Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Vấn đề Tái cơ cấu nền kinh tế trên báo chí kinh tế Việt Nam (Khảo sát Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo Đầu tư, Thời báo Tài chính Việt Nam từ 10/2011 đến 06/2013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 154 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------

LÊ PHƢƠNG VÂN

VẤN ĐỀ TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ TRÊN BÁO CHÍ
KINH TẾ VIỆT NAM
(Khảo sát Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo Đầu tƣ, Thời báo Tài chính
Việt Nam từ tháng 10/2011 đến tháng 6/2013)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Chuyên ngành

: Báo chí học

Mã số

: 60.32.01.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Thị Thu Hƣơng

Hà Nội, 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình do tôi tự nghiên cứu. Các số liệu trong
luận văn rõ ràng và trung thực, các kết luận của luận văn này chưa từng được cơng
bố trong các cơng trình khác.


Hà Nội, ngày

tháng

TÁC GIẢ

Lê Phƣơng Vân

năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và chân thành tới PGS.TS Đặng Thị Thu
Hƣơng, Chủ nhiệm Khoa Báo chí-Truyền thơng, giảng viên hƣớng dẫn luận văn đã
tận tình định hƣớng, hƣớng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tập thể các thầy cô giáo Khoa Báo chí-Truyền
thơng, Trƣờng Đại học KHXH&NV, Đại học QGHN cùng các thầy cô giáo đã tham
gia giảng dạy trong suốt thời gian khóa học cao học, để giúp tơi có đƣợc kiến thức,
kinh nghiệm thực hiện đề tài này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến cơ quan nơi tơi đang làm việc (Tạp
chí Nghiên cứu Khoa học Kiểm tốn-Kiểm tốn Nhà nƣớc), các cơ quan báo chí
khảo sát, các anh, chị và các bạn đồng nghiệp cũng nhƣ độc giả đã tạo điều kiện
thuận lợi, giúp tơi hồn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 5
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài .................................................................................. 5
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .............................................................................................. 7
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 11
3.1. Mục đích nghiên cứu................................................................................................... 11
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 12
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 12
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................. 12
4.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 12
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................... 13
5.1. Phƣơng pháp luận........................................................................................................ 13
5.2. Phƣơng pháp công cụ................................................................................................. 13
5.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tƣ liệu lịch sử và tài liệu thứ cấp .................................. 13
5.2.2. Phƣơng pháp phân tích nội dung............................................................................. 14
5.2.3. Phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến bằng bảng câu hỏi ................................................. 14
5.2.4. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu.................................................................................... 14
6.

ngh a l luận và thực tiễn của luận văn ..................................................................... 15

7. Kết cấu của luận văn ...................................................................................................... 15
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ TÁI CƠ CẤU NỀN
KINH TẾ TRÊN BÁO CHÍ KINH TẾ VIỆT NAM ....................................................... 17
1.1. Các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến Tái cơ cấu và Tái cơ cấu nền kinh tế ....... 17
1.2. Bối cảnh kinh tế-xã hội và định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề Tái cơ
cấu nền kinh tế .................................................................................................................... 19
1.3. Đặc trƣng, thế mạnh của báo in trong việc chuyển tải thông tin về Tái cơ cấu nền
kinh tế .................................................................................................................................. 21
1.4. Vai trị của báo chí kinh tế đối với vấn đề Tái cơ cấu nền kinh tế ........................... 24

1.5. Diện mạo của 3 tờ báo trong diện khảo sát ............................................................... 30
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................................. 35

1


Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CHUYỂN TẢI THƠNG TIN VỀ VẤN ĐỀ
TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ TRÊN BÁO CHÍ KINH TẾ VIỆT NAM .................... 36
2.1. Tần suất đăng tải các tin, bài về vấn đề Tái cơ cấu nền kinh tế ............................... 36
2.2. Nội dung chính về vấn đề Tái cơ cấu nền kinh tế ..................................................... 43
2.3. Hình thức chuyển tải thơng tin về vấn đề Tái cơ cấu nền kinh tế trên báo kinh tế
Việt Nam ............................................................................................................................. 58
Tiểu kết Chương 2 ............................................................................................................. 88
Chƣơng 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG THÔNG TIN VỀ TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ TRÊN BÁO CHÍ KINH TẾ
VIỆT NAM ......................................................................................................................... 89
3.1. Thành cơng của 3 tờ báo trong việc thông tin về vấn đề Tái cơ cấu nền kinh tế .... 89
3.2. Hạn chế của 3 tờ báo trong việc thông tin về vấn đề Tái cơ cấu nền kinh tế .......... 97
3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................................. 102
3.4. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin về Tái cơ cấu nền inh tế ......... 103
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................................ 117
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 121

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

- TCC


: Tái cơ cấu

- TCC ĐTC

: Tái cơ cấu Đầu tƣ công

- TCC DNNN

: Tái cơ cấu Doanh nghiệp Nhà nƣớc

- TCC HTNH

: Tái cơ cấu Hệ thống ngân hàng

- CPH

: Cổ phần hóa

- DN

: Doanh nghiệp

- TĐKT

: Tập đồn inh tế

- TCTNN

: Tổng cơng ty Nhà nƣớc


- Bộ KH&ĐT

: Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ

- Bộ TC

: Bộ Tài chính

- TBKTVN

: Thời báo Kinh tế Việt Nam

- ĐT

: Đầu tƣ

- TBTCVN

: Thời báo Tài chính Việt Nam

- TƢ

: Trung ƣơng

3


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thống ê số lƣợng tin, bài đề cập tới nội dung TCC nền kinh tế đƣợc

đăng tải trong thời gian thực hiện khảo sát...............................................................37
Hình 2.2. Tỷ lệ tin, bài đề cập tới nội dung TCC nền kinh tế đƣợc đăng tải trong
thời gian thực hiện khảo sát......................................................................................37
Bảng 2.3. Thống kê số lƣợng, tỷ lệ về các nội dung đƣợc phán ánh........................38
Hình 2.4. Tỷ lệ các nội dung đƣợc phản ánh............................................................38
Bảng 2.5: Thống kê số lƣợng, tỷ lệ về các nội dung đƣợc đề cập trên từng báo......39
Bảng 2.6. Thống kê thời gian và số lƣợng các tin bài về vấn đề TCC nền kinh tế
đƣợc đăng tải trên 3 báo............................................................................................41
Bảng 2.7. Thống kê thời gian và số lƣợng các tin, bài về vấn đề TCC nền kinh tế
đƣợc đăng tải trên 3 báo trong thời gian diễn ra các kỳ họp Quốc hội.....................42
Bảng 2.8. Thống kê số lƣợng bài viết là ý kiến bình luận, phân tích đóng góp của các nhà
quản lý, giới chuyên gia, doanh nghiệp-doanh nhân vào các vấn đề của TCC nền kinh tế....56
Hình 2.9. Tỷ lệ bài viết là ý kiến bình luận, phân tích đóng góp của các nhà quản lý,
giới chuyên gia, doanh nghiệp-doanh nhân vào các vấn đề của TCC nền kinh tế....56
Bảng 2.10. Thống kê các chuyên mục đƣợc sử dụng trên TBKTVN.......................60
Bảng 2.11: Thống kê các chuyên mục đƣợc sử dụng trên báo ĐT...........................63
Bảng 2.12. Thống kê các chuyên mục đƣợc sử dụng trên TBTCVN.......................65
Bảng 2.13: Thống kê số lƣợng và tỷ lệ thể loại đƣợc 03 báo sử dụng......................67
Bảng 2.14: Thống kê số lƣợng và tỷ lệ thể loại của từng báo...................................68
Hình 2.15: Tỷ lệ các thể loại của từng báo...............................................................68
Bảng 2.16. Thống kê số lƣợng ngôn ngữ phi văn tự trên 03 báo khảo sát................82
Bảng 2.17. Thống kê số lƣợng các loại hình trình bày minh họa trên 03 báo khảo sát....86
Hình 2.18. Tỷ lệ sử dụng các loại hình trình bày minh hoạ trên 03 báo khảo sát.....86

