Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (giai đoạn 1995 - 2005) : Luận văn ThS. Quốc tế học: 60 31 40

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.81 MB, 153 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA QUỐC TẾ HỌC
----- ***----BÙI THANH LONG

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA
KỲ
(GIAI ĐOẠN 1995-2005)
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60.31.40

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.Đỗ Sơn Hải

HÀ NỘI - 2008


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
Trang
Phần mở đầu

1
Chương 1
Một số nét kháI quát về quan hệ thương mại việt nam – hoa kỳ
trước bình thường hoá


1.1.

Bối cảnh thế giới

4

1.2.

Quan hệ Việt – Mỹ từ trước đến 1995

7

1.3.

Nhu cầu của hai nước đối với thị trường của nhau

12

1.3.1.

Lợi ích của Việt Nam

12

1.3.1.1.

Lợi ích Kinh tế

12


1.3.1.2.

Lợi ích Chính trị

14

1.3.2.

Lợi ích của Mỹ

15

1.3.2.1.

Lợi ích Kinh tế

15

1.3.2.2.

Lợi ích Chính trị

17
Chương 2

Q trình phát triển quan hệ thương mại Việt – Mỹ (1995 –
2005)
2.1.

Quan hệ thương mại xuất – nhập khẩu


21

2.1.1.

Xuất khẩu

21

2.1.1.1.

Mở rộng quy mô và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng giá trị xuất
21


khẩu
2.1.1.2.

Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam theo
hướng nâng cao tỷ trọng chế biến

25

2.1.1.3.

Đẩy nhanh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam

29

2.1.2.


Nhập khẩu

33

2.1.2.1.

Góp phần ổn định thị trường nhập khẩu của Việt Nam

33

2.1.2.2.

Phát triển cơ cấu hàng nhập khẩu theo hướng phù hợp với
chiến lược “thay thế nhập khẩu hướng ra xuất khẩu”

37

2.2.

Quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

43

2.2.1.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ tại Việt Nam

43


2.2.1.1.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ đã đăng ký

44

2.2.1.2.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ đã thực
hiện

2.2.1.3.

46

Đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ vào Việt
Nam từ năm 2003 đến giữa năm 2006

48

2.2.1.4.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ theo từng lĩnh vực

51

2.2.1.5.

Đầu tư trực tiếp nước ngồi của Hoa Kỳ theo hình thức và địa
điểm đầu tư


54

2.2.2.

Đầu tư nước ngồi gián tiếp tại Việt Nam

57

2.2.2.1.

Tình hình đầu tư nước ngồi gián tiếp vào Việt Nam

57

2.2.2.2.

Vai trò quan trọng của đầu tư gián tiếp của Hoa Kỳ

61

2.3.

Vấn đề nổi lên trong quan hệ thương mại Việt – Mỹ 1995 2005

63

2.3.1.

Tranh chấp trong quan hệ Việt – Mỹ


63

2.3.1.1.

Vụ kiện cá Tra, cá Basa

64


2.3.1.2.

Vụ kiện bán phá giá Tôm

65

2.3.1.3.

Tranh chấp trong lĩnh vực Dệt May

67

2.3.2.

Sở hữu Trí tuệ

67

2.3.3.


Quy chế PNTR

69

3.1.

Chương 3
Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
Những nhân tố tác động đến sự phát triển quan hệ thương
mại Việt Nam – Hoa Kỳ

73

3.1.1.

Những nhân tố chung

73

3.1.2.

Nhân tố Việt Nam

79

3.1.2.1.

Việt Nam gia nhập WTO

80


3.1.2.2.

Việt Nam giành được quy chế thương mại bình thường vĩnh
viễn (PNTR)

3.1.2.3.

Việt Nam khai thác vị thế thành viên WTO và PNTR trong
quan hệ kinh tế với Mỹ

3.1.2.4.

88

Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ với những tác
động tích cực

3.1.2.5.

87

92

Những điểm sáng nổi bật trong nền kinh tế Việt Nam và triển
vọng năm 2007

95

3.1.3.


Nhân tố Mỹ

100

3.1.3.1.

Chính sách đối ngoại của Mỹ

100

3.1.3.2.

Triển vọng nền kinh tế Mỹ

102

3.2.

Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt – Mỹ

104

3.3.

Những giải pháp giúp doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập

3.3.1.

thành cơng thị trường Mỹ


110

Những khó khăn, thách thức

110


3.3.2.

Nhóm giải pháp giúp doanh nhân Việt Nam thâm nhập tốt
thị trường Mỹ

115

3.3.2.1.

Nhóm giải pháp từ phía Nhà nước

115

3.3.2.2.

Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp

117

3.3.3.

Những giải pháp khác nhằm thực hiện được mục tiêu đã đề

ra

122

KẾT LUẬN

124

TÀI LIỆU THAM KHẢO

i

PHỤ LỤC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ ẢNH MINH HOẠ

I


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
AFTA

ASEAN Free Trade Area: Khu vực tự do mậu dịch ASEAN

AIG

American International Group: Tập đoàn quốc tế Mỹ

APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu
Á - Thái Bình Dương


ASEAN

Association of South East Asian Nations: Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á

BTA

Bilateral Trade - Agreement: Hiệp định thương mại song phương

CFA

Catfish Farmer of America: Hiệp hội các chủ trại cá da trơn Mỹ

CNĐQ

Chủ nghĩa đế quốc

DOC

Department of Commerce: Bộ Thương mại Mỹ

ECB

European Central Bank: Ngân hàngTrung ương Châu Âu

EU

European Union: Liên minh Châu Âu


Eximbank Ngân hàng Xuất Nhập khẩu
FDA

Food and Drug Administration: Cơ quan quản lý an toàn thực
phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ

FDI

Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FED

Federal Reserve System: Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ

GATT

General Agreement on Tariffs and Trade: Hiệp định chung về thuế
quan mậu dịch

GDP

Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội

IBM

International Business Machines: Tập đồn cơng nghệ máy tính đa
quốc gia

IMF


International Monetary Fund: Quỹ tiền tệ quốc tế

MFN

Most Favored National Treatment: Quy chế tối huệ quốc

MIA

Missing In Action: Quân nhân Mỹ bị mất tích trong chiến tranh


NABE

National Association For Business Economics: Hiệp hội các nhà
kinh tế và kinh doanh quốc gia

