Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

A study of translation of English-Vietnamese subtitles in selected English films from the website Kst.net.vn . M.A Thesis Linguistics: 60 22 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 63 trang )

VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY, HANOI
UNIVERSITY OF LANGUAGES AND INTERNATIONAL STUDIES
DEPARTMENT OF POST-GRADUATE STUDIES

NGUYỄN THỊ THU HÀ

A STUDY OF TRANSLATION OF ENGLISH-VIETNAMESE
SUBTITLES IN SELECTED ENGLISH FILMS FROM THE
WEBSITE KST.NET.VN

(Nghiên cứu cách dịch phụ đề một số phim tiếng Anh trên trang
mạng Kst.net.vn)

M.A. Minor Thesis

Field: English Linguistics
Code: 60.22.15

Hanoi, 2012


VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY, HANOI
UNIVERSITY OF LANGUAGES AND INTERNATIONAL STUDIES
DEPARTMENT OF POST-GRADUATE STUDIES

NGUYỄN THỊ THU HÀ

A STUDY OF TRANSLATION OF ENGLISH-VIETNAMESE
SUBTITLES IN SELECTED ENGLISH FILMS FROM THE
WEBSITE KST.NET.VN


(Nghiên cứu cách dịch phụ đề một số phim tiếng Anh trên trang
mạng Kst.net.vn)

M.A. Minor Thesis

Field: English Linguistics
Code: 60.22.15
Supervisor: A/Prof. Trần Xuân Điệp

Hanoi, 2012


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ...................................................................... 10
1.1. Vi rút viêm gan C ............................................................................... 10
1.1.1. Hình thái và cấu trúc hạt vi rút ..................................................... 10
1.1.2. Chu trình tái bản của HCV ......................................................... 12
1.2. Viêm gan vi rút C ............................................................................... 14
1.2.1. Khái niệm .................................................................................... 14
1.2.2. Đường lây nhiễm ......................................................................... 14
1.2.3. Diễn biến tự nhiên ....................................................................... 14
1.2.4. Chẩn đoán phòng thí nghiệm ........................................................ 16
1.2.5. Điều trị viêm gan vi rút C ............................................................ 17
1.3. Các đặc trưng của kiểu gen HCV........................................................ 18
1.3.1. Kiểu gen HCV phân bố theo địa dư ............................................. 18
1.3.2. Kiểu gen HCV với nguy cơ lây nhiễm ......................................... 21
1.3.3. Kiểu gen HCV với mô bệnh học .................................................. 21
1.3.4. Kiểu gen HCV với đáp ứng và dự đoán đáp ứng với điều trị .......... 21
1.3.5. Kiểu gen HCV với thời gian điều trị ............................................ 22

1.3.6. Kiểu gen HCV với liều lượng thuốc điều trị ................................ 22
1.3.7. Kiểu gen hỗn hợp của HCV ......................................................... 22
1.3.8. Gan nhiễm mỡ và mối liên quan đến kiểu gen của HCV .............. 23
1.3.9. Kiểu gen và diễn tiến bệnh viêm gan C mạn tính ......................... 23
1.3.10. Kiểu gen và ghép gan trong nhiễm HCV ................................... 23
1.4. Tình hình bệnh viêm gan vi rút C và các nghiên cứu .......................... 23
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 25

2


2.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................ 25
2.2.1. Sinh phẩm, hóa chất ..................................................................... 25
2.2.2. Dụng cụ, thiết bị ........................................................................... 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 26
2.4. Quy trình nghiên cứu .......................................................................... 27
2.4.1. Thu thập và bảo quản mẫu huyết thanh....................................... 227
2.4.2. Quy trình xác định Anti-HCV ...................................................... 28
2.4.3. Quy trình xác định tải lượng vi rút. ................................................... 29
2.4.4. Tách chiết RNA từ mẫu huyết thanh............................................. 32
2.4.5. Xác định kiểu gen HCV bằng kỹ thuật giải trình tự gen................ 33
2.4.6. Thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án.............................................. 37
2.5. Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 37
2.6. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 37
2.7. Xử lý số liệu ....................................................................................... 38
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................ 39
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ................................................. 39
3.1.1. Đặc điểm về tuổi .......................................................................... 39
3.1.2. Đặc điểm về giới .......................................................................... 40

3.1.3. Tiền sử nhiễm vi rút viêm gan C .................................................. 41
3.1.4. Tỷ lệ đồng nhiễm HIV và HCV .................................................... 42
3.1.5. Tải lượng vi rút HCV ................................................................... 43
3.2. Phân bố kiểu gen của HCV ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại BVBNĐTƯ.. 44
3.2.1. Lý do lựa chọn kỹ thuật sequencing tại khu vực core để xác định kiểu
gen và kiểu gen phụ của HCV .................................................……44
3.2.2. Phân bố kiểu gen của HCV ........................................................... 45
3.2.3. Phân bố kiểu gen phụ của HCV .................................................... 47

