Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Đạo Hiếu trong tín ngưỡng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 183 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG HÀ

ĐẠO HI U TRONG T N NGƢỠNG
CỦ NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

LUẬN ÁN TI N SĨ TRI T HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG HÀ

ĐẠO HI U TRONG T N NGƢỠNG
CỦ NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Chuyên ngành: CNDVBC&DVLS
Mã số

: 62 22 03 02

LUẬN ÁN TI N SĨ TRI T HỌC
Chủ tịch Hội đồng

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


PGS.TS. Đặng Thị Lan

PGS.TS. Trần Đăng Sinh

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án Tiến sĩ "Đạo Hiếu trong tín ngưỡng của
người Việt ở đồng bằng Bắc bộ”, để có thể hoàn thành đề tài một cách hoàn chỉnh,
bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo
điều kiện của quý thầy cô, các nhà khoa học, gia đình, đồng nghiệp, bạn bè trong suốt
thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn đến PGS.TS. Trần Đăng Sinh người đã trực tiếp hướng
dẫn và chỉ bảo cho tôi hoàn thành luận án này.
Xin chân thành cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô khoa Triết học và khoa Sau
đại học trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã
tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện đề tài luận án.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp nơi tôi đang công tác tại Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã khích lệ, động viên tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này.
Hà Nội năm 2019
Tác giả Luận án

Nguyễn Thị Phương Hà


LỜI C M ĐO N
Tôi xin cam đoan luận án Triết học với để tài "Đạo Hiếu trong tín ngưỡng của

người Việt ở đồng bằng Bắc bộ" là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Luận án được nghiên cứu một cách khoa học và nghiêm túc, các trích dẫn trong luận
án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình khoa học nào khác.

Hà Nội, năm 2019


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................ 1
2. M c đích, nhiệm v của luận án ................................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 3
5. Đóng góp của luận án ............................................................................................... 4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ................................................................. 4
7. Kết cấu của luận án ................................................................................................... 4
NỘI DUNG ................................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. TỔNG QU N TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QU N Đ N ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................................. 5
1.1. Những công trình nghiên cứu về đạo Hiếu ......................................................... 5
1.2. Những công trình nghiên cứu về tín ngƣỡng, tín ngƣỡng thờ cúng Tổ tiên, tín
ngƣỡng thờ Thành hoàng ............................................................................................ 8
1.3. Những công trình nghiên cứu về đạo Hiếu trong tín ngƣỡng của ngƣời
Việt ở đồng bằng Bắc bộ .......................................................................................... 19
1.4. Khái quát kết quả những công trình liên quan và những vấn đề cần tập
trung giải quyết trong luận án .................................................................................. 21
1.4.1. Những kết quả cơ bản của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
luận án ......................................................................................................................... 21
1.4.2. Những vấn đề cần tập trung giải quyết trong luận án ....................................... 22

Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................... 23
CHƢƠNG 2. SỰ HÌNH THÀNH ĐẠO HI U TRONG T N NGƢỠNG CỦA
NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN ............................................................................................................... 24
2.1. Sự hình thành đạo Hiếu trong tín ngƣỡng của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc
bộ - Một số vấn đề lý luận ........................................................................................ 24
2.1.1. Khái niệm đạo Hiếu ........................................................................................... 24
2.1.2. Khái niệm t n ng

ng ........................................................................................ 28


2.1.3. T n ng

ng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng của ng ời Việt ở đồng bằng

Bắc bộ .......................................................................................................................... 31
2.2. Sự hình thành đạo Hiếu trong tín ngƣỡng của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc
bộ - Mộ số vấn đề thực tiễn ....................................................................................... 44
2.2.1. Các yếu tố ảnh h ởng đến sự hình thành t n ng

ng của ng ời Việt ở đồng

bằng Bắc bộ ................................................................................................................. 44
2.2.2. Các yếu tố ảnh h ởng đến sự hình thành đạo Hiếu trong t n ng

ng của ng ời

Việt ở đồng bằng Bắc bộ .............................................................................................. 58
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................... 65

CHƢƠNG 3. Ý THỨC VÀ THỰC HÀNH ĐẠO HI U TRONG T N NGƢỠNG
CỦA NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ..................................................... 66
3.1. Ý thức và thực hành đạo Hiếu trong tín ngƣỡng thờ cúng Tổ tiên của ngƣời
Việt ở đồng bằng Bắc bộ............................................................................................ 66
3.1.1. Ý thức về đạo Hiếu trong t n ng

ng thờ cúng Tổ tiên của ng ời Việt ở đồng

bằng Bắc bộ ................................................................................................................. 66
3.1.2. Thực hành đạo Hiếu trong t n ng

ng thờ cúng Tổ tiên của ng ời Việt ở đồng

bằng Bắc bộ ................................................................................................................. 76
3.2. Ý thức và thực hành đạo Hiếu trong tín ngƣỡng thờ Thành hoàng của ngƣời
Việt ở đồng bằng Bắc bộ............................................................................................ 89
3.2.1. Ý thức về đạo Hiếu trong t n ng

ng thờ Thành hoàng của ng ời Việt ở đồng

bằng Bắc bộ ................................................................................................................. 89
3.2.2. Thực hành đạo Hiếu trong t n ng

ng thờ Thành hoàng của ng ời Việt ở đồng

bằng Bắc bộ ................................................................................................................. 98
Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................................... 108
CHƢƠNG 4. XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY NHỮNG
GIÁ TRỊ T CH CỰC, HẠN CH


MẶT TIÊU CỰC CỦ

ĐẠO HI U TRONG T N

NGƢỠNG CỦ NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HIỆN N Y ....................... 110

4.1. Xu hƣớng vận động của đạo Hiếu trong tín ngƣỡng của ngƣời Việt ở đồng
bằng Bắc bộ hiện nay ............................................................................................... 110
4.1.1. Xu h ớng vận động của ý thức về đạo Hiếu trong t n ng

ng thờ cúng Tổ tiên,

thờ Thành hoàng của ng ời Việt ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay ............................... 110


4.1.2. Xu h ớng vận động của thực hành đạo Hiếu trong t n ng

ng thờ cúng Tổ tiên,

thờ Thành hoàng của ng ời Việt ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay ............................... 127
4.2. Giải pháp nhằm phát huy giá trị tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo Hiếu
trong tín ngƣỡng của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay .......................... 138
4.2.1. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của ng ời dân, giữ vững sự ổn định xã
hội về mặt kinh tế và ch nh trị.................................................................................... 138
4.2.2. Xây dựng môi tr ờng văn hoá - xã hội lành mạnh, phát huy vai trò của gia
đình, dòng họ, làng xã, đất n ớc trong công tác tuyên truyền, giáo dục về giá trị của
đạo Hiếu trong t n ng

ng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng của ng ời Việt ở đồng


bằng Bắc bộ hiện nay ................................................................................................. 142
4.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về t n ng
ng

ng, pháp luật liên quan đến t n

ng, thực hiện nếp sống văn minh về thực hành đạo Hiếu trong t n ng

ng thờ

cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng của ng ời Việt ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay ......... 145
4.2.4. Tăng c ờng công tác quản lý nhà n ớc, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện luật
pháp, các ch nh sách về tôn giáo, t n ng

ng trong đó có t n ng

ng thờ cúng Tổ tiên,

thờ Thành hoàng ........................................................................................................ 149
Tiểu kết chƣơng 4 ..................................................................................................... 155
K T LUẬN ............................................................................................................... 157
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHO

HỌC CỦ

TÁC GIẢ LIÊN QU N Đ N

LUẬN ÁN ................................................................................................................. 160
D NH MỤC TÀI LIỆU TH M KHẢO................................................................ 161
PHỤ LỤC



