Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tìm hiểu một số phương pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể và phương pháp xây dựng khung kiến trúc tổng thể FEA cho Hawaii

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.1 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGÔ DOÃN LẬP

TÌM HIỂU MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG
KIẾN TRÚC TỔNG THỂ VÀ PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG
KHUNG KIẾN TRÚC TỔNG THỂ FEA CHO HAWAII

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Hà Nội – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGÔ DOÃN LẬP

TÌM HIỂU MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG
KIẾN TRÚC TỔNG THỂ VÀ PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG
KHUNG KIẾN TRÚC TỔNG THỂ FEA CHO HAWAII

Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Quản lý hệ thống thông tin
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Ái Việt


Hà Nội – 2013


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các
thầy cô trong Viện CNTT – ĐH Quốc Gia Hà Nội đã đóng góp ý kiến, nhận xét
và quan tâm chỉ bảo, giúp đỡ tận tình trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo, TS. Nguyễn Ái Việt đã
trực tiếp hƣớng dẫn, định hƣớng chuyên môn, quan tâm giúp đỡ tận tình và tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình công tác cũng nhƣ thực hiện luận
văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo, TS Lê Quang Minh đã nhiệt
tình quan tâm, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian
vừa qua. Nhân đây tôi xin gửi lời cảm ơn đến anh Đoàn Hữu Hậu, anh Nguyễn
Đức Thiện và chị Đỗ Thị Thanh Thùy đã cung cấp tài liệu cũng nhƣ đóng góp
định hƣớng cho đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến gia
đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành tốt mọi công việc
trong quá trình thực hiện luận văn. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn của
mình tới bạn bè và đồng nghiệp, luôn quan tâm, chia sẻ, động viên tôi trong suốt
thời gian thực hiện luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhƣng luận văn không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô và
bạn bè.
Học viên
Ngô Doãn Lập


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ

từ Thầy hƣớng dẫn và những ngƣời tôi đã cảm ơn. Các nội dung nghiên cứu và
kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất
cứ công trình nào.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2013
Tác giả
Ngô Doãn Lập


TÓM TẮT

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là tìm hiểu một số phƣơng pháp
luận xây dựng Kiến trúc Tổng Thể và kinh nghiệm xây dựng kiến trúc Tổng
thể trên thế giới, cụ thể tại luận văn này là Kiến trúc Tổng thể Hawaii, từ đó
đƣa ra một số đề xuất cho việc xây dựng và phát triển kiến trúc Tổng thể tại
nƣớc ta.
Phần đầu của luận văn trình bày các khái niệm cơ bản về Kiến trúc Tổng
thể và khung kiến trúc từ đó làm nổi bật sự cần thiết của việc xây dựng quy
hoạch tổng thể để phát triển của bất kỳ cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp nào.
Phần tiếp theo trình bày các phƣơng pháp chính xây dựng kiến trúc Tổng
thể trên thế giới nói chung và phƣơng pháp xây dựng Kiến trúc Tổng thể đang
đƣợc áp dụng với một số dự án tại Việt Nam.
Phần tiếp theo trình bày kết quả tìm hiểu Kiến trúc Tổng thể của bang
Hawaii (Mỹ) đƣợc xây dựng tuân thủ theo Kiến trúc Tổng thể liên bang Mỹ.
Phần cuối cùng đƣa ra một số tóm tắt, đề xuất khi xây dựng và phát triển
kiến trúc Tổng thể tại Việt Nam.



MỤC LỤC
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ..................................................................................... 1

1.1
1.2

Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................... 1
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 2

Chƣơng 2. GIỚI THIỆU VỀ KIẾN TRÚC TỔNG THỂ ...................................... 3
2.1 Khái niệm về Kiến trúc Tổng thể ............................................................. 3
2.2 Phƣơng pháp luận xây dựng kiến trúc ...................................................... 4
2.2.1 Bộ khung (Framework) ...................................................................... 4
2.2.2 Các giao diện (Interfaces) .................................................................. 5
2.2.3 Kiến trúc hiện tại và kiến trúc tƣơng lai (Present/Current/As Is and
Future/To Be Architectures) ........................................................................... 6
2.2.4 Tầm quan trọng của kiến trúc Tổng thể ............................................. 7
Chƣơng 3. CÁC PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG KIẾN TRÚC TỔNG THỂ...... 9
1.1 Giới thiệu .................................................................................................. 9
3.1 Khung kiến trúc Zachman ...................................................................... 10
3.2 Khung kiến trúc TOGAF ........................................................................ 11
3.2.1 Phƣơng pháp phát triển kiến trúc (Architecture Development
Method – AMD) ........................................................................................... 12
3.2.2 Tập hợp các tài liệu kiến trúc (Enterprise Continuum) .................... 13
3.2.3 Tập hợp các nguồn tài nguyên cơ sở (Resource Base) .................... 15
3.3 Khung kiến trúc Tổng thể liên bang Mỹ (Federal Enterprise Architecture
– FEA) .............................................................................................................. 15
3.3.1 Giới thiệu .......................................................................................... 15
3.3.2 Tiếp cận chung về Kiến trúc Tổng thể Liên bang ............................ 15
3.3.3 Các mô hình tham chiếu hợp nhất .................................................... 20
3.4 Mô hình 3-3-3 ......................................................................................... 23
3.4.1 Cách nhìn theo Chức năng ............................................................... 23
3.4.2 Cách nhìn theo Hoạt động ................................................................ 24

