Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

7bc2524e-3b0c-42c6-87a4-5a160655ba27

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN KIM ANH

SÔNG NILE VỚI ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT
VÀ TINH THẦN CỦA NGƢỜI AI CẬP CỔ ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨCHÂU Á HỌC

Hà Nội –2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN KIM ANH

SÔNG NILE VỚI ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT
VÀ TINH THẦN CỦA NGƢỜI AI CẬP CỔ ĐẠI

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học
Mã số: 60 31 06 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Mai Ngọc Chừ

Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS.Mai


Ngọc Chừ - người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn
thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô trong Khoa Đông Phương học
đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô trong Bộ phận Đào
tạo sau Đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục hành chính giúp tôi
hoàn thành khoá học và bảo vệ luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã
luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2018
Học viên

Nguyễn Kim Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Sông Nile với đời sống vật chất và tinh
thần của người Ai Cập cổ đại” này là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong luận văn do tôi tự tìm
hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào của các tác giả khác.
Học viên

Nguyễn Kim Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1

2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 2
3.Mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................... 4
4.Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 4
5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 5
7. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ SÔNG NILE VÀ NỀN VĂN MINH
SÔNG NILE ..................................................................................................... 7
1.1.Vị trí địa lý sông Nile .................................................................................. 7
1.2.Sự hình thành và phát triển của nền văn minh sông Nile ......................... 10
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 18
CHƢƠNG 2: SÔNG NILE VỚI ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT CỦA NGƢỜI
AI CẬP CỔ ĐẠI ............................................................................................ 19
2.1. Tầm quan trọng của sông Nile đối với đời sống vật chất của người Ai
Cập cổ đại ........................................................................................................ 19
2.1.1. Thức ăn của người Ai Cập cổđại .......................................................... 20
2.1.2. Trang phục của người Ai Cập cổ đại .................................................... 29
2.1.3. Nhà ở của người Ai Cập cổ đại............................................................. 37
2.1.4. Phương thức đi lại của người Ai Cập cổ đại ........................................ 43
2.2. Sông Nile và những thành tựu vĩ đại của người Ai Cập cổ đại ............... 45
2.2.1. Kim tự tháp ............................................................................................ 45
2.2.2. Thiên văn học ........................................................................................ 49
2.2.3. Toán học ................................................................................................ 53
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 58


CHƢƠNG 3: SÔNG NILE VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƢỜI
AI CẬP CỔ ĐẠI ............................................................................................ 59
3.1. Sông Nile gắn với những câu chuyện thần thoại Ai Cập ......................... 59
3.1.1. Thần thoại sông Nile ............................................................................. 59

3.1.2. Các vị thần gắn liền với sông Nile ........................................................ 63
3.2. Đời sống văn hóa tinh thần của người Ai Cập cổ đại .............................. 72
3.2.1. Những thú vui tinh thần của người Ai Cập cổ đại ................................ 72
3.2.2. Niềm tin tôn giáo gắn với sông Nile ..................................................... 75
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 91
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ sông Nile .........................................................................................9
Hình 1.2. Bản đồ Ai Cập cổ đại ................................................................................12
Hình 2.1: Trang phục của người Ai Cập cổ đại ........................................................32
Hình 2.2: Mái tóc bé trai ...........................................................................................34
Hình 2.3: Nhà của người nghèo ................................................................................39
Hình 2.4: Nhà của người giàu ...................................................................................42
Hình 2.5: Chữ số tượng hình Ai Cập cổ đại..............................................................54
Hình 2.6: Giấy cói Moskva .......................................................................................55
Hình 2.7: Giấy cói Rhind ..........................................................................................56
Hình 2.8: Giấy cói Berlin ..........................................................................................57
Hình 3.1: Ảnh minh họa 3 vị thần Geb, Nut và Shu .................................................64
Hình 3.2: Thần Hapi ..................................................................................................66
Hình 3.3: Nữ thần Ma’at (bên trái) ...........................................................................67
Hình 3.4: Thần Shobek .............................................................................................68
Hình 3.5: Nữ thần Anuket .........................................................................................69
Hình 3.6: Nữ thần Satis .............................................................................................70
Hình 3.7: Thần Khnum (ở giữa)................................................................................71


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Sông Nile có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người Ai Cập cổ đại.
Các nhà nghiên cứu đã khẳng định, người Ai Cập cổ đại có vai trò đáng kể
trong sự tiến hóa của các xã hội cổ đại trên thế giới. Nếu nhìn vào các nền văn
hóa văn minh lớn ở phương Đông như Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á, Ai
Cập – Lưỡng Hà…, người ta dễ dàng nhận thấy rằng tất các nền văn minh ấy
đều nằm trên lưu vực các con sông.Sông Nile là một yếu tố quan trọng trong
sự thành công của Ai Cập cổ đại. Nếu không có sông Nile, Ai Cập không bao
giờ có thể tồn tại như chúng ta biết hoặc đã tạo ra những điều kỳ diệu về một
nền văn minh lớn. Chính vì vậy, người Ai Cập cổ đại có một kết nối chặt chẽ
với dòng sông. Sông Nile không chỉ ảnh hưởng tới đời sống vật chất của
người Ai Cập cổ đại mà còn ảnh hưởng tới đời sống tinh thần của họ. Sông
Nile là nguồn nước chính cung cấp cho Ai Cập. Nếu không có sông Nile, Ai
Cập sẽ là một nơi rất khắc nghiệt và hoang vắng. Nước sông Nile ngập tràn
làm đất đai màu mỡ, rất thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. Sông Nile cũng
mang ý nghĩa tôn giáo, đó là lý do tại sao người Ai Cập tôn thờ dòng sông
như một vị thần.
Văn minh Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh cổ xưa nhất,
dài nhất và phát triển rực rỡ nhất của nhân loại. Do vậy, từ rất xa xưa, Ai Cập
đã được cả thế giới biết đến. Tuy không thật sâu hay thật rộng rãi, nhưng
người Việt Nam cũng được biết về nền văn minh Ai Cập vĩ đại từ hàng nhiều
thập kỷ qua. Đặc biệt, kể từ khi bước vào thời kỳ “đổi mới”, Ai Cập càng trở
nên hấp dẫn với người Việt. Ai Cập là một nước có ảnh hưởng rộng rãi tại
châu Phi và là một nước lớn tại khu vực Trung Đông. Hiện nay, Ai Cập là đối
tác quan trọng của Việt Nam tại châu Phi, là đối tác lớn thứ ba của Việt Nam
về thương mại ở châu lục này. Muốn phát triển, tăng cường quan hệ hợp tác

