Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

Tín ngưỡng thờ thần của các làng ven sông Tô Lịch, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.8 MB, 198 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ KIM OANH

TÍN NGƢỠNG THỜ THẦN CỦA CÁC LÀNG
VEN SÔNG TÔ LỊCH, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Dân tộc học

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ KIM OANH

TÍN NGƢỠNG THỜ THẦN CỦA CÁC LÀNG
VEN SÔNG TÔ LỊCH, HÀ NỘI

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Dân tộc học
Mã số: 60 22 70

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Chính

Hà Nội-2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Mọi tham khảo trong luận văn này đều được trích dẫn rõ
ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Kim Oanh


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này với tôi là một công trình nghiên cứu khoa học, đúc kết các
kinh nghiệm học tập cả ở bậc đại học và thạc sỹ. Tôi có thể hoàn thành được luận
văn này là nhờ có sự giúp đỡ, động viên của nhiều người. Trước hết, cho phép tôi
được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn Chính, người thầy hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Thầy không những chỉ bảo cho tôi phương
pháp nghiên cứu, cung cấp cho tôi nhiều tư liệu quý báu mà còn luôn động viên,
khuyến khích tôi để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới tập thể cán bộ Thư viện Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thư viện Quốc gia cũng như những người dân ở các
làng ven sông Tô Lịch đã cung cấp tài liệu và giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu
thực địa.
Luận văn này sẽ thật khó có thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ, động
viên của gia đình, bạn bè. Từ đáy lòng, tôi xin cảm ơn những người đã luôn bên tôi,
cổ vũ tôi, cho tôi nguồn động viên lớn về mặt tinh thần để tôi có thể vững bước
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm nghiên cứu của bản thân,
tôi tin rằng luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của

thầy cô và các bạn để công trình nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.
Từ sâu thẳm lòng mình, tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2015
Học viên

Phạm Thị Kim Oanh


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

HN : Hà Nội
GS : Giáo sư
PGS: Phó giáo sư
TS : Tiến sĩ
Nxb : Nhà xuất bản
TP : Thành phố
Cb : Chủ biên
Tr

: trang

ÂL : Âm lịch


MỤC LỤC
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ................................................................ 3
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7

5. Nguồn tư liệu, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu................................... 8
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 11
7. Nội dung của luận văn................................................................................. 13
Chƣơng 1. CÁC LÀNG VEN SÔNG TÔ LỊCH TRONG KHÔNG GIAN
VĂN HÓA THĂNG LONG – HÀ NỘI ....................................................... 14
1.1. Sông Tô Lịch trong lịch sử ................................................................. 14
1.1.1. Tên gọi sông Tô Lịch ...................................................................... 14
1.1.2. Giới hạn địa lý của sông Tô Lịch ................................................... 15
1.1.3. Vai trò sông Tô Lịch trong lịch sử .................................................. 17
1.2. Hệ thống các làng ven sông Tô Lịch.................................................. 20
*Tiểu kết chương 1......................................................................................... 29
Chƣơng 2. NHỮNG VỊ THẦN ĐƢỢC THỜ CÚNG Ở CÁC LÀNG VEN
SÔNG TÔ LỊCH ........................................................................................... 30
2.1. Các vị thần đƣợc tôn thờ trong không gian tín ngƣỡng hai bên sông
Tô Lịch ........................................................................................................ 30
2.1.1. Về tín ngưỡng thờ thần ở các làng bên sông Tô Lịch..................... 30
2.1.2. Lịch sử các vị thần .......................................................................... 40
2.1.3. Các loại hình di tích thờ tự trong tín ngưỡng thờ thần và sự phân
bố của các di tích thờ thần ven sông Tô Lịch ........................................... 48
2.2. Đặc điểm thờ thần ở các làng ven sông Tô Lịch .............................. 52
2.2.1. Hành trạng và mối liên hệ giữa các vị thần ở các làng ................. 52

1


2.2.2. Sự đan xen của các lớp văn hóa trong tín ngưỡng thờ thần .......... 57
2.2.3. Tính biểu trưng của tín ngưỡng thờ thần và ý nghĩa của nó .......... 70
* Tiểu kết chương 2........................................................................................ 77
Chƣơng 3. CON NGƢỜI, THẦN LINH VÀ VĂN HÓA TÂM LINH Ở
MỘT VÙNG ĐẤT CỦA KINH ĐÔ THĂNG LONG – HÀ NỘI ............. 78

3.1. Đặc trƣng hoạt động thờ cúng các vị thần của các làng ven sông Tô Lịch. 78
3.1.1. Thời gian thực hành các hoạt động thờ cúng ................................. 79
3.1.2. Không gian thực hành thờ cúng ..................................................... 81
3.1.3. Các nghi lễ thờ cúng ....................................................................... 83
3.2. Mối liên hệ giữa các làng thông qua các hoạt động thờ cúng ....... 105
3.3. Những biến đổi trong hoạt động thờ cúng ở các làng ven sông
Tô Lịch ............................................................................................ 110
3.3.1. Một số biến đổi trong thực hành thờ cúng ................................... 110
3.3.2. Biến đổi trong cách ứng xử của người dân các làng ven sông Tô
Lịch đối với việc thờ cúng thần............................................................... 118
* Tiểu kết chương 3...................................................................................... 122
KẾT LUẬN .................................................................................................. 123
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 125
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 137

2


TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1. Lý do chọn đề tài
Từ ngàn xưa, người Việt Nam nào cũng có lòng tín mộ và niềm tin vào một
đối tượng nhất định. Lòng tín mộ ấy được thể hiện, thực hành thông qua một cách thức
thờ cúng nào đó và biểu hiện rõ ràng qua các thời kì lịch sử, người Việt Nam đã sẵn
sàng đón nhận các tôn giáo truyền từ nước ngoài vào nước ta như: Phật giáo, Kitô giáo,
Hồi giáo,...hoặc thành tâm tin theo Cao Đài giáo và Phật giáo Hòa Hảo mới được sáng
lập sau này. Sự biểu hiện lòng tín mộ ấy phổ biến nhất chính là các tín ngưỡng mang
tính dân gian của riêng người Việt Nam - sự thờ cúng các vị thần linh.
Thăng Long - Hà Nội đã trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử và thần linh
đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân, như là một
nguồn che chở về mặt tinh thần. Trong đó, các vị thần linh ven sông Tô Lịch là một

