Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Nâng cao năng lực trình bày trích dẫn cho đối tượng sinh viên khoa du lịch học , Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 30 trang )

NÂNG CAO NĂNG Lực TRÌNH BÀY TRÍCH DẪN
CHO ĐỐI TƯỢNG
SINH VIÊN KHOA DU LỊCH

• •HỌC,9
TRƯỜNG ĐẠI
HỌC
KHOA HỌC
XÃ HỘI



• VÀ NHÂN VĂN
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ThS. Bùi Nhật Quỳnh - TS. Trần Thị Mai Hoa*

1. Mở đầu
T ríc h dẫn tro n g n ghiên cứu khoa họ c từ xưa đến nay vẫn được coi trọng. Khi đánh
giá m ộ t công trình k h o a học, như m ộ t bài báo, m ộ t nghiên c ứ u ,..., việc xem xét danh
m ục tài liệu trích d ẫn cũng n h ư cách thức trích dẫn tro n g công trìn h đó đã trở th àn h
m ộ t tiêu chí để người n h ậ n xét có cái nhìn tổng quát vể giá trị của công trình, cũng như
tín h nghiêm tú c của tác giả tro n g quá trình thực hiện cồng trình khoa học đó. N goài ra,
tiêu chí số lần tác phẩm , tác giả được trích dẫn vẫn đ ư ợ c sử dụng p h ổ biến để đánh giá
tẩm ảnh h ư ở n g và uy tín (im p act íacto r) của m ộ t tạp chí khoa học, m ặc dù đã có không
ít bài viết khẳn g định m ố i quan hệ khá lỏng lẻo giữa tần số được trích dẫn lại và m ức độ
ảnh hư ởng (R avichandra, 2 0 1 4 ).
M ặc d ù việc trích dẫn khoa học có ý nghĩa lớn như vậy, nhưng hiện nay nó vân thường
ít được chú ý, thậm chí bị bỏ qua ở bậc học đại học. T rong quá trình giảng dạy và nghiên
cứu tại K hoa D u lịch học, T rường Đại học Khoa học Xã hội và N hân văn, tác giả thấy rất
nhiều bất cập trong việc thực hiện trích dẫn của sinh viên.
H ư ớ n g tới m ộ t trư ờ n g đại h ọ c đạt đẳng cấp quốc tế, đi đẩu tro n g lĩnh vực nghiên


cứu k hoa h ọ c ở V iệt N a m ; việc tu ân th ủ các quy tắc cơ bản của trích dẫn khoa học là
điểu k h ô n g th ể bỏ qua và coi nhẹ. T h ự c hành trích dẫn không chỉ nên chú trọ n g đối với
Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQ GHN.


NÂNG CAO NÀNG Lực TRÌNH BÀY TRÍCH DẪN CHO ĐỐI TƯỢNG SINH VIÊN KHOA DU LỊCH HỌC.

53

đối tượng h ọ c viên cao học m à phải được để cao ngay từ giai đo ạn sinh viên, tro n g tất cả
các m ôn h ọ c và xuyên suốt cả quá trìn h học tập tro n g trư ờng đại học.
Với m ục đích nâng cao nhận thức và năng lực thực hiện trích dẫn khoa học cho đói

tượng sinh viên khoa, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về những lỗi sai trong trích dẫn
khoa học của sinh viên. N ghiên cứu này dựa trên nguồn tài liệu sơ cấp là bảng điều tra vể
hoạt động trích dẫn khoa học của sinh viên Khoa Du lịch đê’ tìm ra thực trạng nhận thức và
thực hành trích dẫn của sinh viên. T ừ đó, xác định nguyên nhân, làm tiền để cho việc cải
thiện, nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó chú trọng đến hoạt động trích dẫn khoa học
cho sinh viên toàn khoa trong tương lai.

2. Tổng quan vấn đề nghiấn cứu
T rích dẫn tu y là m ộ t m ảng nhỏ, và tưởng chừng k h ô n g m ấy quan trọ n g trong vô
vàn các nghiên cứu khoa h ọ c trên th ế giới. Khảo sát sơ liệu trên trang web của
S cien ceD irect1 về các công trin h có chứa từ khóa trích dẫn (cita tio n ) thì số lượng bài
báo liên quan đ én vấn đề này chỉ k ho ản g 900 bài, tương đư ơng chưa tới 0,01 % trong
tổ n g số các công trìn h nghiên cứu được tổng hợp trên w ebsite này. T u y nhiên, những
nghiên cứu vê vấn để này đang ngày càng tăng lên. C hẳng hạn, từ 1995 trở vể trước chi
có 15 b à i/sá c h đ ư ợ c th ố n g kê trê n tran g w eb trên, thì đ ến năm 2000 đã lên đến 46
b à i/sác h , n ăm 2005 là 134 b ài/sá c h , năm 2010 là 420 b à i/sá c h , 2015 là 897 b ài/sách .
Đ ặc biệt giai đ o ạn từ 2005 số b à i/sá c h nghiên cứu về vấn đề này tăng m ạnh, khẳng định

sự quan tâm của giới h ọ c giả trê n th ế giới đối với vấn để trích dẫn.
Vậy vì sao việc trích dẫn lại được đề cập nhiều h ơ n tro n g nhữ ng năm trở lại đây?
T rư ớc tiên, có th ể nói rằng, việc ra đời hệ thống internet và ng u ổ n dữ liệu ngày càng lớn
trê n m ạng th ô n g tin này đã làm th ay đổi cơ b ản nhữ ng quy chuẩn của trích dẫn. N g u ổ n
trích dẫn khoa h ọ c đang chuyển dẩn từ tài liệu in sang các tài liệu số, bao gồm tạp chí
điện tử, sách điện tử, tran g W eb của cá nhân hay tổ chức, th ư điện tử, các m ạng xã hội.
(Lee, 2012, tr.5 5 ).
T h ứ hai, cùng với “cuộc cách m ạng trong khoa h ọ c công nghệ” là sự ra đời của
hàng loạt n h à xuất bản, p h át h àn h trê n th ế giới, kéo theo đ ó là sự đa dạng tro n g các hệ
th ố n g trích dẫn (K arbo, 2010).

1 ScienceDirect là trang website của nhà xuất bản Elsevier, cung cáp dữ liệu thu thập của khoảng 1/4 tổng số các công
trình khoa học có phản biện được công bố trên thế giới, từ hơn 2500 tạp chí và 26000 cuốn sách.


54

Bùi Nhật Quỳnh - Trán Thị M ai Hoa

G óp vào đó là sự khô n g th ố n g nhất trong các hướng dẫn trích dẫn của m ỗi đ ơ n vi
phát hành.
T ro n g khi đó, sự th iếu hướng dẫn thấu đáo tro n g các đơn vị trư ờ ng học, đặc biệt
với tư cách là m ộ t lớp h ọ c độc lập, cũng là m ộ t nguyên nhân thư ờ ng được nhắc đến
trong giai đoạn h iện nay (K arbo, 2010).
Đ ây củng là m ộ t tro n g số nhữ ng nguyên nhân khiến tác giả đế cập đến vấn để trích
dẫn của sinh viên tro n g giai đoạn hiện nay.

2.7. Nghiên cứu về trích dẫn của các tác giả trên thế giới
N ghiên cứu về trích dẫn khoa học xuất hiện không phổ biến trên các tạp chí khoa học
thế giới, chủ yếu tập trung ở ngành T h ư viện học (Librarian) (n h ư Ịournal of Library

Administration), ngành Iníbrm etrics (như Ịournal o j Informetrics), ngành T iếng Anh
(Joum al ofEnglishjor Acaảemic Purposes) và lác đác trên các tạp chí thông tin, thống kê, và ỏ
m ột số tạp chí chuyên ngành khác. N hững nghiên cứu này tương đối đa dạng, bao gồm
nhiều m ặt (cách thức trích dẫn, sự tương ứng giữa các dạng trích dẫn và hướng dẫn trích
d ẫn ,...) và nhiều ứng dụng liên quan đến hoạt động trích dẫn (n h ư m ối quan hệ của trích
dẫn với chi số ảnh hưởng, số lượng bằng sáng chế, giá trị của công trinh...).
M ộ t nguồn th ô n g tin khác vể trích dẫn tài liệu th am khảo được đăn g tải nhiều trên
trang w eb của cơ sở đào tạo (ví dụ n hư trường Đ ại học Cambridge, Đ ại học H ổng Kồng,
Đại học Quốc gia Việt N a m ...) . N h ữ ng tài liệu này chù yếu để cấp đến các hướng dẫn vé
trích dẫn, do m ỗi trư ờng có những yêu cắu khác n h a u đối với việc trích dẫn tài liệu.
T h ê m vào đó, việc n ghiên cứu vé vai trò trích dẫn tro n g giáo dục đại học cũng đang
dẩn được chú ý, được để cập tới bởi các giảng viên của các trường đại học. T iê u biểu là
bài viết của Lee, A.Y. (2 0 1 4 ); It's Tim e to Teach Citation Basics. The Reference Librarian,
54 (1 ), tr.SS-60.
2.2. Nghiên cứu về trích dẫn đôi với đôi tượng học sinh, sinh viên
N hữ ng nghiên cứu về những thiếu sót hay gặp phải trong trích dẫn tài liệu tham
khảo còn ít. H iện tại có bài th ố n g kê của đại học H ồ n g K ông vể m ộ t số vấn đề về trích
dẫn sinh viên hay m ắc, tu y nhiên thời gian cách khá lầu, từ năm 2Q03.
N hữ ng lỗi sai khi trích dẫn khoa họ c có thê’ nói là vô cùng đa dạng. 0 ’C o n n o r &
K ristof (2 0 0 8 ) đã đưa ra m ộ t số nguyên nhân thư ờ n g gặp dẫn đến những lỏi sai này;


NÂNG CAO NĂNG Lực TRÌNH BÀY TRÍCH DẪN CHO ĐỐI TƯƠNG SINH VIÊN KHOA DU LỊCH HỌC.

