Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

So sánh thể chế Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Pháp: Nhà nước và Đảng chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 174 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
0

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN ĐIỆP THÀNH

SO SÁNH THỂ CHẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀ CỘNG HÒA PHÁP: NHÀ NƢỚC VÀ ĐẢNG CHÍNH TRỊ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2016
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN ĐIỆP THÀNH

SO SÁNH THỂ CHẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀ CỘNG HÒA PHÁP: NHÀ NƢỚC VÀ ĐẢNG CHÍNH TRỊ

Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 62.31.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. LƢU MINH VĂN


2. PGS.TS. PHẠM THÁI VIỆT

Hà Nội - 2016
1


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các tư liệu, số liệu sử dụng trong Luận án là trung thực. Những kết luận khoa
học của Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Trần Điệp Thành

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nghĩa đầy đủ

Từ viết tắt
CHXHCN

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

CH

Cộng hòa


ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

EU

Liên minh Châu Âu

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

1. Bảng 3.1: Danh sách các đảng chính trị chính của Nền CH
Pháp thứ Năm

106

2. Bảng 3.2: Cơ cấu tổ chức Đảng Cộng sản của nước
CHXHCN Việt Nam

112

3. Bảng 3.3: Cơ cấu tổ chức của đảng chính trị CH Pháp

113


4. Bảng 3.4. Những điểm giống và khác nhau về cấu trúc tổ
chức của thể chế chính trị CHXHCN Việt Nam và CH Pháp

117

5. Bảng 4.1. Những điểm giống và khác nhau về chức năng
hoạt động của thể chế chính trị CHXHCN Việt Nam và CH
Pháp

iii

144


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang

1. Hình 3.1: Cấu trúc thể chế nhà nước CHXHCN Việt Nam

88

2. Hình 3.2: Cấu trúc thể chế nhà nước CH Pháp

88

3. Hình 3.3: Cơ cấu tổ chức Nghị viện CH Pháp

91

4. Hình 3.4: Cơ cấu tổ chức Quốc hội CHXHCN Việt Nam


93

5. Hình 4.1: Quy trình lập pháp của CH Pháp

125

6. Hình 4.2: Quy trình lập pháp của CHXHCN Việt Nam

128

iv


MỤC LỤC
Trang

Lời cam đoan…………………………………………………………………

i

Danh mục các chữ viết tắt………………………………………………….

ii

Danh mục các bảng………………………………………………………….

iii

Danh mục các hình vẽ………………………………………………………


iv

Mục lục………………………………………………………………………

1

MỞ ĐẦU………………………………………………………………………

3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU………………….

16

1.1.

Tình hình nghiên cứu về thể chế chính trị CHXHCN Việt
Nam ……………………………………………………………………….

16

1.1.1. Tài liệu trong nước………………………………………………….

16

1.1.2. Tài liệu nước ngoài…………………………………………………

22


Tình hình nghiên cứu về thể chế chính trị Cộng hòa Pháp…

23

1.2.1. Tài liệu trong nước………………………………………………….

23

1.2.2. Tài liệu nước ngoài………………………………………………....

31

1.2.

1.3. Nhận xét chung và hƣớng nghiên cứu mới của luận án………

45

Chƣơng 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SO SÁNH THỂ CHẾ
CHÍNH TRỊ………………………………………………………….

49

2.1. Khái niệm: Chính trị, Thể chế, Thể chế chính trị………………..

50

2.1.1. Chính trị………………………………………………………………

50


2.1.2. Thể chế………………………………………………………………..

53

2.1.3. Thể chế chính trị……………………………………………………

55

2.2. Phân loại thể chế chính trị………………………………………………

58

2.3. Nghiên cứu so sánh chính trị và quan điểm tiếp cận so sánh
thể chế chính trị……………………………………………………………

63

2.3.1. Nghiên cứu so sánh chính trị……………………………………...

63

2.3.2. Quan điểm tiếp cận so sánh thể chế chế chính trị……………..

66

Tiểu kết chương 2………………………………………………………...

70


Chƣơng 3. SO SÁNH CẤU TRÚC TỔ CHỨC CỦA THỂ CHẾ
CHÍNH TRỊ CHXHCN VIỆT NAM VÀ CH PHÁP……

72

1


3.1. Khái quát về tƣ tƣởng nhà nƣớc pháp quyền và sự vận dụng
cho cấu trúc tổ chức thể chế chính trị của Việt Nam và Pháp

73

3.1.1. Khái quát về tư tưởng nhà nước pháp quyền…………………...

73

3.1.2. Sự vận dụng tư tưởng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam……

75

3.1.3. Sự vận dụng tư tưởng nhà nước pháp quyền ở Pháp………….

81

3.2. Thể chế nhà nƣớc………………………………………………………….

86

3.2.1. Cấu trúc hệ thống của thể chế nhà nước…………………………


86

3.2.2. Cơ cấu tổ chức của thể chế nhà nước…………………………….

89

3.2.2.1. Thể chế lập pháp…………………………………………….

89

3.2.2.2. Thể chế hành pháp………………………………………….

95

3.2.2.3. Thể chế tư pháp……………………………………………...

99

3.3. Đảng chính trị……………………………………………………………...

