Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tiếp cận năng lực thực hiện và đào tạo nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.4 KB, 9 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 1, pp. 3-11
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0001

TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN VÀ
ĐÀO TẠO NGHỀ THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN
Phạm Thị Thúy Hồng
Phòng Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Tóm tắt. Năng lực thực hiện (NLTH) nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đáp
ứng yêu cầu của thị trường lao động. Nếu Việt Nam có thị trường lao động dồi dào, chất
lượng lao động cao thì sẽ có lợi thế so sánh mang tính cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập.
Năng lực thực hiện của người lao động chỉ có được thông qua đào tạo. Thực tế cho thấy đào
tạo theo tiếp cận NLTH còn nhiều hạn chế. Qua phân tích về năng lực thực hiện và thực
trạng đào tạo nghề, bài báo đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
nghề theo tiếp cận NLTH đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển nước nhà
Từ khóa: Năng lực thực hiện, tiếp cận năng lực thực hiện, đào tạo theo tiếp cận năng lực
thực hiện.

1.

Mở đầu

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có nguồn nhân lực, vốn và
tài nguyên. Đối với Việt Nam, cả hai nguồn lực tài chính và tài nguyên thiên nhiên đều rất hạn chế
nên nguồn lực con người là lợi thế so sánh trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, đầu tư phát triển giáo
dục và việc làm cho lực lượng lao động trẻ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có vai trò
cốt yếu trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết TW29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục cũng đã
chỉ ra tầm quan trọng của việc hình thành các NLTH cho người học nghề.
Trong khi đó, nguồn nhân lực tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo nghề còn chưa đáp ứng được


yêu cầu về số lượng, chất lượng, kĩ năng nghề nghiệp [11]. Nguồn nhân lực ở Việt Nam khá dồi
dào, nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức, đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng nhân lực
dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất. Vì vậy cần
nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu hình thành NLTH
cho người học [9].
Thực hiện đào tạo đào tạo nghề theo hướng hình thành năng lực thực hiện nghề nghiệp cho
người học góp phần hình thành năng lực thực hiện nghề nghiệp của nguồn nhân lực trong thời kì
hiện đại là cần thiết. Tầm quan trọng về đào tạo nghề theo tiếp cận NLTH cũng đã được khẳng
định là vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục [2] trong đó
cần nâng cao năng lực cho người học nghề [10]; kiểm tra, đánh giá theo tiếp cận năng lực thực
hiện [6]; quản lí các yếu tố liên quan tới quá trình dạy trong mối quan hệ giữa nhà trường và doanh
nghiệp [4]; nâng cao năng lực dạy nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện cho giáo viên [6].
Ngày nhận bài: 5/9/2014. Ngày nhận đăng: 15/2/2015.
Liên hệ: Phạm Thị Thúy Hồng, e-mail:

3


Phạm Thị Thúy Hồng

Đáp ứng yêu cầu này, nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo theo NLTH đã được thực hiện
và cũng đã cho thấy thực tế đào tạo theo tiếp cận NLTH còn nhiều hạn chế như đội ngũ giáo viên
chưa có đủ năng lực để giảng dạy tích hợp lí thuyết và thực hành [6]; ít có sự hợp tác trong đào tạo
với đơn vị sử dụng lao động [4]; chưa kiểm tra đánh giá đúng các NLTH [6]. . . và các công trình
đã đưa ra một số giải pháp cơ bản nhưng còn mang tính nhỏ lẻ, rời rạc và cần thực hiện nghiên cứu
thêm như phát triển năng lực đội ngũ giáo viên, thay đổi quy trình kiểm tra đánh giá, quản lí các
yếu tố liên quan tới nhà trường – doanh nghiệp. . .

2.
2.1.


