Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC GIÁM KHẢO TRÊN TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ TRONG MỘT SỐ CHƢƠNG TRÌNH GIẢI TRÍ TIẾNG VIỆT (CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG ANH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 193 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------------

TRẦN THỊ THANH HƢƠNG

NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC GIÁM KHẢO
TRÊN TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ TRONG MỘT SỐ
CHƢƠNG TRÌNH GIẢI TRÍ TIẾNG VIỆT
(CĨ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG ANH)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------------

TRẦN THỊ THANH HƢƠNG

NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC GIÁM KHẢO
TRÊN TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ TRONG MỘT SỐ
CHƢƠNG TRÌNH GIẢI TRÍ TIẾNG VIỆT
(CĨ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG ANH)

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 62 22 02 40

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN VĂN KHANG
HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN

Đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn
của GS.TS. Nguyễn Văn Khang. Những tƣ liệu và số liệu trong luận án
là trung thực do tôi thực hiện. Đề tài nghiên cứu và các kết luận chƣa
đƣợc ai công bố.
Tác giả luận án

Trần Thị Thanh Hƣơng


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất tới Nhà khoa học, Giáo sƣ Tiến sĩ
Nguyễn Văn Khang - ngƣời đã hƣớng dẫn, tận tình chỉ bảo và động viên tơi rất
nhiều trong q trình thực hiện luận án. Sự hiểu biết khoa học sâu sắc, kinh
nghiệm và sự quan tâm của Giáo sƣ là điểm tựa giúp tơi vƣợt trở ngại để có đƣợc
cách làm việc khoa học, đạt đƣợc những thành quả và kinh nghiệm quý giá.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa, tập thể các Giáo sƣ, các
Thầy Cô giáo, các cán bộ của Khoa Ngôn ngữ học và Ban Lãnh đạo, các cán bộ
phòng Đào tạo trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giúp đỡ, tạo
điều kiện và động viên tơi trong q trình học tập, nghiên cứu khoa học và thực
hiện luận án.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trƣờng Đại học Thăng Long, Khoa
Ngoại ngữ và Bộ môn Ngôn ngữ Anh, các đồng nghiệp, sinh viên của tôi tại

trƣờng Đại học Thăng Long, các nghiên cứu sinh khóa 2014 tại Khoa Ngơn ngữ
học trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo thuận lợi, động viên và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Tơi xin tỏ lịng biết ơn tới gia đình và những ngƣời thân đã chia sẻ những
khó khăn với tơi trong q trình học tập, cơng tác và thực hiện cơng trình này.
Tác giả luận án

Trần Thị Thanh Hƣơng


MỤC LỤC
Trang
Mục lục

1

Danh mục các chữ viết tắt

4

Danh mục các kí hiệu trong dữ liệu khảo sát

4

Danh mục các bảng

5

Danh mục các sơ đồ, biểu đồ


6

MỞ ĐẦU

7

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

7

2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

8

3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ NGUỒN TƢ LIỆU NGHIÊN CỨU

9

4. PHƢƠNG PHÁP VÀ THỦ PHÁP NGHIÊN CỨU

9

5. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

11

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

12


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ
LUẬN CỦA LUẬN ÁN

13

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc

13

1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về ngơn ngữ đánh giá

13

1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về ngơn ngữ đánh giá

20

1.2. Cơ sở lí luận của luận án

23

1.2.1. Giao tiếp ngơn ngữ trên truyền hình thực tế

23

1.2.2. Một số vấn đề lí luận về ngơn ngữ đánh giá

26

1.2.3. Hành động ngơn từ đánh giá


36

1.2.4. Nhân tố xã hội trong giao tiếp đánh giá

41

1.2.5. Hướng tiếp cận của luận án

45

1.3. Tiểu kết chƣơng 1

47

Chƣơng 2. BIỂU THỨC ĐÁNH GIÁ TƢỜNG MINH VÀ KHƠNG
TƢỜNG MINH CỦA GIÁM KHẢO TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ TIẾNG
VIỆT (CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG ANH)

48

1


2.1. Tổng quát về sự kiện giao tiếp đánh giá của giám khảo

48

2.2. Biểu thức đánh giá tƣờng minh của giám khảo truyền hình thực tế
tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)


49

2.2.1. Biểu thức đánh giá tường minh của giám khảo truyền hình thực tế
nhìn từ việc sử dụng từ ngữ chứa giá trị

49

2.2.2. Biểu thức đánh giá tường minh của giám khảo truyền hình thực
tế nhìn từ cấu trúc nghĩa của biểu thức đánh giá

54

2.3. Biểu thức đánh giá khơng tƣờng minh của giám khảo truyền hình
thực tế tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)

64

2.3.1. Biểu thức đánh giá khơng tường minh của giám khảo truyền
hình thực tế theo chức năng của hành động ngôn từ

65

2.3.2. Biểu thức đánh giá khơng tường minh của giám khảo truyền
hình thực tế theo phương tiện từ vựng
2.4. Tiểu kết chƣơng 2

70
75


Chƣơng 3. BIỂU THỨC ĐÁNH GIÁ THEO THANG ĐỘ VÀ CHỦ ĐỀ
CỦA GIÁM KHẢO TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ TIẾNG VIỆT (CÓ LIÊN
HỆ VỚI TIẾNG ANH)

77

3.1. Biểu thức đánh giá theo thang độ của giám khảo truyền hình thực tế
tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)

77

3.1.1. Dấu hiệu tham số giá trị trong biểu thức đánh giá

77

3.1.2. Dấu hiệu thang độ trong biểu thức đánh giá

92

3.1.3. Thang độ trong biểu thức đánh giá

101

3.2. Biểu thức đánh giá theo chủ đề của giám khảo truyền hình thực tế
tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)

104

3.2.1. Các chủ đề đánh giá của giám khảo truyền hình thực tế


104

3.2.2. Hình thức biểu thức và chủ đề đánh giá của giám khảo

111

3.2.3. Thang độ đánh giá xét theo chủ đề và kết quả đánh giá của
giám khảo

113

3.3. Tiểu kết chƣơng 3

117

2


Chƣơng 4. NHÂN TỐ QUYỀN LỰC TRONG BIỂU THỨC ĐÁNH GIÁ
CỦA GIÁM KHẢO TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ TIẾNG VIỆT (CĨ LIÊN
HỆ VỚI TIẾNG ANH)

119

4.1. Dấu hiệu quyền lực trong giao tiếp đánh giá của giám khảo truyền
hình thực tế tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)

119

4.1.1. Dấu hiệu từ vựng chỉ thị quyền lực giao tiếp đánh giá


119

4.1.2. Dấu hiệu diễn ngơn về kiểm sốt giao tiếp đánh giá

125

4.2. Sự thể hiện quyền lực trong biểu thức đánh giá của giám khảo
truyền hình thực tế tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)

