Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Xử lý ngữ liệu thành ngữ tục ngữ trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 60 22 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DƢƠNG THỊ THU PHƢƠNG

XỬ LÝ NGỮ LIỆU THÀNH NGỮ TỤC NGỮ
TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO
NGƢỜI NƢỚC NGOÀI

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

HÀ NỘI – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DƢƠNG THỊ THU PHƢƠNG

XỬ LÝ NGỮ LIỆU THÀNH NGỮ TỤC NGỮ
TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO
NGƢỜI NƢỚC NGOÀI
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học
Mã số: 60 22 01 13

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.TS VŨ VĂN THI

HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chƣa từng có ai công bố
trong bất kì công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Dƣơng Thị Thu Phƣơng

1


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất của mình tới
PGS.TS. VŨ VĂN THI về những ý kiến quý báu và thời gian mà thầy đã
dành cho tôi. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới tất cả
những thầy cô đã tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn và quan tâm giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian theo học chƣơng trình cao học ngành Việt Nam học khóa 2015
– 2017 tại khoa Việt Nam học & tiếng Việt – ĐH. Khoa học Xã hội & Nhân
văn, Hà Nội.
Cuối cùng tôi xin cám ơn ngƣời thân và bạn bè đã hết lòng động viên,
giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.

Tác giả luận văn

DƢƠNG THỊ THU PHƢƠNG

2



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tr : Trang
NXB: Nhà xuất bản

3


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

6

1. Lý do chọn đề tài

6

2. Lịch sử nghiên cứu

7

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

10

4. Mục đích nghiên cứu

10


5. Đối tƣợng, phạm vi và tƣ liệu nghiên cứu

10

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

13

7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn

13

8. Bố cục luận văn

14

NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

15

1.1.

Khái niệm thành ngữ

15

1.2.

Khái niệm tục ngữ


20

1.3.

Một số phƣơng pháp dạy tiếng Việt chủ yếu

32

1.4.

Tiểu kết

37

Chƣơng 2: KHẢO SÁT THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG MỘT SỐ
TÀI LIỆU DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI

39

2.1. Thống kê

39

2.2. Phân loại ý nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ

58

2.3. Một vài nhận xét về xu hƣớng giới thiệu ngữ liệu thành ngữ tục ngữ trong
các sách dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài


60

2.4. Tiểu kết

63

4


Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NGỮ LIỆU THÀNH NGỮ,
TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC
NGOÀI

64

3.1. Sự cần thiết giảng dạy thành ngữ, tục ngữ trong các giáo trình
tiếng Việt

64

3.2. Những thành ngữ tục ngữ cần giới thiệu trong giáo trình ở các
trình độ A1, A2, B1, B2, C1, C2

66

3.3. Giảng dạy thành ngữ, tục ngữ cho ngƣời nƣớc ngoài

81


3.4. Tiểu kết

87

KẾT LUẬN

89

TÀI LIỆU THAM KHẢO

91

PHỤ LỤC

98

5


LỜI MỞ ĐẦU
Ngƣời nƣớc ngoài học tiếng Việt không chỉ để biết và sử dụng tiếng
Việt mà còn muốn thông qua học tiếng Việt để hiểu thêm về con ngƣời và văn
hóa Việt Nam. Dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài cũng chính là góp phần
quảng bá văn hóa Việt, do đó ngƣời dạy tiếng Việt là ngƣời có vai trò quan
trọng trong việc đƣa hình ảnh, văn hóa của đất nƣớc đến với các học viên
quốc tế. Thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Việt góp phần làm phong phú thêm
vốn từ trong tiếng Việt và phong cách của ngƣời nói; đồng thời phần nào thể
hiện, phản ánh văn hóa và phản ánh một phần đời sống của ngƣời dân Việt.
Việc vận dụng đúng và tốt thành ngữ có thể đƣợc coi là một phần của thƣớc
đo cho sự hiểu biết và khả năng sử dụng tiếng Việt. Đƣợc đánh giá cao khi sử

dụng ngôn ngữ đích là điều mà bất cứ ngƣời học ngoại ngữ nào cũng mong
muốn, cho nên việc dạy thành ngữ, tục ngữ cho ngƣời nƣớc ngoài học tiếng
Việt là việc cần thiết.
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay số lƣợng ngƣời nƣớc ngoài đến Việt Nam làm việc và sinh
sống ngày càng nhiều, trong số họ có rất nhiều ngƣời lựa chọn Việt Nam là
quê hƣơng thứ hai, là nơi mà họ sẽ định cƣ lâu dài, từ đó nhu cầu học tiếng
Việt của họ trở thành nhu cầu thiết yếu.
Trong quá trình ngƣời nƣớc ngoài học tiếng Việt, khi sử dụng một số
giáo trình để học tiếng Việt, họ sẽ bắt gặp có một vài câu tục ngữ, thành ngữ,
và giáo viên là ngƣời đồng hành góp phần quan trọng giúp cho học viên hiểu
và vận dụng đƣợc ngôn ngữ đích là tiếng Việt; do đó, khi giới thiệu cho sinh
viên về thành ngữ, tục ngữ giáo viên phải đầu tƣ suy nghĩ rất nhiều để sinh
viên có thể hiểu đúng về nội dung và ý nghĩa và cách sử dụng của nó. Từ đó

