Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nhận dạng vấn đề môi trường thông qua nhận diện xung đột môi trường giữa các cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh hải sản với cộng đồng dân cư sống xung quanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN XUÂN HOA

NHẬN DẠNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
THÔNG QUA NHẬN DIỆN XUNG ĐỘT MÔI
TRƯỜNG GIỮA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT CHẾ
BIẾN KINH DOANH HẢI SẢN VỚI CỘNG ĐỒNG
DÂN CƯ SỐNG XUNG QUANH
(NGHIÊN CỨU CÁC TRƯỜNG HỢP Ở PHƯỜNG MŨI NÉ,
PHÚ HÀI & ĐỨC THẮNG TP.PHAN THIẾT, BÌNH THUẬN)

LUẬN VĂN THẠC SỸ
QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TP.HCM - 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN XUÂN HOA

NHẬN DẠNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
THÔNG QUA NHẬN DIỆN XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG GIỮA
CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT CHẾ BIẾN KINH DOANH HẢI SẢN
VỚI CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ SỐNG XUNG QUANH
(NGHIÊN CỨU CÁC TRƯỜNG HỢP Ở PHƯỜNG MŨI NÉ, PHÚ HÀI &
ĐỨC THẮNG THÀNH PHỐ PHAN THIẾT, TỈNH BÌNH THUẬN)


CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ NGÀNH : 60.34.72

LUẬN VĂN THẠC SỸ
QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM XUÂN HẰNG

TP.HCM - 2010


MỤC LỤC
STT

Nội dung

Trang

LỜI CẢM ƠN...................................................................................
MỤC LỤC ........................................................................................

1

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT................................................................

4

1.

PHẦN 1. MỞ ĐẦU...........................................................................


5

1.

Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................

5

2.

Lịch sử nghiên cứu............................................................................

7

3.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn..............................................................

10

4.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................

11

5.

Khách thể và phạm vi nghiên cứu.....................................................


11

6.

Câu hỏi (vấn đề nghiên cứu)..........................................................

12

7.

Giả thuyết nghiên cứu........................................................................

12

8.

Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................

12

9.

Cấu trúc của luận văn..........................................................................

14

2.

PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................


16

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.........................................................

16

Nhận dạng MT, mối quan hệ giữa MT với cuộc sống con ngƣời.....

16

1.1

Khái niệm Môi trƣờng..........................................................................

16

1.2

Mối quan hệ giữa môi trƣờng với cuộc sống con ngƣời.......................

17

1.3

Ô nhiễm môi trƣờng..............................................................................

17

1.4


Nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng

18

1.5

Các tác nhân gây ô nhiễm môi trƣờng

19

1.6

Phát triển bền vững................................................................................

19

1.7

Cộng đồng và cộng đồng dân cƣ............................................................

20

1.8

Khái niệm cộng đồng.............................................................................

20

1.9


Khái niệm cộng đồng dân cƣ.................................................................

21

2.

Khái niệm xung đột môi trƣờng............................................................

21

2.1

Khái niệm xung đột................................................................................

21

2.2

Khái niệm xung đột môi trƣờng ............................................................

22

1

-1-


2.3


Các dạng xung đột môi trƣờng...............................................................

24

2.4

Các đặc điểm của xung đột môi trƣờng.................................................

24

2.5

Nguyên nhân xung đột môi trƣờng........................................................

24

2.6

Mức độ xung đột môi trƣờng.................................................................

26

2.7

Giải quyết xung đột môi trƣờng.............................................................

27

Quản lý xung đột môi trƣờng và các khái niệm liên quan


27

3.1

Khái niệm quản lý

27

3.2

Khái niệm quản lý mội trƣờng

28

3.3

Nội dung quản lý xung đột môi trƣờng

28

3.4

Các công cụ quản lý môi trƣờng

29

3

CHƢƠNG 2. NHẬN DẠNG VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG THÔNG QUA


30

NHẬN DIỆN XUNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG Ở THÀNH PHỐ PHAN
THIẾT (qua các phƣờng: Mũi Né, Phú Hài).
I

Nhận diện xung đột môi trƣờng ở phƣờng Mũi Né và Phú Hài

30

1

Đặc điểm tự nhiên Tỉnh Bình Thuận.......

30

1.1

Điều kiện tự nhiên, KT – XH và hoạt động CBHS của Phan Thiết.......

30

1.2

Điều kiện tự nhiên, KT – XH của phƣờng Mũi Né

32

1.3


Điều kiện tự nhiên, KT – XH của phƣờng Phú Hài

33

2.

Nhận diện tình hình ô nhiễm MT do hoạt động của khu quy hoạch ....

34

2.1

Tác động môi trƣờng trong hoạt động SX của khu quy hoạch.....

34

2.2

Tình hình SX của 1 trong 4 cơ sở SX trong khu quy hoạch.........

44

2.3

Đánh giá tình hình ô nhiễm môi trƣờng do các cơ sở SX gây nên

47

2.4


Tình hình ô nhiễm môi trƣờng ở các CSSX của Phú Hài, Mũi Né

48

3.

Các dạng XĐMT của các CSSX và Khu quy hoạch với CĐDC ..........

51

3.1

Các dạng xung đột..................................................................................

51

3.2

Xung đột giữa các đƣơng sự…………………………………………..

60

3.3

Nguyên nhân xung đột………………………………………………...

61

3.4


Tác động của xung đột………………………………………...............

62

3.5

Thực trạng quản lý XĐMT tại phƣờng Mũi Né và Phú Hài…………..

64

II

Nhận dạng môi trƣờng ở Thành phố Phan Thiết (trƣờng hợp phƣờng

68

-2-


Mũi Né và Phú Hài)
1
2
3

Đặc điểm và bản chất của quá trình hình thành và phát triển các cơ sở
sản xuất chế biến hải sản…
Nguyên nhân (ai gây ra) dẫn đến sự ô nhiễm môi trƣờng

69


Các dạng môi trƣờng chính ta nhận biết (dạng) đƣợc thông qua nhận

71

diện xung đột môi trƣờng ở phƣờng Mũi Né và Phú Hài.
Một số phƣơng thức nhằm hạn chế xung đột môi trƣờng giữa các cơ

4

68

73

sở sản xuất với cộng đồng dân cƣ nhằm làm cho vấn đề môi trƣờng
nơi đây ngày càng tốt hơn
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................

79

1.

Kết luận..................................................................................................

79

2.

Khuyến nghị...........................................................................................

80


TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................

82

PHỤ LỤC...............................................................................................