NAFTA

North American Free Trade Agreement: Khu vực mậu dịch tự do
Bắc Mỹ

NICs

New Industrial Countries: Các nước công nghiệp mới

NME

Non-Market Economic Country: Nước phi kinh tế thị trường

NT


National Treatment: Đối xử quốc gia

NTR

Normal Trade Regulations: Quy chế quan hệ thương mại bình
thường

ODA

Official Development Assistance: Viện trợ phát triển chính thức

OECD

Organisation for Economic Co-operation and Development: Tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế

OPIC

Overseas Private Investment Corporation: Tổ chức đầu tư tư nhân
hải ngoại

PNTR

Permanent Normal Trade Regulations: Quy chế Thương mại bình
thường vĩnh viễn

POW

Prisoner of War: Tù nhân chiến tranh


SAARC

South Asian Association for Regional Cooperation: Khu vực hợp
tác kinh tế Nam Á

SSA

South Shrimp Association of America: Liên minh Tôm miền Nam
nước Mỹ

TBCN

Tư bản chủ nghĩa

TRIMs

Trade-Related Investment Measures: Hiệp định về các biện pháp
đầu tư liên quan đến thương mại

TRIPs

Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights: Hiệp định về
các phương diện liên quan đến thương mại của các quyền tài sản trí
tuệ


USAID

United States Agency for International Development: Cơ quan viện

trợ phát triển của Hoa Kỳ

USD

Đồng đôla Mỹ

USITC

U.S International Trade Commission: Uỷ ban thương mại quốc tế
Hoa Kỳ

VASEP

Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers: Hiệp hội
chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

VND

Việt Nam đồng

WB

World Bank: Ngân hàng Thế giới

WEF

World Economic Forum: Diễn đài Kinh tế thế giới

WIPO


World Intellectual Property Organization: Tổ chức bảo hộ trí tuệ
thế giới

WTO

World Trade Organization: Tổ chức Thương mại thế giới

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích của đề tài
Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Hoa Kỳ được thiết lập ngày
12/07/1995. Mười năm chưa phải là dài, nhưng trong quãng thời gian đó quan
hệ hai nước ngày càng được cải thiện và phát triển. Cùng với sự phát triển của
quan hệ ngoại giao là sự phát triển của quan hệ thương mại, đầu tư. Từ sự hợp
tác ban đầu còn nhỏ lẻ, bó hẹp trong vấn đề nhân đạo, quan hệ hai nước đã
mở rộng sang các lĩnh vực kinh tế thương mại, chính trị, giáo dục, y tế, khoa
học - công nghệ… và cả những lĩnh vực chưa từng có trong lịch sử quan hệ
hai nước như tiếp xúc quốc phòng, chống khủng bố, ma tuý, tội phạm xuyên
quốc gia… Gần đây, hai bên đang trao đổi những biện pháp nhằm đưa quan
hệ hai nước lên bước phát triển mới, hướng tới xây dựng mối quan hệ hợp tác
ổn định lâu dài. Trong quan hệ hai nước, hợp tác thương mại và đầu tư luôn là
lĩnh vực trọng tâm và cũng là lĩnh vực đạt được nhiều kết quả nhất. Hiệp định
thương mại Việt - Mỹ được ký kết vào tháng 7/2000 và có hiệu lực vào tháng
12/2001 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác
kinh tế - thương mại và đầu tư giữa hai nước. Ngoài ra, hai bên đã ký một loạt
thoả thuận và hiệp định kinh tế như Hiệp định Dệt may (2003), Hiệp định

Hàng không (2003), thư thoả thuận về Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam, Thoả
thuận về hệ thống cấp Visa điện tử cho hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ… và
đang trao đổi, đàm phán tiến tới ký kết hiệp định khung về Hợp tác kinh tế kỹ thuật, Hiệp định Hàng hải…
Kim ngạch buôn bán hai chiều đạt khoảng 6 tỷ USD năm 2004 tăng
gấp 4 lần so với năm 2001, khi Hiệp định thương mại song phương chưa có
hiệu lực. Về đầu tư, cho đến nay (2005), Mỹ đã có 266 dự án tại Việt Nam
với tổng trị giá khoảng 2 tỷ USD, trong đó 219 dự án trị giá 1,3 tỷ USD đang
cịn hiệu lực. Nếu tính cả đầu tư của các cơng ty Mỹ qua nước thứ 3 thì con số
này đạt khoảng 2,6 tỷ USD [50; tr.6]. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, Hoa

1


Kỳ là nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất Thế Giới trong khi đó Việt Nam
là nước có nền kinh tế đang phát triển. Những con số nêu ở trên chưa phản
ánh đúng tiềm năng của hai bên. Để giúp người đọc có được cái nhìn bao qt
hơn, hiểu biết hơn về mối quan hệ này, tác giả đã chọn đề tài Quan hệ thương
mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ giai đoạn 1995 – 2005.
Luận văn được thực hiện với mục đích đánh giá hoạt động thương mại
xuất nhập khẩu và đầu tư giữa hai bên, đồng thời dự đoán triển vọng của sự
hợp tác thương mại hai nước trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu này,
tác giả đề ra những nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Phân tích, đánh giá những nhân tố chủ yếu tác động đến quan hệ
thương mại - đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ trong giai đoạn 1995 -2005.
2. Đánh giá quá trình vận động và phát triển quan hệ thương mại, đầu tư
giữa Việt Nam - Hoa Kỳ sau 10 năm bình thường hố.
3. Trên cơ sở một số khả năng thay đổi có ảnh hưởng tới quan hệ thương
mại hai nước, dự báo triển vọng phát triển của mối quan hệ thương
mại song phương này. Đồng thời cũng mạnh dạn đề ra một số giải
pháp nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa

Kỳ.
2. Giới hạn của đề tài
Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ là mảng đề tài lớn và hết sức
phức tạp. Nó bao gồm quan hệ thương mại hàng hố, đầu tư, dịch vụ và sở
hữu trí tuệ. Trong phạm vi của bài luận văn do thời lượng có hạn, tác giả chỉ
tập trung nghiên cứu quan hệ thương mại liên quan đến xuất nhập khẩu và
đầu tư giữa hai nước trong giai đoạn 1995 - 2005, 10 năm sau khi hai nước
bình thường hố quan hệ và thiết lập quan hệ ngoại giao.
3. Nguồn tài liệu
Cho đến nay, đã có một số nhà nghiên cứu viết về quan hệ Mỹ - Việt,
trong đó phải kể đến cuốn sách “Việt Nam - Hoa Kỳ quan hệ thương mại và
đầu tư” nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004 của Giáo sư, tiến sĩ

2


Nguyễn Thiết Sơn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Châu Mỹ; Cuốn sách “Quan
hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ” của Tiến sĩ Đỗ Đức Định, Viện Kinh tế
Thế giới, cùng nhiều bài viết ở lĩnh vực thương mại đầu tư khác trên các báo,
tạp chí, các dự án của các tổ chức trong và ngoài nước – Dự án Star phối hợp
cùng CIEM “Đánh giá tác động kinh tế của hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ” - Báo cáo kinh tế năm 2003…
Trong q trình hồn thành luận văn này, tác giả dựa trên phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu
như: phân tích - tổng hợp, thống kê - so sánh, dự báo v.v…
4. Đóng góp của luận văn
-

Luận văn hệ thống hoá một cách tổng quát quan hệ thương mại Xuất Nhập khẩu và Đầu tư giữa Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1995 – 2005.

