MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
1. Lý do chon đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Giới hạn nghiên cứu
7. Các phương pháp nghiên cứu
8. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
9. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm tra chuyên môn của Hiệu
Trưởng Trường Trung học Phổ Thông
1.1. Tổng quan vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.2.1. Khái niệm quản lý
1.2.2. Khái niệm quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
1.2.3. Khái niệm quản lý chuyên môn
1.2.4. Khái niệm kiểm tra và đánh giá trong quản lý giáo dục
1.3. Kiểm tra, đánh giá trong quản lý giáo dục
1.3.1. Chức năng kiểm tra đánh giá
1.3.2. Yêu cầu của kiểm tra đánh giá, giáo dục
1.3.3. Các kỹ thuật kiểm tra
1.3.4. Nội dung kiểm tra của hiệu trưởng trong nhà trường
1.3.5. Một số đặc điểm của công tác kiểm tra ở nhà trường
Kết luận chương 1
Chương 2: Thực trạng kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng ở các
Trường trung học phổ thông Trên địa bàn thành phố Nam Định
2.1. Thực trạng phát triển giáo dục trung học phổ thông ở thành phố
1
4
4
4
5
5
5
8
9
10
10
11
11
14
18
19
23
26
27
28
29
32
33
35
Nam Định
2.1.1. Các chủ trương phát triển giáo dục của Đảng bộ, chính quyền địa
phương
2.1.2. Thực trạng phát triển giáo dục trung học phổ thông ở thành phố
Nam Định
2.2. Thực trạng công tác kiểm tra chuyên môn của người Hiệu trưởng
các trường trung học phổ thông ở thành phố Nam Định
2.2.1. Thực trạng về kế hoạch kiểm tra chuyên môn
2.2.2. Thực trạng về nội dung kiểm tra chuyên môn
2.2.3. Thực trạng về hình thức kiểm tra chuyên môn
2.2.4. Thực trạng về phương pháp kiểm tra chuyên môn
2.2.5. Tác động của công tác kiểm tra đối với việc nâng cao năng lực
chuyên môn của giáo viên
2.3. Đánh giá về công tác kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng ở
trường trung học phổ thông thành phố Nam Định
2.3.1. Nhận thức về công tác kiểm tra của cán bộ quản lý và giáo viên
2.3.2. Nghiệp vụ kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng
2.3.3. Vấn đề chỉ đạo công tác kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng
2.3.4. Sự tự đánh giá của Hiệu trưởng
2.3.5. ý kiến của chuyên gia về công tác kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng
2.3.6. Kết luận
2.4. Nguyên nhân của vấn đề tồn tại
2.4.1. Từ quá trình đào tạo
2.4.2. Từ Hiệu trưởng
2.4.3. Từ tổ chuyên môn
2.4.4. Từ giáo viên
2.4.5. Từ Sở Giáo dục và Đào tạo
2.5. Một số gương làm tốt công tác kiểm tra chuyên môn của Hiệu
trưởng các trường trung học phổ thông tại thành phố Nam Định
Kết luận chương 2
Chương 3: Một số biện pháp kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng ở
các trườngảtung học phổ thông trên địa bàn thành phố Nam Định
35
35
36
43
43
43
44
44
44
45
45
50
59
60
62
62
65
65
66
66
66
67
67
68
70
3.1. Mục tiêu cần đạt của công tác kiểm tra chuyên môn
3.1.1. Tiêu chí để kiểm tra, đánh giá
3.1.2. Tiêu chuẩn đánh giá từng nội dung kiểm tra quy chế chuyên môn
3.2. Các biện pháp tăng cường công tác kiểm tra chuyên môn
3.2.1. Lập kế hoạch kiểm tra giáo viên thực hiện quy chế chuyên môn
3.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch
3.2.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch
3.2.4. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch
3.3. Điều kiện và quy trình
3.3.1. Điều kiện vật chất
3.3.2. Điều kiện về con người
3.3.3. Quy trình kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn
3.4. Đánh giá về các biện pháp - cách thức kiểm tra chuyên môn đã đề xuất
3.4.1. Đánh giá của giáo viên
3.4.2. Đánh giá của Hiệu trưởng
3.4.3. Đánh giá của Sở Giáo dục
3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp - cách
thức kiểm tra chuyên môn đã đề xuất
70
70
73
79
79
85
86
87
87
87
89
101
103
103
104
106
107
Kết luận chương 3
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
109
110
110
112
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
BẢNG KÍ HIỆU CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
THPT
Trung học phổ thông
UBND
Uỷ Ban Nhân Dân
GS
Giáo Sư
PGS
Phó Giáo Sư
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
TP
Thành phố
GD-ĐT
Giáo dục - Đào tạo
DANH MC BNG BIU
STT
Bng
Trang
1 Bng : Thng kờ s hc sinh, giỏo viờn, cỏn b qun lý THPT
36
nm hc 2006 - 2007
2 Thng kờ theo hnh kim v hc lc ca hc sinh lp 10,11,
37
12
3 Thng kờ s hc sinh xp loi theo hnh kim
37
4 Thng kờ s hc sinh xp loi theo hc lc
37
5 Thng kờ xp loi hai mt giỏo dc lp 11,12
38
6 B hc, lu ban, hon thnh chng trỡnh THPT
38
7 Thng kờ s hc sinh xp loi theo hnh kim
39
8 Cỏc mụn cũn li
39
9 Thng kờ xp loi hai mt giỏo dc lp 12
39
10 S hc sinh b hc, lu ban, hon thnh chng trỡnh THPT
40
11 Bng: Thng kờ v i ng giỏo viờn TP Nam nh nm hc
41
2005 2006
12 Bng: Thng kờ tỡnh hỡnh i ng cỏn b qun lý cỏc trng
42
THPT
13 Bng: Quy mụ cỏc i lng iu tra
45
14 Bng: Nhn thc ca cỏn b, giỏo viờn v mc quan trng
45
ca vic kim tra chuyờn mụn
15 Bảng: Kết quả đánh giá về hình thức và biện pháp kiểm tra
50
16
17
18
19
20
21
22
23
24
Bảng: Kết quả về số lần kiểm tra chuyên môn của nhà tr-ờng:
Kết quả tự đánh giá của các Hiệu tr-ởng
Tiêu chí để kiểm tra, đánh giá
Một số cách thức kiểm tra chuyên môn
Kết quả đánh giá của giáo viên về các biện pháp
Kết quả đánh giá của Hiệu tr-ởng về các biện pháp
Kết quả đánh giá của lãnh đạo, chuyên viên sở Giáo dục về
các biện pháp - cách thức kiểm tra chuyên môn đã đề xuất
Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp
Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp cách thức
kiểm tra chuyên môn đã đề xuất
54
60
70
80
103
104
106
108
108
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong thế giới ngày nay, hầu hết các quốc gia đều đã nhận thấy vai trò
to lớn của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia mình.
