Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở KHU VỰC KINH TẾ CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.3 KB, 20 trang )

MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG CÔNG
TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở KHU
VỰC KINH TẾ CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA
ĐÌNH.
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Nhà nước trong cơ chế kinh tế thị trường nhằm
đáp ứng yêu cầu vốn cần thiết thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội của nhà nước.
Hàng năm nhà nước phải tiến hành xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoặch thuế. Kế
hoặch thuế xét về mặt lý luận là dự kiến quá trình phân phối và tổ chức động viên một
bộ phận GDP của xã hội cho nhà nước thông qua thuế. Xét về mặt thực tiễn, kế hoặch
thuế là quá trình dự đoán, tính toán và tổ chức động viên nguồn thu bằng thuế trên
phạm vi cả nước Quá trình xây dựng và quản lý kế hoặch thuế hết sức cần thiết ở
nước ta.
Trước hết để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội nhà nước đã
hoặch định đòi hỏi phải có lượng vốn cần thiết được huy động từ trong nội bộ nền
kinh tế. Do đó, cần thiết phải xác định được khả năng tương đối chắc chắn về lượng
vốn có thể huy động được bằng thuế để nhà nước chủ động bố trí sử dụng vốn. Đồng
thời phối hợp với việc huy động nguồn thu khác để giải quyết vấn đề cân đối ngân
sách một vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia.Từ yêu cần tất yếu cấp thiết
đó đòi hỏi phải thực hiện kế hoặch thuế. Mặt khác trong cơ chế thị trường nhà nước
phát huy vai trò quản lý kinh tế vĩ mô thông qua các công cụ hành chính, kinh tế, pháp
luật. Kế hoặch thuế là một trong những công cụ quản lý của nhà nước vừa động viên
từ hoạt động kinh tế xã hội vừa phản ánh khả năng kinh tế và sự vận động của kinh tế
để có các biện pháp điều chỉnh kinh tế hợp lý.
Từ sự cần thiết khách quan của kế hoặch thuế đòi hỏi công tác quản lý thuế
phải ngày càng được nâng cao, ổn định, phát huy hết khả năng và tác dụng của một bộ
phận tài chính quan trọng của nước nhà.
Qua thời gian nghiên cứu phân tích tình hình thực hiện thu thuế Giá trị gia tăng
ở thành phần kinh tế cá thể trên địa bàn quận Ba Đình trong 3 tháng đầu năm 1999,
chúng ta đã thấy được phần nào tình hình chung cũng như ưu-nhược điểm trong quá
trình thực hiện luật thuế mới này. Với tình hình đó ta có thể tìm ra những nguyên nhân
tồn tại thuộc công tác quản lý đối tượng nộp thuế, quản lý căn cứ tính thuế và công tác


thu nộp, quản lý cán bộ.
Sau thời gian nghiên cứu tình hình thực tế trên địa bàn Quận Ba Đình, tôi xin
nêu ra một số phương hướng và biện pháp nhằm tăng cường quản lý thu thuế Giá trị
gia tăng đối với thành phần kinh tế cá thể trên địa bàn Quận Ba Đình.
I . QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ:
Để quản lý được đối tượng nộp thuế, đòi hỏi cán bộ thuế phải tích cực bám sát
địa bàn để quản lý được hộ kinh doanh đã đưa vào sổ bộ, thường xuyên phát hiện hộ
mới ra kinh doanh để đưa vào quản lý. Phối hợp với các cơ quan điều tra thống kê, cơ
quan cấp đăng ký kinh doanh để tạo điều kiện cho hộ kinh doanh thực hiện nghĩa vụ
nộp thuế của mình đối với Nhà nước. Phải quy rõ trách nhiệm vật chất với từng cán
bộ quản lý, thường xuyên phối hợp với phường để kiểm tra số hộ nghỉ kinh doanh,
phát hiện hộ nghỉ giả.. Có biện pháp thật cứng rắn với hộ cố tình vi phạm như xử phạt
hành chính, thậm chí truy tố trước pháp luật. Với những hộ thường xuyên chấp hành
tốt nghĩa vụ nộp thuế thì các đội thuế phường phải tổng kết hàng tháng để cuối năm
trình lên Chi cục có hình thức khen thưởng động viên kịp thời.
a A. Quản lý những hộ đã quản lý được:
b
1. Các hộ kinh doanh được theo dõi trên sổ bộ phải được xắp xếp theo mã số
từng địa bàn, ngành nghề, phương pháp nộp thuế ( kê khai hay ấn định). Các cán bộ
thuế phải thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của các hộ mà mình
quản lý, khi hộ có đơn xin nghỉ thì cán bộ thuế có thể cùng với cơ quan liên ngành
theo dõi, kiểm tra và cũng có thể để tự các hộ theo dõi lẫn nhau. Điều này là rất có thể
thực hiện được vì trong cơ chế thị trường một hộ mới ra kinh doanh hay nghỉ kinh
doanh rất có tác động tới các hộ khác khi họ cùng kinh doanh một ngành nghề.
2. Các hộ có đơn xin nghỉ kinh doanh này chỉ được chấm nghỉ khi có lý do chính
đáng và trong đơn phải có mục “ Nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý ra sao? ”. Đơn này phải
được UBND phường ký đóng dấu và phải được chuyển về Chi cục thuế đúng thời hạn
quy định để kiểm tra một cách kịp thời. Đồng thời cán bộ quản lý thu thuế tại địa bàn
nào phải chịu trách nhiệm phát hiện xử lý kịp thời những hộ xin nghỉ mà vẫn kinh
doanh.