Nội dung nghiên cứu
Các khái niệm

Đào tạo nghề là một quá trình tác động có chủ đích của con người nhằm phát triển tay nghề
(đào tạo nghề) và đạo đức, văn hóa nghề nghiệp nhân cách của người lao động, thể hiện trên 3
mặt: Kiến thức, kĩ năng và thái độ nghề nghiệp, phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động và
phát triển nguồn lực quốc gia. Sự phân bổ thời lượng kiến thức tập chung chủ yếu vào thực hành
tay nghề là đặc điểm của đào tạo nghề [5].
Năng lực thực hiện (NLTH) là kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết, được kết hợp nhuần
nhuyễn, không tách rời để thực hiện được các nhiệm vụ, công việc cụ thể của một nghề theo chuẩn
đặt ra, trong những điều kiện nhất định
Cấu trúc của NLTH gồm: kiến thức, kĩ năng, thái độ trong đó:
- Khả năng hiểu biết chuyên môn về lĩnh vực công việc (Knowledge) - Kiến thức.
- Khả năng sử dụng các công cụ lao động để tạo ra thành phẩm theo các tiêu chuẩn kĩ thuật
quy định (Skill) - Kĩ năng.
- Ý thức công việc, tinh thần trách nhiệm, ý thức hợp tác trong sự liên đới xung quanh
(Atittute) - Thái độ.

Hình 1.1. Cấu trúc năng lực thực hiện
Tiêu chuẩn năng lực thực hiện trong đào tạo nghề là một tập hợp các quy định về các công
việc cần làm và chuẩn mực cần đạt được trong thực hiện các công việc đó lại cơ sở sản xuất tương
ứng với các trình độ của nghề.
Tiếp cận năng lực thực hiện trong đào tạo nghề: Trong phạm vi nghiên cứu này, cụm từ
“tiếp cận năng lực thực hiện trong đào tạo nghề” được hiểu là quá trình thực hiện đào tạo nghề
theo hướng đảm bảo mục tiêu (hay còn gọi là đảm bảo tiêu chuẩn đầu ra) trong đó mục tiêu đào
tạo nghề được xây dựng căn cứ vào các tiêu chuẩn đầu ra, các yêu cầu về năng lực thực hiện của
người lao động đối với mỗi nghề.
4



Tiếp cận năng lực thực hiện và đào tạo nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện

2.2.

Đào tạo nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện

Khi bàn về đào tạo nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện (NLTH) có nhiều quan niệm khác
nhau, song cùng thống nhất rằng đào tạo nghề theo tiếp cận NLTH là phương thức đào tạo dựa vào
các NLTH, coi NLTH là cốt lõi xuyên xuốt là căn cứ để khởi đầu và cũng là mục tiêu cuối cùng
quá trình đào tạo.
Mục đích của đào tạo theo tiếp cận NLTH là phát triển một lực lượng lao động có năng lực
bao gồm các cá nhân có thể thực hiện hoạt động lao động một cách ổn định, phù hợp và sáng tạo.
Đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện gắn rất chặt chẽ với yêu cầu của doanh nghiệp sử dụng
lao động.
Điểm khác biệt của đào tạo nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện so với đào tạo nghề truyền
thống là việc định hướng đầu ra, dạy và học các năng lực thực hiện, đào tạo nghề theo tiếp cận
năng lực thực hiện, đánh giá năng lực thực hiện, tổ chức quản lí theo năng lực thực hiện.
- Định hướng đầu ra: Đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện có định hướng và chú trọng
vào kết quả, đầu ra của quá trình đào tạo. Đào tạo dựa trên năng lực thực hiện quan tâm đến từng
người học có thể làm được việc gì đó trong một tình huống nghề nghiệp nhất định theo tiêu chuẩn
đề ra. Trong đào tạo nghề theo tiếp cận NLTH, một người được xem là có NLTH khi họ thực hiện
được việc gì đó (liên quan tới nội dung chương trình dạy học) và có thể làm được những việc đó
tốt như thế nào? (liên quan tới việc đánh giá kết quả học tập của người học).
- Chương trình dạy học được xây dựng trên kết quả phân tích nghề.
Trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo, để xác định được các NLTH của người hành
nghề, người xây dựng chương trình phải tiến hành phân tích nghề (occupational analysis). Phân
tích nghề thực chất là xác định mô hình hoạt động của người hành nghề, cụ thể là xác định các
nhiệm vụ (duties), công việc (tasks) mà người hành nghề phải thực hiện trong quá trình lao động
nghề nghiệp. Có nhiều phương pháp và kĩ thuật khác nhau để phân tích nghề trong đó phương

pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là DACUM (Develop A Curriculum).
Kết quả của quá trình phân tích nghề là sơ đồ DACUM (DACUM Chart), một sơ đồ biểu
diễn hệ thống các nhiệm vụ và công việc của người hành nghề tại vị trí việc làm. Sơ đồ này là
căn cứ xác định các NLTH của người hành nghề để đưa vào chương trình đào tạo. Sơ đồ DACUM
được trình bày trên cơ sở phân tích nghề với cấu trúc thể hiện nội dung các nhiệm vụ lao động và
các công việc của mỗi nhiệm vụ cho một nghề tương ứng với bậc đào tạo xác định. Hình thức của
sơ đồ DACUM như sau:
NHIỆM VỤ A

CÔNG VIỆC A1

CÔNG VIỆC A2

CÔNG VIỆC A3

NHIỆM VỤ B

CÔNG VIỆC B1

CÔNG VIỆC B2

CÔNG VIỆC B3

NHIỆM VỤ C

CÔNG VIỆC C1

CÔNG VIỆC C2

NHIỆM VỤ D


CÔNG VIỆC D1

CÔNG VIỆC D2

NHIỆM VỤ E

CÔNG VIỆC E1

CÔNG VIỆC E2

CÔNG VIỆC E3

Hình 1. Mẫu cấu trúc sơ đồ DACUM
Cùng với sơ đồ DACUM là Bảng phân tích công việc. Nội dung của bảng này thể hiện các
kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết để thực hiện được công việc đã nêu trong sơ đồ DACUM cũng
như điều kiện và tiêu chuẩn thực hiện của từng công việc ấy.
5


Phạm Thị Thúy Hồng

PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
Nhiệm vụ: .......................................
Bước

Tiêu chuẩn
thực hiện

Dụng cụ, thiết

bị, vật liệu

Quyết định cách
xử lí, sai hỏng

An toàn

Thái độ

Kiến thức

1.

...

...

...

...

...

Khái niệm 1

2.

...

...


...

...

...

Khái niệm 2

3.

Hình 2. Bảng phân tích công việc một nghề
- Tổ chức đào tạo nghề theo tiếp cận NLTH: phải được thiết kế và thực hiện sao cho người
học hoàn thành chương trình học tập sau khi đã thông thạo tất cả các NLTH được xác định trong
chương trình, không phụ thuộc vào thời lượng (số giờ hay tiết học; người học có thể học theo khả
năng và nhịp độ của riêng mình và không phụ thuộc vào người khác. người học được phép chuyển
tiếp hoặc ra khỏi chương trình mà không cần học lại những NLTH mà họ đã thông thạo, được công
nhận và tích luỹ bằng các module.
- Đánh giá và xác nhận các NLTH: Đánh giá kết quả học tập là một quá trình đo lường, thu
thập chứng cứ và đưa ra những phán xét về một hoặc một số NLTH đã đạt được hay chưa ở người
học tại một thời điểm nhất định theo những yêu cầu thực hiện đã xác định trong mục tiêu, chương
trình dạy học.

2.3.

