Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.11 KB, 15 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI
CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ
I. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO DỰ ÁN TẠI CHI NHÁNH
ĐÔNG ĐÔ TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Mục tiêu tổng quát
Xuất phát từ tôn chỉ mục đích xây dựng Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt
Nam thành ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, hoạt động theo thông lệ
quốc tế, chất lượng ngang tầm với các Ngân hàng tiên tiến trong khu vực Đông
Nam Á.
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá đầy đủ, toàn diện hoạt động kinh doanh năm
2006 về những kết quả đạt được, những tồn tại thách thức đối với chi nhánh năm
2006 và dự báo tình hình phát triển kinh tế- xã hội đất nước năm 2007- năm đầu
tiên Việt Nam thực hiện các cam kết WTO. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam chi nhánh Đông Đô, xác định phương hướng nhiệm vụ năm 2007 như sau:
- Tăng tốc vươn lên khẳng định ưu thế cạnh tranh, nắm bắt thời cơ thực hiện
hội nhập để tạo nền tảng cho chi nhánh phát triển bền vững, mở rộng mạng lưới
hoạt động.
- Thực hiện chủ trương kế hoạch cổ phần hóa chủ động và tích cực. Tiếp tục
duy trì quy mô, chất lượng, hiệu quả tăng trưởng theo mục tiêu kế hoạch.
- Mở rộng khách hàng ngoài quốc doanh, các công ty cổ phần, trách nhiệm
hữu hạn có năng lực tài chính lành mạnh.
- Tăng cường cho vay ngắn hạn, tập trung vào các ngành nghề có khả năng
cạnh tranh cao khi Việt Nam gia nhập WTO. Mở rộng đối với nhóm khách hàng
hoạt động thương mại và sản xuất hàng xuất khẩu.
- Phát triển những sản phẩm tín dụng mới nhằm đa dạng hóa các sản phẩm
tín dụng.
- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng hỗ trợ cho công tác
tín dụng.
- Tập trung khai thác nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo lại, đào
tạo mới để tạo bước chuyển đổi về chất lượng trong quy hoạch, đào tạo và bổ
nhiệm cán bộ của chi nhánh. Quyết tâm đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên


gia theo chương trình đào tạo quốc tế.
- Tập trung chỉ đạo các hoạt động đồng bộ, thiết thực, hiệu quả có ý nghĩa để
kỷ niệm 50 năm thành lập ngành, tạo động lực và bước phát triển cao trong giai
đoạn mới sau cổ phần hóa.
2. Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu
Bảng 8: Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu năm 2007
Đơn vị: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu
Thực hiện
2006
Kế hoạch
2007
Tăng trưởng so
với 2006
1 Tổng tài sản 2.183 2.619 20%
2 Huy động vốn cuối kỳ 2.107 2.591 23%
3 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 1.387 2.081 50%
4 Thu dịch vụ ròng 8,1 14 70%
5 Lợi nhuận trước thuế 26 28 7%
Cạnh tranh, hội nhập để tồn tại và phát triển là vấn đề tất yếu không phải của
riêng Chi nhánh Đông Đô. Để theo kịp với sự phát triển của các ngân hàng thương
mại Chi nhánh Đông Đô cũng đã đề ra phương hướng, mục tiêu cho mình trong
những năm tới.
Để thực hiện mục tiêu chung đó, trên cơ sở căn cứ vào các nguồn lực và thế
mạnh hiện có cũng như các tiền đề đã được chuẩn bị, Chi nhánh Đông Đô đã đặt ra
mục tiêu cụ thể của mình trong các năm tới như sau:
2.1. Công tác huy động vốn
Tập trung đẩy mạnh huy động vốn, nâng cao tỷ trọng huy động trung dàI hạn
đáp ứng nhu cầu cho vay, đầu tư phát triển.
Đa dạng hoá sản phẩm huy động, đáp ứng cao nhất nhu cầu gửi tiền của

khách hàng.
Chuyển dịch cơ cấu nguồn đảm bảo tự chủ về nguồn vốn, đảm bảo khả năng
thanh toán và đáp ứng hoàn toàn nhu cầu cho vay và đầu tư.
Nâng cao tỷ trọng tiền gửi thanh toán trên mọi nguồn vốn huy động góp
phần giảm chi phí huy động vào.
Điều hành lãi suất theo sát biến động thị trường, đảm bảo giữ vững và tăng
trưởng nguồn vốn.
2.2. Hoạt động tín dụng đầu tư
Phấn đấu tổng dư nợ cho vay đạt 5.824 tỷ đồng một năm trong đó:
Dư nợ ngấn hạn đạt:1.222 tỷ /năm
Dư nợ trung dài hạn thương mại đạt:4.105 tỷ/năm.
Nâng cao chất lượng công tác tín dụng, thẩm định dự án và tư vấn khách hàng
nhằm tăng trưởng dư nợ cho vay.
Chú trọng kiểm tra, giảm sát sau giải ngân, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục
đích vay, hạn rủi ro có thể xảy ra với khoản vay.
Tiếp tục đẩy mạnh xử lý dứt điểm nợ xấu, nợ tồn đọng, cơ cấu lại dư nợ cho
vay.
Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng thực tế hoạt động tín dụng, quyết
định của ngân hàng nhà nước và hướng dẫn của hội sở chính.
Tăng cường công tác tiếp thị để mở rộng và đa dạng hoá khách hàng. Tập
trung vào đối tượng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động có hiệu quả,
sản phẩm có thương hiệu và có sức cạnh tranh lớn, có tài sản đảm bảo, các doanh
nghiệp nhà nước thuộc khối sản xuất kinh doanh có hiệu quả
Kiên quyết thu hẹp dần tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp hoạt động
kém hiệu quả. Không mở rộng cho vay đối với khối xây lắp.
Tăng cường thu nợ trung dài hạn, giảm bớt cho vay trung dài hạn đối với
các dự án mới, chỉ cho vay các dự án có hiệu quả, thời gian thu hồi nhanh.
Nâng cao vai trò công tác thẩm định, đảm bảo an toàn trong công tác tín
dụng bảo lãnh.
2.3. Công tác dịch vụ khách hàng