3


3.3. Mối liên quan giữa kiểu gen HCV với một số đặc điểm về dịch tễ học
và cận lâm sàng .............................................................................. 53
3.3.1. Mối liên quan giữa kiểu gen của HCV và tuổi .............................. 53
3.3.2. Mối liên quan giữa kiểu gen của HCV và giới .............................. 54
3.3.3. Mối liên quan giữa kiểu gen của HCV và tiền sử phơi nhiễm HCV ... 55
3.3.4. Đặc điểm kiểu gen HCV giữa 2 nhóm đối tượng có đồng nhiễm
HIV và không đồng nhiễm HIV .................................................... 56
3.3.5. Mối liên quan giữa kiểu gen của HCV và mức độ biến đổi chức
năng gan ....................................................................................... 56
3.3.6. Mối liên quan giữa kiểu gen của HCV và tải lượng vi rút ............. 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

4


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS

Acquired Immune Deficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)

ALT

Alanine Transaminase (men gan ALT)

AST

Aspartate Transaminase (men gan AST)

BVBNĐTƢ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
CD4

Cluster of Differentiation 4 (Cụm biệt hoá 4)

CDC

Centers for Disease Control and Prevetion
(Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật)

CO

Cut off (Chứng ngưỡng)

dNTP

Deoxynucleoside triphosphate


ELISA

Enzym-Linked Immunosorbent Assay (Thử nghiệm miễn dịch gắn

men)
EtOH

Ethanol

HCC

Hepatocellular carcinoma (Ung thư tế bào gan)

HCV

Hepatitis C virus (Vi rút viêm gan C)

HIV

Human Immunodeficiency Virus
(Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người)

LiPA

Line Probe Assay (Thử nghiệm line đầu dò)

OD

Optical Density (Mật độ quang học)


PCR

Polymerase Chain Reaction (Phản ứng chuỗi trùng hợp)

QHTDKAT Quan hệ tình dục không an toàn
RT-PCR

Reverse Transcription Polymerase Chain Reaction
(Phản ứng chuỗi trùng hợp sao chép ngược)

TCMT

Tiêm chích ma tuý

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Trình tự mồi ................................................................................ 25
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi ........................................................ 39
Bảng 3.2. Đặc điểm tiền sử phơi nhiễm viêm gan C ..................................... 42
Bảng 3.3. Đặc điểm về tải lượng vi rút của mẫu nghiên cứu ......................... 43
Bảng 3.4. Mối liên quan giữa kiểu gen HCV và tuổi .................................... 53
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa kiểu gen HCV và giới .................................... 54
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa kiểu gen HCV và tiền sử phơi nhiễm HCV .... 55

Bảng 3.7. Đặc điểm phân bố kiểu gen HCV giữa 2 nhóm đối tượng có đồng
nhiễm HIV và không đồng nhiễm HIV ....................................... 56
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa kiểu gen của HCV và men gan ALT .............. 57
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa kiểu gen của HCV và men gan AST .............. 57
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa kiểu gen của HCV và Bilirubin toàn phần .... 58
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa kiểu gen của HCV và tải lượng vi rút ........... 59

6


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố về giới ...................................................................... 403
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ đồng nhiễm HCV và HIV ................................................ 42
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm phân bố kiểu gen HCV ........................................... 469
Biểu đồ 3.4. Phân bố các kiểu gen phụ của HCV ........................................ 481

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Mô hình cấu trúc của HCV .............................................................. 10
Hình 2: RNA của HCV ............................................................................... 11
Hình 3: Chu trình sống của HCV.................................................................. 12
Hình 4: Sơ đồ tiến triển bệnh nhân nhiễm HCV .......................................... 15
Hình 5: Tỷ lệ kiểu gen HCV ở các khu vực trên thế giới ............................. 19
Hình 6: Tỷ lệ kiểu gen HCV tạicác nước Châu Á ........................................ 20
Hình 7: Tỷ lệ kiểu gen HCV tại Việt Nam ................................................... 21
Hình 8: Tỷ lệ nhiễm HCV ở các khu vực trên thế giới ................................. 24
Hình 9: Cây phát sinh loài của kiểu gen phụ 1a ............................................ 50
Hình 10: Cây phát sinh loài của kiểu gen phụ 1b ........................................ 514
Hình 11: Cây phát sinh loài kiểu gen HCV ................................................. 525

7



MỞ ĐẦU

Bệnh viêm gan vi rút C hiện nay đang là một vấn đề y tế toàn cầu. Theo ước
tính của Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ nhiễm HCV trên thế giới khoảng 3,1%, tương
đương 170 triệu người, với số nhiễm mới 3-4 triệu người mỗi năm [10]

[24] [57]

.Tổng

chi phí y tế dành cho chẩn đoán và điều trị cũng như phòng viêm gan vi rút C dự
đoán tăng từ 30 tỷ USD vào năm 2009 lên đến hơn 85 tỷ USD vào năm 2024. Nếu
không điều trị, viêm gan vi rút C diễn biến thành biến chứng xơ gan, ung thư gan và
có thể dẫn đến tử vong

[31] [57]