136

4.2.1. Quyền hợp pháp

137

4.2.2. Quyền qui chiếu

141

4.2.3. Quyền chuyên gia

142

4.2.4. Sự đấu tranh quyền lực

147

4.3. Tiểu kết chƣơng 4


150

KẾT LUẬN

151

DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN

155

TÀI LIỆU THAM KHẢO

156

PHỤ LỤC

165

3


Danh mục các chữ viết tắt
ĐG

: Đánh giá

GK

: Giám khảo


HĐNT : Hành động ngôn từ
NNĐG : Ngôn ngữ đánh giá
BTĐG

: Biểu thức đánh giá

THTT

: Truyền hình thực tế

TS

: Thí sinh

VN

: Việt Nam

Danh mục các kí hiệu trong dữ liệu khảo sát

B

: Chƣơng trình Bƣớc nhảy hồn vũ Việt Nam

D

: Dance with the stars US (Chƣơng trình Bƣớc nhảy hồn vũ Mỹ)

G


: America's Got Talents (Chƣơng trinh Tìm kiếm tài năng Mỹ)

M

: MasterChef US (Chƣơng trình Vua Đầu bếp Mỹ)

N

: Chƣơng trình Nhân tố bí ẩn Việt Nam

T

: Chƣơng trình Tìm kiếm tài năng Việt Nam

V

: Chƣơng trình Vua Đầu bếp Việt Nam

X

: X-factor US (Chƣơng trình Nhân tố bí ẩn Mỹ)

[B.01.01] : Nguồn biểu thức đánh giá [Mã Chƣơng trình.Mã Giám khảo.
Mã Thí sinh]
=

: Nơi xảy ra hiện tƣợng ngắt lời

4



Danh mục các bảng
Trang
Bảng 1.1. Tóm tắt ba hướng nghiên cứu ngơn ngữ đánh giá

15

Bảng 1.2. Tóm tắt hướng nghiên cứu “thẩm định”

19

Bảng 1.3. Thang đo thái độ

35

Bảng 1.4. Các phương tiện điều biến lực ngôn trung

38

Bảng 2.1. Danh sách các từ ngữ đánh giá tiếng Việt có tần suất sử dụng cao

50

Bảng 2.2. Thành tố cấu trúc nghĩa đánh giá theo hiện dạng cú pháp trong
biểu thức đánh giá tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)

56

Bảng 2.3. Mười mơ hình nghĩa đánh giá phổ biến nhất trong ngơn ngữ đánh

giá của giám khảo bằng tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)
Bảng 3.1. Hình thức đánh giá của giám khảo Việt xét theo tham số giá trị

60
88

Bảng 3.2. Biểu thức đánh giá không tường minh tiếng Việt xét theo tham số
giá trị

89

Bảng 3.3. Phương tiện điều chỉnh lực ngơn trung hướng tới người nói trong
biểu thức đánh giá của giám khảo Việt

92

Bảng 3.4. Phương tiện điều chỉnh lực ngôn trung hướng tới nội dung mệnh
đề trong biểu thức đánh giá của giám khảo Việt

93

Bảng 3.5. Phương tiện điều chỉnh lực ngôn trung hướng tới nội dung mệnh
đề trong biểu thức đánh giá của giám khảo Mỹ

97

Bảng 3.6. Hình thức biểu thức đánh giá tiếng Việt xét theo thang độ đánh giá

102


Bảng 3.7. Biểu thức đánh giá tiếng Việt xét theo thang độ và chủ đề đánh giá

113

Bảng 3.8. Biểu thức đánh giá tiếng Việt xét theo thang độ đánh giá và quyết
định của giám khảo

114

Bảng 4.1. Số lượng từ ngữ của giám khảo theo giới và tuổi của giám khảo
trên truyền hình thực tế tiếng Việt

129

Bảng 4.2. Số lượng từ ngữ của giám khảo theo giới và tuổi của giám khảo
trên truyền hình thực tế tiếng Anh

5

130


Danh mục các sơ đồ, biểu đồ

Danh mục các sơ đồ
Trang
Sơ đồ 1.1.

Tóm tắt hướng nghiên cứu “lập trường”


16

Sơ đồ 1.2.

Tóm tắt hướng nghiên cứu “đánh giá”

17

Sơ đồ 1.3.

Minh họa về thang độ đánh giá tích cực và tiêu cực

36

Sơ đồ 2.1.

Cấu trúc sự kiện giao tiếp đánh giá của giám khảo

49

Danh mục các biểu đồ
Trang
Biểu đồ 2.1.

Biểu thức đánh giá biểu cảm và biểu kiến tiếng Việt và tiếng Anh

Biểu đồ 2.2.

Biểu thức đánh giá không tường minh tiếng Việt theo chức
năng của hành động ngơn từ (có liên hệ với tiếng Anh)


Biểu đồ 2.3.

63

65

Biểu thức đánh giá không tường minh tiếng Việt theo
phương tiện từ vựng (có liên hệ với tiếng Anh)

Biểu đồ 3.1.

Tỉ lệ biểu thức đánh giá tiếng Việt theo thang độ đánh giá

Biểu đồ 3.2.

Hình thức ngơn ngữ đánh giá tiếng Việt từ góc độ chủ đề
đánh giá

70
101

111

6


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Ngơn ngữ sử dụng trên truyền hình nhìn từ góc độ ngơn ngữ học xã hội