Những bài học về sự thành công "Thần kỳ" của các nền kinh tế Nhật Bản,
Hàn Quốc, ... và một số quốc gia khác, đã cho thấy từ giáo dục các quốc gia
này đã đạt được sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội. Trước hết, phải
hướng tới sự phát triển con người - nguồn nhân lực của xã hội - động lực của
mọi sự phát triển. Giáo dục là bước mở đầu của chiến lược con người, là điều
kiện cơ bản để hình thành, phát triển và hoàn thiện lực lượng sản xuất xã hội.
Con người cùng với trí tuệ đã trở thành nhân tố phát triển kinh tế - xã hội.
Con người cũng là nguyên nhân làm tăng của cải xã hội, sự giàu có và thịnh
vượng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam
đã xác định: "Cùng với khoa học và công nghệ, Giáo dục và đào tạo là quốc
sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" (Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam) đã định hướng
chiến lược phát triển Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới của đất nước.
Để thực hiện được định hướng chiến lược phát triển Giáo dục và đào
tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nghị quyết hội nghị lần thứ
II Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã đề ra 4 giải pháp cơ bản đó là:
- Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho Giáo dục và đào tạo.
- Xây đựng đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho người dạy, người học.
- Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp Giáo dục đào tạo.
- Đổi mới và tăng cường công tác quản lý của Giáo dục đào tạo.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam
lại khẳng định rõ: "Phát triển Giáo dục và đào tạo là một trong những động
1
lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều kiện
để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững". Đại hội chủ
trương: "Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung,
phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục.
Thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá giáo dục" (Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam).
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
đánh giá về tồn tại của Giáo dục là chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp,
nhiều vấn đề hạn chế, yếu kém chậm được khắc phục. Trong đó công tác
quản lý giáo dục, đào tạo chậm đổi mới và còn nhiều bất cập. Thanh tra giáo
dục còn nhiều yếu kém; những hiện tượng tiêu cực, như bệnh thành tích, thiếu
trung thực trong đánh giá kết quả giáo dục, trong học tập, tuyển sinh, thi cử,
cấp bằng và tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan kéo dài, chậm được khắc
phục. Tại Đại hội này Đảng ta đã đề ra một số định hướng phát triển ngành
Giáo dục và đào tạo trong đó có nội dung: "Đổi mới và nâng cao năng lực
quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo; Nhà nước thực hiện đúng chức năng
định hướng phát triển, tạo lập khung pháp lý và kiểm tra, thanh tra, giám sát
việc thực thi pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong Giáo dục
và đào tạo, chống bệnh thành tích. Đổi mới tổ chức và hoạt động, đề cao và
bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường. Tập trung khắc
phục những tiêu cực trong dạy thêm, học thêm, thi cử, tuyển sinh, đánh giá
kết quả học tập và cấp chứng chỉ, văn bằng". (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam).
Đối với ngành Giáo dục và đào tạo trong Hội nghị tổng kết năm học
2005 - 2006, triển khai nhiệm vụ năm học 2006 - 2007 đã đánh giá một số
vấn đề còn hạn chế của ngành Giáo dục trong đó có đề cập đến nội dung:
"Công tác quản lý giáo dục chậm đổi mới, không ít cơ quan quản lý giáo dục
còn lúng túng khi xử lý các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Việc thi cử, đánh
2
giá còn chậm đổi mới; Tình hình tiêu cực trong giáo dục chưa được khắc
phục ...".
Nhiệm vụ của năm học 2006-2007 là: "Tiếp tục thực hiện đổi mới
chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, trọng tâm là tổ chức thực hiện
tốt phân ban, kết hợp với tự chọn của lớp 10, trên cơ sở giáo dục toàn diện,
chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục hướng nghiệp về pháp luật. Hệ
thống khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục cần phát triển; tiếp tục đổi
mới công tác thi, kiểm tra, đánh giá đúng chất lượng giáo dục". Điểm nhấn
mạnh của nhiệm vụ này là kế hoạch tổ chức cuộc vận động: "Nói không với
tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục".