Thực trạng đào tạo nghề

2.3.1. Sơ lược về đào tạo nghề
Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu nguồn nhân lực. Quy mô đào tạo nghề
cũng tăng nhanh (Số lượt người nộp hồ sơ học nghề trong năm nay là 1860 nghìn lượt người, tăng

6,4% so với năm trước) [tỉ lệ hóa giá, tổng cục dân số]; nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề lên
26%. Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề tăng nhanh và phát triển rộng khắp trên cả nước (có 285 trường
trung cấp nghề, 169 trường cao đẳng nghề và trên 1100 trung tâm đào tạo nghề) [7]. Các điều kiện
bảo đảm chất lượng đào tạo nghề (đội ngũ người dạy, cán bộ quản lí đào tạo nghề, chương trình
đào tạo nghề, trang thiết bị đào tạo nghề...) được cải thiện, do đó chất lượng người học học nghề
cũng được nâng lên. Nếu xem xét toàn bộ hệ thống đào tạo nghề với các cấp trình độ khác nhau thì
khoảng 70% số người học tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một
số nghề tỉ lệ này đạt trên 90%.
Tuy nhiên, sự mất cân đối cục bộ về cung cầu lao động vẫn tiếp tục tồn tại, đặc biệt trong
đó chứa đựng nghịch lí thiếu lao động có tay nghề trong khi tỉ lệ lao động qua đào tạo lại thất
nghiệp cao (trong số người thất nghiệp năm 2013 thì lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên
chiếm 27,4%).
Theo kết quả điều tra lao động - việc làm của Tổng Cục Thống kê, lực lượng lao động năm
2013 là 53,69 triệu người, tăng 1,71% so với cùng kì năm 2012; cả nước có 900 ngàn người thất
nghiệp (chiếm 1,9% lực lượng lao động), tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi 15-24 là
5,95%. Tỉ trọng lao động đã qua đào tạo ở nước ta còn thấp, có 25,45 triệu lao động có trình độ
chuyên môn kĩ thuật. Hiện cả nước ước có khoảng 52,4 triệu người có việc làm, tăng 1,36% so với
năm 2012, lao động vẫn làm việc chủ yếu trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (46,9%)
(Nguồn: Số liệu báo cáo năm 2013 của Tổng cục thống kê, 2013).
6


Tiếp cận năng lực thực hiện và đào tạo nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện

Nguyên nhân lớn nhất của vấn đề này là chất lượng đào tạo lao động chưa đáp ứng được
yêu cầu của người sử dụng lao động. Chính vì vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lấy việc
nâng cao chất lượng đào tạo nghề là một mục tiêu cơ bản trong quá trình đổi mới và phát triển đào
tạo nghề giai đoạn 2010 – 2020 trong đó lấy việc tăng cường năng lực cho người lao động làm chủ
đạo.


2.3.2. Thực trạng năng lực của nguồn nhân lực
Kết quả phân tích thực trạng nguồn nhân lực và thực trạng đào tạo nghề theo tiếp cận NLTH
được tác giả trích lục từ luận án tiến sĩ quản lí giáo dục về Quản lí đào tạo nghề trong các trường
cao đẳng nghề theo tiếp cận NLTH như sau:
Qua thăm dò ý kiến các chuyên gia và cán bộ doanh nghiệp nơi sử dụng nhân lực tốt nghiệp
cao đẳng nghề về thực trạng năng lực của nhân lực trình độ cao đẳng nghề cho thấy nhận xét về
năng lực nhân lực trình độ CĐN có NLTH nghề nghiệp ở mức trung bình khá. Điều này cho thấy
hiệu quả mang lại từ sự đầu tư về nguồn lực ở những năm qua tại các trường CĐN. Tuy nhiên,
Chúng ta có thể nhận thấy một số đánh giá về NL của nhân lực trình độ CĐN như sau: Kĩ năng
thực hành được đánh giá ở mức TB đạt tới 51,7% ý kiến, mức dưới trung bình đạt tới 21% và ý
kiến mức khá giỏi không cao chỉ đạt có 17,3%; phần kiến thức chuyên môn của nhân lực đạt mức
độ khá cao 50,1% ý kiến đánh giá, mức TB đạt 33,7%; khả năng thích ứng với sự thay đổi công
nghệ của nhân lực cũng tương đối tốt 51,1%.