4. Mỗi khi ban hành chính sách quy định mới phải tuyên truyền giải thích rõ ràng,
cụ thể để tránh gây hiểu lầm dẫn đến xuất hiện hành vi chống đối. Khi có biểu hiện
này nên mời họ về đội hoặc chi cục để giải thích.
5. Khi có xu thế chống đối hàng loạt ( với các hộ kinh doanh trong các chợ), cần
phải xử lý nghiêm minh tránh tình trạng tràn lan. Mặt khác, phải xem lại trong việc
thực hiện có gì sai sót cần phải sửa chữa kịp thời và sẵn sàng nhận lỗi.
6. Thực tế cho thấy nhiều hộ kinh doanh ít hiểu biết vế thuế, nhất là thuế Giá trị gia
tăng lại là một luật thuế mới, có tính phức tạp hơn về phương pháp tính thuế. Nhiều
hộ cho rằng không cần biết thuế là gì ?. Cán bộ thuế báo nộp bao nhiêu nếu cảm thấy
được thì nộp còn không thì chống đối, trây ì không nộp, hoặc tìm cách móc ngoặc với
cán bộ thuế để được giảm thuế và chỉ nộp với mức thuế rất thấp, gây tổn thất cho
NSNN. Còn nhiều người khác lại cho rằng tăng mức thuế hiện nay là không hợp lý vì
buôn bán ngày càng khó khăn, tiền kiếm được ngày càng vất vả mà thuế thì mỗi ngày
một tăng, kèm theo việc ban hành những sắc thuế mới gây xáo động phần nào cho
hoạt động kinh doanh của họ.
Như vậy mới biết được tầm hiểu biết về thuế của người dân còn quá ít, cần phải
giải thích hướng dẫn chính sách chế độ đến từng người dân qua các phương tiện thông
tin đại chúng của Trung ương và địa phương. Mặt khác cũng phải chý ý đến mọi đề
đạt của dân, xem lại mức thuế cho phù hợp với thực trạng của cơ sở sản xuất kinh
doanh. Giữa từng khu vục trong địa bàn phải xây dựng mức thuế hợp lý giữa các
ngành nghề, mặt hàng kinh doanh. Phải có sự phối hợp ăn ý giữa các ban ngành để tạo
điều kiện thu về cho ngân sách trung ương và ngân sách địa phương nhưng mức thu
phải thoả đáng để các hộ kinh doanh có thể chấp nhận được, có thể tiếp tục kinh
doanh được, không thể mạnh ai nấy làm, công an cũng thu, uỷ ban cũng thu, thuế
cũng thu.. Cuối cùng chỉ có người kinh doanh chịu. Các ban ngành phải họp lại nhằm
đề ra một mức đóng góp hợp lý để người dân chịu được mà vẫn đảm bảo thu ngân
sách.
B. Đối với hộ chưa quản lý được:
1. Cơ quan thuế mà cụ thể là các cán bộ thuế phải tích cực bám sát địa bàn phối
hợp với cơ quan liên ngành để điều tra xác định rõ số hộ kinh doanh mà không có giấy