1



chính trị, kinh tế hơn nữa với Ai Cập thì không thể bỏ qua việc tìm hiểu về
lịch sử, văn hoá của đất nước này. Lịch sử và văn hoá Ai Cập gắn chặt với
dòng sông Nile hàng nghìn năm nay. Chính dòng sông đã góp phần hình
thành nên nhân sinh quan và thế giới quan của người Ai Cập, tác động mạnh
mẽ đến tư duy và cách ứng xử của họ theo suốt chiều dài lịch sử. Những hiểu
biết về lịch sử và văn hoá Ai Cập trong quan hệ tương tác với sông Nile sẽ
giúp chúng ta có cái nhìn thấu đáo về người Ai Cập; từ đó, giúp chúng ta có
được một cách tiếp cận hợp lý nhất với họ; góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác
của Việt Nam với Ai Cập tiếp tục có những bước phát triển mới nhằm thực
hiện các mục tiêu mà lãnh đạo hai nước đã đặt ra trong thời gian gần đây.Tuy
nhiên, những tài liệu bằng tiếng Việt cũng như các nghiên cứu ở Việt Nam về
vấn đề này còn hạn chế. Vì thế, với ý nghĩa thực tiễnmang tính thời sự như
vậy, đề tài nghiên cứu của tác giả là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Từ những lý do trên, tác giả đã chọn “Sông Nile với đời sống vật chất và
tinh thần của người Ai Cập cổ đại” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về sông Nile và Ai Cập cổ đại không phải là một đề tài
mới. Tuy nhiên các nghiên cứu trước đây chủ yếu chỉ khai thác một hoặc một
vài khía cạnh của đề tài này.
Trong lĩnh vực nghiên cứu về văn hoá Ai Cập cổ đại, tác giả chưa tìm
thấy tài liệu nào nghiên cứu trực tiếp về vai trò của sông Nile với đời sống vật
chất và tinh thần của người Ai Cập cổ đại. Sông Nile hay Ai Cập cổ đại
thường được đề cập nhiều trong những cuốn sách giới thiệu về lịch sử, văn
hoá, địa lý. Những nghiên cứu sâu và chi tiết về vai trò sông Nile trong đời
sống vật chất và tinh thần của người Ai Cập cổ đại như một đối tượng của
hoạt động khoa học thì không có nhiều. Các nghiên cứu chủ yếu là của các tác
giả phương Tây. Một số tài liệu bằng tiếng Việt ít nhiều có đề cập đến sông

2



Nile và Ai Cập cổ đại chủ yếu là tài liệu dịch, biên dịch hoặc soạn lại từ tiếng
nước ngoài với nội dung tương đối tóm lược.
Những công trình nghiên cứu nước ngoài về sông Nile và Ai Cập cổ đại
trước đây như “Nền văn minh Ai Cập cổ đại” của Paul Johnson (Paul
Johnson, The Civilization of Ancient Egypt, HarperCollins Publishers,
1900); “Sông Nile: Câu chuyện về cuộc đời một dòng sông” của Emil
Ludwig (Emil Ludwig, The Nile: The Life-Story of a River, Viking Press,
1937); “Atlas của Ai Cập cổ đại” của John Baines (John Baines, Atlas of
Ancient Egypt, 1980); “Thời gian và dòng sông: Đời sống Ai Cập cổ đại khi
mùa lũ sông Nile” của Baines (Baines, Time and the River; Life in Ancient
Egypt Was Geared to the Annual Nile Flood, UNESCO Courier, 1988)…
Những công trình nêu trên chỉ đề cập đến một vài vấn đề trong phạm vi
nghiên cứu đề tài sông Nile với đời sống vật chất và tinh thần của người Ai
cập cổ đại.
Bên cạnh đó, nghiên cứu bằng tiếng Việt về vấn đề này còn hạn chế.
Một số cuốn sách nước ngoài về Ai Cập liên quan đến đề tài đã được dịch và
xuất bản ở Việt Nam, ví dụ như cuốn “Ai Cập huyền bí” của Paul Bruton
(2004), “Truyền thuyết Ai Cập cổ đại” của Roger Lancelyn Green (2009) và
“Từ điển các vị thần Ai Cập” chủ yếu tập trung vào những truyền thuyết về
các vị thần Ai Cập cổ đại, hay cuốn “Cuộc sống ở Ai Cập cổ đại” của
Dominique Valbelle (2003) lại đi vào khai thác một phần trong khía cạnh về
đời sống vật chất của người Ai Cập cổ đại. Do đó, có thể nói những nghiên
cứu trong nước liên quan đến sông Nile và đời sống Ai Cập cổ đại chưa
nhiều và chỉ dừng lại ở việc giới thiệu những nét cơ bản nhất.
Một số bài viết về sông Nile và Ai Cập cổ đại trên các trang web,
mạng cá nhân chỉ mang tính chất giới thiệu, đưa tin về một vài khía cạnh của
các kết quả nghiên cứu và chỉ dừng lại ở việc nêu thông tin như bài viết về