6


sinh viên nƣớc ngoài có thể hiểu, vận dụng trong giao tiếp hoặc làm việc với
ngƣời Việt Nam.
Tuy nhiên, việc sử dụng thành thạo thành ngữ, tục ngữ trong giao tiếp
không phải là một việc đơn giản, dễ dàng thậm chí với ngay cả ngƣời Việt.
Bởi để hiểu hết tất cả nội dung ý nghĩa của chúng là một vấn đề lớn chứ chƣa
nói đến việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong giao tiếp, đặc biệt khi đối
tƣợng tiếp nhận và sử dụng chúng lại là các học viên ngƣời nƣớc ngoài học
tiếng Việt. Vì vậy trong dạy và học tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ, việc xử lý
ngữ liệu thành ngữ tục ngữ là việc làm rất cần thiết.
Xuất phát từ lý do đó, luận văn lựa chọn đề tài “Xử lý ngữ liệu thành
ngữ tục ngữ trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài”. Hy vọng với
đề tài này, luận văn có thể sẽ giúp ích cho giáo viên và học viên trong quá

trình dạy học tiếng Việt của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các công trình nghiên cứu đi trƣớc, chúng tôi đã
tiến hành thực hiện đề tài: “Xử lý ngữ liệu thành ngữ tục ngữ trong giảng dạy
tiếng Việt cho người nước ngoài”. Đây là một đề tài khá mới mẻ và có nhiều
điểm khác so với các công trình nghiên cứu trƣớc đó. Sở dĩ có thể khẳng định
điều đó bởi qua sự tìm hiểu, thống kê chúng tôi thấy vấn đề này đã đƣợc tác
giả đi trƣớc mới nghiên cứu ở những vấn đề, khía cạnh sau:
Thứ nhất: Tập hợp và giải thích các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt. Đây
là công trình nghiên cứu của các tác giả làm từ điển. Tác giả cuốn Thành ngữ
- tục ngữ Việt Nam (2007) đã tập hợp đƣợc rất nhiều các câu thành ngữ, tục
ngữ Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam là
một kho tàng vô cùng quý giá của tiếng nói dân tộc đƣợc truyền từ đời này
qua đời khác, qua hàng nghìn năm lịch sử. Các tác giả cuốn Từ điển Thành

7


ngữ - tục ngữ Việt Nam (2007), NXB Văn hoá thông tin do Đặng Hồng
Chƣơng (chủ biên) cũng đã tập hợp đƣợc số lƣợng những câu thành ngữ, tục
ngữ quen thuộc của nƣớc ta và giải thích ý nghĩa của các câu thành ngữ, tục
ngữ đó. Các câu thành ngữ, tục ngữ này là một kho báu của văn hoá dân tộc,
đã thể hiện đƣợc những đặc trƣng độc đáo của tƣ duy dân tộc, quan điểm
thẩm mỹ, đạo lý làm ngƣời, luật đối nhân xử thế, thái độ đối với cái thiện, cái
ác... Ngoài ra còn có cuốn Từ điển thành ngữ tục ngữ ca dao Việt Nam của tác
giả Việt Chƣơng đã tổng hợp những câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ trong đó
có một số thành ngữ Hán Việt tham khảo.
Thứ hai: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của thành ngữ, tục ngữ. Chẳng
hạn theo Đỗ Xuân Thảo - Lê Hữu Tỉnh tác giả cuốn sách Giáo trình Tiếng
Việt 2 đã đƣa ra khái niệm và đặc điểm của cụm từ cố định. Theo tác giả