phép kinh doanh.
Cụ thể: - Với hộ buôn bán ngay tại nhà, có cửa hàng cửa hiệu, có chỗ ngồi cố
định cần tiến hành cấp ngay đăng ký kinh doanh, mã số thuế, tính toán doanh thu
và số thuế phải nộp để đưa vào quản lý trong sổ bộ.
- Với hộ kinh doanh ở vỉa hè, vãng lai không có chỗ ngồi cố định cũng
như thời gian cụ thể thì biện pháp trước mắt để nắm vững được những hộ này là
cần theo dõi thường xuyên và có thể tiến hành thu thuế sau đó dần dần nếu đủ điều
kiện thì đưa vào sổ bộ quản lý.
2. Cần có những chế độ xử lý nghiêm minh với những hộ cố tình chống đối hoặc
núp bóng tập thể để kinh doanh trốn thuế. Ngoài những biện pháp xử lý hành chính
thông thường, nếu vi phạm nhiều lần có thể bị truy tố trước pháp luật.
3. Trong trường hợp các hộ quá khó quản lý do tính chất và đặc điểm ngành như
hộ bán hàng ăn sáng, hàng hoa, thịt.. nên chăng có thể áp dụng chế độ thu góp theo
ngày kinh doanh.
II. QUẢN LÝ VỀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ:
Yêu cầu đầu tiên của các cán bộ thuế là phải thường xuyên bám sát địa bàn,
nắm vững sự biến động của giá cả, sự thay đổi quy mô kinh doanh để có tính toán, xác
định căn cứ tính thuế sát với thực tế. Bằng suy nghĩ trên ta có thể đưa ra một số
phương hướng sau:
1. Cần có sự điều chỉnh doanh thu tính thuế và việc điều chỉnh này phải căn cứ
vào sự biến động của giá cả để thông báo kịp thời với bộ phận ra thông báo và khi đó
phải giải thích cụ thể với từng hộ kinh doanh về lý do điều chỉnh và mức điều chỉnh.
Khi điều chỉnh doanh thu tính thuế phải làm đúng quy trình nghiệp vụ của ngành đã
đề ra đó là phải thông qua Hội đồng tư vấn thuế phường và có sự phê duyệt của lãnh
đạo Chi cục thuế và thông báo cho hộ kinh doanh về lý do điều chỉnh và mức thuế
điều chỉnh. Việc điều chỉnh doanh thu áp dụng cho ngành hàng nào, mặt hàng nào
phải áp dụng đồng loạt và công khai, trong trường hơp không áp dụng cho hộ nào cần
phải nêu rõ lý do tại sao không điều chỉnh. Với những hộ có quy mô kinh doanh như
nhau, điều kiện kinh doanh như nhau thì mức điều chỉnh cũng phải như nhau.Trong
khâu đều chỉnh tránh gây thắc mắc và tư tưởng chống đối hàng loạt. Việc điều chỉnh

giữa các khu vực phải giống nhau và điều chỉnh đồng đều.
2. Với ngành ăn uống thì khâu quản lý căn cứ tính thuế thường vấp phải khó
khăn trong việc định ra doanh thu hoặc nếu phải thực hiện sổ sách kế toán cũng không
có điều kiện. Biện pháp quản lý căn cứ tính thuế của ngành này phải quản lý chặt chẽ,
điều tra hàng tháng điển hình tại các địa bàn khác nhau để từ đó quyết định về việc
tăng doanh thu tính thuế phù hợp với từng hộ và từng vùng nhất định.
3. Mở các lớp kế toán tư nhân. Từ đó đối với những hộ thực hiện sổ sách cho
nghiêm chỉnh, cán bộ thuế phải thường xuyên kiểm tra ghi sổ và việc sử dụng chứng
từ hoá đơn để có gì sai sót có thể sửa chữa được ngay. Trong trường hợp hộ cố tình vi
phạm phải có biện pháp xử lý đích đáng hoặc có thể đưa ra truy tố trước pháp luật.
4. Trong lĩnh vực quản lý hoá đơn cần có biện pháp xửl ý thật nặng đối với
người bán cũng như người mua để mất hoá đơn một cách không chính đáng. Cán bộ
thuế phải mở sổ theo dõi tình hình sử dụng hoá đơn của các hộ sử dụng hoá đơn trong
địa bàn mình phụ trách. Hàng tháng cùng với nhiệm vụ kiểm tra doanh thu, cán bộ
thuế có nhiệm vụ kiển tra tình hình sử dụng hoá đơn theo quy định nếu để mất mát,
thất lạc thì sẽ bị xử phạt theo quy định quản lý sử dụng hoá đơn của Bộ Tài chính ban
hành.
5. Cần phải thực hiện nghiêm chỉnh quyết định số 1345/TCT/TCCB của Tổng
cục thuế ban hành ngày 9/12/1998 về việc xác định doanh số ấn định đối với hộ cá thể
nộp thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khoán. Thường xuyên kiểm tra xác định
mức doanh thu khoán cho phù hợp với thực tế kinh doanh của các hộ.
6. Cán bộ thuế phải thường xuyên kiểm tra các hộ kinh doanh để phát hiện
những mặt hàng mà hộ kinh doanh thêm để tính lại mức thuế cho phù hợp tránh thất
thu về thuế. Trong trường hợp các hộ hiện đang thu thuế theo doanh thu khoán mà có
sử dụng hoá đơn thì cán bộ thuế phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện và truy thu
thêm ngay doanh thu chênh lệch giữa doanh thu trên hoá đơn bán hàng và doanh thu
khoán.
7. Hoạt động thanh kiểm tra phải thường xuyên liên tục. Cần phải bổ xung các
cán bộ thanh tra có trình độ nghiệp vụ vững vàng có phẩm chất đạo đức tốt xứng đáng
với 1 trong 3 bộ phận của quy trình thu thuế tách 3 bộ phận mà Tổng cục thuế đã ban