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đồng bằng Bắc bộ là vùng đất lịch sử lâu đời, là cái nôi hình thành văn hóa,
văn minh của người Việt. Đây cũng là nơi bảo tồn nhiều giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc. Một trong những yếu tố tạo nên giá trị văn hóa truyền thống
trong đời sống tinh thần của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ là tín ngưỡng. Trải qua
bao thăng trầm, tín ngưỡng đã đi vào mạch sống của cộng đồng người Việt, tạo nên
những nét văn hóa đặc trưng của đồng bằng Bắc bộ.
Tín ngưỡng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ tồn tại trên cơ sở của
phương thức sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, nó phản ánh đời sống tinh thần
của con người trong quá trình lao động sản xuất, cải tạo tự nhiên, xây dựng đất
nước. Đề cập tới tín ngưỡng, bao giờ người ta cũng nhấn mạnh tới giá trị nhân văn,
đặc biệt là yếu tố văn hóa đạo đức trong tín ngưỡng có giá trị đặc thù nhằm củng cố,
bảo vệ đức tin thiêng liêng trong cộng đồng, đồng thời cũng chứa đựng những
chuẩn mực đạo đức, mang tính nhân loại. Đó là tình thương đồng loại, hướng thiện,
ngừa ác… qua đó góp phần giáo d c đạo đức, nhân cách, điều chỉnh hành vi con
người; góp phần bảo lưu giữ gìn bản sắc văn hóa của người Việt, củng cố sự cố kết
cộng đồng, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Sự ra đời và tồn tại
tín ngưỡng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ tạo nên bức tranh sinh động phản
ánh nhận thức sơ khai, tự phát của người dân lao động về tự nhiên, con người và xã
hội. Với người Việt ở đồng bằng Bắc bộ, tự nhiên chính là những điều kiện cơ bản
cho việc sản xuất nông nghiệp và tín ngưỡng là nơi để người dân gửi gắm ước mơ,
khát vọng chinh ph c tự nhiên. Yếu tố con người và xã hội cũng được khắc họa sắc
nét, sinh động trong tín ngưỡng từ trong quan niệm về thế giới, về sức mạnh con
người, về tinh thần đoàn kết, truyền thống yêu nước, biết ơn nguồn cội... Nền tảng
đó đã khởi nguồn cho tín ngưỡng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ trong đó có
tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng hình thành, tồn tại một cách đa dạng,
phong phú.

Đạo Hiếu là một trong những giá trị truyền thống mang ý nghĩa nhân văn sâu
sắc thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, biết ơn những người có công sinh thành,
có công với dân, với nước. Từ trong truyền thống dân tộc, đạo Hiếu đi vào đời sống
tâm linh, trở thành nội dung cơ bản, làm nền tảng cho tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ
Thành hoàng của người Việt, hướng con người về nguồn cội, đề cao đạo lý “uống nước

1


nhớ nguồn”, quy t cộng đồng, kết nối cá nhân, gia đình, dòng họ, làng xã làm nên giá
trị cốt lõi của bản sắc dân tộc để rồi lan tỏa ra các tín ngưỡng, tôn giáo khác. Qua thực
hành tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng, đạo Hiếu và các giá trị văn hóa
truyền thống được biểu hiện và duy trì; cấu trúc cộng đồng làng xã được giữ gìn và
củng cố. Với những giá trị ấy, Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao vai trò của tín ngưỡng,
tôn giáo trong đời sống tinh thần của xã hội, phát huy những giá trị của tín ngưỡng thờ
cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng, tôn vinh những người có công với đất nước và nhân
dân. Nghị quyết 24-NĐ/TW của Bộ Chính trị về Tăng c ờng công tác tôn giáo trong
tình hình mới là mốc đánh dấu bước ngoặt trong nhận thức của Đảng Cộng sản Việt
Nam về vấn đề tôn giáo trong thời kỳ đổi mới, trong đó, Đảng đã nhận định rằng: tín
ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và tôn giáo có những
giá trị văn hóa, đạo đức phù hợp với chế độ xã hội mới. Quan điểm này đã được c thể
hóa trong Văn kiện Đại hội lần thứ VII (1991) của Đảng: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu
cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do
tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương
giáo và giữa các tôn giáo” [24, tr.78]. Trong Hội nghị Trung ương lần thứ 7 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa IX cũng nêu “giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực
của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc, dân tộc
và nhân dân” [25, tr.95] là một bộ phận quan trọng trong quan điểm chỉ đạo của Đảng
trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Tuy nhiên, hiện nay đạo Hiếu trong tín ngưỡng của người Việt ở đồng bằng

Bắc bộ đang đứng trước những thách thức lớn trước tác động của thời kỳ phát triển
kinh tế thị trường, mở của hội nhập, toàn cầu hóa, thời đại cách mạng công nghiệp
4.0. Trong xã hội hiện tượng suy đồi đạo đức, lối sống buông thả, những biểu hiện
suy giảm đạo Hiếu ở một bộ phận nhân dân, nhất là lớp trẻ đang ngày một gia tăng.
Vì vậy việc giáo d c đạo đức truyền thống nói chung và đạo Hiếu nói riêng đang trở
nên cần thiết. Có nhiều hình thức khác nhau để giáo d c đạo Hiếu cho người Việt
Nam hôm nay, trong đó việc giáo d c đạo Hiếu thông qua sinh hoạt tín ngưỡng, tôn
giáo là một trong những biện pháp hiệu quả. Việc nghiên cứu làm rõ bản chất, các
đặc điểm và cơ chế tác động của đạo Hiếu trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ
Thành hoàng tác động đến tâm tư, tình cảm của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ như
một gợi ý nào đó giúp con người ta hướng thiện, lánh ác hiệu quả hơn, rõ ràng là
một công việc cần làm nhưng cũng không ít khó khăn. Chính vì những giá trị và ý

2


nghĩa sâu sắc cả lí luận và thực tiễn cũng như tính cấp thiết trong việc giáo d c đạo
Hiếu đối với xã hội Việt Nam nói chung và ở đồng bằng Bắc bộ nói riêng mà tác
giả chọn: “Đạo Hiếu trong tín ngưỡng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ” làm đề tài
luận án tiến sĩ triết học của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đ ch nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ nội dung của đạo Hiếu trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên,
thờ Thành hoàng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ, luận án chỉ ra xu hướng vận
động và đề xuất giải pháp nhằm phát huy những giá trị và hạn chế những mặt tiêu
cực của đạo Hiếu trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng của người
Việt ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra đời, tồn tại của tín ngưỡng, của đạo
Hiếu trong tín ngưỡng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ.

- Làm rõ ý thức và thực hành đạo Hiếu trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên,
thờ Thành hoàng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ.
- Chỉ ra xu hướng vận động trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp nhằm phát
huy những giá trị và hạn chế những mặt tiêu cực của đạo Hiếu trong tín ngưỡng thờ
cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối t ợng nghiên cứu
Đạo Hiếu trong tín ngưỡng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án lựa chọn hai loại hình tín ngưỡng tiểu biểu của người Việt ở
đồng bằng Bắc bộ là tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng để khảo sát và
nghiên cứu. Từ đó làm rõ ý thức và thực hành đạo Hiếu trong tín ngưỡng thờ cúng
Tổ tiên, thờ Thành hoàng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
- Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước về đạo đức, tín ngưỡng, tôn giáo.

3


- Luận án được trình bày trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về tín ngưỡng,
đạo Hiếu của các công trình nghiên cứu đã được công bố.
4.2. Ph ơng pháp nghiên cứu
- Luận án sử d ng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và
Chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp tổng hợp và phân tích; lịch sử và logic;
viện dẫn và chứng minh; quan sát, điền dã...
- Luận án sử d ng phương pháp liên ngành Triết học, Tôn giáo học, Xã hội
học, Đạo đức học...