87

-3-


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

CĐDC

Cộng đồng dân cƣ

CBHS

Chế biến hải sản

CS

Cơ sở

CSSX


Cơ sở sản xuất

DN

Doanh nghiệp

KTXH

Kinh tế - Xã hội

MT

Môi trƣờng

PTBV

Phát triển bền vững

QL

Quản lý

QLMT

Quản lý môi trƣờng

SX

Sản xuất


TNMT

Tài nguyên môi trƣờng

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCMT

Tiêu chuẩn môi trƣờng

TP

Thành phố

XH

Xã hội

XHH

Xã hội hóa




Xung đột

XĐMT

Xung đột môi trƣờng

WCED

Uỷ ban Môi trƣờng và Phát triển Thế giới

-4-


PHẦN I - MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Môi trƣờng sinh thái và con ngƣời là một chỉnh thể thống nhất có mối quan hệ
biện chứng rất khăng khít và chặt chẽ với nhau. Môi trƣờng (MT) có tầm quan trọng
đặc biệt đối với cuộc sống con ngƣời, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá – xã
hội của từng địa phƣơng, của đất nƣớc và của nhân loại.Trong cuộc sống hàng
ngày, con ngƣời đã không ngừng tác động tới môi trƣờng nhƣng không phải ai cũng
có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trƣờng (BVMT). Nhiều khi do vô tình hay cố ý con
ngƣời không tuân thủ những quy định của Pháp luật, thực hiện những hành vi gây ra
tác hại không nhỏ, làm ô nhiễm MT và phá vỡ sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có
của nó. Điều đó dẫn đến những hậu quả tác hại mà cuộc sống của chính con ngƣời
đang phải gánh chịu. Sự biến đổi khí hậu, sự ô nhiễm các nguồn nƣớc (Ngầm, mặt
...) sự ô nhiễm không khí, sự cố MT và phát sinh các loại dịch, bệnh ngày càng
nguy hiểm hơn: dịch Sart, cúm gia cầm: H5N1, H1N1… những hậu quả đó không
chỉ đối với hiện tại mà còn tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hƣởng lâu dài đối với cuộc
sống con ngƣời chƣa thể lƣờng hết đƣợc.

Cạnh đó, trong quá trình đô thị hoá và tăng trƣởng kinh tế nhanh chóng hiện
nay, ngày càng nảy sinh những xung đột (XĐ) về ô nhiễm MT đặc biệt là giữa các
Xí nghiệp nhỏ, cơ sở nhỏ hoặc hộ gia đình sản xuất chế biến kinh doanh hải sản với
cộng đồng dân cƣ (CĐDC) sống xung quanh. Trong nhiều trƣờng hợp, chính quyền
địa phƣơng, các doanh nghiệp(DN), các cơ sở sản xuất (CSSX) và cộng đồng dân
cƣ khó đạt đƣợc những thoả hiệp vừa lòng các bên và cũng khó tìm ra một giải pháp
ôn hoà.
Từ khi nhà nƣớc thực hiện tiến trình đổi mới, chính sách kinh tế mở cửa đã
khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển… tạo ra MT thuận lợi cho việc phát
huy tính năng động của ngƣời dân trong việc đầu tƣ vào sản xuất, phát triển các
CSSX và đã tạo ra nhiều hàng hoá, của cải vật chất cho xã hội, tăng thu nhập và giải
quyết việc làm cho ngƣời lao động nhất là ngƣ dân nghèo ven biển.

-5-


Tuy nhiên, ngoài các doanh nghiệp lớn, công nghệ tƣơng đối hiện đại, hệ
thống xử lý các chất thải (nƣớc thải, chất thải , khí thải…) đƣợc trang bị tƣơng đối
hoàn chỉnh thì các CSSX nhỏ phần lớn thiết bị là thủ công, chắp vá, công nghệ lạc
hậu, tiêu tốn vật tƣ nguyên liệu, sử dụng các hoá chất một cách tuỳ tiện. Đặc biệt là
các CSSX này sản xuất (SX)có khi là tại hộ gia đình chung với nơi sinh sống nhằm
tận dụng thời gian nhàn rỗi, tận dụng lao động nhằm tăng thu nhập thêm và giải
quyết một phần việc làm cho các lao động phổ thông, đơn giản không cần trình độ.
Do SX trên một thực trạng hạ tầng không đƣợc tính toán quy hoạch trƣớc nên chất
thải không đƣợc tập trung xử lý mà bị trộn lẫn với chất thải sinh hoạt rồi thải ra
cống, rãnh thoát nƣớc chung hoặc trực tiếp ra sông, ra biển dẫn đến tình trạng gây ô
nhiễm cho nhau và cho MT rất khó khắc phục. Việc xả thải một cách bừa bãi các
chất thải là nguồn gốc chính gây ô nhiễm MT, phát sinh các bệnh tật, làm mất vệ
sinh chung, ảnh hƣởng đến sức khoẻ và cuộc sống con ngƣời, từ đó xảy ra các xung
đột môi trƣòng(XĐMT) ngay trong các CSSX và với CĐDC sống xung quanh.

Thực tế hiện nay, hoạt động của các cơ sở sản xuất trên toàn quốc nói chung
và tại Phan Thiết (Tỉnh Bình Thuận) nói riêng rất phát triển và theo đó XĐMT dạng
tiềm ẩn khá nhiều và một số mâu thuẫn đã bộc lộ mà cơ chế chính sách hiện nay về
MT chƣa đủ để có thể thực hiện phát triển bền vững trong các CSSX… gây khó
khăn cho công tác quản lý môi trƣờng (QLMT) ở địa phƣơng.
Tình hình trên đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nghiên cứu để nhận dạng vấn đề
MT thông qua nhận diện XĐMT nhằm xác định nguyên nhân và đặc điểm XĐ,
cũng nhƣ để góp phần vào việc đề xuất cơ chế, chính sách quản lý XĐMT phù hợp
trong các CSSX và CĐDC chúng tôi chọn đề tài: “Nhận dạng vấn đề môi trƣờng
thông qua nhận diện xung đột môi trƣờng giữa các Cơ sở Sản xuất Chế biến Kinh
doanh Hải sản với cộng đồng dân cƣ sống xung quanh”. (Nghiên cứu các trƣờng
hợp cụ thể ở các Phƣờng: Mũi Né, Phú Hài tại Thành Phố Phan Thiết ). Qua đó để
nhận dạng vấn đề môi trƣờng đồng thời phát hiện các dạng XĐ và trên cơ sở đó đề
xuất các phƣơng thức nhằm quản lý XĐMT nơi đây hiệu quả hơn.
Môi trƣờng các CSSX có nhiều điều để quan tâm để tìm lời giải nhằm khôi
phục một cách cơ bản theo quan điểm phát triển bền vững (PTBV), là:1. Các CSSX

-6-


ngày càng phát triển trong khi chƣa có những phƣơng thức xử lý ô nhiễm thích hợp
dẫn đến XĐMT ngày càng phức tạp.2.Việc quản lý các XĐ này tại CSSX chƣa tốt
dẫn đến nảy sinh những mâu thuẫn về điều kiện SX, ảnh hƣởng xấu đến phát triển
KT - XH của địa phƣơng.3.Môi trƣờng các CSSX nhiều nơi ô nhiễm nặng đã ảnh
hƣởng xấu đến sức khoẻ những ngƣời ở đây cũng nhƣ CĐDC xung quanh.
Việc nghiên cứu tìm các phƣơng thức để giải quyết đƣợc vấn đề môi trƣờng
nêu trên nhằm đảm bảo cho cuộc sống và sức khoẻ của mọi ngƣời trong các CSSX
và CĐDC là bài toán mà các cấp chính quyền cần có lời giải phù hợp nhằm góp
phần ổn định XH, tăng thu nhập, giải quyết việc làm, cải thiện MT, bảo đảm PTBV.
2. Lịch sử nghiên cứu:

2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Năm 1990, lần đầu tiên Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng
thuộc Đại học Quốc gia Ôxtrâylia đã đƣợc cấp một khoảng kinh phí ƣu tiên để tổ
chức một khóa đào tạo về quản lý XĐMT trên cơ sở những nghiên cứu điển hình
QLMT ở Ôtrâylia . XĐMT là một dạng xung đột XH liên quan đến hoạt động quản
lý, sử dụng tài nguyên MT. XĐMT là một vấn đề bức xúc và đang diễn ra rộng
khắp trên phạm vi toàn thế giới, phong trào đấu tranh vì sự bình đẳng trong việc sử
dụng lợi thế tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn MT sống nhƣ phong trào “Hòa bình
xanh” đang trở thành một phong trào chính trị.
Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Công nghệ Châu Á (AIT) (1993): XĐMT
là XĐ quyền lợi của cộng đồng, vị trí nghề nghiệp và ƣu tiên chính trị; là những
mâu thuẫn giữa hiện tại và tƣơng lai, giữa bảo tồn và phát triển. Kết quả của XĐMT
có thể là xây dựng hoặc phá hủy phụ thuộc vào QLXĐ.XĐMT là kết quả của việc
sử dụng tài nguyên do một nhóm ngƣời gây bất lợi cho nhóm khác.XĐMT là kết
quả của việc khai thác quá mức hoặc lạm dụng tài nguyên thiên nhiên (TNTN).
Năm 1993, Trung tâm đào tạo thƣờng xuyên của Học viện Công nghệ Châu
Á(AIT) đã đƣa nội dung XĐMT vào chƣơng trình đào tạo chính thức trong khóa
học: Mội trường và Phát triển. Tài nguyên Môi trường và sử dụng. Trong chƣơng
trình này, ngƣời ta đề cập đến khái niệm và nguyên nhân XĐMT. Đồng thời đã đƣa

-7-


ra những lý thuyết về các phƣơng thức giải quyết XĐMT nhƣ một bộ phận quan
trọng của chính sách quản lý môi trƣờng (QLMT).
Năm 1995, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi Trƣờng ( CRES) thuộc
Đại học Quốc Gia Ôxtrâylia đã xuất bản cuốn sách : Những rủi ro và cơ hội . Quản
lý tổng hợp xung đột môi trƣờng. Đây là tài liệu hƣớng dẫn cho quản lý (QL) biến
đổi môi trƣòng và giải quyết thành công các xung đột môi trƣờng.
Năm 1998, quốc hội Mỹ đã thành lập Viện nghiên cứu giải quyết XĐMT

nhằm hỗ trợ các đối tác trong việc giải quyết các XĐ và các tranh cãi về MT,
TNTN, sử dụng đất thông qua các cuộc hòa giải, thƣơng lƣợng và hợp tác giải quyết
khó khăn. Từ khi thành lập, Viện này đã tổ chức nhiều khóa đào tạo, bồi dƣỡng tập
huấn về XĐMT cho nhiều nƣớc khác nhau nhƣ: Thái Lan, Úc, Mỹ, Canada…
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước: Ở Việt Nam vấn đề XĐMT những
năm gần đây cũng đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu: Nguyên nhân và
giải pháp quản lý XĐMT của Nguyễn Quang Tuấn (2000) – kỷ yếu hội thảo XHH
MT, Bộ KHCN MT – số 11/2000; Chính sách QLMT đối với việc giải quyết
XĐMT của Lê Thanh Bình (2000); Nghiên cứu XĐMT tại Việt Nam qua một điểm
khảo sát của Nguyễn Thị Hiền và Đặng Đình Long (2000); Khoa học MT của Lê
Văn Khoa (NXB Giáo dục); Giải pháp chính sách giảm thiểu XĐMT trong sử dụng
tài nguyên của CĐDC vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát (Nghệ An) của
Chu Thị Thu Hà (2002); QLXĐ trong các Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của Đặng
Thị Ánh Nguyệt (2004); Tổng quan các mô hình giải quyết XĐ có sự tham gia của
các tổ chức XH dân sự trong QL bãi rác ở một số nƣớc của Trần Chí Đức (2005)…
Theo Vũ Cao Đàm(*) “Xung đột môi trƣờng là một khái niệm của xã hội học
môi trƣờng, là một hƣớng tiếp cận mới trong nghiên cứu môi trƣờng ở nƣớc ta.
Xung dột môi trƣờng luôn có thể xảy ra giữa xí nghiệp hoặc bệnh viện với cộng
đồng dân cƣ hoặc trong nội bộ cộng đồng dân cƣ trong các làng nghề”.

(*) Vũ Cao Đàm, Giải quyết xung đột mội trƣờng trong các làng nghề, nội dung tất yếu của quản lý
môi trƣờng, tạp chí bảo vệ môi trƣờng số 9/2001.

-8-


Cũng theo Vũ Cao Đàm “Xung đột môi trƣờng đáng đƣợc xem là một chủ đề
quan trọng hàng đầu trong xã hội học mội trƣờng và thực tiễn hoạch định chính
sách và quản lý môi trƣờng . Cũng chính vì vậy , xung đột môi trƣờng ngày càng trở
nên một phạm trù khoa học có ý nghĩa then chốt trong các nghiên cứu lý thuyết của

bộ môn khoa học về xã hội học môi trƣờng [18, tr.37]
Theo Lê Thanh Bình (*1) “ Nói đến các vấn đề môi trƣờng là nói đến xung đột
môi trƣờng, bởi vì những vấn đề MT khi phát sinh ra đòi hỏi phải có những xử lý,
giải quyết là vì có những XĐ. XĐMT đƣợc thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau qua
nhiều bƣớc : Trƣớc hết là những mục đích tiềm ẩn khác nhau , tiến đến những hành
động không tƣơng hợp, đến giai đoạn cao hơn là những mâu thuẩn ,bất đồng trong
quan điểm khai thác sử dụng tài nguyên môi trƣờng và chia sẽ các nguồn lợi ; nếu
những mâu thuẩn này không đƣợc giải quyết sẽ phát triển lên mức cao hơn , gay gắt
hơn, dẫn đến các hành động đấu tranh của những nhóm ngƣời đông làm mất ổn định
xã hội, mất ổn định chính trị” .
Theo Nguyễn Quang Tuấn(*2) “Cơ chế chính sách yếu kém cũng là nguyên
nhân làm gia tăng các XĐMT. Trong đó quyền sử dụng các tài sản MT không đƣợc
xác định rõ là một nguyên nhân trọng yếu. Sự phát triển của khoa học - công nghệ
cũng nhƣ sự gia tăng dân số đã làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên dẫn đến gia
tăng tính khan hiếm của tài nguyên. Kết quả là sự gia tăng khả năng XĐMT, đặc
biệt đối với những tài nguyên mà ở đó quyền sử dụng không đƣợc xác định rõ”
Năm 2002, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trƣờng( INEST) Trƣờng Đại
học Bách khoa Hà Nội chủ trì một đề tài cấp nhà nƣớc với tên : “ Nghiên cứu cơ sở
khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn
đề môi trƣờng ở các làng nghề Việt Nam” Với mã hiệu KC 08-09. Đề tài đã nêu
đƣợc khái quát một bức tranh ô nhiễm của các loại hình ngành nghề trong làng của
cả nƣớc, đánh giá và phân loại ô nhiễm theo các tiêu chuẩn Việt Nam về MT, đề
xuất các giải pháp kỹ thuật, giải pháp quy hoạch.
(*1) Lê Thanh Bình, Chính sách quản lý môi trƣờng đối với việc giải quyết xung đột môi trƣờng luận văn
Thạc sỹ khoa học(2000).
(*2) Nguyễn Quang Tuấn, Xung đột môi trƣờng: Nguyên nhân và giải pháp quản lý xung đột môi trƣờng, Kỹ
yếu hội thảo xã hội học môi trƣờng, Bộ KH&CN, số 11/2000.