hành.
8. Để ngăn chặn việc thực hiện chế độ kế toán, sử dụng hoá đơn chứng từ
không theo quy định của pháp lệnh kế toán thống kê thì các cán bộ thuế phải thường
xuyên kiểm tra với những nội dung sau:
- Kiểm tra xem cơ sở dùng mấy loại hoá đơn: Việc sử dụng hoá đơn bán hàng
nếu vi phạm như dùng 2 quyển một lúc, hoá đơn nhảy cóc, nội dung ghi chép
không rõ ràng, không đúng chỉ tiêu quy định ghi trên hoá đơn thì phải lập biên bản
xử lý ngay. Việc phát hành, lưu hành những hoá đơn không phải hoá đơn do Bộ
Tài chính phát hành phải được xử lý như hành vi khai man trốn lậu thuế.
- Kiểm tra việc khoá sổ kế toán( cuối tháng, cuối quý, cuối năm phải khoá sổ kế
toán, lập bảng kê khai tính thuế theo quy định).
- Đối với những hộ đăng ký thu thuế theo phương pháp kê khai mà không thực
hiện nghiêm chỉnh chế độ sổ sách kế toán hoá đơn chứng từ theo quy định thì Chi
cục thuế nên phối hợp với các ngành chức năng( đội liên ngành) xử lý bằng cách
không thừa nhận số liệu của hộ sản xuất kinh doanh và ấn định mức thuế cao nhất
cùng với việc xử phạt vi phạm hành chính theo nghị định 22/CP của Chính
Phủ( điều 2 khoản I quy định xử phạt từ 20.000 đ đến 200.000 đ có thể phạt đến
1.000.000 đ).
Bồi dưỡng, nâng cao trình độ ghi chép, mở sổ sách kế toán của những đối
tượng nộp theo hình thức kê khai. Từng bước chuyển dần các đối tượng này sang
phương pháp tính thuế khấu trừ.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THU NỘP TIỀN THUẾ:
Vấn đề chủ yếu ở khâu này là cần phải tìm ra phương hướng để thúc đẩy nhanh
việc nộp thuế ở các hộ kinh doanh cá thể, hạn chế tối đa số nợ đọng cũng như giải
quyết số thuế tồn đọng.
Các cán bộ thuế phải đôn đốc thu nộp thuế thường xuyên dứt điểm số thuế phải
thu hàng tháng không để các hộ dây dưa tiền thuế . Khoán mức thu thuế cho từng cán
bộ và gắn trách nhiệm vật chất với từng cán bộ thuế. Theo dõi kết quả và số thuế nợ
đọng để cuối tháng, cuối quý có cơ sở bình xét thu đua khen thưởng.
Trong trường hợp hộ kinh doanh cố tình vi phạm không chịu nộp thuế cũng

như không chịu trả tiền thuế còn nợ thì phải phối kết hợp với các cơ quan có trách

×