Biểu đồ 1: Đánh giá năng lực của nhân lực trình độ CĐN
Kết quả thực trạng cho thấy cần tăng cường bồi dưỡng kĩ năng thực hành cho người học,
tăng cường kĩ năng làm việc nhóm và giữ gìn ý thức đạo đức nghề nghiệp
Tỉ lệ đạt TB khi đánh giá kết quả rèn luyện và học tạp của người học tương đối cao, tỉ lệ
khá giỏi thấp hơn vì vậy các Trường cũng nên quan tâm hơn đến quản lí hoạt động học tập và rèn
luyện của người học.
Kết quả đánh giá về năng lực nguồn nhân lực đã cho thấy một số điểm khiếm khuyết trong
đào tạo nhân lực tại các trường, bên cạnh đó các đánh giá về học tập và xếp loại của học viên, đánh
giá về chất lượng đào tạo cho thấy cần tăng cường giáo dục các kĩ năng mềm cho người học như:
kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lập kế hoạch công việc, kĩ năng kiểm tra giám sát, kĩ năng tự đánh giá,
kĩ năng làm việc nhóm, văn hóa doanh nghiệp. . . Điều này phản ánh đúng thực tế chất lượng giáo
dục đạo đức nghề nghiệp ở các trường CĐN vẫn mang tính hình thức.
7


Phạm Thị Thúy Hồng


Biểu đồ 2: Xếp loại học tập và rèn luyện của sinh viên CĐN (%)

Biều đồ 3: Đánh giá về chất lượng ĐTN trình độ CĐN
Thực trạng đào tạo
Mục tiêu đào tạo của hầu hết các trường Cao đẳng nghề được xây dựng trên cơ sở định
hướng đầu ra. Các tiêu chuẩn nghề nghiệp được cụ thể hóa trong mỗi chương trình đào tạo.
Chương trình đào tạo nghề tại các trường CĐN được cấu tạo gồm: chương trình khung và
chương trình chi tiết. Chương trình khung do cơ quan chủ quản (Bộ LĐTB&XH) trực tiếp quản lí,
xây dựng và ban hành. Các cơ sở đào tạo nghề dựa theo các chương trình khung đã ban hành để
xây dựng chương trình cụ thể cho cơ sở đào tạo của mình;
Mỗi đơn vị kiến thức (module) trong cấu tạo chương trình đều được thiết kế tập trung vào
hình thành NLTH cho người học gồm: kiến thức, kĩ năng, trong khi đó thái độ của người học khó
đo lường nên trong cấu tạo chương trình chi tiết module/ môn học cũng bị hạn chế và thực tế giảng
dạy cũng không phát huy hết một trong những thành phần quan trọng góp phần tạo nên cấu trúc
năng lực thực hiện này.
Hình thức đào tạo: Trong đào tạo nghề nhằm hình thành năng lực thực hiện nghề nghiệp
cho người học đóng vai trò quan trọng bởi trong hình thức tổ chức đào tạo tại các cơ sở dạy nghề
nói chung tương đối phong phú nhưng còn một số trường chưa coi trọng các hình thức đào tạo theo
8


Tiếp cận năng lực thực hiện và đào tạo nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện

tiếp cận NLTH như huấn luyện kĩ năng, phát triển năng lực quản trị, lớp cạnh xí nghiệp. . . do đó
cũng ảnh hưởng tương đối nhiều tới việc hình thành NLTH cho người học.

