Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á : Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế: 60 31 40

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 142 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

LÊ THỊ ÁNH TUYẾT

VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA
ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

HÀ NỘI – 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

LÊ THỊ ÁNH TUYẾT

VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA
ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số:

603140

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Phạm Đức Thành

HÀ NỘI - 2009




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Trang
1

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA

5

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA

5

1.1.1 Khái niệm về công ty xuyên quốc gia

5

1.1.2 Nguồn gốc, bản chất và đặc điểm của công ty xuyên quốc gia

7

1.1.3 Vai trò của công ty xuyên quốc gia

12

1.2.HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA MỸ,

TÂY ÂU, NHẬT BẢN VÀ NIEs CHÂU Á

21

1.2.1 Các công ty xuyên quốc gia Mỹ

21

1.2.2 Các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản

25

1.2.3 Các công ty xuyên quốc gia Châu Âu

27

1.2.4 Các công ty xuyên quốc gia của NIEs

29

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA
ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á
(SINGAPORE, MALAYSIA, THÁI LAN)

33

2.1. ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA Ở
ĐÔNG NAM Á

33


2.1.1. Điều kiện thu hút các công ty xuyên quốc gia của Đông Nam Á

33

2.1.2. Đặc trưng của các công ty xuyên quốc gia tại Đông Nam Á

35

2.2. VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA ĐỐI VỚI

40


NỀN KINH TẾ MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á
2.2.1 Tác động tích cực

41

2.2.2 Những vấn đề đặt ra

70

CHƯƠNG 3: CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA VÀ QUÁ
TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

77

3.1. ĐẶCTRƯNG CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA VÀO
VIỆT NAM


77

3.2. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA ĐỐI VỚI
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

79

3.2.1 Tác động tích cực

79

3.2.2 Những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trước sự gia tăng
của các công ty xuyên quốc gia

84

3.3. ĐƯỜNG LỐI CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC
THU HÚT CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA

86

3.3.1 Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong việc thu hút các
công ty xuyên quốc gia

86

3.3.2 Những thành công của Việt Nam trong việc thu hút các công ty
xuyên quốc gia


95

3.3.3 Chính sách và giải pháp của Việt Nam đối với các công ty xuyên
quốc gia

106

KẾT LUẬN

111

TÀI LIỆU THAM KHẢO

113

PHỤ LỤC

119


CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

1. FDI

Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

2. EU

European Union

Liên minh Châu Âu

3. ASEAN

Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

4. R & D

Research & Development
Nghiên cứu và phát triển

5. M & A

Mergers and Acquisitions
Sát nhập và mua lại

6. NIEs

The Newly Industrialized Economies
Các nền kinh tế công nghiệp mới Châu Á

7. UNTCAD

United Nations Conference on Trade and Development
Hội nghị mậu dịch và phát triển Liên hợp quốc

8. EDB

Economic Development Board

Hội đồng phát triển kinh tế

9. GDP

Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm nội địa

10. GNP

Gross National Product
Tổng sản lượng quốc gia

11. GNI

Gross National Income
Tổng thu nhập quốc gia


12. IMF

International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế

9. ASEAN 5: Gồm, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia và Philippines
10. SGD:

Đô la Singapore

11. TBCN: Tư bản chủ nghĩa
12. CNTB: Chủ nghĩa tư bản



DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ
Bảng 1.1: Số lượng lao động của các chi nhánh nước ngoài
Bảng 2.1: Cơ cấu ngành của một số nước ASEAN

Trang
20
54

năm 1980 và 1998 (%)
Bảng 2.2: Tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành

56

phân theo ngành kinh tế của Singapore
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn FDI trong các ngành công nghiệp

60

chế tạo của Malaysia trong giai đoạn 1994 – 7/1998 (%)
Bảng 2.4: Tình hình xuất khẩu ở một số nước ASEAN

65

năm 1998 – 2003
Bảng 3.1: Những thay đổi chủ yếu trong chính sáh thu hút FDI

88


trong các thời kỳ sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Đồ thị 3.2: Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký

95

Bảng 3.3: Các địa phương dẫn đầu về thu hút FDI

97

(Tính đến tháng 10/2005)
Bảng 3.4: Tổng vốn đầu tư theo ngành năm 1996

98

Đò thị 3.5: Tổng vốn đầu tư theo ngành tại Việt Nam

99

(Các dự án còn hiệu lực tính đến ngày 19/6/2009)
Bảng 3.6: Các dự án lớn nhất do TNCs Mỹ đầu tư tại Việt Nam

101

Đồ thị 3.7: Dòng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam

103

Bảng 3.8: Các dự án lớn do TNCs Nhật Bản đầu tư tại Việt

104


Nam


VAI TRÒ CỦA TNCs ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á

MỞ ĐẦU

1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Khi xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá trở thành xu hướng phát triển
chung của thế giới thì vai trò của các công ty xuyên quốc gia ngày càng được
khẳng định. Hiện nay, các công ty xuyên quốc gia đã có mặt ở hầu khắp các nơi
trên thế giới và hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Với 77.000 công ty
mẹ, 900.000 cho nhánh và quy mô mạng lưới hoạt động sẽ ngày càng mở rộng thì
vai trò và ảnh hưởng của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế quốc gia
cũng như kinh tế thế giới là rất lớn.
Xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan mà các nước
Đông Nam Á đã trở thành khu vực có sức hút mạnh mẽ đối với các công ty xuyên
quốc gia. Sự thâm nhập và hoạt động mạnh mẽ của các công ty này đã tác động
sâu sắc đến kinh tế và xã hội của các quốc gia trong khu vực. Kể từ khi giành được
độc lập cho đến nay, dấu ấn của các công ty xuyên quốc gia trong nền kinh tế các
nước Đông Nam Á được thể hiện rất rõ nét. Do đó, việc phân tích một cách khách
quan, khoa học về ảnh hưởng của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế
các nước Đông Nam Á có ý nghĩa thực tiễn quan trọng.
Trong tiến trình chung của thế giới, Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế, gắn việc thực hiện các cam kết quốc tế với việc nâng cao hiệu quả sức
cạnh tranh và khả năng độc lập, tự chủ của nền kinh tế. Đến nay, Việt Nam đã đạt
được những thành tựu khá thuyết phục về kinh tế và xã hội. Trong hơn một thập
kỷ qua, Việt Nam luôn được xếp vào nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao, đồng
thời có thành tích giảm nghèo nhanh nhất thế giới. Mặc dù đã đạt được những kết

quả nhất định nhưng nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam vẫn chưa tận dụng tối ưu các
cơ hội có được từ các công ty xuyên quốc gia. Cơ sở dẫn đến các nhận xét trên là
diễn biết bất thường về dòng FDI chảy vào Việt Nam, tỷ lệ FDI thực hiện so với
vốn đăng ký còn thấp, tập trung FDI chỉ trong một số ngành, vùng, khả năng tuyển
dụng và đào tạo nguồn nhân lực còn khiêm tốn…Phần lớn các dự án có quy mô
nhỏ, công nghệ sử dụng chủ yếu có nguồn gốc từ Châu Á, đạt mức trung bình, đặc
1