Từ những định hướng qua các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng
Cộng sản Việt Nam cũng như đánh giá và định hướng thực hiện nhiệm vụ của
ngành Giáo dục và đào tạo từ các năm học trước, đặc biệt là năm học 20062007 cho thấy: Tính cấp thiết của việc đổi mới công tác quản lý giáo dục,
công tác kiểm tra, đánh giá trong các nhà trường là rất quan trọng.
- Trong hoạt động quản lý, kiểm tra vừa là biện pháp vừa là một trong
4 chức năng chung đó là: Hoạch định kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và
kiểm tra. Muốn có quyết định quản lý đúng đắn thì phải kiểm tra, không có
kiểm tra thì không có quản lý.
- Trong thực tế hiện nay Hiệu trưởng một số trường THPT chưa chú ý
đúng mức việc kiểm tra giáo viên thực hiện quy chế chuyên môn. Biểu hiện
là: Qua theo dõi sổ kiểm tra của Hiệu trưởng các nhà trường thì có tới gần
100% số giáo viên được kiểm tra toàn diện, chuyên đề có kết quả kiểm tra tốt.
Một số Hiệu trưởng giao hết cho Hiệu phó chuyên môn và Tổ trưởng chuyên
môn từ đó dẫn tới giáo viên thực hiện chưa tốt các hoạt động chuyên môn.
Kết quả là người Hiệu trưởng không thể thực hiện một cách tối ưu hoạt động
quản lý chuyên môn của mình.
- Trên địa bàn thành phố Nam Định có 12 trường THPT là trường
Công lập. Các trường này việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên
3
chưa đồng bộ, việc kiểm tra của Hiệu trưởng về quy chế chuyên môn của giáo
viên vẫn còn chưa thống nhất. Một số Hiệu trưởng chưa có nhiều kinh nghiệm
trong công tác kiểm tra chuyên môn; một số Hiệu trưởng chưa nhận thức
đúng và chưa coi trọng công tác kiểm tra chuyên môn ... Do đó việc nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện trong mỗi nhà trường chưa thật tốt. Vì vậy,
muốn có sự thống nhất hợp lý trong quá trình kiểm tra cần có một số biện
pháp hữu hiệu hơn của Hiệu trưởng tại các trường THPT trong thành phố
Nam Định.
Từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài "Một số biện pháp kiểm tra
chuyên môn của Hiệu trưởng tại thành phố Nam Định" để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất các biện pháp phù hợp và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THPT tại thành phố Nam Định.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
3.1- Khách thể nghiên cứu:
Mối quan hệ và tác động qua lại của Hiệu trưởng và giáo viên trong
quá trình thực hiện các biện pháp kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng. Vai
trò kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng tại các nhà trường.
3.2- Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng các trường tại
thành phố Nam Định.
4. Giả thuyết khoa học:
Nếu có các biện pháp điều tra, khảo sát khoa học, phù hợp sẽ khảo sát
và đánh giá đúng thực trạng kiểm tra chuyên môn của người Hiệu trưởng
trong các trường THPT, từ đó đề xuất các biện pháp kiểm tra chuyên môn phù
hợp thì sẽ nâng cao hiệu quả quản lý chuyên môn tại các trường THPT ở
thành phố Nam Định.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
4
5.1- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về công tác kiểm tra chuyên
môn của hiệu trưởng, làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài của luận văn:
Khái niệm quản lý, quản lý nhà trường, kiểm tra, các hình thức kiểm tra, kiểm
tra chuyên môn ...
5.2- Nghiên cứu thực trạng kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng tại
thành phố Nam Định.
5.3- Đề xuất biện pháp kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng tại thành
phố Nam Định.
6. Giới hạn nghiên cứu:
6.1- Giới hạn về nội dung:
Quản lý có nhiều chức năng: Kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo thực hiện,
kiểm tra. Trong luận văn này chỉ nghiên cứu một chức năng kiểm tra.
Trong chức năng kiểm tra chỉ nghiên cứu một số biện pháp kiểm tra
chuyên môn của Hiệu trưởng đối với việc giáo viên thực hiện hoạt động giảng
dạy.
6.2 Giới hạn về địa bàn - Cấp học:
Do những hạn chế về mặt thời gian và quy mô nghiên cứu nên đề tài
chỉ nghiên cứu trong phạm vi 12 trường THPT trên địa bàn thành phố Nam
Định.
7. Các phương pháp nghiên cứu:
7.1- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài làm nền tảng cho quá trình nghiên
cứu cụ thể chúng tôi đã hệ thống, phân tích, tổng hợp các tài liệu về quản lý,
công tác kiểm tra đánh giá: Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường,
kiểm tra đánh giá, kiểm tra chuyên môn, các văn bản pháp quy của Nhà nước,
Bộ, ngành Giáo dục - Đào tạo cũng như các Nghị quyết của Đảng về công tác
Giáo dục - Đào tạo.
Mục đích:
- Nghiên cứu đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.
5
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý, công tác kiểm tra đánh
giá, kiểm tra chuyên môn trong ngành Giáo dục và các nhà trường.
7.2- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn và phương pháp hỗ
trợ khác:
7.2.1- Phương pháp điều tra xã hội học - khảo sát thực tiễn:
Mục đích:
- Thu thập số liệu liên quan như số học sinh, số trường, số lớp, số giáo
viên, cán bộ quản lý của các nhà trường; tư liệu về thực tế các biện pháp kiểm
tra chuyên môn của Hiệu trưởng đã và đang được áp dụng ở các trường THPT
trong thành phố Nam Định để đánh giá thực trạng về công tác kiểm tra chuyên
môn của Hiệu trưởng.
