Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

NGHIÊN CỨU NHỮNG KHÓ KHĂN CƠ BẢN TRONG VIỆC PHÁT ÂM HỆ THỐNG THANH ĐIỆU TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.53 KB, 2 trang )

NGHIÊN CỨU NHỮNG KHÓ KHĂN CƠ BẢN TRONG VIỆC PHÁT ÂM HỆ THỐNG
THANH ĐIỆU TIẾNG VIỆT CỦA NGƢỜI NƢỚC NGOÀI
1. Lí do chọn đề tài
Tiếng Việt là ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập với đặc trưng thanh điệu. Đây cũng chính là
đặc điểm rất khó khăn cho người nước ngoài khi học tiếng Việt. Từ góc độ thực hành tiếng thì việc
nghiên cứu những khó khăn của người nước ngoài trong quá trình phát âm thanh điệu thực sự rất
cần thiết. Chính vì điều đó mà chúng tôi quyết định chọn “Nghiên cứu những khó khăn cơ bản

trong việc phát âm thanh điệu tiếng Việt của người nước ngoài” là đề tài nghiên cứu của
mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ
2.1. Mục đích
- Hệ thống các kiểu lỗi cơ bản mà người nước ngoài, cụ thể ở đây là người Hàn Quốc, Lào, Nga
thường mắc phải khi phát âm thanh điệu tiếng Việt.
- Đưa ra các giải pháp cả về lí thuyết và thực tiễn
2.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa các vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài
- Khảo sát trên cơ sở ghi âm 70 từ tiếng Việt gồm từ một âm tiết và 2 âm tiết của các nhóm sinh
viên Hàn Quốc, Lào, Nga (mỗi nhóm 10 sinh viên) đang học ở Hà Nội để từ đó hệ thống các kiểu
lỗi họ hay mắc phải.
- Phân tích nguyên nhân của việc mắc lỗi và đề ra các giải pháp khắc phục
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Điều tra xã hội học: phương pháp này sử dụng trong quá trình chúng tôi lấy tư liệu ghi âm.
- Tổng hợp: phương pháp này sử dụng trong quá trình chúng tôi xử lí tư liệu đã thu thập.
- Phân tích lỗi
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng mà chúng tôi tiến hành khảo sát là nhóm sinh viên Lào – loại hình ngôn ngữ đơn
lập, Hàn Quốc – loại hình chắp dính và Nga – loại hình hòa kết.
Trong phần tư liệu, chúng tôi tiến hành thu thập trên hai bảng sau:
-


Bảng 1: gồm từ có một âm tiết (bao hàm các kiểu âm tiết sau: âm tiết mở, âm tiết nửa mở,
âm tiết khép, âm tiết nửa khép)

-

Bảng 2: gồm từ có hai âm tiết (hai âm tiết giống nhau về thanh điệu)

5. Bố cục của đề tài


Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 phần
Chương 1: Những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2: Hệ thống lỗi phát âm thanh điệu
Chương 3: Giải pháp khắc phục



×