. Tỉ lệ nhiễm HCV dẫn đến xơ gan là 15-20% sau 20

năm. Tỷ lệ ung thư gan trên bệnh nhân nhiễm HCV chiếm khoảng 1,4-3,3% mỗi
năm, trong đó, tử vong là 2,6-4% [57]. Ở Việt Nam 510% dân số nhiễm HCV [12].
Viêm gan vi rút C là một bệnh nguy hiểm vì triệu chứng lâm sàng thường
không rõ ràng, 90% trường hợp không có triệu chứng, trong khi đó hậu quả của
bệnh để lại thường rất nặng nề. Có 50%-80% viêm gan vi rút C chuyển thành mạn
[4] [30]

tính, 20%-25% bệnh nhân mạn tính diễn tiến qua xơ gan và ung thư gan


. Do

đó, xác định chính xác tác nhân HCV là một mục tiêu quan tâm hàng đầu của các
bác sĩ. Vi rút viêm gan C được phân thành 6 kiểu gen ký hiệu bằng số từ 1 đến 6 và
phân ra các kiểu gen phụ ký hiệu bằng chữ a,b,c,…[52]. Ngoài xét nghiệm tìm kháng
thể kháng HCV, xác định số lượng vi rút trong máu để chẩn đoán tình trạng nhiễm
HCV, xác định kiểu gen trước khi điều trị có thể tiên đoán khả năng đáp ứng, xác
định thời gian điều trị và dự đoán hiệu quả điều trị kháng vi rút

[21] [28]

. Tại Việt

nam, nghiên cứu về kiểu gen HCV được tiến hành từ năm 1994 [40], tuy nhiên, từ đó
đến nay, có một số nghiên cứu thực hiện trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu với
nước ngoài và được thực hiện ở nước ngoài. Ngoài ra, số lượng nghiên cứu còn rất
hạn chế. Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu phân loại kiểu gen dựa vào trình tự đoạn
5’ không mã hóa của bộ gen HCV. Nhưng hiện nay, việc phân loại theo hình thức
này không chính xác do vi rút thuộc kiểu gen 6 của HCV có trình tự đoạn này giống
với các chủng thuộc kiểu gen 1 nên có sự phân loại nhầm lẫn giữa hai kiểu gen này.

8


Do vậy, các tác giả đã khuyến cáo sử dụng trình tự đoạn core, E1 hoặc NS5B cho
phân loại kiểu gen của HCV.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là cơ sở hàng đầu về chẩn đoán, điều
trị các bệnh truyền nhiễm nói chung, đặc biệt là các bệnh viêm gan trong đó có
viêm gan vi rút C nói riêng. Vì vậy, nhu cầu chẩn đoán bệnh sớm và chính xác càng
cấp thiết. Từ năm 2010, chúng tôi đã tiến hành triển khai kỹ thuật xác định kiểu gen

HCV bằng kỹ thuật giải trình tự gen vùng core của HCV giúp chẩn đoán và điều trị
bệnh. Qua hơn 1 năm triển khai chúng tôi đã thu được các kết quả nhất định. Vì vậy
chúng tôi tiến hành đề tài “Xác định sự phân bố các genotype của HCV bằng kỹ
thuật giải trình tự gen ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Bệnh
Nhiệt đới Trung ương năm 2010-2011” với các mục tiêu sau:
1.

Xác định các kiểu gen của HCV ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh
viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương bằng kỹ thuật giải trình tự gen.

2.

Đánh giá mối liên quan giữa kiểu gen HCV với một số đặc điểm về dịch tễ
học và cận lâm sàng.

CHƢƠNG 1
9


TỔNG QUAN
1.1. Vi rút viêm gan C
1.1.1. Hình thái và cấu trúc hạt vi rút
Vi rút viêm gan C được phát hiện năm 1989 do nhóm nghiên cứu của M.
Houghto ở Chiron California Mỹ kết hợp với nhóm nghiên cứu của D.W.Bradley ở
CDC. Sau nhiều năm nghiên cứu, lần đầu tiên trong lịch sử ngành Vi sinh học, một
tác nhân gây bệnh mới được khám phá bằng kỹ thuật sinh học phân tử trước khi có
được các hiểu biết về hình thái vi rút, cấu trúc protein, tính kháng nguyên, trước cả
khi tác nhân này được nuôi cấy, phân lập thành công.
Vi rút viêm gan C là thành viên của họ Flaviviridae, là một thể hình cầu có
đường kính 55-65 nm, và có các vỏ ngoài với các gai nhú nhỏ khoảng 6 nm, bao

quanh một cấu trúc nucleocapsid 30-35 nm có cấu trúc đối xứng 20 mặt [5] [6] [51].

Glycoprotein vỏ
Lõi

RNA

Vỏ
60nm

Hình 1:Mô hình cấu trúc của HCV[58]

10


Hệ gen của HCV có kích thước khoảng 9,6 kb có chức năng như mRNA làm
khuôn tổng hợp protein. HCV phân lập được từ các bệnh nhân thuộc các khu vực
khác nhau trên thế giới có thể khác nhau về kích thước hệ gen. Cấu trúc RNA của
HCV bao gồm hai đầu tận cùng 5’ và 3’ không mã hóa, ở giữa là vùng mã hóa cho
protein cấu trúc (C, E1, E2) và protein không thuộc nhóm cấu trúc (NS2, NS3,
NS4A, NS4B, NS5A và NS5B). Vùng 5’ không mã hóa (5’-noncoding viết tắt là 5’NC) có tính ổn định rất cao, gồm khoảng 341-344 nucleotide [4] [37] [44]. Giữa các sợi
HCV riêng biệt, giữa các kiểu phụ và kiểu gen khác nhau thì độ tương đồng về trình
tự 5’-NC tối thiểu hơn 90%. Vì vậy, khu vực này thường được áp dụng để xác định
nhiễm HCV bằng kỹ thuật PCR. Ngược lại, trình tự của NS5B, khu vực core hoặc
E1 thay đổi nhiều hơn, nhưng được coi là tiêu chuẩn vàng sử dụng để xác định và
phân biệt các kiểu gen HCV [47] [50].