bộ phận cấu thành nên hệ thống thần linh thành Thăng Long. Con sông Tô không
đơn thuần là vật chất hữu hình mà đã biến hóa vào trong đời sống tinh thần của
người dân qua các truyền thuyết, áng văn chương,…Tuy nhiên, có một thực tế là
hiện nay, vị trí, vai trò của sông Tô Lịch đang dần bị thu hẹp. Đau xót hơn, nó chỉ
còn lại là một dòng sông với chức năng như một con mương thoát nước thải cho
thành phố Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa.
Trong những năm gần đây, hiện tượng “thánh vật” sông Tô Lịch đã làm tốn
không ít giấy mực của các cơ quan báo chí, các nhà nghiên cứu và đã có rất nhiều
hoạt động thờ cúng, mê tín diễn ra xung quanh sự đồn thổi về hiện tượng trên. Điều
này cho thấy con sông Tô Lịch cũng như tín ngưỡng thờ thần ở đây vẫn còn tồn tại
và ảnh hưởng đến nhiều mặt trong đời sống tâm linh của cộng đồng cư dân ven
sông. Việc khảo sát văn hóa tín ngưỡng của cư dân bên sông Tô Lịch cho thấy tầm
quan trọng của dòng sông này đối với văn hóa tâm linh của các cư dân sống ven
sông.
Hiện nay, khu vực ven sông Tô Lịch đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ.
Chính quá trình này đã bao phủ lên một lớp văn hóa khác trong đời sống tôn giáo tín

3


ngưỡng các làng ven sông. Nghiên cứu các vị thần được thờ ở đây trên khía cạnh sự
phân bố, đặc điểm trong thực hành thờ cúng nhằm bóc tách các lớp văn hóa để tìm ra
cội nguồn của lịch sử thủ đô, tìm hiểu về diện mạo văn hóa Thăng Long – Hà Nội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có mục đích chính là nghiên cứu tín ngưỡng của cư dân ven sông
thông qua hệ thống các di tích, lễ hội, các đặc điểm trong nghi thức thờ cúng thần ở
các làng với những nét tương đồng và dị biệt cũng như mối quan hệ thờ cúng các vị
thần giữa các làng gắn với sông Tô Lịch. Bên cạnh đó, tác giả luận văn cũng muốn
tìm hiểu thái độ, niềm tin của cư dân bên sông đối với tính thiêng của các vị thần.
Qua việc tìm hiểu đặc điểm thờ cúng cũng như niềm tin của cư dân, chúng tôi muốn

làm rõ các giá trị, sự vận động của tín ngưỡng này theo không gian, thời gian và tìm
hiểu ý nghĩa của hoạt động thờ cúng các vị thần trong văn hóa Thăng Long nói
chung đặc biệt trong quá trình đô thị hóa hiện nay.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về Thăng Long – Hà Nội của các học
giả, có thể chia các nghiên cứu này làm ba giai đoạn, mỗi giai đoạn các nhà nghiên
cứu có quan điểm khác nhau:
- Thời kỳ Pháp thuộc: Một trong những tư liệu quý giá nhất về tín ngưỡng thờ
cúng thần là “Thư mục thần tích, thần sắc” (hiện lưu trữ tại Viện Thông tin Khoa
học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội) của Viện Viễn Đông Bác Cổ, điều tra
năm 1938.
Năm 1938, theo danh nghĩa “Hội khảo cứu phong tục”, các nhà nghiên cứu đã
thực hiện một cuộc tổng điều tra về các vị thần được thờ cúng ở các làng xã từ Nam
Trung bộ trở ra ngoài Bắc. Báo cáo của các chức sắc có đủ các bản chép thần tích,
các sắc phong thần và phong tục thờ cúng với những đặc điểm riêng biệt của mỗi
làng, từ thần tích các thần, thời gian tổ chức tế lễ, rước xách, các lễ vật, các kiêng
kỵ,…Những bản kê khai đó viết bằng chữ quốc ngữ hay chữ Hán do hương lý các
làng nộp cho Viện Viễn Đông Bác Cổ. Đây là một tư liệu quý về tục thờ thành
hoàng làng của Đồng bằng Bắc Bộ.

4


Bên cạnh những công trình thống kê có giá trị nêu trên, còn phải kể tới một số
công trình nghiên cứu chuyên khảo khác như Phan Kế Bính trong “Việt Nam phong
tục” đăng tải trên Đông Dương tạp chí từ số 24 đến số 49 trong hai năm 1913-1914,
Nguyễn Văn Khoan trong “Bàn về cái đình và tục thờ thành hoàng” in trên Tập san
BEFEO của Viện Viễn Đông Bác Cổ, Đào Duy Anh trong “Việt Nam văn hóa sử
cương” năm 1938 in ở Huế, Nguyễn Văn Huyên trong “Văn minh An Nam” do Nha
Học chính Đông Dương in năm 1944,...

Đây là giai đoạn các nhà nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào việc sưu tầm, thống
kê, khảo tả và đánh giá về các di tích, tín ngưỡng thờ cúng. Các nghiên cứu này đã
mang lại cái nhìn khá tổng quát về các phong tục chung cũng như đời sống tâm linh
của Thăng Long – Hà Nội và là nguồn thông tin rất hữu ích cho các nghiên cứu sau
này về phong tục, các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam.
- Thời kỳ trước đổi mới 1986: Giới nghiên cứu ít tập trung vào vấn đề tôn giáo,
tín ngưỡng do chính sách của Đảng và Nhà nước coi tôn giáo – tín ngưỡng mang
nhiều yếu tố mê tín dị đoan. Các nghiên cứu về tôn giáo tín ngưỡng bị coi là lạc
hậu, mê tín, tàn dư của xã hội cũ và do động cơ chính trị chi phối. Tuy nhiên, vẫn có
những nghiên cứu liên quan đến vấn đề tín ngưỡng và sau năm 1954, có một số học
giả Việt Nam quan tâm tới vấn đề tín ngưỡng thờ thần và tập trung vào hai vấn đề:
+ Thờ cúng thần linh với tư cách như một hiện tượng tôn giáo: các nghiên cứu
của Nguyễn Văn Huyên, Trần Văn Giáp,...
+ Thờ cúng thần linh được tiếp cận như một hiện tượng tín ngưỡng dân gian
mà ở đó các nhà nghiên cứu phân tích lễ hội, truyền thuyết, sự tích, thần
tích,…nhằm khai thác, phát hiện đời sống văn hóa các làng ven sông Hà Nội.
- Từ sau thời kỳ đổi mới năm 1986: Đời sống tâm linh tín ngưỡng trong xã hội
nhìn chung được cởi mở, tự do hơn so với thời kỳ và xu hướng chung là đã có sự
thay đổi trong nhận thức của các nhà nghiên cứu, không bị gò bó đi theo những lối
mòn cũ. Nhiều công trình đã quan tâm đến các giá trị của văn hóa tâm linh đối với
sự phát triển của văn hóa dân tộc. Khi các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng, các lễ hội,
đình chùa, đền, miếu có khuynh hướng được phục hồi và bảo tồn thì cũng có các