4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Từ hi đổi mới, Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn đƣợc bạn bè

quốc tế ghi nhận. Tuy vậy, với những biến động tiêu cực của kinh tế thế giới thời
gian qua, kinh tế Việt Nam đang đối diện với hơng ít hó hăn, thách thức, đồng
thời nền kinh tế đang bộc lộ những vấn đề nội tại, nếu khơng nhận diện đầy đủ và
giải quyết đích đáng, sẽ là những rào cản lớn đối với sự phát triển của Việt Nam
trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI. Vì vậy, việc TCC nền kinh tế, thay đổi mơ
hình tăng trƣởng là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách đặt ra đối với Việt Nam hiện
nay. u cầu TCC nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trƣởng đƣợc đặt ra trong
Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 mà Đại hội Đảng lần
thứ XI thơng qua, trong đó xác định rõ: thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm
là cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu
lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh giá trị nội địa,
giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của nền kinh tế...
Chiến lƣợc xác định: “Chuyển đổi mơ hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo
chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy
mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững”. Đồng thời, tại
Hội nghị lần 3, BCH TƢ Đảng (Khóa XI) tháng 10.2011 xác định 3 nội dung TCC
cần tập trung triển hai trong giai đoạn từ 2012 đến 2015 là: TCC đầu tƣ với trọng
tâm là Đầu tƣ công; TCC Doanh nghiệp Nhà nƣớc mà trọng là các Tập đồn, Tổng
cơng ty Nhà nƣớc; và cơ cấu lại Thị trƣờng tài chính với trọng tâm là TCC Hệ
thống NHTM và các tổ chức tài chính khác.
Có thể thấy rằng, TCC nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trƣởng theo
tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Hội nghị lần
3 BCH TƢ Khóa XI đã trở nên cần thiết và cấp bách, là nhiệm vụ rất lớn và phức
tạp, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Thực tế cho thấy, vấn đề cải cách
nền kinh tế ở nƣớc ta đã hơng ít lần đƣợc nhắc đến và q trình cải cách của Việt

5


Nam cũng hơng hề đơn giản. Nó liên quan đến ý thức hệ tƣ tƣởng, đến tƣ duy về

cải cách và lợi ích của các nhóm xã hội. Ở đây, có lợi ích của những nhóm xã hội
đồng thuận, lợi ích của những nhóm xã hội có thể bị mất mát trong q trình cải
cách. Chính vì vậy, để có đƣợc sự nhận thức đúng đắn, định hƣớng đƣợc dƣ luận,
hơi gợi cho quá trình thay đổi về tƣ duy cho một cuộc cách mạng mới thì sự vào
cuộc của báo chí truyền thơng là hết sức cần thiết.
Với vai trị tiên phong trên mặt trận văn hóa-tƣ tƣởng, báo chí Việt Nam đã
phát huy mạnh mẽ “tiếng nói” của mình, đóng góp có hiệu quả vào cơng cuộc bảo
vệ, xây dựng và phát triển đất nƣớc trên các mặt chính trị-kinh tế-văn hóa-xã hội
trong nhiều thập kỷ qua. Dễ nhận thấy là, trong vơ vàn thơng tin nóng hổi từ cuộc
sống mà báo chí hàng ngày, hàng giờ chuyển tải tới độc giả, các thông tin về đời
sống kinh tế xuất hiện dày đặc trên các kênh truyền hình, các trang báo và đƣợc cập
nhật liên tục trên các báo điện tử. Điều này cũng dễ lý giải, bởi cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới và những tác động đối với nền kinh tế Việt Nam đang hiển hiện
trong từng ngõ ngách của cuộc sống, tác động tới từng doanh nghiệp, tới từng bữa
cơm trong mỗi gia đình. Và báo chí - tấm gƣơng phản ánh chân thực và sinh động
đời sống xã hội, khơng thể đứng ngồi cuộc, mà mỗi cơ quan báo chí, mỗi phóng
viên phải lặn lội, bám sát và phản ánh kịp thời các thông tin kinh tế tới độc giả.
Không chỉ phản ánh thông tin, báo chí cịn chuyển tải nhiều ý kiến tham vấn, có
những ý kiến, phân tích mang tính phản biện xác đáng về những “lỗ hổng” của cơ
chế, chính sách, phần nào giúp cho các cơ quan quản l Nhà nƣớc kịp thời khắc
phục, hoàn thiện, nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản l , điều hành. Hơn thế
nữa, báo chí giờ đây hơng chỉ phản ánh đơn thuần đời sống kinh tế, mà còn chủ
động tham gia tìm tịi, gợi mở, kết nối thơng tin và thúc đẩy hành động, nhằm xây
dựng một nền kinh tế phát triển bền vững.
Cũng chính vì thế, vấn đề TCC tổng thể nền kinh tế dành đƣợc sự quan tâm
đặc biệt của báo giới và trở thành chủ đề báo chí mới ở Việt Nam. Thơng qua báo
chí, vấn đề này đƣợc nhìn nhận, mổ xẻ ở nhiều góc độ, từ đề xuất của cơ quan
nghiên cứu, nhà quản l , đến phản biện của các chuyên gia, góp ý từ cộng đồng