Gen mã hoá polyprotein

Protein cấu trúc


Glycoprotein vỏ
Nucleocapsid

Protein
xuyên màng

Protein không cấu trúc

RNA polymerase
Proteases Co-factors
RNA
Protein kháng
helicase
interferon

Hình 2: RNA của HCV [58]
Tương tự như tất cả vi rút khác, HCV không thể tự tái bản vì nó không có
đầy đủ các nguyên liệu cần thiết. Vì vậy, để tái bản, vi rút phải nhiễm vào tế bào vật
chủ và sử dụng bộ máy sao chép của tế bào, bao gồm các enzyme và protein. Sau
khi nhiễm vào tế bào vật chủ, các bước tái bản của HCV sẽ xảy ra trong tế bào chất.
Hệ gen của HCV mã hoá cho tối thiểu 10 protein vi rút khác nhau, bao gồm các

11


protein cấu trúc (protein vỏ và protein lõi) giúp hình thành vỏ capsid và các protein
không thuộc nhóm cấu trúc (NS2, NS3, NS4A, NS4B, NS5A và NS5B) liên quan
đến quá trình tái bản của vi rút. Các nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ chức năng
của nhiều protein trong số này. Tuy nhiên, vai trò của một vài protein cũng như một

số khía cạnh của quá trình tái bản vi rút và mối tương quan giữa protein vi rút và tế
bào chủ vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ. Nguyên nhân của việc này là do HCV
không thể gây nhiễm nhân tạo trên các dòng tế bào hiện có tại các phòng thí nghiệm
trên thế giới. Đây chính là một trong những trở ngại lớn trong việc tìm hiểu cặn kẽ
về vi rút này. Một điểm quan trọng nữa là vi rút này có khả năng biến thể nhanh và
tạo thành rất nhiều kiểu gen và kiểu gen phụ kháng thuốc. Do vậy, hiện nay vẫn
chưa có một loại vắc xin nào có hiệu quả đối với HCV [7] [57]
1.1.2. Chu trình tái bản của HCV [42]

Vi rút HCV

Vi rút HCV mới

Tế bào chất
Tế bào
gan

Nhân
Thể golgi

Hình 3: Chu trình sống của HCV

12


- Gắn vào tế bào vật chủ: HCV gắn vào tế bào chủ nhờ các tương tác giữa lớp
vỏ protein của vi rút (protein E1 và E2) với các phân tử là thụ thể bề mặt khảm trên
màng ngoài tế bào đích.
- Xâm nhập vào tế bào chủ và cởi lớp vỏ bọc, giải phóng RNA vi rút, HCV đi
vào tế bào đích chủ yếu do cơ chế ẩm bào nhờ thụ thể. Khi HCV gắn lên bề mặt thụ

thể, các tế bào đồng hóa thụ thể sẽ hình thành một túi màng mỏng chứa HCV. Sau
khi vào trong tế bào, HCV sẽ giải phóng hệ gen vào tế bào chất của tế bào chủ và
bắt đầu quá trình tái bản.
- Dịch mã hệ gen HCV thành protein vi rút: Khi được giải phóng, RNA của
HCV được dùng làm khuôn để tổng hợp các protein của nó. HCV sử dụng các thành
phần của tế bào chủ, đặc biệt là ribosome để tiến hành dịch mã. Quá trình này chỉ
đòi hỏi một vài thành phần trong bộ máy dịch mã của tế bào chủ. Điều đó cho phép
HCV khởi động dịch mã hiệu quả ngay cả khi các điều kiện tế bào không thuận lợi.
Sản phẩm đầu tiên của quá trình dịch mã là một sợi polyprotein dài khoảng 3000
axit amin có chứa tất cả 10 protein vi rút cần cho quá trình tái bản của HCV. Đây là
quá trình then chốt đối với HCV vì nếu không có các protein quan trọng này sẽ
không tạo được các vi rút mới.
- Tái bản hệ gen HCV: Quá trình tái bản xảy ra nhờ enzyme polymerase
NS5B, là một protein không thuộc nhóm cấu trúc, tổng hợp RNA trên sợi khuôn
RNA gồm hai bước chính: 1) hệ gen vi rút được dùng làm khuôn để tổng hợp sợi
RNA âm và 2) sợi RNA âm sau đó được dùng làm khuôn để tổng hợp sợi RNA
dương của HCV mới. Hai sợi RNA mới tổng hợp có thể gắn với nhau hình thành
RNA sợi đôi, trong khi đó, tế bào cho rằng RNA sợi đôi là báo hiệu nhiễm vi rút và
sẽ kích hoạt hàng rào phòng thủ của tế bào để ngăn chặn quá trình tái bản và phá
hủy RNA vi rút. Hơn nữa, polymerase HCV không thể đọc được từ RNA đang ở
dạng sợi đôi. Vì vậy, để tránh hàng rào phòng thủ của tế bào và duy trì quá trình tái
bản, HCV phải giữ cho các sợi RNA âm và dương tách rời nhau. Lúc này enzyme
helicase, nằm trong vùng trình tự mã hóa cho protein không thuộc nhóm cấu trúc