5. Đóng góp của luận án
- Tiếp cận dưới góc độ Triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết
hợp với phương pháp liên ngành, luận án đã trình bày có hệ thống về ý thức và thực
hành đạo Hiếu trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng của người Việt
thông qua việc làm rõ cơ sở ra đời, những yếu tố tác động như: địa lý - tự nhiên,
kinh tế - xã hội, văn hóa - tư tưởng, sự tồn tại và phát triển của gia đình, dòng họ,
làng xã, đất nước đối với việc hình thành đạo Hiếu trong tín ngưỡng của người Việt
ở đồng bằng Bắc bộ.
- Luận án đã chỉ ra xu hướng vận động, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm
phát huy những giá trị và hạn chế những mặt tiêu cực của đạo Hiếu trong tín ngưỡng
thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng của người Việt đồng bằng Bắc bộ hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần làm rõ ý thức và thực hành đạo Hiếu trong tín ngưỡng thờ
cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần vào việc giữ gìn và phát huy
những giá trị của đạo Hiếu trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng của
người Việt ở đồng bằng Bắc bộ, đồng thời khắc ph c những mặt tiêu cực của nó.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy
Triết học, Tôn giáo học, Văn hóa học, Dân tộc học, Xã hội học, Đạo đức học...
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh m c tài liệu tham khảo, nội dung luận
án gồm 4 chương, 10 tiết.

4


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1

TỔNG QU N TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QU N Đ N
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những công trình nghiên cứu về đạo Hiếu
Đạo Hiếu là đạo lý có từ ngàn đời, tồn tại và phát triển trong thế giới con
người, vì từ muôn ngàn đời nay, tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái
không hề vơi cạn, nó luôn đong đầy theo dòng chảy thời gian để dưỡng nuôi những
mầm sống lớn khôn và trở thành người hữu ích. Đối với những dân tộc có hàng ngàn
năm văn hiến và truyền thống đạo đức lâu đời như dân tộc Việt Nam, Hiếu đạo luôn
được đề cao, là một trong những đạo lý cơ bản của dân tộc. Có thể nói, nghiên cứu về
đạo Hiếu, đã có nhiều công trình khoa học đề cập đến ở nhiều góc độ tiếp cận khác
nhau. Đạo Hiếu ẩn chứa trong văn hóa dân gian, trong truyền thống của dân tộc, trong
các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo... có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như:
Công trình “Đạo làm người trong văn hóa Việt Nam” [74], Trần Đăng Sinh
-Nguyễn Chu Sâm (đồng chủ biên). Trong công trình đã có nhiều bài viết của
nhiều tác giả bàn về đạo Hiếu trong truyền thống văn hóa Việt Nam. Lê Thị Duy
Hoa với bài viết “Đạo Hiếu của người Việt xưa và nay” cho rằng, “với văn hóa
Việt, Hiếu là đạo. Đạo Hiếu xuyên suốt mọi phong t c của nhân dân ta… chữ
Hiếu là nền tảng của đạo đức người Việt, cũng như gia đình là nền tảng của xã
hội. Trong gia đình, chữ Hiếu là cơ sở để xây dựng hạnh phúc, an bình. Trong
truyền thống văn hóa của người Việt, hiếu là bổn phận làm con mà cũng là đạo
làm người” [74, tr.520]. Trong bài viết “Đạo Hiếu - Đạo làm người trong gia đình
Việt Nam”, Trần Đăng Sinh cho rằng, “trong xã hội Việt Nam truyền thống, Hiếu
được coi là giá trị đạo đức hàng đầu của con người. Hiếu là đạo đức của con cháu
trong quan hệ với ông bà, cha mẹ; là tình cảm, bổn phận xuất phát trong tư tưởng,
suy nghĩ, được biểu hiện qua hành động đối với ông bà, cha mẹ…trong xã hội
hiện đại, đạo Hiếu vẫn giữ vai trò là nền tảng đạo đức, là thước đo giá trị đạo đức
của con người trong gia đình Việt Nam” [74, tr.36].
Nguyễn Ngọc Thơ với công trình “Quan niệm về chữ Hiếu trong văn hóa
Việt Nam và Hàn Quốc” [94], cho rằng, không có bộ sách sử nào ghi rõ truyền
thống Hiếu đạo ở Việt Nam xuất hiện từ lúc nào, trong hoàn cảnh nào. Song, đứng

ở cách tiếp cận liên ngành, chúng ta vẫn có thể xác định sự tồn tại của truyền thống

5


Hiếu đạo ở Việt Nam muộn nhất là từ thời Văn Lang - Âu Lạc… truyền thống Hiếu
đạo được thẩm thấu qua hàng loạt các truyền thuyết, thần thoại như sự tích bánh
Chưng - bánh Dày (Lang Liêu và các hoàng tử chúc thọ Hùng vương), sự tích Quả
dưa hấu (Mai An Tiêm biết mình bị vu oan song vẫn tuân mệnh vua đi đày vì đạo
Hiếu), truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh (Mỵ Nương tuân theo sự sắp xếp của
vua cha), Mỵ Châu - Trọng Thủy (An Dương Vương giết Mỵ Châu vì bất hiếu, bất
trung)... đạo Hiếu gắn liền với đời sống thực tiễn của các gia đình trong khuôn khổ
chung là xã hội, do vậy tính chất của quan niệm chữ Hiếu cũng chịu ảnh hưởng trực
tiếp từ cơ cấu, tính chất gia đình và xã hội [94].
Công trình “Hiếu hạnh xưa và nay” [11] của Cao Văn Cang cũng đã đưa
ra những quan điềm về đạo đức truyền thống, trong đó có đạo Hiếu. Tác giả cho
rằng, đạo Hiếu của người Việt từ xưa có nét đặc thù riêng… hiếu đâu phải chỉ
thương cha thương mẹ là đã làm tròn hiếu đạo của một con người, mà còn phải
“Giúp nghèo cứu thiếu, thương nuôi quần sinh, là đứng đầu của hạnh”… đạo Hiếu
dẫn đầu các đạo, có Hiếu là có đạo, hiểu đạo là Hiếu đạo… đồng thời tác giả cũng
đã nêu những quan điểm mới trong cách đánh giá, so sánh một số phạm trù đạo
đức truyền thống trong xã hội hiện đại, những tấm gương thực tế và bài học cho
thế hệ trẻ nhằm giáo d c, tuyên truyền nét đẹp trong đạo đức truyền thống đặc
biệt là đạo Hiếu cần được giữ gìn và phát huy.
Nguyễn Thị Thọ (chủ biên) với “Bản thể luận xã hội về đạo Hiếu ở Việt
Nam hiện nay” [91] trong đó nghiên cứu tổng quan về đạo Hiếu, những biểu
hiện, những giá trị của đạo Hiếu trong truyền thống văn hóa Việt Nam và những
biến đổi trong xã hội hiện nay. Bàn về vấn đề này, tác giả viết:
Đạo Hiếu là giá trị hàng đầu của đạo làm người, là nền tảng đạo đức của
xã hội… nói về đạo Hiếu không phải là nói về một điều đã cũ, cổ hủ mà

nói về một giá trị vĩnh hằng… người Việt Nam rất coi trọng Hiếu, Hiếu
không những được coi là một chuẩn mực đạo đức, một tiêu chuẩn để đánh
giá, là thước đo nhân cách con người, một nguyên lý ứng xử của con cái
đối với ông bà, cha mẹ, hiếu được người Việt nâng lên thành một đạo đạo Hiếu, đạo làm con [91, tr.5].
Đạo Hiếu trong truyền thống văn hóa Việt Nam bên cạnh sự ảnh hưởng
của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, các giá trị đạo đức truyền thống thì còn
chịu sự ảnh hưởng của các tôn giáo.