5


nghiên cứu tập trung về vấn đề này như: “Đình miếu và lễ hội dân gian: Văn hoá cổ
truyền Việt Nam của Sơn Nam (1992), “Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội
hiện đại” của Đinh Gia Khánh (1993), “Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền” của Ngô
Đức Thịnh (2008), Vũ Ngọc Khánh với “Tín ngưỡng dân gian Việt Nam” (2001),

Nguyễn Bích Hà với “Tín ngưỡng và giải mã tín ngưỡng trong văn hóa dân gian
người Việt” (2009),…Trong đó, có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào lịch sử, văn
hóa Thăng Long - Hà Nội như Đỗ Thỉnh với “Di tích và văn vật vùng ven Thăng
Long”, Nguyễn Vinh Phúc, Nguyễn Duy Hinh với các nghiên cứu “Các thành
hoàng và tín ngưỡng Thăng Long Hà Nội”(2009), “Thần tích Hà Nội và tín ngưỡng
thị dân” (2004), Trần Quốc Vượng với “Trên mảnh đất ngàn năm văn vật” (2009),
“Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội” của Trần Lâm
Biền, Trịnh Sinh (2011),...
Các công trình nghiên cứu riêng lẻ liên quan đến không gian văn hóa ven sông
Tô Lịch thời kỳ này được công bố vô cùng phong phú. Một số công trình mang tính
chất mô tả khái quát hệ thống làng xã và các di tích thờ cúng thần linh ven sông Tô
Lịch như: “Từ sông Tô đến sông Nhuệ” của Đỗ Thỉnh (1986), “Làng xã ngoại
thành Hà Nội” của Bùi Thiết (1985),…Một số công trình chuyên khảo về một khía
cạnh cụ thể trong đời sống tôn giáo – tín ngưỡng của Hà Nội như: “Đình và đền Hà
Nội” của Nguyễn Thế Long (2005), “Hội làng Hà Nội” của Lê Trung Vũ (2006),
Đình đền chùa Hà Nội do Lam khê - Khánh Minh sưu tầm và biên soạn
(2010),…cũng đã giới thiệu về một số làng ven sông Tô Lịch cụ thể. Trong khi đó,
một số nhà nghiên cứu khác lại tập trung vào miêu tả lễ hội và hoạt động thờ cúng.
Qua các tư liệu có thể thấy, các công trình đi trước thuần túy thống kê, mô tả
về các di tích, lễ hội, về đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của các làng ven sông Tô
Lịch một cách rời rạc mà chưa hệ thống thành một không gian văn hóa tôn giáo tín
ngưỡng chung - không gian văn hóa tín ngưỡng ven sông Tô Lịch. Sông Tô Lịch
với tư cách là một thực thể văn hóa chưa được nghiên cứu tổng thể. Vấn đề nghiên
cứu tâm lý, ứng xử của người dân đối với các hoạt động cũng như hệ thống di tích
tôn giáo, tín ngưỡng khu vực ven sông Tô Lịch vẫn còn bỏ ngỏ.

6


Trong công trình nghiên cứu của mình, chúng tôi đã kế thừa một số kết quả

nghiên cứu của các tác giả để từ đó tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về tín ngưỡng thờ
thần của cư dân ven sông Tô thông qua việc kết hợp với nghiên cứu thực địa.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là không gian văn hóa tín ngưỡng thờ
cúng thần ven sông Tô Lịch với các bộ phận: hệ thống di tích thờ cúng, lễ hội, mối
liên hệ giữa các làng cũng như niềm tin của người dân vào các vị thần.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các làng ven sông Tô
Lịch (từ khu vực Bưởi thuộc phường Bưởi - quận Tây Hồ và phường Nghĩa Đô –
quận Cầu Giấy đến xã Thanh Liệt – huyện Thanh Trì) thuộc các quận Ba Đình,
Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai và huyện Thanh Trì.
Đơn vị nghiên cứu được tiếp cận trong luận văn là “làng”. Làng ở đây mang ý
nghĩa là một đơn vị cư tụ cư truyền thống, nơi lưu giữ các nét văn hóa đặc trưng của
một cộng đồng.
Thực tế, địa bàn khảo sát trong luận văn, dưới tác động của quá trình đô thị
hóa, nhiều làng đã trở thành phường, mang dáng dấp phố xá hoặc có làng đã bị chia
cắt, sáp nhập theo một đơn vị hành chính khác, không còn hình hài của một làng
thuần túy. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi vẫn cố gắng khảo sát các
địa phương đó với tư cách là một kết cấu làng xã truyền thống chứ không phải theo
đơn vị hành chính hiện tại. Có thể các làng lựa chọn khảo sát chưa thực sự chính
xác về địa bàn của các làng trước kia nhưng cũng sẽ có được một cái nhìn khái quát
nhất định về tín ngưỡng thờ thần của các khu vực này. Làng ven sông trong nghiên
cứu này được xác định là nơi mà sông Tô Lịch có tác động trực tiếp đến đời sống và
ảnh hưởng đến văn hóa của cư dân khu vực đó.
Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu tập trung khảo sát về tín ngưỡng thờ thần
truyền thống của cư dân bên sông Tô Lịch thời hiện đại tức là những gì còn đang

7



hiện hữu. Bên cạnh đó, cũng sẽ có những đối sánh nhất định với các thời kỳ trước
qua các tư liệu còn lưu trữ để cho thấy sự biến đổi.
5. Nguồn tƣ liệu, lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện đề tài, tác giả luận văn sử dụng hai nguồn tư liệu chính là: nguồn
tư liệu viết (sách, báo…), tư liệu truyền miệng.
* Về nguồn tư liệu viết cũng bao gồm hai nguồn chính:
- Nguồn tư liệu chính văn: Các bộ chính sử, sắc phong, địa bạ, hương ước, gia
phả, xã chí, sách ghi chép về nghi thức và văn tế,…
- Các nghiên cứu, tư liệu của các học giả, các nhà nghiên cứu…
* Tư liệu truyền miệng: Bao gồm các truyền thuyết, truyện kể dân gian, tục
ngữ, ca dao, hệ thống địa danh, các câu chuyện kể xung quanh các nhân vật, sự
kiện, phong tục của làng xã.
Nguồn tư liệu thực địa: Bao gồm những thông tin thu được trong quá trình
phỏng vấn người dân các làng ven sông Tô Lịch và các tài liệu sưu tầm được khi
nghiên cứu thực địa bao gồm cả các tài liệu vật thực như văn bia, bài khắc minh văn.
5.2. Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có sử dụng phương pháp chính là các
phương pháp của ngành nhân học bao gồm:
- Phương pháp định lượng và phân tích bản đồ
Chúng tôi sử dụng phương pháp định lượng nhằm thống kê các làng ven sông
Tô Lịch, các vị thần được thờ ở các làng này với mật độ phân bố ra sao. Sau khi thu
thập được số liệu và thống kê các làng, chúng tôi dùng phương pháp bản đồ để phân
tích mối quan hệ chung giữa các làng trong việc thờ cúng thần.
- Phương pháp phân tích thần tích
Chúng tôi tiến hành tóm tắt, phân tích các bản thần tích, thần sắc cũng nhằm
tìm ra mối liên hệ trong việc thờ cúng giữa các làng khu vực ven sông Tô Lịch.
- Phương pháp khảo sát thực địa