thành ngữ là một loại cụm từ cố định đƣợc sử dụng tƣơng đƣơng nhƣ từ, có
thể thay thế hoặc kết hợp với từ để tạo câu. Vì vậy, cụm từ cố định cũng đƣợc
coi là một loại đơn vị từ vựng (bên cạnh các từ) và là đối tƣợng nghiên cứu
của từ vựng học. Đặc điểm của cụm từ cố định cũng giống nhƣ từ ghép, nghĩa
của cụm từ cố định có tính chất mới chứ không bằng tổng số nghĩa của các
yếu tố cấu thành, nghĩa vốn có của các yếu tố cấu thành bị mờ đi.
Thứ ba: Nghiên cứu các phƣơng diện cụ thể của thành ngữ, tục ngữ.
Chẳng hạn nhƣ một số bài viết trên tạp chí ngôn ngữ:
“Vận dụng tục ngữ, thành ngữ và danh ngôn trên báo chí” của Giáo sƣ
Nguyễn Đức Dân có đề cập đến vấn đề cách sử dụng các câu thành ngữ, tục
ngữ trong cuộc sống. (Tạp chí ngôn ngữ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam
(2004)).

8


“Triết học trong tục ngữ so sánh” của Giáo sƣ Nguyễn Đức Dân nói về
các câu tục ngữ so sánh và vận dụng phƣơng pháp xác định triết lí trong tục
ngữ so sánh. (Tạp chí ngôn ngữ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2004)).
Bài báo “Con trâu trong ngôn ngữ ca dao, tục ngữ” của Tiến sĩ Lê
Đức Luận cũng nói về hình ảnh con trâu trong ca dao, tục ngữ, đó là hình ảnh
dùng để so sánh, thể hiện những nhận xét của tác giả dân gian về con ngƣời,
việc đời và rút ra các mối quan hệ nhân sinh. (Tạp chí ngôn ngữ và đời sống,
Hội ngôn ngữ học Việt Nam (2009)).
“Một số biểu hiện của văn hoá qua các thành ngữ, tục ngữ có từ chỉ bộ
phận cơ thể người trong tiếng Anh và tiếng Việt” của tác giả Nguyễn Thị Vân
Đông cũng nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá thông qua
một số hiện tƣợng ngôn ngữ. Đó là các câu thành ngữ, tục ngữ dân gian Anh,
Việt có các từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời và giải thích ý nghĩa của nó nhằm
mục đích giúp ngƣời nƣớc ngoài học tiếng Việt và làm quen với các từ chỉ bộ

phận cơ thể ngƣời thƣờng gặp để tiếp cận với văn hoá ngƣời Việt qua ngôn
ngữ tiếng Việt. (Tạp chí ngôn ngữ và đời sống, Hội ngôn ngữ học Việt Nam
(2008)).
Rõ ràng là cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ
thể về phát triển vốn thành ngữ, tục ngữ cho sinh viên nƣớc ngoài học tiếng
Việt. Trong đề tài, chúng tôi sẽ thống kê, phân loại các thành ngữ, tục ngữ
trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài và đƣa ra một số
biện pháp giúp sinh viên phát triển vốn thành ngữ, tục ngữ của mình. Chúng
tôi thực hiện đề tài này mong muốn tìm hiểu tính chất và ý nghĩa của các
thành ngữ, tục ngữ trong kho tàng văn hoá dân gian phong phú và đa dạng của
dân tộc. Qua đó góp phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy các thành ngữ, tục
ngữ cho sinh viên là ngƣời nƣớc ngoài học tiếng Việt.

9


3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đặt cho mình nhiệm vụ trọng tâm là thống kê, phân loại các
thành ngữ, tục ngữ trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài.
Đề xuất việc lựa chọn những thành ngữ, tục ngữ thông dụng, phân định các
thành ngữ, tục ngữ vào trong các giáo trình thuộc các bậc học một cách hợp
lý. Từ đó áp dụng vào thực tiễn giúp giảng dạy thành ngữ, tục ngữ cho ngƣời
nƣớc ngoài và đề xuất việc đƣa và giải thích cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ
trong các giáo trình thuộc các trình độ.
4. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của luận văn là khảo sát, nghiên cứu thực trạng việc
đƣa và hƣớng dẫn những vấn đề cơ bản liên quan đến thành ngữ, tục ngữ. Từ
đó đƣa ra một số ý kiến về dạy thành ngữ, tục ngữ cho đối tƣợng là ngƣời
nƣớc ngoài học tiếng Việt và đƣa ra các phƣơng pháp dạy phù hợp, giúp cho
việc giảng dạy và biên soạn các giáo trình tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài

hiệu quả hơn, đáp ứng tình hình thực tế giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc
ngoài hiện nay.
5. Đối tƣợng, phạm vi và tƣ liệu nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu trong luận văn này là:
1. Các thành ngữ, tục ngữ trong giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời
nƣớc ngoài.
2. Thống kê và phân loại các thành ngữ, tục ngữ trong giáo trình dạy
tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài.
3. Phân bố các thành ngữ, tục ngữ thông dụng vào các giáo trình ở các
trình độ tiếng Việt: A1, A2, B1, B2, C1, C2.