13


NS3, thực hiện nhiệm vụ bằng cách bám vào và tách các sợi RNA ra trong suốt quá
trình tái bản hệ gen.
- Kết hợp tạo vi rút mới và giải phóng chúng ra khỏi tế bào chủ: Các hạt vi rút

HCV mới bao gồm 3 thành phần chính là sợi đơn RNA hệ gen HCV, vỏ capsid và
lớp vỏ bọc của vi rút. Các vi rút mới sau đó được chuyển tới màng ngoài của tế bào
vật chủ, giải phóng ra ngoài và lây nhiễm cho các tế bào mới [7].
1.2. Viêm gan vi rút C
1.2.1. Khái niệm [57]
Viêm gan vi rút C là bệnh do vi rút viêm gan C gây nên. Nhiễm vi rút viêm
gan C (HCV) có thể dẫn đến viêm gan cấp tính và mạn tính.
1.2.2. Đƣờng lây nhiễm [36]
HCV lây chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với máu người bệnh. Đường lây
nhiễm vi rút C chủ yếu gồm: Sử dụng chung kim tiêm ở những người nghiện ma
túy. Dùng chung dao cạo, bàn chải răng, dụng cụ cắt móng tay với người bị nhiễm
vi rút viêm gan C, kim chích xăm mình hoặc xỏ lỗ tai không đảm bảo vô trùng;
Người nhận máu, chế phẩm máu hoặc các bộ phận cơ thể từ một người cho nhiễm
HCV; Phơi nhiễm ở nhân viên y tế (1 - 3%); Nguy cơ lây nhiễm vi rút viêm gan C
qua quan hệ tình dục hiếm hơn so với viêm gan B (5 - 10%); Mẹ truyền sang con
xảy ra tại thời điểm sinh với những bà mẹ có HCV RNA (+), khoảng 6%; Không rõ
đường lây nhiễm chiếm 30 - 40% trường hợp.
Một người nhiễm HCV, có thể nhiễm đồng thời vi rút viêm gan A, B.
1.2.3. Diễn biến tự nhiên [57]
Sau khi bị nhiễm HCV, thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2 đến 26 tuần,
trung bình từ 6 đến 10 tuần.
Giai đoạn cấp tính: Bệnh nhân nhiễm HCV ở giai đoạn cấp tính thường
không có biểu hiện bệnh lý hoặc chỉ có những biểu hiện bệnh nhẹ (rất khó quan sát

14


bằng mắt thường). Khoảng 60 - 70% các bệnh nhân nhiễm không thể hiện triệu
chứng, 20 - 30% có thể có biểu hiện vàng da, 10% các bệnh nhân thể hiện một số
triệu chứng không đặc hiệu như: biếng ăn, mệt mỏi, đau bụng... Triệu chứng biểu

hiện lâm sàng của bệnh nhân ở giai đoạn cấp tính viêm gan C tương tự như các
bệnh nhân nhiễm các vi rút viêm gan gây bệnh khác. Do vậy, việc xét nghiệm các
bệnh nhân này bằng các thử nghiệm miễn dịch là điều cần thiết để xác định bệnh
nhân nhiễm loại vi rút viêm gan nào. Tuy nhiên, các thử nghiệm miễn dịch này cho
kết quả Dương tính 80% sau 15 tuần kể từ khi có những biểu hiện bệnh lý. Tỉ lệ trên
tăng dần theo thời gian và tối đa là sau 9 tháng hầu như 100% các bệnh nhân nhiễm
HCV đều có thể phát hiện vi rút bằng kĩ thuật miễn dịch.
Do nhược điểm về thời gian mà các kĩ thuật miễn dịch tỏ ra không có hiệu
quả trong việc phát hiện sớm vi rút. Tuy nhiên, do các kỹ thuật phát hiện HCV bằng
sinh học phân tử còn quá đắt tiền, vì vậy, kĩ thuật miễn dịch vẫn được sử dụng phổ
biến hiện nay.
Giai đoạn mạn tính: Sau giai đoạn nhiễm cấp tính, khoảng 15 - 25% bệnh
nhân sẽ tự hồi phục thông qua cơ chế loại thải vi rút HCV và cơ thể trở lại trạng thái
bình thường. Tuy nhiên, khoảng hơn 75% các bệnh nhân nhiễm HCV sẽ chuyển
sang giai đoạn mạn tính.

Hình 4: Sơ đồ tiến triển bệnh nhân nhiễm HCV [59]

15


Trong giai đoạn nhiễm mãn tính, bệnh nhân thường không có bất kỳ một
biểu hiện bệnh lý nào. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 20 - 30 năm hoặc có thể kéo
dài hơn trước khi bệnh nhân chuyển thành ung thư gan. Tỉ lệ nhiễm HCV chuyển
thành xơ gan 15 - 20% sau 20 năm, tỉ lệ càng tăng nếu thời gian nhiễm càng lâu,
71% bệnh nhân xơ gan nếu nhiễm hơn 60 năm. Trong nhóm bệnh nhân xơ gan do
HCV, mỗi năm 1,4 - 3,3% chuyển sang ung thư gan và 2,6 - 4% tử vong [57].
1.2.4. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Chẩn đoán viêm gan C, ngoài các xét nghiệm đánh giá chức năng gan, siêu âm
gan, sinh thiết gan... các xét nghiệm tìm HCV giữ một vai trò rất quan trọng


[38] [48]

.