VAI TRÒ CỦA TNCs ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á

biệt là Việt Nam chưa được chọn là điểm đầu tư của phần lớn các công ty xuyên
quốc gia có tiềm năng lớn về công nghệ và sẵn sàng chuyển giao công nghệ và tri
thức. Thực trạng này cùng với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn về thu hút
FDI của Trung Quốc và các nước trong khu vực đặt ra thách thức lớn cho Việt
Nam. Vì vậy, việc phân tích hoạt động của các công ty xuyên quốc gia đối với nền
kinh tế các nước Đông Nam Á từ đó soi vào Việt Nam để rút kinh nghiệm là
những đóng góp có ý nghĩa quan trọng của Luận văn.
Những luận giải trên đây chính là cơ sở khoa học và thực tiễn của luận văn
về “Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông
Nam Á”.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Công ty xuyên quốc gia là một chủ thể kinh tế đặc biệt và phát triển mạnh
mẽ trong những thập kỷ cuối thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, chính vì vậy,
mà vấn đề này đã nhận được sự quan tâm của nhiều học giả. Tuy nhiên, các công
trình nghiên cứu phần lớn tập trung vào nghiên cứu bản chất, đặc điểm và vai trò
nói chung của các công ty xuyên quốc gia. Năm 1995, tác giả Nguyễn Khắc Thân
đã công bố công trình “Các công ty xuyên quốc gia hiện đại” do nhà xuất bản
Pháp lý phát hành; công trình “Các công ty xuyên quốc gia trước ngưỡng cửa thế

kỷ XXI” được nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 1996 của hai tác giả
Lê Văn Sang và Trần Quang Tâm; năm 2002, nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất
bản công trình “Các công ty xuyên quốc gia và các nền kinh tế công nghiệp mới
Châu Á” của tác giả Hoàng Thị Bích Loan; tác giả Nguyễn Thiết Sơn, công bố 2
công trình “Các công ty xuyên quốc gia – khái niệm, đặc trưng và những biểu hiện
mới” do nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành năm 2003 và “Giáo trình các
công ty xuyên quốc gia” do nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh xuất bản năm 2004; tác giả Phùng Xuân Nhạ cũng công bố công trình “Các
công ty xuyên quốc gia: Lý thuyết và thực tiễn” được nhà xuất bản Đại học quốc
gia Hà Nội xuất bản năm 2007. Trong hoạt động đầu tư, các công ty xuyên quốc
gia cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các học giả. Nhiều công trình đã được
công bố như: tác giả Nguyễn Ngọc Diên có công trình “Đầu tư trực tiếp của các
2


VAI TRÒ CỦA TNCs ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á

công ty xuyên quốc gia ở các nước đang phát triển”do nhà xuất bản chính trị
quốc gia phát hành năm 1996; công trình “Đầu tư của các công ty xuyên quốc
gia tại Việt Nam” của tác giả Đỗ Đức Bình, được nhà xuất bản Chính trị quốc
gia xuất bản năm 2005; năm 2009, tác giả Hoàng Thị Bích Loan công bố công
trình “Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam”
do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành. Tuy nhiên, những công trình
nghiên cứu về hoạt động của các công ty xuyên quốc gia ở khu vực Đông Nam
Á lại rất khiêm tốn, từ đầu thập kỷ 1990 đến nay, chỉ có duy nhất một công
trình nghiên cứu, đó là công trình “Vai trò công ty xuyên quốc gia đối với nền
kinh tế các nước ASEAN” của tác giả Nguyễn Khắc Thân do nhà xuất bản
Pháp lý phát hành năm 1992. Thực tế này đã làm nguồn tài liệu về ảnh hưởng
của các công ty xuyên quốc gia ở khu vực Đông Nam Á là rất ít. Vì vậy, việc
nghiên cứu đề tài “Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế

một số nước Đông Nam Á” sẽ góp phần bổ sung tư liệu còn hạn chế về chủ đề
này.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn này nhằm mục đích chỉ ra xu hướng phát triển của các công ty
xuyên quốc gia trong giai đoạn hiện nay và các đặc trưng hoạt động của loại
hình công ty này ở các nước Đông Nam Á. Phân tích những tác động tích cực
và tiêu cực của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình phát triển đất nước ở
các quốc gia trong khu vực. Do khuôn khổ của Luận văn cao học và mối quan
hệ tương tác với Việt Nam mà tác giả chỉ tập trung vào một số nước như
Singapore, Malaysia và Thái Lan. Tiếp đó, tác giả phân tích thực trạng đầu tư
của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam và các nhân tố tác động tới việc
thu hút đầu tư của các công ty xuyên quốc gia của Việt Nam, đồng thời nêu lên
những quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư của các công ty
xuyên quốc gia vào hoạt động đầu tư ở nước ta.

3


VAI TRÒ CỦA TNCs ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện công việc nghiên cứu, một số phương pháp nghiên cứu chính
được sử dụng trong luận văn là phương pháp nghiên cứu quốc tế, phương pháp
phân tích và tổng hợp. Phương pháp nghiên cứu lịch đại cũng được sử dụng để
phân tích đánh giá những tác động của công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế
các nước theo dòng thời gian từ khi giành được độc lập cho đến nay.

5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm

3 chương.
Chương 1: Khái quát về công ty xuyên quốc gia những nội dung được thể
hiện trong chương này là chỉ ra nguồn gốc, đặc trưng, bản chất cũng như vai trò to
lớn của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế thế giới.
Chương 2: Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một
số nước Đông Nam Á. Chương này đề cập đến đặc trưng của các công ty xuyên
quốc gia và những tác động tích cực cũng như tiêu cực của công ty xuyên quốc gia
đối với nền kinh tế các nước Singapore, Malaysia và Thái Lan. Những tác động
tích cực được tác giả đề cập trên 3 lĩnh vực là tạo nguồn vốn, dịch chuyển cơ cấu
nền kinh tế theo hướng hiện đại và thúc đẩy thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, tác
giả cũng bóc tách ra những vấn đề thách thức mà 3 nước này phải đối mặt đó là
mâu thuẫn lợi ích giữa hai bên và các vấn đề xã hội khác.
Chương 3: Các công ty xuyên quốc gia và quá trình phát triển kinh tế của
Viật Nam. Trong chương 3, tác giả nêu khái quát hoạt động đầu tư của các công ty
xuyên quốc gia ở Việt Nam và những nhân tố tác động, từ đó đề xuất các giải pháp
khắc phục, tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
trong việc thu hút các công ty xuyên quốc gia thực sự có chất lượng và phù hợp
với mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