10


5.2. Tƣ liệu nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng những tƣ liệu thuộc tiếng Việt hiện đại từ
các nguồn nhƣ:
- Từ điển tiếng Việt và từ điển thành ngữ tục ngữ nhƣ:
 Từ điển tiếng Việt, Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên), Viện Ngôn ngữ
học (1993), NXB Văn hóa, Hà Nội.
 Từ điển giải thích thành ngữ Việt Nam, Nguyễn Nhƣ Ý (chủ
biên), Viện Ngôn ngữ học (1995), NXB Giáo dục, Hà Nội.
 Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, Đặng Hồng Chƣơng (chủ
biên) (2007), NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.
- Khảo sát tƣ liệu từ lời nói, giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày của
ngƣời Việt cũng đƣợc sử dụng trong luận văn này.
- Những giáo trình dạy tiếng Việt đực sử dụng khá phổ biến nhƣ:
 Bộ giáo trình tiếng Việt của Nguyễn Việt Hƣơng (4 quyển)
 Tiếng Việt cơ sở dành cho ngƣời nƣớc ngoài – quyển 1, (2012),

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
 Tiếng Việt cơ sở dành cho ngƣời nƣớc ngoài – quyển 2, (2013),
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
 Tiếng Việt nâng cao dành cho ngƣời nƣớc ngoài – quyển 1,
(2014), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
 Tiếng Việt nâng cao dành cho ngƣời nƣớc ngoài – quyển 2,
(2013), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
 Bộ giáo trình Giáo trình tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài do
Nguyễn Văn Huệ chủ biên (5 tập).
 Giáo trình tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài 1, (2010), NXB Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

11


 Giáo trình tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài 2, (2008), NXB Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
 Giáo trình tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài 3, (2004), NXB Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
 Giáo trình tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài 4, (2004), NXB Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
 Giáo trình tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài 5, (2007), NXB Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
 Bộ giáo trình do Đoàn Thiện Thuật chủ biên (4 quyển)
 Click tiếng Việt Tập 1, (2014), NXB Thế giới, Hà Nội.
 Click tiếng Việt Tập 2, (2013), NXB Thế giới, Hà Nội.
 Thực hành tiếng Việt trình độ B, (2013), NXB Thế giới, Hà Nội.
 Thực hành tiếng Việt trình độ C, (2014), NXB Thế giới, Hà Nội .
 Bộ sách Tiếng Việt của Bửu Khải – Phan Văn Giƣỡng (4 quyển)
 Tiếng Việt – Vietnamese for beginers 1, Bửu Khải, Phan Văn

Giƣỡng (2010), NXB Văn hóa Sài Gòn, Hồ Chí Minh.
 Tiếng Việt – Vietnamese for beginers 2, Bửu Khải, Phan Văn
Giƣỡng (2009), NXB Văn hóa Sài Gòn, Hồ Chí Minh.
 Tiếng Việt – Vietnamese intermediate 3, Phan Văn Giƣỡng
(2009), NXB Văn hóa Sài Gòn, TP. Hồ Chí Mình.
 Tiếng Việt – Vietnamese intermediate 4, Bửu Khải, Phan Văn
Giƣỡng (2008), NXB Trẻ, Hà Nội.
 Giáo trình: Tiếng Việt cơ sở của Vũ Văn Thi, (2011), NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
 Giáo trình: Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài – Chƣơng trình cơ sở
của Nguyễn Văn Phúc (chủ biên), (2007), NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội .

12


 Giáo trình: Tiếng Việt nâng cao của Nguyễn Thiện Nam, (1998),
NXB Giáo dục, Hà Nội
 Bài đọc tiếng Việt nâng cao (dành cho ngƣời nƣớc ngoài) của
Hwang Gwi Yeon, Trịnh Cẩm Lan và Nguyễn Khánh Hà, (2013),
NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội.
 Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài Trình độ nâng cao của Trịnh Đức
Hiển (chủ biên), Đình Thanh Huệ, Đỗ Thị Thu, (2004), NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
 Tiếng Việt nâng cao dành cho ngƣời nƣớc ngoài - Viện Ngôn ngữ
học, Vũ Thị Thanh Hƣơng (chủ biên), (2004), NXB Khoa học Xã
hội..
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn của mình tôi sẽ ƣu tiên dùng phƣơng pháp miêu tả,
đồng thời sử dụng thủ pháp quy nạp và diễn dịch. Để làm nổi bật đƣợc vấn đề