6



doanh nghiệp và dƣ luận xã hội. Thông qua báo chí nhiều vấn đề đã và đang đƣợc
làm rõ hơn, sâu hơn và cụ thể hơn, nhƣ việc tính tốn và huy động inh phí để thực
hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trƣởng; hay việc xây dựng
các đề án thành phần nhằm thực hiện tái cấu trúc trong từng ngành, từng l nh vực và
địa bàn. Thực tế cho thấy, nhiều cơ quan báo chí đã dành dung lƣợng đáng ể để
thơng tin sâu, nhiều chiều cho vấn đề này.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, với mong muốn cụ thể hóa các bài học, kiến
thức đã thu nhận đƣợc trong thời gian học tập cũng nhƣ từ thực tiễn công tác tại một
Tạp chí nghiên cứu khoa học, chúng tơi lựa chọn nội dung Vấn đề Tái cơ cấu nền
kinh tế trên báo chí kinh tế Việt Nam (Khảo sát Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo
Đầu tƣ, Thời báo Tài chính Việt Nam) làm đề tài nghiên cứu. Chúng tơi thấy rằng,
cần có một cơng trình khảo sát, so sánh, nghiên cứu, tổng kết, đánh giá bƣớc đầu về
vấn đề TCC nền kinh tế dƣới góc độ báo chí học là một địi hỏi của thực tiễn. Qua
đó, tìm iếm giải pháp, cách thức thông tin tuyên truyền hiệu quả về một vấn đề
kinh tế-chính trị có sức ảnh hƣởng khá sâu rộng trong đời sống xã hội và trên l nh
vực báo chí nói riêng, trong đó có báo chí hối kinh tế, nhằm góp phần thực hiện
thắng lợi Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội 2011-2020; đồng thời giúp tác giả có
thêm những kiến thức khoa học cũng nhƣ thực tiễn phục vụ cơng việc của chính
mình và đồng nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Theo khảo sát của chúng tơi, chƣa có luận văn nào đề cập tới đề tài nghiên
cứu dƣới góc độ báo chí học. Hiện có luận văn thạc sỹ “Báo chí ngành Tài chính
với vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước” của tác giả Đậu Huy Sáu, bảo vệ tại
Trƣờng Đại học KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội vào năm 2013 đã nhận diện,
phân tích, đánh giá bƣớc đầu thực trạng thông tin, tuyên truyền về hoạt động tái cấu
trúc DNNN, một trong 3 nội dung quan trọng của TCC nền kinh tế trên hệ thống
báo chí ngành Tài chính. Luận văn cũng đã đề xuất đƣợc một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả của báo chí nói chung và báo chí ngành Tài chính nói riêng, góp


7


phần thực hiện thành công tái cấu trúc DNNN theo tinh thần Nghị Quyết của Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về Chiến lƣợc phát triển kinh tế -xã hội 2011 -2020.
Ngồi ra, có một số cơng trình nghiên cứu cũng mới chỉ đề cập tới một số
vấn đề thơng tin chung về vai trị của báo chí trong thơng tin kinh tế nhƣ:
- “Báo chí tham gia cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền kinh tế đất nước”,
luận văn thạc sỹ (2005) của Dƣơng Ngọc Ánh, bảo vệ tại Trƣờng Đại học
KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận
về chủ quyền kinh tế, bảo vệ chủ quyền kinh tế và vai trị của báo chí trong việc đấu
tranh vệ chủ quyền kinh tế đất nƣớc. Đồng thời, phân tích thực trạng và những vấn
đề đặt ra đối với việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền kinh tế đất nƣớc. Từ đó nêu
phƣơng pháp và giải pháp cơ bản để nâng cao chất lƣợng phản ánh của báo chí
trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền kinh tế đất nƣớc.
- “Tác động của Báo chí đối với Doanh nghiệp”, luận văn thạc sỹ báo chí
(2010) của Nguyễn Thanh Hƣơng, bảo vệ tại Trƣờng Đại học KHXH&NV, ĐH
Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã làm rõ về mặt lý luận sự tác động của báo chí với
doanh nghiệp. Nghiên cứu những điều kiện thuận lợi (chính trị, kinh tế, xã hội ...)
cho việc tuyên truyền phục vụ doanh nghiệp, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc, luật pháp ... qui định về việc báo chí thơng tin hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Khảo sát thực trạng thông tin cho doanh nghiệp trên báo chí, mức độ hiệu quả của
thơng tin. Đề xuất những giải pháp nâng cao hơn nữa vai trị thơng tin của báo chí
đối với doanh nghiệp.
Hay một số nghiên cứu phản ánh thơng tin q trình Việt Nam hội nhập kinh
tế thế giới, nhƣ:
- “Báo chí phản ánh quá trình Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế
giới-WTO”, luận văn thạc sỹ (2008) của Vũ Thị Hoa, bảo vệ tại Trƣờng Đại học
KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu, tổng kết, đánh giá về

nội dung của báo chí trong việc phản ánh q trình Việt Nam gia nhập WTO trên các
khía cạnh: tuyên truyền về tổ chức WTO, phân tích tác động nhiều chiều của WTO
đến đời sống kinh tế của Việt Nam; tham gia tuyên truyền, phổ biến, thẩm định, xây

8


dựng, góp ý, phản biện những chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về kinh tế thƣơng
mại trong quá trình gia nhập WTO; tuyên truyền các thông tin về bức tranh kinh tế
Việt Nam sau WTO; nghiên cứu khảo sát các tờ báo để so sánh, đánh giá, nhận xét về
ƣu điểm và hạn chế mà các tờ báo thể hiện trong hai năm 2006 và 2007. Đề xuất giải
pháp về đội ngũ phóng viên, biên tập viên, về phối hợp thông tin tuyên truyền giữa
các cơ quan thông tin đại chúng, về hoạch định chiến lƣợc và khai thác thông tin
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nƣớc trong thời gian hậu WTO.
- “Báo chí địa phương với vấn đề hội nhập kinh tế thế giới”, luận văn thạc sỹ
(2007) của Bạch Thị Thanh, bảo vệ tại Trƣờng Đại học KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà
Nội. Luận văn đã tập trung làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận chung, các chủ trƣơng
chính sách của Đảng và nhà nƣớc ta về hội nhập kinh tế thế giới (HNKTTG), vai trị, vị trí,
cơ hội và thách thức của các địa phƣơng trong tiến trình hội nhập. Trình bày một số nội
dung cơ bản của báo chí địa phƣơng khu vực đồng bằng Bắc Bộ phản ánh về HNKTTG:
thực tế lƣợng tin bài đƣợc đăng tải, các nội dung cụ thể liên quan tới hội nhập của từng địa
phƣơng và các nội dung ở bình diện chung cho cả khu vực. Nêu ra các ƣu, nhƣợc điểm về
công tác tuyên truyền, phản ánh HNKTTG của các báo địa phƣơng từ đó đƣa ra những
kiến nghị nhằm nâng cao công tác tuyên truyền HNKTTG trên báo Đảng địa phƣơng.
Các cơng trình nghiên cứu này đã há thành cơng trong việc khẳng định
những đóng góp của báo chí đối với nhiệm vụ thơng tin, tun truyền về các chính
sách kinh tế của Đảng, Nhà nƣớc cũng nhƣ về công cuộc đổi mới, tiến trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Bên cạnh đó, cũng có há nhiều nghiên cứu dƣới các góc độ kinh tế học hay
xã hội học. Đặc biệt là các tài liệu chuyên đề của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế

TƢ (CIEM), Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, các Báo
cáo chuyên đề của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tƣ, Ngân hàng Nhà nƣớc… hay
các bài nghiên cứu độc lập của các chuyên gia, nhà khoa học có quan tâm tới l nh
vực này, ví dụ nhƣ:
- Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012, Từ bất ổn vĩ mô đến con đường Tái cơ cấu, Ủy
ban Kinh tế của Quốc hội, Nxb Tri thức, 2012. Đây là ấn phẩm do Nhóm Tƣ vấn

9


chính sách kinh tế v mơ thực hiện trong khn khổ Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng
lực tham mƣu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế v mơ” do Ủy ban Kinh tế
của Quốc hội chủ trì, với sự tài trợ của Chƣơng trình Phát triển Liên hợp quốc tại
Việt Nam (UNDP). Báo cáo đã phân tích những bất ổn kinh tế v mô năm 2011, gắn
kết với cơ cấu và đặc điểm mơ hình tăng trƣởng, từ đó đặt ra nhu cầu bức thiết hay
cũng chính là cơ hội không thể bỏ lỡ để tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mơ hình
tăng trƣởng, đồng thời đề cập đến những nền tảng tăng trƣởng và thảo luận những
điều kiện tiền đề quan trọng cho quá trình tái cơ cấu.
- Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2012: “Kinh tế Việt Nam năm 2012:
Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế”, UBKT của Quốc hội, 2012.
Đây là tài liệu phục vụ diễn đàn inh tế do Ủy ban Kinh tế và Viện KHXH Việt
Nam tổ chức. Các bài tham luận trong kỷ yếu là những nghiên cứu nêu rõ cách thức
cũng nhƣ lộ trình tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế cũng nhƣ các biện pháp tái cơ cấu 3
l nh vực trọng tâm mang tính đột phá đã đƣợc Hội nghị trung ƣơng 3 nêu rõ.
- Cuốn Kinh tế Việt Nam năm 2012: Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu
nền kinh tế, Ủy ban KT của Quốc hội, Viện KHXHVN, VCCI, UNDP, Tháng
5/2012. Nội dung chính đƣợc đề cập trong sách là những kiến nghị và giải pháp
chính về TCC nền kinh tế, tập trung vào TCC ĐTC, TCC DNNN và TCC HTNH
qua đó sẽ tác động lan tỏa tới TCC tổng thể nền kinh tế đƣợc các học giả đƣa ra bàn
thảo tại Diễn đàn inh tế mùa xuân năm 2012.

- Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, tài liệu của Trung tâm Thông tin tƣ liệu,
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng, năm 2012. Tài liệu đã nêu những vấn
đề chung về Tái cấu trúc HTNH trong đó làm rõ hái niệm, các biện pháp Tái cấu
trúc HTNH, đồng thời nêu các kinh nghiệm quốc tế về Tái cấu trúc HTNH và bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam cũng nhƣ các vấn đề xoay quanh việc thực thi Tái
cấu trúc HTNH ở Việt Nam hiện nay.
- Tổng quan về Tái cơ cấu đầu tư, trước hết là đầu tư công, Báo cáo chuyên
đề của TS. Trần Du Lịch tại Hội thảo Kinh tế Việt Nam 2012: Khởi động mạnh mẽ

10


quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Trong Báo cáo chuyên đề này, tác giả Trần Du Lịch
đã tập trung làm rõ 3 nội dung: Tái cơ cấu đầu tƣ trong tổng thể tái cơ cấu và
chuyển đổi mô hình tăng trƣởng kinh tế; Quan điểm định hƣớng tái cơ cấu đầu tƣ,
trƣớc hết là đầu tƣ công và kiến nghị chính sách, giải pháp và bƣớc đi.
Các tài liệu trên đã cung cấp cho ngƣời đọc nhiều kiến thức về thực trạng của
nền kinh tế Việt Nam cũng nhƣ sự cần thiết phài thực hiện TCC kinh tế và đổi mới
mơ hình tăng trƣởng; những vấn đề của TCC ĐTC, TCC HTNH, TCC DNNN tại
Việt Nam; phổ biến một số kinh nghiệm quốc tế; những vấn đề phát sinh trong quá
trình triển hai TCC cũng nhƣ đƣa ra quan điểm, định hƣớng TCC và kiến nghị
chính sách, giải pháp…
Tuy nhiên nhƣ trên đã đề cập, hiện chƣa có cơng trình nghiên cứu nào dƣới
góc độ báo chí học nghiên cứu về vấn đề TCC nền kinh tế để tìm ra những thành tựu,
hạn chế trong cơng tác tun truyền vấn đề này. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XI ra đời vào tháng 1/2011 và các văn iện tại Hội nghị lần 3, BCH TƢ Đảng
hoá XI ra đời vào tháng 10/2011, đến thời điểm chúng tôi chọn đề tài (2012) là năm
thứ 2 Đảng và Nhà nƣớc ta thực hiện các chủ trƣơng, chính sách về vấn đề này. Vì vậy,
luận văn này triển khai là một trong những kết quả nghiên cứu ban đầu về việc tuyên
truyền vấn đề TCC nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay dƣới góc nhìn báo chí học.

3. Mục đ ch, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đ ch nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài “Vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế trên báo chí
kinh tế Việt Nam” là nhận diện, phân tích thực trạng thơng tin về hoạt động TCC
nền kinh tế trên 03 tờ báo là Thời báo Kinh tế Việt Nam, báo Đầu tƣ; Thời báo Tài
chính Việt Nam; đánh giá ƣu, nhƣợc điểm, chỉ ra những hạn chế cũng nhƣ nguyên
nhân của những hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất
lƣợng của báo chí khối kinh tế nói chung và 03 báo in khảo sát nói trên, góp phần
thực hiện thành cơng cơng cuộc TCC nền kinh tế theo tinh thần Nghị quyết của ĐH
Đảng toàn quốc lần thứ XI về Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội 2011-2020.