55

bao gổm lỗi ch ủ quan của tác giả n h ư lỗi đánh máy, lỗi thiếu cẩn th ận khi kiểm tra
th ô n g tin trích dẫn, cho đến lỗi khách quan khác như trích dẫn lại từ nguổn tài liệu thứ
cấp bị sa i,... ( 0 ’C o n n o r & Kristof, 2008, tr. 24 ) .
N g h iên cứu riêng vể nhữ ng lỗi trích dẫn của sinh viên trường đại học, m ộ t th ố n g kê

của trường đại h ọ c H ồ n g K ông đã chỉ ra b ố n thiếu sót về định dạn g m à sinh viên hay
m ắc phải tro n g q u á trình trích dẫn tài liệu (T h e Ư niversity o f H o n g Kong, 2003 ). Các
thiếu sót này b ao gồm :
T h ứ nhất, tác giả không trích dẫn nguồn tài liệu đã sử dụng để tham khảo trong bài.
Với vấn đé này, tác giả có th ể vô tình quên không ghi thông tin trích dẫn, có thể nhầm lẫn
giữa ý tưởng của m ìn h với các nghiên cứu đã có, hoặc thậm chí cố tình không ghi trích dẫn
(đầy là lỗi đạo văn).
T iếp th eo , tác giả trích dẫn k h ô n g đầy đủ thông tin đê’ người đọ c có thể xác định
được nguồn tài liệu đã được sử d ụ n g tro n g bài, ví dụ như số trang trích dẫn. M ộ t trong
những lỏi p h ổ b iến n h ắt là sử d ụ n g trích dẫn nguyên văn như ng k h ô n g ghi lại số trang
có chứa đoạn văn đó.
T h ứ ba, tác giả đặt nhẩm vị trí của dấu chấm câu. D ấu chấm câu phải đặt sau th ô n g
tin trích dẳn m à k h ô n g phải là ở ph ía trước.
C uối cùng là lỗi vể đặt dấu ngoặc đơn. M ột số bài viết đưa th ô n g tin trích dẫn (cả
tê n tác giả, năm xuất b ản ) vào dấu ngoặc đơn trong khi th ô n g tin này vẫn th u ộ c vể nội
dung của câu văn. T ro n g trường h ợ p này, chi có năm xuất b ản của tài liệu được đặt
tro n g dấu ngoặc đ ơ n và k hô n g còn dấu phẩy giữa tên tác giả với năm xuất bản.
N goài ra, M acR o b erts và M acR oberts ( 2010 ) đã chi ra th êm hai vấn để thư ờ ng gặp
tro n g trích dẫn tài liệu, đó là sử d ụ n g trích dẫn tro n g bài như ng k h ô n g tạo danh m ục tài
liệu tham khảo, và có d an h m ục tài liệu tham khảo như ng khô n g có trích dẫn tro n g bài.
N h ư vậy, có th ể nói, nghiên cứu về những lõi sai tro n g trích dẫn khoa học của sinh
viên đã xuất h iện lác đác trên th ế giới. Các nghiên cứu này tập tru n g vào các bài viết của
các giáo sư, giảng viên của m ột số trư ờ ng đại học trên th ế giới, m à gần đây n hữ ng nước
đang p h át triển, nơi m à vai trò của nghiên cứu và công bố công trìn h khoa h ọc đang dần
đ ư ợ c để cao. T u y nhiên, ở V iệt N am , tác giả chưa tìm và tiếp cận đ ư ợ c bất cứ nghiên
cứu nào liên quan. T ro n g h o àn cảnh là m ột khoa mới, thuộc m ộ t trư ờ ng đại h ọ c lớn của
cả nước, tác giả tin rằng n hữ ng n g h iên cứu về vấn đế này sẽ góp p h ần hỗ trợ và đẩy
m ạn h h o ạt đ ộ n g đào tạo, nghiên cứu theo chuẩn quốc tế của K hoa nói riêng, và N h à
trư ờ ng nói chung.



Bùi Nhật Quỳnh - Trán Thị M ai Hoa

56

3. Trích dẫn trong khoa học hiện đại: khái niệm, vai trề, ý nghĩa, dạng thức

và các quy chuẩn chung
3.1. Trích dẫn khoa học là gì?
T rích dẫn được hiểu là việc đưa các th ô n g tin về nguồn tài liệu (n h ư tác giả, năm
xuất b ả n ...) được sử dụng để th am khảo vào trong bài viết của m ình, để từ đó người
đọc có thê’ xác đ ịn h rõ nguồn tài liệu được tham khảo (U niversity o f C am bridge, 2014).
Các ý kiến hay kết luận tro n g tài liệu đư ợc trích dẫn thư ờng có liên quan đến lập luận
mà tác giả bài viết đưa ra th eo m ộ t khía cạnh nào đó. T ác giả có th ể thừa nhận các kết
luận của nghiên cứu đã có, có thê’ sử dụng kết luận này để gia tăng m ức độ tin cậy cho
lập luận của m ình, có th ể bổ sung th êm ý tưởng cho kết luận đã có, hay th ậm chí có thể
phản đối, chỉ trích các kết luận đã được nghiên cứu trước đưa ra. T rích dẫn tài liệu cũng
để ẩn ý rằng tác giả của bài viết đó đã đọc, đã tìm hiểu sâu vào vấn để nghiên cứu.
Cùng với trích dẫn, m ột danh sách đầy đủ và chi tiết các tài liệu đã sử dụng trích dẫn
trong bài, ví dụ n h ư bài báo khoa học, luận văn, trang web, s á c h , đ ư ợ c liệt kê theo th ứ tự
bảng chữ cái tại trang cuối của bài viết.1 Đ ây được gọi là danh mục tài liệu tham khảo1. M ỗi
m ột tài liệu tham khảo thường chứa đựng m ọi thông tin m à người đọc cần để xác định được
nguồn gốc của chúng (T h e O pen University, 2005).
3.2. Vai trò và ý nghĩa
T h e o U niversity o f C am bridge (2 0 1 4 ), trích dẫn tài liệu th am khảo là để:
-

C ho phép người đọc xác định đ ư ợ c nguổn gốc và tính đúng đắn của các tài liệu đã
tham khảo trong bài, để họ có thê’ đọc thêm vể những vấn để được đưa ra;


-

T ăng tính thuyết phục cho lập luận và tạo m ột cơ sở lý luận vững chắc cho bài viết;

-

C hứng m in h cho các giám đ ịn h viên và các nh à phê bình rằng bạn đã tuân th ủ
các quy chuần đạo đức nghiên cứu;

-

T h ể hiện sự tô n trọ n g đối với quyển tác giả và công trình cùa người khác;

-

T ự bảo vệ bản thân chống lại b u ộ c tộ i đạo văn.

' Ở đây, chúng tôi chi đé cập đến dạng trích dẫn có sử dụng tài liệu tham khảo. Đối với dạng FootNote và
EndNote không sử dụng danh mục tài liệu tham khảo, chúng tôi xin phép không trình bày ở đây.
2 Người đọc cần phân biệt giữa danh mục tài liệu tham khảo (trong tiếng Anh là “reference list") và m ột danh mục
các tài liệu có liên quan (trong tiếng Anh là “bibliographỵ"). Trong trường hợp tác giả có đưa vào danh mục các
tài liệu có liên quan đến vấn để nghiên cứu hay những tài liệu này hữu ích với người đọc, bao gồm cả tài liệu
được trích dẫn và không sử dụng để trích dăn trong bài, thì đầy được gọi là danh mục tài liệu liền quan.


NẤNG CAO NĂNG Lực TRÌNH BÀY TRÍCH DẪN CHO ĐỐI TƯỢNG SINH VIÊN KHOA DU LỊCH HỌC.

57

3.3. Một s ố quy chuẩn chung về trích dẫn và danh mục tài liệu tham khảo

D anh mục tài liệu tham khảo
Có rất nhiều cách thức, dạng thứ c về trích dẫn được dùng trên th ế giới hiện naỵ.
T u y nhiên, về cơ bản, tro n g danh m ục tài liệu th am khảo, th ô n g tin vể nguồn gốc của
công trìn h cẩn bao gốm các yếu tố sau:
T ê n tác giả: th ô n g thư ờng là tê n của m ộ t hoặc m ộ t n h ó m người th am gia vào viết
tài liệu được sử dụng để trích dẫn;
T h ờ i gian viết: để chỉ năm viết tài liệu, ho ặc đôi khi là ngày th án g m à tài liệu được
công bố hoặc xuất hiện lần đầu;
T ê n tài liệu: tên công trìn h đ ư ợ c sử dụng đế trích dẫn tro n g bài;
T ê n tài liệu to àn văn: đây là tê n của tài liệu to àn văn, tro n g đó có bao gồm tài liệu
được sử dụng để trích dẫn; ví dụ n h ư m ộ t cuốn sách được b iên tập lại m à tác giả bài viết
chỉ th am khảo m ộ t chương tro n g đó hay m ộ t tạp chí khoa họ c m à tác giả chi trích dẫn
m ộ t bài viết;
N ơ i xuất b ả n / đăng bài: để chỉ địa điểm xuất bản và tên nh à xuất bản tài liệu;
N ơi truy cập (đ ố i với tài liệu ở trên các tran g w eb): đây là các đường dẫn (U R L )
hoặc địa chỉ các trang w eb để có th ể tru y cập đ ư ợ c tài liệu.
Đây là những yếu tố cơ bản để tạo ra m ột thông tin về tài liệu tham khảo ở cuối bài. T ùy
thuộc vào từng loại tài liệu m à tác giả có thể đưa ra m ộ t vài hoặc tổng hợp tất cả các yếu tố
liên quan đến tài liệu tham khảo đã kể trên.
Trích dẫn tài liệu trong bài
T ro n g quá trình v iết/ nghiên cứu khoa học, bất cứ khi nào tác giả sử dụng từ ngữ, ý
tưởng hay kết luận của bất kỳ công trình nào cũng đều cần phải cung cấp thông tin trích
dẫn đến nguồn đó. Chỉ khi những thông tin đưa vào bài viết thuộc vể kiến thức hiểu biết
chung hoặc suy nghĩ cảm tưởng của cá nhân thì tác giả không cần thiết phải đ ư a trích dẫn.
V iệc trích d ẫn tro n g bài viết có hai cách cơ bản, bao gồm :
Trích dẫn nguyên văn (quotation): sử dụng y nguyên từ ngữ, câu, đoạn văn có tro n g
nguổn tài liệu vào bài viết của m ình. Vì là trích dẫn nguyên văn nên thư ờng đi kèm với
dấu ngoặc kép ( “).
Trích dẫn ý: gồm có diễn giải lại ỷ của từ ngữ, cầu; đ oạn văn (paraphrase), tó m tấ t
lại ý của câu văn, đ o ạ n văn (su m m a rize ), và th am khảo n h ữ n g ý tư ở n g /k ế t lu ận và