Nội dung:
- Khảo sát thực trạng công tác kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng
các trường THPT ở thành phố Nam Định.
- Khảo sát tính khả thi của các biện pháp kiểm tra chuyên môn của
Hiệu trưởng đã đề xuất trong đề tài.
Cách tiến hành:
- Phỏng vấn, điều tra, sử dụng hệ thống các câu hỏi và phiếu điều tra
các chuyên viên, lãnh đạo Sở Giáo dục thành phố Nam Định; Hiệu trưởng,
Phó hiệu trưởng các nhà trường, giáo viên các nhà trường về việc chỉ đạo,
thực hiện, đánh giá công tác kiểm tra chuyên môn ở các trường THPT trong
thành phố Nam Định hiện nay cũng như đánh giá tính khả thi của các biện
pháp đã đề xuất.
- Trao đổi với các chuyên gia, các Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng để tập
hợp tổng kết kinh nghiệm kiểm tra chuyên môn có hiệu quả cao.
7.2.2- Phương pháp phân tích và tổng hợp:
Mục đích:
- Từ kết quả của việc điều tra xã hội học; khảo sát thực tiễn tổng hợp số
liệu từ đó phân tích thực trạng phát triển giáo dục ở thành phố Nam Định cũng
6
như thực trạng của công tác kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng các trường
THPT ở thành phố Nam Định trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp kiểm tra
chuyên môn có hiệu quả cao hơn.
Nội dung:
- Tổng hợp, phân tích thực trạng phát triển giáo dục ở thành phố Nam
Định.
- Tổng hợp, phân tích thực trạng công tác kiểm tra chuyên môn của
Hiệu trưởng các trường THPT .
- Tổng hợp, phân tích tính khả thi các biện pháp kiểm tra chuyên môn
đã đề xuất.
Cách tiến hành:
- Từ kết quả điều tra, phân tích thực trạng công tác kiểm tra chuyên
môn của Hiệu trưởng ở các trường THPT thành phố Nam Định.
- Từ các tiêu chí kiểm tra chuyên môn, biện pháp kiểm tra chuyên môn,
điều kiện và quy trình kiểm tra chuyên môn đã đề xuất tổng hợp và phân tích
tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp kiểm tra chuyên môn đó.
7.2.3- Các phương pháp kiểm tra, đánh giá:
Mục đích:
- Kiểm tra, đánh giá thực trạng việc kiểm tra chuyên môn của Hiệu
trưởng các trường THPT ở thành phố Nam Định cũng như tính khả thi của
những biện pháp kiểm tra chuyên môn đã đề xuất của đề tài.
Nội dung:
- Kiểm tra, đánh giá công tác kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng.
- Kiểm tra, đánh giá tính khả thi của các biện pháp kiểm tra chuyên
môn đã đề xuất.
Cách tiến hành:
- Kiểm tra, đánh giá thông qua hồ sơ kiểm tra các nhà trường. Kiểm tra,
đánh giá trực tiếp, phỏng vấn các Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Hội đồng
7
giáo viên các nhà trường, lãnh đạo và chuyên viên Sở Giáo dục thông qua
phiếu điều tra. Từ đó rút ra kết luận đánh giá.
7.2.4- Phương pháp chuyên gia:
Mục đích:
Phỏng vấn các chuyên gia có độ sâu về lý luận quản lý và có nhiều kinh
nghiệm trong thực tiễn quản lý, kiểm tra chuyên môn ở các trường THPT để
đánh giá thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra chuyên môn của
Hiệu trưởng các trường THPT .
Nội dung:
- Lấy ý kiến đánh giá về thực trạng của công tác kiểm tra chuyên môn
của các Hiệu trưởng các trường THPT ở thành phố Nam Định.
- Lấy ý kiến đánh giá về biện pháp kiểm tra chuyên môn sẽ đề xuất ở đề
tài.
Cách tiến hành:
- Lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia, lãnh đạo và chuyên viên
Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục từ đó phân tích tổng hợp và đề xuất các biện
pháp kiểm tra chuyên môn tối ưu nhất trên địa bàn thành phố Nam Định.
7.2.5- Phương pháp thống kê toán học:
Mục đích:
- Phương pháp thống kê toán học để xử lý, phân tích các số liệu từ các
mẫu điều tra thu được.
Nội dung:
- Thống kê các số liệu lấy từ giáo viên, Phó hiệu trưởng, Hiệu trưởng,
các chuyên gia ... đánh giá về các biện pháp kiểm tra chuyên môn của Hiệu
trưởng các trường THPT ở thành phố Nam Định.
Cách tiến hành:
- Thống kê các số liệu theo mẫu phiếu điều tra.
- Kết luận vấn đề về công tác kiểm tra chuyên môn.
8. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu:
8
Đề tài này sẽ đề xuất các biện pháp kiểm tra chuyên môn của Hiệu
trưởng và giúp cho các Hiệu trưởng trường THPT nhìn rõ mục tiêu của công
tác kiểm tra chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục ở các
nhà trường.
9. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và khuyến nghị luạn văn được cấu trúc
bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm tra chuyên môn của hiệu trưởng
trường THPT
Chương 2: Nghiên cứu thực trạng biện pháp kiểm tra chuyên môn của
người Hiệu trưởng ở trường THPT trên địa bàn thành phố Nam Định.
