Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius) hại họ rau thập tự và biện pháp phòng chống trong vụ Xuân Hè 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903 KB, 66 trang )

Vũ Hồng Dung Kn 901

Đề tài nghiên cứu khoa học

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Đối với cây rau nói chung, rau họ hoa thập tự nói riêng thì tầm quan
trọng của chúng trong đời sống hàng ngày đã được cha ông ta thừa nhận qua
câu ca dao: "Cơm không rau như đau không thuốc".
Về mặt dinh dưỡng, rau là loại thực phẩm quan trọng, rau cung cấp cho
cơ thể những chất quan trọng có tác dụng điều hồ cân bằng kiềm tan trong
máu làm tăng khả năng đồng hố prơtein. Ngồi ra, rau cịn bổ sung lượng
vitamin, muối khống, axit hữu cơ và chất thơm giúp cơ thể chống bị bệnh
phù thũng, mỏi mệt khi làm việc, tăng sự dẻo dai cho hệ tuần hoàn, hệ thần
kinh. Hàng ngày, để đảm bảo năng lượng cần thiết thì một người phải dùng từ
250 - 300g (khoảng 7,5 - 9 kg rau cho 1 người mỗi tháng).
Trong trồng trọt hiện nay thì nghành trồng rau là nghành mang lại lợi
nhuận cao, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, giá trị sản xuất 1
ha rau cao gấp 1 - 3 lần lúa (theo Lê Trường và ctv, 1995 và bộ môn chẩn
đoán giám định dịch hại viện BVTV, 2006 ) [33], [1].
Rau cũng là loại hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao. Thời kỳ 1986 - 1990
nước ta xuất khẩu đạt 5,15 triệu USD. Năm 1997 kim ngạch xuất khẩu rau
quả của Việt Nam đạt 140 triệu USD tăng 170% so với năm 1986 và chiếm
1,6 tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả nước [1].
Trong số các loại rau trồng ở Việt Nam thì rau họ hoa thập tự là một
nhóm rau có giá trị dinh dưỡng và đem lại giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy,
mà các loại rau họ hoa thập tự được rất nhiều người ưa thích, và chúng được
trồng rộng rãi trên khắp cả nước. Tuy nhiên với sự phong phú về chủng loại,
sự gia tăng về diện tích, đa dạng về sinh thái cùng với sự hình thành và mở
rộng các vùng chuyên canh, thâm canh nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường,



1


Vũ Hồng Dung Kn 901

Đề tài nghiên cứu khoa học

cây rau đã chịu sự phá hại ngày càng tăng của nhiều loại sâu bệnh (Viện khoa
học Nông nghiệp miền nam, 1997) [10]. Các loài dịch hại này là những lực
lượng thiên nhiên lớn đã, đang và sẽ là mối đe doạ thường xun đối với sản
xuất nơng nghiệp nói chung và đối với sản xuất rau nói riêng trên tồn thế
giới. Trong số các loại dịch hại rau họ hoa thập tự thì bọ nhảy là lồi gây hại
chủ yếu thường gặp rất nhiều ở các vùng trồng rau trên thế giới và các vùng
chuyên canh rau ở Việt Nam. Để bảo vệ năng suất rau chống lại các loài dịch
hại, con người đã phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau: biện pháp thủ
công, biện pháp canh tác, biện pháp vật lý, biện pháp hố học.Trong đó biện
pháp hố học lâu nay vẫn được coi là biện pháp chủ lực và nông dân vẫn quen
dùng như là một vũ khí sắc bén phịng trừ bọ nhảy và các loại sâu hại khác để
bảo vệ cây rau. Thực sự biện pháp hố học đã đem lại hiệu quả cao, nhanh
chóng tiêu diệt những kẻ thù nguy hiểm của năng suất. Chính vì thế mà trong
nhiều trường hợp biện pháp này trở thành yếu tố duy nhất giúp cho các cơ sở
sản xuất nông nghiệp khắc phục tác hại của sâu bệnh. Và việc sử dụng thuốc
hố học có chiều hướng tăng dần, năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng
lẫn chủng loại. Ở Việt Nam những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20 số
lượng thuốc BVTV sử dụng là 10000 tấn/năm, bước sang những năm của
thập kỷ 90 thế kỷ 20 số lượng thuốc BVTV đã tăng lên gấp đơi (21600 tấn
vào năm 1990) thậm chí tăng gấp ba (33000 tấn vào năm 1995) và diện tích
đất canh tác sử dụng thuốc BVTV cũng tăng lên khoảng 80 - 90 %. Việc quá
lệ thuộc vào thuốc hoá học với số lần phun nhiều và liều lượng cao hơn

khuyến cáo đã gây nên những hậu quả khôn lường, làm thúc đẩy một đối
tượng dịch hại thứ yếu trở thành dịch hại chủ yếu. Theo thống kê của FAO:
tính đến năm 1970 đã có 224 lồi cơn trùng hình thành tính kháng thuốc trừ
sâu. Đến năm 1980 con số đó đã tăng lên tới 428 lồi, đến cuối 1989 tăng lên
481 lồi trong đó có 238 lồi gây hại nơng nghiệp chiếm 58,8% và 198 lồi

2


Vũ Hồng Dung Kn 901

Đề tài nghiên cứu khoa học

gây hại cho người và động vật chiếm 41,2% (Grorghiuo và cộng sự 1991)
[16].
Vì bọ nhảy là lồi gây hại chủ yếu trên rau họ hoa thập tự, thường gặp
rất nhiều ở các vùng trồng rau trên thế giới và các vùng chuyên canh rau ở
Việt Nam nên bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabricius được đánh giá là một
trong những loài sâu gây hại nghiêm trọng làm ảnh hưởng rõ rệt đến năng
suất và phẩm chất cây trồng. Việc phòng chống bọ nhảy hiện nay vẫn đang
gặp nhiều khó khăn do đặc điểm của chúng: ở pha sâu non chúng chui xuống
đất và gây hại cịn pha trưởng thành chúng có khả năng nhảy nhanh. Bên cạnh
đó việc phát hiện kẻ thù tự nhiên của bọ nhảy để khống chế sự phát triển của
chúng là điều rất khó và hiện nay chưa thực hiện được. Trên thực tế ngồi
đồng ruộng, người nơng dân phịng trừ bọ nhảy dựa vào biện pháp hố học là
chủ yếu, nhiều nơi còn quá lạm dụng thuốc hóa học và sử dụng rất tùy tiện
dẫn đến hiệu quả của việc phòng chống chưa được cao, độ an toàn sản phẩm
thấp và tác động mạnh đến cân bằng sinh thái.
Để phịng trừ hiệu quả một lồi sâu hại nói chung, bọ nhảy nói riêng thì
trước hết phải hiểu được tập tính sống và các đặc tính sinh vật học, sinh thái

học của chúng.
Chính vì vậy, để góp phần đề xuất biện pháp phòng trừ bọ nhảy trên
rau họ hoa thập tự nói chung và cải Xanh Ngọt nói riêng, có hiệu quả và hợp
lý hơn nữa chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ nhảy
(Phyllotreta striolata Fabricius) hại họ rau thập tự và biện pháp phòng
chống trong vụ Xuân Hè 2009”.