Bùi Nhật Quỳnh - Trán Thị Mai Hoa

58

h ọ c th u y ết của n h ữ n g nghiên cứu đã có vào tro n g bài viết có lổng n h ận định ( evaluate
and docum entsources).
T ù y thuộc vào cách trình bày danh m ục tài liệu tham khảo khác nhau mà có những
cách đưa trích dẫn khác nhau. Về cơ bản, có hai dạng chính:
-

T h e o “tê n ” tác giả; năm xuất bản (A uthor-date sty le ).

-

T h eo số th ứ tự trích dẫn tro ng nghiên cứu (N u m b e re d style).

V iệc chuyển từ dạng 1 sang dạng 2 không quá khó khăn. Vì vậy, trích dẫn tro n g bài
th e o cách 1 được d ù n g p h ổ biến.
V ới m ỗi trư ờ ng phái trích dẫn tài liệu khác nh au sẽ có nhữ ng cách thức trình bày
khác nhau. Song, cách thứ c nào cũng cần tuân th ủ m ộ t số nguyên tắc chung, đó là ( l )
trích dãn đấy đủ và chính xác, ( ì ) trích dẫn đảm bào tính nhất quán, (3 ) khi thực hiện trích
dẫn cần tuân thủ các quỵ định chung của nơi xu ấ t bản hay đơn vị đào tạo, ( 3) trích dẫn tối
đa những thông tin thiếtỵếu vềnguổn tài liệu.
3.4. M ột s ố dạng trích dẫn và danh mục tài liệu tham khảo p h ổ biến thường gặp
H iện nay có n h iều định dạng (form at) được dùng phổ biến trên th ế giới như:
-

APA (A m erican Psychological A ssociation): H ay đ ư ợ c sử dụng cho bài viết

tro n g T ạp chí K hoa h ọc Social Sciences.

-

H arvard: Đ ây là dạng trích dẫn phổ biến, được áp dụ n g rộng rãi tro n g nhiều tạp
chí khoa h ọ c và tro n g các nghiên cứu học thuật.

-

M LA (M o d e m Language A ssociation): Sử dụng tro n g các bài viết họ c th u ật vể
chủ để n g ô n ngữ và văn học.

-

M R H A (M o d e m H um anities R esearch A ssociation):

Sử dụng tro n g các luận

văn, luận án tiến sỹ tro n g lĩnh vực N h â n văn.
-

O S C O L A (O x fo rd Standard for C itation o f Legal A u th o rities): Sử dụng trong
cac văn bản luật pháp

4. Phương pháp luận nghiên cứu

4.7.

Mục tiêu nghiên cứu
T ro n g nghiên cứu này, tác giả tập trung tìm hiểu thực trạng nhận thức và việc thực


h àn h trích dẫn của sinh viên, cũng như đánh giá của các em về nguồn thông tin hướng dẫn,


NÂNG CAO NANG Lự c TRÌNH BÀY TRÍCH DẪN CHO ĐỐI TƯỢNG SINH VIÊN KHOA DU LỊCH HỌC.

59

hiệu quả và m ức đ ộ quan tâm của K hoa tới công tác trích dẫn, nguyên nhân của những
vi phạm th ư ờ n g gặp tro n g trích dẫn. T ừ đó nghiên cứu để xuất các giải pháp, kiến nghị
nhằm n ân g cao chất lượng và h iệu quả của việc hướng dẫn trìn h bày trích dẫn khoa học
của K hoa D u lịch học.
4.2. Vấn đề nghiên cứu
N g h iên cứu được đưa ra n h ằm giải đáp những vấn để sau:
N h ận thức của sinh viên về vấn đề trích dẫn tài liệu tham khảo vẫn chưa được đẩy đủ.
N g u ồ n th ô n g tin, hư ớng d ẫn về trích dẫn cho sinh viên còn chưa thường xuyên,
đầy đủ, cụ thể, và th ấ u đáo.
Sinh viên còn m ắc nhiểu lỗi sai cơ bản về cách đưa trích dẫn tro n g danh m ụ c tài
liệu th am k hảo và cách trích dẫn tro n g bài.
N guyên n h ân quyết đ ịn h th e o đánh giá của sinh viên khi m ắc phải các vi p h ạm
tro n g trích dẫn.
Đ ể trả lời cho n ăm cầu hỏi nghiên cứu trên, tác giả đã tiến h àn h th u thập dữ liệu và
phân tích.
4.3. Dữ liệu nghiên cứu
Bài viết sử d ụ n g n g u ồ n dữ liệu sơ cấp - được th u thập qua p h iếu điểu tra xã hội họ c
dành cho sinh viên h iện đang th e o h ọ c tại K hoa (nội du n g chi tiết b ản g hỏi tro n g ph ầ n
phụ lục). C ó b a lí d o chính khiến tác giả lựa ch ọ n nguồn dữ liệu này cho nghiên cứu.
T h ứ nhất, p hiếu điểu tra sẽ giúp tác giả th u thập được nhiều thông tin có tính cập n h ật
liên quan đến năm câu hỏi nghiên cứu đã đưa ra ở trên.
T h ứ hai, tác giả có thê’ dẽ dàng tiếp cận được với m ẫu điều tra là sinh viên ch ín h

quy đang th eo h ọ c tại K hoa để p h á t bảng hỏi. Việc th u thập th ô n g tin nhờ vậy cũng
nh an h hơn, và tiế t kiệm chi phí. N goài ra, tác giả có th ể chủ động tro n g việc th u thập đ ủ
số lượng dữ liệu để đảm b ảo độ chính xác cho nghiên cứu.
T h ứ ba, th ô n g tin p h ả n hồ i lại từ phiếu điều tra sẽ giúp đưa ra câu trả lời trực tiiếp
cho nhữ ng vấn để n ghiên cứu được đưa ra. Đ ó là bởi vì các câu hỏi tro n g phiếu điều tra
đểu đ ư ợ c th iế t kế gắn liền với m ục tiêu nghiên cứu và cả nhữ ng vấn đế tác giả m c n g
m u ố n th u th ập được khi tiến h à n h nghiên cứu.


Bùi Nhật Quỳnh - Trán Thị Mai Hoa

60

T u y nhiên, việc sử dụng nguồn dữ liệu là phiếu điều tra sinh viên hiện đang theo học
tại K hoa gặp phải m ộ t số nhược điểm. T rước hết, sử dụng phiếu điều tra đòi hỏi phải đẩu
tư nhiều thời gian cho m ộ t chuỗi các công việc như thiết kế bảng hỏi, kiểm tra thử bảng
hỏi, điều chinh, ph át và th u thập bảng hỏi chính thức, nhập thông tin và p h ân tích. Bên
cạnh đó, th ô n g tin th u thập được qua phiếu điều tra có thể sai lệch do người tham gia điểu
tra không trả lời tru n g thực, hay trả lời qua loa đại khái.
4.4. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết áp dụn g p h ư ơ n g p háp nghiên cứu định lượng là chủ yếu. K ết quả p hân tích
của phư ơng p háp này sẽ giúp đưa ra bản thống kê và m ô tả nhữ ng vấn đề sinh viên hay
m ắc phải khi trích d ẫn tài liệu th am khảo, nguyên nhản của nhữ ng vấn để này, tẩn suất
tiếp cận và sử d ụng trích d ẫn tro ng các hình thức kiểm tra đánh giá, sự quan tâm của
K hoa cũng n h ư n h ận th ứ c của sinh viên đối với trích dẫn.
M ẫu nghiên cứu: Đ ối tư ợng điểu tra được chọn là sinh viên đang theo học tại Khoa
D u lịch học, T rư ờng Đ ại h ọ c K hoa họ c Xã hội và N h ân văn, bao gồm sinh viên các khóa
từ 59 (sinh viên năm 1) đến K 56 (sinh viên năm tư ), và sinh viên các lớp song bẳng.
T ác giả quyết đ ịn h k h ô n g khảo sát toàn bộ số sinh viên m à chỉ lựa chọn m ộ t kích
cỡ m ẫu để điều tra dựa trên hai lí do sau đây:

T h ứ nhất, việc lựa ch ọ n m ẫu sẽ giúp đưa ra kết quả nghiên cứu chính xác hơn so
với điểu tra to àn b ộ các đối tư ợ n g liên quan (S aunders et al, 2009).
T h ứ hai, việc đ iểu tra to à n bộ sinh viên trên thực tế gặp phải m ộ t số khó khăn. Sinh
viên hiện nay h ọ c th e o tín chỉ, theo chuyên ngành, theo các lớp m ò n học, do vậy m uốn
điều tra tất cả sinh viên p h ải rà soát tìm tên trong các danh sách lớp và đi n h iều lần đến
từng lớp. Đ ấy là chưa kê’ đ ến việc sinh viên có thể nghỉ học hoặc từ chối không trả lời
phiếu điều tra. T h ê m vào đó, sinh viên K56 đang trong quá trìn h đi thự c tập tố t nghiệp,
vậy nên rất khó đê’ h u y đ ộ n g tấ t cả sinh viên K56 th am gia vào khảo sát.
N h ư vậy, để đảm bảo đ ủ thời gian, chi phí và nguổn n hân lực nhưng vân đảm bảo
tính chính xác vể ý nghĩa th ố n g kê, tác giả quyết định lựa chọn 150 m ẫu đế điều tra, Cơ
cấu m ẫu này được xây dựng dựa trên sĩ số lớp của m ỗi khóa (tư ơ ng đương 1 /3 tổng số
sinh viên m ỗi k h ó a). T ro n g 150 m ẫu được chọn b ao gồm 40 sinh viên K59, 30 sinh viên
m ỗi khóa K56, K57, K58, và 20 sinh viên lớp song bằng.