Biểu đồ 4: Y kiến đánh giá về thực hiện đào tạo theo TC NLTH
Việc kiểm tra, đánh giá các NLTH
- Việc sử dụng các tiêu chí trong đánh giá kết quả học tập của người học

Do chương trình được xây dựng của các trường CĐN không hoàn toàn dựa trên kết quả của
phân tích nghề nên nhiều chương trình chưa có hệ thống tiêu chí NLTH cụ thể vì vậy việc đánh giá
kết quả học tập của người học hiện nay vẫn dựa trên mục đích, yêu cầu của bài học, môn học. Vì
vậy, có thể cùng một sản phẩm hoặc một thao tác nghề nghiệp sẽ có những đánh giá khác nhau ở
các người dạy khác nhau. Thực trạng này dẫn đến kết quả đánh giá không nhất quán, không khẳng
định được NLTH của người học đã đạt khi có nhiều ý kiến khác nhau.
- Các nội dung đánh giá kết quả học tập của người học: Như đã đề cập ở trên, do chưa có
tiêu chí NLTH của GVDN được thiết lập dựa trên nhu cầu thực tế nên khi đánh giá các sản phẩm,
các tiêu chí thành phần hoặc thành phẩm cũng như các yếu tố cần thiết đảm bảo về an toàn, năng
suất, thái độ, sự phối hợp rất ít được quan tâm đánh giá, chưa kể đến tính sáng tạo và khả năng giải
quyết vấn đề. Đây cũng được coi là sự bất cập của đào tạo nghề khi mà trong thực tế đào tạo nghề
hiện nay, việc đảm bảo chất lượng sản phẩm theo các tiêu chí được đặc biệt coi trọng, do đó nội
dung đánh giá phải bao quát nhiều phương diện của sự thực hiện.
- Phương pháp KTĐG kết quả học tập: Phương pháp đánh giá của người dạy cũng đã theo
hướng tích cực tuy nhiên phần lớn người dạy vẫn đánh giá theo kinh nghiệm chủ quan, định tính,
và do đó, nếu đưa ra số đông người dạy thảo luận về mức độ sự thực hiện cũng rất khó đạt được sự
nhất trí.

2.4.

Một số đề xuất

- Thực hiện việc phân tích nghề nghiêm ngặt: Đối với chương trình đào tạo nghề nói chung
đặc biệt đào tạo nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện thì việc tiến hành phân tích nghề đóng vai
trò quan trọng. Trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo, để xác định được các NLTH của
người hành nghề, người xây dựng chương trình phải tiến hành phân tích nghề. Phân tích nghề thực
chất là xác định mô hình hoạt động của người hành nghề, cụ thể là xác định các nhiệm vụ (duties),
công việc (tasks) mà người hành nghề phải thực hiện trong quá trình lao động nghề nghiệp từ đó
đưa ra mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo phù hợp.
9



Phạm Thị Thúy Hồng

- Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo theo tiêu chuẩn đầu ra: Lấy tiêu chuẩn
đầu ra của người lao động về kiến thức, kĩ năng, thái độ làm tiêu chuẩn xây dựng bộ tiêu chí đánh
giá năng lực thực hiện của người học từ đó mới có thể điều chỉnh hoạt động dạy nghề phù hợp đáp
ứng yêu cầu nguồn nhân lực.
- Bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hành cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học
tích hợp trong đào tạo nghề: Trong đào tạo nghề giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc hình
thành năng lực thực hiện cho người học, phương pháp giang dạy tích hợp trong đào tạo nghề đòi
hỏi người giáo viên phải vững kiến thức chuyên môn và kĩ năng thực hành tay nghề để có thể vừa
truyền đạt lí thuyết vừa thao tác mẫu trong khu truyền đạt kiến thức cho người học.
- Kiện toàn hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo theo tiếp cận NLTH: Với
chương trình đào tạo nghề được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề DACUM và thiết kế dưới dạng
module với các đơn nguyên kiến thức trọn vẹn gồm xác định rõ các nhiệm vụ, công việc cụ thể
bao gồm cả kiến thức lí thuyết và kiến thức thực hành. Để thực hiện các module môn học đó đòi
hỏi phải có tra ng thiết bị, vật tư, vật liệu phục vụ dạy và học do đó để đào tạo nghề theo tiếp cận
NLTH thì một hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị được trang bị đầy đủ đáp ứng yêu cầu giảng
dạy là điều kiện bắt buộc. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, đáp ứng yêu cầu giảng
dạy sẽ góp phần hình thành các NLTH cho người học.