là một dạng biến thể với những đặc thù của ngành truyền hình. Ngơn ngữ, đặc biệt là
dạng thức nói, đƣợc hiện thực hóa ở từng chƣơng trình cụ thể. Nghiên cứu ngơn ngữ
truyền hình sẽ góp phần vào nghiên cứu sự lựa chọn ngôn ngữ trong sử dụng, một
nội dung quan trọng bậc nhất của ngôn ngữ học hiện đại nói chung, ngơn ngữ học xã
hội nói riêng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vấn đề này còn ít đƣợc quan tâm. Đặc biệt, sự
phát triển của các chƣơng trình giải trí dƣới dạng truyền hình thực tế phiên bản quốc
tế đem lại một nguồn ngôn ngữ tự nhiên, dễ tiếp cận với hiện trƣờng giao tiếp tƣơng
đồng, tạo cơ hội nghiên cứu vấn đề giao tiếp ngôn ngữ liên văn hóa đƣơng đại.
1.2. Ngơn ngữ đánh giá (Language of evaluation) xuất hiện thƣờng xuyên
trong đời sống giao tiếp của con ngƣời và trở thành một nội dung nghiên cứu của
ngữ dụng học. Gắn liền với những giá trị văn hóa-xã hội của cá nhân và cộng đồng,
ngơn ngữ đánh giá có cách biểu đạt đa dạng tùy thuộc vào chủ đề, thậm chí cùng
một chủ đề nhƣng đƣợc nhìn nhận ở các cộng đồng khác nhau. Điều này thể hiện rất
rõ trong một số chƣơng trình truyền hình chung cho tồn thế giới nhƣng đƣợc thực
hiện ở các quốc gia khác nhau. Ở Việt Nam, các chƣơng trình giải trí trên truyền
hình xuất hiện và nở rộ khoảng 10 năm trở lại đây, theo đó, ban giám khảo với
những thành viên là “ngƣời đánh giá” khá đa dạng và vì thế, ngơn ngữ đánh giá
cũng đa dạng. Cách thức nói năng, nội dung thơng điệp của họ khơng những có giá
trị thực tiễn đối với thí sinh mà cịn ảnh hƣởng tới khán giả. Nghiên cứu ngơn ngữ
giao tiếp của giám khảo trên truyền hình thực tế (THTT) ở Việt Nam sẽ làm sáng tỏ
đặc điểm ngôn ngữ đánh giá (NNĐG) tiếng Việt. Đồng thời, nghiên cứu liên hệ với
dữ liệu tiếng Anh trong ngữ cảnh giao tiếp tƣơng đƣơng trên THTT ở Mỹ sẽ củng cố
thêm kết quả nghiên cứu và cho thấy đặc điểm NNĐG từ góc độ liên văn hóa.
1.3. Cho đến nay chƣa có cơng trình nghiên cứu một cách hệ thống về nội
dung này và đặc biệt với những lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Ngôn ngữ
đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải
7


trí tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)”. Nghiên cứu góp phần làm phong phú kho

tàng lí luận về giao tiếp tiếng Việt trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đồng thời, kết
quả nghiên cứu có thể phục vụ giảng dạy, nghiên cứu ứng dụng có liên quan. Do nội
hàm và ngoại diên của NNĐG rất rộng, luận án giới hạn xem xét từ góc độ ngơn ngữ
học xã hội về một số khía cạnh ngữ pháp-ngữ nghĩa chủ yếu cùng với những biểu
đạt về thang độ, chủ đề và quyền lực trong giao tiếp đánh giá của khách thể trên cơ
sở tham số giá trị.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm chỉ ra đặc điểm NNĐG của các giám khảo trên THTT
trong một số chƣơng trình giải trí tiếng Việt, xây dựng các mơ hình NNĐG. Đồng
thời, luận án liên hệ với NNĐG của các giám khảo trong các chƣơng trình giải trí
tiếng Anh tƣơng đƣơng để chỉ ra những đặc điểm chung và đặc điểm riêng về ngôn
ngữ của các giám khảo khi sử dụng ngôn ngữ khác nhau; từ đó góp phần nghiên cứu
NNĐG trong mối tƣơng quan ngơn ngữ-văn hóa-xã hội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích này, luận án đặt ra những nhiệm vụ chủ yếu nhƣ sau:
2.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc nghiên cứu
về ngôn ngữ đánh giá và những vấn đề liên quan đến ngôn ngữ đánh giá.
2.2.2. Xây dựng cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài: Tập hợp, hệ thống hóa
một số nội dung cơ bản về lí thuyết giao tiếp ngơn ngữ liên quan đến ngơn ngữ đánh
giá từ góc độ ngơn ngữ học xã hội.
2.2.3. Khảo sát các biểu thức đánh giá của các giám khảo trên THTT trong
một số chƣơng trình giải trí tiếng Việt gần đây. Từ đó tìm ra các đặc điểm NNĐG
tƣờng minh và khơng tƣờng minh, có liên hệ với ngữ liệu tiếng Anh từ các chƣơng
trình tƣơng đƣơng ở Mỹ để làm rõ kết quả nghiên cứu.
2.2.4. Xác định đặc điểm ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo qua biểu đạt
về thang độ và chủ đề đánh giá, có liên hệ với ngữ liệu tiếng Anh.

8



2.2.5. Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo qua biểu đạt
quyền lực giao tiếp, có liên hệ với ngữ liệu tiếng Anh.
3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ NGUỒN TƢ LIỆU NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án này là ngôn ngữ đánh giá của các giám
khảo trên truyền hình thực tế trong một số chƣơng trình giải trí tiếng Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: NNĐG bằng lời của khách thể (các biểu thức đánh giá của
giám khảo, các biểu đạt về giá trị, thang độ, nhân tố chủ đề và quyền lực), không
xem xét tới những dấu hiệu cận ngôn (ngôn điệu) và phi ngôn (điệu bộ, cử chỉ).
- Về tƣ liệu: các đoạn trích giao tiếp đánh giá trong một số tập đầu trên 4
chƣơng trình THTT (theo phiên bản quốc tế) phát sóng tại Việt Nam và Mỹ từ 20122014, khi THTT bắt đầu phát triển rộng khắp tại Việt Nam. Mỗi chƣơng trình xoay
quanh một chủ đề thi đấu: tài năng, khiêu vũ, nấu ăn và ca nhạc (Xin xem Bảng i.1
Phụ lục 1 về các chƣơng trình đƣợc khảo sát).
3.3. Nguồn tƣ liệu nghiên cứu
Tƣ liệu nghiên cứu đƣợc thu thập từ nguồn giao tiếp nói trên các chƣơng trình
THTT có uy tín, cung cấp nguồn sinh ngữ chính thống ở Việt Nam và ở Mỹ. Luận
án chọn mẫu ngẫu nhiên thuận lợi các đoạn thoại đánh giá của giám khảo đối với thí
sinh ở vịng sơ khảo. Tổng số đã thu thập 70 đoạn trích đánh giá 70 lƣợt thí sinh từ
13 giám khảo trên các chƣơng trình tiếng Việt và số lƣợng tƣơng tự trên các chƣơng
trình tiếng Anh. Ngồi ra, nguồn tƣ liệu từ các cơng trình nghiên cứu có liên quan
của các tác giả khác cũng đƣợc sử dụng nhằm củng cố các nhận định của luận án và
làm sáng tỏ vấn đề đang tìm hiểu.
4. PHƢƠNG PHÁP VÀ THỦ PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhằm đạt đƣợc mục đích và hồn thành các nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận
án sử dụng những phƣơng pháp, thủ pháp sau:

9



4.1. Phƣơng pháp và thủ pháp của ngôn ngữ học xã hội
Luận án sử dụng phƣơng pháp và thủ pháp của ngôn ngữ học xã hội (nhƣ
phƣơng pháp thu thập dữ liệu và làm việc với ngữ liệu từ phƣơng tiện truyền thơng,
một số thủ pháp phân tích dân tộc học giao tiếp, thủ pháp phân tích dữ liệu ngơn ngữ
học xã hội, phân tích mối tƣơng quan giữa biến số ngôn ngữ học và biến số xã hội),
kết hợp một số phƣơng pháp nghiên cứu ngôn ngữ học khác (phân tích từ vựng,
phân đoạn ngữ pháp cục bộ, phân tích cấu trúc ngữ nghĩa theo ngữ pháp cục bộ)
nhằm tìm hiểu ngơn ngữ đánh giá của khách thể theo hai biến số chủ đề và quyền
lực giao tiếp. Biến số chủ đề đƣợc xem xét chủ yếu dựa trên các dấu hiệu ngôn ngữ
học. Biến số quyền lực đƣợc nghiên cứu dựa trên sự liên hệ với một số chỉ báo về
phân tầng xã hội (giới, tuổi, nghề nghiệp, địa vị...). Dữ liệu nghiên cứu đƣợc lấy từ
ngôn ngữ trên truyền hình, vốn là nguồn ngữ liệu sống đƣợc ngôn ngữ học xã hội sử
dụng rộng rãi [66, tr.180]. Việc phiên mã dữ liệu từ phƣơng tiện truyền thông sang
ngôn ngữ viết là một thách thức [66, tr.82] và đã đƣợc giảm thiểu sai sót bằng cách
kiểm tra lại nhiều lần.
4.2. Phƣơng pháp phân tích hội thoại
Phân tích hội thoại là một trong số các phƣơng pháp phân tích diễn ngôn đƣợc
ngôn ngữ học xã hội vận dụng [66, tr.231]. Luận án áp dụng phƣơng pháp phân tích
hội thoại trong ngôn ngữ học xã hội của Holmes và Hazen (2014) [66, tr.230-245]
theo hai bƣớc: (1) tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ, ngôn ngữ tƣờng minh, cấu trúc ngữ
nghĩa, ngơn ngữ khơng tƣờng minh trong BTĐG, từ đó tiến hành khảo sát về hình
thức, thang độ và chủ đề đánh giá; (2) xem xét hành động ngôn từ, lƣợt lời và chuỗi
phối hợp đánh giá. Bƣớc 1 có vai trò quan trọng, cung cấp cơ sở cho việc thực hiện
bƣớc 2 nhằm nghiên cứu những biểu đạt quyền lực giao tiếp đánh giá của khách thể.
4.3. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu ngôn ngữ
Trên cơ sở các phát hiện cơ bản trong dữ liệu tiếng Việt, luận án tiến hành liên
hệ thông qua so sánh, đối chiếu với dữ liệu tiếng Anh để củng cố kết quả nghiên cứu
và tìm hiểu khía cạnh liên văn hóa trong giao tiếp đánh giá. Đây là phƣơng pháp bổ
trợ cho phƣơng pháp của ngôn ngữ học xã hội.


10


4.4. Phƣơng pháp thống kê
Các phƣơng pháp và thủ pháp nêu trên đƣợc sử dụng để phân tích định tính,
nghiên cứu theo cách thức diễn dịch nhằm xác định kết quả nghiên cứu dựa trên nền
tảng các lập luận kế thừa từ những quan điểm, đƣờng hƣớng tiếp cận đã đƣợc ứng
dụng rộng rãi về ngôn ngữ đánh giá, hành động ngôn từ, nhân tố xã hội chủ đề và
quyền lực trong giao tiếp ngôn ngữ. Để hỗ trợ cho các phân tích định tính, luận án
sử dụng phƣơng pháp thống kê định lƣợng hóa. Tần số sử dụng các phƣơng tiện
ngôn ngữ cùng với các biến số xã hội (chủ đề, giới, tuổi) đƣợc thống kê phân loại,
phân tích quy nạp, xác định mối tƣơng quan giữa các biến số cơ bản, từ đó rút ra các
đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu. Thủ pháp thống kê toán học thực hiện trên phần
mềm SPSS (IBM SPSS Statistics 20).
5. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
5.1. Ý nghĩa lí luận
Luận án phân tích, lí giải những đặc điểm của NNĐG thông qua biểu thức
đánh giá (BTĐG) của các giám khảo trên THTT, từ đó làm giàu cho lí thuyết NNĐG
nói riêng và kiến thức ngơn ngữ học xã hội nói chung. Ngồi ra, bằng việc phân tích
cấu trúc nghĩa đánh giá, luận án góp phần ứng dụng lí thuyết ngữ pháp cục bộ (Local
grammar) vào nghiên cứu ngữ nghĩa trong từng bộ phận ngôn ngữ.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án góp phần nghiên cứu giao tiếp đánh giá bằng tiếng Việt với tƣ cách
là kết quả của sự lựa chọn ngôn ngữ dƣới tác động của các nhân tố xã hội. Kết quả
nghiên cứu giúp tăng cƣờng hiệu quả trong giao tiếp của ngƣời Việt, đặc biệt trong
các mơi trƣờng có sử dụng đánh giá bằng ngơn ngữ. Các đoạn trích sự kiện giao tiếp
đánh giá và các BTĐG của giám khảo Mỹ có thể trở thành tƣ liệu cho ngƣời Việt
học tiếng Anh. Ngoài ra, các phát hiện về dấu hiệu NNĐG tƣờng minh, thành tố cấu
trúc ngữ nghĩa đánh giá, tham số giá trị (tích cực-tiêu cực), thang độ đánh giá có thể

phục vụ phát triển khung phân tích về NNĐG trong các phản hồi, thăm dò ý kiến,

11


góp ý,… của học viên tại các cơ sở đào tạo, khách hàng hoặc ngƣời sử dụng sản
phẩm, dịch vụ; nghiên cứu NNĐG trong trí tuệ nhân tạo.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Nội dung luận án, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, gồm 4 chƣơng:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận của luận án
Chương 2. Biểu thức đánh giá tường minh và không tường minh của giám
khảo truyền hình thực tế tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)
Chương 3. Biểu thức đánh giá theo thang độ và chủ đề của giám khảo truyền
hình thực tế tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)
Chương 4. Nhân tố quyền lực trong biểu thức đánh giá của giám khảo truyền
hình thực tế tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)