3.4.3 Cách nhìn theo Quan hệ ................................................................... 24
3.4.4 Xây dựng Kiến trúc Tổng thể theo mô hình 3-3-3 ........................... 25
Chƣơng 4. KIẾN TRÚC TỔNG THỂ CỦA HAWAII ....................................... 28
4.1
4.2
4.3

Phƣơng pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể tại Hawaii .................... 28
Tóm tắt hiện trạng Kiến trúc Tổng thể tại Hawaii ................................. 29
Tóm tắt mục tiêu và chiến lƣợc thực thi Kiến trúc Tổng thể tại Hawaii 29


4.4 Kiến trúc nghiệp vụ ................................................................................ 33
4.4.1 Kiến trúc Nghiệp vụ hiện tại ............................................................ 33
4.4.2 Kiến trúc Nghiệp vụ tƣơng lai .......................................................... 33
4.4.3 Các chiến lƣợc dịch chuyển ............................................................. 36
4.5 Kiến trúc Thông tin................................................................................. 37
4.5.1 Kiến trúc Thông tin hiện tại ............................................................. 37
4.5.2 Kiến trúc Thông tin tƣơng lai ........................................................... 38
4.5.3 Các chiến lƣợc dịch chuyển ............................................................. 40
4.6 Kiến trúc Giải pháp................................................................................. 40
4.6.1 Kiến trúc Giải pháp hiện tại ............................................................. 40
4.6.2 Kiến trúc Giải pháp tƣơng lai ........................................................... 42
4.6.3 Các chiến lƣợc dịch chuyển ............................................................. 48
4.7 Kiến trúc Công nghệ ............................................................................... 49
4.7.1 Kiến trúc Công nghệ hiện tại ........................................................... 49
4.7.2 Kiến trúc Công nghệ tƣơng lai ........................................................ 49
4.7.3 Các chiến lƣợc dịch chuyển ............................................................. 50
Chƣơng 5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT KHI XÂY DỰNG KIẾN TRÚC
TỔNG THỂ VÀ KẾT LUẬN ............................................................................. 51

5.1 Bài học rút ra từ việc xây dựng và phát triển kiến trúc Tổng thể trên thế
giới 51
5.2 Một số kiến nghị và đề xuất khi xây dựng và phát triển kiến trúc Tổng
thể tại Việt Nam ............................................................................................... 51
5.2.1 Các vấn đề liên quan đến phƣơng pháp luận ................................... 51
5.2.2 Vấn đề liên quan đến nghiệp vụ ....................................................... 52
5.2.3 Các vấn đề liên quan đến công nghệ, kỹ thuật ................................. 52
5.2.4 Các vấn đề liên quan đến quản lý..................................................... 52
5.3 Kết luận................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 54


DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT
Architecture
Kiến trúc
COOP - Continuity Of Operations Plan Kế hoạch hành động liên tục
CNTT
Công nghệ thông tin
CNTT&TT
Công nghệ thông tin và truyền
thông
Enterprise
Xí nghiệp, Doanh nghiệp, Tổ chức,
Cơ quan
EA – Enterprise Architecture
Kiến trúc tổng thể
FEA – Federal Enterprise Architecture
Kiến trúc tổng thể liên bang
IT – Information Technology
Công nghệ thông tin

IRM
Information
Resource Quản lý tài nguyên thông tin
Management


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Các mức độ phạm vi của kiến trúc và tác động .................................. 17
Bảng 4.1 Ánh xạ kiến trúc Tổng thể Hawaii với các mô hình tham chiếu FEA 28
Bảng 4.2 Tóm tắt hiện trạng kiến trúc Tổng thể Hawaii .................................... 29
Bảng 4.3 Tóm tắt mục tiêu và chiến lƣợc thực hiện kiến trúc Tổng thể tại Hawaii
............................................................................................................................. 30
Bảng 4.4 Hiện trạng kiến trúc thông tin tại Hawaii ............................................ 37
Bảng 4.5 Tóm tắt hiện trạng kiến trúc giải pháp của Hawaii ............................. 40


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Quy trình xây dựng kiến trúc tổng thể ................................................... 4
Hình 2.2 Khái niệm khung và kiến trúc [6, pp.2-3] .............................................. 5
Hình 2.3 Thành phần, giao diện và chuẩn [6, pp.3] .............................................. 6
Hình 2.4 Kiến trúc hiện tại và tƣơng lai [6, pp.4] ................................................. 6
Hình 3.1 Khung kiến trúc Zachman [9] .............................................................. 10
Hình 3.2 Khung kiến trúc TOGAF [12] .............................................................. 12
Hình 3.3 Phƣơng pháp phát triển kiến trúc TOGAF ........................................... 12
Hình 3.4 Tập hợp các tài liệu kiến trúc ............................................................... 13
Hình 3.5 Mô hình tham chiếu kỹ thuật của TOGAF .......................................... 14
Hình 3.6 Một cách tiếp cần đảm bảo luồng thông tin thông suốt ....................... 14
Hình 3.7 Tiếp cận chung về Kiến trúc Tổng thể Liên bang ................................ 16
Hình 3.8 Các kết quả chính cần đạt đƣợc theo Tiếp cận chung .......................... 17
Hình 3.9 Tám yếu tố cơ bản ................................................................................ 18