4


VAI TRÒ CỦA TNCs ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA
1.1.1 Khái niệm về công ty xuyên quốc gia

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nền kinh tế thế giới bước vào giai
đoạn phát triển mới với những đòi hỏi to lớn về quy mô và tốc độ phát triển. Trong
qúa trình này, các công ty xuyên quốc gia đã tìm thấy điều kiện để phát triển và
khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế toàn cầu. Sự phát triển của thực thể
kinh tế này là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của nền sản xuất và quan hệ
kinh tế quốc tế. Và từ đó đến nay, khái niệm công ty xuyên quốc gia đã trở thành
phổ biến, trở thành chủ thể chính trong hoạt động điều tiết nền kinh tế thế giới.
Sự phát triển liên tục của công ty xuyên quốc gia về quy mô, cơ cấu tổ
chức, phương thức sở hữu và vai trò to lớn từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến
nay đã làm nảy sinh nhiều quan niệm về công ty xuyên quốc gia. Tuy nhiên, về cơ
bản chúng ta đều nhận thấy có hai quan niệm chính về chủ thể kinh tế này.
Thứ nhất, quan niệm về công ty quốc tế (International Corporation), trong
đó bao gồm cả công ty toàn cầu, công ty xuyên quốc gia, công ty đã quốc gia,
công ty siêu quốc gia. Những người theo quan niệm này không quan tâm đến
nguồn gốc tư bản sở hữu cũng như tính quốc tịch của công ty, không chú ý đến
bản chất quan hệ sản xuất của quốc gia có công ty đó hay các chi nhánh của nó mà
họ chỉ quan tâm đến mặt hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, đầu tư quốc
tế của các công ty. Nghĩa là họ chỉ chú ý đến mặt quốc tế hóa hoạt động kinh
doanh của các công ty mà thôi.
Thứ hai, quan niệm về công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporation)
là công ty tư bản độc quyền có tư bản thuộc về chủ tư bản của một nước nhất định
nào đó. Ở đây, người ta chú ý đến tính chất sở hữu và tính quốc tịch của tư bản:
5


VAI TRÒ CỦA TNCs ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á

vốn đầu tư – kinh doanh là của ai, ở đâu. Chủ tư bản ở một nước cụ thể nào đó, có
công ty mẹ đóng tại nước đó và thực hiện kinh doanh trong và ngoài nước, bằng
cách lập các công ty con ở nước ngoài là hình thức điển hình của loại hình này.

Dựa trên tiêu thức sở hữu để xác định loại hình công ty, ngoài
công ty xuyên quốc gia, họ còn đưa ra khái niệm công ty đa quốc gia
(Multinational Corporation), cũng là công ty tư bản độc quyền thực hiện thiết lập
các chi nhánh ở nước ngoài để tiến hành các hoạt động kinh doanh quốc tế, nhưng
khác với công ty xuyên quốc gia ở chỗ, tư bản thuộc sở hữu của công ty mẹ là của
hai hay nhiều nước [36, tr.31]. Ví dụ, công ty mẹ Royal Dutch/Shell Group và công
ty mẹ Unilever có vốn sở hữu của các chủ tư bản Anh và Hà Lan, công ty mẹ
Fortis thuộc sở hữu của Bỉ và Hà Lan. Như vậy, sự phân định dựa trên tiêu chí sở
hữu chỉ căn cứ vào công ty mẹ chứ không căn cứ vào công ty chi nhánh. Tuy
nhiên, trong số 700 công ty lớn nhất thế giới hiện nay, chỉ có 3 công ty là thuộc sở
hữu của hai nước, số còn lại, 697 công ty thuộc sở hữu của một nước. Như vậy,
tính chất đa quốc gia của các công ty mẹ là rất thấp, có thể vì vậy, hiện nay người
ta ít dùng thuật ngữ công ty đa quốc gia, mà hay dùng thuật ngữ công ty xuyên
quốc gia [36, tr.33 ].
Tuy nhiên căn cứ vào thực tế hoạt động mà thuật ngữ xuyên quốc gia được
sử dụng rộng rãi. Chính các nhà nghiên cứu của Liên hợp quốc cũng thừa nhận họ
thích sử dụng cụm từ xuyên quốc gia hơn, vì nó truyền đạt được đầy đủ ý niệm
rằng, các công ty này có thể hoạt động xuyên suốt các đường biên giới quốc gia và
được thành lập, kết nối với nhau dưới sự bảo trợ của một chính phủ đối với công
ty mẹ.
Trên thực tế, tất cả những khái niệm như “công ty quốc tế”, “công ty đa
quốc gia”, “công ty toàn cầu”, hay “công ty xuyên quốc gia”,.. đều nhằm mục đích
mô tả một cơ cấu tổ chức tập trung các hoạt động kinh tế đa quốc gia, hướng tới
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trên phạm vi quốc tế [36, tr.40]. Và tôi, tôi sẽ sử
dụng thuật ngữ công ty xuyên quốc gia, viết tắt là TNCs, để chỉ các công ty hoạt
động trên phạm vi quốc tế, vì nó không chỉ nêu được đặc trưng kinh tế nổi bật của
công ty trong thời đại quốc tế hóa đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện

6



VAI TRÒ CỦA TNCs ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á

nay, mà còn phản ánh đúng tính chất hoạt động của công ty trong thực tế và thể
hiện rõ bản chất cốt lõi của nền sản xuất xã hội.

1.1.2 Nguồn gốc, bản chất và đặc điểm các công ty xuyên quốc gia
1.1.2.1 Nguồn gốc
Tích tụ và tập trung sản xuất tất yếu đƣa đến sự hình thành các công
ty xuyên quốc gia
Khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh C. Mác và Ph.
Ăngghen đã dự đoàn rằng, tích tụ và tập trung tư bản tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời
những xí nghiệp tư bản chủ nghĩa có quy mô lớn và sự cạnh tranh của những xí
nghiệp này ngày càng trở nên gay gắt. Sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp lớn tất yếu
sẽ đưa đến kết quả là một số xí nghiệp nhỏ và vừa bị thủ tiêu hoặc bị sát nhập với
nhau trở thành những xí nghiệp lớn hơn, quá trình tập trung tư bản được đẩy mạnh
thêm một bước [42, tr.22]. Và lúc này tín dụng trở thành một trong những nhân tố
thúc đẩy quá trình tập trung tư bản.
Tích tụ và tập trung sản xuất dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là
một quy luật. Lịch sử hình thành các tổ chức độc quyền ở các nước tư bản chủ
nghĩa đã chứng minh điều đó và đã được V.I.Lênin phân tích một cách toàn diện
trong tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc – giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”.
Ngày nay, quá trình tích tụ và tập trung sản xuất có nhiều biểu hiện mới đã được
phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau mà điểm nổi bật là từ sau chiến tranh thể
giới thứ hai đến nay đã xuất hiện quá trình tích tụ và tập trung sản xuất cao độ,
hình thành những công ty cực lớn thống trị trong các ngành. Đồng thời xuất hiện
quá trình liên hợp hóa và sự hình thành các côngxoocxiom đa ngành. Cùng với
quá trình đó là quá trình chuyên môn hóa với tính cách là kết quả của sự phát triển
phân công lao động xã hội. Quá trình này đã diễn ra thông qua toàn bộ lịch sử phát
triển của chủ nghĩa tư bản nhưng chỉ đến giai đoạn độc quyền thì sự chuyên môn