Chương 3: Một số biện pháp kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng ở
các trường THPT trên địa bàn thành phố Nam Định.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA CHUYÊN MÔN CỦA
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT
1.1. `TỔNG QUAN VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU:
Đã có nhiều nhà khoa học giáo dục có những công trình nghiên cứu về
giáo dục, quản lý giáo dục, vai trò chức năng của người Hiệu trưởng ... và
mới chỉ đề cập tới lĩnh vực kiểm tra đánh giá quá trình dạy - học đặc biệt là
quá trình học tập của học sinh.
Một số nhà khoa học mới chỉ đề cập tới vai trò, ý nghĩa của hoạt động
kiểm tra và coi kiểm tra là một chức năng trong công tác quản lý của nhà
quản lý chứ chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập sâu sắc tới vấn đề
kiểm tra, kiểm tra chuyên môn của người Hiệu trưởng như: "Cơ sở lý luận
của khoa học quản lý giáo dục" của M.I.Konđacốp. Công trình nghiên cứu về
"Quản lý giáo dục quốc dân ở địa bàn huyện, quận" của nhà lý luận giáo dục
Xô Viết - Khuđôminsky; công trình nghiên cứu "Những vấn đề cốt yếu của
quản lý" của nhà khoa học giáo dục Mỹ - Hanold Koontz ...
9
Ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về quản lý, quản lý
nhà trường nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng ... của các nhà
nghiên cứu khoa học giáo dục, các thầy cô giáo trong nhà trường sư phạm
nhưng cũng mới chỉ đề cập tới công tác kiểm tra chuyên môn dưới góc độ
chức năng kiểm tra đánh giá công tác quản lý của mỗi nhà quản lý ở từng nhà
trường.
Trong những năm gần đây một số luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục
chuyên ngành quản lý giáo dục bước đầu đã có nghiên cứu tới thực trạng và
biện pháp quản lý chuyên môn ở các trường học từ cấp mầm non đến tiểu
học, trung học cơ sở và trung học phổ thông có đề cập tới chức năng kiểm tra
chuyên môn của Hiệu trưởng như: "Các biện pháp quản lý chuyên môn của
Hiệu trưởng các trường tiểu học ở Quảng Nam" - Nguyễn Đăng Hưng (1999);
"Thực trạng và biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng trường phổ
thông trung học miền núi Thanh Hoá nhằm nâng cao kết quả dạy học" Lương Hữu Hồng (2000); "Một số biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu
trưởng nhằm góp phần nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung học phổ
thông thị xã Sơn La" - Nguyễn Khắc Tâm (2000); "Một số biện pháp quản lý
hoạt động chuyên môn của Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Bắc Ninh đối với các
trường trung học phổ thông ngoài công lập" - Nguyễn Nho Hoài (2004) ...
Kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng trong các nhà trường là một
hoạt động không thể thiếu được nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo
dục trong mỗi nhà trường, đồng thời nó còn mang ý nghĩa quan trọng đó là
bồi dưỡng đội ngũ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư
phạm cho giáo viên. Mặt khác kiểm tra chuyên môn trong nhà trường tạo ra
việc thực hiện quy chế, quy định chuyên môn của giáo viên mang tính nghiêm
túc, ổn định hơn.
Công tác kiểm tra chuyên môn thì gặp nhiều khó khăn về chỉ đạo, tổ
chức thực hiện ... trong mỗi nhà trường.
10
Do đó đề tài nghiên cứu này mong muốn qua nghiên cứu thực trạng
công tác kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THPT thành phố
Nam Định đề xuất được một số biện pháp kiểm tra chuyên môn có tính hệ
thống và khả thi nhằm tăng cường công tác kiểm tra chuyên môn của Hiệu
trưởng các trường THPT để nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn ở
mỗi nhà trường.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI:
1.2.1. Khái niệm quản lý:
Người ta có thể tiếp cận khái niệm quản lý từ nhiều góc độ khác nhau.
Đó là cai quản, chỉ huy, lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra theo góc độ tổ chức, theo
góc độ điều khiển học từ quản lý là lái, điều khiển, điều chỉnh.
Theo cách tiếp cận hệ thống thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản
lý đến khách thể quản lý (hay là đối tượng quản lý) nhằm tổ chức phối hợp
hoạt động của con người trông các quá trình sản xuất xã hội để đạt được mục
đích nhất định.
Các Mác đã lột tả bản chất của quản lý là: "Nhằm thiết lập sự phối hợp
giữa những công việc cá nhân và thực hiện những chức năng chung, nảy sinh
từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất khác với sự vận động của các bộ
phận riêng lẻ của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình còn
một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng". (C.Mác P.Ăng ghen tập 23, trang
342). Như vậy theo Các Mác quản lý là loại lao động sẽ điều khiển mọi quá
trình lao động, phát triển xã hội.
PGS Nguyễn Văn Lê - Học viện Chính trị Quốc gia quan niệm: "Quản
lý một cơ sở kinh doanh với tư cách là một hệ thống xã hội, là khoa học và
nghệ thuật tác động vào từng thành tố của hệ thống bằng những phương pháp
thích hợp, nhằm đạt các mục tiêu đề ra cho hệ và từng thành tố của hệ".
Theo GS Nguyễn Minh Đạo "Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ
chức, có định hướng của chủ thể lên khách thể và các mặt: chính trị, văn hoá,
kinh tế, xã hội, giáo dục ... bằng một hệ thống các luật định, chính sách,
11
nguyên tắc, phương pháp, biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều
kiện cho sự phát triển của đối tượng".
GS. Đặng Vũ Hoạt và GS Hà Thế Ngữ cho rằng: "Quản lý là một quá
trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được
những mục tiêu nhất định".