3



Đời sống dọc theo sông Nile đăng trên trang www.ushistory.org có nội dung
giới thiệu khái quát về cuộc sống của cư dân Ai Cập cổ đại trên khía cạnh
nguồn thực phẩm hayNền văn minh Ai Cập cổ đại đăng trên trang
www.khanacademy.org chỉ khai thác sơ lược về các giai đoạn lịch sử và các
thành tố hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại. Tác giả khai thác những bài
viết này với tư cách là nguồn tư liệu tham khảo khi cần thiết.
Chính vì thế, đề tài nghiên cứu của tác giả là đề tài tiếng Việt đầu tiên
có tính hệ thống và mang tính tổng hợp, nhằm làm sáng tỏ tầm quan trọng
của sông Nile trong đời sống vật chất và tinh thần của người Ai Cập cổ đại.
3. Mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm rõ vai trò của sông Nile đối với đời sống
vật chất và tinh thần của cư dân Ai Cập cổ đại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, bám sát nội dung mà luận văn khai
thác, tác giả luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Khái quát về sông Nile và nền văn minh sông Nile
- Làm rõ tầm quan trọng của sông Nile đối với đời sống vật chất của
người Ai Cập cổ đại và những thành tựu của nền văn minh sông
Nile
- Làm sáng tỏ vai trò của sông Nile đối với đời sống tinh thần của
người Ai Cập cổ đại
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài là một nghiên cứu trên bình diện văn hoá có độ phủ rộng nên
phải tiến hành theo cách tiếp cận liên ngành, mà gốc là khu vực học, đất nước
học, văn hoá học và sử học.

4



Những phương pháp chính mà tác giả sử dụng là logic, hệ thống, tổng
hợp, phân tích và so sánh.
Nguồn tư liệu để nghiên cứu về sông Nile với đời sống vật chất và tinh
thần của người Ai Cập cổ đại màtác giả sử dụng là những sản phẩm được ghi
lại, văn bản hoá dưới nhiều dạng khác nhau.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vai trò của sông Nile với đời
sống vật chất và tinh thần của người Ai Cập cổ đại.
Với đề tài nêu trên, phạm vi khảo sát về mặt không gian là sông Nile, là
Ai Cập, về mặt thời gian là thời kỳ cổ đại (khoảng 3100-332TCN).
Phạm vi nội dung nghiên cứu: Về đời sống vật chất, luận văn tập trung
khảo sát các vấn đề ăn, mặc, ở, đi lại; về đời sống tinh thần, luận văn tập trung
chủ yếu vào thần thoại và tôn giáo của người Ai Cập cổ đại.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về mặt khoa học, luận văn góp phần tìm hiểu về Sông Nile với đời
sống vật chất và tinh thần của người Ai Cập cổ đại, giúp làm sáng tỏ vai trò
của sông Nile trong xã hội Ai Cập cổ đại, sự phát triển rực rỡ của nền văn
minh sông Nile (nền văn minh Ai Cập cổ đại) với những thành tựu vĩ đại.
Về mặt thực tiễn, luận văn có thể được sử dụng như một nguồn tài liệu
tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các nghiên cứu sinh và học viên cao học.
Luận văn cũng có thể được áp dụng trong giảng dạy về lịch sử, văn hóa Ai
Cập cổ đại.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được
chia làm ba chương xoay quanh nội dung chính là sông Nile với đời sống vật
chất và tinh thần của người Ai Cập cổ đại.

5



Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ SÔNG NILE VÀ NỀN VĂN MINH
SÔNG NILE
Chương này có mục đích khái quát vị trí địa lý dòng sông Nile, sự hình
thành và phát triển của nền văn minh sông Nile (nền văn minh Ai Cập cổ đại)
để thấy được tầm quan trọng của sông Nile đối với đất nước và con người Ai
Cập cổ đại.
Chương 2: SÔNG NILE VỚI ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI
AI CẬP CỔ ĐẠI
Chương 2 làm rõ vai trò cũng như ảnh hưởng của sông Nile trong đời
sống vật chất của người Ai Cập cổ đại (về ăn, mặc, ở, đi lại) cũng như đóng
góp của sông Nile làm nên những thành tựu vĩ đại của nền văn minh Ai Cập
cổ đại.
Chương 3: SÔNG NILE VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI
AI CẬP CỔ ĐẠI
Chương này trình bày về vai trò của sông Nile gắn với đời sống tinh
thần của người Ai Cập cổ đại thông qua việc làm sáng tỏ niềm tin tôn giáo
của họ và những thú vui tinh thần với dòng sông Nile.

6


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ SÔNG NILE VÀ NỀN VĂN MINH
SÔNG NILE
1.1.

Vị trí địa lý sông Nile
Sông Nile là dòng sông chính của khu vực Bắ c Phi , nguồ n số ng của Ai


Câ ̣p. Tên của sông Nile xuất phát từ hệ ngôn ngữ Xê – Mit . Lúc đầu, nó có
tên là Nahal, sau đổi lại thành Neilos, có nghĩa là “dòng sông thung lũng”.
Khoảng 45 triê ̣u năm trước đây , khi vùng biể n cổ ở châu Âu và Bắ c Phi di
chuyể n, lòng chảo Địa Trung Hải đã được hình thành và mấy nghìn năm sau
sông Nile có hin
̀ h dáng như bây g iờ. Sông Nile là con sông dài thứ hai trên
thế giới (sau sông Amazon) với chiề u dài hơn 6.500 km, dài hơn nhiều so với
sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà hay Dương Tử ở Trung Quốc. Sông Nile chảy
qua các quố c gia châu Phi gồ m