8


Tác giả luận văn đã tiến hành điền dã tại thực địa các làng ven sông Tô Lịch,
nay là các xã, phường sau: Phường Bái Ân, Bưởi, Vĩnh Phúc, Cống Vị, Ngọc
Khánh (quận Ba Đình), Láng Thượng, Láng Hạ, Thịnh Quang (quận Đống Đa),
Phường Nghĩa Đô, Quan Hoa, Yên Hòa, Trung Hòa (quận Cầu Giấy), Phường Nhân
Chính, Khương Đình, Khương Trung, Hạ Đình, Kim Giang, (quận Thanh Xuân),
Phường Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai), xã Thanh Liệt (huyện
Thanh Trì).
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát các di tích có thờ thần tại các phường, xã này:
đình, đền, miếu, phủ,…để có được thống kê về số lượng, mật độ phân bố của các di
tích này cũng như có sự thống kê, phân loại các vị thần được thờ cúng dọc hai bên
bờ sông Tô.
Kết quả khảo sát thực địa, với các đặc điểm phân bố các di tích, các mối quan
hệ giữa các nơi thờ ở hai bên sông Tô Lịch làm sáng tỏ sông Tô Lịch có vai trò liên
kết giữa các làng thờ thần, tạo thành một mạng lưới. Chúng tôi cũng tiến hành phân
chia các di tích ở các làng dọc theo sông theo hai bên tả ngạn và hữu ngạn. Tuy
nhiên, sự phân chia này chỉ là tương đối để cho việc điều tra và thống kế được thuận
tiện hơn bởi như trình bày ở trên thì đây là một không gian tín ngưỡng có mối liên
quan mật thiết đến nhau.
Trong quá trình điền dã, chúng tôi sẽ tiến hành phỏng vấn người dân địa
phương (phỏng vấn bằng bảng hỏi và phỏng vấn bán cấu trúc) về tín ngưỡng thờ
các vị thần tức là có sự khảo sát thu thập tài liệu định lượng và phân tích định tính.
Do các làng ven sông Tô Lịch đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, nhiều làng
đã trở thành phường nội thành nên có rất nhiều người nhập cư, vì vậy, chúng tôi đã
tiến hành phỏng vấn cả những người dân gốc ở các làng và những cư dân mới
chuyển đến đến để thấy được mối quan tâm của họ về vùng đất và yếu tố tâm linh.
Phỏng vấn bằng bảng hỏi đã được tiến hành với 100 người. Số liệu thu thập
được sau đợt khảo sát đã được thống kê theo độ tuổi, giới tính, quê quán, nghề

nghiệp. Chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn sâu theo kiểu bán cấu trúc với 20
người mà chủ yếu là đối với những người gốc ở làng, có hiểu biết về vấn đề mà luận

9


văn đang quan tâm. Bên cạnh phỏng vấn từng cá nhân, chúng tôi còn tiến hành
phỏng vấn, thảo luận nhóm.
Ngoài ra, tác giả luận văn còn tiến hành quan sát không tham dự tức là không
tham gia trực tiếp vào các hoạt động thờ cúng, mà với tư cách là người ngoài cuộc
quan sát.
Phương pháp quan sát thực địa này sẽ giúp chúng tôi có được những thông tin
thực tế, xác thực về sự phân bố các di tích tín ngưỡng thờ thần, việc thờ cúng thần
hiện nay như thế nào: lịch sử các làng, tục lệ ngày giỗ, niềm tin của người dân vào
việc thờ thần ra sao, biến đổi trong tín ngưỡng thờ cúng thần,…
Trong nghiên cứu này, tác giả luận văn có sử dụng phương pháp liên ngành,
sử dụng nguồn tài liệu của nhiều ngành khoa học như khảo cổ học, lịch
sử,...Phương pháp lịch sử và lý thuyết biến đổi văn hóa cũng được áp dụng để gắn
đối tượng nghiên cứu với một giai đoạn nhất định trong sự đối sánh với các giai
đoạn trước nhằm làm sáng tỏ quá trình vận động của tục thờ và sự biến đổi trong
ứng xử của người dân đối với tín ngưỡng thờ thần.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng áp dụng lý thuyết tiếp cận địa văn hóa vào trong
nghiên cứu. Không gian địa lý cũng được xem là một yếu tố cấu thành hệ thống văn
hóa. Không gian địa lý có thể bị biến đổi theo thời gian cũng như do tác động của
sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng về cơ bản đây vẫn cái nền mà trên đó các dạng
thức văn hoá tồn tại và vận động. Không gian văn hoá của một cộng đồng chủ yếu
được hình thành và phát triển trong một bối cảnh địa lý nhất định. Trong quá trình
tương tác với tự nhiên của không gian địa lý mình sinh sống, con người đã tạo
ra văn hoá và ngược lại văn hóa lại thích ứng vào trong không gian tự nhiên để làm
nên bản sắc văn hóa của từng khu vực. Nền văn hóa được xây dựng và định vị trong

một không gian nhất định, nếu tiếp cận từ hệ thống thì có thể thấy rằng trong một
không gian văn hóa với tư cách là một tổng thể cấu trúc, có thể tìm ra các hệ thống
nhỏ hơn nằm trong mối quan hệ với không gian văn hóa tổng thể.
Không gian văn hóa bao gồm không gian địa lý mà trên đó con người - chủ thể
văn hóa sinh sống. Khi không gian văn hoá biến đổi sẽ kéo theo sự biến đổi của chủ