1.2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng trừ
bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabricius hại rau họ hoa thập tự vụ Xuân Hè

3


Vũ Hồng Dung Kn 901

Đề tài nghiên cứu khoa học

2009 từ đó đề xuất biện pháp phịng trừ bọ nhảy Phyllotreta striolata
Fabricius đạt hiệu quả kinh tế và môi trường.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Điều tra xác định thành phần cây kí chủ của bọ nhảy Phyllotreta
striolata Fabricius tại Trung Tâm Giống và Phát Triển Nông - Lâm Nghiệp
Công Nghệ Cao Hải Phịng.
- Nghiên cứu đặc tính sinh học, sinh thái học của bọ nhảy Phyllotreta
striolata Fabricius hại rau họ hoa thập tự.
- Tìm hiểu một số biện pháp phòng trừ nhằm hạn chế sự gây hại của bọ
nhảy Phyllotreta striolata Fabricius.


4


Vũ Hồng Dung Kn 901

Đề tài nghiên cứu khoa học

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nghiên cứu trong nước
Theo Hồ Khắc Tín và cộng sự (1980) [7] ở Việt Nam có 4 loại sâu hại
chủ yếu trên rau họ hoa thập tự, gồm: sâu tơ (Plutella maculipennis Curtis), bọ
nhảy sọc cong vỏ lạc (P. striolata), sâu khoang (Prodenia litura Fabricius) và
rệp muội hại rau (Aphididae ). Bọ nhảy P. striolata là đối tượng sâu hại
nghiêm trọng trên rau họ hoa thập tự ở Việt Nam hiện nay cũng như nhiều
nước khác trên thế giới. Bọ nhảy thuộc họ ánh kim Chrysomelidae bộ cánh
cứng Coleoptera. Chúng gây hại cho rau ở cả 2 pha phát dục: sâu non và
trưởng thành.
Bọ nhảy trưởng thành có kích thước cơ thể dài 1,8 –2,4mm, hình bầu
dục, tồn thân màu đen bóng. Trên cánh có 2 vân sọc hình vỏ củ lạc màu
trắng. Thời gian sống của trưởng thành bọ nhảy rất dài, có thể tới 1 năm. Giai
đoạn từ khi vũ hoá đến đẻ trứng phụ thuộc nhiều vào điều kiện mơi trường, có
thể từ 15 - 79 ngày.
Sâu non đẫy sức hình ống trịn dài 4mm, màu vàng nhạt. Có 3 đơi chân
ngực rất phát triển. Các đốt đều có u lồi, trên u có các lơng nhỏ.
Nhộng hình bầu dục dài khoảng 2mm, màu vàng nhạt, mầm cánh và
mầm chân sau rất dài. Đốt cuối cũng có 2 gai lồi.
Trứng được đẻ ngay trên cây gần sát mặt đất, hình bầu dục dài 3mm,
màu vàng sữa. Trong điều kiện nhiệt độ khoảng 26oC trứng phát dục từ 4 - 8
ngày.

Quy luật phát sinh gây hại của họ nhảy có liên quan trực tiếp với một
số yếu tố ngoại cảnh: nhiệt độ và độ ẩm. Nhiệt độ dưới 10oC hoặc trên 34oC
bọ nhảy ít hoạt động và tìm nơi ẩn náu. Độ ẩm khơng khí trên 80% là thích
hợp, dưới 80% sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến số lượng trứng đẻ và tỷ lệ sâu sống.

5


Vũ Hồng Dung Kn 901

Đề tài nghiên cứu khoa học

Mưa nhiều, bọ nhảy đẻ ít và tỷ lệ nở cũng như tỷ lệ sống sót sâu non
thấp.
Do trưởng thành bọ nhảy sống lâu và đẻ trứng kéo dài nên không tạo
thành lứa rõ rệt. Hàng năm chúng phá hại nhiều trên cây vụ Đông từ tháng 9
đến tháng 4 nhưng gây thiệt hại nặng nhất vào tháng 2 đến tháng 3.
Theo Nguyễn Thị Hoa và cộng sự (2002) [3] sâu hại rau họ hoa thập tự
chủ yếu có 6 lồi: sâu tơ, sâu khoang, sâu xám, bọ nhảy, rệp và sâu xanh
bướm trắng. Bọ nhảy phát sinh gây hại quanh năm từ tháng 1 đến tháng 12.
Trong năm 2000, trên cây cải ngọt bọ nhảy phát sinh mạnh vào tháng 5 và
tháng 10, mật độ từ 100 - 135 con/m2. Nhưng năm 2001 bọ nhảy phát sinh
mạnh vào tháng 3, mật độ trưởng thành bọ nhảy là 107,5 con/m2. Bọ nhảy gây
hại nặng trên cải xanh, cải củ hơn ở cải bắp, xu hào. Vùng chuyên canh bị bọ
nhảy hại nặng hơn vùng xen canh. Mật độ bọ nhảy bị giảm mạnh khi có mưa
lớn, mưa kéo dài.
Kết quả khảo nghiệm hiệu lực trừ bọ nhảy của một số thuốc trừ sâu
Nguyễn Thị Hoa (2002) [3] cho thấy thuốc Regent 800 WG, nồng độ sử
dụng là 0,01% có hiệu lực trừ bọ nhảy cao nhất 98,2% tại thời điểm sau phun
5; 7 ngày. Tiếp đến là Padan 95 SP với nồng độ sử dụng là 0,25%, hiệu lực

trừ bọ nhảy trưởng thành từ 86,2 - 88,2%. Thuốc trừ sâu sinh học Delfin WG
với nồng độ sử dụng 0,1% hiệu lực trừ trưởng thành bọ nhảy thấp đồng thời
tác động của thuốc rất ngắn. Sau khi phun thuốc 1; 3 ngày hiệu lực trừ trưởng
thành bọ nhảy của thuốc là 46,5; 47,0% nhưng đến 5; 7 ngày sau phun hiệu
lực giảm còn 41,8% và 40,9%.
Bọ nhảy chủ yếu gây hại trên cây rau họ hoa thập tự nên việc dọn sạch
tàn dư, luân canh cây trồng hợp lý là biện pháp phịng trừ bọ nhảy có hiệu quả
cao đồng thời giảm được chi phí bảo vệ thực vật, giảm ơ nhiễm môi trường,
đặc biệt là giảm được tồn dư thuốc trừ sâu trong sản phẩm.
Theo Phạm Thị Nhất (1993) [4], trưởng thành bọ nhảy có chiều dài từ 2