-


Phân tích các yếu tố tác động đến mối quan hệ này, trên cơ sở đó đưa ra
quan điểm mới và các lợi thế so sánh.

-

Nhận định xu hướng phát triển và kiến nghị các giải phát thúc đẩy sự phát
triển hơn nữa quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ.

-

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người
làm công tác nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động thực tiễn lên quan đến
quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ.

5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia làm ba chương:
Chƣơng 1: Một số nét khái quát về quan hệ thương mại Việt Nam –
Hoa Kỳ trước bình thường hố
Chƣơng 2: Q trình phát triển quan hệ thương mại Việt – Mỹ trong
giai đoạn 1995 - 2005
Chƣơng 3: Những nhân tố tác động và triển vọng của sự phát triển
quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ cịn hạn chế, điều kiện
thời gian và nguồn tài liệu tiếp cận cịn ít cho nên luận văn không tránh khỏi

3


thiếu sót. Kính mong các thầy cơ giáo cùng các bạn tham gia đóng góp ý kiến

để tác giả có được cái nhìn bao quát hơn, sâu sắc hơn về vấn đề nghiên cứu.
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM - HOA KỲ TRƢỚC BÌNH THƢỜNG HÓA
1.1. Bối cảnh thế giới
Trật tự thế giới cũ trước thập kỷ 90 là một trật tự đối đầu giữa hai hệ
thống XHCN – TBCN do Xô - Mỹ lãnh đạo và chi phối quan hệ quốc tế.
Quan hệ kinh tế, chính trị diễn ra trong phạm vi rất hẹp và thực chất nhằm
kiềm chế lẫn nhau hơn là thúc đẩy quá trình hợp tác. Các nước XHCN đã xem
hầu hết các hình thức quan hệ kinh tế với các nước TBCN từ thương mại đến
đầu tư đều là công cụ của CNĐQ nhằm chống phá hệ thống XHCN mà các
cơng ty xun quốc gia là những tên lính xung kích, cịn các nước TBCN đã
thực hiện chính sách bao vây cấm vận toàn diện với các nước XHCN. Giữa
hai hệ thống này chỉ cịn phát triển chút ít các quan hệ thương mại, tín
dụng… Thế giới dường như bị chia đôi về quan hệ kinh tế quốc tế. Sự sụp đổ
của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu năm 1991 đã làm đảo lộn cục diện
thế giới và đời sống chính trị – kinh tế quốc tế. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ
muốn thiết lập cơ chế “một cực” nhưng không thành do Mỹ cũng gặp nhiều
khó khăn về kinh tế – xã hội. Do đó, trong quan hệ quốc tế đã nảy sinh và
phát triển xu thế đa phương hoá, đa dạng hoá với sự tham gia của nhiều nước,
nhiều trung tâm. Về mặt kinh tế, thế giới trở thành một thị trường, vận động
theo các quy luật khách quan của nó và các nước dù là phát triển hay đang
phát triển đều coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, có ý nghĩa quyết
định tới việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của mình. Do đó, các quốc gia
đều cần có mơi trường hồ bình, ổn định để có thể tập trung phát triển kinh tế.
Chính vì vậy, xu thế hồ bình, hợp tác để phát triển đã xuất hiện trong những

4



năm cuối thế kỷ 20 tuy vẫn còn tồn tại nguy cơ của các cuộc xung đột sắc tộc
và tôn giáo, các cuộc chiến tranh biên giới, nạn khủng bố, đe doạ sự ổn định
của khu vực và thế giới. Phần chi phí quốc phịng trong tổng GDP của thế
giới đã giảm từ 7,5% năm 1971 xuống còn 3,3% năm 1996. Nhân tố kinh tế
ngày càng có vị trí quan trọng trong quan hệ quốc tế và là động lực quan
trọng thúc đẩy các mối quan hệ quốc tế hiện nay.
Cùng với sự chấm dứt chiến tranh lạnh, cuộc cách mạng cơng nghiệp lần
3 (cịn gọi là cách mạng tin học) là một trong những động lực thúc đẩy mạnh
mẽ q trình tồn cầu hố và khu vực hố. Hai cuộc cách mạng công nghiệp
trước đã đưa đến sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất thế giới, còn
cuộc cách mạng tin học đã tạo ra mạng lưới thông tin hiện đại, làm cho sự
trao đổi và thông tin lẫn nhau giữa các quốc gia này càng trở nên dễ dàng và
thuận tiện. Chính vì thế, hoạt động thương mại và đầu tư đã có thể phát triển
rộng khắp đến những khu vực khác nhau trên thế giới và sự quốc tế hố sản
xuất làm cho tính tuỳ thuộc vào nhau, bổ sung lẫn nhau của nền kinh tế các
nước trở nên sâu sắc hơn, đi đôi với nó là sự cạnh tranh gay gắt và nguy cơ tụt
hậu. Vì vậy, các nước cần phải liên kết kinh tế từ cấp độ khu vực như Diễn
đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Liên minh Châu Âu
(EU), Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), tới cấp độ tồn cầu, điển
hình là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Khơng nước nào có thể đứng
một mình biệt lập mà lại phát triển được, nước phát triển nhất như Mỹ cũng
đã tham gia khối NAFTA, APEC, đồng thời có quan hệ hợp tác với tất cả các
trung tâm kinh tế khác. Nước đông dân nhất thế giới như Trung Quốc cũng đã
tham gia APEC và có quan hệ đối tác chiến lược với các trung tâm kinh tế
khác. Các nước nhỏ hơn càng phải tham gia tích cực và ưu tiên hơn các quan
hệ của họ với các trung tâm kinh tế. Các quốc gia tham gia vào các tổ chức
kinh tế quốc tế đều phải điều chỉnh thể chế của mình để tuân thủ nguyên tắc
của các định chế đó. Chẳng hạn WTO quy định các nước thành viên phải có