11


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tác giả tìm hiểu các tài liệu liên quan đến vấn đề TCC nền kinh tế, và vai trị
của báo chí trong việc tun truyền, phổ biến những đƣờng lối, chính sách của Đảng
về các chính sách kinh tế nói chung và nội dung TCC nền kinh tế nói riêng; đồng
thời làm rõ nét hơn về sứ mệnh của báo chí cách mạng Việt Nam trong việc thông
tin, định hƣớng dƣ luận xã hội, làm thay đổi nhận thức của một số tổ chức, một bộ
phận ngƣời dân trong việc nhận thức và thực hiện những nhiệm vụ có liên quan đến
TCC nền kinh tế.
Tác giả khảo sát, nghiên cứu nội dung và hình thức chuyển tải thông tin
về vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế trên 3 báo in đƣợc khảo sát, qua đó có thể khái
quát hóa đƣợc những đặc điểm cơ bản nhất trong việc thông tin tuyên truyền vấn
đề TCC nền kinh tế trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng trong giai đoạn từ
cuối năm 2011 đến tháng 6/2013.
Tác giả cũng thực hiện phỏng vấn sâu các nhà quản lý, các chuyên gia,
cũng nhƣ các nhà báo đƣợc phân công theo dõi mảng nội dung này của 03 ấn
phẩm để góp phần làm rõ hơn ƣu, nhƣợc điểm của từng cơ quan báo chí trong

việc thơng tin về vấn đề này.
Qua nghiên cứu, khảo sát và đánh giá, tác giả cũng đề xuất giải pháp giúp 03
cơ quan báo chí trên thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là vấn đề TCC nền kinh tế đƣợc thể hiện
trên 3 báo in đƣợc khảo sát là: Thời báo Kinh tế Việt Nam; Báo Đầu tƣ và Thời báo
Tài chính.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Trong khn khổ của luận văn này, ngƣời viết tập trung nghiên cứu tất cả
những tin, bài đề cập đến vấn đề TCC nền kinh tế đƣợc đăng tải trên các ấn phẩm
khảo sát trong khoảng thời gian từ Hội nghị T.Ƣ 3, tháng 10/2011 đến tháng 6/2013
(21 tháng) để phần nào vẽ lên đƣợc bức tranh thông tin phản ánh về q trình đƣa
một chính sách kinh tế quan trọng vào cuộc sống.
12


Trong đó, Thời báo Kinh tế Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Hội Khoa
học Kinh tế Việt Nam, Báo Đầu tƣ là cơ quan ngôn luận của Bộ Kế hoạch và Đầu
tƣ và Thời báo Tài chính Việt Nam, là cơ quan ngơn luận của Bộ Tài chính (hai Bộ
có nhiệm vụ xây dựng các đề án thành phần là: đề án TCC DNNN; Đầu tƣ công; Đề
án tổng thể về TCC nền kinh tế). Đây đƣợc coi là 3 ấn phẩm báo chí kinh tế đặc
trƣng, có uy tín, với hàm lƣợng thơng tin kinh tế lớn (trong đó có lƣợng tin bài khá
phong phú về TCC nền kinh tế). Cả 3 ấn phẩm đều có những lợi thế riêng của mình
cùng với nhiều ngịi bút, bài viết sắc sảo, thậm chí mỗi ấn phẩm đã xây dựng đƣợc
những chuyên trang, chuyên mục về nội dung TCC nền kinh tế với sự tham gia của
các nhà quản lý, các chuyên gia nghiên cứu độc lập, cộng đồng doanh nghiệp và
ngƣời dân. Nhiều ý kiến xác đáng, chất lƣợng đã đƣợc ghi nhận và đánh giá cao.
Cuối cùng, theo chúng tôi, 3 tờ báo này đã thể hiện há đầy đủ diện mạo thông tin
về TCC nền kinh tế tại Việt Nam hiện nay.

Việc lựa chọn 3 ấn phẩm này sẽ giúp tác giả có điều kiện tìm hiểu sâu hơn
báo chí thơng tin về vấn đề TCC nền kinh tế trên cơ sở những tin bài có chất lƣợng,
từ đó có sự khái quát hóa vấn đề này mang tính tồn diện hơn.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả luận văn sử dụng các biện pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phƣơng pháp luận
Nghiên cứu vận dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
nhƣ một cơ sở phƣơng pháp luận của tồn bộ q trình nghiên cứu.
Cùng với việc vận dụng những nguyên tắc phƣơng pháp luận của xã hội học
Mác xít là là những lý luận truyền thông đại chúng, các văn iện, tài liệu của Đảng,
Quốc hội, các Bộ, ngành có liên quan cũng nhƣ các tác phẩm báo chí đƣợc đăng tải
trên 03 ấn phẩm đƣợc tác giả lựa chọn khảo sát.
5.2. Phƣơng pháp công cụ
5.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tƣ liệu lịch sử và tài liệu thứ cấp
Kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc đã nghiên cứu về
những đề tài có liên quan. Tổng hợp tất cả các quan điểm lý luận, thực tiễn liên
quan đến đề tài từ các văn bản, tài liệu khoa học, sách, báo...
13


5.2.2. Phƣơng pháp phân t ch nội dung
Nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp phân tích nội dung báo chí, những bài
báo đăng tải trên các trang báo in đƣợc lựa chọn khảo sát, dựa trên bảng mã là bộ
công cụ nghiên cứu, sử dụng phần mềm trên số liệu SPSS để phân tích.
Tác giả sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu, qua 2 lần chọn lọc:
Lần 1: Chọn những tin, bài có tít bài chứa các cụm từ : “tái cơ cấu nền kinh
tế”, “tái cơ cấu đầu tƣ công”, “tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc” và “tái cơ cấu các
tổ chức tín dụng và ngân hàng thƣơng mại”.
Lần 2: Chọn những bài có nội dung liên quan đến vấn đề tái cơ cấu nền kinh
tế nhƣng hông thể hiện rõ trong tít bài.

Sau đó, các thơng tin đƣợc xử lý số liệu bằng SPSS, đối với dự liệu định
lƣợng đƣợc vận dụng nhằm lƣợng hóa các nhóm vấn đề có liên quan đến vấn đề
TCC nền kinh tế.
5.2.3. Phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến bằng bảng câu hỏi
Nhằm đƣa ra một cách nhìn nhận hách quan và có đƣợc cơ sở đƣa ra những
đánh giá ban đầu về hoạt động thơng tin báo chí khối kinh tế về vấn đề TCC nền
kinh tế, chúng tôi tổ chức khảo sát cho 2 nhóm đối tƣợng là độc giả và phóng viên
trong phạm vi 150 phiếu phát ra với mỗi đối tƣợng. Đối tƣợng là độc giả tập trung
vào 3 nhóm: cán bộ cơng nhân viên chức đang làm việc trong các ngành nghề có
liên quan tới kinh tế (Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, KTNN); một số chuyên gia nghiên
cứu độc lập và sinh viên tại Học viện Tài chính, ĐH Thƣơng Mại…; Đối tƣợng là
những ngƣời làm công tác báo chí, chủ yếu là phóng viên, BTV của 3 báo khảo sát
và một số cơ quan báo chí trung ƣơng và Hà Nội. Cách thực hiện khảo sát là gửi
phiếu hỏi qua email, đề xuất gặp và trao đổi trực tiếp.
5.2.4. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Đề tài thực hiện việc ghi chép lại ý kiến của một số nhà quản lý, chuyên gia,
doanh nghiệp về chất lƣợng thông tin TCC nền kinh tế; Về phía lãnh đạo cơ quan
báo in khảo sát, chúng tôi thực hiện phỏng vấn đối với ông Chử Văn Lâm, PTBT
TBKTVN và lƣợc ghi lại một số ý kiến của TS. Nguyễn Anh Tuấn, TBT Báo Đầu