: Burundi, Ruganda, Tanzania, Kenya,

Uganda, Ethiopia, Zaire ( nay là Công-gô), Sudan và Ai Câ ̣p . Nếu như sông
Hoàng Hà, Dương Tử hay sông Hằng chỉ hữu hạn trong một hoặc hai quốc
gia thì sông Nile là một dòng sông “quốc tế”, vì chảy qua nhiều quốc gia châu
Phi, gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và lụi tàn của nhiều vương
quốc trong lịch sử của châu lục.
Những thành phố mà sông Nile chảy qua gồm có thủ đô Cairo của Ai
Cập, các thành thố Khartoum, Gondokoro, Aswan, Karnak, Thebes và cuối
cùng là thị trấn của Alexandria. Vì vậy, sông Nile trở thành nguồ n số ng của
các nước mà nó chảy qua , gắ n liề n với sự hiǹ h thành , phát triển và lụi tàn của
nhiề u vương quố c cổ đa ̣i , đă ̣c biê ̣t là Ai Câ ̣p , nơi quanh năm không có mô ̣t
giọt mưa thì sông Nile đã trở thành huyết mạch của người dân Ai Cập.
Thươ ̣ng lưu dòng sông Nile đươ ̣c chia làm

2 nhánh sông : sông Nile

trắ ng và sông Nile xanh. Sông Nile trắ ng, dài khoảng 3.700 km, bắt nguồn từ
phần Bắc hồ Victoria ở Tanzania , chảy qua hồ Edward và hồ George ở biên

7


giới của Uganda và Zaire. Sông Nile xanh bắt nguồn từ hồ Tana trên vùng cao
nguyên Ethiopia chạy dài 1.400 km tới phía Bắ c thành phố Khartoum ở Sudan
thì hợp lại với sông Nile trắng ta ̣o nên dòng sông Nile . Lượng nước của sông
Nile phụ thuộc chủ yếu vào nhánh Nile xanh, nơi chiếm 50% lượng nước của
sông. Sông Nile trắng lại được chia làm hai nhánh nhỏ hơn tên là Bahr al
Ghazal và sông Sobat.Cách biển Địa Trung Hải khoảng 200 km, sông Nile trở
mình chia thành hai nhánh, từ đó mở ra giữa vùng sa mạc nóng bỏng một
châu thổ hình tam giác rộng lớn và màu mỡ, chính là p hầ n ha ̣ lưu của sông
Nile. Với chiề u dài 700 km, hai bên bờ sông rô ̣ng từ 10 – 50 km, phầ n ha ̣ lưu
của sông Nile tạo thành một vùng sinh thái ngập nước và bán ngập nước - một
đồng bằng phì nhiêu với hê ̣ động thực vật đa dạng và phong phú.
Phần lớn nguồn nước của sông Nile được cung cấp từ Ethiopia, chiếm
khoảng 80-85% lưu lượng lệ thuộc vào vũ lượng. Mùa mưa ăn khớp với mùa
hè khi nhiều trận mưa rào trút xuống, góp nước cho sông Nile. Đoạn sông
Nile ở phía Bắc chủ yếu chảy qua sa mạc. Phần lớn cư dân Ai Cập, ngoại trừ
một số dân cư ven biển, sống dọc theo bờ sông Nile bắt đầu từ phía bắc thành
phố Aswan. Di tích nền văn minh Ai Cập cổ đại cũng tập trung dọc theo hai
bên bờ sông Nile. Dòng sông Nile còn là huyết mạch giao thông nhất là vào
mùa lũ, khi mà các phương tiện đường bộ không thể di chuyển được.

8


Hình 1.1: Bản đồ sông Nile
(Nguồn: />“Lưu vực của sông Nile chiế m khoảng

1/10 diê ̣n tić h châu Phi, được


giới hạn ở phía Bắc bởi biển Địa Trung Hải, phía Đông bởi dãy Biển Đỏ (Red
Sea Hills) và Cao nguyên Ethiopia, phía Nam bởi cao nguyên Đông Phi, trong
đó có bao gồm hồ Victoria là một trong hai nguồn của sông Nile, phía Tây
tiếp giáp với lưu vực sông Chad, sông Công-gô và trải dài xuống Tây Nam
đến dãy Marrah thuộc Sudan. Do đươ ̣c bắ t nguồ n từ hồ Victoria ta ̣i khu vực
xích đạo, có mưa quanh năm , nên lưu lươ ̣ng nước của sông Nile rấ t lớn . Tới
Khartoum, sông Nile la ̣i đươ ̣c nhâ ̣n thêm nước từ phu ̣ lưu là sông Nile xanh ở
khu vực câ ̣n xích đa ̣o , khiế n cho m ùa nước lũ , lưu lươ ̣ng nước có thể lên tới
90.000 m³/s. Đến biên giới Ai Cập, mặc dù sông Nile chảy giữa miền hoang
mạc và không nhận được thêm phụ lưu nào nữa, nước sông vừa ngấm xuống
đất, vừa bốc hơi mạnh, gần biển lưu lượng nước giảm nhiều nhưng ở Cairo
(Ai Cập) về mùa cạn lưu lượng vẫn còn 700 m³/s” [50].
Sông Nile có một điều đặc biệt là dòng chảy ngược từ Nam ra Bắc,
không như các dòng sông khác. Chính vì điều này, với 1.205 km chảy

9


qua địa phận Ai Cập, đã phân chia Ai Cập ra làm hai vùng: vùng Thượng
ở phía Nam và vùng Hạ ở phía Bắc. Sông Nile có giá trị rất lớn đối với đời
sống kinh tế - xã hội Ai Cập, cư dân Ai Cập đã sớm khai thác vùng đồng bằng
sông Nile để trồng trọt, làm nông nghiệp , sản xuất và làm nhà ở. Hàng năm
từ tháng 6 đến tháng 9, nước lũ sông Nile dâng lên làm tràn ngập cả khu
đồng bằng rộng lớn với biên độ gây ngập rộng, thường xuyên và có tính
đặc thù riêng so với các dòng sông lớn khác . Sau khi nước rút , mô ̣t lớp
phù sa đen lắng lại trên đấ t liề n . Lươ ̣ng phù sa này v ô cùng màu mỡ và
đươ ̣c bồ i đắ p hàng năm , giúp người Ai Cập luôn có những mùa màng bội
thu. Không chỉ mang đế n lươ ̣ng phù sa màu mỡ cho đấ t liề n


, sông Nile

còn mang đến những giá trị về văn minh và văn hóa vô cùng lớn cho
người Ai Cập . Và chính tại hai bên bờ sông Nile , người Ai Câ ̣p cổ đa ̣i đã
bắ t đầ u ta ̣o ra mô ̣t trong những nề n văn minh

sớm nhấ t , rực rỡ nhấ ttrong

lịch sử nhân loại – nền văn minh sông Nile .
1.2.