NÀNG CAO NĂNG Lưc TRÌNH BÀY TRÍCH DẪN CHO ĐỐI TƯỢNG SINH VIÊN KHOA DU LỊCH HỌC.

61

Phương pháp thu thập dữ liệu: D ữ liệu nghiên cứu chính trong bài là nguổn dữ liệu sơ
cấp, được th u thập qua việc phát phiếu điếu tra (bảng hỏi). Trước khi bảng hỏi chính thức
được phát đi, tác giả đã tiến hành phát phiếu điểu tra thử cho m ột số ít sinh viên các khóa
chính quy và sinh viên song bảng để nhằm phát hiện những sai sót có thể có trong phiếu
điểu tra.
T h ô n g tin trê n p h iếu điều tra được thu thập th ô n g qua hai cách. M ộ t m ặt, tác giả
lựa chọn n h ữ n g lớp m ô n h ọ c có đ ô n g sinh viên K hoa th eo các khóa và trự c tiếp đến
ph át p h iếu đ iều tra cho sinh viên. M ặt khác, bảng hỏi trực tu y ến được gửi đến địa chỉ
em ail của sinh viên K56. V iệc th u th ập thông tin từ K56 là rất quan trọng, bởi các em
đã trải qua đẩy đủ các h ìn h thứ c kiểm tra đánh giá (b ao gồm cả báo cáo thự c tập tố t
nghiệp và k h ó a luận tố t n g h iệp ). H ơ n thế nữa, các em đã có thời gian gẩn 4 năm theo

họ c tại K hoa, nên sẽ trả lời được chính xác cho câu hỏi sự quan tâm của K hoa đối với
vấn để trích dẫn tài liệu th am khảo. Sau khi th u phiếu vể, nhữ ng p h iếu không h ợ p lệ sẽ
bị loại bỏ.
Phương pháp phân tích: Sau khi dữ liệu được th u thập đẩy đủ, tác giả tiến h àn h mã
hó a th ô n g tin và sử dụng các phư ơng pháp thống kê, m ô hình to án (với các công cụ hỗ
trợ như Excel, SPSS) ... đê’ xử lý phân tích và diễn đạt kết quả, tổ n g hợp các th ô n g tin
điểu tra được vào các bảng biểu tổ n g hợp. N goài ra, tác giả cũng áp dụng phư ơng p háp
liệt kê để ghi lại nhữ ng th ô n g tin đối tư ợng điểu tra đưa ra ngoài các đáp án đã cho trước
tro n g m ỗi câu hỏi.

5. Kết quả và đánh giá
Phấn V sẽ trìn h bày các kết quả nghiên cứu của bài viết sau khi áp dụng phương
pháp đã liệt kê ở p h ần r v phía trên. Các nội dung kết quả gổm có: T ổ n g kết vể m ẫu
th ố n g kê, T ầ n suất tiếp cận và sử dụng trích dẫn tro n g bài, N guồn th ô n g tin vể thực
hiện trích dẫn, N h ậ n thức của sinh viên vể trích dẫn tài liệu tham khảo, N guyên nhân
của nhữ ng sai sót tro n g trích dẫn. Sau phẩn kết quả nghiên củu sẽ là Đ ánh giá chung.
5.1. Kết quả điều tra
5.1.1. Tổng kết về mẫu thống kê
T ro n g tổ n g số 150 bảng hỏ i được phát đi điều tra, có 138 bảng hỏi hợp lệ. T h ố n g
kè vể số p h iếu điểu tra được trìn h bày trong Bảtìg 1.


62

Bùi Nhật Quỳnh - Trần Thị Mai Hoa

Bảng 1. Thống kê mẫu điều tra
Số phiếu điều tra

Tỉ lệ (%)


Sinh viên năm thứ nhất

37

2 6 .8 1

Sinh viên nảm thứ hai

30

2 1 .7 4

Sinh viên năm thứ ba

29

21.01

Sinh viên năm thứ tư

25

1 8 .1 1

Sinh viên song bằng

17

1 2 .3 2


Tổng

138

100

Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả
5.1.2. Tán suất tiếp cận và sử dụng trích dân và danh mục tài liệu thơm khảo
Phẩn lớn sinh viên được giáo viên yêu cầu thực hiện trích dẫn trong các bài luận,
bài đánh giá m ô n h ọ c (với 131 sinh viên chiếm tỷ lệ 94,93% ), chỉ trừ m ộ t số lượng nhỏ
sinh viên n ăm th ứ n h ất và năm th ứ hai; với tỷ lệ tương ứng là 5 và 2 sinh viên (chiếm
3,62% và 1,45% ). K hông chỉ các thầy cô trong K hoa dạy m ôn chuyên ngành, mà các
tháy cô tro n g T rư ờ n g dạy m ôn cơ sở cũng yêu cầu sinh viên thực h iện trích dẫn.
T ro n g các h ìn h th ứ c kiểm tra đánh giá, sinh viên thư ờng không sử dụng trích dàn

trong Bài thi viết giữa kỳ (GTTB >2). Đối với các hình thức còn lại, tần suất sử dụng
trích dẫn dao đ ộng tro n g khoảng từ "Thường xuyên" tới "Thính thoảng" (1 < G TTB ú
2). Đ ặc biệt, N iên luận, Báo cáo thực tập tố t nghiệp, và K hóa luận tố t nghiệp là những
hình thứ c đánh giá được sinh viên sử dụng trích dẫn thường xuyên nhất (G T T B = 1.2).
Phần th ố n g kê vể tấn suất sử dụn g trích dẫn của sinh viên đ ư ợ c trình bày tro n g Bảng 2.
Bảng 2. Thống kê về lần suất tiếp cận và sử dụng trích dẫn trong các hình ỉhức kiểm tra đánh giá1

GTTB của

Đài thi

Bài thỉ

Bàỉ tập


Bài tiểu

Niên

Báo cáo

Báo cáo

Khóa luận

Ngnỉên

viết

viết

nhóm

luận, tự

luận

thực tập

thực tập

tốt nghiệp

cứu khoa


giữa kỳ

cuối kỳ

chuyên

tốt

học sỉnh

ngành

nghiệp

viên

sv

năm 1

luận

1.97

1.9

1.58

1.93


X

X

X

X

2.5

2.32

2.27

1.6

1.33

X

X

X

X

3

GTTB của sv

năm 2

1 Trong phiếu điểu tra, với mỗi hình thức kiếm tra đánh giá, tác giả đưa ra 4 tán suát để sinh viên lựa chọn gồm có
Thường xuyên, Thinh thoảng; Hoàn toàn không, và Chưa sử dụng. Mỗi tán suất này tương ứng với số thứ tự
tảng dán từ 1 đến 4. Đê' thống kê lại tẳn suát trích dàn, tác giả tính giá trị trung bình của các giá trị số n à sinh
viên đã lựa chọn.


NÀNG CAO NĂNG Lưc TRÌNH BÀY TRÍCH DẪN CHO ĐỐI TƯỢNG SINH VIÊN KHOA DU LỊCH HỌC.

63

GTTB của sv
năm 3
GTTB của sv
năm 4

GTTB của sv

1.85

1.72

1.7

1.54

1.3

1.88


X

X

1.5

2.2

1.76

1.6

1.28

1.16

1.24

1.2

1.2

1.24

2

1.7

1.18


1.12

X

X

X

X

2.13

2.06

1.89

1.56

1.48

1.23

1.5

1.2

1.2

1.88


song bằng
GTTB chung

Nguổtu Số liệu thống kê cùa tác giả
G hi chú:
1. G T T B - Giá trị tru n g bình
2. X - h ìn h thứ c kiểm tra đ ánh giá sinh viên chưa được yêu cầu thự c hiện
3. Giá trị càng n hỏ thì tân suất thực hiện trích dẫn càng lớn và ngược lại. 1 tương đương
với “thường xuyên”, 2 là “thỉnh thoảng”, 3 là “hoàn toàn không”.
K hi th ố n g kê vể tần suất trích dẫn th eo từng khóa học, sinh viên năm 3 và năm 4
thường xuyên sử d ụ n g trích dẫn tro n g các hình thức kiểm tra đ án h giá (G T T B xấp xi l) .