14


Tƣ Tùy theo điều kiện hách quan, đề tài thực hiện phỏng vấn trực tiếp hoặc gián
tiếp (qua email, điện thoại).
6.

ngh a l luận và thực tiễn của luận v n
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến vai trị, chức năng, nhiệm


vụ của báo chí truyền thông, đặc biệt trong việc thông tin và định hƣớng dƣ luận xã
hội về những vấn đề kinh tế lớn của đất nƣớc.
- Cung cấp cơ sở lý luận cho những ngƣời viết báo chuyên về l nh vực kinh
tế, tài chính và những nhà quản l các cơ quan báo chí hối kinh tế nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả công tác định hƣớng dƣ luận, tạo sự đồng thuận, thực hiện giám
sát, phản biện xã hội, góp sức vào thực hiện hiệu quả công cuộc TCC nền kinh tế và
đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng.
- Luận văn góp phần làm giàu có, phong phú thêm lý luận báo chí truyền
thơng hiện đại.
Từ những

ngh a hoa học trên, luận văn sẽ có những

ngh a thực tiễn sau:

- Luận văn đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động thông tin về vấn đề TCC nền
kinh tế của một số tờ báo kinh tế nhƣ: Thời báo Kinh tế Việt Nam, báo Đầu tƣ, Thời
báo tài chính Việt Nam. Do vậy, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ
làm báo khảo cứu việc tổ chức thơng tin báo chí về cơng cuộc TCC nền kinh tế.
Đồng thời, thông qua việc nghiên cứu, khảo sát và phân tích, tác giả đã đƣa ra
những khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả thông tin
tuyên truyền về vấn đề TCC nền kinh tế trên báo chí nói chung, báo chí khối kinh tế
nói riêng, đặc biệt là Thời báo Kinh tế Việt Nam, báo Đầu tƣ, Thời báo tài chính
Việt Nam trong thời gian tới.
- Luận văn sẽ là một đóng góp nhỏ bé của tác giả vào kho dữ liệu tham khảo
cho việc đào tạo, giảng dạy của Khoa Báo chí-Truyền thông của Trƣờng Khoa học
Xă hội & Nhân văn Hà Nội cũng nhƣ nhiều trƣờng có đào tạo chuyên ngành này.
7. Kết cấu luận v n
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham hảo và Phụ lục, Nội dung luận
văn gồm 3 chƣơng nhƣ sau:


15


Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề Tái cơ cấu nền kinh tế
trên báo chí kinh tế Việt Nam
Nội dung chƣơng này giải quyết các vấn đề lý luận về TCC nền kinh tế nói
chung; Một số quan điểm, định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề TCC nền
kinh tế ở Việt Nam và vai trị của Báo chí đối với chủ trƣơng, chính sách của Đảng
và Nhà nƣớc, trong đó có vấn đề TCC nền kinh tế.
Chƣơng 2: Nội dung và hình thức chuyển tải thông tin về vấn đề Tái cơ
cấu nền kinh tế trên báo chí kinh tế Việt Nam
Nội dung chƣơng này trình bày tồn bộ số liệu khảo sát cũng nhƣ thuyết
minh kết quả khảo sát về nội dung và hình thức chuyển tải thơng tin về TCC nền
kinh tế trên 03 báo in đƣợc khảo sát.
Chƣơng 3: Một số vấn đề đặt ra và các giải pháp nâng cao chất lƣợng
thông tin về vấn đề Tái cơ cấu nền kinh tế trên báo chí kinh tế Việt Nam
Chƣơng này sẽ đánh giá một số điểm mạnh, điểm yếu trong thực hiện tuyên
truyền về vấn đề TCC nền kinh tế trên báo in khảo sát; từ đó đƣa ra một số kiến
nghị nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin về kinh tế nói chung và TCC nền kinh tế.

16


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ TÁI CƠ CẤU
NỀN KINH TẾ TRÊN BÁO CHÍ KINH TẾ VIỆT NAM
1.1. Các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến Tái cơ cấu và Tái cơ cấu nền kinh tế
* Khái niệm về cơ cấu:
Theo cuốn Từ điển tiếng việt (2007) do cố Giáo sƣ Hoàng Phê chủ biên, có

một số định ngh a về từ “cơ cấu”:
Ở dạng danh từ: (1) Cơ cấu là nguyên tắc kết hợp và hoạt động của các chi
tiết máy trong cùng một chỉnh thể, theo những quy luật nhất định. (2) Cơ cấu là
cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện chức năng của chỉnh thể: cơ cấu của
nền kinh tế, điều chỉnh cơ cấu đại biểu quốc hội, cải tổ cơ cấu tổ chức quản lý hành
chính [37, tr.348].
Ở dạng động từ: Cơ cấu đƣợc hiểu là tổ chức, sắp xếp các thành phần, bộ
phận trong một chỉnh thể nhằm thực hiện chức năng chung: Cơ cấu lại danh mục
đầu tƣ, tái cơ cấu ngân hàng [37, tr. 348].
Qua khảo cứu và thu thập các khái niệm về cơ cấu, có thể hiểu cơ cấu nhƣ sau:
Cơ cấu hay kết cấu là một phạm trù triết học phản ánh cấu trúc bên trong của một đối
tƣợng nào đó, ể cả số lƣợng và chất lƣợng, là tập hợp những mối quan hệ cơ bản,
tƣơng đối ổn định giữa các yếu tố cấu thành nên đối tƣợng đó trong một thời gian
nhất định.
* Khái niệm về Tái cơ cấu và Tái cơ cấu kinh tế:
Theo cuốn cẩm nang Thuật ngữ kinh tế-thường được sử dụng trên Thời báo
kinh tế sài gòn, xuất bản lần thứ 2 có bổ sung (phát hành ngày 3/1/2013) thì: Tái cơ
cấu là sắp xếp, thay đổi cơ cấu về nguồn lực của một tổ chức, doanh nghiệp hay nền
kinh tế để tạo nên một cơ cấu mới hợp lý, hiệu quả hơn. Nguồn lực ở đây có thể là
nhân lực, tài sản, vốn, nợ vay, tài nguyên”.
Theo 2 học giả ngƣời Mỹ là Michael Hammer và James A. Champy, trong
cuốn Reengineering the Corporation: A manifesto for Business Revolution (Tái cấu