6


Chữ Hiếu trong Nho giáo là một đề tài được nhiều học giả nghiên cứu, tiêu
biểu như Quang Đạm với cuốn "Nho giáo xưa và nay" [30]. Bên cạnh việc liệt kê
những nội dung chủ yếu của chữ Hiếu theo quan niệm của Nho giáo, tác giả cũng
phân tích khá sâu chữ Hiếu. C thể trong chương IV, phạm trù Nhà, ông đã phân tích
và lý giải một cách thuyết ph c quan niệm của Nho giáo về đời sống xã hội và giáo
d c: "Nho giáo đã có những cố gắng to lớn bền bỉ và những cống hiến tích cực trong
việc khuyên bảo dạy dỗ cho con người thương yêu đồng loại, cho con người có quan
hệ tốt với nhau: Đạo đức Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín và Hiếu đễ tuy có phần mơ hồ
do hạn chế của những điều kiện lịch sử đương thời, đều biểu thị rõ tinh thần và ý chí
tốt lành, thiết tha mong muốn làm cho con người tránh được, bớt được đau khổ" [30,
tr.160]. Quang Đạm cũng đề cao nề nếp, gia phong của Nho giáo: "Dù bên trong hay
bên ngoài gia đình, công cuộc giáo d c cũng lấy quan hệ gia đình làm điểm xuất phát,
lấy hai cương và ba luân trong công cuộc gia đình, công cuộc giáo d c cũng lấy quan
hệ gia đình làm gốc để bồi dưỡng, rèn đúc con người đúng theo kiểu mẫu nhà Nho,
con người tề được gia và do tề được gia mà cũng sẽ trị được quốc và bình thiên hạ"
[30, tr.168]. Có lẽ thành công lớn nhất của tác giả chính là đã phân tích một cách khá
sâu sắc những nội dung của chữ Hiếu theo quan niệm Nho giáo. Chữ Hiếu đã được
phân tích một cách tương đối đầy đủ trên nhiều nội dung khác nhau: Biểu hiện, các
thứ bậc của lòng hiếu thảo và những hành vi thái độ được xem là bất hiếu.

Dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu về Nho giáo nói chung và về chữ Hiếu
nói riêng, Vũ Khiêu trong cuốn "Nho giáo và phát triển ở Việt Nam" [51] đã hệ
thống những quan niệm về chữ Hiếu và bàn luận đến chữ Hiếu theo quan niệm Nho
giáo. Trong đó, tác giả đi sâu phân tích những quan niệm của Hồ Chí Minh về chữ
Hiếu và quá trình vận d ng những quan niệm đó trong thực tiễn cách mạng Việt
Nam: "Trung hiếu là phạm trù đạo đức, coi như là chuẩn mực cao nhất trong hành
vi của con người. Hồ Chí Minh thấy không cần phải gạt bỏ đi nội dung cũ của Nho
giáo để đưa vào nội dung mới của cách mạng" [51, tr.91]. Tác giả đánh giá rất cao
những quan niệm về chữ Hiếu trong Nho giáo, đưa ra những quan niệm tiến bộ, có
giá trị trong việc xây dựng gia đình hiện đại.
Một cuốn sách có thể nói được lưu truyền rất lâu trong xã hội phong kiến
Việt Nam và có ảnh hưởng sâu rộng tới quan niệm và thực hành đạo Hiếu là
"Nhị thập tứ hiếu" [47]. Trong cuốn sách này tác giả đã kể ra hai mươi tư tấm
gương sáng về chữ Hiếu ở Trung Quốc thời cổ đại của con cái đối với cha mẹ.
Mỗi một nhân vật biểu hiện chữ Hiếu một cách khác nhau nhưng tựu chung lại

7


thì đó là sự biết ơn công sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ, chăm sóc cha mẹ
khi ốm đau, ph ng dưỡng khi cha mẹ về già, thành kính cúng giỗ khi cha mẹ qua
đời, thành đạt và cho cha mẹ được vinh hiển... Cuốn sách này đã từng là cẩm
nang trong việc giáo d c đạo Hiếu của các bậc ông bà, cha mẹ đối với con cháu.
Tác giả khẳng định: "Nhị thập tứ hiếu có lẽ là những tấm gương sáng muôn đời
cho những người con phải luôn nhớ giữ gìn hiếu với cha mẹ" [47].
Chữ Hiếu trong Phật giáo có công trình “Tư tưởng hiếu đạo trong Phật giáo”
[31] của Hòa thượng Thích Nhuận Đạt, đã nêu rõ quan niệm đạo Hiếu trong Phật
giáo. Tác giả cho rằng “Hiếu đạo của Phật giáo có thể hiểu theo hai nghĩa hẹp và
rộng. Theo nghĩa hẹp, Hiếu đạo là ph ng dưỡng cha mẹ, cung kính cha mẹ trên cả
hai phương diện vật chất và tinh thần. Theo nghĩa rộng, người thực hành Hiếu đạo

không những hiếu dưỡng với cha mẹ mình mà còn mở rộng ra hiếu dưỡng với cha
mẹ mọi người trong thiên hạ; không những hiếu thảo với cha mẹ đời này mà còn
hiếu thảo với cha mẹ trong ba đời, bảy đời…thuộc quá khứ, và sau cùng là làm cho
cha mẹ được giải thoát khổ đau hoàn toàn” [31, tr.12].
Trong công trình “Bản thể luận xã hội về đạo Hiếu ở Việt Nam hiện nay”
[91] Nguyễn Thị Thọ (chủ biên) cũng đã đưa ra quan niệm về Hiếu trong Phật giáo,
tác giả cho rằng: “Phật giáo có nhiều ảnh hưởng tới quan niệm về đạo Hiếu của
người Việt Nam. Đối với Phật tử, Hiếu được xem là tình cảm thiêng liêng, cao quý
nhất [91, tr.125]... “mọi kinh điển Phật giáo đều ghi nhận và khẳng định rằng,
những người con biết công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ và biết báo đáp
những công ơn trời biển đó là những người con có hiếu” [91, tr.206]…“đạo Hiếu
thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam. Sự đồng điệu giữa ý
thức về nguồn cội và quan niệm về đạo Hiếu trong Phật giáo đã tạo nên giá trị nhân
văn sâu sắc. Phật tử chân chính luôn thực hiện đạo Hiếu coi đó là chân giá trị của
đạo đức truyền thống Việt Nam, cũng là giá trị văn hóa đạo đức Phật giáo” [91,
tr.127]. Cũng trong công trình này, tác giả còn đề cập đến quan niệm về đạo Hiếu
trong Công giáo. Tác giả viết: “Công giáo ở Việt Nam có ảnh hưởng không nhỏ tới
quan niệm về đạo Hiếu. Các tín đồ Công giáo ở Việt Nam rất coi trọng đạo Hiếu.
Họ, sau kính Chúa là biết ơn cha mẹ. Tín đồ Công giáo luôn coi trọng đạo Hiếu, coi
Hiếu là một giá trị đạo đức hàng đầu” [91, tr.128].
1.2. Những công trình nghiên cứu về tín ngƣỡng, tín ngƣỡng thờ cúng Tổ tiên,
tín ngƣỡng thờ Thành hoàng
*Những công trình nghiên cứu về t n ng

8

ng


Tín ngưỡng Việt Nam, hay còn gọi là tín ngưỡng truyền thống, tín ngưỡng

dân gian, là tín ngưỡng bản địa của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam trải qua
nhiều thời đại. Tín ngưỡng của người Việt, trong đó có tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên,
thờ Thành hoàng hầu hết đều được các tác giả xem xét như một loại hình tín
ngưỡng dân gian. Cho đến nay, khái niệm tín ngưỡng dân gian vẫn còn được các
nhà nghiên cứu tranh luận, mặc dù, thuật ngữ này đã được dùng phổ biến trong các
công trình khoa học, các hội thảo khoa học, các sinh hoạt văn hóa tinh thần của
người dân, cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong phạm vi
nghiên cứu của mình, tác giả đồng ý với quan điểm của giới nghiên cứu khi thừa
nhận tín ngưỡng dân gian, trong đó có tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành
hoàng là một loại hình sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có nguồn gốc ra đời từ chính
hoạt động lao động sản xuất của người dân, phản ánh khát vọng, ước mơ của con
người về một cuộc sống mới tốt đẹp. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như:
Cuốn “Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam” [71] của Nguyễn Minh San
(1999). Với công trình này, tác giả không sử d ng thuật ngữ tín ngưỡng dân gian
mà lại đưa ra thuật ngữ tín ngưỡng dân dã. Nhưng, về thực chất, hai thuật ngữ này
là giống nhau khi đều dùng để chỉ những loại hình tín ngưỡng như: tín ngưỡng phồn
thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng sùng bái con người [71, tr.8-9]. Và
như vậy, có thể hiểu, tín ngưỡng dân dã chỉ là một cách gọi khác của tín ngưỡng
dân gian, ra đời do chính hoạt động sáng tạo trong lao động của người dân và phản
ánh ước mơ của họ.
“Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam” [19] của Nguyễn Đăng Duy
(2001). Trong công trình này, tác giả cho rằng, ở Việt Nam từ xưa cho tới nay
không hề có tôn giáo, mà chỉ có các hình thái tín ngưỡng là: tín ngưỡng thờ cúng Tổ
tiên, tín ngưỡng thờ Thần và tín ngưỡng thờ Mẫu [19, tr.24]. Tuy nhiên, theo tác
giả, không thể gọi những loại hình tín ngưỡng này là “tín ngưỡng dân gian” được,
bởi vì không hề có tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng bác học, tín ngưỡng quý tộc, mà
chỉ có tín ngưỡng của cộng đồng người [19, tr.25]. Mặc dù không coi tín ngưỡng
thờ cúng Tổ tiên, thờ Thần, thờ Mẫu là một loại hình tín ngưỡng dân gian, nhưng
tác giả Nguyễn Đăng Duy cũng không đồng tình với quan điểm coi tín ngưỡng thờ
cúng Tổ tiên, thờ Thần, thờ Mẫu là một tôn giáo. Theo tác giả, tín ngưỡng thờ cúng