5



lộ trình bãi bỏ hàng rào phi quan thuế, giảm dần thuế quan, đãi ngộ quốc gia
đối với các công ty nước ngoài…và các nước thành viên buộc phải đổi mới
các thể chế của mình để thích ứng với những quy định trên chứ khơng thể
ngược lại. Ngồi sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, quá trình tồn cầu
hố kinh tế cũng đã làm cho thương mại quốc tế phát triển nhanh chóng.
Trong thập kỷ 90, tốc độ phát triển thương mại quốc tế còn nhanh hơn tốc độ
phát triển của nền kinh tế thế giới (năm 1994, kinh tế thế giới tăng 4% trong
khi thương mại quốc tế tăng 8%). Chu chuyển buôn bán tiền tệ trong một
ngày đã lên tới 1500 tỷ USD, gấp hơn 100 lần khối lượng bn bán hàng hố.
Thương mại điện tử phát triển đã rút ngắn được thời gian lưu thơng và giảm
chi phí lưu thơng hàng hố. Thị trường hàng công nghệ cao phát triển mạnh,
thị trường các hàng hoá truyền thống tăng trưởng chậm hơn và các nền kinh tế
tham gia vào việc cung cấp các hàng hoá này ngày càng nhiều hơn, do vậy
cạnh tranh càng quyết liệt.
Sự biến động này đã và đang đặt các nước kém phát triển trước những
thách thức rất lớn. Các nước này phải xuất khẩu các sản phẩm truyền thống
của mình vào các nước phát triển để nhập khẩu hàng cơng nghệ cao và vốn từ
các nước đó. Khơng khai thông được quan hệ giữa hai thị trường này thị
trường của các nước phát triển) sẽ là một bế tắc đối với các nước kém phát
triển. Nhưng để khai thông mối quan hệ này, các nước kém phát triển phải
thực hiện những đổi mới về thể chế kinh tế, xã hội hết sức căn bản, đó là điều
hồn tồn khơng dễ dàng gì.
Một đặc điểm nổi bật nữa là Châu Á - Thái Bình Dương trở thành khu
vực phát triển năng động trên thế giới. Đây là khu vực đông dân nhất,chiếm
xấp xỉ một nửa dân số tồn cầu, có tài nguyên phong phú, đa dạng. Giá trị
tổng sản phẩm của khu vực này chiếm hơn 50% GDP của cả thế giới, kim
ngạch xuất khẩu cũng chiếm xấp xỉ 25% kim ngạch toàn thế giới [18; tr.118].


6


Ở đây đã và đang hình thành nhiều tầng cấp hợp tác kinh tế: từ sự hợp
tác đại khu vực như Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
(APEC) tới các liên kết khu vực như Hiệp hội các nước Đông Nam Á
(ASEAN), khu vực hợp tác kinh tế Nam Á (SAARC) và các cơ chế hợp tác
phát triển tiểu vùng như hợp tác các nước lưu vực sông Mê Kông, các tam tứ
giác phát triển của Singapore, Malaysia, Indonesia và Philippines. Tình hình
chính trị chung trong khu vực là tương đối ổn định dù còn tiềm ẩn một số vấn
đề có thể dẫn đến mất ổn định như vấn đề Đài Loan, biển Đông. Sự kiện
khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 đã làm kinh tế Đông Á và Đông Nam
Á suy giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần
IX đã đánh giá: “Sau khủng hoảng tài chính – kinh tế, nhiều nước ASEAN và
Đông Á đang khôi phục và phát triển với khả năng cạnh tranh mới” [3]. Như
vậy trong tương lai, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ có vị trí ngày
càng tăng trên trường quốc tế.
Trong bối cảnh đó và dưới ánh sáng của đường lối đổi mới của Đảng
Cộng sản Việt Nam, các quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam đã có một
bước chuyển biến quan trọng. Từ một nền kinh tế kế hoạch hố tập trung gần
như khép kín, Việt Nam đã chuyển dần sang nền kinh tế thị trường tăng
cường quan hệ và giao lưu kinh tế với tất cả các nước thông qua hội nhập
kinh tế khu vực và quốc tế, phù hợp với xu thế chung của thời đại. Điều này
đã có tác động rất lớn đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đặc biệt là
trong lĩnh vực kinh tế- thương mại.
1.2. Quan hệ Việt – Mỹ từ trƣớc đến 1995
Kể từ sau khi chiến tranh Việt Nam – cuộc chiến được coi là dài ngày
nhất trong lịch sử nước Mỹ – kết thúc với thắng lợi thuộc về Việt Nam năm
1975, đế quốc Mỹ đã áp đặt chính sách cấm vận tồn diện đối với Việt Nam.
Lệnh cấm vận của Mỹ trước tiên được áp đặt đối với từng phần lãnh thổ Việt