6


Vũ Hồng Dung Kn 901

Đề tài nghiên cứu khoa học

- 4 mm, có tính giả chết, ưa thời tiết khơ, ấm. Bọ nhảy xuất hiện quanh năm,
nhưng phá hại mạnh nhất vào tháng 3 trên cây họ hoa thập tự. Mật độ trưởng
thành trên đồng ruộng có sự giao động rất lớn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như: mùa vụ, giai đoạn sinh trưởng của cây, có khi mật độ lên tới 1000 con/
m2, làm giảm năng suất chất khô, giảm năng suất thương phẩm thậm chí làm
thất thu hồn toàn cho người trồng rau.
Theo Vũ Thị Hiển (2002) [2] thành phần sâu hại rau cải xanh ngọt vụ
Đông Xuân 2001 vùng Gia Lâm - Hà Nội gồm 7 loài gây hại chính thuộc 5 họ
và 3 bộ khác nhau trong số đó bọ nhảy P. striolata là lồi gây hại nghiêm
trọng nhất. Bọ nhảy gây hại ở cả hai pha phát dục: sâu non và trưởng thành,
thời gian phát dục trung bình của các pha trứng, sâu non, nhộng ở 25 oC là 6,5
- 15,24 - 10,07 ngày. Thời gian sống trưởng thành trung bình là 26,86 ngày

(25oC). Theo tác giả khi phun thuốc Sevin 85 WP (0,15%) và rắc Vibasu 10H
(0,7 kg/sào) xử lý đất có hiệu lực trừ sâu non bọ nhảy cao nhất đạt 72,26 và
76,51% sau khi xử lý 7 ngày. Padan 95SP (0,25%) có hiệu lực trừ trưởng
thành bọ nhảy cao nhất đạt 98,89% ngay sau khi phun 3 ngày với thí nghiệm
trong phịng và 82,83% với thí nghiệm ngồi đồng.
Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001) đã qui
định mật độ sâu, tỷ lệ bệnh để thống kê diện tích nhiễm sâu bệnh (10TCN224
- 1995).
Đối với bọ nhảy hại rau họ hoa thập tự (trong cả giai đoạn sinh trưởng)
mật độ và tỷ lệ dịch hại dự thảo là 20 con/m2.
Diện tích nhiễm nhẹ: là diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh từ 50 100% mức qui định.
Diện tích nhiễm trung bình: là diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh từ
100 - 200% mức qui định
Diện tích nhiễm nặng: là diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh trên 200%
mức qui định.

7


Vũ Hồng Dung Kn 901

Đề tài nghiên cứu khoa học

Diện tích mất trắng: là tổng số diện tích bị hại giảm trên 70% năng
suất. Nhìn chung, những nghiên cứu về bọ nhảy ở Việt Nam chưa có nhiều,
đặc tính sinh vật học, sinh thái học chưa được chú trọng. Cách phòng chống
bọ nhảy chưa được giải quyết. Hiện nay, các nghiên cứu vẫn chú trọng nhiều
đến việc áp dụng thuốc hố học chưa có sự phối hợp với các biện pháp khác.
Ở nước ta, tại trung tâm đấu tranh sinh học (Viện bảo vệ thực vật) đã
nghiên cứu sản xuất nấm Metarhizium. sp để phòng trừ một số đối tượng sâu

hại cây trồng như: rầy nâu hại lúa, châu chấu hại ngô, sâu đo xanh hại đay...
trong khoảng 5 năm nay bước đầu đã thu được kết quả nhất định.
Từ năm 1992, Phạm Thị Thuỳ và cộng sự thuộc Viện Bảo vệ thực vật
đã phân lập, nuôi cấy và thử nghiệm các chủng Metarhizium.sp thuộc 2 loài
Metarhizium anisopliae và Metarhizium flavoviride để phòng trừ cho các loại
sâu bọ hại cây nông, lâm nghiệp bằng phương pháp phun trực tiếp bào tử
Metarhizium.sp trên đồng ruộng. Kết quả cho thấy hiệu lực diệt sâu xanh của
M. anisopliae ở nồng độ 7,4 x 1011 bt/ml là 78,31% sau 7 ngày phun, tuy nhiên
cũng với nồng độ này khi thử nghiệm trên rầy nâu chỉ đạt 30% sau 10 ngày
phun. Vào năm 1993, các tác giả lại thử nghiệm chế phẩm M. anisopliae trên
rầy nâu Nilaparvata lugen Stal tuổi 3, kết quả cho thấy ở mật độ 6,8 x 10 8 bt/
ml hiệu quả phòng trừ đạt 89,93% sau 10 ngày phun. Đối với sâu đo hại đay
Anomis flava, các tác giả đã dùng mật độ 7,5 x 108 bt/ml để phòng trừ, kết quả
đạt 76,92% sau 7 - 10 ngày thí nghiệm.
Năm 1996, Tạ Kim Chỉnh thử nghiệm M. anisopliae trên mối
Coptotermes formosanus và cho biết mối chết do nấm sau 3 ngày là 91,35% ở
mật độ 18 x 107bt/ml. Ngoài ra tác giả còn thử nghiệm trên châu chấu di cư
(Locusta mirgratioria) và hiệu quả đạt tới 92,2%.
Năm 1997, Viện Bảo vệ Thực vật đã phối hợp với lâm trường Lương
Sơn, tỉnh Hồ Bình sử dụng M. anisopliae để diệt châu chấu mía (Hierogliphus
tonkinensis) hại luồng. Hiệu quả đạt 76,2% sau 2 tuần và 94,4% sau 3 tuần phun.