Hình 3.10 Các tiểu kiến trúc ............................................................................... 19
Hình 3.11 Các mô hình tham chiếu theo Tiếp cận chung ................................... 20
Hình 3.12 Mô hình tham chiếu hiệu năng ........................................................... 21
Hình 3.13 Mô hình tham chiếu nghiệp vụ .......................................................... 21
Hình 3.14 Mô hình tham chiếu dịch vụ............................................................... 21
Hình 3.15 Mô hình tham chiếu kỹ thuật ............................................................. 22
Hình 3.16 Mô hình tham chiếu dữ liệu ............................................................... 22
Hình 3.17 Mô hình 3-3-3 – Chức năng ............................................................... 23
Hình 3.18 Mô hình 3-3-3 - Hoạt động ................................................................ 24
Hình 3.19 Mô hình 3-3-3 - Quan hệ.................................................................... 25
Hình 3.20 Mô hình 3-3-3 - Tổng hợp trên khối Rubix ....................................... 25
Hình 3.21 Mô hình 3-3-3 - Mặt phẳng Chức năng Hoạt động ........................... 26
Hình 3.22 Mô hình 3-3-3 - Mặt phẳng Chức năng Quan hệ ............................... 26
Hình 3.23 Mô hình 3-3-3 Mặt phẳng Hoạt động Quan hệ .................................. 27
Hình 4.1 Ƣu tiên triển khai các thành phần trong kiến trúc Tổng thể Hawaii.... 32
Hình 4.2 Bức tranh toàn cảnh về kiến trúc tổng thể tƣơng lai tại Hawaii .......... 32
Hình 4.3 Kiến trúc nghiệp vụ hiện tại của Hawaii .............................................. 33
Hình 4.4 Kiến trúc nghiệp vụ tƣơng lai của Hawaii ........................................... 33
Hình 4.5 Mô hình tham chiếu nghiệp vụ tại Hawaii ........................................... 34
Hình 4.6 Mô hình tham chiếu dịch vụ tại Hawaii ............................................... 35
Hình 4.7 Mô hình tham chiếu hiệu năng tại Hawaii ........................................... 36
Hình 4.8 Kiến trúc thông tin tƣơng lai tại Hawaii .............................................. 38
Hình 4.9 Các thành phần của kiến trúc thông tin tƣơng lai tại Hawaii............... 40


Hình 4.10 Cách thức giao tiếp công dân tƣơng lai.............................................. 42
Hình 4.11 Kiến trúc giải pháp tƣơng lai tại Hawaii ............................................ 43
Hình 4.12 Hiện trạng kiến trúc công nghệ tại Hawaii ........................................ 49
Hình 4.13 Các miền kiến trúc công nghệ tƣơng lai của Hawaii ......................... 50
Hình 7.1 Kiến trúc hạ tầng Hawaii...................................................................... 56

Hình 7.2 Kiến trúc mạng OneNet của Hawaii .................................................... 56
Hình 7.3 Mô hình điện toán đám mây cho công dân .......................................... 57
Hình 7.4 Mô hình truyền thông thống nhất tại Hawaii ....................................... 57
Hình 7.5 Cộng tác nhƣ một dịch vụ .................................................................... 57
Hình 7.6 Các dịch vụ tích hợp và phát triển phần mềm...................................... 58
Hình 7.7 Kiến trúc bảo mật của đám mây lai...................................................... 58



1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Ngày nay, công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) đã và đang
làm biến đổi sâu sắc đời sống, kinh tế, văn hoá xã hội của mỗi quốc gia, mỗi
vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Việc ứng dụng CNTT tại các cơ quan, tổ chức
và doanh nghiệp đang đƣợc đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Tuy nhiên bất kỳ một tổ
chức, hệ thống nào khi phát triển tự phát đến một quy mô nhất định cũng gặp
một số vấn đề nảy sinh nhƣ [5]:
 Hệ thống thông tin càng ngày càng phức tạp, tốn kém, khó điều hành.
Chi phí và mức độ phức tạp của hệ thống tăng theo cấp lũy thừa.
 Mức độ hệ thống thông tin đáp ứng nhu cầu của tổ chức càng ngày
càng kém đi. Mỗi khi có nhu cầu mới hoặc thay đổi, rất khó điều chỉnh
một hệ thống thông tin cồng kềnh, đắt tiền đáp ứng đƣợc các nhu cầu
mới đó.
Lấy trƣờng hợp Quốc hội Việt Nam, theo đánh giá về tình hình ứng dụng
CNTT tại Quốc hội của Văn phòng Quốc hội [4], hiện nay hệ thống mạng
máy tính và hạ tầng truyền thông tại Văn phòng Quốc hội (VPQH) về cơ bản
đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng của các cán bộ trong các cơ quan của Quốc
hội. Tuy nhiên, thực trạng trong thời gian qua cho thấy công tác ứng dụng