Ngay cả với bài tập không bắt buộc phải thực hiện như Nghiên cứu khoa học, các em
vần th ự c hiện trích d ẫn khá thư ờng xuyên. NgƯỢc lại, sinh viên năm 2 hoàn toàn không
thự c h iện trích dẫn tro n g các báo cáo N g h iên cứu khoa họ c sinh viên (G T T B = 3).
C ũng như vậy, m ộ t số sinh viên năm 1 và sinh viên song bằng hoàn toàn không sử dụng
trích dẫn tro n g h ìn h thứ c đ án h giá không b ắt b u ộ c này (G T T B > 2).
Đ ối với sinh viên năm 1, các em có thực hiện trích dản trong các hình thức thi, tiểu
luận và nghiên cứu khoa học, nhưng mới chỉ dừng ở mức độ thinh thoảng (G T T B xấp xỉ 2).
5 .1.3. Thời điểm và nguồn thông tin về việc thực hiện trích dân
V ể thời điểm th ô n g tin, kết quả p hân tích cho thấy th ô n g tin vể việc thực hiện trích
dẫn được p h ổ biến k h ô n g những tại các trư ờ ng đại học (với tỷ lệ 57.25% ) m à còn ở các
trư ờng P T T H h o ặc các bậc trước đó (chiếm 37.68% ). T ro n g khi phần lớn sinh viên
năm 1 nắm được th ô n g tin này từ khi còn là học sinh, chỉ m ộ t số rất ít sinh viên năm 4
và sinh viên song b ằn g đã nhận thức được vấn đế trích dẫn này từ thời P T T H (xem
Bàng 3 ). Bên cạnh đó, vẫn còn những sinh viên chưa có khái niệm gì vể trích dẫn khoa
học, tro n g đó nhiểu n h ất là sinh viên năm 1. Số lượng này giảm dấn ở sinh viên năm 2
và sinh viên năm 3; và giảm xuống bằng 0 ở sinh viên năm 4 và sinh viên song bằng.



64

Bùi Nhật Quỳnh - Trán Thị Mai Hoa

Bảng 3. Thời điểm học cách trích dẫn
PTTH hoặc trư ớ c đó

Trong đại học

C hưa bao giờ

sv năm 1

24

8

4

%

66.67

22.22

11.11

sv năm 2


13

15

2

%

43.33

50.00

6.67

sv năm 3

12

17

1

%

40.00

56.67

3.33


sv năm 4

2

23

0

%

8.00

92.00

0.00

sv song bằng

i

16

0

%

5.88

94.12


0.00

Tổng

52

79

7

%

37.68

57.25

5.07

Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả
Về nguổn cung cấp th ô n g tin, Bảng 4 cho thấy đa số sinh viên cho rằng các em Tự học
từ sách vở, tài liệu tham khảo là chủ yếu (với 89 sinh viên lựa chọn). N guồn thông tin phổ

biến tiếp theo là Hướng dẫn

cùa Khoa (từ Giảng viên Khoa, T rợ lý đào tạo, và các T ọ a đàm

vé N ghiên cứu khoa học của K hoa) với 86 phiếu và Hướng dãn của Trường (từ Giảng viên
các m ôn học chung, N h ân viên thư viện Trường, và H ướng dẫn vể N ghiên cứu khoa học
của Trường) với 71 phiếu. N goài ra, nguồn thông tin từ Bạn bè, anh chị khóa trước cũng
được sinh viên lựa chọn với 49 phiếu.

G iảng viên của K hoa và của T rư ờng đóng vai trò quan trọ n g nhất tro n g việc cung
cấp th ồ n g tin vế trích d ẫn đến sinh viên, với số phiếu lựa chọn tương ứng là 54 và 43
phiếu. TrỢ lý đào tạo K hoa và N h ân viên thư viện T rư ờng được chọn với m ức độ rắt ít
(chỉ nhận đ ư ợ c lần lư ợ t là 4 và 2 phiếu).
T rong số các K hóa sinh viên, chỉ riêng sinh viên năm 4 cho rằng các em không nhận

được sự hỗ trợ thông tin vể trích dẫn từ Nhà trường và từ các Tọa đàm NCKH của Khoa.
T hay vào đó, phần lớn các em tự học qua sách vở và học từ bạn bè, anh chị khóa trước.


NÂNG CAO NĂNG Lưc TRÌNH BÀY TRÍCH DẪN CHO ĐỖI TƯỢNG SINH VIÊN KHOA DU LỊCH HỌC.

65

Bảng 4. Nguồn cung cấp thông tin về trích dẫn
Bạn

Tự

T rợ lý

Giảng

Tọa

Thư

Giảng

H ướng


bè,

học

đào tạo

viên

đàm

viện

viên

dẫn về

Khoa

Khoa

NCKH

trư ờ n g

môn

NCKH

chung


T rư ờ n g

anh
chị

sv năm 1
%

sv năm 2
%

sv năm 3
%

sv năm 4

%
s v song
bằng
%
Tổng

Khoa
14

24

0


10

5

1

8

8

20.00

3 4 .2 8

0.00

14.29

7.14

1.43

11.43

11.43

10

17


1

10

8

0

16

2

15.63

26.56

1.56

15.63

12.5

0 .0 0

25.00

3.1 3

14


22

2

18

10

0

8

10

18.92

29.73

2.70

24.32

13.51

0.00

10.81

13.51


5

13

1

2

0

0

0

0

23.81

61.90

4.76

9.52

Ữ.00

0.00

0.00


0.00

6

13

0

14

5

1

11

6

10.71

23.21

0.00

25.00

8.94

1.79


19.64

10.71

49

89

4

54

28

2

43

26

Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả
5.1.4. Nhận thức của sinh viên về trích dẫn tài liệu tham khảo
5.1.4.1. N h ậ n thứ c vể tẩm quan trọ n g /v a i trò
Bảng 5. Nhận thức của sinh viên về vai trò của trích dẫn tài liệu tham khảo

sv năm 1
%

sv năm 2
%


sv năm 3
%

Không

Chứng m inh

Tăng tính

Chống lại

Th ể hiện

Xác định

b iết

sự tu ân thủ

th u yế t

buộc tội

s ự tôn

nguồn gốc

đạo đ ứ c


phục cho

đạo văn

trọng

tài liệu

nghiên cứ u

lập luận

0

16

30

7

21

25

0 .0 0

16.16

30.30


7.29

21.21

25.25

2

15

25

8

21

16

2.30

17.24

28.73

9.20

24.14

18.39


0

15

26

10

27

24

0 .0 0

14.71

25.49

9.80

26.47

23.53


Bùi Nhật Quỳnh - Trán Thị Mai Hoa

66

0


15

10

0

1

1

0 .0 0

55.56

37.04

0 .0 0

3.70

3.70

0

15

16

14


15

13

0 .0 0

20.55

21.92

19.18

20.55

17.80

2

76

107

39

85

79

sv năm 4

%

sv song bằng
%
Tồng

Nguồn: Sổ liệu thống kê của tácgià
Sinh viên K hoa D u lịch h ọ c vẫn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của trích d ẫn tài
liệu th am khảo. C ụ thê’ là k h ô n g m ộ t vai trò nào nhận được đầy đủ 138 lần lựa ch ọ n của
sinh viên. Đ áng chú ý là có 2 sinh viên năm 2 cho rằng không biết rõ vai trò của trích
dẫn tài liệu tham khảo.
T ro n g số các vai trò, nhận thức vể việc áp dụng trích dẫn làm Tăng tính thuyết phục cho
lập luận trong bài được sinh viên lựa chọn nhiếu nhất với 107 phiếu, tiếp đến là T h ể hiện sự
tôn trọng với tác giả và công trình cùa họ với 85 phiếu, và Cho phép người đọc xác định được
nguồn gốc tài liệu đã trích dẫn với 79 phiếu. T u y vậy, sinh viên năm 4 lại không cho rằng vai
ừ ò Thểhiện sự tôn trọng và. Xác đinh nguổngốc tài liệu là quan trọng (chi có 1 lựa chọn).
Bên cạnh đó, vai trò Bảo vệ bản thân chống lại buộc tội đạo văn nhận được tổ n g số
39

lượt lựa

chọn của sinh viên các khóa. C hỉ riêng sinh viên năm 4 cho rằng đây không

phải là vai trò của việc trích dẫn tài liệu tham khảo (không sinh viên nào lựa ch ọ n ).
s. 1.4.2. N hận thức về cách đưa trích dẫn trong danh mục T L T K
T ro n g p h ẩn này, tác giả đánh giá sự hiểu b iết của sinh viên vể cách trìn h bày các
dạng tài liệu khác nhau tro n g d anh m ục T L T K , bao gồm 4 loại chính là tài liệu từ trên
m ạng (câu 7 ), tài liệu là sách (câu 8), tài liệu là bài báo trong tạp chí (câu 9 ), và tài liệu
là chương sách (câu 10), trê n cơ sở đưa ra nhiểu p hư ơng án lựa chọn khác nhau.
Khi đưực yêu cẩu về cách hay sử dụng để trìn h bày m ộ t tài liệu từ trên m ạng trong

p hẩn d an h m ục T L T K , sinh viên tỏ ra lúng túng, thậm chí chọn nhiều hơ n m ộ t phương
án đúng (n h ư năm th ứ 1, n ăm th ứ 3) hoặc không biết chọn phương án nào (lớp song
bẳng) (xem Bảng 6).
Sinh viên năm thứ 3; th ứ 4 có xu hướng nhận thức được cách trình bày đúng nhất
(chiếm 40-50% số lượt lựa ch ọ n ), tro n g khi sinh viên năm th ứ 1 và thứ 2 th iên về việc
trình bày th iếu yếu tố “ngày tru y cập”.


NÀNG CAO NĂNG Lực TRÌNH BÀY TRÍCH DẪN CHO ĐỐI TƯỢNG SINH VIÊN KHOA DU LỊCH HỌC.