103

3.3.1. Cấu trúc đơn đảng của CHXHCN Việt Nam và đa đảng của
CH Pháp……………………………………………………………....

103

3.3.2. Cơ cấu tổ chức của đảng……………………………………………


111

Tiểu kết chương 3………………………………………………………….

119

Chƣơng 4. SO SÁNH CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỂ CHẾ
CHÍNH TRỊ CHXHCN VIỆT NAM VÀ CH PHÁP……

122

4.1. Chức năng hoạt động của thể chế nhà nƣớc……………………….

122

4.1.1. Thể chế lập pháp……………………………………………………..

122

4.1.2. Thể chế hành pháp…………………………………………………...

132

4.1.3. Thể chế tư pháp………………………………………………………

136

4.2. Chức năng hoạt động của đảng chính trị…………………………...

138


Tiểu kết chương 4………………………………………………………….

146

KẾT LUẬN…………………………………………………………………..

148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN……………………………………………………...

154

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….

155

PHỤ LỤC

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Kể từ khi thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam
năm 1986, nước ta đạt được nhiều thành tựu trong những lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục... Điểm nổi bật của sự thành công về mặt
chính trị, thể chế là vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội
ngày càng tăng, Đảng được củng cố và tăng cường cả về chính trị, tư tưởng và

tổ chức; Nhà nước Việt Nam được xây dựng và hoàn thiện theo phương
hướng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân và
vì nhân dân dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được, thể chế
chính trị ở nước ta vẫn còn tồn tại một số hạn chế, còn nhiều biểu hiện của cơ
chế tập trung quan liêu, bao cấp. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam chưa được xây dựng và hoàn thiện theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế và
quản lý đất nước. Tổ chức bộ máy nhà nước ở nhiều cơ quan từ trung ương
đến địa phương còn chưa thực sự hợp lý, chức năng, nhiệm vụ của một số cơ
quan chưa được quy định rõ ràng, còn chồng chéo. Do vậy, Đảng Cộng sản
Việt Nam chỉ đạo tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới nhằm đổi mới đồng bộ
và toàn diện, đổi mới phù hợp về tình hình kinh tế và chính trị của đất nước
với mục tiêu làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đã xác định một trong
những “nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới” là sửa đổi Hiến pháp 1992
nhằm tiếp tục khẳng định “bản chất Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa..., do Đảng Cộng sản lãnh đạo, quyền lực Nhà nước là thống
nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” [51]. Sau một
thời gian chuẩn bị, thảo luận và lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân cả nước,

3


ngày 28/11/2013 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Dự thảo
sửa đổi Hiến pháp 1992 theo nội dung của kết luận Hội nghị lần thứ 8 Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa XI [52].
Bản chất và mô hình tổng thể của thể chế chính trị nước ta được tiếp
tục quy định trong Hiến pháp 2013 là thể chế Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (CHXHCN Việt Nam) và nội dung của Hiến pháp 2013 lần đầu tiên đã

quy định và cụ thể hóa “nguyên tắc kiểm soát quyền lực” giữa các cơ quan
trong bộ máy nhà nước. Vị trí, vai trò, chức năng của các cơ quan lập pháp,
hành pháp, tư pháp đã được quy định rõ ràng và hợp lý hơn [70].
Hiến pháp mới được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ
họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013 và bắt đầu có hiệu lực thi
hành ngày 1/1/2014 (Hiến pháp 2013). Để thi hành Hiến pháp 2013, Quốc hội
phải tiến hành sửa đổi và bổ sung khoảng 18 đạo luật về tổ chức, hoạt động,
thẩm quyền và nhiệm vụ của các thiết chế trong thể chế chính trị của nước ta
như Quốc hội đã ban hành mới Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính
phủ, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân... Như vậy, chỉ
liên quan đến việc tổ chức và hoàn thiện thể chế chính trị nhà nước theo nội
dung của Hiến pháp mới thì việc thi hành Hiến pháp 2013 đã là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Chính vì vậy, Quốc hội đã ra Nghị quyết số 64/2013/QH13 ngày 28/11/2013
quy định một số điểm thi hành Hiến pháp [45], Ban Bí thư Ban Chấp hành
Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 03/1/2014 về triển
khai thực hiện Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013 [6].
Như vậy, nhiệm vụ xây dựng, đổi mới và hoàn thiện thể chế chính trị
của nhà nước Việt Nam luôn là một nhiệm vụ cấp thiết kể từ khi Đảng và Nhà
nước bắt đầu thực hiện công cuộc Đổi mới cho đến nay. Luận án nghiên cứu

4


sinh (NCS) so sánh thể chế chính trị CHXHCN Việt Nam quy định trong
Hiến pháp 2013 với thể chế chính trị của Cộng hòa Pháp, tập trung so sánh
thể chế nhà nước và đảng chính trị ở cấp trung ương giữa hai quốc gia để từ
đó rút ra những điểm tương đồng và khác biệt, những thành công và hạn chế
của cả hai thể chế, từ đó đề xuất kiến nghị cụ thể cho việc xây dựng và hoàn