10


thể văn hoá và các đặc trưng văn hoá của toàn hệ thống. Trong không gian văn hóa
thì quan hệ giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa cư dân bản địa với bên ngoài được
diễn ra thường xuyên, nó có tính tương tác lẫn nhau.
Dựa trên cách tiếp cận địa văn hóa khi nghiên cứu không gian văn hóa, trong
khuôn khổ luận văn, chúng tôi đã xác định một không gian địa lý cụ thể là các làng
ven sông Tô Lịch, trong đó thờ cúng thần linh là một hoạt động văn hóa nảy sinh có
sự tác động của chính không gian địa lý đó.
Các đặc trưng văn hóa ở các làng ven sông Tô chính là một tiểu hệ thống trong
một không gian văn hóa lớn hơn là Thăng Long – Hà Nội. Do đó, việc nghiên cứu
tín ngưỡng thờ thần trong một trong gian nhất định sẽ bóc tách các lớp văn hóa ẩn
giấu trong đó nhằm phân tích không gian văn hóa các làng ven sông Tô Lịch để làm
rõ sự hình thành và tồn tại của hiện tượng thờ cúng này trong mối quan hệ với môi
trường sinh tồn cũng như mối liên hệ giữa dòng sông Tô Lịch và văn hóa Thăng
Long – Hà Nội.
Sau khi sử dụng các biện pháp nghiên cứu liên ngành và thực địa, chúng tôi
cũng tiến hành tổng hợp, so sánh các dữ liệu, thông tin thu thập được để có được cái
nhìn tổng quan về diện mạo của loại hình tín ngưỡng này trong một bộ phận dân cư.
Phương pháp điều tra điền dã, nghiên cứu thực địa nhằm tiếp cận với các nguồn sử
liệu tại địa phương như văn bia, hệ thống các công trình tôn giáo tín ngưỡng. Có thể
nói rằng, luận văn chủ yếu là một mô tả dân tộc học về tục thờ cúng thần ở các làng
cổ truyền ven sông Tô Lịch được đặt trong bối cảnh của không gian văn hóa Thăng

Long – Hà Nội.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Dòng sông Tô Lịch là một biểu tượng của thủ đô Hà Nội, nhưng chính cư
dân sống xung quanh nó đã làm nên những giá trị biểu tượng đó. Nghiên cứu di sản
còn lại về mặt tôn giáo, tín ngưỡng của dòng sông này cũng chính là phản ánh một
phần lối sống, văn hóa tinh thần của một bộ phận cư dân cổ Hà Nội. Nghiên cứu
hiện tượng tâm linh cũng giúp chúng ta hiểu được ước vọng, thế ứng xử của con

11


người với tự nhiên và xã hội và tìm hiểu các giá trị văn hóa, quá trình giao lưu tiếp
biến văn hóa được tích hợp trong đó. Khám phá về mặt tâm linh, tín ngưỡng thờ
thần cũng chính là khám phá lịch sử, văn hóa Thăng Long - Hà Nội bởi các vị thần
này cũng chính là sợi dây liên kết phản ánh mối quan hệ tâm linh giữa hiện tại và
quá khứ.
Ngoài ra, luận văn cũng góp phần phác thảo một phần về diện mạo văn hóa
Thăng Long thông qua sưu tầm các truyền thuyết, thần tích, thần sắc, khảo tả các di
tích, lễ hội, cung cấp bổ sung thêm vào hệ thống tư liệu đối với việc nghiên cứu tín
ngưỡng nói chung.
Trên cơ sở tổng hợp, hệ thống những vị thần được thờ ở các di tích đền, miếu
và tìm hiểu về một số vị thần tiêu biểu, được thờ phổ biến ở vùng ven sông Tô để từ
đó rút ra một số đặc điểm cơ bản về tín ngưỡng thờ thần của cư dân nơi đây, bước
đầu phát hiện được những nét riêng của tín ngưỡng thờ thần ven sông Tô Lịch trong
dòng chảy chung của văn hoá tín ngưỡng dân gian ven biển Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Hiện nay, Hà Nội đang trong quá trình bùng nổ đô thị hóa, không gian sống bị thu
hẹp, các giá trị văn hóa của sông Tô Lịch đang dần bị mai một. Nghiên cứu này nhằm
mục đích góp phần bảo tồn văn hóa của một thành phố đang trong quá trình mở rộng,

khám phá lối sống, giúp cho người dân, đặc biệt là các cư dân mới, các thế hệ trẻ hiểu về
lịch sử vùng đất mà mình đang sinh sống, về lịch sử của thủ đô. Và một vấn đề cấp bách
hiện nay không phải là xóa bỏ dòng sông Tô hay biến nó thành một dòng sông chết mà
phải khai thác giá trị dòng sông như thế nào cho hiệu quả nhằm bảo tồn phát huy truyền
thống, tạo thành một dấu ấn văn hóa của thủ Hà Nội.
Các vị thần mang những đặc trưng riêng của làng xóm quê hương, mang dấu ấn
của mỗi làng xã. Vì thế đối với người dân, thờ cúng thần cũng thể hiện lòng yêu quê
hương làng xóm, yêu quý giữ gìn bản sắc truyền thống văn hóa. Việc tìm hiểu tín ngưỡng
Thành hoàng sẽ góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo tồn, phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống, mở ra hướng mới cho việc phát triển du lịch của thành
phố và cũng là nguồn tài liệu giảng dạy lịch sử, văn hóa địa phương.

12


7. Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của
luận văn được chia làm ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Phân tích lịch sử và sự thay đổi của các làng ven sông Tô Lịch như
một bộ phận cấu thành của không gian văn hóa Thăng Long - Hà Nội.
Chương 2: Tìm hiểu hệ thống các vị thần được thờ trong không gian tín
ngưỡng hai bên sông Tô Lịch.
Chương 3: Phân tích các đặc trưng trong hoạt động thờ cúng thần linh ở các
làng ven sông Tô Lịch và sự biến đổi, qua đó góp phần tìm hiểu dấu tích của văn
hóa Thăng Long và đời sống tín ngưỡng của người dân các làng ven con sông lịch
sử này.