Í.7

M ột b ộ p h ận k h ô n g nhỏ tro n g sinh viên lựa chọn p h ư ơ n g án “chỉ đưa đường dẫn
của tài liệu ”, hoặc “chỉ đưa đư ờng dẫn và tên tài liệu” m à th iếu các th ô n g tin cơ bản
khác (ch iếm đ ến 20% số lượt lựa c h ọ n ). Đ iểu đáng ch ú ý là càng khóa trê n th ì việc
trích dẫn th e o p h ư ơ n g án 1 (chỉ trích dẫn đường dẫn) càng cao (ch iếm đến 24% lượt
lựa chọn của sinh viên n ăm th ứ 4, tro n g khi đó, tỉ lệ này ở sinh viên năm ba là 10% và
năm 1 là 8% ).
Đ áng m ừng là số sinh viên k h ô n g b iết cách trình bày chỉ chiếm m ộ t tỉ lệ rất khiêm
tố n (5% ); và tập tru n g vào sinh viên n ăm th ứ 1.
Bảng 6. Trình bày bài viết từ website trong danh mụcTLTK

sv

nằm 1

Sổ

Chỉ đ ưa


m ẫu

đ ư ờ n g dẫn

37

3

%

sV năm 2

30

%
sv năm 3

29

%
sv năm 4

25

%

sv song
bằng

17


%
Tổng

138

%

Chi đ ư a
Thiếu ngày

Đ ầ y đủ

Không

Cách

tru y cập

thông tin

biết

khác

5

19

11


5

0

8.11

13.51

51.35

29.73

13.51

0 .0 0

0

4

13

11

1

1

0.00


13.33

43 .33

36.67

3.33

3.33

3

5

8

14

1

0

10.34

17.24

27.59

48.28


3.45

0.00

6

1

6

12

0

0

24.00

4.00

24.00

48.00

0.00

0.0Ữ

4


1

5

8

0

0

23.53

5.88

29.41

47.06

0.00

0 .0 0

16

16

51

56


7

1

11.59

11.59

36 .96

40.58

5.0 7

0 .7 2

tên bài và
đ ư ờ n g dẫn

Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả
Về trìn h b ày tài liệu là sách ( bảng 7), sinh viên p h ầ n đ ô n g lựa ch ọ n các p h ư ơ n g
án ghi đẩy đ ủ tê n tác giả, tên sách, nh à x u ất bản, năm xuất bản, n h ư n g lại th iế u th ô n g
tin vé nơi x u ất b ả n (tr ừ trư ờ n g hợ p sin h viên năm 4 ). Đ iểu này cũng khá dễ h iểu vì
h iệ n giờ, tạ i V iệt N a m , tìn h trạ n g n ày rất p h ổ biến tro n g đại b ộ p h ận các d an h m ụ c
tài liệu th a m khảo.


68


Bùi Nhật Q uỳnh-Trán Thị Mai Hoa

Bảng 7. Cách trình bày tài liệu là sách trong danh mục TLTK
Thiếu nơi

Th iếu nơi

Các lựa

T h iế u năm

Đ ầy đủ

xu ất bản

xu ất bản

Cách

Không

chọn

xu ấ t bản

thông tin

(năm xuất

(năm xu ất


khác

biết

bản để trư ớ c)

bản đê’ sau)

sv năm 1
%

sv năm 2
%

sv năm 3
%

sv năm 4
%
sv song
bằng

%
Tổng

%

5


8

13

9

2

0

13 .51

2 1 .6 2

35 .14

2 4 .3 2

5 .41

0 .00

5

7

15

3


0

0

16.67

23.33

50.00

10.00

0 .0 0

0.00

4

7

12

5

1

0

13.79


24.14

41.38

17.24

3.45

0.00

2

19

4

4

0

0

8.00

76.00

16.00

16.00


0.00

0.00

0

4

9

5

0

0

0.00

23.53

52.94

29.41

0.00

0.00

16


45

53

26

3

0

11.59

32.61

38.41

18.84

2.17

0.00

Nguổn: Số liệu thống kê của tác giả
T ro n g hai cách trìn h bày th iếu nơi xuất bản, việc đưa yếu tố năm xuất bản ngay sau
tê n tác giả được sử d ụng p h ổ b iến hơ n rất nhiểu so với để năm xuất bản xuống vị trí cuối
cùng (trừ sinh viên năm th ứ 4). Đ iều đó th ể hiện sinh viên đã khá quen với cách trinh
bày th eo tiêu chuẩn của Đ H Q G H N hiện nay.
T rong cầu hỏi này, chỉ có duy nhất sinh viên năm thứ 4 có cách lựa chọn tương đối
khác biệt so với các khóa còn lại. Không có sinh viên nào không biết cách trình bày tài liệu
tham khảo là sách.

Việc trìn h bày tài liệu là tạp chí cũng ít gầy lúng túng cho sinh viên trong quá trình
lựa chọn đáp án th ích hợp, như ng ngược lại, số lượng sinh viên trả lời "không biết" là
không nhỏ (ch iếm 6.5%, xuất h iện cà ở năm thứ nhất và năm thứ 3) ( bảng 8).
Chỉ có sinh viên năm thứ 3 có tỉ lệ chọn đúng cao nhất (quá 50%). Các khóa năm 2,
năm 4 đều có sự hoang m ang giữa hai phương án 2 (phương án đúng) và 3 (phương án


NÀNG CAO NĂNG Lực TRÌNH BÀY TRÍCH DẪN CHO ĐỐI TƯƠNG SINH VIÊN KHOA DU LỊCH HOC.

59

thiếu số trang, số tập của tạp chí) nên tỉ lệ chọn giữa hai phương án này chiếm ưu thế ngang
nhau (khoảng 1/3 số sinh viên).
Riêng năm th ứ n h ất và bằng kép có sự chú ý hơn đến việc bổ sung số tập của t;.p
chí với tỉ lệ chọn lớn n h ất so với các p hư ơ ng án còn lại.
Bàng 8. Cách trình bày tài liệu là bài viết trong tạp chí

Tên tác

Đ ầy đủ

giả, tên bài
Các lự a chọn

thông
tin

tạp chí

1


%

sv n ăm 2
%

sv n ăm 3
%

sv n ăm 4
%

Tên tá c giả

tên bài v iế t,

(năm xu ất

(năm xu ất

b àn), tên

bản), tê n bài

bài viế t,

v iế t, tê n tạp

tên tạp chí


ch í, tập (số)

tên tạp chí,

v iế t, tên

sv n ăm

Tên tác giả
Tên tá c giả,

Cách

Không

khác

biết

năm công bổ

6

7

5

4

8


1

6

16 .22

18 .92

13.51

10.81

2 1 .6 2

2.7 0

16.22

4

10

13

1

2

0


0

13 .33

3 3 .3 3

43 .3 3

3.33

6 .67

0 .0 0

0.00

2

15

5

0

4

0

2


6 .9 0

51.72

17.24

0 .0 0

13.79

0 .0 0

6.9 0

2

9

8

2

4

0

0

8 .0 0


36.00

32.00

8.0 0

16.00

0 .0 0

0 .0 0

0

4

4

2

6

0

1

0 .0 0

23.53


23.53

11.76

3 5 .2 9

0 .0 0

5 .8 8

14

45

35

9

24

1

9

10.14

3 2 .61

25 .36


6.52

17.39

0.7 2

6.52

sv song
bằng
%
Tồng
%

Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả
T ro n g câu hỏi vể cách trìn h b ày tài liệu tham khảo là m ộ t chương trong m ộ t cuốn
sách, số sinh viên trả lời "không biết" cũng không kém so với cầu h ỏi trước đó (chiếm 8%
tổ n g số lượt trả lời) (Bảng 9).
Số sinh viên trả lời chính xác rất ít trong tất cả các khóa, chứng tỏ các em còn khá lạ
lẫm với dạng tài liệu này. Đ iểu này cũng thê’ hiện rất rõ qua sự p hấn tán tương đối lớn
tro n g tỉ lệ lựa chọn giữa các p h ư ơng án.


70

Bùi Nhật Quỳnh - Trần Thị Mai Hoa

Bảng 9. Cách trình bày tài liệu là một chương trong cuốn sách
Phư ơng án


Chỉ có

Chỉ có thông

Cách trích

Th iếu tên

Cách

Không

lựa chọn

thông tin

tin về tên

dẫn chuẩn

người chủ

khác

biết

về tên

sách + tên


sách

chư ơ n g trích dẫn

sv

sv

7

2

5

18 .92

21 .62

18 .92

18 .92

5 .4 1

13.51

6

10


6

6

0

1

20.00

33.33

20.00

20.00

0 .0 0

3.33

4

4

3

16

0


1

13.79

13.79

10 .34

55.17

0 .0 0

3.45

7

7

1

9

0

1

28 .0 0

28 .00


4 .0 0

3 6 .0 0

0 .0 0

4.00

4

1

3

6

0

3

23 .5 3

5.8 8

17.65

3 5 .2 9

0 .0 0


17.65

28

30

20

44

2

11

20.29

2 1 .74

14.49

3 1 .8 8

1.45

7.97

n ăm 4

%


sv

7

n ăm 3

%

sv

8

n ăm 2

%

sV

7

n ăm 1

%

song bằng

%
Tổng


%

biên sách

Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả
5.1.4.3. N h ậ n thứ c về trìn h bày trích dẫn tro n g bài
Khi điéu tra vé cách đưa trích dẫn tro n g bài (Bảng 10), tác giả cũng nh ận th ấy mặc
dù đa số đã có p h ư ơng án đ ú n g (chiếm tỉ lệ cao ở tất cả các k h ó a), song tỉ lệ sinh n ê n
trả lời "không ghi trích dẫn trong bài” (chiếm khoảng 20% trên tổ n g số lượt lựa chpn)
cũng là con số đáng b áo động. T ro n g thực tế, theo kết quả xem xét các k hóa luận của
sinh viên các k hóa trước, tỉ lệ này th ậm chí còn cao hơn rất nhiều, chiếm 100% các khóa
luận được chọn m ẫu (T rầ n T h ị M ai H o a & Bùi N h ật Q uỳnh, 2015).
Bảng 10. Thực hiện trích dẫn trong bài
C ác phương
án lựa chọn

sv

năm
%

1

Không trích

Trích lại đầy đủ

Trích dẫn th eo

dẫn


(không có danh

chuẩn có danh

m ục TLTK)

m ụcTLTK

Cách khác

Khôig
biêt

3

13

17

0

3

8 .1 1

3 5 .1 4

4 5 .9 5


0 .0 0

£.11


71

NÂNG CAO NẪNG Lự c TRÌNH BÀY TRÍCH DẪN CHO ĐỐI TƯỢNG SINH VIÊN KHOA DU LỊCH HỌC.