thiện thể chế theo nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực,
thực thi Hiến pháp 2013, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam trong giai đoạn mới cũng chính là để phục vụ cho nhiệm vụ cấp
thiết trên. Do vậy, luận án là một nghiên cứu cần thiết, có ý nghĩa cả về lý
luận và thực tiễn.
Ngoài những lý do cơ bản nêu trên, luận án NCS lựa chọn nghiên cứu
so sánh hai thể chế chính trị Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng
hòa Pháp với những lý do cụ thể như sau:
Thứ nhất, Việt Nam và Pháp tuy thuộc hai châu lục Á – Âu, tuy xa
cách về địa lý, nhiều điểm khác nhau về mô hình thể chế chính trị nhưng hai
nước đã có mối quan hệ trong lịch sử gần 1 thế kỷ (từ 1858 đến 1945) với sự
có mặt của người Pháp ở nước ta. Sự kết nối, ảnh hưởng giữa Đông – Tây; Á
– Âu không chỉ diễn ra trên khía cạnh văn hóa, kinh tế mà còn cả lĩnh vực
chính trị, thể chế. Một điều không thể phủ nhận là Việt Nam đã chịu sự ảnh
hưởng của văn hóa, tư tưởng chính trị pháp quyền dân chủ và tiến bộ của các
học giả nổi tiếng người Pháp như Charles Louis Montesquieu (1689-1755) và
Jean Jacques Rousseau (1712-1778). Tuy nhiên, Việt Nam vận dụng và tiếp
thu linh hoạt với những đặc điểm riêng mà không áp dụng dập khuôn, máy
móc. Điều này được thể hiện trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946, một bản Hiến pháp được đánh giá là “tiêu
biểu không kém bất cứ bản hiến pháp nào trên thế giới, kết tinh những giá trị

5


cao cả của thời đại, thể hiện rõ tư tưởng pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí
Minh” [38].
Ngày 2/4/1973, hai nước Việt Nam và Pháp đã thiết lập quan hệ ngoại
giao chính thức để xây dựng cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực rất đa dạng từ
chính trị, quốc phòng, an ninh đến kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ và

giáo dục. Sang thập niên thứ hai của thiên niên kỷ 21, quan hệ giữa hai quốc
gia có mối gắn kết từ lâu trong lịch sử này được nâng lên tầm cao hơn bằng
việc Thủ tướng Chính phủ hai nước đã ký Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác
chiến lược vào ngày 25/9/2013. Trong Tuyên bố chung, hai bên Việt – Pháp
nhất trí cùng thực hiện những hoạt động hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực
chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, văn
hóa, khoa học, giáo dục, đào tạo.... Đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, thể chế là
việc tăng cường hợp tác giữa Bộ ngoại giao, Quốc phòng của chính phủ hai
nước, hợp tác giữa các Ủy ban, nhóm Nghị sĩ của nghị viện hai nước nhằm
thúc đẩy quản trị hiệu quả, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền [64].
Thứ hai, hợp tác về kinh tế, thương mại trên thực tế giữa hai nước ngày
càng phát triển mạnh mẽ và có nhiều triển vọng trong tương lai. Trong quan
hệ với các nước châu Âu thì Cộng hòa Pháp hiện là nhà đầu tư lớn thứ hai và
đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam [5]. Hợp tác với Cộng hòa Pháp,
một cường quốc trong Liên minh Châu Âu (EU) còn tạo điều kiện cho Việt
Nam có nhiều cơ hội tham gia sâu rộng hơn vào thị trường kinh tế và thương
mại của EU và ngược lại hợp tác với Việt Nam cũng tạo nhiều thuận lợi cho
Pháp tiếp cận vào khu vực kinh tế, thương mại của Đông Nam Á (ASEAN)
nói riêng và quan hệ EU-ASEAN nói chung.
Do vậy, với các mục tiêu toàn diện về chính trị, kinh tế, quốc phòng,
văn hóa, xã hội trong quan hệ hợp tác Việt - Pháp thì việc nghiên cứu so sánh

6


để tìm hiểu sâu sắc về thể chế chính trị giữa hai quốc gia sẽ có ý nghĩa thực
tiễn đóng góp cho hoạt động hợp tác nêu trên.
Thứ ba, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam đã ban hành Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 09/10/2014 về Công tác lý
luận và Định hướng nghiên cứu đến năm 2030 ở nước ta, trong đó có chỉ đạo

các hướng nghiên cứu chủ yếu, cụ thể là: Tiếp tục đi sâu nghiên cứu về bản
chất, đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại, nghiên cứu tình hình thế giới và
khu vực, cục diện, quan hệ giữa các nước lớn, tăng cường nghiên cứu dự báo
tình hình; Đối với những trào lưu tư tưởng, học thuyết, lý thuyết mới, tiếp tục
mở rộng và đi sâu nghiên cứu trên quan điểm khách quan, biện chứng và tiếp
thu những giá trị tiến bộ; Vấn đề hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, cơ chế phân
công, phối hợp và kiểm soát quyền lực; Tiếp tục làm rõ nguyên tắc tổ chức và
hoạt động, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, giữ vững
vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, nội dung và phương
thức lãnh đạo của Đảng [43].
Như vậy, nghiên cứu so sánh thể chế chính trị giữa CHXHCN Việt
Nam với CH Pháp - một nước lớn ở trên thế giới và cũng là nước đại diện cho
chủ nghĩa tư bản hiện đại với những trường phái, tư tưởng về nhà nước pháp
quyền tiên tiến sẽ đóng góp cho những nội dung nghiên cứu lý luận và thực
tiễn theo tinh thần và nội dung chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.
Với những lý do trên, luận án NCS thực hiện nghiên cứu so sánh thể
chế chính trị của hai quốc gia với tiêu đề: “So sánh Thể chế Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Pháp: nhà nước và đảng chính trị”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1.