Tổ tiên, thờ Thần, thờ Mẫu chỉ là một loại hình “tín ngưỡng” mà thôi.
Cuốn “Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam” [86] do Ngô Đức
Thịnh (chủ biên) (2001). Công trình này được chia làm 2 phần, trong đó, phần thứ

9


nhất phác họa về tín ngưỡng dân gian của các dân tộc Việt Nam, theo đó, công trình
đi sâu nghiên cứu 6 loại hình tín ngưỡng dân gian tiêu biểu là thờ cúng Tổ tiên, thờ
Thành hoàng làng, thờ Chử Đồng Tử, thờ Đức Thánh Trần, tín ngưỡng nghề
nghiệp, và tín ngưỡng thờ Mẫu. Phần thứ hai trình bày một số hình thức văn hóa
nghệ thuật dân gian có mối quan hệ mật thiết với tôn giáo, tín ngưỡng như: âm
nhạc, múa, tranh tượng thờ, văn học dân gian, các sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Cuốn “Tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam” [41] của Lê Như Hoa (2001). Trong
công trình này, tác giả chỉ rõ nguồn gốc hình thành của tín ngưỡng qua việc phân tích
điều kiện địa lý, lịch sử và phương thức sản xuất đã tác động mạnh mẽ, là nguyên nhân
trực tiếp dẫn đến sự ra đời của các hình thái tín ngưỡng của người Việt. Về nguồn gốc
nhận thức, tác giả chỉ rõ: “Ở thời kỳ sơ khai, khi mà cuộc sống con người rất gần gũi
với vạn vật của tự nhiên, con người thường xuyên, trực tiếp phải đối mặt với thiên
nhiên; đời sống của họ lệ thuộc chủ yếu vào tự nhiên thì thiên nhiên là đối tượng nhận
thức chính của họ” [41, tr.31] và “… bởi chính môi trường tự nhiên đã quy định môi
trường nông nghiệp (chăn nuôi hay trồng trọt); và do đó, nó đã định hướng ứng xử cho
các cư dân sống trong môi trường ấy; làm nảy sinh những tín ngưỡng đặc thù của từng
môi trường” [41, tr.31]. Về nguồn gốc xã hội, tác giả chỉ rõ: “… tính chất đặc thù của
một bán đảo… nông nghiệp ra đời… trồng lúa được đẩy lên vị trí đứng đầu của nền
nông nghiệp trồng trọt trên lãnh thổ Việt Nam… Đây chính là mầm mống dẫn tới
những nhận thức và những ứng xử, tức mầm mống của những tín ngưỡng...” [41, tr.3132] và “… tín ngưỡng của cư dân Việt Nam, với tư cách là sự nhận thức được tập trung
vào cây lúa và công việc trồng lúa” [41, tr.34]. Quan điểm đó của Lê Như Hoa đã chỉ
ra điều kiện địa lý - tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành tín ngưỡng nói chung
và tín ngưỡng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ nói riêng.

Cuốn “Phong t c thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt Nam” [7] của Toan Ánh
(2001) giới thiệu những phong t c thờ cúng trong gia đình Việt Nam như: Phong t c
thờ cúng Tổ tiên, các vị thần thờ tại gia và thờ ph ng trong ngày Tết. Trong đó nhấn
mạnh rằng, tổ tiên sinh ra ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra mình. Người
Việt Nam có phong t c thờ cúng Tổ tiên để tưởng nhớ đến nguồn gốc của mình. Đó
là một phong t c tập quán tốt cần được giữ gìn và phát huy.
Trong cuốn "Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam" [84] Trần Ngọc Thêm (2004)
miêu tả khái quát các loại hình tín ngưỡng Việt Nam như tín ngưỡng Phồn thực (thờ
sinh thực khí và thờ hành vi giao phối), tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (Thờ Bà Trời, Bà
Đất, Bà Nước, thờ động vật và thực vật), tín ngưỡng sùng bái con người (thờ Thổ công,

10


thờ Thành hoàng làng, thờ Tứ bất tử...). Tác giả chỉ rõ các loại tín ngưỡng trên cũng
như những bộ phận khác của văn hóa, là tấm gương phản ánh trung thành những đặc
trưng nền kinh tế nông nghiệp lúa nước, biểu hiện sự tôn trọng và gắn bó mật thiết với
thiên nhiên, nguyên lý âm dương, khuynh hướng đề cao nữ tính, tính đa thần...
Cuốn "Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian Việt Nam" [58] của Nguyễn
Đức Lữ (chủ biên) (2007) cho rằng, chúng ta nên và cần hiểu tín ngưỡng dân gian
như là một bộ phận của văn hóa dân gian, là loại hình tín ngưỡng tôn giáo do chính
nhân dân sáng tạo lên trên cơ sở những tri thức sai lạc dưới dạng kinh nghiệm cảm
tính từ cuộc sống thường nhật của bản thân mình [58, tr.12]. Tác giả cũng đề cập
đến những loại hình tín ngưỡng dân gian Việt Nam như tín ngưỡng thờ cúng Tổ
tiên, tín ngưỡng thờ Anh hùng dân tộc, tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng, thờ Mẫu
và tín ngưỡng Phồn thực. Tác giả cho rằng, các loại hình tín ngưỡng trên phản ánh
rõ nét đặc trưng của văn hóa dân tộc, thể hiện rõ nét tinh thần uống nước nhớ
nguồn, nhưng bản thân nó cũng chứa đựng khả năng dẫn đến hiện tượng phản giá
trị, biểu hiện mê tín dị đoan cũng phải bị phê phán, tẩy trừ.
Bên cạnh đó còn có thể kể đến một số công trình bàn về các yếu tố ảnh

hưởng đến sự ra đời, tồn tại của tín ngưỡng như:
Cuốn “Đại cương lịch sử Triết học Việt Nam” [37], Nguyễn Hùng Hậu
(2010) cũng đã chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra đời của tín ngưỡng. Tác giả
chỉ rõ xét về mặt kinh tế “sở hữu chỉ tồn tại với tư cách là sở hữu tập thể về ruộng
đất… không có sở hữu tư nhân về ruộng đất và đó là tất cả các hiện tượng của
phương Đông, là chìa khóa để hiểu toàn bộ phương Đông” [37, tr.43]. Đó chính là
“phương thức sản xuất châu Á” mà tác giả nhắc tới. Khi nghiên cứu phương thức
sản xuất đó, tác giả kết luận, phương thức sản xuất châu Á là một trong những
nguyên do cơ bản để hiểu, để giải thích về sự ra đời của các hiện tượng tín ngưỡng,
tôn giáo.
Ngoài những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian được xuất bản
dưới dạng sách thì có một số công trình nghiên cứu tín ngưỡng dân gian dưới dạng
các bài báo trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành như: Nguyễn Quốc Phẩm
(1998), “Góp bàn về tín ngưỡng dân gian và mê tín dị đoan”, Tạp ch Văn hoá nghệ
thuật số 11; Hồng Nhuệ (2003), “Tản mạn về tín ngưỡng dân gian” Tạp ch Nghiên
cứu Tôn giáo số 2; Nguyễn Tri Nguyên (2004), “Bản chất và đặc trưng tín ngưỡng
dân gian”, Tạp ch Di sản văn hóa số 7; Hồ Bá Thâm (2005), “Tín ngưỡng dân gian
- một số lĩnh vực trong đời sống tâm linh”, Tạp ch Nghiên cứu Tôn giáo số 4; Đỗ