1.2.4.1. Phƣơng pháp gián tiếp - tìm kháng thể anti-HCV
Có thể tìm thấy kháng thể anti-HCV ở 70% trường hợp khi bắt đầu có triệu
chứng và khoảng 90% trong vòng 3 tháng sau. Tuy nhiên, nhiều người bị viêm gan
C nhưng không có triệu chứng. Anti-HCV không xác định được là đang nhiễm cấp
tính, đã lành bệnh (đào thải hết vi rút) hay chuyển sang giai đoạn mạn tính.
Tìm kháng thể anti-HCV có thể sử dụng các kỹ thuật như miễn dịch điện hoá
phát quang hoặc kỹ thuật miễn dịch ELISA.
1.2.4.2. Phƣơng pháp trực tiếp - tìm HCV RNA
Phát hiện trực tiếp vi rút trong máu, một bằng chứng của nhiễm HCV và vi
rút đang tăng sinh. Có thể phát hiện HCV-RNA trong vòng 1 đến 2 tuần sau khi
nhiễm vi rút.
1.2.4.3. Các phƣơng pháp xác định kiểu gen
a. RT-PCR: Kỹ thuật PCR phiên mã ngược được phát triển và ứng dụng đối với
các vi rút có vật liệu di truyền là RNA từ những năm 1990. Đây là kỹ thuật chẩn
đoán nhanh, nhạy, đặc hiệu cho từng type huyết thanh, tuy nhiên do độ nhạy cao
nên rất dễ xảy ra dương tính giả nếu không kiểm soát được tạp nhiễm của các tác
nhân ngoại lai.

16


b. Realtime RT-PCR: Đây là kỹ thuật sử dụng cặp mồi và đầu dò đặc hiệu cho
từng kiểu gen, sử dụng tín hiệu huỳnh quang để phát hiện các sản phẩm phản ứng
theo thời gian thực mà không cần điện di. Nhiều thử nghiệm realtime RT-PCR đã
được phát triển sử dụng kỹ thuật TaqMan và SYBR Green [37].

c.

Kỹ thuật LiPA: Là kỹ thuật lai trên vạch dò đặc hiệu, sản phẩm PCR được

khuếch đại với cặp mồi trong đó có một mồi gắn biotin. Lai sản phẩm PCR gắn
biotin trên các vạch đoạn dò kiểu gen đặc hiệu, sau đó tiến hành lai sản phẩm PCR
đã có với các que (strip) của bộ thuốc thử LiPA. Trên mỗi strip có gắn sẵn các vạch
dò (probe) chuyên biệt cho từng kiểu gen của HCV. Tuy nhiên, vì LiPA phải thực
hiện trên sản phẩm PCR là kết quả của phản ứng nested PCR nên khả năng bị ngoại
nhiễm là khá cao và đây chính là lí do giải thích được tại sao có khá nhiều trường
hợp LiPA có kết quả không thể xác định được kiểu gen [4].
d.

Kỹ thuật giải trình tự gen: Đây là kỹ thuật chuẩn xác nhất, kiểm soát được

các sai sót, đảm bảo độ chính xác cao, khắc phục được các nhược điểm của các kỹ
thuật trên trong xác định kiểu gen. Dựa vào trình tự đã giãi mã, tiến hành so sánh độ
tương đồng với các trình tự kiểu gen chuẩn có trong Gene Bank để xác định kiểu
gen của HCV. Thêm vào đó từ trình tự gen thu được ta có thể có nhiều ứng dụng
tiếp theo như phát hiện, theo dõi các đột biến; tạo cây để tìm hiểu mối liên quan,
con đường lây nhiễm của các kiểu gen HCV khác nhau trên thế giới…
1.2.5. Điều trị viêm gan vi rút C [57]
Không phải trường hợp nhiễm HCV nào cũng cần phải điều trị đặc hiệu.
Mục đích điều trị đặc hiệu viêm gan vi rút C là đào thải hoặc giảm bớt lượng HCV
trong cơ thể, đặc biệt là ở gan và giảm thiểu hoặc loại trừ hoàn toàn tình trạng viêm
gan, do đó ngăn ngừa diễn tiến sang xơ gan, ung thư gan. Có 6 kiểu gen HCV của
viêm gan C và mỗi kiểu gen có thể có đáp ứng điều trị khác nhau. Thời gian điều trị
có thể thay đổi tùy theo kiểu gen và nồng độ HCV RNA vào từng thời điểm: tuần 4,
12, 24, 48 và 6 tháng sau khi ngưng thuốc, giảm tác dụng phụ và giá thành điều trị.