8


Vũ Hồng Dung Kn 901

Đề tài nghiên cứu khoa học

Ở nước ta thu thập và phân lập, tuyển chọn được 28 chủng (10 chủng

Bauveria bassiana, và 18 chủng (Metarhizium anisopliae) trên các lồi sâu hại
khác nhau ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Vừa qua trung tâm sinh học (Bảo
vệ thực vật) đã sản xuất được 2,355 kg Bauveria bassiana và 3,275 kg
Metarhizium anisopliae sử dụng trừ sâu keo da láng, sâu khoang ăn lá đậu
tương và sâu xanh đục quả đậu xanh với hiệu quả là 68,2 - 72,3% (Bauveria
bassiana), 69,2 - 75,1% (Metarhizium anisopliae), trừ bọ dừa đạt 63,63 81,42% (Metarhizium anisopliae) còn viện lúa đồng bằng sông Cửu Long đã
sản xuất được 32175 kg chế phẩm Metarhizium anisopliae và 1265 kg
Bauveria bassiana để phòng trừ sâu hại lúa, cây ăn quả và cây công nghiệp
với hiệu quả phòng trừ đạt 70 - 80%. Đã đăng ký được 2 chế phẩm vào danh
mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.
Tại các tỉnh phía Nam, hiệu lực của các chế phẩm này trong nhà lưới
nhìn chung đạt cao hơn trên đồng ruộng (chẳng hạn Bauveria bassiana đạt
hiệu lực 85,56 - 91% đối với bọ cánh cứng hại dừa khi thực hiện trong nhà
lưới. Cịn Metarhizium anisopliae có hiệu lực 69 - 91% đối với cơn trùng
chích hút trên đồng ruộng và thực tế cho thấy đối với sâu non của côn trùng
cánh vảy thì Bauveria bassiana có hiệu lực hơn Metarhizium anisopliae,
nhưng đối với cơn trùng chích hút, mối và bọ cánh cứng hại dừa thì hiệu quả
phịng trừ chưa cao.
Đối với các tỉnh phía Bắc trong phịng thí nghiệm, hiệu lực của chế phẩm
này trên sâu xanh hại bồ đề đạt 68,5% sau 10 ngày thí nghiệm. Trên bọ xít
nhãn vải 81,7% sau 12 ngày thí nghiệm. Nhưng hiệu lực của chế phẩm này lại
đạt khá cao khi thực hiện ở ngoài đồng ruộng. Cụ thể là hiệu lực với sâu xanh
hại bồ đề Yên Bái 88% sau 10 ngày thí nghiệm (Bauveria bassiana) và 89,7%
sau 10 ngày thí nghiệm (Metarhizium anisopliae).
Trong chi Metarhizium có 2 loại nấm được xác định nhiều trong việc gây
bệnh trên côn trùng là: Metarhizium anisopliae Sorok.(Ma), 1883,

9



Vũ Hồng Dung Kn 901

Đề tài nghiên cứu khoa học

Metarhizium flavoviride Gams, 1973, Metarhizium anisopliae Sorok, (Ma),
1883 vì nấm có mầu xanh lục hay màu lục gọi là nấm lục cương.
2.3. Nghiên cứu ngồi nước
2.3.1. Vị trí phân loại, phân bố và ký chủ của Phyllotreta striolata
Phân loại côn trùng là yêu cầu cơ bản để nghiên cứu đặc điểm hình
thái, sinh vật học và tác hại của chúng. Đồng thời tiến hành các công tác kiểm
dịch thực vật và có các biện pháp phịng chống thích hợp.
Tổ chức C.A.B.I (1999) đã xác định vị trí phân loại của P. striolata
như sau:
Vị trí phân loại:
- Giới (Kingdom): Animalia
- Ngành (Phylum): Arthropoda
- Lớp (Class): Insecta
- Bộ (Order): Coleoptera
- Họ (Family): Chrysomelidae
- Họ phụ (Sub family): Aticinae
- Giống (Genus): Phyllotreta
2.3.2. Tác hại của Phyllotreta striolata
Theo Kalshoven (1981) [23] P. striolata là loài dịch hại chính của rau
họ hoa thập tự đặc biệt là ở giai đoạn cây giống trong vườn ươm vùng Java
Indonexia. Chúng xuất hiện phổ biến ở đồng bằng và trung du, nhưng
hiếm khi tìm thấy chúng ở độ cao trên 1200 m. Trưởng thành hoạt động
vào giờ nóng trong ngày và nhảy bật lên khi bị khua động.
Cây cải củ vụ sớm ở miền tây Kansas thường bị bọ nhảy phá hại rất
nặng. Bọ nhảy chủ yếu gây hại ở phần trên bề mặt lá, phần thân mọng
nước đây là nguyên nhân gây ra héo lá, lụi cây. Khi cây cao 1 inch bộ lá bị

tấn công mạnh theo Jee (1994) [22].

10


Vũ Hồng Dung Kn 901

Đề tài nghiên cứu khoa học

Theo Burgeess (1981) [11] cho rằng ở Canada thiệt hại lớn nhất đối với
cây cải lá là do bọ nhảy trưởng thành quá đông gây ra trên cây giống vào mùa
xuân. Sự di chuyển của trưởng thành bằng phương thức bay, nhảy đã chuyển
từ cây này sang cây khác, từ ruộng này sang ruộng một cách nhanh chóng.
Hoạt động ăn mạnh nhất của bọ nhảy trưởng thành khi gặp thời tiết thuận lợi:
nắng, ấm và hanh khô.
Theo Osipov (1985) [27] bọ nhảy là một trong 3 lồi cơn trùng gây hại
nặng nhất cho cây cải dầu mùa hè ở Belarut, con trưởng thành ăn thủng lá,
làm chết cây con trong điều kiện nóng, khơ vào mùa xn.
Theo Eddy (1938) [15] thì ở Louiisana và Texas Gulf Mỹ, Phyllotreta
striollata Fabr được coi là lồi cơn trùng gây hại nghiêm trọng cho rau họ hoa
thập tự nhất là cây cải xanh ngọt, cải đắng giai đoạn cây giống trong vườn
ươm. Ngoài đồng ruộng, cây rau thường bị hại ở bộ lá làm giảm năng suất,
giảm giá trị thương phẩm của rau nên làm giảm hiệu quả kinh tế của người sản
xuất.
Bọ nhảy trưởng thành ở Pensylvania, Mỹ đã làm giảm rõ rệt chất lượng
cây giống dẫn đến làm giảm kích thước của cây, giảm hàm lượng chất khô
trong sản phẩm nhất là vào tháng 8 hàng năm (Reed và Byer, 1981) [29].
Ở Manitoba, Canada trồng suplơ vụ sớm làm cho tỷ lệ cây bị chết do
bọ nhảy gây ra rất cao. Trồng cây con quá nhỏ cũng làm cho bọ nhảy trưởng
thành gây hại nặng hơn so với trồng cây con khi đã có đủ từ 6 - 8 lá (Soroka

và Pritchard, 1987) [31].
2.3.3. Đặc điểm sinh vật học của Phyllotreta striolata
Theo Chen và cộng sự (1990) [13] P. striolata Fabricius là loài côn
trùng gây hại nghiêm trọng cải bao, cải củ cải xanh ngọt ở Đài Loan. Trưởng
thành cái đẻ trứng vào cuống lá hoặc trong đất. Đôi khi trứng được đẻ từng
quả riêng lẻ nhưng thường đẻ thành cụm từ 4 - 5 quả trong đất ở độ sâu 2 -