và xác định rõ hơn giá thực tiễn, luận văn cũng sử dụng các thủ pháp phân
tích ngữ nghĩa, thủ pháp so sánh, đối chiếu để khảo sát các giáo trình dạy
tiếng Việt đang đƣợc sử dụng phổ biến hiện nay.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, để hoàn thành và nhằm làm rõ kết
quả của luận văn, tôi cũng sẽ kết hợp các phƣơng pháp nhƣ: Phƣơng pháp
nghiên cứu tài liệu, điền dã, phƣơng pháp phân tích ngữ pháp, phƣơng pháp
thống kê phân loại và phƣơng pháp hệ thống hóa.
7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn sẽ góp phần phát triển vấn đề lí luận có liên quan đến thành
ngữ, tục ngữ trong việc giảng dạy cho ngƣời nƣớc ngoài, làm rõ ý nghĩa, vai
trò của thành ngữ, tục ngữ trong thực hành giao tiếp. Về mặt thực tiễn luận
văn sẽ bổ sung những tri thức cần thiết cho ngƣời nƣớc ngoài học tiếng Việt,

13


giúp họ có thể sử dụng thành ngữ, tục ngữ đạt đƣợc hiệu quả trong giao tiếp
tiếng Việt. Đồng thời, luận văn sẽ giúp ích cho việc giảng dạy cũng nhƣ việc
biên soạn học liệu cho ngƣời nƣớc ngoài.
8. Bố cục luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có
nội dung chính nhƣ sau:
1, Cơ sở lý thuyết
2, Khảo sát thành ngữ, tục ngữ trong một số giáo trình dạy tiếng Việt
cho ngƣời nƣớc ngoài
3, Phƣơng pháp giảng dạy ngữ liệu thành ngữ, tục ngữ trong giảng dạy
tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài.

14



NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.

Khái niệm thành ngữ

1.1.1. Quan niệm về thành ngữ
Trong nghiên cứu đã có nhiều học giả đƣa ra các quan điểm khác nhau
về thành ngữ, dƣới đây là một số quan niệm về thành ngữ và tục ngữ mà luận
văn khảo sát đƣợc.
Theo Thuỳ Linh trong Thành ngữ - tục ngữ Việt Nam, thành ngữ là một
phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều ngƣời đã quen dùng
nhƣng tự nó không diễn đạt đƣợc một ý trọn vẹn. [20; 3]
Thành ngữ là những cụm từ cố định dùng để diễn đạt một khái niệm.
Theo “Từ điển giải thích ngôn ngữ học” thì: “Thành ngữ là cụm từ cố định có
tính nguyên khối về ngữ nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa
chung khác tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu thành nó, và hoạt động như
một từ riêng biệt ở trong câu.”
Ví dụ: “Ăn xổi ở thì”
“Ba vuông bảy tròn”
“Cơm sung cháo dền”
“Nằm xương gối đất”.... [19; 3]
Thành ngữ là tổ hợp những từ giàu hình ảnh, hình tƣợng, có khả năng
biểu cảm và gợi cảm rất cao. Nghĩa của nó không thể giải thích một cách đơn
giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó mà thƣờng mang nghĩa bóng, mang tính
ám chỉ. [3; 3] Thành ngữ là một tổ hợp cố định, bền vững về hình thái cấu

15



trúc hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, đƣợc sử dụng rộng rãi trong giao tiếp
thƣờng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ. Ví dụ: “Lẩn như chạch”. [14; 3]
Thành ngữ là một nhóm những từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó
thƣờng khó giải thích một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên câu
đó. Theo Lê Gia thì thành ngữ là một phần nhỏ của tục ngữ. Thành ngữ là
những câu nói, cụm từ quen thuộc của một lớp ngƣời trong xã hội, có thể bắt
nguồn ở thời điểm hiện nay hoặc từ thời trƣớc, dùng để chỉ một hiện tƣợng,
sự việc,... [21; 5].
Thành ngữ là cụm từ hay ngữ cố định có tình nguyên khối về ngữ
nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác tổng số ý
nghĩa của các thành tố cấu thành nó, tức là không có nghĩa đen và hoạt động
nhƣ một từ riêng biệt trong câu. (Thuật ngữ ngôn ngữ học).
Theo cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng,
(1977) cho rằng: Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của
nó thƣờng không thể giải thích đƣợc một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ
tạo nên nó. Theo từ điển Bách khoa: Thành ngữ hoặc là những cụm từ mang
ngữ nghĩa cố định (phần lớn không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ
pháp) (không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ) và độc lập riêng rẽ với
từ ngữ hay hình ảnh mà thành ngữ sử dụng, thành ngữ thƣờng đƣợc sử dụng
trong việc tạo thành những câu nói hoàn chỉnh.
Vì vậy có thể nói thành ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng. Xét
về mặt ngữ pháp thì nó chƣa thể là một câu hoàn chỉnh, vì thế nó có thể chỉ
tƣơng đƣơng với một từ.
1.1.2. Đặc điểm của thành ngữ
1.1.2.1. Về cấu trúc
Thành ngữ trong tiếng Việt có thể đƣợc chia thành 3 loại nhƣ sau