Mục đích nghiên cứu:

7


Thứ nhất: Luận án so sánh thể chế chính trị CHXHCN Việt Nam và
CH Pháp đương đại nhằm làm rõ những đặc điểm giống và khác nhau cơ bản
giữa hai thể chế chính trị, những điểm hợp lý và hạn chế chủ yếu trong cấu

trúc tổ chức và chức năng hoạt động của thể chế chính trị hai quốc gia, từ đó
nêu ra kiến nghị cụ thể cho việc xây dựng thể chế chính trị Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay.
Thứ hai: Luận án so sánh để chứng minh thể chế chính trị Việt Nam
cũng giống như các thể chế chính trị pháp quyền, dân chủ ở trên thế giới, là
thể chế chính trị pháp quyền xã hội chủ nghĩa, có các thể chế nhà nước được
Hiến pháp 2013 quy định thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp
theo cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước.
2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Với các mục tiêu trên, luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ chính sau.
Đầu tiên, luận án phân tích một số vấn đề lý luận, đặc biệt là về thể chế chính
trị và quan điểm tiếp cận cấu trúc-chức năng trong phương pháp nghiên cứu
chính trị so sánh. Tiếp theo, luận án tập trung so sánh cấu trúc tổ chức và chức
năng hoạt động của thể chế nhà nước và đảng chính trị giữa hai quốc gia và
mối quan hệ giữa các yếu tố này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu cấu trúc tổ chức và chức năng của đảng chính trị và
thể chế nhà nước bao gồm: Quốc hội (Nghị viện), Chính phủ, Tòa án, những
người lãnh đạo cơ quan trong thể chế nhà nước như thủ tướng chính phủ và
nguyên thủ quốc gia của CHXHCN Việt Nam và CH Pháp vì đây là những
chủ thể quan trọng nhất quyết định đến đời sống chính trị của mỗi quốc gia,
trong việc hoạch định chính sách công.
3.2.


Phạm vi

8


Phạm vi thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu so sánh những vấn đề
đương đại về cấu trúc và chức năng cơ bản của thể chế nhà nước và đảng
chính trị của CHXHCN Việt Nam và CH Pháp từ năm 2000 cho đến nay. Đây
là thời điểm sau khi Sửa đổi Hiến pháp 1992 của Việt Nam năm 2001 ghi
nhận chính thức thể chế chính trị của nước ta là pháp quyền xã hội chủ nghĩa
và Sửa đổi Hiến pháp CH Pháp năm 2000 về thay đổi nhiệm kỳ của tổng
thống.
Trong quá trình so sánh về cấu trúc, mô hình nhà nước, đảng chính trị,
luận án có mở rộng phạm vi kể từ khi thể chế chính trị Nền Cộng hòa thứ
Năm của Pháp được thành lập từ năm 1958 và thể chế chính trị của Việt Nam
thành lập từ năm 1946 nhằm chứng minh sự phát triển liên tục và kế thừa tư
tưởng, quan điểm về nhà nước pháp quyền của CH Pháp và CHXHCN Việt
Nam.
Phạm vi không gian: Luận án giới hạn nghiên cứu so sánh đảng chính
trị và thể chế nhà nước giữa CHXHCN Việt Nam và CH Pháp ở cấp trung
ương bởi vì ở cấp này sự phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước
được thể hiện cơ bản, tập trung và rõ nét nhất.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể của luận án
4.1.

Phương pháp luận

Luận án nghiên cứu so sánh về thể chế chính trị nên tuân thủ phương
pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất của nhà nước tư bản chủ

nghĩa, xã hội chủ nghĩa, về mối quan hệ giữa đảng chính trị với thể chế nhà
nước nói chung và vị trí và vai trò của Đảng Cộng sản trong việc lãnh đạo nhà
nước xã hội chủ nghĩa nói riêng.
Luận án vận dụng những nội dung hợp lý của lý luận về nhà nước pháp
quyền, thuyết tam quyền phân lập về sự cân bằng và kiểm soát quyền lực cho
quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của

9


Việt Nam hiện nay, vận dụng nội dung của những thuyết phổ biến gồm thuyết
thể chế (institutionalism)1, tân thể chế (neo-institutionalism)2, đặc biệt quan
điểm tiếp cận chức năng cấu trúc (structural functionalism)3 để so sánh cơ cấu
tổ chức và chức năng hoạt động của thể chế nhà nước, đảng chính trị.
4.2.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Ngoài phương pháp luận, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu liên
ngành chính trị-luật-lịch sử, cụ thể như sau:
- Phương pháp so sánh chính trị: Luận án vận dụng nội dung của thuyết
cấu trúc chức năng để tiến hành so sánh cơ cấu, tổ chức và hoạt động của
đảng chính trị và thể chế nhà nước của CH Pháp với các bộ phận tương ứng
của thể chế chính trị CHXHCH Việt Nam nhằm rút ra kết luận về những điểm
tương đồng và khác biệt giữa hai thể chế. Điều này sẽ góp phần làm rõ những
kiến thức khoa học chuyên sâu về đặc điểm tiêu biểu trong thể chế chính trị
của hai quốc gia dưới góc độ của chính trị học so sánh.
- Phương pháp phân tích: phân tích các đặc điểm, nội dung của mỗi yếu
tố trong thể chế chính trị của hai quốc gia Việt Nam và Pháp để từ đó tổng
hợp, khái quát thành những đặc điểm chung và riêng. Đặc biệt, luận án sử