hóa mới có vai trò mới, tạo điều kiện cho sự phát triển của những công ty độc
quyền chủ chốt. Những công ty này thâu tóm hàng ngàn, hàng vạn xí nghiệp trung
bình và nhỏ bao quanh chúng [42, tr.27].
7


VAI TRÒ CỦA TNCs ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á

Tập trung tư bản có bước phát triển mới thì xuất khẩu tư bản cũng được đẩy
mạnh và trở thành cơ sở kinh tế quan trọng của sự bành trướng đế quốc chủ nghĩa.
Trong những năm 80 xuất khẩu tư bản tăng lên một cách mạnh mẽ cùng với các
hình thức chuyển giao công nghệ, cho vay vốn,… và các công ty độc quyền quốc
gia đã mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài bằng hình thức cắm nhánh.
Trên cơ sở đó hình thành hàng loạt công ty xuyên quốc gia.
Sự hình thành các công ty xuyên quốc gia là kết quả của việc mở rộng
chế độ xí nghiệp hiện đại vào phân công và trao đổi quốc tế
Hiệp tác giản đơn và công trường thủ công là những hình thức đầu tiên của
chế độ xí nghiệp TBCN. Công trường thủ công ban đầu do một thợ cả thành đạt
giàu có lập ra bằng cách tập trung tất cả những thợ thủ công độc lập, phân tán ở thị
trường vào cùng làm việc trên một bằng xác định [36, tr.78]. Ở đây đã diễn ra quá
trình tổ chức và quản lý sản xuất có tính thống nhất đầu tiên đối với một tế bào sản
xuất gồm nhiều thực thể thị trường.
Sau đó thì chế độ xí nghiệp được sinh ra trong cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ nhất. Nó được hoàn thiện bằng các hình thức quá độ phức tạp, đan xen
nhau trong quá trình đổi mới về kỹ thuật, tổ chức lao động lâu dài, trên cơ sở công
trường thủ công. Sang nửa sau thế kỷ XIX, xí nghiệp công – thương bắt đầu phát
triển. Xí nghiệp công – thương hiện đại được hình thành bởi sự kết hợp giữa quá
trình sản xuất quy mô lớn và quá trình phân phối quy mô quốc tế vào trong một
công ty đơn nhất.


Xí nghiệp công thương hiện đại trưởng thành và phát triển

qua sự liên kết dọc và ngang [34, tr.23]. Để khống chế sản lượng, nâng cao giá cả
các xí nghiệp này tiến hành sự hợp nhất hoặc liên kết. Người ta nhanh chóng phát
hiện ra rằng: để xí nghiệp sau khi hợp nhất vẫn có thể phát triển quy mô, cần phải
tiếp tục liên kết dọc hướng lên trên và xuống dưới. Do đó, sự liên kết dọc mới là
con đường cơ bản hình thành nên xí nghiệp hiện đại. [34, tr.23-24].
Do liên kết mà phạm vi phân công quản lý trong các xí nghiệp công –
thương hiện đại đã bao gồm cả việc sản xuất và thu mua nguyên liệu, sản xuất gia
công các bộ phận rời, sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh và cả phân phối, tiêu thụ.
Để đảm bảo cho xí nghiệp phát triển lâu dài, còn phải quy hoạch dài hạn và bố trí
8


VAI TRÒ CỦA TNCs ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á

nguồn vốn trong nội bộ xí nghiệp. Do đó, các xí nghiệp công thương hiện đại cần
phải tiến hành cải cách thể chế và phương pháp quản lý xí nghiệp. Chính điều này
dẫn tới việc hình thành, phát triển và chín muối chế độ quản lý theo cấp bậc. Chế
độ quản lý theo cấp bậc đã phân định rõ việc hoạch định chính sách và quản lý
hàng ngày trong nội bộ xí nghiệp, làm cho xí nghiệp có thể quản lý và điều tiết
nhịp nhàng quá trình phân công và trao đổi theo hướng ngày càng phức tạp làm
cho quy mô, năng lực và hiệu suất của nội bộ xí nghiệp cao hơn [34, tr.24].
Ta biết rằng, sản xuất quy mô lớn, hàng loạt bằng kỹ thuật hiện đại và
chuyên môn hóa sản xuất mà các xí nghiệp công – thương hiện đại sử dụng đòi hỏi
chúng phải dùng thị trường thế giới để tiêu thụ sản phẩm, tổ chức sản xuất các bộ
phận rời và khai thác nguyên liệu. Vì vậy, cùng với sự phát triển của xí nghiệp,
quy mô, không gian của phân công lao động chuyên môn hóa ngày càng mở rộng.
Kết quả đó đã dẫn đến việc tự động mở rộng biên giới của xí nghiệp công thương
hiện đại. Xí nghiệp đã lợi dụng ưu thế của cơ chế quản lý xí nghiệp của nó thay

thế cơ chế thị trường thế giới để tổ chức và điều tiết một phần phân công và trao
đổi quốc tế. Công ty xuyên quốc gia từ đó mà sinh ra. Công ty xuyên quốc gia và
xí nghiệp công thương hiện đại không hề có sự khác nhau về bản chất. Công ty
xuyên quốc gia chẳng qua chỉ là kết quả của sự mở rộng xí nghiệp công – thương
trong phạm vi quốc tế, do đó nó cũng giống như xí nghiệp công – thương hiện đại
và hình thức của nó cũng giống như chế độ xí nghiệp thời trước [34, tr.35 - 37].