-9-



Ở nƣớc ta hiện nay chƣa có đề tài nào nghiên cứu sâu về nhận dạng vấn đề
môi trƣờng thông qua nhận diện XĐMT tại các CSSX với CĐDC sống xung quanh.
Vì vậy, chúng tôi chọn “ Nhận dạng vấn đề môi trƣờng thông qua nhận diện
xung đột môi trƣờng giữa các Cơ sở Sản xuất chế biến Kinh Doanh Hải sản với
cộng đồng dân cƣ sống xung quanh”.(Nghiên cứu các trƣờng hợp cụ thể ở
phƣờng: Mũi Né, Phú Hài tại thành phố Phan Thiết- tỉnh Bình Thuận) làm đề tài
Luận văn cao học nhằm nhận dạng vấn đề môi trƣờng thông qua nhận diện XĐMT
để đi sâu nghiên cứu các xung đột giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên, giữa các
CSSX gây ô nhiễm với các CĐDC; và xem xét vấn đề trong mối quan hệ với các cơ
quan quản lý môi trƣờng, chính quyền địa phƣơng để đề xuất các phƣơng thức điều
chỉnh hành vi, thái độ và cách ứng xử của từng cá nhân, tổ chức, cộng đồng trong
mối quan hệ phát triển bền vững (PTBV).
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm bổ sung lý thuyết về
XĐMT giữa các CSSX với cộng đồng dân cƣ sống xung quanh; đánh giá thực trạng
xung đột và công tác quản lý xung đột môi trƣờng, từ đó nhận dạng các điểm yếu
cần khắc phục trong công tác quản lý và BVMT tại các CSSX.
Đóng góp mới về khoa học của luận văn :quản lý XĐMT nơi các CSSX và
CĐDC là một lĩnh vực còn mới so với các lĩnh vực khác, nên bƣớc đầu luận văn
chỉ tìm ra những điểm mới sau:.
Nhận rõ các dạng môi trƣờng, các XĐMT giữa các CSSX và CĐDC, chỉ ra
nguyên nhân dẫn đến XĐ. Đƣa ra những mặt hạn chế trong công tác QL nhà nƣớc về
MT, đồng thời cung cấp những luận cứ khoa học cho các nhà QL, các nhà thực hiện
quy hoạch, các DN và CĐDC nhằm BVMT và phát triển SX theo hƣớng bền vững.
Đề xuất các phƣơng pháp xử lý chất thải phù hợp đối với các cơ sở sản xuất
không những trên địa bàn Phan Thiết mà chung cho Tỉnh Bình Thuận.
Ý nghĩa thực tiễn: Từ kết quả nghiên cứu lý thuyết và đánh giá thực trạng công
tác quản lý XĐMT trong các CSSX và CĐDC; kết quả nghiên cứu đã đề xuất các


-10-


phƣơng thức để khắc phục các điểm yếu trong công tác quản lý XĐMT các CSSX
nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với MT trong các CSSX.
Luận văn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cƣ, của các Chủ
CSSX trong vấn đề BVMT. Bên cạnh đó việc giữ gìn cảnh quan, vệ sinh MT sẽ làm
tăng thẩm mỹ sinh thái, hấp dẫn, thu hút khách du lịch nhằm góp phần làm cho
ngành kinh tế du lịch tại Bình Thuận ngày càng phát triển. Luận văn còn là tài liệu
tham khảo cho các cơ quan chức năng ở địa phƣơng để nghiên cứu, phục vụ công
tác giảng dạy và tuyên truyền giáo dục ý thức BVMT trong nhân dân.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
4.1. Mục tiêu nghiên cứu:
. Nhận dạng vấn đề môi trƣờng giữa các cơ sở sản xuất với cộng đồng dân cƣ
sống xung quanh ở các phƣờng: Mũi Né, Phú Hài của thành phố Phan Thiết.
. Chỉ ra những xung đột môi trƣờng giữa các cơ sở sản xuất với cộng đồng dân
cƣ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý môi trƣờng quản lý và xử
lý tốt các xung đột khi mới xảy ra.
. Đánh giá hiệu quả xử lý xung đột của hệ thống quản lý xung đột từ tỉnh đến
cơ sở.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
. Tìm hiểu các lý thiết về môi trƣờng để nhận dạng môi trƣờng tại địa bàn
nghiên cứu.
. Tìm hiểu những nguyên nhân xung đột, đặc điểm xung đột môi trƣờng giữa
các cơ sở sản xuất với cộng đồng dân cƣ ở các phƣờng: Mũi Né, Phú Hài.
. Điều tra, khảo sát, phân tích và xử lý thông tin định lƣợng và định tính.
. Đề xuất các phƣơng thức nhằm xử lý các xung đột môi trƣờng giữa các cơ sở
sản xuất với cộng đồng dân cƣ đến mức thấp nhất; đồng thời giới thiệu các phƣơng
pháp xử lý chất thải phù hợp cho các cơ sở sản xuất.
5. Khách thể và phạm vi nghiên cứu:


