề tài”di sản văn hóa truyền thống” bới lẽ đây là chƣơng trình

giao lƣu tổng hợp ở thể loại báo hình. Ngay từ khi ra format chƣơng trình chúng
tôi đã kết hợp đƣợc ở đây cả 3 thể loại: phóng sự ngắn, bình luận và giao lƣu.
Kết cấu này cho khán giả những cái nhìn tổng thể,thực tế và trực diện hơn vào
một di sản nào đó chúng tôi cần hƣớng tới. Tình hình bảo tồn, thực trạng di tích,
vẻ đẹp của di tích...rõ ràng bạn dễ nhìn thấy nó hơn là 1 tác phẩm báo viết.
Các clip sinh động với âm nhạc, với sự xuất hiện của phóng viên taị hiện
trƣờng sẽ làm cho khán giả dễ hòa mình vào không gian đa chiều, càng gần gũi
với thực tế càng hấp dẫn sinh động hơn.
Mạng lƣới cộng tác viên của KGVH là những nhà nghiên cứu văn hóa,
những nhà lịch sử, nhà Hải Phòng học yêu và tâm huyết với các di sản văn hóa
truyền thống tại địa phƣơng-đây chính là kho tàng “báu vật sống” để văn hóa
của chúng ta đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; những câu chuyện,
những kiến thức của họ sẽ làm cho chƣơng trình có mạch nguồn và sâu sắc hơn.
Đây cũng là cơ sở, là tiền đề cho những thông tin chúng tôi đƣa vào mục “góc
nhìn” để định hƣớng dƣ luận, thái độ của khán giả góp phần thực hiện chức năng
giáo dục, định hƣớng của báo chí.

137


Một phần không thể thiếu đƣợc của KGVH đó là những ngƣời dân địa
phƣơng, những nghệ nhân tâm huyết thiết tha với di sản văn hóa của quê hƣơng
mình-đây cũng là những yếu tố làm nên thành công của tác phẩm; Họ không chỉ
giúp chúng tôi có thêm tƣ liệu mà còn tạo điều kiện, thêm nguồn cảm hứng để
chúng tôi có thêm đề tài, hoàn thành tác phẩm một cách xuất sắc.
Trong bối cảnh đổi mới tại Đài PT&TH Hải Phòng thì xu hƣớng bố trí ê
kip thực hiện chƣơng trình theo kịch bản cũng là một lợi thế, sự ăn ý trong khâu
lên kịch bản, đạo diễn, biên tập, quay phim, dựng hậu kỳ sẽ làm cho KGVH với
mảng đề tài về di sản văn hóa truyền thống ngày càng hoàn thiện hơn.
Câu 2: Theo chị phóng viên tác nghiệp ở mảng di sản văn hoá có những

khó khăn, thuận lợi gì?
Nhƣ tôi dã nói ở trên, chúng tôi đang “đứng trên vai ngƣời khổng lồ”
Nếu nói đến khó khăn thì rất nhiều.
Thứ nhất: di sản văn hóa truyền thống bản thân những cái đối tƣợng phản
ánh là những di sản cái thì còn, cái thì đã mai một, cái thì đã mất đi rất nhiều.
Chính vì vậy khi mình muốn phản ánh qua truyền hình là một điều khó
khăn. Di sản văn hóa, có những cái là vật thể, có những cái là phi vật thể, mà di
sản phi vật thể lại không có cái để quay, nó chỉ là 1 không gian ảo, thậm chí có
những cái còn chƣa dựng lại đƣợc thì phản ánh thế nào.
Cái khó khăn ở đây là tự mình - tức là phóng viên phải tái tạo lại: thuê
diễn viên, viết kịch bản dàn dựng thì điều này đòi hỏi ngƣời đạo diễn, diễn viên
phải có kiến thức
Nếu di sản văn hóa này là 1 hệ thống có sẵn để nhìn vào đó mà học hỏi,
làm theo thì là một điều đơn giản. Nhƣng nếu di sản này là điều còn chƣa thấy,
không nhìn thấy thì phóng viên phải tự đi mà tìm hiểu nó, điều này đòi hỏi cả
kinh phí, cả thời gian.
Thứ 2: Những vấn đề bảo tồn di sản văn hóa không phải là vấn đề mà ai
cũng quan tâm ngay cả đối với địa phƣơng hiện đang sở hữu những di sản đó.

138


×