1.1.2.2 Một số nét về bản chất và đặc trưng
Chúng ta biết rằng, quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, tư bản đã dẫn đến
những biến đổi quan trọng về lượng và chất trong các mặt quan hệ sản xuất mà
khâu quan trọng nhất là các quan hệ sở hữu. Vì vậy, khi nghiên cứu bản chất của
TNCs trên thế giới cần xuất phát từ những vấn đề này [36, tr.97].
Khi ra đời các tổ chức độc quyền, các tổ chức này sử dụng cơ chế độc
quyền tức là cơ chế vận động dựa trên giá cả độc quyền, thay cho lợi thế tự do
cạnh tranh dựa trên giá cả thị trường để thu lợi nhuận độc quyền cao. Khi các tổ
chức độc quyền vượt qua biên giới quốc gia dưới sự thúc đẩy của quá trình tích
luỹ sản xuất trên quy mô quốc tế, thì các hình thức siêu độc quyền tức là công ty
9


VAI TRÒ CỦA TNCs ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á

xuyên quốc gia xuất hiện. Đặc biệt, khi nền sản xuất TBCN chuyển từ xã hội công
nghiệp lên xã hội thông tin dưới sự thúc đẩy của cuộc cách mạng khoa học công
nghệ thì quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế của TNCs cũng biến đổi theo
hướng thích nghi với tính chất quốc tế hoá ngày càng cao [36, tr.98].
Trong điều kiện như vậy, những người sở hữu về pháp lý của các công ty
và tập đoàn siêu lớn như TNCs không còn đủ khả năng về vốn và năng lực quản lý
nữa. Số cổ đông này đã thuê các Ban giám đốc gồm các nhà quản lý chuyên
nghiệp để điều hành và quản lý chứ không phải các ông chủ công ty như trước

đây. Vai trò “uỷ thác đầu tư” có trách nhiệm không thuộc về một người duy nhất
hay một nhóm người duy nhất. Ban giám đốc – “Người quản lý” này hành động
theo cách “cân bằng tối ưu các lợi ích” của những người có liên quan tới nó: các
cổ đông, người làm thuê, người cung ứng, cộng đồng địa phương [36, tr.99]. Do
không thể dựa vào vốn cung ứng bởi một ông chủ duy nhất, hoặc một nhóm các
chủ sở hữu để cung ứng vốn cho loại công ty này, nên sự cung ứng vốn phải dựa
vào đầu tư của nhiều người mà không ai có thể có đủ vốn để kiểm soát hay can
thiệp nhiều vào hoạt động quản lý của công ty theo “chế độ tham dự”. Kết quả là
“tài sản” đã trở thành “vốn đầu tư”. Đồng thời để chiến thắng trong cuộc cạnh
tranh với các tập đoàn công ty lớn khác, TNCs không còn sự lựa chọn nào khác
trong việc dùng các vốn đầu tư đó vào đảm bảo tối đa hoạt động đổi mới, hoàn
thiện kỹ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất với tư cách là người chủ theo những
phương thức, hành vi kinh tế khác nhau tuỳ thuộc vào thành phần ban quản lý
chúng [36, tr.99-100].
Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và thông qua việc
làm chủ sở hữu trong các hãng, TNCs đã diễn ra hai thay đổi lớn trong quan hệ sở
hữu.
Một là, sở hữu độc quyền siêu quốc gia – hình thức sở hữu hỗn hợp đã
được quốc tế hoá. Đây là hình thức sở hữu mang tính khách quan tạo nên bởi quá
trình tích tụ, tập trung hoá và xã hội hoá sản xuất trên quy mô quốc tế của CNTB
dưới sự tác động mạnh mẽ và sâu sắc của cuộc CMKH-CN và của quy luật cạnh
tranh, quy luật kinh tế cơ bản của CNTB. Tồn tại dưới hình thức tổ hợp đa ngành
khác nhau như Concern và Conglomerate, hiện nay có tới trên 70% các xí nghiệp
10


VAI TRÒ CỦA TNCs ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á

chi nhánh của chúng là các xí nghiệp liên doanh với số lượng các chủ sở hữu có
những tỷ lệ góp vốn khác nhau. Điều này phản ánh tính chất đa dạng, phức tạp và

tính chất hỗn hợp của loại hình sở hữu xuyên quốc gia.
Hai là, sở hữu hỗn hợp được tạo ra do sự thay đổi về căn bản địa vị, vai trò
của người công nhân, tri thức - những người làm việc trực tiếp trong các ngành
nghề khác nhau, nhất là những ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao –
là những người quyết định chất lượng của lao động và sản xuất. Loại hình này
diễn ra theo hướng tăng đáng kể số người có cổ phần trong công ty nhưng tỷ trọng
sở hữu cổ phần trong tổng số vốn kinh doanh không lớn [36, tr.102-103].
Như vậy, sự biến đổi của hình thức sở hữu trong TNCs là thay đổi rất đặc
trưng của quan hệ sản xuất TBCN trong CNTB hiện đại. Có thể thấy rằng, công ty
không còn là sở hữu của một người hay một nước mà là sở hữu hồn hợp quốc tế
nhưng có “quốc tịch” của một nước nhất định.
Bên cạnh đó, nhờ các đột phá của công nghệ thông tin, công nghệ tự động
hoá, phương thức tổ chức quản lý sản xuất vật chất của TNCs bắt đầu thay đổi
theo xu thế:
Phi hàng loạt hoá và đa dạng hoá các sản phẩm, nghĩa là việc tổ chức quản
lý sản xuất các sản phẩm được tiến hành theo loạt nhỏ hay đơn chiếc theo yêu cầu
và thị hiếu đa dạng của khách hàng.
Phi chuyên môn hoá, từ là việc sản xuất được phân bổ và được tổ chức
quản lý trên diện rộng trong các chi nhánh và đơn vị sản xuất nhỏ và vừa, với các
nguồn nhân lực, vật lực và tài lực phân tán trên quy mô quốc gia và quốc tế. Đến
nay nhờ các thành tựu của tin học và viễn thông, TNCs đã tiến hành phân bố sản
xuất theo hướng phân tán: tiến hành nghiên cứu, thiết kế sản phẩm ở một nước,
sản xuất các yếu tố cấu thành ở nước thứ hai, lắp ráp ở nước thứ ba, tiêu thụ sản
phẩm ở nước thứ tư và gửi lợi nhuận để đầu tư vào nước thứ năm…
Tổ chức quản lý từ xa, sự xuất hiện của các siêu xa lộ thông tin được mở
đầu ở Mỹ đã tạo khả năng tiến hành tổ chức quản lý đồng thời và rộng rãi cùng ở
một nơi nhiều loại hình sản xuất và dịch vụ khác nhau. Hoạt động từ xa sẽ được
tăng cường mạnh mẽ và những cản trở của hàng rào không gian và khoảng cách
giữa nơi làm việc và nơi ở, thời gian làm việc và giải trí đang và sẽ được phá bỏ
11



VAI TRÒ CỦA TNCs ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á

hoàn toàn, cho phép tận dụng nhiều năng lực chuyên môn, hiện nay vẫn bị bỏ phí
do có sự cách biệt hay phân tán số lớn nhân lực về mặt địa lý.
Quốc tế hoá và toàn cầu hoá hoạt động tổ chức quản lý, trong nền kinh tế
mới mang tính chất toàn cầu, tất cả các yếu tố như vốn tư bản, các thị trường, lao
động, thông tin và công nghệ đều được tổ chức quản lý thường xuyên qua các
đường biên giới quốc gia. Cái mới không chỉ phải ở chỗ thương mại quốc tế là một
bộ phận quan trọng của nền kinh tế của một nước, mà là ở chỗ nền kinh tế đó bắt
đầu hoạt động với tính cách thực sự là một đơn vị ở cấp toàn cầu. [36, 103-108]
Từ những thay đổi to lớn trong sở hữu và quản lý tất yếu dẫn đến những
thay đổi đang kể trong lợi ích kinh tế. Ngày nay, các nước đều áp dụng chiến lược
kinh tế mở để thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật mới do TNCs chuyển tải đến. Ở đây
các chủ thể kinh tế là các nước và TNCs luôn tìm các vùng giao thao lợi ích để
thúc đẩy lẫn nhau phát triển trong xu thế toàn cầu hoá ngày càng tăng.