-11-


5.1. Khách thể nghiên cứu: Các cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh hải sản
đang gây ô nhiễm MT ảnh hƣởng đến cộng đồng dân cƣ sống xung quanh tại các
phƣờng Mũi Né, Phú Hài.
5.2. Phạm vi nghiên cứu:Thời gian nghiên cứu: thời điểm từ năm 2004 – 2009.
Phạm vi nghiên cứu bao gồm tất cả các CSSX ít gây ô nhiễm và các CSSX
gây ô nhiễm nặng tập trung tại các phƣờng: Mũi Né, Phú Hài với cộng đồng dân cƣ
sống xung quanh.
6. Câu hỏi nghiên cứu:
. Con ngƣời luôn tồn tại trong những MT nhất định.Vậy, việt nhận dạng môi
trƣờng hiện nay tại Việt Nam nói chung và Phan thiết nói riêng nhƣ thế nào?
. Có sữ xung đột môi trƣờng giữa các cơ sở sản xuất với cộng đồng dân cƣ hay
không? Có bao nhiêu dạng xung đột môi trƣờng? Nó diễn ra nhƣ thế nào? Và
nguyên nhân của nó là gì?.
. Quản lý xung đột môi trƣờng giữa các cơ sở sản xuất với cộng đồng dân cƣ
tại Phan Thiết hiện nay ra sau?.
. Làm gì để quản lý xung đột môi trƣờng ở các cơ sở sản xuất với cộng đồng
dân cƣ đạt hiệu quả cao nhất.
7. Giả thuyết nghiên cứu:
. Nhận dạng môi trƣờng là vấn đề cốt tử trong hoạt động sống của con ngƣời
mà đặc biệt trong quản lý môi trƣờng.
. Xung đột môi trƣờng giữa các cơ sở sản xuất với cộng đồng dân cƣ ngày
càng trở nên căng thẳng, nó diễn ra dƣới nhiều dạng thức: Xung đột về lợi ích, xung
đột về giá trị, xung đột về nhận thức, xung đột về mục tiêu…nguyên nhân là do
thiếu thông tin, do sự khác nhau về lợi ích giữa các nhóm dân cƣ.
. Quản lý của nhà nƣớc đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết
xung đột môi trƣờng giữa các cơ sở sản xuất với cộng đồng dân cƣ.

8. Phƣơng pháp nghiên cứu:
8.1 Phƣơng pháp luận:

-12-


Luận văn đã áp dụng các phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
(DVBC) và chủ nghĩa duy vật lịch sử (DVLS) của K.Marx để nhận thức các vấn đề
nghiên cứu. Theo quan điểm chủ nghĩa DVBC các sự vật, hiện tƣợng phải đƣợc
xem xét trong mối quan hệ, tác động qua lại, trong mâu thuẫn, vận động và phát
triển không ngừng của lịch sử XH. Theo quan điểm của chủ nghĩa DVLS, mọi sự
vật, hiện tƣợng đều tồn tại trong không gian, và thời gian nhất định. Chủ nghĩa
DVBC và chủ nghĩa DVLS cho ta phƣơng pháp luận nhận thức các sự vật và hiện
tƣợng với quan điểm khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử cụ thể và thực tiễn.
Trên cơ sở phƣơng pháp luận nhận thức DVBC và DVLS, luận văn sử dụng
các phƣơng pháp tiếp cận hệ thống và các phƣơng pháp của xã hội học, xã hội học
MT và quản lý học với sự cùng tham gia của CĐDC xung quanh trong việc thu thập
và xử lý thông tin nhằm kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu.
8.2 Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể:
8.2.1. Phương pháp kế thừa và phân tích tài liệu: Kế thừa và phân tích các tài
liệu liên quan đến đề tài gồm:Cơ sở lý thuyết và các thành tựu đạt đƣợc liên quan
đến đề tài. Các kết quả nghiên cứu của các đồng nghiệp đã công bố.Các chủ trƣơng
và chính sách có liên quan.Các tài liệu thu thập đƣợc trong quá trình nghiên cứu
8.2.2. Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát và khảo sát thực tế XĐ cũng
nhƣ tình trạng ô nhiễm MT và công tác QLMT tại các nơi nghiên cứu: xem xét về
đầu tƣ, trang thiết bị cơ sở vật chất của các CSSX và cơ sở hạ tầng nơi SX, khu quy
hoạch…. đồng thời tham dự vào các cuộc hội thảo, hội nghị bàn về vấn đề ô nhiễm
MT tại các nơi này.
8.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu, chuyên gia, hội thảo: Phỏng vấn sâu
ngƣời dân, các nhà QLMT ở địa bàn nghiên cứu, các cán bộ các ngành, các cấp có

liên quan; mở hội thảo.
8.2.3.1. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu bằng bảng hỏi: phỏng vấn bằng bảng hỏi
với 100 phiếu cho CĐDC xung quanh các CSSX ở phƣờng Mũi Né, Phú Hài, với 50
phiếu hỏi đối với các CSSX ít gây ô nhiễm và gây ô nhiễm nặng.

-13-


8.2.3.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu trực tiếp: do có quá trình làm việc và tiếp
xúc trực tiếp với các cán bộ lãnh đạo các phƣờng Mũi Né và Phú Hài, các cán bộ
của TP.Phan Thiết và các chuyên gia về MT của tỉnh, nên tác giả luận văn đã thực
hiện 20 cuộc phỏng vấn sâu các cán bộ này trên cơ sở các vấn đề đã đƣợc chuẩn bị
trƣớc và có bảng hƣớng dẫn dành riêng cho từng đối tƣợng.
8.2.4. Phương pháp xử lý thông tin:Tập hợp các kết quả đo các chỉ tiêu môi
trƣờng nơi các CSSX do Chi cục BVMT cung cấp. Thống kê xử lý toán học để theo
dõi diễn biến các thành phần MT, các chỉ số phát triển kinh tế, đầu tƣ và thu nhập.
9. Cấu trúc của luận văn:
Luận văn đƣợc bố cục thành 3 phần chính:
Phần 1: Mở đầu (bao gồm các nội dung):
Lý do nghiên cứu (tính cấp thiết của đề tài).Lịch sử nghiên cứu.Ý nghĩa Lý
luận và thực tiễn.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.Khách thể và phạm vi nghiên
cứu. Câu hỏi (vấn đề) nghiên cứu.Giả thuyết nghiên cứu.Phƣơng pháp nghiên cứu
Phần 2 : Nội dung nghiên cứu (gồm 2 chƣơng):
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận.
Chƣơng 2: Nhận dạng vấn đề môi trƣờng thông qua nhận diện xung đột môi
trƣờng ở thành phố Phan Thiết ( qua phƣờng Mũi Né và Phú Hài)
I. Nhận diện xung đột môi trƣờng ở phƣờng Mũi Né và Phú Hài
1 - Tình hình phát triển các cơ sở sản xuất ở Bình Thuận.
2 - Tình hình ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động của khu quy hoạch CBHS Phú
Hài và các cơ sở CBHS đến các yếu tố tài nguyên, môi trƣờng và CĐDC.

3 - Các dạng Xung đột môi trƣờng của các hộ, CSSX và khu quy hoạch (các
cơ sở sản xuất nƣớc mắm, chế biến cá khô, bột cá, phân mắm…) với CĐDC
II Nhận dạng môi trƣờng ở thành phố Phan Thiết (trƣờng hợp phƣờng Mũi Né
và Phú Hài).

-14-


1 Đặc điểm và bản chất của quá trình hình thành và phát triển các cơ sở sản
xuất chế biến hải sản..
2 Nguyên nhân(ai gây ra) dẫn đến sự ô nhiễm môi trƣờng.
3 Các dạng môi trƣờng chính ta nhận dạng đƣợc thông qua nhận diện xung đột
môi trƣờng ở hai phƣờng Mũi Né và Phú Hài.
4 Một số phƣơng thức nhằm hạn chế xung đột môi trƣờng giữa các cơ sở sản
xuất và cộng đồng dân cƣ nhằm làm cho vấn đề môi trƣờng nơi đây ngày càng tốt
hơn.
Phần 3: Kết luận và khuyến nghị
Trình bày tóm tắt kết quả của đề tài và các khuyến nghị để quản lý XĐMT
giữa các CSSX và cộng đồng dân cƣ sống xung quanh đƣợc tốt hơn.
Phụ lục.Tài liệu tham khảo

-15-


PHẦN 2 – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận
1. Nhận dạng môi trƣờng, mối quan hệ giữa môi trƣờng với cuộc sống con
ngƣời.
1.1. Khái niệm môi trường:
Trên thế giới và ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về MT.