dụng phương pháp phân tích logic quy phạm của chuyên ngành luật bởi vì
luận án so sánh thể chế chính trị nhà nước pháp quyền Việt Nam và Pháp nên
luận án chủ yếu phân tích các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất
của nhà nước. Cụ thể là Hiến pháp 1958, các Sửa đổi (17 Sửa đổi) của Hiến
pháp CH Pháp; Hiến pháp 2013 của CHXHCN Việt Nam và các đạo luật điều
1

Thuyết gồm các quan điểm về nghiên cứu chính trị bằng cách tập trung nghiên cứu cơ
cấu tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong chính phủ, nhà nước
2

Quan điểm của thuyết nhấn mạnh yếu tố xã hội của thể chế trong đó các cơ quan trong
thể chế tương tác với nhau và tác động của thể chế đối với xã hội (trên thực tế).
3

Vận dung quan điểm của thuyết là xác định các yếu tố trong thể chế như một tổng thể,
một hệ thống hoạt động và tương tác chặt chẽ với nhau nhằm đạt được sự ổn định và bền
vững của thể chế nói riêng và toàn xã hội nói chung.

10


chỉnh về tổ chức và hoạt động của thể chế nhà nước và đảng chính trị, về chức
năng hoạt động của thể chế chính trị, mối quan hệ giữa đảng chính trị với thể
chế nhà nước trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách của hai quốc
gia.
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử: nghiên cứu lịch sử hình thành tư
tưởng về nhà nước pháp quyền của Pháp, tư tưởng dân chủ tiến bộ về nhà
nước pháp quyền của Việt Nam và quá trình vận dụng; quá trình thành lập,
giải tán và sáp nhập các đảng chính trị cơ bản của Cộng hòa Pháp thứ Năm.

5. Những đóng góp mới của luận án
Đóng góp thứ nhất của luận án nghiên cứu so sánh để rút ra những đặc
điểm tương đồng và khác biệt cơ bản nhất về cấu trúc tổ chức và chức năng
hoạt động giữa hai thể chế chính trị khác nhau về bản chất và mô hình thể
chế. Tuy là hai thể chế khác nhau nhưng lại cùng có điểm chung là dựa trên
nền tảng của nhà nước pháp quyền dẫn đến việc có thể vận dụng những ưu
điểm của nhau để xây dựng và hoàn thiện thể chế. Việt Nam có thể áp dụng
cơ chế kiểm soát của CH Pháp để quyền lực nhà nước được phân chia và phối
hợp chặt chẽ và trách nhiệm hơn. Ngược lại, CH Pháp có thể tiếp tục đổi mới
bằng tăng cường quyền hạn của cơ quan lập pháp hoặc tổ chức đảng chính trị
như Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm hạn chế xu hướng cá nhân hóa thể chế
chính trị của Pháp do bị tổng thống chi phối thể chế nhà nước và đảng chính
trị. Khái quát những đặc điểm nổi bật của thể chế chính trị CH Pháp như về
hệ thống đa đảng thành lập, hoạt động theo quy định của luật, được ngân sách
nhà nước cấp kinh phí cho bầu cử. Thể chế nhà nước của CH Pháp đương đại
cũng có những đổi mới trên cơ sở cân bằng quyền lực như tăng cường quyền
hạn của Nghị viện, giảm nhiệm kỳ của tổng thống để hạn chế sự ủng hộ khác
nhau giữa đảng của tổng thống và thủ tướng.

11


Thứ hai, luận án nêu ra những thành công và hạn chế của cả hai thể chế
chính trị. Thể chế chính trị cộng hòa bán tổng thống của Pháp chỉ ổn định
tương đối vì trong khoảng thời gian 20 năm có đến 3 thời gian cùng chung
sống chính trị (cohabitation). Lý do xảy ra tình trạng này là do cấu trúc hành
pháp đôi và đa đảng chính trị có xu hướng lưỡng cực hóa. So sánh thể chế
chính trị CHXNCN Việt Nam với CH Pháp sẽ định vị thể chế chính trị của
Việt Nam đương đại cũng giống như CH Pháp xét theo khía cạnh cấu trúc tổ
chức, hoạt động vì cùng là nhà nước pháp quyền, có các thể chế nhà nước