1.1.3 Vai trò của các công ty xuyên quốc gia
Công ty xuyên quốc gia là một lực lượng kinh tế hùng mạnh, chiếm lĩnh và
kiểm soát những khâu trọng yếu trong sản xuất, lưu thông, trong lĩnh vực nghiên
cứu và phát triển. Các công ty xuyên quốc gia ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới. Những vai trò đó được thể
hiện qua hoạt động thương mại, đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao
công nghệ, nghiên cứu và phát triển.

1.1.3.1 Vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong thương mại quốc tế
Trong quá trình hoạt động của mình, TNCs đã thúc đẩy hoạt động thương
mại quốc tế bằng ba dòng lưu thông hàng hóa cơ bản là: hàng hóa xuất nhập khẩu
từ công ty mẹ, hàng hóa bán ra từ các chi nhánh ở nước ngoài và hàng hóa trao đổi

giữa các công ty trong cùng một tập đoàn. TNCs chi phối hầu hết chu chuyển hàng
hóa giữa các quốc gia bởi các kênh lưu thông xuyên quốc gia của mình.
Trong những năm trở lại đây, hàng hóa bán ra từ các chi nhánh ở nước
ngoài của TNCs liên tục tăng, nếu tổng giá trị xuất khẩu của chi nhánh nước ngoài
12


VAI TRÒ CỦA TNCs ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á

năm 1982 là 647 tỷ USD thì đến năm 1990 là 1.366 tỷ USD, năm 2004 là 3.733 tỷ
USD, và đến năm 2005, con số này đã tăng gấp 6,5 lần năm 1982 đạt 4.214 tỷ
USD [54]. Trong đó tổng giá trị xuất khẩu của các chi nhánh TNCs tại nước ngoài
chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị xuất khẩu của nhiều quốc gia.
Bên cạnh đó, kênh trao đổi nội bộ ngành và nội bộ công ty cũng chiếm một
tỷ lệ lớn trong việc chi phối thương mại quốc tế của TNCs. Sự gia tăng thương
mại nội bộ ngành và nội bộ công ty gắn liền với xu thế toàn cầu hóa sản xuất và
toàn cầu hóa hoat động của các doanh nghiệp. Buôn bán nội bộ ngành bao gồm
trao đổi thông tin qua thị trường các sản phẩm trung gian và các chi tiết tạo ra sản
phẩm cuối cùng. Đây là hệ quả của quá trình phân công lao động quốc tế theo
chiều sâu: từ sản xuất theo dây truyền khép kín sang phân công mang tính phân
tán giữa các nhà sản xuất trong cùng một ngành nhưng lại độc lập nhau. Thực tế
cho thấy, trao đổi nội bộ giữa các chi nhánh TNCs chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị
thương mại thế giới. Giá trị trao đổi nội bộ này ngày càng tăng nhanh và cũng
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị thương mại của các nước.
Trong những năm gần đây, TNCs chiếm khoảng 40% giá trị nhập khẩu và
60% giá trị xuất khẩu của toàn thế giới [54]. Với các hoạt động hướng về xuất
khẩu, TNCs hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu của các quốc gia,
đặc biệt là các nước đang phát triển ở Châu Á. Sự thay đổi chiến lược của TNCs
và hệ thống sản xuất quốc tế của chúng đã mở ra nhiều cơ hội cho các nước đang
phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi tham gia vào các hoạt động hướng về xuất

khẩu. Theo báo cáo của UNCTAD năm 2005, trong cơ cấu thương mại thế giới, tỷ
trọng thương mại của các nước đang phát triển chiếm 33,6% trong khi năm 1985
là 30,3%. Mặc dù các nước phát triển vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại thế
giới (63,5%) song tỷ trọng thương mại của các nước đang phát triển ngày càng
tăng lên. Xét một cách riêng rẽ thì bên cạnh các nền kinh tế phát triển (Mỹ, Nhật
Bản, Đức) thì những nền kinh tế đang phát triển (Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ,
Đài Loan…) cũng chiếm thị phần xuất khẩu lớn trong thương mại thế giới.
Bên cạnh vai trò dịch chuyển trao đổi thương mại từ các nước phát triển
chuyển dần sang các nước đang phát triển, TNCs còn là chủ thể chính làm thay đổi
cơ cấu hàng hoá trong thương mại quốc tế. Để duy trì khả năng cạnh tranh cao và
13


VAI TRÒ CỦA TNCs ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á

tối đa hoá lợi nhuận, TNCs tiến hành các chiến lược tập trung phát triển các ngành
có trình độ công nghệ cao. Điều này đã làm giao dịch thương mại của thế giới thay
đổi theo chiếu hướng tăng tỉ trọng hàng hoá có hàm lượng vốn và kỹ thuật cao,
giảm dần tỉ trọng hàng sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu. Năm 1983, sản
phẩm có hàm lượng công nghệ cao chỉ chiếm 24% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của thế giới thì đến năm 1998 con số này đã tăng lên 39,3%. Và tỉ trọng hàng
xuất khẩu của hàng hoá có hàm lượng công nghệ cao trong nội bộ TNCs chiếm tới
43,1% tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu [54].
Như vậy, TNCs đang trở thành một yếu tố chủ chốt trong việc điều tiết hoạt
động thương mại quốc tế và vai trò quan trọng này của TNCs ngày càng được
khẳng định trong nền kinh tế thế giới.