Các tác giả nghiên cứu đã nêu các định nghĩa về MT.
Chƣơng trình Môi trƣờng của UNEP định nghĩa: “Môi trƣờng là tập hợp các
yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế-xã hội (KT-XH), tác động lên từng cá thể
hay cả cộng đồng”[3,tr.185]
Ở nƣớc ta, một số tác giả, từ những góc độ tiếp cận khác nhau cũng đã đƣa ra
những quan niệm về Môi trƣờng. Chẳng hạn, khi bàn đến khái niệm môi trƣờng, có
ý kiến cho rằng “Theo định nghĩa rộng, môi trƣờng là tổng hợp các điều kiện bên
ngoài có ảnh hƣởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể”[4,tr.185].
Có thể phân chia môi trƣờng thành 3 hệ thống:
Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố đƣợc hình thành, tồn tại và phát
triển theo các quy luật tự nhiên nhƣ: đất, nƣớc, không khí, động thực vật, khí hậu …
Môi trường xã hội: Là tổng thể các mối quan hệ giữa cá thể con ngƣời, cộng
đồng ngƣời hợp lại thành XH, tạo nên các hình thái tổ chức, các thể chế KT-XH.
Môi trường nhân tạo: Bao gồm những nhân tố do con ngƣời tạo ra và chịu sự
chi phối của con ngƣời nhƣ: hệ thống cấp, thoát nƣớc, đƣờng sá, các di tích lịch sử,
văn hóa.... Xét về mối quan hệ tổng thể, biện chứng thì ba loại môi trƣờng trên luôn
tồn tại cùng nhau, xen kẽ lẫn nhau và có mối quan hệ tƣơng tác, chặt chẽ với nhau.
Theo Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005: “Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự
nhiên và vật chất, nhân tạo bao quanh con ngƣờì, có ảnh hƣởng đến đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và sinh vật”[42,tr.8].
Luận văn này quan niệm môi trƣờng là sự tổng hợp các yếu tố vật chất tự
nhiên gồm: lý học, hóa học, sinh học, các yếu tố xã hội thể hiện mối quan hệ giữa
con ngƣời với cộng đồng và các yếu tố nhân tạo cùng tồn tại trong một không gian

-16-


bao quanh con ngƣời. Các yếu tố đó có quan hệ khăng khít, tƣơng tác lẫn nhau và
tác động lên các cơ thể con ngƣời và sinh vật nói chung trong quá trình tồn tại và
phát triển. Tổng hòa về chiều hƣớng phát triển của các yếu tố đó quyết định chiều

hƣớng phát triển của hệ sinh thái nói chung và của xã hội con ngƣời.
Đối với con ngƣời và xã hội loài ngƣời, các yếu tố bao quanh đó, không chỉ là
những điều kiện tự nhiên mà bao gồm cả những điều kiện xã hội.
1.2. Mối quan hệ giữa Môi trường với cuộc sống con người:
Trong mối quan hệ chặt chẽ và sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên, yếu
tố MT có ảnh hƣớng rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của con ngƣời . Trái lại
sự tác động của con ngƣời và XH ngày càng đóng vai trò quan trọng, mang tính
quyết định đối với sự biến đổi chiều hƣớng phát triển (tích cực hoặc tiêu cực) của
môi trƣờng.
Theo sự phân tích, đánh giá của UNESCO thì môi trƣờng tự nhiên trong
mối quan hệ với con ngƣời, có 3 chức năng cơ bản: “Thứ nhất, cung cấp các nguồn
tài nguyên cần thiết đối với sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và xã hội loài
ngƣời.Thứ hai, nơi thu nhận các hoạt động của con ngƣời nhằm phục vụ cho các
nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần của con ngƣời.Thứ ba, là nơi đồng hóa các
chất thải do kết quả của các hoạt động đó”[3,tr16].
Có thể nói rằng sinh quyển là môi trƣờng sống của con ngƣời là điều kiện đầu
tiên, thƣờng xuyên và tất yếu của quá trình sản xuất ra của cải vật chất, là một trong
những yếu tố cơ bản nhất của tồn tại xã hội. Điều đó khẳng định rằng không thể ở
đâu khác, chính MT là nơi tập hợp các chất tạo nên sự sống nhƣ: Cácbon(C),
Hidrô(H), Ôxy(O2), Nitơ(N), Phốtpho(P), Cácbonic(CO2). Đồng thời MT cũng là
nơi tập hợp toàn bộ các cơ thể sống từ đơn giản đến phức tạp, từ động vật bậc thấp
đến con ngƣời - xã hội loài ngƣời và sự sống trên hành tinh của chúng ta hiện nay.
1.3. Ô nhiễm môi trường
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì “Ô nhiễm môi trƣờng là
việc chuyển các chất thải hoặc các nguyên liệu vào môi trƣờng đến mức có khả
năng gây hại cho sức khỏe của con ngƣời và sự phát triển của sinh vật hoặc làm

-17-



giảm chất lƣợng môi trƣờng sống”[3,tr.75]. Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005 của
nƣớc ta đã định nghĩa: “Ô nhiễm môi trƣờng là sự làm thay đổi tính chất của môi
trƣờng, vi phạm tiêu chuẩn của môi trƣờng”[42,tr.8].
Ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng hiện nay bức xúc và nghiêm trọng nhất là trên
các lĩnh vực thành phần cơ bản của môi trƣờng nhƣ:
Ô nhiễm và suy thoái Môi trường đất: Hiện nay đất ở nƣớc ta đang bị suy
giảm cả về số lƣợng và chất lƣợng. Có nhiều nguyên nhân, trƣớc hết là do rừng bị
tàn phá nặng nề, làm cho độ che phủ ngày càng bị giảm sút, dẫn đến mƣa và lũ bất
thƣờng làm cho đất bị sạt lở, xói mòn, bị bạc màu. Mặt khác đất còn bị ô nhiễm do
các chất thải công nghiệp và do việc lạm dụng các loại hóa chất, phân bón hóa học.
Ô nhiễm Môi trường nước: là loại ô nhiễm nguy hại nhất. Nguồn gốc của ô
nhiễm có thể là do các chất hữu cơ bị phân hủy; ngoài ra bão, lũ, nƣớc thải từ các
khu dân cƣ, các nhà máy, xí nghiệp, từ phân bón, thuốc trừ sâu, cũng là một trong
những nguyên nhân gây ra ô nhiễm. Ô nhiễm nƣớc sẽ tác động trực tiếp đến sức
khỏe của con ngƣời, là nguồn gốc gây ra các loại bệnh đƣờng ruột nhƣ tả, lỵ, tiêu
chảy, giun sán, các bệnh về da, đồng thời ảnh hƣởng xấu đến sự sống của sinh vật.
Ô nhiễm không khí: Có thể là do nguyên nhân từ tự nhiên nhƣ các quá trình
phân hủy thối rữa xác động, thực vật, nhƣng chủ yếu là do quá trình phát triển của
các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải… và
ô nhiễm do các hoạt động khác của con ngƣời gây nên.
Sự cố môi trường: Nguyên nhân gây ra có thể là: do thiên nhiên nhƣ lốc, gió
xoáy, bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất, sự biến đổi khí hậu, sóng thần. Cũng có thể do
con ngƣời gây ra nhƣ hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố tràn dầu. Sự cố MT đã gây ra
không ít thiệt hại đối với đời sống của con ngƣời và của sinh vật nói chung, nhất là
hiện nay nhân loại đang đối mặt với sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
1.4. Nguồn gây ô nhiễm Môi trường:
Nguồn điểm: là các nguồn gây ô nhiễm có thể xác định đƣợc vị trí, bản chất,
lƣu lƣợng phóng thải tác nhân gây ô nhiễm;Nguồn không có điểm: là nguồn gây ô
nhiễm không có điểm cố định, không xác định đƣợc vị trí, bản chất, lƣu lƣợng các