thực hiện các chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đảng Cộng sản Việt
Nam là đảng cầm quyền, lãnh đạo chể chế, do Hiến pháp quy định và được
ngân sách nhà nước cấp để hoạt động. Tuy nhiên, chức năng hoạt động của
thể chế chính trị Việt Nam còn chưa hiệu quả do quy trình, thủ tục hoạch định
chính sách công, xây dựng văn bản pháp luật rườm rà, hình thức, nặng về thủ
tục. Nguyên nhân là do các thể chế nhà nước chưa hoàn toàn độc lập trong
quá trình hoạch định chính sách công, chưa có cơ chế kiểm soát quyền lực và
chưa có một thể chế chịu trách nhiệm thực hiện công việc này.
Thứ ba, luận án đề xuất kiến nghị cụ thể cho việc xây dựng và hoàn
thiện thể chế chính trị pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần khắc
phục hạn chế nêu trên. Nhiều đạo luật về tổ chức thể chế nhà nước vừa được
Quốc hội thông qua gần đây để thi hành Hiến pháp 2013, do vậy khả thi nhất
hiện nay là thành lập một thể chế bảo hiến có thể như Hội đồng Hiến pháp
của CH Pháp. Vận dụng theo đặc điểm mô hình thể chế chính trị nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho nên thành viên của thể chế bảo
hiến do Quốc hội phê chuẩn theo sự giới thiệu của Chủ tịch Quốc hội, Chủ
tịch nước, Thủ tướng Chính phủ với nhiệm kỳ 10 năm.
Thứ tư, về phương pháp nghiên cứu, luận án chứng minh một trường
hợp nghiên cứu so sánh giữa hai quốc gia có nhiều điểm khác biệt nhất bằng

12


việc sử dụng quan điểm tiếp cận cấu trúc chức năng của phương pháp nghiên
cứu so sánh trong chính trị học. Do vậy, luận án sẽ đóng góp về thực tiễn cho
phương pháp nghiên cứu cấu trúc chức năng có thể áp dụng để tiến hành so
sánh giữa thể chế chính trị Việt Nam với một thể chế chính trị khác.
6. Bố cục: Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, gồm 4 chương, 10
tiết với nội dung chính như sau:
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


Trong chương này, luận án liệt kê và phân tích các tài liệu tiêu biểu liên
quan đến luận án trong 2 phần: 1) Tài liệu nghiên cứu về thể chế chính trị
CHXHCN Việt Nam; (2) Tài liệu nghiên cứu về thể chế chính trị CH Pháp để
chứng minh hiện nay không có tài liệu trong nước và nước ngoài so sánh trực
tiếp hai thể chế, đánh giá về những thành công và hạn chế của các tài liệu
trong phần Tổng quan. Do vậy, nghiên cứu so sánh, kết luận và những đóng
góp của luận án là hoàn toàn mới, giải quyết những hạn chế đã nêu và không
trùng lặp với bất kỳ các công trình đã công bố nào khác.
CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SO SÁNH THỂ CHẾ
CHÍNH TRỊ

Luận án phân tích những vấn đề cơ bản về chính trị, thể chế chính trị,
quan điểm tiếp cận chức năng-cấu trúc trong nghiên cứu thể chế chính trị so
sánh. Nội hàm của thể chế chính trị bao gồm thể chế nhà nước và đảng chính
trị. Thể chế của Việt Nam là cộng hòa xã hội chủ nghĩa có đặc điểm quyền
lực nhà nước tập trung, thống nhất, không phân chia. Đảng Cộng sản Việt
Nam là chính đảng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội. Thể chế của CH
Pháp là cộng hòa bán tổng thống với đặc điểm: tổng thống được bầu phổ
thông trực tiếp và có thực quyền; thủ tướng và chính phủ chịu trách nhiệm
trước cả nghị viện và tổng thống. Về phương pháp nghiên cứu so sánh, quan
điểm cấu trúc chức năng được luận án đánh giá là có ưu điểm để phân tích

13


những điểm tương đồng và khác biệt trong việc hoạch định chính sách và thực
thi quyền lực nhà nước.
CHƢƠNG 3: CẤU TRÚC TỔ CHỨC CỦA THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ
CHXHCN VIỆT NAM VÀ CH PHÁP


Trong chương này, luận án phân tích lịch sử tư tưởng nhà nước pháp
quyền và việc vận dụng tư tưởng nhà nước pháp quyền trong cấu trúc tổ chức
thể chế chính trị của Việt Nam và Pháp. Những đặc điểm tĩnh về cấu trúc tổ
chức giữa thể chế nhà nước Việt Nam (hình tam giác cân) và CH Pháp (hình
tam giác đều) được phân tích qua việc so sánh thể chế lập pháp, hành pháp và
tư pháp của hai quốc gia. Tiếp theo, luận án so sánh cấu trúc hệ thống đa đảng
chính trị của CH Pháp với cấu trúc hệ thống một Đảng Cộng sản Việt Nam
được thành lập từ năm 1930 đến nay là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước
và xã hội, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có mối quan hệ gắn kết về tổ chức giữa
Đảng với thể chế nhà nước Việt Nam. Ngược lại, đảng chính trị của CH Pháp
lại không có đặc điểm này, đa số các đảng chính trị của Pháp đều mới thành
lập, chia tách hoặc sáp nhập. Mối quan hệ tổ chức giữa đảng với thể chế nhà
nước CH Pháp không chặt chẽ do xu hướng cá nhân hóa quyền lực của tổng
thống đối với đảng chính trị.
CHƢƠNG 4: CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỂ CHẾ CHÍNH
TRỊ CHXHCN VIỆT NAM VÀ CH PHÁP