16



- Thành ngữ đối: là những thành ngữ bao gồm hai về đối nhau, tạo
nên tính cân đối, nhịp nhàng của thành ngữ.
Ví dụ: học trước quên sau, mồm miệng đỡ chân tay, cá lớn nuốt cá bé, màn
trời chiếu đất…
- Thành ngữ so sánh: là những tổ hợp bền vững, có nguồn gốc từ
phép so sánh với nghĩa biểu trƣng. Có thể nói rằng, trong tiếng Việt,
loại thành ngữ này chiếm số lƣợng đáng kể.
Ví dụ: chậm như rùa, thẳng ruột ngựa, như chân với tay…
- Thành ngữ thƣờng: là loại thành ngữ đƣợc hình thành do sự quan sát
sự vật với những sắc thái biểu cảm khác nhau.
Ví dụ: sét đánh ngang tai, mèo mù vớ cá rán, chó ngáp phải ruồi…
1.1.2.2. Về chức năng
Thành ngữ là cụm từ cố định có tính hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa.
Nó có chức năng định danh nhƣ từ, dùng để gọi tên sự vật, hành động, tính
chất, chính vì thế mà về ngữ pháp, thành ngữ có thể đảm nhận, giữ chức năng
nhƣ một từ trong câu nhƣ:
a. Thành ngữ làm chủ ngữ trong câu
Ví dụ:
- Mưa dầm gió bấc làm cho ai cũng khó chịu.
- Mưa to gió lớn khiến nƣớc sông dâng cao.
b. Thành ngữ làm vị ngữ trong câu
Ví dụ:
- Trƣớc đây, hai ngƣời đó như chó với mèo, thế mà bây giờ lại sắp kết hôn rồi.

17


- Anh ta tiêu tiền như nước.

c. Thành ngữ làm định ngữ trong câu
Ví dụ:
- Mặc dù còn nhỏ nhƣng em ấy có tinh thần tự lực cánh sinh rất lớn.
- Nhìn cảnh màn trời chiếu đất của mẹ con họ mà ai cũng rơi nƣớc mắt.
d. Thành ngữ làm bổ ngữ trong câu
Ví dụ:
- Tôi cho anh vay tiền cũng đƣợc, nhƣng anh phải viết cho tôi mấy chữ, tôi sợ
lời nói gió bay lắm.
- Cô ấy chọn mãi mà vẫn chƣa chọn đƣợc ngày lành tháng tốt để khai trƣơng
cửa hàng.
e. Thành ngữ làm trạng ngữ trong câu
Ví dụ:
- Khi nhìn thấy cảnh sát, tên trộm chạy bán sống bán chết vào tòa nhà gần đó
- Đồng không mông quạnh, tôi biết gọi thợ sửa xe ở đâu đây.
Qua các ví dụ trên, ta có thể thấy, thành ngữ có khả năng đảm nhận tất
cả các thành phần trong câu.
1.1.2.3. Các lớp nghĩa của thành ngữ
Thành ngữ bao giờ cũng có hai lớp ý nghĩa là: nghĩa đen và nghĩa
bóng. Nghĩa đen là nghĩa có trƣớc những nghĩa khác, đƣợc mọi ngƣời hiểu
một cách trực tiếp và thông thƣờng.
Nghĩa bóng là nghĩa suy ra từ nghĩa chính vốn để chỉ một vật hoặc sự
việc cụ thể, đƣợc dùng để gợi ý hiểu cái trừu tƣợng.

18


Với thành ngữ, nghĩa bóng có vai trò quan trọng hơn. Nó không phải là
sự tổng hợp số nghĩa của các thành tố có trong thành ngữ mà nó có nghĩa khái
quát, tƣợng trƣng cho toàn bộ tổ hợp.
Nghĩa của thành ngữ đƣợc tạo nên bởi nhiều phƣơng thức biểu hiện