12


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về ngôn ngữ đánh giá
Hầu hết các nhà ngữ học trên thế giới có thể nhất trí rằng lời nói đi đơi với sự
biểu đạt giá trị, bởi vì “mỗi yếu tố trong một phát ngơn sống khơng chỉ có nghĩa mà
có một giá trị. …Việc tách nghĩa của một từ ngữ ra khỏi đánh giá sẽ khơng tránh
đƣợc việc loại bỏ nghĩa về vị trí của nó trong q trình sống của xã hội - nơi nghĩa

luôn thấm đẫm sự phán xét về giá trị” [110, tr.105]. Do đó, nghiên cứu ngơn ngữ xét
cho cùng là tìm hiểu về giá trị, đó là sự đánh giá. Và ở chiều ngƣợc lại, thật khó
nghiên cứu hệ thống giá trị mà không xem xét ngôn ngữ mà con ngƣời sử dụng để bộc
lộ các giá trị ấy. Đây chính là chức năng đánh giá của ngơn ngữ - vốn đƣợc coi là một
trong những chức năng cơ bản và quan trọng nhất của ngôn ngữ [108, tr.5].
Từ khởi nguyên của những tƣ tƣởng xem xét về giá trị, NNĐG cho tới tận
ngày nay luôn đƣợc cho là sự bộc lộ hai thái cực hoặc hai trục giá trị của một nội
dung nhất định, chẳng hạn: tốt/xấu, đúng/sai, hay tích cực/tiêu cực [108, tr.5]. Tuy
nhiên, NNĐG cịn thể hiện ở nhiều phƣơng diện năng động khác. Nó có thể công
khai hoặc ngầm ẩn; một ngôn từ mà bề mặt tỏ ra trung tính lại có thể ngầm ẩn một
đánh giá đối với ngƣời thụ ngôn; một nhận xét tỏ ra tích cực có khi ẩn dấu một nhận
xét tiêu cực, và ngƣợc lại. Do đó, NNĐG càng ngày càng đƣợc xem xét trong thế
năng động của nó: trong bối cảnh hành chức thực tế [108, tr.6].
Tiếp cận truyền thống về NNĐG trong ngôn ngữ học chức năng thƣờng tập
trung ở cấp độ từ vựng-ngữ pháp. Ngôn ngữ học vào cuối thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21
trở nên quan tâm nhiều hơn tới tính đánh giá, đặc biệt từ góc độ ngữ dụng học và
ngơn ngữ học xã hội với sự xuất hiện và phát triển của nhiều tiếp cận và quan điểm
khác nhau [108, tr.4-5]. Nhìn chung, NNĐG không đơn giản là một biểu đạt của cá
nhân trong đó ngƣời nói/viết “nhận xét” về thế giới mà đó là một hiện tƣợng xã hội
liên nhân mà ở đó lí do cơ bản để đƣa ra một ý kiến là “để gợi lên tình thân hữu từ
13


phía ngƣời thụ ngơn” [108, tr.4]. Trong cố gắng tổng kết các phƣơng pháp tiếp cận về
NNĐG, Hunston (2011) [68] đã chỉ ra bốn kiểu quan niệm sau:
- Đánh giá là một hành động cá nhân không tƣờng minh nhƣng cũng có khi thể
hiện trong ngơn ngữ. Quan niệm này thƣờng có trong đƣờng hƣớng phân tích hội
thoại, chẳng hạn các tác giả Hutchby và Wooffitt (2008).
- Đánh giá gồm “một bộ các từ ngữ” biểu đạt nghĩa đánh giá. Do đó, trọng tâm
nghiên cứu là các thành tố ngơn ngữ (từ, ngữ, phạm trù ngữ pháp). Đại diện là các tác

giả Hyland và Tse (2004), Conrad và Biber (2000).
- Đánh giá là “một bộ các nghĩa” biểu đạt trong một văn bản “sử dụng một loạt
các tài nguyên ngôn ngữ khác nhau”. Đại diện là các tác giả Martin và White (2005).
- Đánh giá là một chức năng mà văn bản hoặc phần văn bản biểu đạt. Chính
Hunston và Thompson là đại diện của quan niệm này [68, tr.11].
Hunston cũng nêu ra sáu điểm chung giữa các quan niệm trên về NNĐG, gồm:
(1) thừa nhận tính chủ quan và tính chủ quan liên nhân của đánh giá (chức năng tƣơng
tác); (2) cho rằng qua đánh giá, một hệ tƣ tƣởng chung giữa ngƣời viết/nói và ngƣời
đọc/nghe đƣợc cấu trúc; (3) nhận định có một phạm vi rộng rãi về từ vựng và về
những dấu hiệu nghĩa đánh giá, có thể xác định đƣợc thơng qua xem xét những gì
“mong muốn” hoặc “không mong muốn”; (4) cho rằng NNĐG phụ thuộc mạnh vào
ngữ cảnh và có tính tích tụ (tập trung tại một vài vị trí nhất định trong diễn ngơn); (5)
xác định rằng nói đến ngơn ngữ đánh giá là nói đến đích, hoặc đối tƣợng và nguồn
đánh giá, bản chất của ngôn ngữ đánh giá phụ thuộc vào bản chất của đối tƣợng; và
(6) khẳng định rất khó để nhận dạng, phân biệt một cách đáng tin cậy những gì mang
tính đánh giá và những gì khơng trong ngơn ngữ [68, tr.12-19].
Hiện nay, có ba hƣớng nghiên cứu nổi bật về NNĐG và mỗi hƣớng gắn liền
với một thuật ngữ đại diện, lần lƣợt là: “lập trƣờng”, “đánh giá” và “thẩm định” [38,
68, 108]. Nhìn chung, cả ba hƣớng nghiên cứu này đều xem xét NNĐG dựa trên chức
năng của nó trong giao tiếp liên nhân. Tuy nhiên, giữa ba đƣờng hƣớng này có nhiều
điểm khác biệt. Bảng 1.1 dƣới đây tổng hợp những nét chính yếu về ba hƣớng này xét
về mục đích, trọng tâm, tiếp cận và các tác giả đại diện. Các đƣờng hƣớng này khác

14


nhau ngay từ trong định nghĩa: Lập trường là “các biểu đạt từ vựng và ngữ pháp về
thái độ, cảm xúc, phán xét và cam kết của tác giả/ngƣời nói liên quan đến các nội
dung mệnh đề của thông điệp” [40, tr.1]; Đánh giá là “một thuật ngữ bao trùm rộng
rãi để diễn đạt thái độ hoặc lập trƣờng, quan điểm hoặc cảm xúc của ngƣời nói/viết

đối với các thực thể hoặc các mệnh đề mà ngƣời đó nói tới” [109]; Thẩm định là “các
tài nguyên ngữ nghĩa đƣợc sử dụng để thƣơng lƣợng những cảm xúc, phán xét và xác
định giá trị, cùng với việc khuếch đại và tham gia vào những đánh giá này” [84].
Bảng 1.1. Tóm tắt ba hƣớng nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá
Phƣơng pháp

Hƣớng
nghiên cứu

Quan điểm trọng tâm

Lập trƣờng
(Stance)

NN lập trƣờng biểu đạt
thái độ, cảm giác, phán
xét và cam kết

- Tiếp cận dựa trên khối ngữ
liệu (corpus-based)

NNĐG biểu đạt thái độ
Đánh giá
hoặc lập trƣờng, quan
(Evaluation)
điểm, cảm xúc

- Khung nghiên cứu dựa trên
tham số (parameter-based)


Thẩm định
(Appraisal)