17


trúc Tổng công ty: Bản tuyên ngôn cho cuộc cách mạng inh doanh (1993) đã đƣa
ra định ngh a về TCC. Theo đó TCC (Reengineering) là việc xem xét và cấu trúc lại
một phần, một số phần hay toàn bộ một tổ chức, một đơn vị nào đó, mà thƣờng là
một cơng ty. Ngồi việc tổ chức cho một cơng ty về các mảng chức năng (nhƣ là

sản xuất, kế toán, tiếp thị, v.v...) và xem xét các nhiệm vụ mà mỗi chức năng thực
hiện. Theo lý thuyết TCC, việc TCC cịn phải chú ý tới các quy trình hồn thiện từ
khâu tìm kiếm các nguyên liệu, cho tới các khâu sản xuất, tiếp thị và phân phối.
Công ty cần đƣợc TCC qua một loạt các quy trình.
Tại Việt Nam, thuật ngữ về TCC nền kinh tế trong vòng 3 năm trở lại đây
khơng cịn xa lạ đối với nhiều ngƣời. Tuy nhiên, xoay quanh khái niệm "thế nào là
TCC kinh tế?" vẫn có nhiều tranh luận. Có ý kiến cho rằng TCC là phân bố lại lợi
ích, nguồn lực; có ý kiến lại cho là phải TCC thể chế. Ý kiến khác cho rằng cần
thêm TCC thị trƣờng xuất khẩu, nhấn mạnh gia tăng giá trị nội địa, gắn với mạng
sản xuất và cung ứng tồn cầu. Có ý kiến bổ sung thêm TCC thị trƣờng lao động.
Trong bài trả lời phỏng vấn “Hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và năng động
hơn” (2012) trên Tạp chí điện tử Kinh tế và Dự báo - Cơ quan của Bộ Kế hoạch và
Đầu tƣ, Bộ trƣởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh cho biết: Với tƣ cách là cơ quan
soạn thảo Đề án tổng thể TCC nền kinh tế, chúng tơi đã tìm ra một cách tiếp cận hợp
lý nhất. Từ cách tiếp cận đó, chúng tơi xây dựng một nội hàm cụ thể, đồng thời thiết
kế những giải pháp phù hợp. Tại một thời điểm nhất định, cơ cấu kinh tế của một
quốc gia là kết quả của cơ cấu các nhân tố sản xuất hiện có, tạo thành lợi thế so sánh
của một quốc gia. Cơ cấu kinh tế hợp lý, có hiệu quả là cơ cấu hình thành trên cơ sở
khai thác, tận dụng tốt các ngành có lợi thế của nền kinh tế; và trong trƣờng hợp
ngƣợc lại thì đó là một cơ cấu kinh tế bất hợp lý, kém hiệu quả. Vì vậy, việc điều
chỉnh có quy mơ lớn và tồn diện trong thời gian tương đối ngắn cơ cấu kinh tế để
chuyển từ bất hợp lý, kém hiệu quả thành cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả hơn được
coi là TCC kinh tế…
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, trong cuốn Kinh tế Việt Nam năm 2012: Khởi
động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế có đƣa ra hái niệm: TCC nền kinh

18


tế là quá trình phân bổ lại các nguồn lực cho tăng trưởng (vốn, tài nguyên thiên

nhiên, lao động…) nhằm nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực, đồng thời nâng cao
hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp, qua đó giúp nâng cao hiệu quả, năng suất,
chất lượng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp
nói riêng.
Nói cách khác TCC nền kinh tế chính là q trình chuyển dịch nguồn lực từ
những ngành, khu vực sử dụng kém hiệu quả sang những ngành, khu vực sử dụng
hiệu quả hơn và qua đó sẽ làm thay đổi cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu thành
phần kinh tế hiện đƣợc coi là có nhiều bất cập ở Việt Nam, đồng thời nâng cao hiệu
quả kỹ thuật của các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNN. Mục tiêu cuối cùng của quá
trình tái cơ cấu nền kinh tế là hình thành đƣợc một mơ hình tăng trƣởng mới với cơ
cấu kinh tế hợp lý, nền kinh tế ổn định về v mơ và có năng lực cạnh tranh, phát
triển chất lƣợng, hiệu quả và bền vững[55, tr. 4,5].
1.2. Bối cảnh kinh tế-xã hội và định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề
Tái cơ cấu nền kinh tế
Một trong những thành tựu đáng ể nhất mà Việt Nam đạt đƣợc trong thời
kỳ đổi mới là ln duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao trong khu vực và trên
thế giới trong thời gian dài, với mức tăng trƣởng kinh tế đạt bình quân trên 7%/năm.
Mặc dù tăng trƣởng cao trong thời gian dài là một tín hiệu tốt, tuy nhiên xét bản
chất của quá trình tăng trƣởng của Việt Nam thời gian qua, có thể nhận thấy ngày
càng rõ những bất cập của mơ hình tăng trƣởng. Hiện tƣợng này đƣợc gọi bằng một
thuật ngữ chung là “mơ hình tăng trƣởng theo chiều rộng”, ngh a là tăng trƣởng
kinh tế chủ yếu bằng mở rộng quy mô (tăng vốn đầu tƣ, hai thác tài nguyên thiên
nhiên, tận dụng nguồn nhân công giá rẻ) mà ít dựa vào tiến bộ khoa học và công
nghệ, nguồn nhân lực chất lƣợng cao và kỹ năng quản lý hiện đại[57, tr. 7].
Bên cạnh những bất cập về tăng trƣởng kinh tế, hàng loạt vấn đề khác nảy
sinh, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững. Từ thực trạng đó có thể
thấy rằng trong những năm đổi mới, mơ hình phát triển kinh tế-xã hội theo chiều
rộng đã góp phần mang lại nhiều thành tựu quan trọng đối với nền kinh tế-xã hội