nhƣ ẩn dụ, hoán dụ, so sánh.
Ví dụ nhƣ: gạo châu củi quế, vắt cổ chày ra nước…
Mặc dù nghĩa bóng có vai trò quan trọng nhƣng nếu chúng ta chỉ đề cao
vai trò của nghĩa bóng, coi đó là đặc tính của thành ngữ thì sẽ là một thiếu sót
lớn, bởi trong tiếng Việt vẫn có những thành ngữ sử dụng nghĩa đen. Ví dụ:
tức nước vỡ bờ, ngày lành tháng tốt...
Vì vậy, khi giới thiệu, giải thích một câu thành ngữ cần cố gắng giải
nghĩa một cách cụ thể cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của nó. Nghĩa đen chính là
cơ sở gốc để hình thành và phát triển nghĩa bóng, từ mối quan hệ đó đã tạo
nên tính biểu trƣng, tính dân tộc, tính hình tƣợng và tính tình thái của thành
ngữ.
Tính biểu trưng
Hầu hết tất cả các ngữ cố định dù có tính thành ngữ cao (nhƣ: đi guốc
trong bụng) hay thấp (nhƣ: Thẳng như kẻ chỉ; Ăn đói mặc rét...) đều là những
bức tranh nhỏ về những vật thực, việc thực cụ thể, riêng lẻ đƣợc nâng lên để
nói về cái phổ biến, khái quát, trừu tƣợng. Chúng là các ẩn dụ, so sánh hay
các hoán dụ. Ngữ cố định lấy những vật thực, việc thật để biểu trƣng cho
những đặc điểm, tính chất, hoạt động, tình thế... phổ biến khái quát.
Tính dân tộc
Tính dân tộc ở các thành ngữ cố định thể hiện ở chính nội dung của
chúng. Thành ngữ phản ánh các biểu hiện, các sắc thái khác nhau của sự vật,

19


hiện tƣợng... Điều này tuỳ thuộc vào đời sống, kinh nghiệm và cách nhìn của
từng dân tộc. Thứ hai ở các tài liệu tức là các vật thực, việc thực... mà ngữ cố
định đã dùng làm biểu trƣng cho nội dung của chúng. Hầu hết hình ảnh trong
thành ngữ đều là những tài liệu mang đậm màu sắc quê hƣơng, xứ sở Việt
Nam trong xã hội nông nghiệp xƣa đƣợc quan sát một cách tài tình, liên hệ

một cách độc đáo, đúng đắn, tinh tế.
Tính hình tượng
Tính hình tƣợng của thành ngữ là kết quả tất yếu của tính biểu trƣng.
Nhờ có tính hình tƣợng mà thành ngữ thƣờng tạo ra những ấn tƣợng mạnh
mẽ. Ý nghĩa của thành ngữ thƣờng vƣợt ra khỏi ý nghĩa trực tiếp của các sự
vật, hiện tƣợng nên chúng có giá trị phổ biến, khái quát.
Tính tình thái
Thành ngữ không phải có thể sử dụng cho bất kì đối tƣợng nào. Bởi vì
các thành ngữ thƣờng kèm theo thái độ, cảm xúc, sự đánh giá, có thể nói lên
hoặc lòng kính trọng, hoặc sự ái ngại hoặc xót thƣơng, hoặc sự không tán
thành, lòng khinh bỉ, thái độ chê bai, sự phủ định... của ngƣời nói đối với đối
tƣợng đƣợc nói (ngƣời, vật hay việc). Nếu không chú ý đến các sắc thái biểu
cảm khác nhau thì việc dùng các thành ngữ có thể làm hỏng các nội dung “trí
tuệ” của câu nói.
1.2. Khái niệm tục ngữ
1.2.1. Quan niệm về tục ngữ
Cũng nhƣ thành ngữ, đã có nhiều nhà nghiên cứu đƣa ra những định
nghĩa khác nhau về tục ngữ.

20


Theo cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng
(1977) cho rằng: Tục ngữ là câu nói ngắn gọn, thƣờng có vần điệu, đúc kết từ
tri thức kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân.
Ví dụ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”
“Một giọt máu đào hơn ao nước lã”

Tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh
nghiệm, một luân lý, có khi là một phê phán. [20; 3]