công nghệ thông tin (triển khai hệ thống mạng máy tính, hạ tầng truyền thông
và hệ thống phần mềm ứng dụng) thực hiện theo cách cần đến đâu xây đến
đó và ở chừng mực nào đó hệ thống CNTT tại VPQH đã trở nên một hệ
thống “cồng kềnh”, “chắp vá”, khả năng nâng cấp theo chiều sâu, mở rộng
theo chiều ngang và liên kết với các hệ thống thông tin khác phục vụ đầy đủ
các cơ quan của Quốc hội, của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội (UBTVQH), các
Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và các ĐBQH, cử tri trên cả nƣớc là một
thách thức rất lớn, gần nhƣ không thực hiện đƣợc. Bên cạnh đó, do đặc thù
thiếu phòng làm việc, thƣờng xuyên thay đổi địa điểm làm việc và đầu tƣ
chƣa đồng bộ nên hệ thống hạ tầng CNTT của VPQH còn thiếu hệ thống
phòng máy chủ tiêu chuẩn. Các yếu tố này đem đến một khối lƣợng công
việc ngày một nhiều hơn đối với đội ngũ quản trị, duy trì hoạt động cho hệ
thống. Do đó, nếu hoạt động ứng dụng CNTT vẫn tiếp tục theo cách “manh
mún” nhƣ hiện nay thì trong tƣơng lai không xa, cho dù đội ngũ quản trị hệ
thống có nỗ lực đến mấy thì hiệu quả mang lại cũng không thấy rõ hoặc phải
trả chi phí rất lớn cho một sự cải thiện nhỏ.
Để khắc phục tình trạng đó, năm 1987 một lĩnh vực mới ra đời: Kiến trúc
Tổng thể (Enterprise Architecture – EA).


2

Tuy Kiến trúc Tổng thể ra đời từ năm 1987 và đã đƣợc nghiên cứu, triển
khai trên thế giới một cách mạnh mẽ nhƣng tại nƣớc ta vấn đề này chƣa đƣợc
nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quan tâm.
Đề tài này đƣợc thực hiện nhằm nghiên cứu, tìm hiểu và tổng kết một số
phƣơng pháp xây dựng Kiến trúc Tổng thể thông dụng hiện nay, chú trọng đi
sâu tìm hiểu về Kiến trúc Tổng Thể Liên Bang Mỹ (FEA) nói chung và đặc
biệt là việc ứng dụng cụ thể FEA tại Hawaii, từ đó đƣa ra một số đề xuất cho
việc xây dựng và phát triển kiến trúc Tổng thể tại Việt Nam.

1.2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng đƣợc nghiên cứu chủ yếu trong đề tài này bao gồm các khung
kiến trúc gồm Khung Kiến trúc Tổng thể Liên Bang (FEA) và ứng dụng FEA
cho Quy hoạch Tổng Thể Hawaii, Mô hình 3-3-3 của Viện CNTT – ĐH Quốc
Gia Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu
Nhằm giới hạn phạm vi nghiên cứu theo nhƣ mục tiêu đã đề ra, luận văn
tập trung xem xét, phân tích đánh giá các yếu tố nằm trong phạm vi sau:

Các khái niệm cơ bản của khung kiến trúc và Kiến trúc Tổng thể.
 Giới thiệu về một số phƣơng pháp xây dựng kiến trúc Tổng thể chính bao
gồm Zachman, TOGAF, FEA và Mô hình 3-3-3 của Viện CNTT – ĐH
Quốc gia Hà nội.
 Kinh nghiệm quốc tế xây dựng kiến trúc Tổng thể, luận văn chỉ trình bày
tổng quan về kiến trúc Tổng thể của bang Hawaii (Mỹ).
 Thời gian nghiên cứu đƣợc từ đầu tháng 09/2012 đến ngày 20/05/2013.
Trong tài liệu này, khái niệm Enterprise, tùy theo ngữ cảnh, đƣợc chuyển ngữ
với các tên gọi khác nhau nhƣ Doanh nghiệp, Cơ quan, Tổ chức hay Tổng thể.


3

Chƣơng 2. GIỚI THIỆU VỀ KIẾN TRÚC TỔNG THỂ
2.1 Khái niệm về Kiến trúc Tổng thể
Để có đƣợc cái nhìn sâu rộng và nhận thức đƣợc độ phức tạp của Kiến trúc
Tổng thể (Enterprise Architecture - EA) trong thực tế, cần định nghĩa và hiểu rõ
một số khái niệm cơ sở và những ẩn ý đằng sau những khái niệm đó.
Theo định nghĩa của từ điển Merriam-Webster
ENTERPRISE: Một khái niệm trừu tượng mô tả một đơn vị của tổ chức
kinh tế hay hoạt động kinh tế; đặc biệt là tổ chức kinh doanh có hoạt động

với một mục đích mang tính hệ thống.