11


Vũ Hồng Dung Kn 901

Đề tài nghiên cứu khoa học

3cm. Ở Đài Loan tuổi thọ của trưởng thành đa dạng, dài nhất là trên cây cải
bao (33 ngày).
Harukawa và Tokunaga (1938) [18] cho rằng trứng của P.striolata hình
ovals, chiều dài khoảng 0,42mm, chiều rộng khoảng 0,27mm, chúng chuyển
từ màu trắng sữa hoặc trắng vàng ngay sau đẻ đến màu trắng trong suốt do sự
tiêu huỷ lòng đỏ trứng trong quá trình phát triển. Những quả trứng được phủ
một màng mỏng chất nhờn. Màng đệm có đường vân đẹp với bề mặt nhiều
cạnh nhỏ. Trứng nở sau khi đẻ khoảng 7 - 10 ngày.
Sâu non P. striolata hình trụ, mập, màu trắng, đầu có màu nâu. Phần
ngực và bụng được phủ một lớp lông thưa, ngắn, cứng màu vàng nhạt, trên lỗ
thở được phủ lớp lông màu nâu nhạt. Miệng, mảnh cứng của đơi chân ngực có
màu nâu nhạt. Hàm trên, hai bên đầu, móc đệm của chân đều có màu đen. Sâu
non P. striolata có ba đơi chân ngực phát triển. Phần cuối của bụng được chia
thành hình oval mỏng ở phía trước và cơ quan hậu mơn hình trụ phía sau. Sâu
non có ba tuổi, hình thái ở ba tuổi đều giống nhau, nhưng khác nhau về kích
thước. Sau khi nở sâu non dài khoảng 0,84mm sau đó phát triển đến khoảng 4

- 5mm sâu non đẫy sức. Thời gian phát dục của sâu non từ 23 - 34 ngày.
Sự hoá nhộng diễn ra trong đất, ở độ sâu 2 - 5cm. Nhộng có râu đầu,
mầm chân, mầm cánh đều lộ rõ. Đốt cuối có hai gai lồi, ở giai đoạn nhộng có
sự thay đổi màu từ màu trắng hoặc vàng nhạt đến nâu vàng. Đầu, ngực, bụng
có những lơng cứng, thưa ở những vị trí xác định. Phần bụng thon cho đến
đốt bụng thứ 4 và có thể được chia thành: 7 đốt trước lớn, 2 đốt sau nhỏ. Các
lỗ thở ở các đốt ngực giữa và ở 7 đốt bụng đầu tiên của nhộng. Con nhộng cái
dài khoảng 1,9mm và rộng khoảng 0,8mm; con đực dài khoảng 1,7mm, rộng
0,7mm. Đốt cuối có gai lồi.
Theo Chen và cộng sự (1991) [13] trong điều kiện phịng thí nghiệm có
11 thế hệ kế tiếp nhau trong một năm. Ở Đài Loan tuổi thọ của trưởng thành
trong mùa thu là 40 - 52 ngày, 20 - 23 ngày vào mùa hè. Trong khoảng từ

12


Vũ Hồng Dung Kn 901

Đề tài nghiên cứu khoa học

tháng 11 đến tháng 1 năm sau một thế hệ mới được hồn thành trong vịng 60
đến 67 ngày và từ 33 - 38 ngày trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8.
Bọ nhảy P. striolata không thể sống sót trong điều kiện nhiệt độ nhỏ hơn
16oC, chúng phát triển mạnh ở ngưỡng nhiệt độ >20oC. Tỷ lệ chết cao khi
nhiệt độ > 32oC và nhỏ hơn 20oC.
Ở Đài Loan, P. striolata xuất hiện quanh năm nhưng mật độ cao nhất
vào mùa khơ (nhiệt độ thích hợp nhất cho bọ nhảy là từ 20 - 28oC). Sự tăng
trưởng của bọ nhảy bị ảnh hưởng bởi mưa lớn hoặc mưa kéo dài và nhiệt độ
cao. Qua quan sát hai thế hệ bọ nhảy trên một vụ cải củ người ta nhận thấy:
mật độ quần thể ở thế hệ thứ hai cao hơn nhiều so với thế hệ thứ nhất, do vậy

cây cải củ ở thời kỳ đầu của vụ sau bị hại ngiêm trọng. Trong 107 mẫu đất
được thu thập định kỳ hàng tuần vào những năm 1989 - 1991 trung bình có
161 sâu non và nhộng trên một m2 đất, mật độ cao nhất lên tới 1310 con/m2.
2.3.4. Các biện pháp phòng chống
* Biện pháp sử dụng giống chống chịu sâu bệnh
Sử dụng giống chống chịu sâu bệnh là cơng việc mới và có hiệu quả
trong phịng trừ sâu hại cây trồng nơng nghiệp nói chung, cây rau nói riêng.
Theo Lamb và cộng sự (1993) một số dòng cải dầu Brassica napus có
tính kháng với bọ nhảy rất cao như L19, M12 và đã được sử dụng phổ biến
trong sản xuất ở Manitoba, Canada.
Pivnick và cộng sự (1992) [28] đã kết luận rằng giống rau cải Brassica
khi điều chỉnh lượng Iosthiocyanate trong cây sẽ tạo nên giống chống hoặc
giống mẫn cảm với bọ nhảy P. striolata.
Cũng theo Picvick và cộng sự bẫy dầu cải đã được sử dụng ở Manitoba,
Canada vào vụ xuân để thu thập bọ nhảy trưởng thành ngồi đồng. Chất
Nitriles trong thành phần sinh hóa của cây cải có mùi thơm và khả năng thốt
mùi cao đã có tác dụng quyến rũ bọ nhảy.

13


Vũ Hồng Dung Kn 901

Đề tài nghiên cứu khoa học

Ngoài ra, việc sử dụng lưới chắn để khống chế số lượng bọ nhảy hại
cây con giống họ cải đã được Palaniswamy và cộng sự (1992) tiến hành có
hiệu quả cao ở Canada.
Một số giống súp lơ được tạo ra bằng lai tạo có khả năng chống bọ
nhảy rất cao, ngược lại một số giống rất mẫn cảm với bọ nhảy như giống Broc