13



Chƣơng 1

CÁC LÀNG VEN SÔNG TÔ LỊCH TRONG KHÔNG GIAN
VĂN HÓA THĂNG LONG – HÀ NỘI
Nói đến Thăng Long - Hà Nội, không thể không nhắc đến tính chất “thành
phố trong sông”. Sông hồ đã trở thành một nét đặc trưng nổi bật trong cảnh quan địa
lý tự nhiên. Dòng sông Tô Lịch không chỉ là nơi ghi dấu các sự kiện lịch sử của dân
tộc mà còn gắn bó mật thiết với đời sống của nhân dân các làng ven sông cả về yếu
tố kinh tế và tín ngưỡng.
1.1. Sông Tô Lịch trong lịch sử
1.1.1. Tên gọi sông Tô Lịch
Tên sông Tô Lịch có nguồn gốc từ đâu? Theo sách “Việt điện u linh” của Lý
Tế Xuyên thì Tô Lịch là tên một vị thủ lĩnh. Tô Lịch có nhiều công với dân làng nên
khi ông mất, làng Hà Nội gốc được mang tên ông, rồi được phong là Long Đỗ Thần
hay Tô Lịch Giang Thần.
Có thuyết nói rằng: Vào năm 864-873, Cao Biền làm Tĩnh hải Vương quân
Tiết độ sứ An Nam Đô hộ phủ, đóng quân ở vùng đất Phật Tích. Một hôm, Cao
Biền đi du ngoạn, xem phong thủy có gặp một ông già tóc bạc hình dáng kỳ dị từ
dưới lòng sông bước lên. Cao Biền liền đón hỏi và ông già trả lời: “Lão phu họ Tô,
tên Lịch, quê ở gần đây” rồi phút chốc biến mất. Cao Biền biết đây là Thần sông và
đặt tên là sông Tô Lịch, cho lập đền thờ.
Một thuyết khác kể lại rằng: Thành Đại La ngày xưa được xây dựng tên phần đất
cửa làng Long Đỗ nằm bên bờ sông nhỏ chảy ra sông Cái (Sông Hồng). Tương truyền,
xưa kia trong làng có gia đình họ Tô từ nhiều đời này luôn luôn có ba thế hệ cùng ở
chung với một nếp nhà, nhưng do chăm chỉ làm ăn lại biết trên kính dưới nhường, nên
chẳng hề xảy ra chuyện gì to tiếng. Đối với dân làng, họ cũng đối xử khoan dung và làm
nhiều việc nhân nghĩa, nên được mọi người kính nể. Sang đến đời Tô Lịch, trong nhà
vẫn luôn luôn êm ấm, thuận hòa. Còn đối với dân làng, những khi giáp hạt hoặc những
năm mất mùa, họ sẵn sàng bỏ thóc gạo ra cứu trợ người nghèo hoặc cho dân làng vay
không lấy lãi. Vì thế lại càng được mọi người mến phục.


14


Thời ấy, Giao Châu đang bị nhà Tấn cai trị (264 - 420). Nhà Tấn có lệ đề cử
nhưng người hiền đức, hiếu nghĩa và các chức vị ở địa phương nên người anh cả Tô
Lịch được chức vụ Long Đỗ. “Vương họ Tô tên Lịch, làm quan Lệnh ở Long độ. Tiên
tổ ở đất này lâu đời, dựng làng ở trên bờ một con sông nhỏ, nhà thanh bạch lấy hiếu
thuận làm đầu, ba đời cùng nhân nhượng không ở riêng biệt. Trong đời Tấn, xét những
nhà có hiếu, nhà Vương được ban khen. Gặp năm mất mùa đói kém, có hiếu vua cho
nhà Vương vay thóc. Nhân thế lấy hai chữ Tô Lịch đặt tên làng” [156, tr. 69]
Vua Lý Thái Tổ, sau khi dời đô ra thành Đại La, đổi tên là Thăng Long (năm
1010), thường mộng thấy một ông già đầu bạc, đứng trước bệ vái chào hô vạn tuế.
Vua hỏi tên, ông cụ tâu rõ. Vua cười nói “Tôn thần muốn giữ hương lửa tới trăm
năm sao?”. Ông cụ thưa rằng: “Chỉ mong thánh thọ dài lâu, cơ đồ bền vững, trong
triều ngoài quận lúc nào cũng yên vui thì chúng tôi giữ được hương lửa chẳng
những trăm năm mà thôi”. Vua tỉnh dậy, sai quân đến tế, phong làm “Quốc đô
Thăng Long Thành hoàng đại vương”. Từ đó, dân cư trong thành đến lễ cầu đảo, thề
ước, đều thấy linh ứng. Năm Trùng Hưng thứ nhất sắc phong hai chữ “bảo quốc”,
năm thứ tư thêm hai chữ Hiển Linh, năm Hưng Long 21 gia phong hai chữ “định
bang” [156, tr. 31,32]
Sông Tô Lịch còn có nhiều tên khác như: Lai Tô, Lương Bái, Địa Bảo. Trong
các tên đó có tên do dân gian đặt, có tên do phong kiến xâm lược phương Bắc áp đặt
nhưng tên Tô Lịch đã đi vào lịch sử, âm vang lên từ thế kỷ thứ 6 khi Lý Nam Đế
dùng tre gỗ đắp thành Tô Lịch đánh quân Lương, xưng đế lập quốc hiệu là nước
Vạn Xuân. Cái tên ấy đã đi vào những áng sử, vào thơ ca sống mãi với Kinh đô
Thăng Long chung thủy như một lời thề lứa đôi:
“Bao giờ lở núi Tản Viên
Cạn sông Tô Lịch chẳng quyên lời nguyền”
1.1.2. Giới hạn địa lý của sông Tô Lịch

Sông Tô Lịch trước thế kỉ thứ XI có nguồn vào là Cửa Thiên Phù (Bắc Hồ
Tây), còn Giang Khẩu (phía Chợ Gạo) là cửa ra của một nhánh sông Tô. Về mùa
mưa lũ, nước trong đồng đổ dồn vào sông Tô và thường cao hơn nước sông Hồng
nên gọi là sông “nghịch thủy”.

15


Sông Tô Lịch khởi nguồn có chiều dài khoảng 30km, bắt đầu từ sông Hồng,
cửa Hà Khẩu chảy qua 36 phố phường Hà Nội. Tuy nhiên, đoạn sông chảy qua qua
36 phố phường đã bị thực dân Pháp lấp năm 1884 - 1886. Cũng từ đây, sông Tô
chảy theo phố Thụy Khuê, lên Bưởi, nghĩa là chảy ngược lên phía bắc rồi từ Bưởi
lại chảy xuôi về phía nam theo đường Láng, đường Kim Giang về Thanh Trì, cuối
cùng chảy qua cạnh hồ Linh Đàm, thông với hồ Yên Sở và hợp với sông Nhuệ ở nơi
đối diện làng Hữu Từ (nay thuộc xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì) rồi đổ ra sông
Hồng. Hồ Linh Đàm cũng là dấu tích của sông Tô, giống như hồ Tây là dấu tích
sông Hồng.
“Sông Tô nước chảy quanh co
Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya”
Đoạn sông từ phố Cầu Gỗ đến đường Bưởi, nay đã bị lấp, chỉ còn lại một vài
dấu tích như ở mặt sau của tòa nhà Golden West Lake và một khu dân cư nhỏ ở gần
chợ Tam Đa – Thụy Khuê. Dòng chảy của đoạn sông đã bị lấp này theo lộ trình: từ
Cầu Gỗ ngược lên Hàng Lược, men theo đường Phan Đình Phùng (phía ngoài mặt
bắc thành Hà Nội), rồi chảy dọc theo hai phố Thụy Khuê và Hoàng Hoa Thám ngày
nay ra đến đường Bưởi (gặp đoạn sông Tô Lịch ngày nay). Đoạn sông còn lộ thiên
ở Thụy Khuê đó còn được gọi là mương Thụy Khuê, nối từ cống Đõ chạy tới cống
ngầm dưới lòng chợ Bưởi rồi đổ ra sông Tô Lịch ngày nay.
“Từ cửa sông thuộc thôn Hương Bài (nay là khu vực ngã ba phố Chợ Gạo - Trần
Nhật Duật) dòng Tô chảy theo hướng đông - tây qua các phố Nguyễn Siêu, Ngõ
Gạch, Hàng Cá, Hàng Lược vòng theo phố Quán Thánh lên Thụy Khuê. Đây chính