Với định nghĩa về doanh nghiệp (Enterprise) nhƣ vậy, có một số lƣu ý nhƣ sau
 Về tầm quan trọng của khái niệm “đơn vị” vì nó liên hệ với toàn bộ tổ
chức và hoạt động của tổ chức trong một một bức tranh tổng thể. Định
nghĩa “đơn vị” nhƣ thế nào sẽ xác định các ranh giới để làm rõ xem yếu tố
nào là yếu tố bên trong doanh nghiệp (Enterprise) và yếu tố nào là yếu tố
ngoại vi.
 Một tổ chức có “mục đích mang tính hệ thống” tức là tổ chức đó cần phải
đƣợc đánh giá thông qua một bộ chỉ số và cần phải đo đạc đƣợc hiệu quả
hoạt động cũng nhƣ đo lƣờng đƣợc sự thành công về sứ mệnh.
 Độ phức tạp của hệ thống sẽ tăng lên đáng kể nếu mở rộng phạm vi xem
xét các thành phần cũng nhƣ các hoạt động kèm theo trong doanh nghiệp
(Enterprise).
 Nếu trừu tƣợng hóa thêm một mức nữa theo hƣớng mở rộng phạm vi định
nghĩa Enterprise thì có thể nhận thấy rằng, phần lớn các cơ quan Nhà
nƣớc cũng có thể đƣợc xem xét nhƣ là một doanh nghiệp (Enterprise)
ARCHITECTURE – KIẾN TRÚC: Nghệ thuật thiết kế và xây dựng các cấu
trúc phức tạp với các thành phần có nhiều chủng loại khác nhau cũng như
cách thức chúng được tổ chức và tích hợp vào một thống nhất hoặc trong
một hình thức chặt chẽ. – Từ điển Merriam-Webster

Nhƣ vậy, định nghĩa Nghệ thuật chỉ ra rằng sẽ không có một công thức duy nhất
nào cho việc xây dựng kiến trúc.


4

Với định nghĩa và ẩn ý đằng sau Enterprise và Architecture, mục tiêu của
Enterprise Architecture (tạm dịch là Kiến trúc Tổng thể) là thiết kế các thành

phần trong kiến trúc để đạt đƣợc các mục tiêu về nghiệp vụ cũng nhƣ các mục
tiêu cụ thể đến mức có thể định nghĩa đƣợc mức độ hiệu quả. Quy trình xây
dựng Kiến trúc Tổng thể [14, pp.4] bao gồm:
 Xác định kiến trúc hiện tại (Current/ As Is)
 Xây dựng kiến trúc tƣơng lai (Future/ To Be)
 Phân tích cách biệt giữa kiến trúc hiện tại và tƣơng lai (gaps)
 Xây dựng kế hoạch chuyển dịch (Transition and Sequencing Plan - T&S
Plan) từ trạng thái hiện tại sang trạng thái tƣơng lai.

Hình 2.1 Quy trình xây dựng kiến trúc tổng thể
2.2 Phƣơng pháp luận xây dựng kiến trúc
2.2.1 Bộ khung (Framework)
Theo Graham McLeod [6, pp.2-3] muốn xây dựng kiến trúc thì cần phải
biết nó gồm những thành phần nào, quan hệ giữa các thành phần đó ra sao. Bộ
khung kiến trúc định nghĩa các kiểu các bộ phận (parts) và quan hệ giữa
chúng (relationships). Ví dụ, trong xây dựng, các kiểu bộ phận thông dụng
gồm: Mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ, tƣờng, sàn nhà và nền nhà. Giữa các bộ phận
này có những mối quan hệ cụ thể và phụ thuộc lẫn nhau. Ví nhƣ các bức tƣờng
sẽ đỡ mái nhà. Đó là những thành phần (elements) trong kiến trúc ngôi nhà.


5

Tƣơng tự, đối với một tổ chức hay doanh nghiệp, các thành phần của bộ
khung kiến trúc doanh nghiệp bao gồm: Các thành phần về nghiệp vụ, các hệ
thống ứng dụng, sản phẩm, các thành phần về hạ tầng kỹ thuật….
Mỗi thành phần trong bộ khung sẽ có những lựa chọn (options) khác
nhau. Ví dụ, đối với xây dựng với sàn nhà có thể chọn là sàn gỗ, sàn gạch, sàn
bê tông …. Lựa chọn nhƣ thế nào cho tốt nhất phụ thuộc vào mục tiêu và yêu
cầu (goals and requirements) xây dựng hệ thống. Nếu định xây một nhà xƣởng

thì yêu cầu chính là độ bền và chi phí. Nếu định xây một ngôi nhà sang trọng thì
tính thẩm mỹ và mức độ tiện lợi lại là những yêu cầu cao hơn. Nếu muốn xây
dựng một bệnh viện thì yêu cầu về độ an toàn và tính dễ dàng làm sạch lại rất
quan trọng.
Nhƣ vậy, rõ ràng là cần có một bộ tiêu chí (criteria) cho mỗi một thành
phần
để
đánh
giá
chúng. Ví dụ
đối với nền
nhà, bộ tiêu
chí có thể là:
Khả
năng
chịu
lực,
Thẩm mỹ,
Dễ làm sạch,
Chi phí, Độ
bền,
An
toàn.
Tùy
vào yêu cầu
của mà lựa
chọn các đặc
Hình 2.2 Khái niệm khung và kiến trúc [6, pp.2-3]
tính cụ thể. Nói
một cách khác, các yêu cầu là cơ sở để đánh giá lựa chọn tiêu chí cho các thành

phần. Khi đã lựa chọn xong tất cả thành phần trong bộ khung sẽ có kết quả là
một KIẾN TRÚC (ARCHITECTURE)
2.2.2 Các giao diện (Interfaces)