7


Nam từ khi Việt Nam còn là thuộc địa của Pháp và tiếp tục được duy trì
chống miền Bắc Việt Nam sau khi bị chia cắt tại vĩ tuyến 14 theo Hiệp định
Geneva ký tháng 7/1954. Năm 1964, Mỹ leo thang can thiệp vào Việt Nam để
ủng hộ đồng minh của mình ở miền Nam, lệnh cấm vận này lại được tăng
cường bằng việc áp dụng các quy chế của Đạo luật về kiểm sốt tài sản nước
ngồi đối với miền Bắc Việt Nam. Sau khi chế độ nguỵ quyền Sài Gịn sụp đổ
năm 1975, chính sách cấm vận này được mở rộng ra tồn bộ nước Việt Nam.
Chính sách cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam là dựa trên cơ sở của Luật
Buôn bán với kẻ thù và Luật về kiểm sốt tài sản nước ngồi. Hai luật này
cấm tất cả các cá nhân, các tổ chức và công ty Mỹ không được xuất khẩu sang
Việt Nam tất cả các loại hàng hoá, sản phẩm, kỹ thuật và dịch vụ của Mỹ dù
trực tiếp hay gián tiếp thông qua nước thứ ba, trừ các sản phẩm thông tin như
sách báo, tạp chí, các loại thiết bị ghi âm. Mọi giao dịch buôn bán, giúp xuất
khẩu hoặc nhập khẩu hàng hố với Việt Nam, hoặc đứng ra làm mơi giới cũng
bị coi là xuất khẩu dịch vụ, và như vậy là vi phạm pháp luật cấm vận.
Chính sách cấm vận được duy trì trong suốt hơn 2 thập kỷ sau đó do các
vấn đề nội bộ của nước Mỹ. Đặc biệt, những thế lực luôn chống đối Việt Nam
trong chính quyền và quốc hội đã tìm mọi lý do để ngăn cản q trình bình
thường hố quan hệ giữa hai nước. Họ sử dụng vấn đề tù nhân chiến tranh và
lính Mỹ bị mất tích (POW/MIA), việc Việt Nam đưa qn tình nguyện vào
giúp Campuchia lật đổ chính quyền diệt chủng Polpot năm 1979 để tiếp tục
biện minh cho chính sách cấm vận đối với Việt Nam. Phía Mỹ cho rằng Việt
Nam đã xâm lược Campuchia và yêu cầu Việt Nam phải rút quân khỏi
Campuchia. Còn về vấn đề POW/MIA, Mỹ lúc thì địi hỏi Việt Nam phải
cung cấp “đầy đủ” tin tức về MIA trong chiến tranh Việt Nam, lúc thì dựng
lên hoặc đưa ra những tin tức khơng có căn cứ về vấn đề tù binh Mỹ còn sống

và bị giam giữ ở Việt Nam. Tuy nhiên phía Việt Nam coi vấn đề MIA của Mỹ
ở Việt Nam là vấn đề nhân đạo, đã hợp tác đầy đủ và giúp đỡ Mỹ giải quyết

8


thì phía Mỹ vẫn cịn tồn tại nghi ngờ rằng Việt Nam chưa cung cấp đầy đủ
những thông tin cần thiết.
Từ cuối những năm 80, Mỹ bắt đầu có những nỗ lực nối lại các mối liên
hệ với Việt Nam. Với chủ trương “vượt trên ngăn chặn”, lấy “cam kết tích
cực” làm mũi nhọn và cũng do thiện chí của Việt Nam trong vấn đề
Campuchia, ngày 18/07/1990, Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là James Baker đã
đánh dấu bước điều chỉnh quan trọng trong chính sách của Mỹ đối với Đơng
Dương kể từ năm 1979. Tháng 4/1991, Mỹ trao cho phía Việt Nam bản lộ
trình 4 giai đoạn trong đó họ gắn quá trình bãi bỏ lệnh cấm vận, từng bước cải
thiện quan hệ rồi tiến tới bình thường hố quan hệ với Việt Nam với tiến trình
giải quyết vấn đề Campuchia và vấn đề POW/MIA của Mỹ. Việt Nam chưa
bao giờ chính thức thừa nhận lộ trình này vì nó là một kế hoạch do Mỹ đơn
phương đặt ra. Việt Nam coi vấn đề POW/MIA là vấn đề nhân đạo và hết
lòng hợp tác. Từ năm 1987 đến 1990, Việt Nam đã trao trả hàng trăm bộ hài
cốt lính Mỹ, tạo điều kiện cho phía Mỹ tiếp cận hồ sơ của Việt Nam và đi các
nơi tìm kiếm hài cốt lính Mỹ chết trong chiến tranh. Trước những thiện chí
của Việt Nam đặc biệt là sau khi Việt Nam ký hợp định hồ bình của Liên
Hợp quốc về Campuchia tại Paris, ngày 23/10/1991, Ngoại trưởng Mỹ Baker
đã tuyên bố Washington sẵn sàng tiến hành các biện pháp tiến tới bình thường
hố quan hệ với Việt Nam. Sau đó Washington đã thực hiện một số bước nới
lỏng lệnh cấm vận chống Việt Nam nhưng vẫn bám vào lộ trình do họ đưa ra.
Mỹ đã huỷ bỏ lệnh hạn chế 25 dặm đối với cán bộ ngoại giao Việt Nam ở
New York và sau đó cho phép cơ quan viện trợ quốc tế Mỹ (USAID) được
viện trợ nhân đạo trực tiếp vào Việt Nam. Năm 1991, Mỹ lần đầu tiên tuyên

bố viện trợ 1 tỷ USD giúp Việt Nam trong lĩnh vực chân tay giả. Cuối năm
1992, trước khi rời Nhà Trắng, Tổng thống Bush đã cho phép các công ty Mỹ
được vào Việt Nam thăm dị, tìm hiểu khả năng làm ăn và mở văn phòng đại
diện ở Việt Nam. Đáng chú ý là chính phủ Bill Clinton vào tháng 7/1993 đã

9


tuyên bố không ngăn cản các tổ chức tiền tệ và tài chính quốc tế cho Việt
Nam vay tiền. Một bước tiến nữa trong việc nới lỏng cấm vận là vào ngày
14/9/1993, chính quyền Bill Clinton đã cho phép các công ty Mỹ tham gia
đấu thầu các dự án ở Việt Nam với nguồn tài trợ quốc tế và ngày 3/2/1994,
Tổng thống Bill Clinton đã tuyên bố bãi bỏ điều luật cấm vận thương mại và
kinh tế chống Việt Nam. Tiếp đó, Bộ Thương mại Mỹ chuyển Việt Nam từ
nhóm Z (gồm Bắc Triều Tiên, Cuba và Việt Nam) lên nhóm Y – ít hạn chế
thương mại hơn (gồm Liên Xô cũ, các nước thuộc khối Vacsava cũ, Anbani,
Mông Cổ, Lào, Campuchia và Việt Nam). Đây là những biểu hiện đáng khích
lệ trên con đường khai thơng quan hệ về ngoại giao giữa hai nước. Về vấn đề
bình thường hố quan hệ ngoại giao, sau cuộc gặp được coi là bước đột phá
giữa Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ tại
Washington vào tháng 12/1990, các cuộc tiếp xúc ngoại giao đã được tiến
hành khá trôi chảy và dồn dập vào các năm 1993 và 1994. Ngày 28/1/1995,
chính phủ Mỹ và chính phủ Việt Nam thoả thuận thiết lập cơ quan liên lạc của
Việt Nam tại Washington, của Mỹ tại Hà Nội, và sẽ chính thức hoạt động kể
từ ngày 28/1/1995, mở đường cho việc ngày 11/7/1995, Mỹ chính thức thiết
lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Đây là một quyết định quan trọng,
“phản ánh nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân Mỹ muốn khép
lại quá khứ chiến tranh, xây dựng mối quan hệ bình thường, hữu nghị, hợp tác
với Việt Nam” [43]. Sự kiện bình thường hố quan hệ Việt – Mỹ đã khẳng
định tính chất đúng đắn của chính sách đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà

nước ta trong thời kỳ đổi mới và đã mở ra “một thời kỳ mới trong các quan hệ
Mỹ – Việt Nam” như lời nhận xét của Waston Lord, trợ lý Bộ trưởng Ngoại
giao Hoa Kỳ về các vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương. Trong giai đoạn mới
này, thay cho chiến tranh cũng như thay cho cấm vận và trừng phạt là những
nỗ lực mang tính xây dựng nhằm phát triển các mối quan hệ hợp tác nhiều
mặt, cùng có lợi giữa hai nước Việt Nam và Mỹ.

10


Sau khi bình thường hố, hai nước đã trao đổi nhiều cuộc viếng thăm cấp
cao. Ngoài chuyến đi quan trọng mở đầu của Ngoại trưởng Mỹ Waren
Christoper tháng 8/1995, nhiều phái đoàn cấp cao của Mỹ như đoàn của Bộ
trưởng Thương mại Mỹ, đoàn do cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Anthony Lake
đã sang thăm Việt Nam. Chủ tịch nước Lê Đức Anh cũng đã có cuộc gặp
Tổng thống Bill Clinton bên lề khoá họp nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Liên
Hợp Quốc tại New York tháng 10/1995. Thủ tướng Phan Văn Khải có cuộc
tiếp xúc với Tổng thống Bill Clinton tại Hội nghị cấp cao APEC ở Auckland
(New Zealand) tháng 11/1998. Việt Nam đã đón tiếp Bộ trưởng Ngoại giao
Mỹ Madeleen Albright, Bộ trưởng tài chính Robert Rubin, Cựu Tổng thống
George Bush cùng nhiều quan chức cao cấp khác trong chính phủ Mỹ. Đặc
biệt, Tổng thống Bill Clinton đã sang thăm Việt Nam vào ngày 1718/11/2000. Đây là một sự kiện lớn trong quan hệ giữa hai nước. Qua các
chuyến thăm đó, hai bên đã hiểu nhau hơn, từ đó thúc đẩy q trình giải quyết
những vấn đề cịn tồn tại và tìm giải pháp cho sự hợp tác lâu dài. Việt Nam và
Mỹ đã có những bước đi cụ thể tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động kinh
tế, thương mại giữa hai nước như ký các hiệp định về xử lý nợ, Hiệp định về
hoạt động của Tổ chức đầu tư tư nhân hải ngoại (OPIC), hai hiệp định với
Ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ (Eximbank) nhằm khuyến khích các dự án
đầu vào Việt Nam. Ngày 10/3/1998, Việt Nam được hưởng miễn trừ không
phải áp dụng Tu chính án Jackson – Vanik nhưng vẫn giữ quyền hàng năm

xem xét hiệu lực của đạo luật này. Như vậy, Việt Nam sẽ có thể tham gia vào
các chương trình khuyến khích xuất khẩu và hỗ trợ đầu tư của Mỹ, bao gồm
các chương trình liên quan đến ngân hàng Eximbank, OPIC [35; 22]. Về phía
Việt Nam, chính phủ đã tuyên bố dành cho Mỹ quy chế Tối huệ quốc (MFN)
trong buôn bán và được gia hạn hàng năm. Trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, năm
2000, hai nước đã ký Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ hồn tất
việc bình thường hố quan hệ giữa hai nước.

11


Trước khi bỏ cấm vận, kim ngạch thương mại giữa hai nước rất thấp.
Năm 1992 và 1993, Việt Nam nhập 4,5 và 7,0 triệu đơ la hàng hố từ Hoa Kỳ và
khơng xuất khẩu gì. Năm 1994, kim ngạch ngoại thương giữa hai nước là
222,673 triệu đô la, tăng 31 lần so với năm 1993. Sang năm 1995, kim ngạch
ngoại thương tăng vọt đến 451,826 triệu đô la, gấp 2 lần năm 1994 [35; tr.50].
Từ năm 1994, quan hệ thương mại đầu tư giữa hai bên không ngừng phát
triển. Đến nay, Mỹ là một trong số 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ
bn bán và đầu tư lớn nhất với Việt Nam với tổng kim ngạch mậu dịch hai
chiều năm 2000 là 1,1 tỉ USD và tổng vốn đầu tư khoảng hơn 1 tỉ USD với 120
dự án. Sự phát triển của hợp tác kinh tế thương mại Việt - Mỹ cịn được đánh
dấu bằng sự có mặt của các công ty hàng đầu của Mỹ ở Việt Nam như cơng ty
dầu khí Mobil, Exxon, cơng ty sản xuất Ơ tơ xun quốc gia Ford và Chrysler,
các ngân hàng City Bank và Bank of America. Tuy nhiên cho đến nay, quan hệ
kinh tế - thương mại Mỹ - Việt vẫn chưa được bình thường hố hồn tồn vì Mỹ
chưa dành cho Việt Nam quy chế quan hệ thương mại bình thường (NTR) do
Hiệp định Thương mại song phương chưa được Quốc hội hai nước phê chuẩn.
Ngay cả sau khi Hiệp định được phê chuẩn, việc trao NTR vẫn là có điều kiện,
cần phải xem xét và được gia hạn hàng năm dựa trên quyết định là Việt Nam đã
thực hiện nghiêm chỉnh những cam kết trong Hiệp định thương mại và vấn đề tự

do di trú chưa.
Như vậy, quan hệ Việt - Mỹ từ chỗ thù địch đã dần chuyển sang quan
hệ đối tác làm ăn, hợp tác cùng phát triển. Điều này là phù hợp với xu thế
chung của thế giới và với cả lợi ích của các bên.
1.3. Nhu cầu của hai nƣớc đối với thị trƣờng của nhau
1.3.1. Lợi ích đối với Việt Nam
1.3.1.1. Lợi ích kinh tế