Ý kiến của GS Mai Hữu Khuê "Hoạt động quản lý là một dạng hoạt
động đặc biệt của người lãnh đạo mang tính tổng hợp của các loại lao động trí
óc, liên kết bộ máy quản lý thành một chỉnh thể thống nhất điều hoà phối hợp
các khâu và các cấp quản lý làm cho hoạt động nhịp nhàng đưa đến hiệu quả".
Quan điểm của GS Nguyễn Bá Sơn "Quản lý là sự tác động có hướng
đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng một hệ thống các giải
pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng, quản lý đưa hệ thống tiếp cận
mục tiêu cuối cùng phục vụ lợi ích của con người".
Hay theo PGS Trần Quốc Thành: "Quản lý là sự tác động có ý thức
của chủ thể quản lý để chỉ huy điều khiển hướng dẫn các quá trình xã hội,
hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí
nhà quản lý phù hợp với quy luật khách quan" (Bài giảng khoa học quản lý
đại cương).
Như vậy, khái niệm quản lý bao gồm những khía cạnh sau:
- Đối tượng tác động của quản lý là một hệ thống xã hội hoàn chỉnh
như một cơ thể sống bao gồm nhiều yếu tố liên kết hữu cơ theo một quy luật
nhất định tồn tại trong thời gian, không gian cụ thể (gọi là môi trường quản
lý).
Hệ thống quản lý gồm các thành tố: chủ thể quản lý, khách thể quản lý,
cơ chế quản lý (hình thức quản lý) và mục tiêu quản lý.
- Chủ thể quản lý tạo ra các tác động quản lý, còn khách thể quản lý tạo
ra các sản phẩm có giá trị sử dụng, hiện thực hoá mục tiêu quản lý và thoả
mãn mục đích của nhà quản lý. Cơ chế quản lý chính là hình thức quản lý
những phương thức mà nhờ nó hoạt động quản lý được thực hiện và quan hệ
12
tương tác giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý được vận hành, điều
chỉnh để đạt đến mục tiêu quản lý". Có thể mô hình hoá cấu trúc quản lý bằng
sơ đồ sau:
MÔI TRƯỜNG QUẢN LÝ
MỤC TIÊU QUẢN LÝ
Chủ thể quản lý
Cơ chế quản lý
(Hình thức quản lý)
Khách thể quản lý
Sơ đồ 1: Cấu trúc hệ thống quản lý được đặt trong môi trường quản lý
- Mục tiêu cuối cùng của quản lý là chất lượng, sản phẩm vì lợi ích
phục vụ con người. Người quản lý tựu trung lại là nghiên cứu khoa học, nghệ
thuật giải quyết các mối quan hệ giữa con người với nhau vô cùng phức tạp
không chỉ giữa chủ thể và khách thể trong hệ thống mà còn có mối quan hệ
tương tác với các hệ thống khác cũng song song tồn tại trong môi trường quản
lý: Theo công thức Mqh = n(n - 1) trong đó n là số lượng các yếu tố (hay
thành viên) tham gia hệ thống. Các mối quan hệ này phát sinh rất nhanh theo
cấp số nhân. Ví dụ: n=3 thì Mqh = 3(3 - 1) = 6, n = 6 thì Mqh = 6(6 - 1) = 30.
Ta dễ dàng nhận thấy các yếu tố n tham gia vào hệ thống chỉ tăng lên 2 lần thì
tổng các mối quan hệ tăng lên gấp 5 lần.
Quản lý theo ý nghĩa của điều khiển học là sự tác động chống lại
Entrôpy của một hệ thống nhằm đưa hệ thống đến những mục tiêu xác định.
Một cách tổng quát nhất có thể định nghĩa về quản lý như sau: Quản lý
là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng
quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
1.2.2. Khái niệm quản lý giáo dục, quản lý nhà trường:
1.2.2.1. Quản lý giáo dục:
13
Khoa học quản lý giáo dục là một phân ngành của khoa học quản lý,
chính vì vậy cũng như khoa học quản lý, nó được tiếp cận dưới nhiều góc độ
khác nhau. Với phạm vi của đề tài chúng tôi chỉ xin đề cập tới khái niệm quản
lý giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân mà cốt lõi của hệ thống là cơ sở
các trường học.
Hiện nay, định nghĩa thế nào là quản lý giáo dục tuy chưa hoàn toàn
thống nhất với nhau nhưng đã có nhiều ý kiến cơ bản đồng nhất với nhau.
Quản lý giáo dục theo nghĩa rộng nhất là quản lý quá trình hình thành
và phát triển nhân cách con người trong các chế độ chính trị, xã hội khác nhau
mà trách nhiệm là của Nhà nước và hệ thống đa cấp của ngành Giáo dục từ
Trung ương đến các địa phương là Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục, Phòng Giáo
dục và đơn vị cơ sở là các nhà trường.
Quản lý giáo dục trên cơ sở quản lý nhà trường là một phương hướng
cải tiến quản lý giáo dục theo nguyên tắc tăng cường phân cấp quản lý nhà
trường nhằm phát huy tối đa năng lực, trách nhiệm và quyền hạn của mọi cá
nhân trong quản lý nhà trường, quản lý giáo dục.
Trong tác phẩm "Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục" tác giả
M.I.Kônđacốp đã cho rằng: "Quản lý giáo dục là tập hợp các biện pháp tổ
chức cán bộ giáo dục, kế hoạch hoá, tài chính ... nhằm đảm bảo sự vận hành
bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và
mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng".