1.1.3.2 Vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong đầu tư quốc tế
Trên thực tế, hầu hết các hoạt động đầu tư nước ngoài được thực hiện qua
kênh TNCs. TNCs hiện chi phối trên 90% tổng FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài)

của toàn thế giới. Chỉ tính riêng TNCs của tam giác kinh tế (Mỹ, Tâu Âu, Nhật
Bản) đã chiếm 1/3 lượng FDI toàn cầu [76]. Giá trị của lượng vốn FDI thực sự là
thước đo quan trọng trong việc đánh giá vai trò của TNCs trong nền kinh tế thế
giới.
TNCs là chủ thể của hoạt động đầu tư thế giới, TNCs là nhân tố đặc biệt
quan trọng có ảnh hưởng mang tính quyết định tới toàn bộ hoạt động đầu tư quốc
tế. Theo ước tính của UNCTAD, hiện nay có khoảng 77.000 công ty mẹ và
900.000 chi nhánh nước ngoài hoạt động trong hầu các lĩnh vực của nền kinh tế
[52]. Năm 2005, tổng giá trị đạt được của các công ty con chiếm 4,5 ngàn tỷ USD,
tạo 62 triệu công ăn việc làm và hàng hoá xuất khẩu và dịch vụ chiếm lên đến 4
ngàn tỷ [78]. Với mạng lưới quy mô rộng khắp và chiến lược kinh doanh tối đa
hoá lợi nhuận, TNCs đang ngày càng chứng minh rõ hơn vai trò điều tiết hoạt
động đầu tư của thế giới.
Giai đoạn 1982 – 1996, chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của con số FDI,
dòng vốn này tăng gấp 4 lần so với giai đoạn trước đó và đạt con số 3,2 tỷ USD
năm 1996. Tuy nhiên, khi bước vào thời kỳ suy thoái năm 2001, TNCs giảm hoạt
14


VAI TRÒ CỦA TNCs ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á

động trên hầu hết tất cả các lĩnh vực, điều này đã làm cho dòng đầu tư bị chậm lại,
giảm 51%, từ 1.492 tỉ USD xuống còn 735 tỉ USD. Và khi bước sang giai đoạn
2004 – 2006 nguồn vốn FDI đã tăng trở lại, tổng vốn FDI trên toàn cầu năm 2005
tăng 29% và đạt 916 tỉ USD [54]. Có sự gia tăng này là do các vụ M&A tăng lên
cả về số lượng và giá trị, các vụ sát nhập này chủ yếu là từ các TNCs của Mỹ và
Tây Âu. Trong những thập kỷ gần đầy, giá trị các vụ sát nhập chiếm tỷ lệ cao
trong dòng vốn FDI của TNCs, năm 2004, các vụ sát nhập tăng 88% với giá trị lên
đến 716 tỉ USD [76].
Việc thay đổi chiến lược và mục tiêu kinh doanh đã làm thay đổi dòng chảy

FDI vào các đối tượng tiếp nhận. Năm 1979 – 1981, dòng vồn đầu tư tập trung chủ
yếu vào các nước sản xuất dầu mỏ; năm 1987 – 1990, là giai đoạn chuyển giao
FDI giữa các nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, trong cuộc bùng nổ đầu tư
lần thứ 3 (1995 – 1996) đã có sự tham gia của một thực thể mới – các nước đang
phát triển. Do chiến lược mở rộng chính sách tự do hoá FDI, TNCs ngày càng
đóng vai trò quan trọng đối với thúc đẩy dòng vốn FDI vào các nước đang phát
triển. Trên thực tế dòng chảy FDI vào các nước phát triển vẫn chiếm tỷ lệ cao 37%
(2004) với tổng giá trị là 542 tỉ USD nhưng tổng lượng FDI vào các nước đang
phát triển cũng đạt được con số ấn tượng, 334 tỉ USD. Ở các nước phát triển, Anh
và Mỹ là 2 nước chiếm vị trí thứ nhất và thứ hai về số lượng vốn FDI thu hút
được. Trong khi đó, khối các nước đang phát triển thì Trung Quốc và Hồng Kông
(Trung Quốc) chiếm vị trí thứ nhất và thứ hai, sau đó là Singapore, Mexico và
Brazil [76].

Báo cáo đầu tư thế giới năm 2006, do Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam
công bố cho thấy, tổng lượng FDI vào các nền kinh tế đang phát triển và
chuyển đổi tiếp tục tăng và góp phần tạo cơ hội phát triển quan trọng cho nhiều
nền kinh tế này. Một lần nữa, Trung Quốc là nước tiếp nhận nhiều FDI nhất
trong khu vực cũng như trong tất cả các nước đang phát triển trên thế giới. Các
dòng FDI vào nước này tăng lên tới 72 tỉ USD, riêng nguồn FDI phi tài chính
đã chiếm tới 60 tỷ USD, có suy giảm một chút, trong khi các dòng FDI rót vào
các dịch vụ tài chính tăng lên tới 12 tỷ USD, chịu sự chi phối của những khoản
15


VAI TRÒ CỦA TNCs ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á

đầu tư lớn vào các ngân hàng Trung Quốc. Hồng Kông (Trung Quốc) và
Singapore vẫn giữ vị trí thứ hai và thứ ba trong khu vực về mức độ thu hút FDI
(lần lượt là 36 tỷ USD và 20 tỷ USD). Một số nước ASEAN cũng đạt mức tăng

cao về lượng FDI tiếp nhận. Các nước này ngày càng thu hút nhiều FDI “chất
lượng cao” nhằm vào các hoạt động có giá trị gia tăng và hàm lượng tri thức
cao. Hãng Intel đang mở rộng các cơ sở lắp ráp và thử nghiệm ở Trung Quốc,
Malaysia và đang có kế hoạch đầu tư 300 triệu USD để xây dựng một nhà máy
linh kiện bán dẫn đầu tiên tại Việt Nam.
Nếu trước đây, hầu hết nguồn vốn FDI được thực hiện bởi TNCs của các
nước phát triển thì ngày nay số lượng TNCs của các nước đang phát triển cũng
tăng lên và có ngày càng nhiều vốn FDI đến từ các nước này. Nếu như năm
1990, các công ty của các nước đang phát triển sở hữu 148 tỷ USD vốn FDI thì
đến năm 2005 con số này lên tới 1.400 tỷ USD [77]. Tuy nhiên, nguồn vốn này
chỉ tập trung vào một số quốc gia nhất định. Đông Á và Đông Nam Á là nơi tập
trung gần 4/5 công ty trong số 100 TNCs hàng đầu của các nước đang phát
triển.Trong đó Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore và Đài Loan (Trung
Quốc) vẫn là những nguồn FDI chủ yếu từ các nước đang phát triển, mặc dù
tổng vốn FDI xuất đi từ những nước này đã giảm đáng kể vào năm 2005. Trong
những năm gần đây do dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc gia tăng đã kích thích
nguồn FDI xuất đi từ nước này tăng lên nhanh chóng, góp phần làm thay đổi
cục diện chung của các dòng FDI xuất đi từ Châu Á.
Các dòng FDI xuất đi từ Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á vẫn chủ yếu
tập trung vào các ngành dịch vụ, song tỷ trọng nguồn vốn xuất đi từ khu vực
hướng vào ngành chế tạo và tài nguyên thiên nhiên cũng đang tăng lên, tỷ trọng
của các ngành chế tạo và sơ chế tăng đáng kể từ 29% năm 2004 lên tới 54%
năm 2005 trong hoạt động sát nhập và mua bán TNCs. Ví dụ, tổng công ty Dầu
lửa Trung Quốc đã mua Công ty PetroKazakhstan với giá 4,2 tỷ USD vào tháng
8 năm 2005 – đây thực sự là trường hợp mua bán lớn nhất trong ngành dầu khí
của các công ty từ các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi [78].
16


VAI TRÒ CỦA TNCs ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á


Qua những phân tích trên đã cho thấy TNCs là chủ thể chính trong việc
định hướng phát triển đầu tư của thế giới.