11


thị Minh Thúy (2010), “Biến động của tín ngưỡng dân gian Thăng Long - Hà Nội
và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa hiện nay”, Tạp ch Nghiên cứu Tôn giáo
số 8; Nguyễn Thọ Khang (2013), “Đặc điểm và giá trị văn hóa của tín ngưỡng dân
gian ở Việt Nam”, Tạp ch Nghiên cứu Tôn giáo số 6... Những công trình này trên
đã đưa ra những cách hiểu khác nhau về tín ngưỡng dân gian nói chung, cũng như
những đặc điểm, giá trị và hạn chế của nó đối với xã hội.
Nhìn chung, thông qua các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng nói trên, tác
giả đã kế thừa và vận d ng vào luận án của mình trong việc đưa ra những cách hiểu

cũng như những dấu hiệu đặc trưng của tín ngưỡng. Đó là cơ sở khoa học cho tác
giả sử d ng để luận giải về quan niệm tín ngưỡng với tư cách là một khái niệm công
c để giải quyết các vấn đề liên quan đến m c đích, nhiệm v của luận án.
*Những công trình nghiên cứu về t n ng

ng thờ cúng Tổ tiên

Thờ cúng Tổ tiên là một đề tài được nhiều nhà khoa học nghiên cứu vì tầm
quan trọng và tính phổ biến của nó trong tâm thức tín ngưỡng tôn giáo của người
Việt. Bàn về nguồn gốc hình thành của tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, cho đến nay
vẫn còn nhiều tranh cãi. Chưa có cơ sở chắc chắn để khẳng định rằng, tín ngưỡng
thờ cúng Tổ tiên được hình thành ở trong nước, hay được du nhập từ nước ngoài
vào Việt Nam.
Hà Văn Tăng, Trương Thìn trong công trình “Tín ngưỡng và mê tín” [79]
cho rằng: thờ cúng Tổ tiên của người Việt bắt nguồn từ sự thờ cúng Tổ tiên của
người Hán. Các tác giả chỉ rõ: “thờ cúng Tổ tiên có thể lúc đầu cử hành trong người
Hán, rồi lan sang người Việt. Và đến một thời điểm nào đó thì trở thành phong t c
phổ biến của người Việt” [79, tr.150]. Phủ nhận quan điểm đó, Nguyễn Đăng Duy
trong cuốn “Văn hóa tâm linh” [17] lại cho rằng “việc thờ cúng Tổ tiên của người
Việt đã có cái gốc, cái nền nội sinh chứ không phải do từ Trung Quốc xâm nhập vào
từ nhiều sách báo từ trước tới nay đã khẳng định” [17, tr.181]. Đó cũng là quan
niệm của Lê Như Hoa trong công trình “Tín ngưỡng dân gian Việt Nam” [41]: “…
có một số ý kiến cho rằng, sự thờ cúng Tổ tiên gia tộc ở người Việt được du nhập từ
Trung Quốc. Song sự thật không phải như vậy… sự thờ cúng Tổ tiên của người
Việt có gốc rễ từ sự thờ cúng người chết” [41, tr.109].
Các quan điểm tuy trái ngược nhau, song hầu hết các tác giả đều thống nhất
cho rằng, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của người Việt được hình thành trên cơ sở tâm
linh của con người về thế giới. Nói như Ngô Đức Thịnh trong “Tín ngưỡng và văn
hóa tín ngưỡng ở Việt Nam” [86] thì tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên bắt nguồn từ tín


12


ngưỡng Tô tem, được thể chế hóa, hợp thức hóa nhờ hệ tư tưởng Nho giáo [86, tr.48].
Đó cũng là quan điểm của Nguyễn Đức Lữ trong công trình “Góp phần tìm hiểu tín
ngưỡng dân gian ở Việt Nam” [58], tác giả cho rằng “tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên là
sản phẩm của sự kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản: ý niệm về linh hồn bất tử của người
chết, tổ tiên Tô tem và tổ tiên thật che chở cho gia đình thị tộc ph quyền” [58, tr.74].
Trong công trình “Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của
người Việt ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay” [73], khi bàn đến nguồn gốc, cơ sở hình
thành, tồn tại của tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, Trần Đăng Sinh coi nó là một trong
những loại hình sinh hoạt tín ngưỡng phổ biến của người Việt vùng đồng bằng Bắc
bộ, sự ra đời của nó là do phương thức sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước quyết
định. Cùng với đó yếu tố xã hội, kết cấu tổ chức làng - nước cũng có ảnh hưởng
không nhỏ đến tín ngưỡng dân gian vùng đồng bằng Bắc bộ.
Bàn về bản chất của tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, trong công trình “Nếp cũ Tín ngưỡng Việt Nam” [5], Toan Ánh viết: “thờ ph ng Tổ tiên không phải là một
thứ tôn giáo… mà là lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với người đã
khuất” [5, tr.23-24]. Đó cũng là quan điểm của Ngô Đức Thịnh trong “Tín ngưỡng
và văn hóa tín ngưỡng Việt Nam” [86] cho rằng “thờ cúng Tổ tiên là một tín
ngưỡng dân gian của dân tộc có nguồn gốc từ xa xưa và mang đạo lý nhân ái uống
nước nhớ nguồn” [86, tr.67]. Nguyễn Đức Lữ trong “Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng
dân gian ở Việt Nam” [58] lại cho rằng “về bản chất tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên là
một hiện tượng xã hội có tính phổ biến” [58, tr.68]. Hay trong công trình “Những
khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt vùng đồng
bằng Bắc bộ hiện nay” [73], qua việc phân tích nguồn gốc, Trần Đăng Sinh rút ra
bản chất của tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên là “một bộ phận của ý thức xã hội, là một
loại hình tín ngưỡng dân gian được hình thành từ thời nguyên thủy với niềm tin
thiêng liêng rằng, tổ tiên đã chết sẽ che chở, phù giúp con cháu” [73, tr.57]. Như
vậy, có thể nhận thấy, hầu hết các tác giả đều thống nhất cho rằng, bản chất của tín
ngưỡng thờ cúng Tổ tiên là một hiện tượng xã hội, có tính phổ biến dựa trên cơ sở

niềm tin tâm linh của con người, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, đạo Hiếu.
Bàn về các hình thức thờ cúng Tổ tiên ở nước ta, trong đó có tín ngưỡng thờ
cúng Tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ, hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra
rằng: có hai hình thức cơ bản về thờ cúng Tổ tiên của người Việt là thờ cúng trong
phạm vi gia đình và thờ cúng phạm vi đất nước. Đó là quan điểm của tác giả Lê
Như Hoa, Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Đức Lữ, Trần Ngọc Thêm. Trong công trình

