Tải bản đầy đủ (.ppt) (99 trang)

Khai mạc ASIAD 2010 Lịch sử và hơn thế nữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.76 MB, 99 trang )


Biểu trưng
Hội đồng Olympic châu Á
Đại hội Thể thao châu Á hay Á vận hội
(Asiad - Asian Games), là một sự kiện thể
thao được tổ chức 4 năm 1 lần với sự tham
gia của các đoàn vận động viên các nước
châu Á. Giải thể thao này do Ủy ban Olympic
châu Á (OCA) tổ chức và dưới sự giám sát
của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và được
coi là sự kiện thể thao lớn thứ 2 thế giới, sau
Olympic Games.

Lịch sử
Giải vô địch các quốc gia Viễn Đông
Tiền thân của ASIAD là Giải vô địch các quốc gia Viễn Đông, 1 sự kiện thể thao nhỏ
được tổ chức lần đầu tại Manila, Philippines năm 1913 để nhấn mạnh tình đoàn kết
thống nhất và hợp tác của 3 quốc gia: Trung Hoa Dân Quốc, Đế Quốc Nhật Bản và
Philippines. Sau đó, số lượng các nước châu Á tham gia giải tăng lên. Năm 1938, giải bị
hủy do Nhật xâm lược Trung Quốc và ảnh hưởng bởi thế chiến 2 ở Thái Bình Dương.
Sự hình thành
Thế chiến 2 kết thúc, 1 số nước châu Á giành được độc lập và mong muốn có 1 sân
chơi phi bạo lực để hiểu biết lẫn nhau. Tháng 8/1948, trong thời gian Thế Vận hội lần
thứ 14 diễn ra tại Luân Đôn, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, ông G. Sondhi,
đại diện IOC của Ấn Độ đề xuất với các trưởng đoàn TT các nước châu Á tham dự TVH
ý tưởng về việc tổ chức ĐHTT châu Á. Tháng 2/1949, Liên đoàn ĐHTT châu Á (AGF)
thành lập và thống nhất ĐH sẽ được tổ chức mỗi bốn năm một lần tại các quốc gia khác
nhau.
Các quốc gia đăng cai và Các quốc gia tham dự ĐH Thể thao châu Á tính tới năm 2014.
Chấm đỏ chỉ thành phố đăng cai.


Ấn Độ thắng 1-0 trước Iran giành chức vô địch bóng đá.
Asian Games lần thứ 1 (1951) - New Delhi, Ấn Độ
ĐHTT châu Á đầu tiên được tổ chức từ ngày 4 - 11. 3. 1951 tại
Delhi, Ấn Độ đánh dấu bước khởi đầu của sự kiện TT lớn nhất
châu Á: có 489 VĐV đến từ 11 quốc gia là Afghanistan, Ấn Độ,
Burma (Myanmar cũ), Indonesia, Iran, Nepal, Nhật Bản,
Philippines, Singapore, Ceylon (Sri Lanka cũ) và Thái Lan tranh tài
tại 57 nội dung ở 6 môn: điền kinh, bóng đá, bóng rổ, bơi lội, cử tạ
và đua xe đạp.

Asian Games lần thứ 2 (1954) - Manila, Philippines
ĐHTT châu Á lần thứ 2 được tổ chức từ ngày 1 - 9. 5.1954
tại thủ đô Manila, Philippines được nâng lên tầm cao mới cả
về số lượng lẫn chất lượng: 970 VĐV đến từ 19 quốc gia
tranh tài tại 76 nội dung ở 8 môn: Điền kinh, bơi lội, bóng rổ,
quyền anh, bóng đá, bắn súng, cử tạ và vật, 3 môn mới là quyền
anh, bắn súng và vật. Việt Nam cùng với Israel, Campuchia,
Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Pakistan và Bắc Borneo là
những quốc gia lần đầu tiên góp mặt tại một kỳ Asian Games.
Điều đặc biệt: việc rước đuốc và châm lửa được loại bỏ theo yêu
cầu của IOC để bảo tồn truyền thống duy nhất của Olympic
Games.
Đài Loan đã lên ngôi vô địch môn
bóng đá sau khi vượt qua Hàn Quốc
5-2 trong trận chung kết.