Tục ngữ là những câu ngắn gọn, súc tích, giàu hình ảnh, có vần điệu,
mang tính tổng kết và tính triết lí sâu sắc về nhiều lĩnh vực khác nhau vốn liên
quan chặt chẽ tới đời sống sinh hoạt của con ngƣời. [3; 3]
Tục ngữ là những câu nói, cụm từ (thƣờng có vần điệu) đó là kinh
nghiệm đƣợc đúc kết từ bao đời của cha ông ta, truyền qua các thế hệ con
cháu về sau. Có thể là kinh nghiệm về cuộc sống, về con ngƣời, thiên nhiên,...
Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý mang nội
dung nhận xét về quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, một bài học về
luân lý hay phê phán một sự việc nào đó. Do vậy, một câu tục ngữ có thể
đƣợc coi là “một tác phẩm văn học” hoàn chỉnh vì mang trong mình cả ba
chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ và
chức năng giáo dục. Ví dụ nhƣ câu tục ngữ “Thuận vợ thuận chồng, tát bể
Đông cũng cạn” đã nhận xét về sức mạnh đoàn kết, kinh nghiệm sống và làm
việc có đoàn kết, hoà hợp thì mới đem lại kết quả, một luân lý trong quan hệ
vợ chồng. Chức năng nhận thức trong câu tục ngữ này là giúp cho con ngƣời
hiểu đƣợc cơ sở của quan hệ vợ chồng là bình đẳng, cảm thông với nhau.
Chức năng giáo dục của nó là góp phần đƣa tình cảm giữa ngƣời và ngƣời

21


hƣớng đến sự tốt đẹp trong quan hệ vợ chồng nói riêng và trong quan hệ xã
hội nói chung. Chức năng thẩm mỹ là truyền tải nội dung nên ngƣời ta đã
dùng cách nói cƣờng điệu và có hình ảnh khiến ngƣời đọc dễ bị thuyết phục
và tiếp thu.
1.2.2. Đặc điểm của tục ngữ
1.2.2.1. Cấu trúc của tục ngữ
Về cấu trúc của tục ngữ, theo tác giả Phan Thị Đào, trong công trình
Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam đã dẫn quan niệm của tác giả Chu Xuân
Diên nhƣ sau: miêu tả một số kiểu phán đoán trong tục ngữ theo logic hình

thức và chia phán đoán làm hai loại cơ bản là phán đoán khẳng định (có điều
kiện hoặc lựa chọn và không điều kiện) và phán đoán phủ định, trong đó hầu
hết là tục ngữ phán đoán khẳng định
Ví dụ:
Phán đoán khẳng định có điều kiện hoặc lựa chọn: Kiến tha lâu cũng
đầy tổ, Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ mang phần đến cho…
Phán đoán khẳng định không điều kiện: Không có lửa sao có khói,
Gieo gió gặt bão…
Cũng theo Chu Xuân Diên, những quan hệ đƣợc phản ánh trong tục
ngữ thƣờng là quan hệ so sánh (ví dụ: Thuyền mạnh về lái, gái mạnh về
chồng), quan hệ mâu thuẫn (ví dụ: Được người mua, thua người bán) và quan
hệ nhân quả (ví dụ: Tốt vay dày nợ)
Còn Phan Thị Đào cho rằng: tục ngữ có ba dạng kết cấu là kết cấu
logic, kết cấu so sánh và kết cấu đối xứng.
a, Kết cấu logic của tục ngữ, tác giả đã sử dụng các khái niệm, kí hiệu
của logic hình thức trong phân định. Kết cấu logic bao gồm hai loại là kết cấu

22


đơn và kết cấu phức. Kết cấu đơn lại gồm kết cấu khẳng định toàn thể (Mọi /
tất cả S là P) ví dụ: Miếng ăn là miếng nhục; kết cấu phủ định toàn thể (Mọi /
Tất cả S không là P) ví dụ: Ai uốn câu cho vừa miệng cá.
Kết cấu phức gồm kết cấu cơ bản và kết cấu mở rộng. Kết cấu câu phức
cơ bản (A ^ B) (A hội B) và (A → B) (A kéo theo B)
Ví dụ:
(A ^ B) Ai giàu ba họ, ai khó ba đời, Cây muốn lặng mà gió chẳng
ngừng…
(A → B) Ở hiền gặp lành, Không đẻ không đau…
Kết cấu phức mở rộng gồm có:

- Kết cấu gồm ba phán đoán đơn (A ^ B ^ C) ví dụ Được ăn, được nói,
được gói mang về… ; (A ^ B → C) ví dụ Chớp đông nhay nháy, gà
gáy thì mưa…
- Kết cấu gồm bốn phán đoán đơn ((A ^ B) ^ (C ^ D)) ví dụ Bé con
nhà bác, lớn xác con nhà chú…; (A → B) ^ (C → D)) ví dụ Mèo già
hóa cáo, chuột lão hóa dơi…
- Kết cấu bao gồm năm phán đoán đơn trở lên: ví dụ Thâm đông,
hồng tây, dựng mây, không mưa dây cũng bão giật…
b, Kết cấu so sánh
Ví dụ: Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng,
Thứ nhất tốt mồi, thứ nhì ngồi dai…
c, Kết cấu đối xứng
Ví dụ: Dao năng liếc thì sắc, người năng chào thì quen
1.2.2.2. Nội dung của tục ngữ

23


×