13


“Tín ngưỡng dân gian Việt Nam” [41], Lê Như Hoa chỉ rõ, tín ngưỡng thờ cúng Tổ
tiên bên cạnh là sự thờ ph ng trong gia tộc mà còn được thể hiện ở hình thái thờ tổ
tiên cộng đồng [41, tr.113]. Trong công trình “Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng
Việt Nam” [86], Ngô Đức Thịnh cũng cho rằng, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của
người Việt có hai hình thức là thờ cúng Tổ tiên trong gia đình, dòng tộc và thờ cúng
Tổ tiên ở phạm vi quốc gia (Lễ giỗ Tổ Hùng Vương) [86, tr.68-79]. Bên cạnh đó,
trong công trình “Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian Việt Nam” [58], Nguyễn
Đức Lữ nhận định, thờ cúng Tổ tiên được thể hiện dưới ba hình thức: gia đình, làng
xã và đất nước [58, tr.91].
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng Tổ
tiên của học giả nước ngoài hoặc nhìn nhận tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên trong
bối cảnh đời sống hiện nay như:
“Leopold Cadiere - văn hóa, tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt”
[43] (bản dịch Đỗ Trinh Huệ). Leopold Cadiere viết,
Tổ tiên ông bà không hiện diện giữa gia đình một cách th động mà là
hành động thực sự. Thông thường thì các ngài thi thố ảnh hưởng mang
phúc lợi cho các thành viên còn sống của gia đình một khi các bổn phận
hiếu thảo của con cháu đối với họ được chu toàn. Và như vậy, các tổ tiên
sau khi đã được dâng cúng đầy đủ những vật d ng cần thiết họ sẽ an lòng,
thanh thản và bày tỏ sự hiện diện của mình bằng cách đổ tràn an lộc trên

con cháu [43, tr.61].
“Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên trong xã hội đương đại” [111] của nhiều tác
giả, trong đó tổng hợp ý kiến, nghiên cứu của nhiều tác giả, đưa ra những điểm mới
trong việc thờ cúng Tổ tiên của xã hội đương đại có ý nghĩa với nhiều dân tộc,
nhiều quốc gia trên thế giới. Các tác giả cho rằng, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên là
một thành tố văn hóa có giá trị đặc biệt, thể hiện thái độ hướng về cội nguồn của
mỗi con người, mỗi dân tộc. Ở Việt Nam, trong gia đình thờ cúng Tổ tiên là một tín
ngưỡng chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, giúp con người đi qua những thử
thách cam go, tạo ra sự thành công của bản thân, gia đình. Các tác giả đã đề cập đến
việc thờ cúng Tổ tiên gắn liền với vấn đề giáo d c trong gia đình, giáo d c chữ
Nhân, Hiếu, Lễ, Tâm. Có thể nói việc thờ cúng Tổ tiên có vai trò rất quan trọng, có
tác d ng đặc biệt trong giáo d c nhân cách và hành vi ứng xử cho các thành viên trong
gia đình.

14


Như vậy, trên cơ sở khảo sát các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ
cúng Tổ tiên của người Việt nói chung, trong đó có tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của
người Việt ở đồng bằng Bắc bộ, là cơ sở khoa học cho tác giả luận án tìm hiểu về
nguồn gốc, quá trình hình thành, bản chất và các hình thức thờ tự của tín ngưỡng
thờ cúng Tổ tiên ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Khi bàn về nguồn gốc hình thành hầu
hết các tác giả đều cho rằng, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên bắt đầu từ quan niệm vạn
vật đều có linh hồn, từ hình thức sơ khai của tín ngưỡng Tô tem cho đến khi nó
được hợp thức hóa nhờ vào sự ảnh hưởng của Nho giáo. Hình thức cũng như nội
dung sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của người Việt có sự khác biệt so với
tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của người Trung Quốc. Và do vậy, tác giả luận án cũng
đồng quan điểm với các tác giả Nguyễn Đăng Duy, Lê Như Hoa, Ngô Đức Thịnh
cho rằng, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của người Việt là tín ngưỡng nội sinh, bắt
nguồn từ cội rễ văn hóa truyền thống của dân tộc, có sự giao thoa, ảnh hưởng qua lại

với những tín ngưỡng, tôn giáo khác trong sự tồn tại của nó.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã đề cập dưới các góc độ khác
nhau về tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của người Việt ở
đồng bằng Bắc bộ nói riêng. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà những giá trị đạo đức,
văn hóa có những biểu hiện bị xâm hại dẫn đến tình trạng bị suy thoái thì việc
nghiên cứu tín ngưỡng và những giá trị của nó đối với người Việt là vấn đề lâu dài
cần tiếp t c được nghiên cứu để phát huy những giá trị, hạn chế mặt tiêu cực góp
phần phát triển nền tảng văn hóa, tinh thần của dân tộc. Tất cả những công trình
nghiên cứu trên đã dựng lên một bức phông nền cơ bản về tín ngưỡng và tín ngưỡng
thờ cúng Tổ tiên của người Việt Nam. Qua việc khảo sát các công trình nghiên cứu
có thể nhận thấy, các tác giả đều thừa nhận tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên là một loại
hình tín ngưỡng dân gian phổ biến của người Việt, trong đó có người Việt ở đồng
bằng Bắc bộ. Có thể nói, kết quả nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của các
nhà khoa học đi trước là cơ sở khoa học để tác giả luận án tiếp t c nghiên cứu, khái
quát về tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên ở đồng bằng Bắc bộ, làm cơ sở cho việc nghiên
cứu giá trị của đạo Hiếu ẩn chứa trong loại hình tín ngưỡng tiêu biểu này.
*Những công trình nghiên cứu về t n ng

ng thờ Thành hoàng

Tín ngưỡng Thành hoàng là mảng đề tài nhận được nhiều sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu, có khá nhiều công trình tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau
như Tôn giáo học, Triết học, Sử học, Văn hóa học, Khảo cổ học, Dân tộc học, Mỹ
học,... đã nghiên cứu tín ngưỡng Thành hoàng ở Việt Nam.

15


Bàn về nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Thành hoàng, hầu hết các tác giả đều cho
rằng, Thành hoàng ở nước ta nói chung đều có nguồn gốc sâu xa và có ảnh hưởng từ

thờ cúng Thành hoàng ở Trung Quốc, song có sự khác biệt. Có thể kể đến công trình
“Tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam” [38] của Nguyễn Duy Hinh. Tác giả chỉ rõ, tín
ngưỡng thờ Thành hoàng làng ở nước ta có nguồn gốc sâu xa từ Trung Quốc, song khi
du nhập vào nước ta, nó có sự biến thể rõ rệt: “rõ ràng trong Thành hoàng Việt Nam có
hai dòng riêng biệt. Một dòng mang đậm gần nguyên xi mô hình Đường - Minh: hệ
thống Thành hoàng cả nước, tỉnh, huyện… dòng thứ hai là Thành hoàng - Làng. Đó là
chủ thể phản ánh bản chất tư duy tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam” [38, tr.97]. Đó cũng
là quan điểm của ông trong bài viết “Thần làng và Thành hoàng” [39], ông chỉ rõ:
Thành hoàng là một khái niệm Hán, các triều đại phong kiến nước ta đã tiếp thu khái
niệm đó. Nhưng Thành hoàng Việt Nam khác Thành hoàng Hán. Đó cũng là quan
điểm của Phan Kế Bính khi nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Thành hoàng thể hiện trong
“Việt Nam phong t c” [10], Ông cho rằng:
Xét về t c thờ Thành hoàng này từ đời Tam Quốc trở về đã có, nhưng ngày xưa
nhà vua nhân có việc cầu đảo gì mới thiết đàn cúng tế mà thôi, đến đời nhà
Đường, Lý Đức D làm tướng mới bắt đầu lập miếu Thần hoàng ở Thành Đô,
đến nhà Tống, nhà Minh, thiên hạ đâu đâu cũng có lập miếu thờ [10, tr.96].
Ngô Đức Thịnh trong công trình “Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng Việt
Nam” [86] cho rằng: “cùng mang tên Thành hoàng, nhưng ở Trung Quốc là vị
thần của thành trì, thành thị mà nổi tiếng nhất là Thành hoàng của Thượng Hải,
phổ biến nhất ở Trung Quốc từ thời Đường - Tống; còn ở Việt Nam, Thành hoàng
là vị thần của mỗi làng xã, trong khi đó làng, thôn của Trung Quốc chỉ thờ các
Thổ Thần” [86, tr.92]. Ông cũng chỉ ra rằng, đây là một loại hình tín ngưỡng bị
“phong kiến hóa” do có sự ảnh hưởng của Nho giáo và nhiều tôn giáo khác. Đó
cũng là quan điểm của Nguyễn Đức Lữ trong công trình “Góp phần tìm hiểu tín
ngưỡng dân gian Việt Nam” [58] khi cho rằng, tín ngưỡng Thành hoàng “là một
phạm trù chỉ một thứ thần linh bảo hộ thành trì mang đậm nét Trung Hoa ở xã
thôn Việt Nam, tín ngưỡng thờ Thành hoàng đã trở thành một tín ngưỡng mang
tính cộng đồng chung của làng xã người Việt, một thứ thần linh không chỉ có công
hộ quốc mà còn bảo dân” [58, tr.125].
Không đồng tình với quan điểm nêu trên, trong “Thờ ph ng Thành hoàng làng