7

4

15

0

2

23.33

13.33

50.00

0.00

6.67

8


2

17

3

0

27.59

6.90

58.62

10.34

0.00

4

2

17

1

0

16.00


8.00

68.00

4.00

0.00

6

0

10

0

2

35.29

0.00

58.82

0.00

11.76

28


21

76

4

7

20.29

15.22

55.07

2.90

5.07

sv năm 2
%

sv năm 3
%

sv năm 4
%

sv song bằng
%

Tổng

%

Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả
5.1.5. N guyên n hân của việc trích dân không đúng quy cách
Đ ánh giá vể nguyên nhân những sai sót trong cách trinh bày trích dẫn, sinh viên
phẩn lớn đổ lỗi cho những nhân tố khách quan như thiếu người hướng dẫn, quá nhiéu dạng
tài liệu (chiếm khoảng 30% trong các lượt lựa chọn) (Bảng 11).
Bảng 11. Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân sai sót trong trích dẫn
Thiếu

Thiếu

Không

Thiếu

Thiếu

Tài

Tài

Quá

Yếu tổ

thời


sự nhắc

thấy

sự

người

liệu

liệu

nhiều

khác

gian

nhở của

cần

hướng

hỗ trợ

quá

quá


phong

giáo

thiết

dẫn từ

trực

nhiều

nhiều

cách

khoa,

tiếp

ngôn

dạng

trích

viên

trường


sv năm 1
%
sv năm 2
%
sv năm 3
%
sv năm 4
%

sv song bằng
%
Tổng

%

ngữ

dẫn

11

3

17

8

9

11


17

8

2

29.73

8.11

45.95

21.62

24.32

29.73

45.95

21.62

5.41

0

10

15


13

7

4

10

10

1

0.00

33.33

50.00

43.33

23.33

13.33

33.33

33.33

3.33


3

7

19

11

6

8

14

9

0

10.34

24.14

65.52

37.93

20.69

27.59


48.28

31.03

0.00

3

6

12

2

0

1

1

2

0

12.00

24.00

48.00


8.00

0.00

4.00

4.00

8.00

0.00

3

9

9

8

1

10

9

4

0


17.65

52.94

52.94

47.06

5.88

58.82

52.94

23.53

0.00

20

35

72

42

23

34


51

33

3

14.49

25.36

52.17

30.43

16.67

24.64

36.96

23.91

2.17

Nguổn: SỐ liệu thống kẽ của tác già


72


Bùi Nhật Q uỳnh -TránTh ị Mai Hoa

N h ư n g nguyên n h ản được cho là quyết định hơn cả lại là nguyên nhân chủ quan.
Sinh viên cho rằng việc thự c hiện trích dẫn là ''không cẩn thiết" (chiếm 52%, tỉ lệ áp đảo
so với các phương án khác). Đ iểu này cho thấy việc trích dẫn ho àn toàn không được để
cao tro n g bài làm của sinh viên, m ặc dù sinh viên có nh ận thức về vai trò và ý nghĩa của
trích dẫn khoa học.
T ro n g khi đó, yếu tố khách quan vế áp lực thời gian không phải là yếu tố quan
trọ n g (chỉ chiếm 14% sự lựa ch ọ n ). Kết quả này đi ngược lại giả thiết của tác giả, cho
rằng sinh viên lu ô n vội vàng đê’ nộp bài trong những p h ú t cuối nên không chăm chút
cho p h ẩn trích dẫn được.
5.1.6. Sự phản hồi của giáo viên đối với việc trích dẫn của sinh viên
Khi được hỏi th ấ y /c ô giáo có đánh giá gì vé bài làm của sinh viên xoay quanh việc
trích dẫn, đa số sinh viên p h ản ánh là không nhận được sự p hản hôi nào từ phía giáo
viên (ch iếm h ơ n 50% sự lựa c h ọ n ). K hoảng 25% trả lời rằng thầy cô giáo có nhắc nhở.
K hoảng 15% sinh viên b ỏ ngỏ cầu trả lời. N hững con số này cũng lý giải tại sao sinh viên
cũng ít quan tâm đ ến việc trích dẫn trong quá trình làm bài của m ình.
Bảng 12. Phản hồi của giáo viên về việc trình bày trích dẫn của sinh viên
Các p hư ơn g án lự a chọn

Không



26

5

70.27


13.51

13

9

4 3 .33

3 0 .0 0

15

12

%

51.72

4 1 .3 8

sv n ăm 4

12

12

%

48.00


4 8 .0 0

10

3

%

58.82

17.65

Tổng

76

41

%

55.07

29.71

sv

năm

1


%

sv

năm

2

%

sv

năm

sv song

3

bằng

Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả


NÀNG CAO NÀNG Lự c TRÌNH BÀY TRÍCH DẪN CHO ĐỐI TƯỢNG SINH VIÊN KHOA DU LỊCH HOC.

73

5.2. Đánh giá chung
Kết quả điểu tra cho thấy n hận th ứ c của sinh viên về vấn đề trích dẫn và thực hiện
trích dẫn ở 4 khía cạnh chính: tần suất tiếp xúc và thực h àn h trích dẫn, nguồn cung cấp

và hướng dẫn vể trích dẫn, cách thức trích dẫn cụ thế, và nguyên nhân nhữ ng sai sót
trong trích dẫn.
Vê' tấn suất đượcyêu cẩu thực hành trích dẫn, sinh viên các khóa được nhắc nhở vể
việc trích d ẫn tài liệu th am khảo ngay từ những ngày đầu theo họ c trên giảng đường đại
học, chứng tỏ sự quan tầm ngày càng sớm của m ột bộ p hận th ầ y /c ô trong K hoa và
trong T rư ờ n g đối với vấn đé trích dẫn. Việc thực hiện trích dẫn được yêu cầu tro n g cả
những bài tập giữa kỳ; m ặc dù khô n g thư ờ ng xuyên.
M ặc d ù vậy, tro n g trư ờ n g h ợ p của K hoa D u lịch họ c, phải đ ến các bài tập lớ n
n h ư N iên lu ận (b ắ t b u ộ c đối với 100% sinh viên), N g h iê n cứu k h o a họ c sinh viên
(k h ô n g b ắ t b u ộ c ), K hóa luận tố t n g h iệp (k h ô n g b ắ t b u ộ c ), vai trò của trích d ẫn
khoa h ọ c m ớ i th ự c sự được ch ú ý với n h ữ n g hư ớng d ẫn cụ thê’ và chi tiết. N ó i cách
khác, dù tiếp xúc với trích dẫn từ sớm n h ư ng chỉ đến n ăm th ứ 3, th ứ 4, sinh viên m ới
thự c sự được th ự c h à n h trích d ẫn m ộ t cách chính th ố n g , dưới sự hỗ trợ của giáo viên
hư ớng dẫn. N h ư vậy, chỉ có m ộ t b ộ p h ậ n sinh viên th a m gia làm N C K H h o ặc K hóa
luận m ới có đ iéu kiện tiếp xúc và th ự c h àn h cụ thể, cò n đa p h ần vẫn bị th ả nổi, th iế u
hư ớ n g dẫn. D o đó, b ê n cạnh giá trị đ ịn h hư ởng n g h iên cứu đ ộ c lập cho sin h viên,
việc làm “N iê n lu ậ n ” tro n g n ăm th ứ 3 đặc b iệt quan trọ n g tro n g việc p h ổ b iến sầu
rộ n g vai trò và cách th ự c h à n h tríc h d ầ n đối với đại bộ p h ậ n sin h viên. Đ ú n g n h ư câu
châm n g ô n “h ọ c đi đôi với h à n h ”, sin h viên phải có cơ h ộ i sử d ụ n g thì c á c em m ớ i
ghi n h ớ và ch ủ đ ộ n g sử dụng.
Nguổn cung cấp thông tin, hướng dẫn về trích dần từ phía N h à trường và K hoa được
đánh giá là th iếu và chưa thực sự h iệu quả. Kết quả điếu tra cho thấy, p hẩn lớn sinh viên
phải tự h ọ c cách trích dẫn m à k h ô n g có người chỉ dẫn. Vai trò của giáo viên đứng vị trí
th ứ hai, n hư ng chỉ p h át h u y ở năm th ứ ba. N goài ra là ng u ồ n hỗ trợ từ bạn bè, anh chị
khóa trước. C ác buổi tọ a đàm , hư ớng dẫn khoa học của trường và khoa hầu n h ư chưa
phát huy được h iệu quả với đại đa số. T ừ kinh nghiệm bản th ân cho thấy, các buổi tọ a
đàm của k h o a là khô n g bắt buộc, và k h ô n g gắn với lợi ích th iết thân của đa số sinh viên
nên thư ờng số lượng th am gia rất h ạn chế. Đ iếu này làm giảm giá trị của các tọ a đ àm
này, m ặc dù p h ản hồi của sinh viên tham gia là rất tích cực.



74

Bùi Nhật Quỳnh - Trán Thị M ai Hoa

C hính sự thiếu hụ t thông tin là m ột trong những nguyên nhân khiến nhận thức của
sinh viên về vai trò của trích dẫn chưa được đầy đủ. T hậm chí vẫn còn sinh viên không hiểu
vể ỷ nghĩa của trích dẫn. H ệ quả là việc vi phạm các lỗi trích dẫn xảy ra khá thường xuyên.
M ặt khác, m ột bộ p h ận không nhỏ trong sinh viên sử dụng trích dẫn vì cho rằng trich dẫn
sẽ làm tăng tính thuyết phục cho lập luận, làm cơ sở vững chắc cho bài viết, và như vậy sẽ
được thầy cô đánh giá cao. Phải chăng sinh viên còn đang nặng nể vấn để điểm số.
Sơ lược m ộ t số trư ờ ng hợp vi phạm trong trình bày trích dẫn, kết quả nghiên cứu
cho th ấy lỗi vi p h ạm thư ờng xảy ra đối với các dạng tài liệu “ít quen th u ộ c ” như bài báo
trên tạp chí, chương sách. Đ ối với nhữ ng ấn phẩm điện tử n h ư bài viết trên m ạng, việc
chấp h àn h các quy chuấn th ô n g tin bị bỏ ngỏ. P hần đông chi ghi rất sơ sài, hoặc thậm
chí chỉ đưa đường dẫn. Kết quả này cũng thống nhất với kết quả khảo sát nguồn tài liệu
thứ cấp của T rần T h ị M ai H o a & Bùi N h ật Q uỳnh (2 0 1 5 ), cho rằng sinh viên còn rất
lúng tú n g khi trích d ẫn tài liệu từ trê n mạng. Có trường hợp chỉ đưa đư ờng dẫn là cả
m ộ t w ebsite n h ư w w w .google.com hay www.vnexpress.net. M ộ t lỗi sai nữa là việc
không thự c hiện trích dẫn tro n g bài m à chỉ liệt kê tài liệu tro n g danh m ục tài liệu tham
khảo, n h ư m ộ t cách “lấy lòng” giáo viên chấm bài.