12


Sau khi ra khỏi chiến tranh, nền kinh tế Việt Nam bị tàn phá nặng nề và
phụ thuộc nhiều vào buôn bán và sự hỗ trợ kinh tế của Liên Xô và các nước
Đông Âu (sự hỗ trợ này lên tới khoảng 1 tỉ USD/năm). Việt Nam vẫn là một
trong những nước nghèo nhất thế giới, bình quân GDP chưa đầy 200
USD/người, lạm phát cao (năm 90 là 64%, năm 91 là 67%) [33]. Vào đầu
thập kỷ 90, chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ nên viện
trợ nước ngoài giảm mạnh, kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm
trọng. Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam năm 1986 đã khởi xướng công
cuộc đổi mới nhằm đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng nhưng lệnh cấm
vận của Mỹ là một trở ngại lớn đối với việc phát triển kinh tế của Việt Nam.
Với lệnh cấm vận này, khả năng Việt Nam tham gia vào thương mại khu vực
và quốc tế hầu như là không thể, ngoại trừ với khối XHCN. Việt Nam không
nhận được các khoản vay và viện trợ của các tổ chức tài chính quốc tế (do bị
Mỹ ngăn cản) nên đã khơng có vốn để cải thiện hạ tầng cơ sở yếu kém của
mình. Lệnh cấm vận cũng đã ngăn cản các nước khác thiết lập quan hệ kinh
tế với Việt Nam. Một số cơng ty và chính phủ một số nước vẫn cịn ngại
chính sách cấm vận và trừng phạt của Mỹ nên chưa vào đầu tư kinh doanh
hoặc giúp đỡ Việt Nam. Theo cuộc điều tra 27 công ty hàng đầu của Nhật
Bản cho thấy các công ty này coi cấm vận thương mại của Mỹ là sự ngăn cản

lớn nhất đối với họ khi xâm nhập vào Việt Nam [15; tr.106], vì mọi sản phẩm
có trên 10% nội dung được sản xuất tại Mỹ đều nằm trong phạm vi của những
quy định cấm vận nên các công ty nước ngoài, khi giao dịch với Việt Nam,
thường phải xem xét kỹ tỉ lệ xuất xứ hàng hoá, nếu không rất dễ bị Mỹ - một
thị trường rộng lớn và quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới - trừng
phạt. Một số chính phủ là đồng minh của Mỹ, trong đó có Nhật Bản, cũng đã
khơng thể khuyến khích đầu tư tư nhân của họ tại Việt Nam (thực tế chỉ sau
khi Mỹ bỏ cấm vận và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, đầu tư của
Nhật Bản và một số quốc gia khác vào Việt Nam mới bước đầu được thúc

13


đẩy). Trong hồn cảnh như vậy, để chính sách đổi mới thành cơng là rất khó
vì muốn thành cơng thì phải làm sao thu hút được vốn, công nghệ và kỹ năng
quản lý từ các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ vì Mỹ là một nước có nền kinh
tế khổng lồ với GDP luôn đứng đầu thế giới và có trình độ khoa học cơng
nghệ tiên tiến vào bậc nhất thế giới. Hợp tác với Mỹ sẽ là cách tốt nhất để
Việt Nam có thể tiếp thu vốn, cơng nghệ, học hỏi được những kinh nghiệm
quản lý của các công ty Mỹ, những kiến thức về quản lý kinh doanh công
nghiệp, nông nghiệp. Kinh nghiệm của các nước ASEAN cho thấy chính
vốn, cơng nghệ của Mỹ thơng qua đầu tư trực tiếp là những nhân tố thúc đẩy
tăng trưởng của các nước này. Hơn nữa, việc nhận được quy chế Tối huệ
quốc (MFN) sau khi bình thường hố quan hệ với Mỹ cũng sẽ tạo điều kiện
cho hàng hoá của Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ, một thị trường có sức
tiêu thụ lớn nhất thế giới, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển. Ngồi ra, các
cơng ty Mỹ còn là những người đứng đầu thế giới trong việc xây dựng các hệ
thống hạ tầng cơ sở, có kỹ thuật, công nghệ cao và tiếp cận được các thị
trường tài chính để trở thành những người đóng vai trò lớn trong việc giúp
Việt Nam đáp ứng các nhu cầu về xây dựng hạ tầng cơ sở yếu kém của mình.

Chính vì vậy mà việc bình thường hố quan hệ với Mỹ là rất quan trọng đối
với Việt Nam.
1.3.1.2. Lợi ích chính trị
Nhờ sức mạnh kinh tế, quân sự và khoa học kỹ thuật, Mỹ đóng vai trị
quan trọng và có ảnh hưởng lớn đối với nhiều nước trên thế giới, vì vậy, việc
bình thường hố quan hệ với Mỹ sẽ giúp Việt Nam dần thoát khỏi thế bị cơ
lập, nâng cao vị thế, vai trị của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, khai
thông các trở ngại trên con đường mở rộng ngoại giao đa phương của mình,
tạo cho Việt Nam một tư thế thuận lợi trong hợp tác nhiều mặt với các nước,
nhất là về kinh tế. Trên thực tế, dù nhiều nước phương Tây đã vượt Mỹ trong

14


cải thiện quan hệ với Việt Nam nhưng do có sự phụ thuộc nhất định hoặc có
quan hệ chặt chẽ với Mỹ nên mức độ quan hệ với Việt Nam của họ cũng phải
dựa vào những động thái của Mỹ. Do đó, khi quan hệ Việt - Mỹ được cải
thiện, Việt Nam sẽ có thể mở rộng quan hệ một cách toàn diện và hiệu quả
hơn với các nước này, tận dụng thế mạnh về kinh tế, khoa học công nghệ của
những nước đó cho cơng cuộc phát triển kinh tế của mình. Mặt khác, để thực
hiện chính sách hội nhập khu vực và thế giới, bình thường hố quan hệ với
Mỹ là một u cầu có tính tiên quyết đối với Việt Nam vì Mỹ là nước có vai
trị và tiếng nói quan trọng trong các diễn đàn và thể chế quốc tế, Việt Nam
không thể gia nhập các tổ chức như APEC, WTO mà khơng có sự ủng hộ của
Mỹ. Trong quan hệ với các nước Đông Nam Á cũng vậy, có lẽ chừng nào Mỹ
chưa bỏ cấm vận và bình thường hố quan hệ với Việt Nam thì chừng đó,
Việt Nam chưa thể gia nhập tổ chức khu vực này được. Việt Nam còn muốn
sử dụng mối quan hệ bình thường với Mỹ để góp phần giữ an ninh và ổn định
ở khu vực biển Đơng vì đây là khu vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột. Mặc
dù ở đây đang có sự tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Việt Nam,