1.1.3.3 Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với hoạt động phát triển
công nghệ
Ngày nay, công nghệ đóng vai trò quyết định đối với sự sống còn của các
công ty. Vì vậy mà TNCs luôn coi công nghệ là yếu tố giữ vị trí hàng đầu trong
việc tạo lợi thế cạnh tranh.
Thúc đẩy đổi mới công nghệ bằng hoạt động nghiên cứu và phát triển (R &
D) là nhiệm vụ sống còn của TNCs. Đi đầu trong đổi mới công nghệ đồng nghĩa
với nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường và giữ vị trí độc quyền.
Trên thực tế, TNCs là những người thực hiện R & D nổi bật và đang chiếm một tỷ
trọng lớn trong R & D toàn cầu. Với 310 tỷ USD chi cho trong năm 2002 thì
TNCs chiếm gần một nửa, 46%. Chi tiêu R & D của một số tập đoàn lớn còn cao
hơn so với chi tiêu của nhiều nước. Ví dụ, trong bốn TNCs bao gồm Ford Motor,
Pfizer, DaimlerChrysler và Siemens, chi tiêu R & D đã vượt mức 6 tỷ USD trong
năm 2003. Đầu tư R & D của hai tập đoàn khác, Toyota và General Motors cũng
vượt quá 5 tỷ. Nếu thực hiện một phép so sánh, có thể thấy tổng chi tiêu R & D
của các nhóm nước thuộc khu vực Đông – Nam Châu Âu và các nước CIS (Cộng
đồng các quốc gia độc lập) cũng chỉ gần bằng con số 5 tỷ USD. Thậm chí ngay cả
các nền kinh tế lớn như Ấn Độ, Mêhicô và Liên bang Nga, chi tiêu R & D vẫn
thấp hơn nhiều so với mức 5 tỷ USD. Hơn 80% trong số 700 công ty chi tiêu R &
D lớn nhất có xuất xứ chỉ từ 5 nước: Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp, chỉ có 1%
trong số 700 công ty hàng đầu này thuộc về các nước đang phát triển. Và trong 1%
này thì gần như tất cả các công ty đều đến từ châu Á, đáng chú ý có Hàn Quốc và
Đài Loan (Trung Quốc), trong khi chỉ có 1 công ty nằm ở châu Phi và 2 thuộc về
châu Mỹ Latinh. Trong 700 công ty chi tiêu R & D lớn nhất có tới hơn một nửa
các công ty này thuộc về ba ngành công nghiệp chính, đó là phần cứng IT, chế tạo
ôtô và dược phẩm/công nghệ sinh học [87].


17


VAI TRÒ CỦA TNCs ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á

Tiến trình toàn cầu hoá R & D không phải là một hiện tượng mới, điều mới
mẻ đó là tốc độ của tiến trình này đã tăng lên nhanh hơn trong những năm gần đây
và lan sang các nước đang phát triển (mặc dù mới chỉ ở vài nước, chủ yếu là Châu
Á). Không lâu nữa các hoạt động R & D tại các nước đang phát triển sẽ không chỉ
đơn thuần là thích nghi công nghệ với các điều kiện bản xứ mà các hoạt động này
đang ngày càng mang hàm lượng R & D “đổi mới”, bao gồm cả việc phát triển
công nghệ cho các thị trường khu vực và thế giới. Cùng lúc này, TNCs từ các
nước đang phát triển bắt đầu tiến hành thực hiện R&D ở nước ngoài là để tiếp cận
đến công nghệ tiên tiến và các phương tiện nghiên cứu hiện đại tại các nước phát
triển, cũng như để làm cho các sản phẩm thích nghi với các thị trường mới và tận
dụng nguồn lực chuyên môn tại các nước phát triển khác.
Ngày nay, nhận thức của TNCs về khoa học đã có những thay đổi căn bản.
Nếu như trước đây, TNCs thường đầu tư lớn cho các phòng thí nghiệm, các viện
nghiên cứu để các cơ sở đào tạo này tạo ra các phát minh sáng chế và thường được
diễn ra ở các công ty mẹ. Thì nay, TNCs đang tiến hành quá trình quốc tế hoá hoạt
động R & D một cách mạnh mẽ. Mặc dù tiến trình quốc tế hoá R & D có chậm
hơn so với các hoạt động khác, nhưng tỷ trọng tiến hành R & D ở nước ngoài
trong tổng số R & D đã tăng đều đặn. Tại Anh, Mỹ và một số nước nhỏ hơn ở
châu Âu, TNCs đã bắt đầu quốc tế hoá R & D ở quy mô lớn trong những năm
1980 và xu thế này tăng trong những năm 1990. Chi tiêu R & D của các chi nhánh
công ty của Mỹ ở nước ngoài tăng lên đều đặn từ năm 1994 đến 2002 và đạt mức
kỷ lục 21 tỷ USD năm vào 2002. Con số này chiếm 13,3% tổng R & D của TNCs
Mỹ. Theo xu hướng quốc tế, TNCs Thuỵ Điển cũng mở rộng các hoạt động R & D
của nước mình ở nước ngoài. Trong giai đoạn từ 1995 đến 2003, chi tiêu R & D

của TNCs lớn nhất Thuỵ Điển tăng một cách khiêm tốn, nhưng tỷ trọng R & D
thực hiện bên ngoài Thuỵ Điển lại tăng vọt từ 22% lên đến 43%. Chi tiêu R & D
của TNCs Nhật Bản ở nước ngoài đã tăng từ 1,9 tỷ USD lên 3,3 tỷ USD trong giai
đoạn 1995 – 2002 và tỷ trọng của các chi nhánh chiếm trong tổng R & D của Nhật
Bản đã tăng gấp đôi từ 2% lên 4% [55].
Trong bức tranh tổng thể toàn cầu, cũng cho thấy sự khác biệt ở mức độ
quốc tế hoá R & D của các nước. TNCs của Nhật Bản và Hàn Quốc có tỷ trọng R
18


×