Sự hình thành và phát triển của nền văn minh sông Nile
Trong hàng ngàn năm sau khi kết thúc Kỷ Băng hà cuối cùng, Bắc Phi

có khí hậu ẩm ướt hơn nhiều so với hiện nay. Theo thời gian, khí hậu trở nên
khô hơn khi những vùng đất ngập nước biến thành sa mạc Sahara mà chúng ta
biết ngày nay. Đất đai trở nên khô cằn và khó khăn cho điề u kiê ̣n số ng của xã
hội loài người . Tuy nhiên, sự xuấ t hiê ̣n của sông Nile giữa mô ̣t vùng sa ma ̣c
khô cằ n chin
́ h là điể m khởi sinh của mô ̣t nề n văn minh vi ̃ đa ̣i

. Sử gia người

Hy La ̣p Herodotus đã chép rằ ng: “Người Ai Câ ̣p là tă ̣ng phẩ m của sông Nile”.
Không thể có nền văn minh Ai Cập cổ đại nếu không có sông Nile; và Ai Cập
sẽ bị sa mạc hóa hoàn toàn nếu dòng sông này cạn nước. Tuy chỉ 22% chiều
dài của sông Nile chảy qua Ai Cập, nhưng đó lại chính là đoạn quan trọng
nhất, giàu phù sa nhất và cũng yên ả nhất . Dòng sông đã cung cấp nước ngọt

10



cho toàn bộ đất nước , hai bên dòng sông là những đô thị lớn nhỏ khác nhau ,
cùng với đó là những cánh đồng phì nhiêu, những thung lũng tươi tốt [49].
Người Ai Cập cổ đại dựa vào sông Nile để thích nghi với những thay đổ i
của môi trường và khí hậu . Thay vì chuyển đến những vùng đất mới , họ thấy
đươ ̣c những cơ hội mà sông Nile cung cấp cho họ thông qua nông nghiệp

.

Tương tự như cách người Maya phát triển kỹ thuật đồ đá mới thông qua ngô,
đậu và bí trong khí hậu nhiệt đới của rừng nhiệt đới Guatemala, người Ai Cập
sớm có thể trồng lúa mì, đậu và lanh trên bờ sông Nile bằng cách xác định mùa
nước nổ i và mùa nước ca ̣n trong năm. Qua hàng nghìn năm, con sông đã chứng
tỏ một sức sống mañ h liê ̣t và bền vững, trở thành bầ u nước mát nuôi số ng nhiề u
thế hê ̣ người Ai Câ ̣p và chăm bón cho nề n văn minh Ai Câ ̣p cổ đa
. ̣i
Bắt đầu từ khoảng 5.500 năm trước Công nguyên, hai vương quốc lớn
được phát triển dọc sông Nile, các sử gia gọi là Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập.
Khoảng năm 3.100 trước Công nguyên, Menes, vua của Thượng Ai Cập ở
miền Nam đã hợp nhất Thượng và Hạ Ai Cập thành một quốc gia thống nhất.
Menes đã chọn Memphis (phía Nam Thủ đô Cairo ngày nay , nơi dòng sông
Nile tách nhánh để tạo đồng bằng châu thổ

), làm kinh đô đầu tiên của đất

nước Ai Cập thống nhất. Điều này được công nhận là khởi đầu của nền văn
minh Ai Cập cổ đại. “Sự thống nhất của Ai Cập lần đầu tiên trong lịch sử đã
tạo điều kiện chấm dứt cuô ̣c chiến tranh giành quyền làm chủ lưu vực sông
Nile, mở đầu một thời kỳ quản lý thủy lợi thống nhất . Nhờ thế, vua Menes và

các vua kế vị đã xây dựng những công trình thủy lợi to lớn đầu tiên cho đất
nước” [4, tr.69]. Tổng cộng có 31 triều đại cai trị Ai Cập trong gần 4.000 năm
lịch sử. “Lịch sử của Ai Cập cổ đại đã trải qua một loạt các thời kỳ vương
quốc ổn định và các giai đoạn hỗn loạn giữa chúng được gọi là các giai đoạn
chuyển tiếp: Tảo Vương quốc (khoảng từ năm 3.100 TCN – 2.686 TCN), Cổ
Vương quốc (khoảng từ năm 2.686 – 2.181 TCN), Trung Vương quốc

11


(khoảng từ năm 2.134 – 1.690 TCN), Tân Vương quốc (khoảng từ năm 1.549
– 1.069 TCN) và Hậu Vương quốc (672 – 332 TCN)” [34, tr.9].

Hình 1.2. Bản đồ Ai Cập cổ đại
(Nguồn: />Sự thố ng nhấ t đấ t nước đã tạo điều kiện hình thành nhà nước chuyên
chế t rung ương tâ ̣p quyề n đầ u tiên trong lich
̣ sử Ai Câ ̣p

. Vua Ai Cập là

người cai trị tuyệt đối và sở hữu tất cả đất đai, nguồn nước, con người…
trong vương quốc của mình. Sau này người Ai Cập gọi vua của họ là
Pharaoh. Các Pharaoh đầu tiên cai quản n hà nước tại Thủ đô Memphis , từ đó
họ có thể kiểm soát lực lượng lao động

, nông nghiệp và các tuyến thương

mại trong và ngoài Ai Cập . Tuy nhiên , chỉ đến thời kỳ tri ̣vì của Pharaoh
Cheops (Khufu) thì hệ thống nhà nước của Ai Cập cổ đại mới trở thành một
hệ thống hoàn chỉnh.