3.

Kết luận

Đối với đào tạo nghề, việc đào tạo theo tiếp cận đầu ra nhằm hình thành các NLTH cho
người học (đào tạo nghê theo tiếp cận NLTH) là hết sức cần thiết. Mục tiêu đào tạo được xây dựng
theo định hướng đầu ra, nội dung chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở thực hiện phân
tích nghề nghiêm ngặt, quá trình đào tạo được giám sát chặt chẽ và các tiêu chuẩn NLTH của người

lao động được sử dụng làm tiêu chí đánh giá kết quả đào tạo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy năng lực
thực hiện của người lao động chưa được đánh giá cao, kết quả đào tạo còn nhiều hạn chế vì vậy
cần thiết phải thực hiện một số điều chỉnh nhằm nâng cao khả năng đào tạo thực hành nghề theo
tiếp cận NLTH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]
10

Báo cáo dạy nghề 2011, Tổng cục dạy nghề, 2012.
Nguyễn Thế Dân, Trần Trung, 2012. Năng lực thực hiện: Vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong
đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục. Tạp chí Giáo dục, Số 294, tr. 4-5, 27.
Nguyễn Minh Đường, 2006. Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện
kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Đào Việt Hà, 2009. Tổ chức dạy học chuyên môn nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện / Đào
Việt Hà. Tạp chí Giáo dục, Số 218, tr. 12-14.
Nguyễn Ngọc Hùng, 2006. Tiếp cận năng lực thực hiện trong đào tạo giáo viên dạy nghề
tại các trường sư phạm kĩ thuật/ Nguyễn Ngọc Hùng. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 10, tr.
37-40.
Vũ Xuân Hùng, 2011. Năng lực dạy học của giáo viên dạy nghề theo tiếp cận năng lực thực
hiện. Tạp chí Khoa học giáo dục, Số 72, tr. 41-44.
ILO, Occupational Competencies: Identification, Training, Evaluation, Certification.
www.Cinterfor.org.uy.



Tiếp cận năng lực thực hiện và đào tạo nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện

[8]

Kerka, S., 2001. Competency-based education and training. ERIC Clearinghouse on
Adult, Career and Vocational Education, Columbus, OHIO. [On-line]. Available: hyperlink
docgen.asp?tbl=mr&ID=65.
[9] Nguyễn Đức Trí, 1996. Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện và việc xậy dựng
tiêu chí nghề (Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ 93-38-24). Viện Nghiên cứu Đại học và Giáo
dục chuyên nghiệp, Hà Nội.
[10] Bùi Đức Tú, 2014. Một số giải pháp quản lí ở trường cao đẳng nghề theo tiếp cận năng lực
thực hiện. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 107, tr. 31-33.
[11] PGS.TS Phạm Đức Vượng, 2010. Về nguồn nhân lực Việt Nam trong năm 2010 và những
năm sau. Báo nhân tài nhân lực.
ABSTRACT
Competency and training using the using the competecy-based approach
It is important that employees be competent in their work in order to be valuable employees
and meet labor market needs. In Vietnam there is abundant manpower and if they could function
as high quality employees they would have a competitive advantage. Employees can learn
professionalism only through training. However, access to training is limited. After analyzing the
manpower carrying capacity and vocational training situation, the authors propose a number of
measures that would improve the quality of vocational training to better meet the need for skilled
human resources in Vietnam.
Keywords: Implementation competency, implementation capacity approach, training under
competecy approach.

11




×