5 và giống Glossy, theo Stoner (1992).
* Biện pháp vật lý, kỹ thuật trồng trọt
Theo Picvick, Lamb và Reed (1992) bẫy dầu cải đã được sử dụng ở
Manitoba, Canada vào vụ xuân để thu thập bọ nhảy trưởng thành ngồi đồng.
Chất Nitriles trong thành phần sinh hóa của cây cải có mùi thơm và khả năng
thốt mùi cao đã có tác dụng quyến rũ bọ nhảy.
Eddy (1938) [15] cho rằng việc dọn sạch những tàn d ư sau thu hoạch
cũng góp phần ngăn chặn sự tái sinh sản của bọ nhảy trên đồng ruộng. Vun
xới đúng thời điểm, đúng kỹ thuật cũng là một trong những biện pháp làm
giảm số lượng sâu non bọ nhảy trên đồng ruộng, lại không gây ô nhiễm môi
trường sống.
Không xử lý cỏ dại khi gieo cải lá vào cuối tháng 7 đã làm giảm rõ rệt
năng suất chất khô so với việc dọn sạch cỏ cùng tàn dư cây trồng. Bởi bọ
nhảy sinh sản nhanh, tỷ lệ sống sót cao, gây hại nặng cho cây trồng khi có cỏ
dại và các thực vật trên đồng ruộng theo Reed và Byers (1981) [29].
Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cây đến mật độ bọ nhảy
đã được Dosdal và cộng sự (1998) [14] trung tâm Alberta, Canada tiến hành
tại Polish và Arrgentina Canola trên 2 loại rau cải Brassica rapa L. và
Brassica napus L. Kết quả thí nghiệm cho thấy khoảng cách (cây x cây) hợp
lý nhất làm giảm mật độ bọ nhảy, đối với Brassica napus L. là 14cm và đối
với Brassica rapa L. là 30cm.

14


Vũ Hồng Dung Kn 901

Đề tài nghiên cứu khoa học

* Biện pháp sinh học

Hiệu quả của biện pháp phòng trừ sinh học đối với bọ nhảy Phyllotreta
sp. vẫn còn hạn chế. Một số loại côn trùng, tuyến trùng, nấm, vi khuẩn… đã
được nghiên cứu sử dụng làm giảm mật độ bọ nhảy trên đồng ruộng.
Một số lồi cơn trùng ký sinh bọ nhảy trên đồng ruộng ở Canola,
Canada như: Crysopacarnea, Geocoris bullatus, Collops vitatus, Nabis
alternatus, Gryllus pennsyvanicus. Ở Manitoba, Canada ngay từ những năm
1978 đến năm 1983 thí nghiệm về côn trùng ký sinh bọ nhảy đã được tiến
hành. Trong thí nghiệm này Townesilitus Psylliodis đã được sử dụng làm cơn
trùng ký sinh với mục đích làm giảm mật độ bọ nhảy P. striolata và
Phyllotreta cruciferae gây hại trên cải củ theo Wylie (1988).
Theo Eddy (1938) [15] Braconid perilitus epitricis là lồi cơn trùng ký
sinh bọ nhảy P. striolata trưởng thành nhưng số lượng lồi này khơng nhiều.
Huang và cộng sự (1992) [20] đã thử nghiệm độc tố của vi khuẩn
Bacillus firmus để phòng trừ bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabr ở Guangxi Trung Quốc.
Theo Butt J.M và cộng sự (1994) [12] nấm Metarhizium anisopliae và
Beauveria bassiana với nồng độ 1010 bào tử /ml có tác dụng diệt cơn trùng
hại rau họ hoa thập tự và ong mật sau phun 5 ngày, tuy nhiên hiệu lực trừ sâu
của nấm không cao.
Tại Australia, Metarhizium anisoplia đã được thương mại hoá sớm hơn
trong việc phòng trừ bọ hung Adoryphorus couloni tại các cánh đồng cỏ.
Trong các kiểm tra với các công thức dạng bột, Bio - Green là một ứng dụng
cho việc chứng tỏ sự tác động liên tục của Metarhizium anisoplia đối với bọ
hung trong suốt 4 năm (Goettel M,S,1994). Vào tháng 3 năm 1993,
Metarhizium anisoplia đã được cơ quan bảo vệ mơi trường Mỹ cho phép đăng
ký để phịng trừ các loài sâu bọ gây hại và gián.
Trong khoảng 40 năm trở lại đây, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng sử
dụng nấm Metarhizium sp. một cách hợp lý trong biện pháp phòng trừ tổng

15



Vũ Hồng Dung Kn 901

Đề tài nghiên cứu khoa học

hợp đã mang lại hiệu quả cao. Tại Malaixia đã nghiên cứu nấm Metarhizium
anisoplia để phòng trừ mối ngầm dưới đất đạt hiệu quả 64,57% sau 14 ngày.
Tại Philippin đã nghiên cứu sử dụng nấm Metarhizium anisoplia để diệt rầy
nâu hại lúa hiệu lực đạt 60% sau 10 ngày. Tại Úc năm 1991, Milner đã nghiên
cứu nấm Metarhizium sp. để phòng trừ bọ hung hại mía đạt hiệu quả 68%, cịn
ở Brazil, Nigieria các nhà khoa học đã dùng nấm Metarhizium flavoviridae để
phịng trừ châu chấu cho thấy hiệu quả có thể đạt 90% sau 14 ngày phun.
* Biện pháp hóa học
Theo Ruth Harad (2001) [30] sử dụng thuốc vẫn là biện pháp phịng trừ
bọ nhảy nhanh chóng và hiệu lực nhất. Các loại thuốc sử dụng để phòng trừ
bọ nhảy ở mỗi vùng, mỗi nước là rất khác nhau tùy theo điều kiện môi
trường, tập quán canh tác của vùng ấy.
Ở New York các loại thuốc trừ sâu thường được sử dụng để phòng trừ
bọ nhảy hại rau thập tự trong sản xuất là: Thiodan, Sevin, Disyston. Hiệu lực
trừ bọ nhảy nhất là Thiomethoxam, với tên thương phẩm là Adage do công ty
Novartis sản xuất. Một số loại thuốc như Bacillus thuringensis, Methomyl,
Cypermethrin, Carbaryl, Spinnosad mới được nghiên cứu sử dụng phịng trừ
bọ nhảy nhằm giảm ơ nhiễm mơi trường sinh thái, ô nhiễm sản phẩm (Lee
Stiver, 2001) [25].
Theo Reed và Byers (1981) [29] và cộng sự sử dụng thuốc trừ sâu dạng
hạt xử lý đất như Diazinon trước khi gieo hạt cải đã làm giảm nhẹ mức độ gây
hại của bọ nhảy trưởng thành đối với việc sử dụng loại thuốc phun lên mặt
luống.
* Phòng trừ tổng hợp
Allyl isothyocyanate là một loại dầu thực vật chiết tách từ cây cải mù

tạc đã được nghiên cứu sử dụng để làm giảm mật độ bọ nhảy trên đồng ruộng
(Burgess, 1977) [11].
Dịch chiết Methanolic từ hạt xoan ấn Độ đã được sử dụng nghiên cứu
phòng trừ sâu hại đậu đỏ. Dịch chiết này phun định kỳ 1 tuần /lần từ khi nảy
16


Vũ Hồng Dung Kn 901

Đề tài nghiên cứu khoa học

mầm đến khi thu hoạch. Kết quả là dịch chiết này cho hiệu lực trừ sâu cao đối
với sâu cuốn lá, hiệu lực trừ sâu trung bình đối với dịi đục lá, hiệu lực thấp
đối với bọ nhảy và bọ trĩ.