Asian Games lần thứ 3 (1958) - Tokyo, Nhật Bản
Nước chủ nhà đã mang đến sự hoàn hảo trong công tác tổ
chức cho Asiad 3 tại Tokyo từ ngày 24. 5 – 1. 6. 1958.
Số VĐV tăng 1.820 người/20 quốc gia tranh tài ở 30 nội dung

của 13 môn thi đấu, tăng 5 môn so với kỳ Đại hội trước là đua
xe đạp hockey sân cỏ, bóng bàn, quần vợt, và bóng chuyền.
Cuộc rước đuốc lần đầu tiên được thực
hiện như là một truyền thống mới của
Asian Games: khởi đầu từ Rizal Memorial
Cliseum, địa điểm tổ chức kỳ ĐH trước ở
Manila. Tại Nhật Bản, ngọn đuốc được lấy
từ Okinawa rồi đi đến Kagoshima (Kyushu)
trong chuyến hành trình xuyên suốt quần
đảo ở Nhật. Người được vinh dự đốt ngọn
lửa thiêng là Mikio Oda, VĐV châu Á đầu
tiên giành HCV ở một kỳ Olympic ở nội
dung nhảy 3 bước tại Olympic 1928.
Ở môn bóng đá, trận chung kết lịch sử lặp
lại Đài Loan thẳng Hàn Quốc 3-2 lên ngôi
vô địch với chiến thắng.

Thủ đô Jakarta của Indonesia lần đầu tiên được đăng cai
một kỳ Đại hội từ ngày 28.8 – 4.9.1962 nhưng mọi việc
khởi đầu không được suôn sẻ khi Israel và Đài Loan lên
tiếng phản đối và không thể góp mặt tại Asiad lần thứ 4.
Asian Games lần thứ 4 (1962) - Jakarta, Indonesia
Asian Games 4 có 1460
VĐV/16 quốc gia tham dự,
thi đấu ở 88 nội dung/13 môn.
Cầu lông là môn mới được
đưa vào chương trình thi đấu.
Ở bộ môn bóng đá chỉ có 6 đội
tham dự Ấn Độ đã giành chức
vô địch khi thắng Hàn Quốc 2-

1 trong trận chung kết, Miền
Nam Việt Nam thua Malaysia
1-4 trong trận tranh HCĐ.

Asian Games lần thứ 5 (1966) - Bangkok, Thái Lan
Sau Indonesia, 1 nước Đông Nam Á khác là Thái Lan
vinh dự được tổ chức ĐHTT châu Á diễn ra tại thủ
đô Bangkok từ 9 – 20.9.1966.
Tổng cộng 2.500 VĐV và quan
chức (1945 VĐV) từ 18 quốc gia
tranh tài ở 143 nội dung/14 môn
trong đó bóng chuyền nữ lần đầu
tiên có mặt ở Asiad.
Đoàn thể thao Miền Nam Việt Nam
đã có 1 HCB và 2 HCĐ quý giá để
đứng thứ 14 chung cuộc.
Ở nội dung bóng đá, sự thống trị
của Đông Nam Á khi Myanmar (lúc
đó còn gọi là Burma) thắng Iran 1-0
ở CK trở thành nhà tân vô địch.

Lúc đầu thủ đô Seoul Hàn Quốc được chọn đăng
cai Asian Games 6 nhưng vì sự đe dọa chiến tranh
từ phía Bắc Triều Tiên và những khó khăn về tài
chính đã khiến quốc gia Đông Á này phải bỏ cuộc
và Thái Lan, với thành công rực rỡ trong công tác
tổ chức 4 năm trước đã đứng ra nhận nhiệm vụ
quan trọng này.
Diễn ra từ 24.8 – 4.9.1970,
2.400 VĐV đến từ 18 quốc gia tham

gia thi đấu 135 nội dung của 13 môn
thi trong đó lần đầu tiên có mặt môn
đua thuyền buồm.
Miền Nam Việt Nam sa sút so với kỳ
Asiad trước với 2 HCĐ và xếp thứ 16.
Ở môn bóng đá, một tiền lệ chưa
từng có đã xảy ra: Hàn Quốc và
Myanmar đã hòa nhau 0-0 sau 120
phút trong trận chung kết và cả hai
đội đều trở thành nhà vô địch!
Asian Games lần thứ 6 (1970) - Bangkok, Thái Lan