17


Chính vì vậy, việc xác định kiểu gen HCV là rất quan trọng trước khi quyết định
điều trị.
Phác đồ điều trị viêm gan C được áp dụng hiện nay là kết hợp kháng vi rút
interferon và ribavirin. Tuy nhiên, interferon có nhiều tác dụng phụ không mong
muốn, một số kiểu gen HCV đáp ứng không tốt với interferon, vì vậy không đạt
được kết quả điều trị như mong muốn hoặc nhiều bệnh nhân phải ngừng điều trị do
các tác dụng phụ.
Hiện nay, các nhà khoa học đã tìm ra các loại thuốc kháng vi rút viêm gan C
mới, có thể có hiệu quả hơn và dung nạp tốt hơn các phương pháp điều trị hiện có.
Hai thuốc mới như telaprevir và boceprevir gần đây đã được cho phép sử dụng ở
một số nước.
1.3. Các đặc trƣng của kiểu gen HCV
1.3.1. Kiểu gen HCV phân bố theo địa dƣ [57]
Các nghiên cứu trình tự và xác định kiểu gen chứng minh các kiểu phụ liên
quan khá chặt chẽ và phân bố theo địa dư như sau: Kiểu 1a thường gặp ở Bắc, Nam
Mỹ và Australia; Kiểu 1b thường gặp ở Châu Âu và Châu Á; Kiểu 2a thường gặp ở
Nhật và Trung quốc; Kiểu 2b thường gặp ở Mỹ và Bắc Âu; Kiểu 2c thường gặp ở
Tây và Nam Âu; Kiểu 3a thường gặp ở Australia và Nam Á; Kiểu 4a thường gặp ở
Ai cập; Kiểu 4c thường gặp ở miền trung Châu Phi; Kiểu 5a thường gặp ở Nam Phi;
Kiểu 6 thường gặp ở Châu Á (hình 5, hình 6, hình 7).

18


Thế giới
Khác
Tổng


Hình 5: Tỷ lệ kiểu gen HCV ở các khu vực trên thế giới [60]

19


Khác
Tổng

Hình 6: Tỷ lệ kiểu gen HCV tạicác nƣớc Châu Á [60]

20


Khác
Tổng

Hình 7: Tỷ lệ kiểu gen HCV tại Việt Nam [60]
1.3.2. Kiểu gen HCV với nguy cơ lây nhiễm [36]
Kiểu gen 1b thường gặp ở bệnh nhân được truyền máu, kiểu gen 3a thường
gặp ở đối tượng tiêm chích ma túy. Hiện nay nhiễm vi rút C kiểu gen 3a gia tăng do
số người tiêm chích ma túy tăng lên, còn những người nhiễm HCV kiểu gen 1b thì
giảm do tiến bộ trong kỹ thuật truyền máu.
1.3.3. Kiểu gen HCV với mô bệnh học [46]
Người mắc kiểu gen 1b có nguy cơ bị HCC hơn những bệnh nhân mang các
kiểu gen khác do những người nhiễm kiểu gen 1b thường sớm hơn những người
nhiễm kiểu gen 2 và 3 vài thập kỷ. Điều này cũng có thể áp dụng cho kiểu gen 4 ở
vùng Trung Đông.
1.3.4. Kiểu gen HCV với đáp ứng và dự đoán đáp ứng với điều trị [15]
Thông tin về kiểu gen rất quan trọng nó được sử dụng để dự đoán kết quả

điều trị. Tỉ lệ đáp ứng kéo dài khi sử dụng Peginterferon kết hợp với Ribavirin
thường cao hơn ở kiểu gen 2, 3 so với kiểu gen 1.

21


Kiểu gen 1 được xem như là kiểu gen khó khăn nhất với các liệu pháp điều
trị hiện nay. Tuy nhiên tỉ lệ đáp ứng với điều trị khi sử dụng interferon mới là
peginterferon kết hợp với ribavirin thì dường như tăng lên rõ rệt, > 50% đáp ứng
kéo dài. Kiểu gen 2 và 3 đáp ứng với điều trị hiện nay tốt hơn có thể lên đến 70% 90%. Có một vài bằng chứng đáp ứng với điều trị hiện nay ở bệnh nhân có kiểu gen
2 tốt hơn bệnh nhân có kiểu gen 3, nhưng điều này cần thêm các nghiên cứu ngẫu
nhiên lớn hơn để xác định lại. Lý do có sự liên quan giữa các kiểu gen và đáp ứng
với điều trị cần có nhiều nghiên cứu thêm. Nhưng người ta cho rằng vi rút thuộc các
kiểu gen khác nhau có thời gian sống khác nhau như kiểu gen 2, 3 tồn tại ngắn hơn
kiểu gen 1, vì thế sự thải loại kiểu gen 2, 3 dễ hơn kiểu gen 1.
1.3.5. Kiểu gen HCV với thời gian điều trị [15]
Kiểu gen cũng là một yếu tố cần để xác định thời gian cần điều trị. Nói
chung nếu kiểu gen 1 thời gian điều trị khoảng 48 tuần, kiểu gen 2, 3 cần 24 tuần,
tuy nhiên có những nghiên cứu đang thực hiện xác định khoảng thời gian điều trị tốt
nhất dựa vào các yếu tố nhất định. Một số nghiên cứu cho rằng những bệnh nhân có
kiểu gen 1, nồng độ vi rút cao nên điều trị 72 tuần thay vì 48 tuần để đạt được tỉ lệ
đáp ứng cao nhất. Có một vài nghiên cứu đánh giá thời gian điều trị cho kiểu gen 2
là 12 tuần và kiểu gen 3 là 48 tuần.
1.3.6. Kiểu gen HCV với liều lƣợng thuốc điều trị [15]
Genotype cũng là một thông tin quan trọng để xác định liều lượng ribavirin.
Với những người có kiểu gen 2, 3 liều cho ribavirin là 800mg/ngày, ngược lại liều
cho kiểu gen 1 dựa vào trọng lượng cơ thể thường 1000mg - 1200mg/ngày.
1.3.7. Kiểu gen hỗn hợp của HCV [15]
Một người có thể nhiễm hơn 1 loại kiểu gen. Số liệu về kiểu gen hỗn hợp thì
hầu như chưa được nghiên cứu nhiều, nhưng một vài số liệu cho thấy, nó có thể ảnh