Đứng đầu bộ máy Nhà nước là Pharaoh , người có quyền lực nhất, nắm
trong tay quyền sinh sát và sở hữu nhiều tài sản, của cải có giá trị nhất, đă ̣c
biê ̣t là quyền sở hữu tối cao về ruộng đất trong cả nước . Người Ai Cập tin
12


rằng Pharaoh là một vị thần trong hình thức sinh tử (có khả năng tái sinh ) và
ông ta có quyề n lực vô ha ̣n . Pharaoh đề ra các luật lệ và đảm bảo mọi người
phục tùng mọi quyết định mà ông đưa ra. Các Pharaoh cũng được cho là
những người gầ n gũi với thầ n linh nhấ t và đảm bảo các vi ̣thầ n đươ ̣c thờ
phụng đầy đủ để mưa thuận gió hòa, người dân có mùa vu ̣ bô ̣i thu.
Dưới Pharaoh là bộ máy quan lại cồng kềnh giúp việc gồm ba hạng:
thừa tướng, các quan dưới thừa tướng và thư lại . Các quan này chia nhau cai
quản việc tài chính , quố c khố , thu thuế , sổ sách, coi sóc công tác thủy lơ ̣i , đê
điề u, viê ̣c quân. “Ngoài bộ máy chính quyề n ở trung ương, vua Ai Câ ̣p còn cử
quan lại trong triều hoặc con cháu trong hoàng gia hoặc thủ lĩnh địa phương
để quản các châu địa phương . Những chúa châu này vừa là thẩ m phán , vừa là
người chỉ huy quân sự, vừa là tăng lữ cao nhấ t ở châu . Họ có địa vị cao trong
xã hội và đảm bảo mọi luật lệ của nhà vua được thi hành và đảm bảo giữ gìn
trật tự trong khu vực họ cai quản”[4, tr.70].
Giới tăng lữ t ại Ai Cập cổ đại cũng được đối xử rấ t trọng vọng. Họ có
nhiệm vụ liên la ̣c v ới các vị thần và thực hiện các nghi lễ thờ phụng, hiến tế
để thần linh hài lòng, không gây ra những thảm họa tàn khốc ảnh hưởng đến
cuộc sống của người dân. Tầ ng lớp tăng lữ và quý tô ̣c, quan la ̣i đề u sở hữu rấ t
nhiề u ruô ̣ng đấ t.
Các tầng lớp còn lại trong xã hội theo thứ tự lần lượt là thương nhân,
nghệ nhân, nông dân và cuối cùng là nô lệ. Nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong
xã hội, thường là những tù nhân bị bắt trong chiến tranh.
Sự phân tầng xã hội này là cần thiết cho một nền văn minh lớn như Ai
Cập cổ đại hoạt động. Các nô lệ được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng,

nông dân sản xuất lương thực cho xã hội và các cấp xã hội khác đóng góp
bằng cách quản lý, bảo vệ hoặc sản xuất hàng hóa cho nền văn minh. Mặc dù
vậy, tính di động xã hội có thể xảy ra ở Ai Cập cổ đại.

13


Nền văn minh của Ai Cập cổ đại phát triển trong khí hậu khô cằn của
miền Bắc châu Phi . Vì vậy , sông Nile đóng vai trò quan tro ̣ng

, trở thành

xương số ng của nề n văn minh Ai câ ̣p cổ đa ̣i đa da ̣ng và phong phú. Người Ai
Cập đã lợi dụng mùa nước lên xuố ng the o chu kỳ tự nhiên của sông Nile để
phát triển các hoạt động canh tác nông nghiệp . Qua quan sát , người Ai Câ ̣p
nắ m đươ ̣c, hàng năm mực nước của sông Nile sẽ dâng lên trong tháng 6 đến
tháng 9, khiến cho vùng đồng bằng ngập nước , và rút đi vào tháng 10 để lại
lượng phù sa màu mỡ - “món quà” của vùng cao nguyên Ethiopia ở Đông Phi.
“Hoạt động canh tác nông nghiệp diễn ra vào tháng 10 sau khi kết thúc đợt lũ.
Nhờ lươ ̣ng phù sa dồ i dào và màu mỡ của sông Nile , người nông dân Ai Câ ̣p
chỉ cần gieo trồng hạt giống và bỏ ra

ít công sức chăm bón để có thể thu

hoạch những vụ mùa bội thu vào giữa tháng 3 và tháng 5” [46]. Chu kỳ lũ lu ̣t
của sông Nile dễ đoá n và yên ả hơn nhiề u so với hai con sông kiế n ta ̣o nề n
văn minh Lưỡng Hà là Tigris và Euphrates . Tuy nhiên, không phải lúc nào
sông Nile cũng theo quy luâ ̣t . Những năm nước lũ dâng cao có thể phá hủy
các con kênh đã được xây dựng để tưới tiêu. Ngươ ̣c la ̣i, không có lũ lu ̣t còn
gây nên mố i đe do ̣a nă ̣ng nề hơn đố i với người dân Ai Câ ̣p , đó là na ̣n đói. “Từ

thời cổ đại, người Ai Cập đã phát hiện ra rằng, năm nào mực nước sông Nile
lên quá 7 mét là năm ấy mùa màng bội thu, còn năm nào mực nước xuống
dưới 4 mét thì sẽ mấ t mùa ” [4, tr.72]. Vì vậy, sông Nile có tầm quan trọng
thiết thực đối với nền nông nghiệp Ai Cập.
Tôn giáo là một trung tâm của cuộc sống Ai Cập cổ đại, là một khía cạnh rất
quan trọng của cuộc sống hàng ngày. Nhiều niềm tin tôn giáo của người Ai
Cập tập trung vào việc quan sát môi trường xung quanh, sông Nile và nông
nghiệp. Họ đã sử dụng tôn giáo như một cách để giải thích hiện tượng tự
nhiên, chẳng hạn như chu kỳ lũ lụt của sông Nile và sản lượng nông nghiệp.
Người Ai Cập cổ đại tôn thờ chính sông Nile và họ cũng cảm ơn các vị thần