ở đồng bằng Bắc bộ” [45], Vũ Ngọc Khánh cho rằng: “có lẽ vài người đã có ý nghĩ
việc thờ Thành hoàng ở Việt Nam là quan niệm của Trung Quốc. Thực ra thì không

16


hoàn toàn như thế… vị đầu tiên là Tô Lịch, ông là người bản địa... lần đầu tiên Việt
Nam có Thành hoàng mà đây là Thành hoàng do nhà cầm quyền Trung Quốc tôn
phong và chỉ định…việc thờ Thành hoàng làng theo kiểu Trung Quốc đã được áp đặt ở
Việt Nam” [45, tr.53]. Đó cũng là quan điểm của Nguyễn Đăng Duy trong “Các hình
thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam” [19], khi cho rằng:
Việt Nam không hề có thần Thành hoàng của người Việt (kinh). Thành hoàng là
của Trung Hoa do tầng lớp phong kiến Trung Hoa áp đặt và do tầng lớp phong
kiến Việt Nam tiếp thu để thờ tế ở kinh đô và ở các lỵ sở chính quyền cấp tỉnh,
với nghĩa là thần bảo vệ thành và hào. Ở kinh đô gọi là miếu Đô thành hoàng, ở
các tỉnh gọi là miếu Thành hoàng… Thành hoàng Việt Nam không hề do vua
ban xuống, vua chỉ ban tước cho thần lập ấp, đã được dân hình thành thờ cúng
từ trước [19, tr.97-98].
Và như vậy, theo ông, Việt Nam chúng ta, trong đó có đồng bằng Bắc bộ, chỉ
có tín ngưỡng thờ thần, mà c thể là thần làng xã, vì nó gắn liền với cấu trúc NhàLàng-Nước.
Bàn về quá trình hình thành tín ngưỡng Thành hoàng, trong “Việt điện U
linh tập” [114] (Lý Tế Xuyên do Lê Hữu M c dịch), cho biết năm 823 viên đô hộ
Giao Châu Lý Nguyên Gia xây La Thành đã phong thần Tô Lịch làm Thành hoàng,
dựng đền thờ [114, tr.73-74]. Qua nghiên cứu đó cho thấy, tín ngưỡng Thành hoàng
chính thức được triều đình xác lập từ ấy, là điều kiện đầu tiên để sau này, tín
ngưỡng thờ Thành hoàng được phát triển mở rộng. Trong “Lĩnh Nam Chích Quái”
[67], Trần Thế Pháp cho biết, khi Lý Thái Tổ cho xây dựng thành Thăng Long
xong, phong thần cho Long Đỗ là Thăng Long Thành hoàng Đại Vương [67,
tr.210]. Trong “Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam” [19], Nguyễn Đăng
Duy cũng chỉ ra rằng, tín ngưỡng Thành hoàng của nước ta được hình thành rõ nét

nhất trong thời kỳ phong kiến [19, tr.94-95]. Như vậy, qua các nghiên cứu trên có
thể nhận thấy, tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở nước ta xuất hiện từ rất sớm, nó là
một sự biến thể, giao thoa với tín ngưỡng thờ Thành hoàng của Trung Quốc. Nói
như các nhà nghiên cứu, tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở nước ta bị Hoa hóa, song
vẫn giữ được bản sắc riêng, là sự thể hiện bản chất tư duy tôn giáo của người Việt.
Bàn về đối tượng thờ tự trong tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tính cho đến thời
điểm hiện tại, có rất nhiều công trình đề cập tới. Theo Phan Kế Bính trong “Việt
Nam phong t c” [10], ông chỉ rõ có hai đối tượng thờ tự trong tín ngưỡng Thành
hoàng là Phúc thần và Tà thần. Phúc thần được chia thành thượng đẳng thần, trung

17


đẳng thần, hạ đẳng thần. Còn Tà thần là thờ bậy bạ như thờ thần bán lợn, thần trẻ
con, thần ăn xin... [10, tr.92-93]. Với ý nghĩa tượng tự như vậy, trong “Tín ngưỡng
và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam” [86], Ngô Đức Thịnh chỉ rõ, diện mạo thờ
Thành hoàng ở đồng bằng Bắc bộ đa dạng và phong phú như chính đời sống của
người dân. Đó là việc thờ tự các vị Thành hoàng có nguồn gốc từ Thiên thần và
nguồn gốc Nhân thần” [86, tr.96]. Như vậy, có thể nhận thấy rằng, quan điểm về đối
tượng thờ tự Thành hoàng của các nhà nghiên cứu chỉ ra là khác nhau, song đều có
điểm chung nhất định đó là có hai đối tượng thờ tự chủ yếu. Thứ nhất là thờ các vị
thần có nguồn gốc rõ ràng, được vua tước phong. Thứ hai là thờ các vị thần không
rõ nguồn gốc hoặc do nhân dân sáng tạo ra và thổi cho họ sức mạnh của thần.
Bên cạnh các công trình bàn về tín ngưỡng thờ Thành hoàng của người Việt,
trong đó có vùng đồng bằng Bắc bộ, còn có các công trình xuất bản dưới dạng các
bài báo như: Nguyễn Duy Hinh (2004), “Thần làng và Thành hoàng”, Tạp ch Di
sản văn hóa, số 9; Đỗ Thị Minh Thúy (2010), “Biến động của tín ngưỡng Thăng
Long - Hà Nội và ảnh hưởng của nó trong đời sống văn hóa đô thị hiện nay”, Tạp
ch Nghiên cứu Tôn giáo, số 8; Đinh Khắc Thuân (2014), “Thờ cúng Thành hoàng
Việt Nam qua tài liệu Hán Nôm”, Tạp ch Nghiên cứu Tôn giáo, số 4; Nguyễn Đức

Lữ (2000), “Tín ngưỡng Thành hoàng và thờ vua Hùng ở Việt Nam”, Tạp ch Sinh
hoạt lý luận; Nguyễn Minh Tường (2013), “Tín ngưỡng thờ Thành hoàng trong các
làng xã Việt Nam”, Tạp ch Khoa học xã hội, số 10…
Như vậy, trên cơ sở khảo sát những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ
Thành hoàng của người Việt nói chung, trong đó có người Việt vùng đồng bằng
Bắc bộ, là cơ sở khoa học cho tác giả luận án khái lược về nguồn gốc, quá trình
hình thành, các hình thức thờ tự của tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở đồng bằng Bắc
bộ. Hầu hết, các nhà khoa học đều cho rằng, tín ngưỡng thờ Thành hoàng trở thành
hệ thống và phát triển mở rộng từ khi giao thoa văn hóa với Trung Quốc. Chính vì
vậy, các vị thần ở nước ta mang tên gọi Thành hoàng theo nghĩa Hoa hóa. Tuy
nhiên, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, tín ngưỡng thờ Thành hoàng của người Việt
có điểm khác biệt cơ bản là Thành hoàng là vị thần bản mệnh của cộng đồng làng
xã, đó chính là yếu tố làm nên bản sắc trong tư duy tín ngưỡng tôn giáo của người
Việt. Những nghiên cứu đó là cơ sở khoa học để tác giả luận án góp phần tiếp t c
nghiên cứu, khái quát về tín ngưỡng thờ Thành hoàng của người Việt ở đồng bằng
Bắc bộ với tư cách là một trong những tín ngưỡng dân gian phổ biến và đặc trưng
của vùng.

18


×