Trong tác phẩm "Quản lý giáo dục quốc dân ở địa bàn huyện, quận".
Nhà lý luận giáo dục Xô Viết Khuđônninsky đã viết: "Quản lý khoa học hệ
thống giáo dục có thể xác định như là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý
thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các
mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến nhà trường, đến các cơ sở giáo dục) nhằm
mục đích đảm bảo việc giáo dục xã hội chủ nghĩa cho thế hệ trẻ trên cơ sở
nhận thức và vận dụng những quy luật chung của chủ nghĩa xã hội cũng như
14
những quy luật của quá trình xã hội, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em,
thiếu niên và thanh niên, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hoà của họ".
Ở Việt Nam trong quá trình nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho
quản lý giáo dục nước nhà, nhiều tác giả đã đề cập tới khái niệm quản lý giáo
dục.
Theo GS Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý giáo dục là hệ thống những
tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm
làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực
hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà mục
tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục
tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất".
Theo quan điểm của GS Phạm Minh Hạc: "Quản lý nhà trường, quản lý
giáo dục là tổ chức hoạt động dạy và học ... có tổ chức được hoạt động dạy và
học thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội
chủ nghĩa ... mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hoá đường lối giáo dục
của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân
dân, của đất nước".
Theo GS Đặng Quốc Bảo: "Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là
hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công
tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội".
Theo PGS - TS Phạm Viết Vượng quan niệm rằng: "Mục đích cuối
cùng của quản lý giáo dục là tổ chức quá trình giáo dục có hiệu quả để đào
tạo lớp thanh niên thông minh, sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và biết
phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân và của xã hội".
Từ những quan điểm trên có thể hiểu rằng: Quản lý giáo dục là hoạt
động điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm thúc đẩy mạnh công
tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội. Như vậy
quản lý giáo dục là sự tác động có tổ chức có định hướng phù hợp quy luật
khách quan của chủ thể quản lý ở các cấp lên đối tượng quản lý nhằm đưa
15
hoạt động giáo dục từng cơ sở trường học và của toàn hệ thống giáo dục đạt
tới mục tiêu đã định.
Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch hợp
quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và
nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã
hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế
hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến lên trạng thái mới về chất.
Trong lý luận và thực tiễn quản lý cũng khẳng định quản lý nhà trường
gồm 2 loại quản lý:
- Quản lý của các chủ thể bên trong và bên ngoài nhà trường nhằm định
hướng cho nhà trường và tạo điều kiện cho nhà trường hoạt động và phát
triển.
- Quản lý chính chủ thể bên trong nhà trường, nhằm cụ thể hoá các chủ
trương, chính sách giáo dục ... thành các kế hoạch hoạt động, tổ chức, chỉ đạo
và kiểm tra đưa nhà trường đạt tới mục tiêu đã đạt ra.
Trên cơ sở lý luận, chúng ta thấy rằng thực chất của nội dung quản lý
dạy học của giáo viên và hoạt động học của học sinh nhằm đạt hiệu quả cao
nhất trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Trong sự vận hành của hệ
thống cơ sở này nó chịu nhiều tác động của các yếu tố khách quan ngoài
trường học. Hiểu rõ đặc điểm này của quản lý cơ sở trường học sẽ là cơ sở lý
luận cần thiết để chúng ta đề ra các biện pháp cụ thể trong kiểm tra chuyên
môn - hoạt động chuyên môn của đội ngũ giáo viên.
1.2.2.2. Quản lý nhà trường:
Trường học là tổ chức giáo dục cơ sở, là tế bào của hệ thống giáo dục,
quản lý nhà trường là bộ phận của quản lý giáo dục. Vậy quản lý nhà trường
theo quan điểm của GS Phạm Minh Hạc: "Quản lý nhà trường là thực hiện
đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà
trường vào vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục
đào tạo đối với ngành Giáo dục với thế hệ trẻ và từng học sinh".
16
Nói một cách cụ thể hơn theo GS Nguyễn Ngọc Quang là: "Quản lý
nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối
hợp, huy động, can thiệp ...) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học
sinh và các cán bộ khác, nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do Nhà nước đầu
tư, lực lượng xã hội đóng góp, do lao động xây dựng và vốn lao động tự có
hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là
quá trình đào tạo thế hệ trẻ, thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào
tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới.
Quản lý nhà trường bao gồm hai loại tác động sau:
Tác động chủ thể quản lý bên trên và bên ngoài nhà trường (đó là
những tác động quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên nhằm
hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, học tập, giáo dục của
nhà trường hoặc những chỉ dẫn, những quyết định của các thực thể bên ngoài
nhà trường nhưng có liên quan trực tiếp đến nhà từơng như cộng đồng được
đại diện dưới hình thức Hội đồng Giáo dục nhằm định hướng sự phát triển
của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướng phát
triển đó). Tác động của những chủ thể bên trong nhà trường (bao gồm các
hoạt động: Quản lý giáo viên, quản lý học sinh, quản lý quá trình dạy học
giáo dục, quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị trường học, quản lý tài chính
trường học, quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng).
Qua đó ta thấy quản lý nhà trường chính là quản là giáo dục trong một
phạm vi định nhà trường là cơ sở của hệ thống giáo dục. Vì vậy quản lý nhà
trường là một hoạt động được thực hiện trên cơ sở những quy luật chung của
quản lý đồng thời có những nét riêng mang đặc thù của quản lý giáo dục. Do
đó quản lý nhà trường cần vận dụng tất cả các nguyên lý chung của quản lý
giáo dục để đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường theo mục tiêu đào tạo.