Chương cuối cùng của luận án so sánh chức năng hoạt động thể chế
chính trị của CHXHCN Việt Nam và CH Pháp đã làm rõ thêm những đặc
điểm động về sự tương đồng và khác biệt của thể chế nhà nước và đảng chính
trị trong quá trình hoạch định chính sách công. Việt Nam và Pháp giống nhau
khi có các thể chế nhà nước thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp và tư
pháp nhưng nội dung và tính chất thực hiện cụ thể trong việc thực hiện các
chức năng này là khác nhau. Những điểm khác nhau này cũng do sự khác

14


nhau trong cấu trúc tổ chức giữa các yếu tố trong thể chế chính trị của Việt

Nam và Pháp. Những đặc điểm tĩnh và động có mối quan hệ chặt chẽ, tác
động qua lại, chi phối và phụ thuộc lẫn nhau.
Tiếp theo, luận án so sánh về sự khác nhau giữa đảng chính trị của CH
Pháp và Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng chính trị của CH Pháp không tham
gia vào quá trình hoạch định chính sách vì là nước có cấu trúc hệ thống đa
đảng, bầu cử trực tiếp tổng thống nên tổng thống không phụ thuộc vào một
đảng hay liên minh đảng chính trị nào. Tổng thống quyết định chính sách
trong chính phủ và hạn chế đảng chính trị tham gia vào quá trình này. Ngược
lại, Đảng Cộng sản Việt Nam là thể chế lãnh đạo thông qua các chủ trương,
đường lối, chính sách chủ đạo. Đảng đề ra Cương lĩnh, Nghị quyết để Chính
phủ và Quốc hội triển khai thực hiện. Tuy nhiên, mối quan hệ quá chặt chẽ về
chức năng hoạt động của Đảng Cộng sản với thể chế nhà nước cũng làm hạn
chế đi ít nhiều tính chủ động trong quá trình hoạch định chính sách của thể
chế nhà nước.

15


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Hiện nay có nhiều tài liệu khoa học cả trong và ngoài nước nghiên cứu
riêng về thể chế chính trị của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
(CHXHCN Việt Nam) và Cộng hòa Pháp (CH Pháp) đương đại. Tuy nhiên,
tài liệu nước ngoài nghiên cứu so sánh giữa hai thể chế CHXHCN Việt Nam
và CH Pháp hầu như không có. Một số tài liệu ở trong nước nghiên cứu thể
chế chính trị nước ngoài chỉ có phần nội dung tương ứng tham chiếu, đối
chiếu hoặc vận dụng, liên hệ đến thể chế chính trị của Việt Nam mà cũng
không có tài liệu so sánh trực tiếp giữa hai thể chế chính trị Việt Nam và
Pháp. Do vậy, luận án trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu hai thể chế
trong 2 phần: 1) Tài liệu nghiên cứu về thể chế chính trị CHXHCN Việt Nam

và (2) Tài liệu nghiên cứu về thể chế chính trị CH Pháp.
1.1.

Tình hình nghiên cứu về thể chế chính trị CHXHCN Việt Nam

1.1.1. Tài liệu trong nước
Nghiên cứu về thể chế chính trị CHXHCN Việt Nam hiện có khá nhiều
tài liệu. Trong tổng quan của 2 luận án nghiên cứu sinh gần đây, một là Luận
án Tiến sĩ luật học của Tống Đức Thảo [60] và thứ hai là Luận án Tiến sĩ
chính trị học của Lý Vĩnh Long [35], hai tác giả đã thống kê và tóm tắt khá
đầy đủ nội dung nhiều công trình và đề tài ở trong nước nghiên cứu về thể chế
Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam. Có thể kể tên như: Đề tài KX.10-03:
Đổi mới quan hệ giữa Đảng và bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị-xã
hội trong hệ thống chính trị ở Việt Nam do GS.TS. Lê Hữu Nghĩa làm chủ
nhiệm; Đề tài KX.10-09: Thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống chính
trị nước ta trong giai đoạn đổi mới đất nước từ 1986 đến nay do GS.TS.
Nguyễn Duy Quý làm chủ nhiệm; Đề tài KX.10-07: Xây dựng cơ chế pháp lý

16


đảm bảo sự kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy
Đảng, Nhà nước và các thiết chế tổ chức trong hệ thống chính trị do
GS.TSKH Đào Trí Úc chủ nhiệm...[60, tr. 11-14]. Không liệt kê lặp lại ở phần
tổng quan của các tác giả đã nêu trên, luận án lựa chọn phân tích khái quát,
tập trung đánh giá những thành công và hạn chế trong 3 tài liệu nghiên cứu về
thể chế chính trị CHXHCN Việt Nam sau đây.
Tài liệu thứ nhất: Thể chế chính trị Việt Nam - Lịch sử hình thành và
phát triển là một công trình nghiên cứu về Thể chế chính trị Việt Nam theo
khía cạnh lịch sử của tác giả Lưu Văn An, Nhà Xuất bản Chính trị - Hành