-18-


tác nhân gây ô nhiễm; Nguồn diện: là nguồn ô nhiễm phát ra từ diện rộng.Nguồn
tuyến: là nguồn phát theo tuyến đƣờng
1.5. Các tác nhân gây ô nhiễm
Là các tác nhân hoá học (phân bón, thuốc trừ sâu), tác nhân vật lý ( màu, mùi,
tia bức xạ, nhiệt độ...), tác nhân sinh học (vi sinh, tác nhân sinh học gây bệnh...).
Liều lƣợng, nồng độ, cƣờng độ của tác nhân ô nhiễm chính là yếu tố quan trọng
quyết định khả năng tác động MT của chúng. Khi tác nhân ô nhiễm đƣợc đƣa vào
MT chúng sẽ bị biến đổi dƣới ảnh hƣởng của các yếu tố MT (ánh sáng, nhiệt độ, hơi
ẩm, nƣớc...) Sau đó tiếp xúc với đối tƣợng nhận (con ngƣời, sinh vật, thực vật...)
gây tác hại đến các đối tƣợng nhận. Mức độ tác động của các tác nhân gây ô nhiễm
đến đối tƣợng nhận phụ thuộc vào nhiều yếu tố: bản chất hoá lý của các tác nhân ô
nhiễm, nồng độ ô nhiễm ban đầu của các tác nhân, các yếu tố MT xung quanh và độ
nhạy cảm của đối tƣợng nhận cũng nhƣ khả năng miễn dịch của từng cá thể.
1.6. Phát triển bền vững:
Có nhiều định nghĩa về phát triển bền vững, một trong những định nghĩa hay
đƣợc sử dụng: Phát triển bền vững là sự phát triển sử dụng tài nguyên thiên nhiên,
điều kiện môi trƣờng hiện có để thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ đang sống, nhƣng
lại phải đảm bảo cho các thế hệ tƣơng lai những điều kiện tài nguyên môi trƣờng
cần thiết để họ có thể sống tốt hơn ngày nay.
Năm 1987, WCED đã công bố công trình “Tƣơng lai chung của chúng ta Báo cáo Brundtland” đã đƣa ra định nghĩa về phát triển bền vững và trở thành phổ
biến “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại của con
ngƣời nhƣng không tổn hại tới sự thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tƣơng lai”.
Để xây dựng một xã hội Phát triển bền vững. Chƣơng trình Môi trƣờng của
Liên Hiệp Quốc đã đề ra 9 điểm:1. Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng
đồng. 2. Cải thiện chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời. 3. Bảo vệ sức sống và tính
đa dạng của Trái đất 4. Quản lý những nguồn tài nguyên không tái tạo đƣợc.5. Tôn
trọng khả năng chịu đựng đƣợc của Trái đất. 6. Thay đổi tập tục và thói quen cá

nhân. 7. Để cho các cộng đồng tự quản lý môi trƣờng của mình 8. Tạo ra một khuôn

-19-


mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ. 9. Xây dựng một
khối liên minh toàn cầu.

Phát triển bền vững là mục tiêu của tăng trƣởng kinh tế làm giảm nghèo đói và
khai thác tài nguyên cho phát triển, đồng thời ngăn ngừa sự suy thoái môi trƣờng
trong tƣơng lai. PTBV là phát triển để cải thiện nâng cao sức khỏe, giáo dục và
phúc lợi xã hội. PTBV phải bao gồm sự biến đổi nhanh chóng về cơ sở công nghệ
của văn minh công nghiệp. Một thành phần quan trọng của PTBV là sự công bằng.
1.7. Cộng đồng và cộng đồng dân cư
1.7.1. Khái niệm cộng đồng:Thuật ngữ cộng đồng (Community) chỉ một tập
thể gồm những thành viên gắn bó với nhau bằng những giá trị chung.
Về bản chất của cộng đồng hoàn chỉnh, J.H.Fichter cho rằng, cộng đồng bao
gồm bốn yếu tố: (1) Có sự tƣơng quan cá nhân mật thiết với những ngƣời khác; (2)
Có sự liên hệ về tình cảm và cảm xúc nơi cá nhân trong những nhiệm vụ và công
tác xã hội của tập thể; (3) Có sự hiến dâng tinh thần đối với những giá trị đƣợc tập
thể coi là cao cả và có ý nghĩa; (4) Một ý thức đoàn kết đối với những ngƣời trong
tập thể. Ngày nay chỉ có những cộng đồng truyền thống (nhƣ làng truyền thống)
mới có đủ bốn đặc tính trên.
Theo quan niệm Mác xít, cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân,
đƣợc quyết định bởi sự cộng đồng các lợi ích của các thành viên có sự giống nhau
về các đìều kiện tồn tại và hoạt động của những con ngƣời hợp thành cộng đồng đó,
bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi

-20-



giữa họ về tƣ tƣởng, tín ngƣỡng, hệ giá tri và chuẩn mực, nền sản xuất, sự tƣơng
đồng về điều kiện sống cũng nhƣ các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và
phƣơng tiện hoạt động.
1.7.2. Khái niệm cộng đồng dân cư: Cộng đồng dân cƣ là những ngƣời cùng
sinh sống trong một không gian địa lý nhất định, nhƣ: tổ dân phố, thôn, làng, ấp,
bản, buôn, phum, sóc hoặc điểm dân cƣ tƣơng tự.
2. Khái niệm xung đột môi trƣờng
2.1. Khái niệm xung đột: Trên thế giới có nhiều tác giả đƣa ra những quan
điểm khác nhau về khái niệm “Xung đột”. Xung đột là sự khác nhau về quyền lợi
hoặc về niềm tin là khát vọng hiện tại của các bên không thể đạt một cách đồng
thời(*3) hoặc “Xung đột là sự tác động qua lại giữa những ngƣời phụ thuộc lẫn nhau,
mà những ngƣời này hƣớng vào các mục tiêu khác nhau và có các hoạt động cản
phá lẫn nhau trong việc thực hiện mục tiêu của riêng họ(*4).
Cách thức xử lý xung đột: Về cách thức xử lý xung đột, rất nhiều nghiên cứu
đã trích dẫn 5 nguyên tắc trong xử lý xung đột là đối đầu, đối thoại, nhƣợng bộ,
thỏa hiệp và tránh né đƣợc minh họa trong Hình 1.1:

Hình 1.1: Sơ đồ các nguyên tắc xử lý xung đột(Vũ Cao Đàm, 2002)
Đối đầu: Khi cả hai phía đều không thỏa mãn nhu cầu nào đó, khi cả hai bên
đều không thống nhất sẽ dẫn đến đối đầu, cũng có thể xảy ra XĐ vũ trang.
Đối thoại: Khi cả hai bên đều có nhu cầu là đạt tới một thỏa thuận nào đó,
(*3) Pruitt và Rubin (1986).

(*4) Folger và Cộng sự (1997)

-21-


đƣợc thực hiện thông qua các cuộc họp, hội nghị không chính thức, trong đó có sự

đại diện của các cơ quan khác nhau trên một nhóm liên cơ quan.
Thỏa hiệp: Để đạt tới sự thỏa mãn nhu cầu của cả hai bên.
Tránh né: Khi một trong hai bên không quan tâm về sự thỏa mãn nhu cầu của
mình hoặc của ngƣời khác, tức không có hành động.
Nhƣợng bộ: Khi một trong hai bên chấp nhận thua cuộc có thể trong một thời
điểm nào đó hoặc thua luôn.
Các nguyên nhân xung đột: . Theo C.W.Moore có 5 nguyên nhân gây xung
đột : quyền lợi, giá trị, dữ liệu, cơ cấu và quan hệ [C.W Moore, 1986, tr.27][57].
Các hậu quả của xung đột: Xung đột có thể mang lại nhiều hậu quả tích cực
cũng nhƣ tiêu cực. Việc tìm hiểu và đo lƣờng các hậu quả của xung đột trên thực tế
là rất quan trọng, là cơ sở để chúng ta quyết định xem có cần phải can thiệp điều
chỉnh các xung đột này không, và nếu có thì ở mức độ nào và bằng cách nào, nhằm
tối đa hóa hậu quả tích cực và giảm thiểu các hậu quả tiêu cực. Sự không có xung
đột không phải lúc nào cũng tốt, vì nó có thể chỉ ra sự thờ ơ, sự không hiểu biết
hoặc sự kém năng lực của một bộ phận trong cộng đồng. Xung đột chính là một
phần của mọi quá trình giải quyết sự khác biệt, phân hóa [Valerie Brown, 1995][59]
Xung đột có thể có những hậu quả tích cực nhƣ tạo ra những nỗ lực cứng rắn
hơn dẫn đến chiến thắng; tăng những cam kết, tăng nhóm trung thành; tăng tính rõ
ràng và tƣờng minh về vấn đề; dẫn tới những đột phá sáng tạo và những thành tựu
mới; làm sáng tỏ những vấn đề đang tồn tại và thúc đẩy sự biến đổi; tập trung sự
chú ý đến các vấn đề cơ bản và đi đến giải quyết; và sự tham gia vào XĐ có thể làm
tăng khả năng hòa giải, gây ảnh hƣởng và cạnh tranh. Bên cạnh đó, XĐ có thể có
các kết quả tiêu cực nhƣ dẫn đến sự tức giận, tránh né, công kích, sự lo sợ thất bại,
cảm giác của sự không bình đẳng, kìm hãm thông tin quan trọng; hạ thấp năng suất;
nghề nghiệp có thể thay đổi, một số quan hệ bị hủy hoại; làm gián đoạn các phƣơng
thức làm việc; và tiêu phí một số lớn thời gian [Vũ Cao Đàm, 2002,tr.102][18].
2.2. Khái niệm xung đột môi trường (Environmental Conflict)

-22-



Xung đột môi trƣờng đƣợc coi là một trƣờng hợp của xung đột XH trong QL,
sử dụng TN&MT. Mọi XĐMT đều xuất phát từ vấn đề lợi ích và gắn liền với việc
tồn tại các đƣơng sự chống đối. Có nhiều cách định nghĩa về XĐMT chẳng hạn:
XĐMT là những XĐ nảy sinh do các hoạt động của con ngƣời, ở những điều kiện
xác định, trong việc sử dụng và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Một số định nghĩa khác về xung đột môi trƣờng dựa trên hai khía cạnh là
XĐMT là một khái niệm cơ bản của xã hội học về môi trƣờng và XĐMT đƣợc xuất
phát từ hiện tƣợng xung đột tranh chấp về môi trƣờng và sự xâm lƣợc sinh thái giữa
các nhóm, các tập đoàn xã hội, giữa các quốc gia.
Để có thể quản lý tốt các xung đột môi trƣờng và có những giải pháp hiệu quả
để xử lý, giải quyết tốt các XĐMT, có thể hiểu XĐMT trên 4 phƣơng diện sau
đây:XĐ vì môi trƣờng;XĐ với môi trƣờng. XĐ do môi trƣờng .Xung đột của MT
* Xung đột vì môi trƣờng: đƣợc thể hiện trong những xung đột giữa con ngƣời
với con ngƣời trong việc sử dụng một nguồn tài nguyên nào đó. Ví dụ tranh chấp
một nguồn nƣớc, vì một con sông, vì một ngọn núi, ...
* Xung đột với môi trƣờng: đƣợc thể hiện trong nhiều mâu thuẫn nảy sinh
trong quá trình phát triển KT-XH. Đó là những XĐ trong SX khi sử dụng quá mức
làm cạn kiệt các nguồn TN.Các CSSX, bệnh viện thải chất thải làm ô nhiễm MT.
* Xung đột do môi trƣờng: xảy ra khi tài nguyên môi trƣờng(TNMT) có hạn
mà yêu cầu lại quá nhiều. XĐ nảy sinh khi sử dụng TNMT quá nhiều cho thế hệ
hôm nay làm cạn kiệt các nguồn TNMT để đáp ứng các nhu cầu của thế hệ mai sau.
* Xung đột của môi trƣờng: Môi trƣờng - TN tồn tại và phát triển theo các quy
luật khách quan của tự nhiên. Bản thân các thành tố MT: đất, nƣớc, sinh vật... cũng
có MT tồn tại. Trong điều kiện MT thuận lợi chúng phát triển mạnh và ngày càng
phong phú. Trong điều kiện không thuận lợi chúng sẽ bị suy kiệt, thoái hoá.
Đề tài này sử dụng khái niệm xung đột môi trƣờng nhƣ sau: Xung đột môi
trƣờng là xung đột về quyền lợi giữa các nhóm xã hội khác nhau trong việc khai
thác và sử dụng nguồn tài nguyên môi trƣờng. Nhóm này muốn tƣớc đoạt lợi thế


-23-


×