6

Cũng
theo
Graham McLeod [6,
pp.3] một yếu tố nữa
cần quan tâm xem xét
khi lựa chọn các thành
phần là tính tƣơng thích
của chúng với các thành
phần khác. Ví dụ, với
khả năng chịu lực của
một bức tƣờng, không
thể chọn mái nhà bằng
đá quá nặng. Tƣơng tự,
với một kiến trúc về
Hình 2.3 Thành phần, giao diện và chuẩn [6, pp.3]
công nghệ thông tin
(CNTT), cần quan tâm tới sự tƣơng thích giữa các ứng dụng và các nền tảng, hạ
tầng truyền thông và công nghệ cơ sở dữ liệu. Các ứng dụng của Window không
thể chạy ổn định và an toàn trên nền Linux đƣợc. Do vậy, cần phải xem xét rất
cẩn thận giao diện hoặc tƣơng tác của mỗi thành phần với những thành phần nào
và bằng cách nào. Cần phải xem xét các chuẩn liên quan đến chúng để dễ dàng
tích hợp với nhiều thành phần khác nhau.
2.2.3 Kiến trúc hiện tại và kiến trúc tƣơng lai (Present/Current/As Is and

Future/To Be Architectures)
Graham McLeod [6, pp.4] chỉ ra rằng, thực tế luôn luôn có kiến trúc hiện
tại phản ảnh hệ
thống
hiện
đang tồn tại.
Mặc dù có thể
nó chƣa đƣợc
tốt nhƣng nó
luôn tồn tại. Hệ
thống có thể
đƣợc mô tả nhƣ
hình dáng bên
ngoài nhƣ thế
nào, phân tích
hiệu quả của
nó. Giống nhƣ việc
Hình 2.4 Kiến trúc hiện tại và tƣơng lai [6, pp.4]


7

viết lại kế hoạch xây nhà sau khi ngôi nhà đã đƣợc xây.
Kiến trúc tƣơng lai là kiến trúc mục tiêu mà cần đạt đƣợc mặc dù có thể
không bao giờ đạt đƣợc một cách toàn diện và đầy đủ nhƣ mong muốn. Tuy
nhiên nó giúp tổ chức đi đúng hƣớng theo cùng một tầm nhìn và giúp các tổ
chức tranh luận về tính phù hợp của mục tiêu và thiết kế đó. Tất nhiên, kiến trúc
tƣơng lai cần phải giúp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khám phá những vấn đề
mới, những cơ hội mới, những công nghệ mới và các mô hình kinh doanh mới.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần xây dựng một vài kịch bản tƣơng lai để

đánh giá những giá trị mà nó mang lại.
Chiến lƣợc và quy trình quản lý kiến trúc giúp dịch chuyển từ hiện tại sang
tƣơng lai sao cho rủi ro, nỗ lực, chi phí và sự gián đoạn thấp nhấp.
2.2.4 Tầm quan trọng của kiến trúc Tổng thể
Qua các khái niệm và phân tích của phần 2.2.1, 2.2.2 và 2.2.3 có thể thấy
đƣợc kiến trúc Tổng thể có vai trò rất quan trọng, giúp cho các cơ quan tổ chức,
doanh nghiệp có đƣợc cái nhìn rõ ràng, tổng thể về mình, biết đƣợc cơ quan, tổ
chức đang đứng ở đâu, muốn đi tới đâu. Tổ chức còn thiếu gì, còn cần gì, các dự
án triển khai có thực sự nằm trong quy hoạch chung hay chỉ là tạm thời, chắp vá.
Giữa các hệ thống có liên hệ, liên kết nhƣ thế nào….
Trong báo cáo của TS. Nguyễn Minh Hồng[1, tr.16-17] có tổng kết một bài
học cần đƣợc rút ra sau quá trình triển khai các đề án, dự án tin học hóa, ứng
dụng CNTT trong các cơ quan nhà nƣớc phục vụ việc xây dựng Chính phủ điện
tử ở nƣớc ta cũng nhƣ trên thế giới là cần phải xây dựng một kiến trúc chuẩn về
quy trình nghiệp vụ, luồng thông tin, các ứng dụng, công nghệ sử dụng và một
lộ trình triển khai phù hợp để tăng tính hiệu quả, tính linh hoạt và khả năng tái
sử dụng của các hệ thống thông tin. Vì thế việc xây dựng kiến trúc Tổng thể sẽ
giải quyết các vấn đề:
 Liên quan đến Quy trình nghiệp vụ: Các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp
khác nhau sẽ có bộ máy tổ chức theo những cách khác nhau, thậm chí
trong tổ chức, mỗi thời kỳ cơ cấu của nó cũng khác nhau. Nhƣ vậy nếu
xây dựng các hệ thống thông tin dựa trên các phòng ban cụ thể của tổ
chức đó sẽ dẫn tới phải thay đổi thƣờng xuyên khi cơ cấu tổ chức thay
đổi. Việc xây dựng kiến trúc Tổng thể theo chức năng, nghiệp vụ thay vì
dựa trên các phòng ban cụ thể sẽ giải quyết đƣợc nhƣợc điểm này.
 Liên quan đến Dòng thông tin: Số lƣợng các mẫu biểu, thông tin trao đổi
nội bộ giữa các phòng ban của tổ chức hay giữa tổ chức với khác hàng và
các đối tác bên ngoài có thể rất lớn. Nếu nhƣ không quy định về cách
thức tổ chức cũng nhƣ chuẩn hóa Dòng thông tin sẽ làm cho quá trình tự