Philippin, Malaixia và Brunei nhưng chỉ có Trung Quốc thường xuyên có
những hành động gây hấn với Việt Nam. Việt Nam cần có mơi trường hồ
bình, ổn định ở khu vực, mong muốn giải quyết tranh chấp bằng biện pháp
hồ bình để tập trung sức phát triển kinh tế. Còn Mỹ, với sức mạnh của mình,
Mỹ có thể đóng vai trị kiềm chế các cuộc tranh chấp này, không để bùng
phát thành một cuộc đối đầu quân sự và thực tế, Mỹ cũng có lợi ích trong
việc duy trì an ninh và ổn định ở khu vực này. Như vậy, bình thường hố
quan hệ với Mỹ là hồn tồn phù hợp với lợi ích của Việt Nam.
Tóm lại, việc Mỹ bỏ cấm vận và bình thường hoá quan hệ sẽ tạo điều
kiện thuận lợi để giúp Việt Nam phá thế bị bao vây cô lập, thực hiện chiến
lược đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại, xây dựng và phát triển
kinh tế, tiến tới hồ nhập hơn vào đời sống chính trị quốc tế nói chung.

15


1.3.2. Lợi ích đối với Mỹ
1.3.2.1. Lợi ích kinh tế
Nước Mỹ ra khỏi cuộc chiến tranh lạnh với nhiều khó khăn nên phải
tìm mọi cách để chấn hưng nền kinh tế, tập trung cho phát triển kinh tế, trong
đó khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một trọng điểm ưu tiên của kinh tế
đối ngoại của Mỹ. Việt Nam là một nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên như
dầu mỏ, than đá và các loại khoáng sản, đặc biệt nguồn dầu mỏ có trữ lượng
lớn là một điều thu hút Mỹ vì với tình hình mất ổn định ở Trung Đơng, Mỹ có
nhu cầu đa dạng nguồn cung cấp dầu cho mình. Với sự nghiệp đổi mới,
chuyển nền kinh tế từ kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường, Việt Nam đã
đạt được một số thành tựu nhất định. Về đối nội, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc
độ tăng trưởng bình quân khoảng 8% trên năm và Việt Nam đã trở thành nước
xuất khẩu gạo thứ ba thế giới. Với Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 được
coi là thơng thống, đầu tư nước ngồi tại Việt Nam đã tăng lên theo từng

năm. Về đối ngoại, ngày càng có nhiều nước thiết lập quan hệ ngoại giao và
xây dựng quan hệ kinh tế với Việt Nam. Do đó, đến tháng 1 năm 1994, về cơ
bản Việt Nam đã thốt khỏi tình trạng bị bao vây cơ lập, vị thế của Việt Nam
đã tăng lên trên trường quốc tế. Cấm vận của Mỹ chủ yếu chỉ còn làm cản trở
chính các cơng ty của Mỹ vào đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Các triển vọng
về thương mại của các công ty Mỹ ở Việt Nam nằm trong các lĩnh vực máy
bay, dầu khí, giao thơng và thông tin, ngân hàng, nông nghiệp và bảo hiểm
nhưng họ lại phải khoanh tay đứng nhìn các đối thủ cạnh tranh của mình từ
các nước ASEAN, Nhật Bản và Châu Âu lao vào các hợp đồng đầu tư và
buôn bán đầy lợi nhuận tiềm tàng ở Việt Nam. Thị trường 80 triệu người tiêu
dùng của Việt Nam và các kế hoạch phát triển hạ tầng khổng lồ cũng đã tạo
ra những cơ hội kích thích giới kinh doanh Mỹ nhưng lệnh cấm vận đã làm
cho họ không thể tận dụng được những cơ hội này. Vì vậy, giới kinh doanh
Mỹ địi hỏi Chính phủ phải có sự thay đổi chính sách. Tất nhiên, thâm hụt

16


buôn bán của Mỹ sẽ không đảo ngược được bởi những cơ hội làm ăn ở Việt
Nam nhưng do sự cạnh tranh thương mại trên toàn cầu ngày càng mạnh mẽ,
cùng với tiềm năng của Việt Nam, đây là một thị trường mà khu vực tư nhân
Mỹ cần được phép nhảy vào.
Trước thực tế đó cùng áp lực ngày càng tăng của nhiều nghị sĩ và
giới kinh doanh Mỹ, ngày 22/3/1993, phát biểu tại Chicago, ngoại trưởng
Mỹ Waren Christopher đã thừa nhận rằng ơng muốn Mỹ nhanh chóng tiến
tới bình thường hố các quan hệ với Việt Nam vì "các lợi ích to lớn về
kinh tế và thương mại". Chính những lợi ích của bản thân nước Mỹ đã
buộc Mỹ phải „„dính líu chặt chẽ hơn với Việt Nam‟‟[34].

1.3.2.2. Lợi ích chính trị

Chính sách của Mỹ từ năm 1946 được hoạch định xuất phát từ mục tiêu
của chiến tranh lạnh là ngăn chặn Đơng Dương và tồn bộ Đơng Nam Á khỏi
sa vào vịng kiểm sốt của cộng sản. Trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh
và do Việt Nam đưa quân vào Campuchia năm 1979, Mỹ đã áp dụng một
chính sách cứng rắn đối với Việt Nam. đến năm 1991, Liên Xô sụp đổ. Sự
chấm dứt chiến tranh lạnh và việc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia đã làm
cho lý do này trở nên lỗi thời. Hơn nữa, gần 20 năm sau khi Mỹ áp dụng
chính sách phong toả, Việt Nam vẫn không sụp đổ mà trái lại, với cơng cuộc
đổi mới tồn diện và chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng
hoá, đa phương hoá, Việt Nam vẫn đứng vững và trở thành một yếu tố nằm
trong sự cân bằng chiến lược ở Đông Nam Á mà Mỹ phải tính đến. Việt Nam
nằm ngay sát cạnh một số nước bạn thân thiết của Mỹ ở châu Á đặc biệt là 6
nước thành viên ASEAN lúc bấy giờ. Việt Nam cịn có vị trí chiến lược ở
Đông Nam Á, án ngữ con đường biển huyết mạch từ Bắc Á xuống Đông Nam
Á và Ấn Độ Dương. Những lợi thế về quân sự cũng cần được tính đến vì Việt

17


×