PHẦN 3
ĐỊA ĐIỂM - VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

17


Vũ Hồng Dung Kn 901

Đề tài nghiên cứu khoa học

3.1. Vật liệu nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cải Xanh Ngọt: Brassica juncea Cosson.
- Bắp cải: Brassica oleraceae.
- Su hào: Brassica canlorapa Pasq.

- Súp lơ: Brassica cauliflora Lizg.
- Cải chíp: Brassica- sp
- Bọ nhảy hại rau P. striolata.
- Một số loại thuốc hoá học, sinh học.
3.1.2. Dụng cụ nghiên cứu
- Thu bắt trưởng thành bằng vợt, ống hút.
- Dung dịch giữ mẫu (cồn 70 độ, foocmon 5%).
- Các dụng cụ đo đếm.
- Kính lúp điện.
- Ống nghiệm, bút lơng, panh…
- Lồng nuôi sâu, lồng mica, chậu trồng cây.
- Đĩa petri, hộp nhựa.
- Các dụng cụ trồng cây khác.
3.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện tại khu sản xuất trong nhà lưới Trung Tâm Giống và
Phát Triển Nông - Lâm Nghiệp Cơng Nghệ Cao Hải Phịng.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên rau họ hoa thập tự từ tháng
2/2009 đến tháng 7 năm 2009.

18


Vũ Hồng Dung Kn 901

Đề tài nghiên cứu khoa học

3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Nội dung

- Điều tra xác định thành phần cây kí chủ của bọ nhảy Phyllotreta
striolata Fabricius tại Trung Tâm Giống và Phát Triển Nơng - Lâm Nghiệp
Cơng Nghệ Cao Hải Phịng.
- Nghiên cứu đặc tính sinh học, sinh thái học của bọ nhảy Phyllotreta
striolata Fabricius hại rau họ hoa thập tự.
- Tìm hiểu một số biện pháp phòng trừ nhằm hạn chế sự gây hại của bọ
nhảy Phyllotreta striolata Fabricius.
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.3.2.1. Phương pháp thu mẫu và xác định thành phần cây ký chủ, diễn biến
số lượng của bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabricius vụ Xuân Hè 2009 tại
Trung Tâm Giống và Phát Triển Nơng - Lâm Nghiệp Cơng Nghệ Cao Hải
Phịng.
- Điều tra theo phương pháp điều tra bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn. Định kỳ điều tra 5 ngày/1 lần, trên các loại cây họ hoa
thập tự, mỗi loại cây điều tra một ruộng, mỗi ruộng điều tra 5 điểm chéo góc,
mỗi điểm điều tra 5 cây. Thu toàn bộ bọ nhảy trưởng thành trên mỗi cây và
những cây bị héo, đưa về phòng để xác định nguyên nhân gây chết (do bệnh
hay bọ nhảy).
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Diễn biến mật độ cá thể trưởng thành của bọ nhảy P. striolata trên 1 cây họ
hoa thập tự.



Cá thể trưởng thành bọ nhảy điều tra (con)



Số cây điều tra (cây)


Mật độ bọ nhảy (con/cây) =

19


Vũ Hồng Dung Kn 901

Đề tài nghiên cứu khoa học

+ Xác định mức độ phổ biến của bọ nhảy trên cây ký chủ ngoài đồng ruộng.
Tổng số lần bắt gặp bọ nhảy
Tần xuất xuất hiện bọ nhảy(%) =

×100
Tổng số lần điều tra

Mức độ thường gặp được đánh giá theo tần xuất xuất hiện bọ nhảy như
sau:
Bảng 3.1: Phương pháp tính tần suất bắt gặp Bọ nhảy trên một số loại
rau họ hoa thập tự.

Mức độ phổ biến

Kí hiệu

Rât ít
Ít
Trung bình
Nhiều


*
**
***

% số lần gặp bọ nhảy trong điều
tra
1-5%
6-25%
>25-50%
>50

+ Xác định mức độ gây hại của bọ nhảy P. striolata theo tháng 9 cấp
hại.
Cấp 0: Khơng có vết hại.
Cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại.
Cấp 3: 1 - 5% diện tích lá bị hại.
Cấp 5: 6 - 25% diện tích lá bị hại.
Cấp 7: 26 - 50% diện tích lá bị hại.
Cấp 9: 51 - 100% diện tích lá bị hại.
Nếu xác định bọ nhảy P. striolata gây hại từ cấp 1 trở lên thì xác định
đây là loại cây ký chủ của bọ nhảy.

20


Vũ Hồng Dung Kn 901

Đề tài nghiên cứu khoa học

3.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học và sinh

thái học của bọ nhảy Phyllotreta striolata
3.3.2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái
Quan sát, mơ tả, đo đếm kích thước từng pha phát dục P. striolata với
số lượng đo ở từng pha phát dục n = 30
- Pha trứng: Đo chiều dài và nơi rộng nhất của quả trứng.
- Pha sâu non: Đo chiều dài cơ thể và chiều rộng của đầu.
- Pha nhộng và pha trưởng thành: Đo chiều dài và phần rộng nhất của cơ thể.
Kích thước trung bình tính theo cơng thức:
X = Χ ±∆
n

X =

X

i=
1

i

N

Trong đó:
- Xi là giá trị kích thước trung bình của cá thể thứ i
- n là số cá thể theo dõi (n = 30)
Tính sai số theo cơng thức:

S .tα

=

n

tα . tra bảng Student – Fisher với độ tin cậy P = 0, 95 độ tự do √ =n-1
S: là độ lệch chuẩn.
N: là tổng số cá thể theo dõi.
S=

