Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Thực trạng tình hình phát triển ngành cao su Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.74 KB, 3 trang )

Thực trạng tình hình phát triển ngành cao su Việt
Nam hiện nay
I. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành cao su
Việt Nam:
1.1. Tình hình chung về ngành cao su Việt Nam:
Trước năm 2005, Việt Nam là nước sản xuất cao su thiên nhiên thứ 6 trên
Thế giới sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và Trung Quốc. Thực tế
năm 2006 sản lượng cao su Việt Nam đã đạt 550.000 tấn, vượt lên đứng thứ 5
với tốc độ phát triển nhanh hơn; theo dự báo, sản lượng cao su Việt Nam trong
15 năm tới có thể vượt Malaysia, đứng thứ 4 Thế giới.
Ngành cao su Việt Nam đã có quá trình tích luỹ kinh nghiệm, vốn, tiến bộ
kỹ thuật, tạo được những giống cao sản để phát triển những vườn cao su đạt
hiệu quả cao, có lợi thế lớn khi đầu tư phát triển cao su tại các nước láng giềng
như Lào, Campuchia. Từ năm 2005 một số dự án trồng cao su tại Lào đã được
triển khai, sau 2 năm có khoảng 11.700 ha. Việt Nam cũng có kinh nghiệm phát
triển cao su ở những vùng ít thuận lợi, ngoài vùng truyền thống như vùng cao
Tây Nguyên và vùng đất nghèo, dốc ở Miền Trung, Bắc Trung Bộ.
1.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của ngành:
Theo chủ trương phát triển của giai đoạn 2001- 2005, cao su là một trong
những cây công nghiệp quan trọng. Ngày 5/2/1996, Thủ tướng Chính phủ có
Quyết định số 86/ TTg phê duyệt Tổng quan cao su Việt Nam đây là chủ trương
quan trọng nhất vừa thể hiện định hướng chiến lược, vừa xác định các mục tiêu
và giải pháp cụ thể cho từng thời kỳ 5 năm 1996-2000 và 2001-2005 cho ngành
cao su Việt Nam. Mục tiêu chủ yếu của ngành cao su theo 2 phương án đến năm
2005 như sau:
Bảng 2.1: Mục tiêu phát triển ngành cao su Việt Nam
đến năm 2005
Đơn vị
Cả
nước
Đông Nam


Bộ
Tây Nguyên
D. hải Bắc &
Nam Trung Bộ
Phương án
I:
Tổng diện
tích
1.000 ha 500 270 180 50
DT kinh
doanh
1.000 ha 258,7 172,8 65,5 20,4
Sản lượng mủ 1.000 tấn 338 241,94 77,31 18,8
Phương án
II:
Tổng diện
tích
1.000 ha 700 300 330 710
DT kinh
doanh
1.000 ha 321,5 186,7 107,8 27,0
Năng suất tấn/ha 1,20 1,36 1,01 0,87
Sản lượng mủ 1.000 tấn 386 254 108,9 23,55
Nguồn: Vụ Kinh tế nông nghiệp_Bộ Kế hoạch Đầu tư
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2001-2005 trình Đại Hội IX của Đảng
đặt mục tiêu năm 2005 cho ngành cao su: tổng diện tích 450.000 ha, sản lượng
(quy mủ khô ) 440.000 tấn.
So với Quy hoạch phát triển ngành cao su được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Tổng quan cao su Việt Nam (số 86/TTg ngày 17/02/2006), tổng diện
tích cao su năm 2005 của cả nước là 482.700 ha đạt 96,5% của phương án I

(500.000 ha) và mới đạt 69% của phương án II (700.000 ha).
Trong đó Đông Nam Bộ đã vượt trên 40.000 ha so với phương án I
(270.000 ha) và vượt trên 10.000 ha so với phương án II (300.000 ha); Bắc
Trung Bộ vượt trên 9.000 ha so với phương án I (30.000 ha) và chỉ còn 3.000 ha
nữa là đạt phương án II (42.000 ha); Tây Nguyên còn thiếu 70.000 ha đối với
phương án I (180.000 ha) và thiếu mới đạt 33% của phương án II (330.000 ha);
Duyên hải Nam Trung Bộ còn 2.000 ha cho phương án I (20.000 ha) và thiếu
7.000 ha cho phương án II (25.000 ha)
1.2.1. Chủng loại sản phẩm:
Về xuất khẩu cao su thiên nhiên, nhiều năm qua Việt Nam đứng thứ 4
Thế giới. Việt Nam chủ yếu chế biến cao su định chuẩn kỹ thuật (SRV) từ mủ
nước thu trên các vườn cao su quy mô lớn, chiếm khoảng 80% sản lượng. SVR
3L hiện nay là sản phẩm chính và chiếm tỉ lệ 50%. Mủ ly tâm gần đây đã tăng
lên.
Sản phẩm từng bước được đa dạng, chất lượng sản phẩm ngày càng được
nâng cao, có những sản phẩm vượt trội so với khu vực như SVR 3L, mủ kem.
Như hình vẽ bên dưới, chúng ta có thể thấy được cơ cấu sản phẩm mủ
cao su năm 2005 khá rõ rệt. Trong đó, SVR L, 3L, 5 chiếm tỉ trọng cao nhất (đạt
55,3%), SVR 10,20 chiếm tỉ trọng đứng thứ 2 (14,4%), tiếp sau đó là mủ CV
(13,1%) và mủ ly tâm (12,8%) còn lại các sản phẩm khác chiếm tỉ trọng chỉ
khoảng 4,4%.

×