14


đãban cho mọi tài sản mà họ có được. Người Ai Cập tin vào nhiều vị thần,
cho nên tôn giáo của họ là tôn giáo đa thần. Người Ai Cập tin rằng Pharaoh là
một vị thần sống, vì vậy họ đã phát triển một bộ máy nhà nước được cai trị
bởi các nhà lãnh đạo tôn giáo. Điều này là quan trọng để hiểu tại sao người Ai
Cập sẵn sàng dâng ngũ cốc cho Pharaoh và xây dựng cho ông ta những ngôi
đền lạ thường - họ nghĩ Pharaoh là hiện thân của vị thần sẽ tồn tại mãi mãi.
Người Ai Cập có nhiều nghi lễ tôn giáo và lễ hội. Nghi lễ nổi tiếng nhất là
ướp xác. Người Ai Cập tin vào cuộc sống sau khi chết, và họ muốn cơ thể
trông giống như vẫn sống. Bất cứ ai cũng có thể được ướp xác nếu họ có đủ
tiền. Đầu tiên họ lấy các bộ phận nội tạng ra. Sau đó, họ loại bỏ càng nhiều
hơi ẩm ra khỏi cơ thể càng tốt bằng cách sử dụng mộtmuối gọi là natron để
bảo quản cơ thể và sau đó bọc lại trong vải lanh. Thi thể được đặt trong một
cái quan tài đá được gọi làsarcophagus1.
Sự xuất hiện của lũ lụt sông Nile đã dẫn đến niềm tin vào các vị thần
và một cấu trúc xã hội được phân tầng cao. Ở trên cùng của cấu trúc xã hội là
các vị thần như Ra và Osiris vì người Ai Cập tin rằng họ kiểm soát vũ trụ.

Người Ai Cập cố gắng hết sức để làm hài lòng các vị thần bởi vì nếu họ hạnh
phúc, thì sông Nile sẽ tràn ngập nhiều loại cây trồng và ngăn chặn nạn
đói.Giống như cư dân Việt cổ, người Ai Cập cũng thờ rất nhiều thứ: các thần
tự nhiên, linh hồn người chết, động vật,…Các thần tự nhiên là Thiên thần, Địa
thần và Thuỷ thần. Thiên thần là một nữ thần. Địa thần là một nam thần. Thuỷ
thần là thần sông Nile. Thuỷ thần cũng chính là thần Âm phủ, Diêm vương.
Cũng giống như loài người, các thần cũng thưòng kết hợp với nhau để tạo ra
những vị thần mới.
Dưới sự thống trị của nhà nước trung ương tập quyền, tầng lớp tăng lữ
được hưởng nhiều quyền lợi. Thành Heliopolis được coi là trung tâm của
1

Quan tài bằng đá thường được trang trí, trạm trổ;được đặt trên mặt đất (mặc dù có thể được chôn cất); sử
dụng trong thời cổ đại

15


quốc giáo, tôn giáo thờ thần mặt trời Ra. Dưới thời Pharaoh Zoser, thần mặt
trời Ra chiếm vị trí độc tôn và trở thành vị thần được ca tụng, tôn thờ duy
nhất. Sau này đến thời kỳ Trung Vương quốc, những biến động chính trị đã
khiến cho thủ đô Ai Cập chuyển về Thebes ở miền Nam, vì thế thần mặt trời
cũng dời đô từ Heliopolis về Thebes và được gọi là thần mặt trời Amun Ra.
Thời kỳ Tân Vương quốc cũng là thời kỳ các Pharaoh thay đổi quan niệm về
tôn giáo. Amenophis IV đã hạ bệ thần mặt trời Amun, đổi niên hiệu thành
Akhenaten để tôn vinh vị thần mặt trời Aten. Kinh đô mới của Akhenaten ở
Tel el-Amarna được dâng tặng cho thần Aten. Đây là nỗ lực đầu tiên thay đổi
quan niệm về tôn giáo của Pharaoh Ai Cập. Đó cũng là lần đầu tiên tôn giáo
độc thần được xác lập ở Ai Cập. Nhưng tôn giáo độc thần chẳng tồn tại được
bao lâu. Sau khi Akhenaten băng hà, cháu của ông ta là Tutakhamen đã nhanh

chóng bị giới thầy tu thuyết phục và khôi phục tôn giáo đa thần.
Ai Cập cổ đại là một nền văn minh rất tiên tiến do những phát minh và
công nghệ của họ. Người Ai Cập đã phát triển một hệ thống chữ viết được gọi
là chữ tượng hình kết hợp hình ảnh và biểu tượng.Một trong những thành tựu
văn hoá lớn của nền văn minh Ai Cập cổ đại là chữ viết tượng hình. Khoảng
5.000 năm trước Công nguyên chữ tượng hình ra đời. Cuối cùng, họ tạo ra một
bảng chữ cái từ các biểu tượng của họ. Chữ viết được thể hiện dưới dạng các
bức vẽ thẳng hàng về các con vật, cây cối, núi non. Đây chính là bằng chứng
khẳng định chữ tượng hình của các vương triều Pharaoh ở Ai Cập sau này trải
qua một thời gian dài phôi thai và phát triển. Lúc đầu, chữ tượng hình giống
như các hình sự vật. Những hình vẽ này được sắp xếp theo một trật tự nào đó
để chuyển tải nội dung cho người đọc. “Chữ “mặt trời” là một vòng tròn nhỏ, ở
giữa là dấu chấm, chữ “nước” hoặc chữ “sông” là hình vẽ ba làn sóng, chữ
“núi” có hình ngọn núi,… Người Ai Cập cổ đại thường viết chữ lên đá, gỗ, vải
và giấy papyrus. Papyrus là cây họ sậy, mọc nhiều ở bên bờ sông Nile hoặc