hưởng tới đáp ứng điều trị và diễn tiến bệnh viêm gan vi rút C.

22


1.3.8. Gan nhiễm mỡ và mối liên quan đến kiểu gen của HCV [15]
Tình trạng gan nhiễm mỡ thường thấy ở bệnh nhân viêm gan vi rút C. Gan
nhiễm mỡ góp phần vào diễn tiến của bệnh và đáp ứng kém với điều trị, mặc dù cơ
chế chưa được hiểu một cách rõ ràng. Những người nhiễm HCV kiểu gen 3 có khả
năng bị gan nhiễm mỡ nhiều hơn và kiểu gen 3 là một yếu tố nguy cơ độc lập và
đóng vai trò trực tiếp trong sự phát triển gan nhiễm mỡ.
1.3.9. Kiểu gen và diễn tiến bệnh viêm gan C mạn tính [15]
Về liên quan giữa kiểu gen và diễn tiến bệnh gợi ý rằng kiểu gen 1b liên
quan với mức độ diễn tiến bệnh nặng hơn so với kiểu gen 2, 3. Nhưng cần có nhiều
nghiên cứu hơn để xác nhận điều này.
1.3.10. Kiểu gen và ghép gan trong nhiễm HCV [15]
Kiểu gen 1 (đặc biệt là kiểu gen 1b) liên quan đến quá trình xơ hóa nhanh
hơn ở những bệnh nhân đã ghép gan.
1.4. Tình hình bệnh viêm gan vi rút C và các nghiên cứu
Hiện nay, các số liệu về sự lây truyền HCV trong cộng đồng cho thấy vi rút
này là một mối lo ngại nghiêm trọng. Trên thế giới có gần 200 triệu người (khoảng
3% dân số thế giới) đang bị nhiễm HCV và 3 - 4 triệu người mới nhiễm mỗi năm [6]
[10] [7]

. Tỷ lệ nhiễm HCV ở các khu vực trên thế giới là khác nhau (hình 8), trong đó

các nước châu Phi và châu Á có tỷ lệ nhiễm cao nhất, có khu vực lên tới >10% dân
số. Nhiễm HCV là nguyên nhân của khoảng 20% các trường hợp viêm gan cấp tính
tại Hoa Kỳ [34].
Ở Việt Nam hiện nay, theo số liệu của WHO có khoảng 5 - 10% dân số

nhiễm HCV. Tỷ lệ nhiễm HCV tại thành phố Hồ Chí Minh là 2,53%, tại tỉnh An
Giang là 4,1% và tại Cà Mau là 2,15%

[8]

. Trong số các bệnh nhân mắc bệnh liên

quan đến gan, khoảng 13% có xét nghiệm dương tính với HCV [7]. Đối với các bệnh
nhân bị viêm gan, tỷ lệ có HCV trong máu là khoảng 11%, còn ở các bệnh nhân xơ
gan là 12,5% và ung thư gan là 8% [7].

23


Hình 8: Tỷ lệ nhiễm HCV ở các khu vực trên thế giới [57]
Năm 1996, nhóm tác giả P. Simmonds thuộc đại học Edinburgh, Anh đã giải
trình tự gen để phân tích biến thể của vi rút viêm gan C ở các nước Đông Nam Á [38].
Năm 2004, nhóm tác giả Tatsunori Nakano Nhật cũng giải trình tự gen phân
tích biến thể vi rút viêm gan C tìm hiểu lịch sử con đường lây nhiễm [35].
Năm 2005, nhóm tác giả Hồ Tấn Đạt tại trung tâm Y khoa MEDIC, thành
phố Hồ Chí Minh nghiên cứu và xác định kiểu gen HCV của 327 bệnh nhân viêm
gan C cho thấy kiểu gen 1 chiếm 58,4%, kiểu gen 6 chiếm 23,9% và kiểu gen 2
chiếm 13,1% [4].
Năm 2010, Tomoaki Tanimoto cùng cộng sự đã nghiên cứu 486 trường hợp
nhiễm HCV trên nhóm tiêm chích ma tuý tại Hải Phòng. Kết quả cho thấy tại vị trí
5’UTR-core kiểu gen 6e chiếm ưu thế 32,5%, tại vị trí NS5B kiểu gen 1a chiếm ưu
thế 42,6% [54].

24



×