Từng bước đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ khách
hàng, thực hiện phong cách giao dịch văn minh, đa dạng hoá các dịch vụ thanh
toán đảm bảo nhất, an toàn,thuận tiện nâng cao uy tín và phát triển nâng cao sức
cạnh tranh của Chi nhánh Đông Đô
Phát huy thế mạnh của Chi nhánh Đông Đô trong các lĩnh vực bảo lãnh,
thanh toán trong nước và quốc tế và kinh doanh tiền tệ.
Phát triển các hoạt động dịch vụ, tập trung vào các sản phẩm dịch vụ đầu tư
dự án trên nền công nghệ hiện đại.
Mở rộng dịch vụ trên cơ sở phát triển các phần mềm như Homebankin,
Internetbanking….
Nghiên cứu, triển khai các ứng dụng mới hỗ trợ các phòng ban trong công tác
quản lý điều hành.
2.4. Công tác tổ chức, công tác đào tạo cán bộ, quản trị điều hành, xây dựng phát
triển mạng lưới và nguồn nhân lực
Tuyển dụng cán bộ theo đúng quy định của HSC, phối hợp với các cơ sở đào
tạo có uy tín để tổ chức các khoá đào tạo để đáp ứng tốt hơn yêu cầu công tác xây
dựng chu trình đào tạo, từng bước tiêu chuẩn hoá công tác đào tạo, góp phần nâng
cao trình độ chuyên môn và nhận thức mới để nâng cao chất lượng.
Xây dựng kế hoạch, quy hoạch trách nhiệm cán bộ.
Lựa chọn và bổ xung cán bộ chủ chốt theo đúng năng lực, tăng cường đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ có năng lực chuyên môn, có phẩm chất đạo đức chính trị và có
trách nhiệm trong công việc để đáp ứng nhu cầu phát triển mạng lưới.
Bố trí cán bộ đúng vị trí, đúng người, đúng việc.
Phát triển mở rộng mạng lưới trên địa bàn Hà Nội theo kế hoạch.
Tính toán hiệu quả mở thêm phòng giao dịch, mở rộng cung ứng dịch vụ ngân
hàng, góp phần nâng cao vị thế của Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam .
2.5. Các công tác khác
Công tác tài chính kế toán:
- Tăng cường công tác tài chính kế toán, đảm bảo hạch toán chính xác, kịp
thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp kịp thời thông tin quản trị điều

hành.
- Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán và kế hoạch chỉ tiêu
nội bộ.
- Tập hợp, kiểm tra, đối chiếu chứng từ của các phân hệ và các báo cáo kế
toán, phát hiện sai sót để sửa chữa kịp thời.
- Tham mưu cho ban giám đốc về công tác kế toán và quản lý tài chính
- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ không ngừng tăng cường, phát huy vai
trò kiểm tra tại chỗ, đảm báo các quy trình nghiệp vụ đều được tuân thủ.
Công tác kho quỹ: đảm bảo cung ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu giao dịch
hàng ngày và nhu cầu đột xuất, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn
kho quỹ, công tác giao nhận, vận chuyển tiền và xuất nhập khẩu tiền mặt, thành
lập các tổ tiền lưu động nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu thu chi tiền mặt tại đơn
vị cho khách hàng.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHÀN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ
1. Nâng cao tầm quan trọng của công tác thẩm định nói chung và thẩm
định tài chính dự án nói riêng
Khi xã hội ngày càng phát triển thì các công cuộc đầu tư càng trở lên lớn hơn
khi đó công cuộc thẩm định nói chung và thẩm định tài chính dự án đầu tư nói
riêng cũng lớn theo do khối lượng vốn lớn mà chúng ta không thể coi nhẹ thẩm
định được. Nó chính là cơ sở để đảm bảo cho các công cuộc đầu tư có thể gặt hái
được những hiệu quả tích cực trong tương lai.
Để có thể đánh giá đúng tầm quan trọng của thẩm định tài chính dự án đầu tư,
phải có những chính sách, hệ thống luật cụ thể định hướng cho công tác thẩm định
tại các ngân hàng. Việc đầu tiên sẽ là nâng cao, cải thiện khung pháp lý cho hoạt
động phân tích đánh giá, thẩm đinh tình hình tài chính của các doanh nghiệp, các
dự án, yêu cầu các doanh nghiệp phải có báo cáo tài chính thực tế, tránh những sổ
sách ảo như hiện nay.
Tuy đã có nhiều tiến bộ, đổi mới nhưng hệ thống pháp lý ở Việt Nam nhìn
chung vẫn chưa được hoàn thiện. Vấn đề tạo hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt

đọng của các Ngân hàng và các doanh nghiệp trong ngoài nước còn nhiều hạn chế.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật cho hoạt động ngân hàng nói chung và quy chế
thẩm định dự án nói riêng là yêu cầu cấp bách đúng đắn của Ngân hàng. Ngoài ra

×