NN thẩm định dùng để
thƣơng lƣợng cảm xúc,
phán xét và thẩm giá

tiếp cận

- Tiếp cận kết hợp

- Tiếp cận kết hợp

Đại diện
Biber và
đồng sự
(1999)
Hunston và
Thompson
(2000)

Tiếp cận phân tích diễn ngơn Martin và
(discourse analytic)
White
(2005)
- Tiếp cận riêng
(Nguồn: Tóm tắt dựa trên [41, 84, 109])

Dƣới đây là miêu tả vắn tắt về các đƣờng hƣớng này:
Thứ nhất, hướng nghiên cứu NNĐG là sự biểu đạt về “lập trường”:

“Lập trƣờng” do Biber và đồng sự (1999) đề xuất là một tiếp cận đi từ hình
thức đến chức năng, gồm ba phạm trù: Lập trƣờng “nhận thức” (Epistemic); “thái
độ” (Attitudinal); và “phong cách nói năng” (Style of speaking). Theo các tác giả,
dấu hiệu lập trƣờng nhận thức là ngƣời nói/viết nhận xét về trạng thái thông tin trong
một mệnh đề (chắc chắn/nghi ngờ, thực tế, chính xác, hoặc hạn chế; về nguồn hoặc
quan điểm cung cấp kiến thức, thông tin). Dấu hiệu lập trƣờng thái độ gồm hai
nhóm: thái độ (ví dụ: thú vị, thật may mắn) và cảm giác (ví dụ: sợ, yêu). Hai nhóm
này khơng phải lúc nào cũng phân biệt rõ ràng (ví dụ: hy vọng, mong đợi). Các dấu

15


hiệu lập trƣờng thái độ ít phổ biến hơn các dấu hiệu lập trƣờng nhận thức và cũng
hạn chế hơn trong biểu đạt về ngữ pháp. Lập trƣờng phong cách nói năng “thể hiện
đánh giá của ngƣời nói về bản thân việc giao tiếp”. (Ví dụ nhận xét về cách thức nói
năng: một cách trung thực, một cách ngắn gọn) [41, tr.972-975]. Sơ đồ 1.1. tóm tắt
các nội dung cơ bản của hƣớng nghiên cứu NNĐG là sự biểu đạt về lập trƣờng.
Lập trƣờng

3 nhận dạng:
- cận ngôn
- từ vựng
- ngữ pháp (chủ yếu)

3 loại:
- lập trƣờng nhận thức
- lập trƣờng thái độ
- lập trƣờng phong cách

Xác định dựa

trên nghiên cứu
khối ngữ liệu
(Nguồn: Tóm tắt từ [41])

Sơ đồ 1.1. Tóm tắt hƣớng nghiên cứu “lập trƣờng”
So với hai mơ hình kia, lí thuyết về “lập trƣờng” dựa trên một quan điểm tƣơng
đối khác, cho rằng ngôn ngữ thực hiện những “chức năng” hoặc “nhiệm vụ tƣ tƣởng,
văn bản, cá nhân, liên nhân, ngữ cảnh và mỹ học” [41, tr.41]. Các đặc điểm ngơn ngữ
bộc lộ lập trƣờng nằm trong nhóm “các nhiệm vụ cá nhân”, truyền đạt thái độ, suy
nghĩ và cảm xúc của ngƣời nói. Mơ hình lí thuyết này tập trung vào những biểu đạt
tƣờng minh về từ vựng-ngữ pháp - thông qua các phƣơng tiện ngữ pháp, từ vựng và
các phƣơng tiện cận ngôn [41, tr.965-971] - hầu nhƣ không xem xét ngôn ngữ đánh
giá gián tiếp nhƣ hai mơ hình kia. Do đó, phạm vi của lí thuyết này hẹp hơn. Biber và
đồng sự đã đóng góp nhiều bằng chứng định lƣợng và định tính về các đặc điểm từ
vựng-ngữ pháp biểu đạt lập trƣờng qua nghiên cứu khối ngữ liệu. Lí thuyết này đã trở
thành nền tảng cho nhiều nghiên cứu khác nhau [68]. Nó cũng đƣợc Thompson và
Hunston (2000) vận dụng để nghiên cứu về các dấu hiệu của NNĐG [109].
Thứ hai, hướng nghiên cứu NNĐG là sự phán xét về “giá trị”:
Thuật ngữ “đánh giá” (Evaluation) của Thompson và Hunston (2000) rộng
hơn so với cách hiểu thông thƣờng về các biểu hiện tốt hay xấu trong ngơn ngữ. Do
đó, mơ hình để nhận dạng nó cũng rất “mở” [38, tr.44]. Truyền thống ngơn ngữ học

16


thƣờng nghiên cứu nghĩa đánh giá theo hai lĩnh vực tách rời nhau là ngơn ngữ cảm
xúc và tình thái. Ở mơ hình này, các tác giả đƣa hai khía cạnh đó đến cạnh nhau. So
với mơ hình “thẩm định”, khung lí thuyết NNĐG dựa trên tham số sử dụng phƣơng
pháp tiếp cận kết hợp, không tách riêng “lập trƣờng cảm xúc” và “lập trƣờng nhận
thức”. Hơn thế, nó cịn nhấn mạnh sự giống nhau giữa “lập trƣờng cảm xúc” và “lập

trƣờng nhận thức” [38, tr.35]. Ngoài ra, khái niệm “đánh giá” cũng khơng trùng với
“lập trƣờng” bởi vì ngay trong định nghĩa, Thompson và Hunston đã chỉ rõ NNĐG
tạo nên những biểu đạt về lập trƣờng hoặc thái độ của ngƣời nói. “Lập trường là
khái niệm trừu tƣợng hơn, và đánh giá là sự hiện thực hóa lời nói hoặc sự biểu hiện
thực tế của lập trường” [108, tr.10].
2 loại:
- biểu cảm
- biểu kiến
3 chức năng:
- bộc lộ ý kiến
- duy trì quan hệ
- tổ chức diễn ngơn

3 dấu hiệu:
- có sự so sánh
- biểu đạt sự chủ quan
- từ vựng chứa giá trị
4 tham số:
- giá trị
- trạng thái
- tầm quan trọng
- sự mong đợi

Cách thức biểu hiện:
- tƣờng minh
- hàm ẩn (chƣa đƣợc
các tác giả nêu rõ)

(Nguồn: Tóm tắt từ [109])


Sơ đồ 1.2. Tóm tắt hƣớng nghiên cứu “đánh giá”
Sơ đồ 1.2 tóm tắt những nét quan yếu của hƣớng nghiên cứu này. Các tác giả
dƣờng nhƣ đã xem xét NNĐG theo ba tầng: tầng vĩ mô về chức năng của đánh giá
trong giao tiếp (bộc lộ ý kiến, duy trì quan hệ và tổ chức diễn ngôn), tầng trung gian
về các dấu hiệu NNĐG, và tầng vi mô về các tham số biểu hiện khuynh hƣớng của
các dấu hiệu đó. Các dấu hiệu NNĐG gồm sự so sánh, tính chủ quan và giá trị xã hội.
Các tác giả có đề cập đến những hình thức biểu đạt tinh tế gần với những giá trị hàm
ẩn nhƣng khơng phân tích cụ thể. Mặc dù một số yếu tố trong mơ hình này tƣơng
đồng với khung “thẩm định” của Martin và White (2005), nhƣng Thompson và
17