∑(x

i

− x) 2

n −1

21


Vũ Hồng Dung Kn 901

Đề tài nghiên cứu khoa học

3.3.2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của Phyllotreta
striolataFabricius
a. Nghiên cứu thời gian phát dục của bọ nhảy P. striolata Fabricius trên
cải Xanh Ngọt.
Theo dõi thời gian phát dục của P. striolata theo từng giai đoạn (trứng,
sâu non, nhộng và pha trưởng thành). Thu bắt 50 trưởng thành bọ nhảy từ
ngồi đồng bằng ống hút cơn trùng đem về phịng ni tiếp trong lồng lưới.
Thả vào lồng nuôi sâu, trong đã trồng sẵn cây cải Xanh Ngọt, dưới gốc được

bao bọc bởi một lớp giấy thấm nước để giữ ẩm cho cây được tươi. Sau một
ngày chuyển cây cải Xanh Ngọt ra ngoài, soi lá cải dưới kính lúp hai mắt để
kiểm tra trứng. Sau đó dùng kéo cắt các lá có quả trứng bọ nhảy cho vào hộp
petri có chứa một lớp đất tơi xốp đủ ẩm dày khoảng 2 - 3cm. Bố trí thí
nghiệm với 30 đĩa petri. Khi sâu non vừa nở thì dùng bút lơng mềm nhẹ nhàng
chuyển sâu non mới nở có chứa đất ẩm, tơi xốp và có sẵn gốc cải xanh sạch
làm thức ăn. Hàng ngày thay thức ăn, bổ sung nước và theo dõi sự lột xác
chuyển tuổi của sâu non. Khi hố nhộng thì dùng bút lơng chuyển nhộng vào
chậu đất khác, phía trên được bịt bằng lớp vải thưa. Trưởng thành vừa vũ hoá
lại được chuyển sang nuôi tiếp trong lồng lưới, thay thức ăn hàng ngày bằng bó
cải xanh ngọt, ghi lại nhiệt độ, ẩm độ hàng ngày ở phịng ni sâu trong suốt
thời gian làm thí nghiệm.
- Thời gian phát dục trung bình của cá thể ở các pha được tính:
n

X =

∑ X .N
i =1

i

n

Trong đó:
+ Χ là thời gian phát dục trung bình
+ Xi là thời gian phát dục của cá thể thứ i
+ Ni là số cá thể phát dục trong ngày thứ i
+ n là số cá thể theo dõi


22

i


Vũ Hồng Dung Kn 901

Đề tài nghiên cứu khoa học

-Tính sai số theo cơng thức:
X = Χ ±∆
Trong đó:

S .tα

=
n

tα . tra bảng Student – Fisher với độ tin cậy P = 0,95 độ tự do √ =n-1
S: là độ lệch chuẩn.
N: là tổng số cá thể theo dõi.
S=

∑( x

i

− x) 2

n −1


b. Nghiên cứu khả

năng sinh sản của bọ nhảy trên cây cải Xanh Ngọt.
- Gieo cây cải Xanh Ngọt thành nhiều đợt. Sử dụng cây ở giai đoạn 5 lá
để cho bọ nhảy trưởng thành đẻ trong phòng thí nghiệm, mỗi chậu trồng một
cây và đặt chúng trong lồng cách ly. Thả mỗi cặp trưởng thành đực cái mới
vũ hóa vào mỗi cây (thí nghiệm làm với 15 cặp trưởng thành đực cái). Tiến
hành thay cây hàng ngày sau khi phát hiện thấy trưởng thành bắt đầu đẻ. Đếm
số lượng trứng được đẻ ra hàng ngày của 15 cặp trưởng thành cho tới khi cặp
trưởng thành cuối cùng ngừng đẻ.
- Chỉ tiêu theo dõi:
- Khả năng đẻ trứng trung bình của một cá thể cái:
Tổng số trứng đẻ (quả)
Số trứng đẻ/ 1X (quả/ X)=
Tổng số con cái (con)

23


Vũ Hồng Dung Kn 901

Đề tài nghiên cứu khoa học

- Thời gian đẻ trứng trung bình:
Tổng thời gian đẻ của các trưởng thành cái theo dõi (ngày)
Thời gian đẻ trứng TB (ngày/con) =
Tổng số trưởng thành cái theo dõi (con)
- Số trứng đẻ trung bình trong một ngày của một con cái:
Tổng số trứng đẻ của các cá thể cái thí nghiệmtrong ngày/quả

Số trứng đẻ TB/ 1 ngày/ X =
Tổng số cá thể cái theo dõi (con)
c. Nghiên cứu đặc điểm các pha phát dục (trứng, sâu non và nhộng) của
bọ nhảy Phyllotreta striolata).
Bố trí 50 cá thể của từng pha (trứng, sâu non và nhộng) trên một đĩa
petri có lá cải Xanh Ngọt tươi. Mỗi thí nghiệm nhắc lại 8 lần. Thay lá tươi và
theo dõi hàng ngày.
- Chỉ tiêu theo dõi:
- Tỷ lệ trứng nở :
Tổng số trứng nở (quả)
Tỷ lệ trứng nở (%) =

x 100
Tổng số trứng theo dõi (quả)

- Tỷ lệ chết tự nhiên của sâu non:
Tổng số sâu non chết (con)
Tỷ lệ chết tự nhiên của SN (%) =

x 100
Tổng số sâu non theo dõi (con)

- Tỷ lệ vũ hóa của nhộng:
Tổng số nhộng vũ hóa (con)
Tỷ lệ nhộng vũ hóa (%) =

x 100
Tổng số nhộng theo dõi (con)

24



Vũ Hồng Dung Kn 901

Đề tài nghiên cứu khoa học

3.3.2.2.3. Phương pháp tính tỷ lệ tăng thực tự nhiên quần thể bọ nhảy
Phyllotreta striolataFabricius
Để xác định chỉ tiêu này, chúng tôi đã tiến hành theo dõi tỉ lệ nở của
trứng, tỉ lệ sống của sâu non, tỉ lệ vũ hoá của nhộng, sức sinh sản, tỉ lệ giới
tính. Nhằm đánh giá được một chỉ tiêu sinh học (chỉ số hoặc tỉ lệ tăng thực tự
nhiên - The Intrinsic rate of Natural increase), đây là thế năng tổng hợp cả tốc
độ sinh sản và tốc độ phát triển. Chỉ số này còn được gọi là tiềm năng sinh
học (Biotic potential) hay chỉ số môi trường (Enviromental index) (Birch,
1948) chỉ số này được ký hiệu (r) trong phương trình.
dN
= r.N (1)
dt

Trong đó:
+ dN: là số lượng chủng quần gia tăng trong thời gian dt.
+ N: là số lượng chủng quần ban đầu.
+ r : tỉ lệ tăng tự nhiên, hay đây cũng chính là tỉ lệ sinh (b) trừ đi tỉ lệ
chết (d)
r=b-d
Hay viết dưới dạng tích phân (1) chuyển thành:

N t = N o .e − rt (2)
Trong đó:
+ N t: số lượng chủng quần ở thời điểm t

+ N0: số lượng chủng quần ở thời điểm ban đầu.
+ e: cơ số logarith tự nhiên.
Hay (2) cịn có thể chuyển về dạng (3) do một quần thể với khoảng
sinh tử không đổi sẽ dần tiếp cận với một hình thức của sự phân bố tuổi, biết
sự phân bố tuổi ổn định.

∑ l .m .e
x

− rx

x

25

= 1 (3) [9]


×