8

động hóa và chia sẻ thông tin gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, khi xây
dựng kiến trúc Tổng thể, có quy định thống nhất các chuẩn thông tin, báo
cáo, văn bản, dữ liệu…sẽ giải quyết đƣợc vấn đề này.
 Liên quan đến các vấn đề kỹ thuật: Nhƣ phần 2.2.2 đã nhắc tới tầm quan
trọng của các chuẩn và giao diện. Nếu nhƣ không quy định rõ các chuẩn
và giao diện giữa các hệ thống sẽ dẫn tới phụ thuộc rất nhiều vào nhà
cung cấp cũng nhƣ khó có khả năng mở rộng, thay thế và tích hợp hệ
thống. Nếu xây dựng kiến trúc Tổng thể, các vấn đề về chuẩn và giao
diện sẽ đƣợc đặt ra, do đó sẽ giải quyết đƣợc các vấn đề này.


9

Chƣơng 3. CÁC PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG KIẾN TRÚC TỔNG
THỂ
1.1 Giới thiệu
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều phƣơng pháp xây dựng kiến trúc tổng
thể. Theo báo cáo của Roger Sessions[11,pp.1] hiện có tới 90% Kiến trúc Tổng
Thể trên thế giới đƣợc xây dựng từ một trong 4 khung kiến trúc sau:

Khung kiến trúc Zachman (The Zachman Framework for Enterprise
Architectures) là một hệ thống phân loại (taxonomy), mô tả các thành phần
kiến trúc phải có dƣới góc nhìn khác nhau của những ngƣời liên quan, tuy
nhiên nó không chỉ cách xây dựng một kiến trúc mới nhƣ thế nào.

Khung kiến trúc TOGAF (The Open Group Architectural Framework –
TOGAF) là một phƣơng pháp (method) hƣớng dẫn chi tiết cách xây dựng

một kiến trúc kèm theo các công cụ hỗ trợ, nhƣng lại không chỉ cách làm
thế nào xây dựng một kiến trúc tốt, cho nên kết quả có thể không nhƣ
mong muốn.

Kiến trúc Chính phủ liên bang Mỹ (The Federal Enterprise Architecture
– FEA) không chỉ là 5 mô hình tham chiếu, mà còn có 4 tài liệu về phƣơng
pháp luận áp dụng và hƣớng dẫn từng bƣớc. Vì vậy, FEA đƣợc xem là một
phương pháp luận đầy đủ, kết hợp được cả hai phương pháp luận nói
trên, có khung đánh giá kết quả. Mặc dù tên chính thức của nó là kiến trúc
nhƣng cũng đƣợc xem nhƣ một framework, kế thừa từ FEAF.

Phương pháp luận Gartner (The Gartner Methodology): Gartner là một
công ty nghiên cứu và tƣ vấn về CNTT nổi tiếng. Phƣơng pháp luận xây
dựng kiến trúc của Gartner đƣợc đánh giá cao do uy tín và tay nghề
(practise) của công ty và do đó, phải do ngƣời của công ty thực hiện.
Tại Việt nam, Kiến trúc Tổng thể chƣa thực sự đƣợc các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp quan tâm đầu tƣ nghiên cứu và xây dựng triển khai nên lĩnh vực
này vẫn chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng ứng dụng tại nƣớc ta. Hiện
nay, Viện CNTT – ĐH Quốc gia Hà Nội đề xuất và sử dụng mô hình ITI-VNU
để xây dựng kiến trúc hay nói cách khác là xây dựng quy hoạch CNTT cho cơ
quan,tổ chức. Mô hình này còn đƣợc gọi là mô hình 3-3-3 đƣợc phát triển dựa
trên các phƣơng pháp luận tiên tiến trên thế giới và kinh nghiệm thực tiễn ở Việt
Nam. Mô hình 3-3-3 đặt ra mục tiêu là quy hoạch cần phải tinh giản, dễ hiểu, dễ
phổ biến, để có thể triển khai rộng vào thực tế Việt Nam bởi nhiều chủ đầu tƣ
khác nhau.