Hunston không đề xuất một hệ thống dƣới dạng mô hình tổng thể theo tầng bậc nhƣ
khung “thẩm định”. Họ đã đề xuất bốn tham số của NNĐG, chỉ thị khuynh hƣớng về
giá trị (tốt/xấu), trạng thái (chắc chắn/không chắc chắn), sự thích đáng (quan
trọng/khơng quan trọng) và sự mong đợi. Các tham số này nhằm đến những chiều
đánh giá khác nhau. Trong đó phạm trù tốt-xấu, hay tích cực-tiêu cực (để đánh giá về
giá trị) là cơ bản nhất, mà các tham số cịn lại đều có thể xếp vào [109, tr.22-25].
Hƣớng tiếp cận này của Thompson và Hunston về NNĐG đi từ chức năng
đến hình thức. Mơ hình phân tích của nó theo khuynh hƣớng kết hợp, tức là có thể
đƣa thêm vào mơ hình những khung phân tích khác có liên quan. Chẳng hạn,
Blackwell (2010) [42] kết hợp các dấu hiệu xác định NNĐG của hƣớng tiếp cận này
với khung phân tích về quyền lực của Thomas (1995) để nghiên cứu ngôn ngữ đánh
giá của ngƣời kể chuyện về một bộ phim. Ví dụ khác về sự kết hợp đó là cơng trình
của Hunston và Sinclair (2000) [69]. Các tác giả đã phân tích những biểu đạt của
tính từ và danh từ đánh giá trong khung phân tích ngữ pháp cục bộ để tìm ra mơ
hình ngữ nghĩa của ngôn ngữ đánh giá. Cũng dựa trên cơ sở lí thuyết “đánh giá”,
Badnarek (2006) [38] đề xuất một khung đánh giá, gồm 9 tham số, tập hợp tất cả các
chiều đánh giá của ngƣời nói về các khía cạnh của thế giới. Nhóm tham số đánh giá
cốt lõi gồm: khả năng hiểu, cảm xúc, sự mong đợi, tầm quan trọng, sự cần thiết/có

thể, sự tin cậy. Nhóm tham số đánh giá ngoại vi gồm: sự chứng thực, trạng thái tâm
lý, và phong cách. Tác giả ứng dụng khung trên vào nghiên cứu NNĐG trên báo in ở
nƣớc Anh. Theo tác giả, việc sử dụng khung phân tích dựa trên tham số giúp tìm
hiểu NNĐG linh hoạt hơn mà không phải “lập mã kép” (phân loại bị chồng chéo) và
“phân loại đứt đoạn” (phân loại tách rời những đặc điểm phức tạp có tính nối tiếp về
chức năng) nhƣ khi sử dụng các tiếp cận “lập trƣờng” và “thẩm định” [38].
Thứ ba, hướng nghiên cứu NNĐG với tư cách là “sự thẩm định”:
Lí thuyết “thẩm định” mà trọng tâm là khung “thẩm định” (Apraisal
framework) do Martin và White (2005) phát triển dựa trên đƣờng hƣớng ngôn ngữ
học chức năng hệ thống của Halliday ở “cấp độ ngữ nghĩa diễn ngôn”, chú trọng đến
nghĩa đánh giá của ngôn ngữ ở bình diện giao tiếp liên nhân [84, tr.1-41]. Mơ hình lí

18


thuyết này nhận định theo cách hệ thống hóa các lựa chọn ngữ nghĩa và phƣơng tiện
ngôn ngữ của ngƣời nói/viết trong giao tiếp đánh giá. Bảng 1.2 dƣới đây tóm tắt các
phạm trù của khung “thẩm định” với ba miền ngữ nghĩa chính: “thái độ”, “giao kết”
và “thang độ”. Chúng chứa đựng “các tài nguyên NNĐG”, là cơ sở để nhà nghiên
cứu xem xét các khía cạnh năng động và phong phú của ngữ nghĩa đánh giá [84].
Bảng 1.2. Tóm tắt hƣớng nghiên cứu “thẩm định”
Miền nghĩa Giá trị và tài nguyên Tiểu hệ thống
Thái độ

Các nghĩa:
- khắc ghi
- khơi gợi

Giao kết
Thang độ


Cảm xúc

Hình thức biểu thị
() mừng vui; () thỏa mãn;
() an tồn; () ƣa thích

Phán xét

tự trọng xã hội; thƣởng phạt xã hội

Thẩm giá

phản ứng; cấu tạo; giá trị xã hội

Các tuyến: đơn ngữ và dị ngữ
Lực

2 hƣớng: nâng cao, hạ thấp

Tiêu điểm

2 hƣớng: sâu sắc thêm, dịu nhẹ đi
(Nguồn:Tóm tắt dựa trên [84])

Trong hệ thống “thái độ”, tiểu hệ thống “cảm xúc” gồm các tài nguyên ngơn
ngữ diễn tả các phản ứng về tình cảm (sốc, lo, mừng,…). Tiểu hệ thống “phán xét” tập
hợp các nguồn tài nguyên ngôn ngữ để đánh giá hành vi của con ngƣời theo các qui
ƣớc xã hội (ví dụ: keo kiệt, thân thiện,…). Tiểu hệ thống “thẩm giá” xem xét giá trị
của “sự tình, sự thể bao gồm cả các hiện tƣợng tự nhiên" (không thuộc về hành vi của

con ngƣời) dựa trên các nguyên tắc mỹ học và các hệ thống khác về giá trị xã hội (ví
dụ đánh giá về giọng hát: phiêu phiêu, phóng khống,…) [84, tr.35-36]. Nói chung,
“thái độ” có thể hàm ẩn - mà các tác giả gọi là “đƣợc khơi gợi” (invoked), hoặc tƣờng
minh - “đƣợc khắc ghi” (inscribed), theo cách tích cực hay tiêu cực [84, tr.67].
Hệ thống “giao kết” chỉ các tài ngun ngữ nghĩa xác định vị trí của ngƣời
nói/viết trong mối quan hệ với mệnh đề đƣợc truyền tải, trong đó ngƣời nói/viết khơng
nhận diện hoặc bỏ qua quan điểm và ý kiến khác (tuyến tài nguyên đơn ngữ) hoặc
thƣơng lƣợng để có đƣợc một khơng gian liên nhân cho vị trí của mình (tuyến tài
ngun đa ngữ, ví dụ: như các bạn đã biết, mọi người đều biết,…) [84, tr.92-104].