16


đầm lầy. Người Ai Cập cổ đại dùng chữ viết để ghi chép các tác phẩm văn học,
báo cáo của các châu, các văn bản cầu nguyện, các tụng ca, các văn bản cầu
nguyện, văn bản toán học, kinh cầu nước, nhật ký ướp xác, những văn bản
pháp thuật, các văn bản y học và văn bản liệt kê tài chính”[4,tr.71].
Ai Cập đã phát triển một lịch 365 ngày và sử dụng một hệ thống số dựa
trên 10. Họ tạo ra một tài liệu bằng văn bản tương tự như giấy được gọi là giấy
cói từ những cây papyrus được tìm thấy ở ven bờ sông Nile. Người Ai Cập cổ
đại đã đóng tàu xuất sắc và thành công trong lĩnh vực toán học. Họ sử dụng
phân số, số thập phân, cộng, trừ, nhân, chia và ý tưởng cơ bản của hình học.
Nhiều nền văn minh như Hy Lạp, Rome và thậm chí cả Hoa Kỳ đã sao
chép các công trình kiến trúc và nghệ thuật tiếng của Ai Cập.Với sự ra đời

của nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền đầu tiên ở Ai Cập, các
Pharaoh đã cho xây dựng các lăng mộ, đền đài hùng vĩ, khiến cho thế giới
muôn đời phải sững sờ trước vẻ tráng lệ, kiên cố của chúng. Các Pharaoh
thường lo việc xây dựng lăng mộ khi họ còn sống và công trình xây dựng
thường phải mất hàng chục năm mới hoàn thành với nhân lực của cả nước.
Ngoài các công trình kiến trúc lăng mộ và đền đài khổng lồ, dưới thời Tảo
Vương quốc và Cổ Vương quốc còn có các công trình điêu khắc độc đáo.
Đặc điểm chung của các công trình điêu khắc này là sự uy nghiêm trên
khuôn mặt các bức tượng. Chúng được rập theo một phong cách suốt hàng
ngàn năm và thường được đặt trong các lăng mộ, đền đài hoặc đứng riêng như
trường hợp của Tượng nhân sư. Bên cạnh tượng, cột trụ cũng là tác phẩm điêu
khắc độc đáo của văn hoá Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập cổ đại đã tìm ra cách
tuyệt vời để cắt đá sử dụng trong đền thờ và cột tháp tưởng niệm của họ. Một
cột tháp tưởng niệm thường hẹp và cao, càng lên cao càng hẹp. Hiện nay,
những phế tích cổ cột trụ còn nằm rải rác trên khắp Ai Cập. Đó là những cột
trụ lớn màu nâu bằng đá granit và trên các cột trụ này đều có các chữ tượng

17


hình. Xưa kia, những cột trụ này được dùng để làm trụ cột cho các đền thờ.
Trải qua thời gian và nhiều biến cố, nhiều đền thờ chỉ còn là đống đổ nát và
trên nền cũ chỉ còn những cái cột đá trơ trọi giữa trời.
Tiểu kết chƣơng 1
Để hiểu rõ được sông Nile có ảnh hưởng rất lớn tới Ai Cập cổ đại, tác giả đã
đi khái quát về vị trí địa lý của của sông Nile cùng sự hình thành và phát triển
của nền văn minh Ai Cập cổ đại. Nền văn minh huyền bí kéo dài từ khoảng
năm 3.100 trước Công nguyên đến khoảng năm 332 trước Công nguyên trước
khi bị người ngoài hoàn toàn chinh phục, trong đó phải kể đến người Hyksos,
người Lybia, Nubia và sau đó là các đế quốc hùng mạnh khác. Thông qua

việc sử dụng các kênh tưới tiêu, nông nghiệp đã được sinh ra và mở đường
cho sự xuất hiện của nền văn minh Ai Cập. Lịch sử Ai Cập cổ đại gắn liền với
sông Nile. Nền văn minh của Ai Cập cổ đại là một ánh sáng rực sáng giữa
bóng tối của phần còn lại của thế giới. Trung tâm của xã hội này là sông Nile.
Nền văn minh đã được hình thành bên bờ sông Nile ngày càng phát triển và
thịnh vượng. Với những trang sử kéo dài, thời Ai Cập cổ đại vẫn dài hơn tất
cả các thời đại khác của lịch sử Ai Cập cộng lại và có nhiều vương triều hơn
tất cả các thời đại khác. Ngay cả sau khi bị chinh phục, văn hóa Ai Cập tồn tại
cho đến khoảng năm 300 sau Công nguyên trước khi nó được thay thế bằng
tiếng Hy Lạp, Kitô giáo, và sau đó là văn hóa Islam giáo. Người Ai Cập đã
tiếp tục tạo ra một trong những nền văn minh tiên tiến nhất bao gồm một số
nghệ thuật và kiến trúc tuyệt vời nhất thế giới - nghệ thuật kiến trúc xây dựng.
Nền văn minh Ai Cập cổ đại phát triển rực rỡ để lại cho nhân loại những
thành tựu vĩ đại như hôm nay.Trải qua nhiều đời Pharaoh với những biến
động lịch sử, nền văn minh Ai Cập cổ đại đã tạo ra được vô số thành tựu, từ
tín ngưỡng - tôn giáo, văn hóa cho đến xây dựng, tiêu biểu là Kim tự tháp một trong 7 kỳ quan thế giới cổ còn sót lại tới ngày nay.

18


×