19



của đất nƣớc. Tuy nhiên, việc duy trì mơ hình phát triển kinh tế này quá lâu đã ảnh
hƣởng không nhỏ đến năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của
nền kinh tế, những vấn đề xã hội và môi trƣờng, gây ra những cản trở đối với sự
phát triển bền vững trong tƣơng lai. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng gặp phải những
thách thức từ những biến động phức tạp, hó lƣờng của kinh tế thế giới từ sau
khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008-2009. Từ những đòi hỏi cấp thiết của nền kinh
tế và phù hợp với xu hƣớng tái cấu trúc kinh tế thế giới, Việt Nam đã xác định TCC
kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trƣởng theo hƣớng bền vững là một trong
những trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội. Theo Thơng tin chun đề “Thay đổi mơ
hình phát triển kinh tế - xã hội và cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam” của CIEM thì rất
cần “có sự đồng thuận rộng rãi rằng, để có thể phát triển nhanh và bền vững thì Việt
Nam bắt buộc phải thay đổi mơ hình phát triển và thực hiện tái cấu trúc nền kinh
tế càng sớm càng tốt”[57, tr.3]. Chủ trƣơng này đƣợc cụ thể hóa bởi Đề án tổng
thể TCC kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trƣởng đƣợc thông qua vào
tháng 2/2013 cùng với các Đề án chuyên biệt TCC một số l nh vực chủ chốt của
nền kinh tế.
Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 1/2011) đã xác định “đổi mới
mơ hình tăng trƣởng, TCC nền kinh tế” là định hƣớng tổng quát của phát triển kinh
tế - xã hội thời kỳ 2011-2020, tuy nhiên, phải đến Hội nghị lần thứ 3, BCH T.Ƣ
Đảng, nội dung TCC nền kinh tế mới đƣợc làm rõ với 3 trọng tâm chính là: Tái cấu
trúc đầu tƣ với trọng tâm là đầu tƣ công; Cơ cấu lại thị trƣờng tài chính với trọng
tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tài chính; Tái cấu
trúc doanh nghiệp nhà nƣớc mà trọng tâm là các tập đoàn inh tế và tổng công ty
nhà nƣớc[44]. Ngay sau Hội nghị này, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành hàng
loạt các văn bản có liên quan nhằm khẳng định sự cần thiết phải tiến hành TCC nền
kinh tế cũng nhƣ chỉ rõ các bƣớc đi trong từng nội dung thành phần ( Đề án Cơ cấu
lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015; đề án TCC DNNN, trọng
tâm là TĐKT, TCT NN giai đoạn 2011-2015.)... Đặc biệt, tháng 2/2013, Thủ tƣớng

Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ý ban hành Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày

20


19/02/2013 phê duyệt Đề án tổng thể TCC kinh tế gắn chuyển đổi mơ hình tăng
trƣởng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn
2013 – 2020.
Đề án tổng thể TCC kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trƣởng theo
hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 – 2020
[12] đã nêu rõ mục tiêu, định hƣớng TCC nền kinh tế, cụ thể:
- Về mục tiêu:
Mục tiêu tổng quát là: Thực hiện TCC kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình
tăng trƣởng theo lộ trình và bƣớc đi phù hợp để đến năm 2020 cơ bản hình thành
mơ hình tăng trƣởng kinh tế theo chiều sâu, bảo đảm chất lƣợng tăng trƣởng, nâng
cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
- Về định hướng:
1. Duy trì mơi trƣờng kinh tế v mơ thuận lợi, ổn định.
2. Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các trọng tâm tái cơ cấu kinh tế (TCC đầu tƣ,
trọng tâm là đầu tƣ cơng; TCC hệ thống tài chính- ngân hàng, trọng tâm là các tổ chức
tín dụng; TCC doanh nghiệp, trọng tâm là các tập đồn, tổng cơng ty Nhà nƣớc).
3. Đẩy mạnh TCC các ngành sản xuất, dịch vụ, điều chỉnh chiến lƣợc thị
trƣờng, tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của sản
phẩm, của doanh nghiệp và của nền kinh tế.
4. Tiếp tục TCC, xây dựng và phát triển cơ cấu vùng kinh tế hợp lý.
1.3. Đặc trƣng, thế mạnh của báo in trong việc chuyển tải thông tin về Tái cơ
cấu nền kinh tế
Báo in là một trong những loại hình của báo chí, bên cạnh phát thanh, truyền
hình và báo điện tử. Mặc dù là loại hình lâu đời nhất của báo chí và chịu sự cạnh
tranh khốc liệt của một số loại hình báo chí khác trong thời đại kỹ thuật số, nhƣng

báo in vẫn khẳng định đƣợc vai trò, vị thế và tồn tại song song cùng với các loại
hình báo chí khác, bởi những đặc trƣng, thế mạnh riêng của nó.
Thứ nhất, xét ở loại hình thì báo in đƣợc xem là loại hình có truyền thống lâu
đời nhất. Theo PGS.TS Đình Văn Hƣờng, báo in là loại hình báo chí trình bày tin,

21


bài, hình ảnh trên giấy, chuyển tải thơng tin mang tính thời sự bằng ấn phẩm định
kỳ và đƣợc phát hành rộng rãi trong xã hội.
Định kỳ của báo in có nhiều loại hác nhau nhƣ: hàng ngày, cách nhật, thƣa
kỳ (2, 3, 5 ngày một số), hàng tuần. Định kỳ của báo in chính là sự xuất hiện theo
chu kỳ đều đặn và cố định của sản phẩm báo, nói cách khác, nó quy định thời điểm
mà cơng chúng đón nhận sản phẩm. Báo in chuyển tải nội dung thơng tin thơng qua
văn bản in gồm: chữ in, hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ... Toàn bộ các yếu tố thể
hiện nội dung thông tin của tác phẩm báo in xuất hiện đồng thời trƣớc mắt ngƣời
đọc, ngay trên cùng một trang báo, thơng qua việc trình bày tổ chức trang báo bao
gồm các phần: tên chuyên mục, tiêu đề, tít, sapo hoặc những dịng chữ gây chú ý, tít
phụ cùng sự hỗ trợ của hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ... Công chúng đọc một bài
báo in có thể do tít và sapo hấp dẫn hay cũng có thể do tranh ảnh, biểu đồ mình họa
đƣợc trình bày ấn tƣợng. Đây là một trong những lợi thế nhất định của báo in.
Cơng chúng có thể cùng lúc lƣớt mắt trên toàn bộ bài báo và sau đó có thể
tìm những thơng tin mình quan tâm. Do phƣơng thức thơng tin đặc thù trên, báo in
có những đặc trƣng nhƣ công chúng tiếp nhận thông tin trên báo in thông qua thị
giác, giác quan quan trọng nhất của con ngƣời trong mối quan hệ với thế giới xung
quanh, vì vậy ngƣời đọc hồn tồn chủ động trong việc tiếp nhận thông tin từ báo
in. Sự chủ động bao gồm từ việc bố trí thời điểm đọc, lựa chọn trình tự đọc đến việc
chủ động về tốc độ đọc, cách thức đọc khi trong tay có một tờ báo in cụ thể... Khi
đọc các tờ báo in, ngƣời ta hồn tồn có thể đọc lƣớt nhanh những nội dung quen
thuộc, đọc kỹ hay đọc lại những nội dung phức tạp mà hi đọc lần đầu họ chƣa hiểu

cặn kẽ. Đặc trƣng này tạo cho báo in khả năng thông tin những nội dung sâu sắc,
phức tạp.
Sự tiếp nhận thông tin từ báo in của công chúng là quá trình chủ động, địi
hỏi ngƣời đọc phải tập trung, phải huy động sự làm việc tích cực của trí não. Nhờ
đó, hả năng ghi nhớ thơng tin tăng, giúp độc giả có thể nhận thức sâu sắc những
mối quan hệ bên trong phức tạp và tế nhị của các vấn đề, sự kiện. Đồng thời việc
lƣu trữ báo in rất đơn giản và thuận lợi, phù hợp với thói quen của nhiều ngƣời đọc.

22


×