19


Hệ thống “thang độ” đƣợc phân chia thành các phạm trù “lực” và “tiêu
điểm”, trong đó các giá trị đƣợc ngƣời nói/viết xác định mức độ theo cách: 1) nâng
cao hoặc hạ thấp những tác động, lực, dung lƣợng,… lời nói của họ (ví dụ: rất, hơi
hơi,…); 2) làm sâu sắc thêm hoặc làm dịu nhẹ đi tiêu điểm ngữ nghĩa (ví dụ: người
bạn thực thụ, một lời kiểu như xin lỗi,..) [84, tr.137-153].
Lí thuyết của Martin và White trở thành cơ sở cho nhiều nghiên cứu về
NNĐG, cho phép xem xét NNĐG một cách thấu đáo và toàn diện ở bình diện cấu trúc
ngữ nghĩa theo đƣờng hƣớng ngơn ngữ học chức năng hệ thống. Mơ hình này cũng
đƣợc áp dụng rộng rãi để khám phá các khía cạnh của nghĩa đánh giá trong những ngữ
cảnh khác nhau, chẳng hạn trong giáo dục hoặc ngôn ngữ đa phƣơng thức [89].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về ngơn ngữ đánh giá
1.1.2.1. Nghiên cứu trực tiếp về ngôn ngữ đánh giá
Ở Việt Nam, NNĐG tới nay mới chỉ đƣợc nghiên cứu trực tiếp theo tiếp cận
“thẩm định” của Martin và White trong luận án của Nguyễn Hồng Sao (2010) [32].
Thông qua đánh giá so sánh ngơn ngữ báo chí tiếng Việt và tiếng Anh, tác giả tìm ra
một số điểm giống và khác trong hình thức cấu trúc và nội dung giữa hai ngôn ngữ.
Theo tác giả, “vốn từ vựng của tiếng Anh phong phú hơn, nhiều màu sắc hơn so với

nguồn từ vựng tiếng Việt nên các từ ngữ chỉ thang độ trong tiếng Anh đa dạng hơn”.
Tác giả cho rằng “ngơn ngữ phóng sự trên báo tiếng Anh phong phú hơn, đa dạng
hơn, thể hiện đƣợc chiều sâu tri thức của tác giả trên nhiều lĩnh vực khác nhau” [32].
1.1.2.2. Nghiên cứu liên quan đến ngôn ngữ đánh giá
Có thể thấy, ở Việt Nam một số lƣợng rất lớn các đề tài không nhằm nghiên
cứu chủ yếu về NNĐG, mà chỉ đề cập tới chúng trong vấn đề nghiên cứu có liên quan.
Các nghiên cứu về tình thái trong Việt ngữ học đã có những kết quả rất đáng
kể liên quan đến NNĐG. Trong số đó, cần nhắc tới nhận định về NNĐG dựa trên các
biểu hiện chủ quan tính của Nguyễn Văn Hiệp (2009, 2012). Tác giả cho biết những
đánh giá mang tính lập trƣờng thuộc các yếu tố chủ quan đƣợc mã hóa trong câu [16,
17]. Sáu khía cạnh đánh giá đƣợc đề cập: đánh giá tích cực/tiêu cực; đánh giá về
lƣợng; về chủng loại; về thời gian sớm/muộn; về tính cùng cực, bất thƣờng; và về tính

20


mong muốn/không mong muốn [17]. Về phƣơng tiện biểu đạt đánh giá chủ quan
trong tiếng Việt, các trợ từ tình thái thƣờng đƣợc dùng để biểu thị những “đánh giá
mang tính lập trƣờng”. Nội dung mà các trợ từ tình thái này biểu thị là kiểu hàm ngôn
qui ƣớc - có thể khử bỏ, phụ thuộc vào từ ngữ sử dụng, khác với hàm ngơn hội thoại có thể bị khử bỏ, phụ thuộc vào ngữ cảnh. Đề cập đến những hình thức biểu hiện của
tính chủ quan trong câu tiếng Việt, tác giả nêu sáu phƣơng tiện: quán ngữ tình thái
thƣờng đứng đầu hoặc cuối câu; phó từ thời, thể; vị từ tình thái tính; tiểu từ tình thái
cuối câu; các từ chêm xen tình thái hay lối nói -iếc hóa; và trợ từ. Ngồi ra, theo tác
giả, tính chủ quan còn đƣợc thể hiện qua việc lựa chọn những từ ngữ có sắc thái biểu
cảm đặc thù. Tác giả cũng nhận định “những nội dung thuộc về đánh giá chủ quan có
thể đƣợc bộc lộ theo lối hiển ngơn, trực tiếp nhƣng cũng có thể đƣợc bộc lộ theo lối
hàm ngơn, gián tiếp” [17].
Ngồi ra, tình thái trong tiếng Việt cịn đƣợc xem xét ở rất nhiều cơng trình
khác. Tổng kết của Nguyễn Thiện Giáp (2014) cho thấy các nhà Việt ngữ học
thƣờng quan tâm tới các phƣơng tiện biểu đạt, các phân loại và chức năng ngữ phápngữ nghĩa của các yếu tố tình thái [12]. Đáng chú ý là quan điểm của Nguyễn Văn

Hiệp và đồng sự (2012, tr.126), cho rằng ở phƣơng diện ngữ dụng, tình thái của
hành động phát ngơn là “tình thái của lời đƣợc phát ngôn, xác định đặc trƣng của
hành động ngơn trung, dƣới hình thức những cam kết, những đánh giá và những thái
độ của ngƣời nói đối với những gì mà anh ta nói ra” [17].
Khen và chê là hai trong những khía cạnh của đánh giá nhận đƣợc nhiều sự
quan tâm hơn cả, chẳng hạn cơng trình của Phạm Thị Hà (2013) [13], Nguyễn Thị
Hoàng Yến (2007) [37] và Đỗ Thị Bình (2012) [2]. Những kết quả nghiên cứu của họ
có nêu một số bình giải về NNĐG. Theo Phạm Thị Hà (2013) “khen là những đánh
giá tích cực của ngƣời nói”. Chức năng ngơn ngữ-xã hội của khen là bày tỏ sự ngƣỡng
mộ (trƣờng hợp ngƣời hâm mộ với nghệ sĩ). Tuy nhiên, lời khen cịn có thể bày tỏ
những hàm ý khác nữa (chẳng hạn: sự tán thành, sự khuyến khích,... ) nếu đƣợc
nghiên cứu ở ngữ cảnh khác [13]. Nghiên cứu hành động chê trong tiếng Việt về ngữ
nghĩa, Nguyễn Thị Hoàng Yến (2007) nhận định “chê là hành vi đánh giá tiêu cực,

21


×