Tóm lại, nhà trường là một thành tố cơ bản của hệ thống giáo dục nên
quản lý nhà trường cũng được hiểu như là một bộ phận của quản lý giáo dục.
Thực chất của quản lý nhà trường, suy cho cùng là tạo điều kiện cho các hoạt
17
động trong nhà trường (mà trọng tâm bao trùm mọi hoạt động là hoạt động
dạy - học) vận hành theo đúng mục tiêu tính chất của nhà trường xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
1.2.3. Khái niệm quản lý chuyên môn:
Quản lý chuyên môn là: Hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch
việc thực hiện quy chế chuyên môn hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm
làm cho hệ điều hành theo đường lối, theo nguyên lý giáo dục của Đảng, thực
hiện ược các tính chất của nhà trường xã họi chủ nghĩa Việt Nam.
Quản lý chuyên môn là quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn
trong nhà trường đó là:
Chuẩn bị giáo án:
Đảm bảo soạn đủ số lượng giáo án (1 giáo án/ giờ dạy).
- Thể hiện rõ các bước lên lớp trong giáo án.
- Xây dựng đủ kiến thức kỹ năng cơ bản, có liên hệ với thực tế.
- Nêu cụ thể công việc trên lớp của thầy và trò.
Thực hiện chương trình giảng dạy:
Thực hiện đúng phân phối chương trình và giảng dạy theo đúng nội
dung theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy - học.
Kiểm tra, chấm và chữa bài:
- Đủ số lượng bài theo phân phối chương trình.
- Đề kiểm tra phù hợp với yêu cầu chương trình.
- Chấm và chữa bài công bằng, chu đáo.
. Chấm bài chính xác theo biểu điểm.
. Khi chấm có chữa bài.
. Có nhận xét và lời khuyên.
Thực hành thí nghiệm - sử dụng đồ dùng:
Đảm bảo thực hành đẩy đủ thí nghiệm theo quy định.
Sử dụng đồ dùng một cách hiệu quả trong giờ dạy.
Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng:
18
Tham gia bồi dưỡng theo kế hoạch và tự bồi dưỡng thường xuyên.
1.2.4. Khái niệm kiểm tra và đánh giá trong quản lý giáo dục:
Có quan niệm cho rằng: "Kiểm tra là một quá trình thông qua đó người
quản lý bảo đảm cho hoạt động hiện tại diễn ra phù hợp với hoạt động đã
được kế hoạch hoá".
Đây là một cách xác định ngắn gọn về kiểm tra song nó gợi lên vấn đề
về mục đích kiểm tra mà chưa chỉ rõ kiểm tra là gì, kiểm tra bao gồm những
yếu tố nào ?
Một cách cụ thể hơn, có tác giả cho rằng: "Kiểm tra là xem xét thực để
tìm ra những sai lệch so với quyết định, kế hoạch và chuẩn mực đã quy định;
phát hiện ra trạng thái thực tế; so sánh trạng thái đó với khuôn mẫu đã đặt ra;
khi phát hiện ra những sai sót thì cần phải điều chỉnh, uốn nắn và sửa chữa
kịp thời". Cách xác định này đã nêu ra được nhiều yếu tố của kiểm tra trong
quá trình quản lý, song ở đây tác giả chưa chỉ rõ những yếu tố cơ bản, đặc
trưng của kiểm tra và sắp xếp theo một trật tự logic hợp lý.
Lập kế hoạch
Chỉ đạo
Thông tin
Tổ chức
Kiểm tra
`Sơ đồ 2: Mối quan hệ giữa chức năng kiểm tra với chức năng quản lý
khác
Từ những vấn đề nêu trên, có thể xác định nội hàm của kiểm tra như
sau:
19
Kiểm tra trong quản lý là một hệ thống những hoạt động bao gồm:
a) Đánh giá thành tích:
- Xác định những chuẩn mực và phương pháp đo thành tích.
- Thiết kế hệ thống thông tin liên hệ nghịch đo thành tích.
- So sánh sự phù hợp của thành tích đã đạt với những chuẩn mực đã dự
kiến.
b) Phát hiện những lệch lạc:
- Sự phát hiện kịp thời những sai lệch, thiếu sót so với mục tiêu dự
kiến.
- Đo lường chính xác những sai lệch, thiếu sót.
- Tìm nguyên nhân những sai lệch, thiếu sót.
c) Điều chỉnh:
- Phát huy những ưu điểm.
- Uốn nắn những sai lệch, thiếu sót.
- Xử lý những vi phạm.
Nhằm đưa toàn bộ hệ thống được quản lý tới mục tiêu dự kiến và đạt
trình độ chất lượng cao hơn.
Như vậy kiểm tra là một quá trình bao gồm nhiều yếu tố tuần tự tạo nên
những bước nối tiếp nhau và quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo định nghĩa nêu
trên, những yếu tố cơ bản của quá trình kiểm tra có thể được mô tả theo lược
đồ sau:
Uốn nắn
Có thể
Xác lập chuẩn
và phương pháp
đo thành tích
Đo
thành
tích
So sánh thành không
tích có phù hợp
với chuẩn không
Có kiểm tra
Sơ đồ 3: Các yếu tố cơ bản của quá trình
Xử
lý
Từ cách trình bày trên có thể rút gọnPhát
địnhhuy
nghĩa kiểm tra như sau:
Kiểm tra trong quản lý là hệ thống những hoạt động đánh giá - phát hiện 20