là đoạn mà thực dân Pháp đã cho lấp để mở phố. Nay coi như sông Tô có nguồn từ
đầu làng Thụy Khuê, chỗ vườn ươm trước mặt trường phổ thông trung học Chu Văn
An, vẫn chảy theo hướng đông - tây, đến chợ Bưởi thì vòng về phía nam, thẳng
xuống Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, rồi vòng vèo trên 20 km qua các xã Nhân Mục, Đại
Kim, Thanh Liệt, Tam Hiệp, Ngọc Hồi, Đông Mỹ (đều thuộc huyện Thanh Trì) là
hết địa phận Hà Nội. Từ Đông Mỹ, sông Tô chuyển sang phía tây, độ 10km thì nhập
vào sông Nhuệ ở làng Hà Liễu (huyện Thường Tín). Trên đường đi đó, sông Tô

16


chảy qua bao vùng đất lịch sử: Cầu Giấy hai lần chứng kiến hai sĩ quan chỉ huy tối
cao cùng vô vàn lính Pháp xâm lược phải đền tội vào hai năm 1873 và 1882. Cầu
Mọc (gần Ngã Tư Sở) là nơi hai lần giặc Minh bị nghĩa quân Lam Sơn tiêu diệt vào
cuối năm 1426. Rồi Đại Kim là quê hương danh nho Nguyễn Văn Siêu, Thanh Liệt
là đất tổ của nhà sư phạm đạo cao đức trọng Chu Văn An. Ngọc Hồi là nơi nghĩa
quân Tây Sơn đã đánh tan đồn lũy vững mạnh vào loại nhất của quân Thanh vào
sáng ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789)” [81, tr. 58,59].
Như vậy, sông Tô Lịch là một cạnh của “tứ giác nước Thăng Long” (theo cách
nói của cố GS Trần Quốc Vượng). Tô Lịch vốn từng là một phân lưu của sông
Hồng, đưa nước từ thượng lưu ở sông Hồng sang sông Nhuệ. Đến đoạn trung lưu,
nó gặp hồ Tây (là dấu tích của đoạn sông Hồng cũ, nằm cạnh Quán Thánh) và một
phần nước từ hồ Tây được cung cấp cho đoạn sông từ đó đến hạ lưu.
Sông Tô Lịch còn lại ngày nay bắt đầu từ Cầu Giấy, chảy cùng hướng với
đường Láng và đường Kim Giang về phía Nam tới sông Nhuệ. Như vậy, qua biến
thiên của lịch sử thì sông Tô Lịch ngày nay đã có sự biến đổi khá nhiều về giới hạn
địa lý và không còn thông với sông Hồng hay Hồ Tây nữa.
1.1.3. Vai trò sông Tô Lịch trong lịch sử
Với hệ thống sông hồ dày đặc, kinh thành Thăng Long xưa không những có
được một lợi thế trong giao thương buôn bán với các vùng đất khác, mà còn có

được một hệ thống phòng thủ tự nhiên hết sức lợi hại để chống lại sự xâm lược của
ngoại bang phương Bắc.
Trong quy hoạch hệ thống thành lũy của Thăng Long, qua nhiều triều đại,
sông Tô Lịch giữ vai trò là một con hào tự nhiên, có vị trí trọng yếu, giữ nhiệm vụ
bảo vệ cho kinh thành ở mạn bắc, mạn tây. Sông Tô Lịch là nơi ghi dấu rất nhiều
các sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Đây là nơi lưu giữ dấu tích của Lý Nam
Đế, người anh hùng chống xâm lược đã lập ra nước Vạn Xuân - nhà nước độc lập
đầu tiên, đóng đô trên đất Hà Nội cổ (năm 545), tức là trước khi Lý Công Uẩn dời
đô từ Hoa Lư ra gần 500 năm. Chính Lý Nam Đế là người đã nhìn thấy tầm chiến
lược lâu dài của vùng đất Hà Nội cổ bên sông Tô trong việc mở nước nên đã đi

17


trước nhiều nhân vật lịch sử một bước, được coi như là người đầu tiên đã đưa vùng
đất Hà Nội cổ bên sông Tô lên một vị trí lịch sử đặc biệt.
Thời Lý, ở phía Bắc La Thành bên ven thành có chợ Hồng Tân xưa tức chợ
Bưởi hiện nay. Sông Tô Lịch chảy qua đây, giao với sông Thiên Phù ở ngã ba gần
chợ. Nơi đây có bến Hồng Tân sầm uất, đông vui người mua kẻ bán. Thuyền bè
xuôi ngược chở các nông sản rau quả ở các vùng quê ngoại thành Thăng Long và
nguyên vật liệu như gỗ, tre, nứa,...cùng các lâm sản, đặc sản vùng rừng núi xuống
bến, mua bán trao đổi hàng hoá với phố xá kinh kỳ.
“Nhĩ Hà quanh bắc sang đông
Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này”
hay “Khen ai khéo họa dư đồ
Trước sông Nhĩ Thủy sau hồ Hoàn Gươm”
Bến Hồng Tân chính là nơi vua Lý Công Uẩn đã dừng thuyền ngự tại đây trên
đường từ Hoa Lư về thăm quê ở Cổ Pháp và nhận ra thế đất “dựng nghiệp đế vương
cho muôn đời”. Nhân dân vùng Bưởi đón nhà vua với lụa là, gấm vóc và nhiều sản
vật quý, sau được nhà vua ban tặng tên làng Nghĩa Đô (dân ở kinh đô có nghĩa) và