Asian Games lần thứ 7 (1974) - Tehran, Iran
Iran được tín nhiệm ở vị trí chủ nhà của ĐHTT
châu Á và đây là lần đầu tiên một quốc gia ở khu
vực Trung Đông được đăng cai Asian Games.
Hội nghị cấp cao của LĐTT Châu Á diễn ra trước Asiad 7
đã quyết định loại bỏ Đài Loan khỏi giải đấu. Trong thời
gian diễn ra đại hội, VĐV của các nước Ả rập, Pakistan,
Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đã từ chối thi đấu với các
đồng nghiệp người Israel ở các môn quần vợt, đấu kiếm,
bóng rổ và bóng đá.
Tuy vậy, kỳ Asiad 7cũng được đánh giá
là thành công khi thủ đô Tehran đã làm
hài lòng 3.010 VĐV đến từ 25 quốc gia,
con số lớn nhất từ trước đến nay. Asiad
lần thứ 7 có 202 nội dung ở 16 môn thi
trong đấu kiếm, thể dục dụng cụ và bóng
rổ nữ lần đầu ra mắt.
Đoàn thể thao Miền Nam Việt Nam sau

5 kỳ đại hội tham dự đã không thể tiếp
tục có mặt vì chiến tranh.
Ở môn bóng đá, đội chủ nhà Iran thắng
Israel 1-0lần đầu tiên vô địch Asiad.

Sự xung đột với Bangladesh và Ấn Độ đã khiến
Pakistan đánh mất cơ hội trở thành chủ nhà của
Asian Games và một lần nữa thủ đô Bangkok của
Thái Lan lại được chọn làm địa điểm thay thế.
Vấn đề chính trị vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến Asiad lần thứ 8,
Israel đã bị từ chối tham dự.
25 quốc gia tham dự nhưng số VĐV tăng lên
3.842 người tham dự 201 nội dung/19 môn,
bắn cung và bowling lần đầu tiên có mặt.
Asian Games lần thứ 8 diễn ra từ 9 –
20.12.1978 đã chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc
của thể thao Trung Quốc khi vươn lên giành vị
trí thứ 2 chung cuộc với khoảng cách ngày
càng thu hẹp với đoàn dẫn đầu Nhật Bản.
Ở môn bóng đá, trận chung kết Hàn Quốc 0-0
Bắc Triều Tiên đã giúp cả hai đội bóng này
giành HCV.
Asian Games lần thứ 8 (1978) - Bangkok, Thái Lan

4.595 VĐV/33 quốc gia tham dự 147 nội dung của
21 môn thi đấu, cưỡi ngựa, golf, bóng ném, đua
thuyền và hockey nữ lần đầu tiên có mặt.
Ngôi vị số 1 Sau 8 kỳ Asiad của Nhật Bản đã bị
đoàn TT Trung Quốc lật đổ.. Đoàn VN quay lại
sân chơi châu Á với 40 VĐV và quan chức, tham

dự môn điền kinh, bơi lội và bắn súng chỉ giành
được một HCĐ của VĐV Nguyễn Quốc Cường ở
môn bắn súng.
Ở môn bóng đá, Iraq thắng Kuwait 1-0 ở chung
kết giành HCV. Trận bán kết gặp Kuwait, các cầu
thủ Bắc Triều Tiên đã tấn công trọng tài chính và
đã bị cấm thi đấu 2 năm, Saudi Arabia nghiễm
nhiên giành HCĐ mà không phải thi đấu.
New Dehli lần thứ 2 được tổ chức Asiad từ 29.11 – 4.12.1982.
Asiad đầu tiên được tổ chức dưới sự bảo trợ của Ủy ban Olympic
châu Á (OCA), LĐ ĐHTT Châu Á giải thể.
Lần đầu tiên xuất hiện linh vật (mascot) với tên gọi Appu - một chú
voi con, được biết trong cuộc sống thực với tên gọi
"Kuttinarayanan".
Asian Games lần thứ 9 (1982) - New Dehli, Ấn Độ