Như vậy, nếu so sánh với những lỗi vi phạm đã được công bố trên thế giới, những
lỗi sai của sinh viên K hoa là đặc b iệt nghiêm trọng, th ể hiện sự n o n yếu tro n g kỹ năng
thực h àn h trích dẫn của sinh viên.
Nguyên nhân của những lỗi vi phạm trên được kết quả th ố n g kê ph ản án h là do yếu
tố chủ quan h ơ n là khách quan. C ụ th ể là do sinh viên thấy việc trích dẫn khô n g thực sự
cẩn thiết, và cũng k h ô n g n h ận được nhiểu sự đánh giá, nhắc n h ở của giáo viên chấm bài
vể ván để này.


6. Đề xuất và bàn luận mở rộng
T ó m lại, bài th am luận này đã để cập đến thực trạng vé nh ận thứ c và thự c hành
trích dẫn tro n g sinh viên, trên cơ sở điểu tra bảng hỏi đối với sinh viên đang th eo học hệ
chính quy và bẳng kép của K hoa D u lịch học, T rư ờng Đại học K hoa họ c Xã hội và
N h â n văn, Đại học Q ụ ố c gia H à N ội. K ết quả điểu tra ph ản ánh sự th iếu quan tâm của
sinh viên đến h o ạ t đ ộ n g trích dẫn khoa học, mặc dù yêu cầu vể trích dẫn đang dần được
đưa vào thư ờng xuyên h ơ n tro n g quá trình học tập tro n g trường. Đ ổng thời, số liệu
khảo sát cũng khẳng đ ịn h việc thự c hàn h trích dẫn còn vi phạm nhiểu lỗi sai nghiêm
trọng, cẩn phải được chấn chỉnh, uố n nắn ngay từ giai đoạn đẩu.


MÂNG CAO NĂNG Lực TRÌNH BÀY TRÍCH DẪN CHO ĐỐI TƯỢNG SINH VIÊN KHOA DU LỊCH HỌC.

75

Dựa trê n kết quả điểu tra, kết hợp với công trình nghiên cứu trước đó, tác giả đưa ra
m ộ t số định hướng, cũng n h ư giải pháp cụ th ể cho K hoa và N h à trường, bao gồm :
- Về n h ận thức, cần đầy m ạnh và n ân g cao vai trò nguổn th ô n g tin hướng dẫn thực
hiện trích d ẫn tài liệu th am khảo từ p h ía N h à trường và K hoa. M ở các khóa hướng dẫn
cấp Khoa và T rư ờ n g về trích dẫn tài liệu tham khảo cho sinh viên. P hát huy tố t h ơ n vai
trò nguổn th ô n g tin trích dẫn của các tọ a đàm N C K H sinh viên của Khoa. C ó yêu cẩu
với giáo viên vể việc hư ớng dẫn và p h ổ biến thực hàn h trích dẫn cho sinh viên. Tận
dụng ngu ổ n lực là các sinh viên năm 3, sinh viên đã tham gia nghiên cứu khoa họ c đế
hướng dẫn, k èm cặp cho các sinh viên k h ó a dưới về trích dẫn.
- Vế thự c hành, cẩn đưa ra h ìn h th ứ c xử phạt nghiêm đối với nhữ ng vi phạm về
trích dẫn tài liệu th am khảo (th ự c h iện lại bài kiểm tra - đánh giá, không cho điểm ...).
G ắn “h ọ c đi đôi với h à n h ” th ô n g qua việc phát huy các bài tập cá nhân bắt b u ộ c có yêu
cầu vể trích dẫn. C ụ thê’ là đưa bài "N iên luận” vào sớm hơ n cho sinh viên năm th ứ 2 và
công bố k h u n g chấm điểm có tiêu ch uẩn về trích dẫn. C ông bố các hướng dẫn vể trích
dẫn cụ thể; công khai trên các b ảng th ô n g tin của K hoa để sinh viên b iết và có điểu kiện

thực hành.
C ó thê’ nói, suy cho cùng, n h ận th ứ c còn no n kém cũng n h ư những vi phạm trong
trích dẫn của sinh viên có nguyên n h ân sâu xa xuất p h át từ phư ơng pháp học của sinh
viên tro n g K hoa, tro n g T rường, m à rộ n g hơn là cách học của sinh viên V iệt N am nói
chung còn quá khác biệt so với n h ữ ng quốc gia tiên tiến trên th ế giới. Việc làm bài của
sinh viên th ể h iện sự th ụ động, chỉ th u gọn tro n g các bài giảng của giáo viên m à chưa có
sự m ở rộng, h ọ c hỏ i từ các ngu ồ n tài liệu ngoài. Sinh viên vân họ c th eo hình thứ c n hư ở
p h ố thông, th iếu nhữ ng đánh giá, tìm tò i của bản thân vể m ô n học. Khi không tìm tòi,
đào sâu nghiên cứu th ì cũng đ ổng nghĩa với việc sinh viên thiếu chú ý đến các nguồn tài
liệu th am khảo, và cũng chẳng có gì để trích dẫn. D o đó, nếu th am gia vào m ộ t m ôi
trư ờng h ọ c th e o chuẩn quốc tế, sinh viên sẽ vấp phải khô n g ít lúng túng, h ụ t hẫng và
khó khăn.
C ùng với sự vận đ ộ n g m ạn h m ẽ của xã hội, việc tiến đến gần nhữ ng chuẩn m ực của
nhân loại là xu th ế b ắt buộc, k h ô n g thê’ ph ủ n h ận trong m ọi lĩnh vực, kể cả giáo dục và
đào tạo. M ộ t tro n g n h ữ ng yếu tố làm n ê n giá trị của m ộ t đại học nghiên cứu là số lượng
và chất lượng bài n ghiên cứu, tro n g đó có sự góp phấn không nh ỏ của các kỹ năng cơ
bản n h ư kỹ năng thự c h àn h trích dẫn. D o đó, dù sớm hay m uộn, vai trò và nhận thứ c vể


76

Bùi Nhật Quỳnh - Trấn Thị Mai Hoa

thực h ành trích d ân cẩn được đề cao. P hát huy sớm vai trò và truyền đạt cho sinh viên
kỹ năng thực h àn h trích d ẫn sẽ là nhiệm vụ cấp th iết hiện nay.
H y vọng rằng, với đ ó n g góp nhỏ này, tác giả đã ph ần nào gợi được sự chú ỷ của các
nhà giáo dục nói chung và đội ngủ giáo viên, giảng viên của N h à trường nói riêng về tẩm
quan trọ n g của việc thực h àn h trích dẫn khoa học. Rất m ong sẽ nhận được nhiều ý kiến
dóng góp và p h ản hổ i để công trình được hoàn thiện hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiêng Việt
1.

T rần T h ị M ai H o a & Bùi N h ật Q uỳnh ( 2015 ); N hữ ng lỗi thư ờng gặp tro n g trích
dẫn khoa h ọ c của sinh viên K hoa D u lịch học, T rường Đại học Khoa học Xã hội và
N h ân văn, Đ H Q G H N . T ro n g Kỷ yếu H ội thảo Đào tạo D u lịch trong trường đại học
nghiên cứu, tr. 155-176, H à N ộ i ngày 1 7 /4 /2 0 1 5 .

Tiếng Anh
2.

Brahm i F.A. MA, M LS, A H IP & Gall

c.

MLS, A H IP (2 0 0 6 ), E n d N o te and

R eíerence M anager C itatio n Form ats C om pared to “Instructions to A u th o rs” in
T o p M edical Jo u m al, Medical Reference Service Quarterỉy, 25 ( 2), 49-57. R etrieved
o n Ja n . 6th, 2015 from h ttp ://d x .d o i.o rg /1 0 .1 3 0 0 /J 1 1 5 v 2 5 n 0 2 _ 0 4 .

3..

Carlin A.P. (2 0 1 0 ), Som e Bibliographic Practices in Interdisciplinary W ork:
A ccounting for C itatio n s in Library and Iníorm ation Sciences, Accountabiỉity in
Research: Policies and Qụality Asurance, 1 0 :1 ,27-45. R etrieved o n Ja n .6 th 2015 , from
h ttp ://d x .d o i.o rg /1 0 .1 0 8 0 /0 8 9 8 6 2 0 3 0 0 5 0 1 .

4.


K argboJ.A . ( 2010 ), U n d erg raduate S tudents’ Problem s w ith C iting References, The
Re/erence Librarian, 51 ( 3 ), 222-236. 02763871003769673

5..

Elsevier B.v. ( 2015 ), Who uses ScienceDirect, Retneved on Ịan. 6th 2015 from
h t± p ://www.elsevier.com/online-tools/sciencedirect/who-uses-sciencedứect.

61. Lee, A.Y. (2 0 1 2 ), It’s tim e to T each C itation Basics, The Reference Librarian, 54:1,
55-60. h ttp ://d x .o rg /1 0 .1 0 8 0 /0 2 7 6 3 8 7 7 .2 0 1 3 .7 3 5 5 2 2 .


×