chính xuất bản năm 2012. Tài liệu gồm 325 trang, 7 chương, trong đó tác giả
đã trình bày từ quá trình hình thành thể chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
trong những năm đầu thế kỷ 20, đến thể chế chính trị Việt Nam giai đoạn
1945-1954, thể chế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn 1954-1975, giai
đoạn 1975-1992 và thể chế chính trị CHXHCN Việt Nam từ năm 1992 đến
nay. Tác giả cũng phân tích thể chế Cách mạng Miền Nam Việt Nam, cả thể
chế của Việt Nam Cộng hòa ở Miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975 tại
chương 3 và chương 4.
Trong mỗi thể chế và giai đoạn, tác giả đã phân tích và làm rõ vai trò
của Đảng (chương 4 là đảng chính trị), của Nhà nước, của các tổ chức chính
trị - xã hội trong xây dựng, kiện toàn, đổi mới thể chế. Kết thúc mỗi chương,
tác giả có phần riêng để đánh giá, kết luận về đặc điểm của thể chế trong mỗi
giai đoạn.
Khái quát chung về thể chế chính trị Việt Nam, tác giả cho rằng việc
thành lập thể chế chính trị Dân chủ Cộng hòa năm 1945 “đã đánh dấu bước
ngoặt kỳ diệu trong lịch sử Việt Nam” [1, tr. 322]. Thể chế chính trị
CHXHCN Việt Nam hiện đại ngày càng được hoàn thiện, phát triển, giải
quyết tốt những nhiệm vụ do lịch sử đặt ra. Tác giả khẳng định việc tiếp tục

17


đổi mới, kiện toàn thể chế chính trị cho phù hợp với giai đoạn hiện nay, đáp
ứng yêu cầu, đòi hỏi của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. “Yêu cầu của đổi mới thể chế chính
trị trước hết là xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức hệ
thống chính trị và mối quan hệ giữa các tổ chức đó... Đảng là hạt nhân lãnh
đạo toàn bộ thể chế; Nhà nước có chức năng thể chế hóa, cụ thể hóa và tổ
chức thực hiện đường lối của Đảng, quản lý toàn diện xã hội...” [1, tr. 325].
Đặc biệt, tác giả đã nêu khái niệm thể chế chính trị và khẳng định đây là thuật

ngữ được sử dụng rộng rãi ở các nước nhưng ít được sử dụng ở Việt Nam:
“Thể chế chính trị bao gồm thể chế nhà nước, thể chế đảng chính trị, thể chế
các tổ chức chính trị - xã hội” [1, tr. 5].
Tóm lại, mặc dù đây là một trong số ít công trình nghiên cứu chính trị
Việt Nam có tiêu đề trực tiếp đề cập đến Thể chế chính trị nhưng chỉ chủ yếu
phân tích theo góc độ lịch sử hình thành và phát triển của thể chế chính trị
Việt Nam từ hiện đại đến đương đại (giai đoạn trước 1945 đến nay).
Thứ hai là Luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học: Hệ thống chính
trị ở Việt Nam từ 1986 đến nay, NCS Lý Vĩnh Long (Lee Yung Lung), bảo vệ
tại Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 9/12/2012.
Kết cấu 4 chương với 200 trang, luận án đã nghiên cứu về khái niệm, cấu trúc,
vị trí, vai trò, chức năng của hệ thống chính trị Việt Nam gồm, xu hướng từ
năm 1986 đến năm 2011 và xu hướng đến năm 2020. Ngoài việc phân tích
nội dung lý luận của Việt Nam về hệ thống chính trị, lý do đổi mới hệ thống
chính trị; phân tích vị trí và vai trò của Đảng Cộng sản, Nhà nước, các tổ chức
chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị ở Việt Nam..., luận án đã so sánh
phát triển chính trị giữa Đài Loan và Việt Nam.
Trong Chương 2 có tiêu đề Lý luận về hệ thống chính trị và tính tất yếu
phải đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam, tác giả đã trình bày chi tiết và phân

18


tích khái niệm, cấu trúc, đặc điểm hệ thống chính trị ở Việt Nam. Về khái
niệm, tác giả vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin và quan điểm
được các nhà nghiên cứu Việt Nam sử dụng để nhận xét: “Hệ thống chính trị
Việt Nam là liên minh của toàn bộ các thiết chế chính trị, chính trị-xã hội
được thành lập, hoạt động trong mối liên hệ biện chứng, trong đó vai trò lãnh
đạo thuộc về Đảng, nhằm thực hiện triệt để quyền lực nhân dân, xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội...”. Cấu trúc hệ thống chính trị ở Việt Nam gồm:

Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội khác. Hệ thống chính trị ở
Việt Nam vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù với những đặc điểm
cụ thể như: (1) Hệ thống chính trị Việt Nam lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động; (2)
Hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt
Nam; (3) Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị theo nguyên tắc tập
trung dân chủ; (4) Bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân và
tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi; (5) Trong hệ thống chính trị, các thành
viên có địa vị pháp lý vững chắc; (6) Hệ thống chính trị Việt Nam là một hệ
thống mang tính thống nhất và được tổ chức theo mô hình Xô Viết; (7) là hệ
thống chính trị xã hội chủ nghĩa và (8) Hệ thống chính trị có nền hành chính
được thành lập mới, không được kế thừa nhưng đã tiến hành thắng lợi công
cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa... [35, tr. 189191].
Trong luận án của tác giả, Lý Vĩnh Long đã liệt kê hệ thống các
phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích nội dung, phương pháp
thăm dò chiều sâu, phân tích tham gia để phân tích và khái quát về hệ thống
chính trị của Việt Nam và đi đến kết luận “về cơ bản được tổ chức gần giống
như hệ thống chính trị nhiều nước trên thế giới. Mặt khác, hệ thống chính trị ở

19


×