Bái Ân (ơn thấm nhuần khắp cả).
Khi sông Tô Lịch còn nối thông với sông Hồng thì trên dòng sông luôn tấp
nập thuyền bè đến từ miền thượng du, vùng đồng bằng hay từ các vùng Thanh,
Nghệ ra theo sông Đáy, ngược sông Nhuệ vào sông Tô Lịch để buôn bán, trao đổi
hàng hóa tại đất kinh kỳ.
Sông Tô Lịch trong lịch sử ngoài chức năng giao thương còn đóng vai trò
quan trọng trong giao thông đường thuỷ ở Hà Nội. Trong tư liệu “Đại Việt sử ký
toàn thư” có ghi chép, khi vào triều kiến nhà vua, các quan lại đều đi thuyền hết, chỉ
có một số ít đi ngựa và họ có thể đi thuyền vào tận trong Cấm Thành. Bản đồ thời
Hồng Đức thể hiện có một dòng sông bên trong Cấm Thành nối với sông Tô Lịch
gọi là Ngọc Hà. Làng Ngọc Hà bây giờ chính là cửa sông ngày xưa nối nhánh sông
trong Cấm Thành với sông Tô Lịch bên ngoài.
“Nước sông Tô vừa trong vừa mát

18


Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh
Dừng chèo muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu
Hay “Sông Tô nước chảy trong ngần
Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa.
Thon thon hai mái chèo hoa
Lướt đi, lướt lại như là bướm bay”
Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XIX, đoạn sông Tô Lịch chảy qua phường Đồng
Xuân để hợp lưu với sông Nhĩ Hà (sông Hồng) đã bị bồi lấp nhiều, dòng chảy thu
hẹp lại. Năm 1889, Pháp lấp sông Tô Lịch ở quãng đường Nguyễn Siêu, Ngõ Gạch.
Sông Tô vốn là con sông thiên nhiên, nhánh của sông Hồng, chảy phía Tây
kinh thành Thăng Long xưa được coi là một trong bốn cạnh của “ tứ giác nước”.
Bên cạnh chức năng giao thông, giao thương, sông Tô Lịch mang dòng nước phù sa

của sông Hồng tưới nhuần và bồi đắp cho ruộng đồng Thọ Xương, Vĩnh Thuận là
các huyện nội thành Hà Nội cùng với đồng ruộng hai huyện ngoại thành là Từ
Liêm, Thanh Trì và một vài xã của huyện Thanh Oai khi nó dồn nước vào sông
Nhuệ. Con sông Tô Lich thuở xưa đầy ắp nước, lòng sông rộng, chảy từ Hà Khẩu,
phía nam Ô Quan Chưởng cạnh chợ Gạo ngày nay chảy lên phía Bắc qua Thụy
Khuê đến địa phận làng Hồ Khẩu thì tiếp nhận thêm nước sông Hồng qua Hồ Tây,
qua cửa Hồ, chảy nhập vào với sông Tô, chảy lên ngã ba chợ Bưởi nhập dòng với
sông Thiên Phù tạo thành bến Giang Tân, tấp nập thuyền bè qua lại.
Như vậy, sông Tô Lịch đã hiện hữu và đóng vai trò quan trọng trong cuộc
sống của người dân từ trước khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long. Với nguồn
gốc ấy, sông Tô lịch gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của thủ đô Hà
Nội. Tuy vậy, hiện nay nhiều đoạn sông đã bị lấp, sông không còn dẫn nước, nguồn
nước chảy vào chỉ là nguồn nước thải từ nội thành hầu như không qua xử lý
(150.000m3 nước thải/ngày, đêm).
Cho đến ngày nay, sông Tô không còn có chức năng phục vụ giao thông, giao
thương đường thủy hay bồi đắp phù sa cho đồng ruộng nhưng vẫn giữ vai trò quan
trọng trong việc hình thành nên một không gian văn hóa của các làng vùng ven sông.

19


1.2. Hệ thống các làng ven sông Tô Lịch
Như trình bày ở phần mở đầu, chúng tôi sử dụng khái niệm “làng” tức đơn vị
tụ cư truyền thống để phân tích và so sánh thay cho đơn vị hành chính bởi nhiều
làng hiện nay đã trở thành “phường” nhưng vẫn giữ một số hạt nhân truyền thống
mà chúng ta có thể tìm hiểu.
Theo thống kê khu vực khảo sát thực địa từ khu vực Bưởi cho đến Thanh Liệt,
Linh Đàm cho đến nay có 38 làng ven sông Tô Lịch (xem bảng Phụ lục 1). Các sinh
hoạt tín ngưỡng liên quan tới các vị thần tuy có những nét riêng biệt trong thực
hành thờ cúng nhưng lại có sự thống nhất về bản chất, đặc trưng tín ngưỡng. Do đó,

về cơ bản các làng ven sông Tô Lịch đã tạo thành một vùng tín ngưỡng thờ thần
trong không gian văn hóa Thăng Long - Hà Nội tức là hiện tượng thờ thần linh nảy
sinh, tồn tại, biến đổi và liên kết với nhau như một hệ thống giữa các làng trong mối
quan hệ với các hiện tượng văn hoá khác.
Ngay từ khi Lý Thái Tổ định đô Thăng Long và trải qua các triều Lý - Trần
Lê, khu vực ven sông Tô Lịch đã có một sức sống mạnh mẽ. Hai bên sông xuất hiện
nhiều làng dân cư đông đúc, kinh tế phát triển. Bên tả ngạn bao gồm phần đất của 2
huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận, ngoài thành Nội còn có 61 phường thợ thủ công.
Dân thập tạm trại từ Lệ Mật sang khai khẩn vùng đất phía tây thành Thăng Long,
ven sông Tô khá đông đúc với nghề làm nông nghiệp: trồng lúa, rau, hoa cùng với
nhiều sản vật nổi tiếng nhiều đời nay:
“Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm
Cá rô đầm Sét, sâm cầm hồ Tây”
Hay “Kể chơi một huyện Thanh Trì
Mọc làm hàng xáo, Láng thì trồng rau”
Ngoài các sản phẩm nông nghiệp, dân cư ven sông Tô Lịch còn có các nghề
thủ công nổi tiếng như Nghĩa Đô, An Thái, Hồ Khẩu, Kẻ Cót có nghề làm làm giấy,
trong đó giấy đó Nghĩa Đô, An Thái được triều đình dùng để viết chiếu chỉ, sắc
phong. Các làng Trích Sài, Bái Ân, Nghĩa Đô có nghề dệt lụa lĩnh nổi tiếng từ ngàn
xưa. Dân huyện Thanh Đàm xưa có nhiều làng xã nằm ven sông Tô có các nghề thủ

20


×