10

Mỗi phƣơng pháp luận có những ƣu nhƣợc điểm riêng. Do vậy tùy vào đặc

thù từng cơ quan tổ chức, tùy vào yêu cầu thực hiện Quy hoạch mà lựa chọn
phƣơng pháp phù hợp. Việc lựa chọn phƣơng pháp nào cho phù hợp cần một
nghiên cứu đầy đủ khác và nằm ngoài phạm vi của luận văn này.
Ngoại trừ phƣơng pháp luận Gartner yêu cầu đạt hiệu quả cao chỉ khi do
chính ngƣời của công ty Gartner thực hiện nên các phần tiếp theo sẽ lần lƣợt
giới thiệu 4 phƣơng pháp luận còn lại.
3.1 Khung kiến trúc Zachman
Khung kiến trúc Zachman [10] đƣa ra một phƣơng pháp luận mô tả kiến
trúc Tổng thể muốn xây dựng thông qua các bộ câu hỏi nhƣ: What (Cái gì), How
(Nhƣ thế nào), Where (Ở đâu), Who (Ai), When (Khi nào) và Why (Tại sao).
Việc tổng hợp trả lời các câu hỏi này sẽ cho phép mô tả các hệ thống phức tạp.
Ngoài ra khung kiến trúc Zachman còn cho phép thuyết minh một ý tƣởng
trừu tƣợng dƣới nhiều góc nhìn với các quan điểm cụ thể khác nhau.
Với phƣơng pháp phân tích nhƣ vậy, khung kiến trúc Zachman phân tích
hệ thống dƣới dạng bảng nhƣ hình 3.1 dƣới đây

Hình 3.1 Khung kiến trúc Zachman [9]
Bảng Zachman này thực chất là một ma trận 6x6 với các hang và các cột
đƣợc xây dựng nhƣ sau:


11

Các hàng đƣợc xây dựng theo các quan điểm khác nhau bao gồm Quan
điểm của Lãnh đạo điều hành, Quan điểm của Quản lý kinh doanh, Quan
điểm của Kiến trúc sƣ hệ thống, Quan điểm của Kỹ sƣ, Quan điểm của
các nhà kỹ thuật, Quan điểm của Doanh nghiệp. Các hàng có mối quan hệ
độc lập tƣơng đối với nhau: Không phải hàng dƣới là thành phần tạo lên
hàng trên, hàng trên không phải là sự trừu tƣợng hóa của hàng dƣới. Đơn
giản chỉ là mỗi hàng thể hiện một cách mô tả khác nhau về hệ thống với

những góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên các hàng lại có quan hệ với nhau ở
chỗ mỗi hàng cần phải mô tả đầy đủ thông tin về hệ thống ứng với góc
nhìn quan điểm của hàng đó và phải liên quan chặt chẽ đến thông tin đƣợc
mô tả ở hàng khác. Các quan điểm này không độc lập hoàn toàn mà phải
liên hệ và ràng buộc với các quan điểm của các hàng khác.
 Các cột đƣợc hình thành từ bộ câu hỏi nhƣ: What (Cái gì) – Mô tả về dữ
liệu, How (Nhƣ thế nào) – Mô tả chức năng, Where (Ở đâu) – Mô tả hạ
tầng mạng, Who (Ai) – Mô tả các bên liên quan, When (Khi nào) – Mô tả
về thời gian và Why (Tại sao) – Mô tả động cơ.
Kiến trúc Tổng thể của một cơ quan tổ chức sẽ đƣợc mô tả sau khi điền
đầy ma trận này.
Nhƣ vậy, khung kiến trúc Zachman cho phép tiếp cận một cách đầy đủ và
có tính hệ thống để mô tả chức năng, nhiệm vụ, quy trình nghiệp vụ cả một cơ
quan tổ chức. Nhƣng nhƣợc điểm là rất khó trả lời hết đƣợc các câu hỏi để mô tả
đầy đủ hệ thống theo khung kiến trúc Zachman. Do vậy trong thực tế, khi triển
khai áp dụng khung kiến trúc Zachman, chỉ một số hàng hoặc một số cột đƣợc
dùng để xây dựng nên Kiến trúc Tổng thể của một cơ quan tổ chức. Áp dụng sâu
đến mức nào sẽ tùy vào đặc điểm cũng nhƣ khả năng và yêu cầu của tổ chức
muốn xây dựng Kiến trúc Tổng thể.
3.2 Khung kiến trúc TOGAF
The Open Group Architectural Framework – TOGAF [13] cung cấp
phƣơng pháp luận thiết kế, xây dựng và đánh giá một Kiến trúc Tổng thể (EA)
phù hợp nhất cho một cơ quan, tổ chức. Do là phƣơng pháp luận nên TOGAF
hoàn toàn độc lập và trung lập về mặt công nghệ. Việc áp dụng TOGAF không
phụ thuộc và không bị ảnh hƣởng bởi việc sử dụng công nghệ nào.
TOGAF bao gồm 3 thành phần chính:
 Phƣơng pháp phát triển kiến trúc (Architecture Development Method –
AMD)
 Tập hợp các tài liệu kiến trúc(Enterprise Continuum)
 Tập hợp các nguồn tài nguyên cơ sở (Resource Base)




12

Hình 3.2 Khung kiến trúc TOGAF [12]
3.2.1 Phƣơng pháp phát triển kiến trúc (Architecture Development
Method – AMD)
AMD đƣa ra quy trình xây dựng EA sao cho phù hợp với các yêu cầu về
nghiệp vụ của cơ quan tổ chức. Quy trình này đƣợc gọi là Chu trình phát triển
kiến trúc (Architecture Developent Circle) gồm 9 pha đƣợc mô tả ở hình 3.3 sau

Hình 3.3 Phƣơng pháp phát triển kiến trúc TOGAF


×