Số môn thi tăng lên 25 trong đó judo,
taekwondo, đua xe đạp nữ và bắn súng nữ
lần đầu được đưa vào chương trình thi đấu.
Hổ Hàn Quốc - Linh vật Asiad 10.
4893 VĐV/25 quốc gia tham dự 270 nội
dung tại Asiad 10. Vì lý do chính trị, các
nước XHCN không tham gia, Việt Nam cùng
Bắc Triều Tiên chỉ đến quan sát và học hỏi.
VĐV ném tạ Shigenobu Murofushi Nhật Bản
đã giành HCV ở kỳ ĐH thứ 5 liên tiếp (1970-
1986) nhưng ngôi sao của Asian Games 10
là ayyoli Express – P. T. Usha với 4 HCV và
1 HCB trở thành nhà vô địch vĩ đại nhất
Asian Games.

Ở môn bóng đá nam, Tỷ số Hàn Quốc 2-0
Saudi Arabia để lần đầu tiên VĐ.
Từ ngày 20/9 - 5/10/1986 Seoul đã tổ chức thành công Asiad 10,
tiền đề để Hàn Quốc tổ chức Olympic 1988.
Asian Games lần thứ 10 (1986) - Seoul, Hàn Quốc

Lần đầu tiên Trung Quốc tổ chức sự kiện thể thao lớn,
từ 22/9 - 7/10/1990.
Quy mô tăng lên khủng khiếp khi có 37 quốc với 6.122 Vvận
động viên (so với 4.893 VĐV ở kỳ ĐH trước) tranh tài ở 310
nội dung của 29 môn thi. Các môn mới lần đầu tiên có mặt là
bóng mềm, cầu mây, wushu, kabaddi và chèo thuyền.
Chủ tịch OCA Sheikh Fahad Al-Sabah qua đời khi
Iraq xâm chiếm Kuwait, trụ sở OCA phải dời đến
Anh đến khi Kuwait được giải phóng năm 1991.
Chú gấu trúc PanPan - Linh vật Asiad 11.
7 kỷ lục thế giới (6 ở môn bắn cung, 1 xe đạp) và
89 kỷ lục châu Á đã được xác lập tại Asiad 11.
Với lợi thế chủ nhà, đoàn Trung Quốc đã giành
được số HCV kỷ lục đứng thứ nhất toàn đoàn.
Đoàn Việt Nam tham dự với 104 VĐV, quan chức
góp phần bình thường hóa quan hệ với Trung
Quốc không giành được huy chương nào.
Ở môn bóng đá, Iran thắng Bắc Triều Tiên trong
trận CK sau loạt luân lưu 11m để lần thứ 2 VĐ
Asian Games.
Asian Games lần thứ 11 (1990) - Bắc Kinh, Trung Quốc

, Hiroshima (Nhật Bản) 1994.
Asian Games lần thứ 12 được tổ chức ở nơi không phải là

thủ đô của một quốc gia từ 2/10 - 16/10 năm 1994.
Hiroshima là thành phố bị huỷ diệt bởi bom nguyên tử trong thế
chiến hai, chủ đề của ASIAD: hoà bình và hữu nghị. Cặp Bồ câu
trắng Poppo và Cuccu - Linh vật Asiad 12. Đáng chú ý là sự trở
lại của đoàn Đài Loan sau khi sát nhập vào Trung Quốc.
Đại hội có sự tham dự của 6842 VĐV, quan chức
đến từ 42 quốc gia, tham gia tranh tài ở 34 môn.
Ngoài ra còn có một số môn mới lần đầu được đưa
vào thi đấu ở đại hội như: bóng rổ, karatedo và 10
môn phối hợp hiện đại.
Đoàn Việt Nam tham dự với 84 vđv, thi đấu ở các
môn: điền kinh, Bắn súng, Bóng bàn, Judo,
Taekwondo, Wushu, Vật tự do và Soft Tennis với
bước tiến vẻ vang về thành tích: HCV môn
Taekwondo của Trần Quang Hạ và 2 HCB của VĐV
Karateo Phạm Hồng Hà và Trần Văn Thông.
Ở môn bóng đá, Uzberkistan lần đầu đăng quang
ngôi vô địch trong lịch sử các kỳ Á Vận Hội khi đánh
bại Trung Quốc trong trận chung kết với tỉ số 4-2.
Asian Games lần thứ 12 (1994) - Hiroshima, Nhật Bản

Á Vận Hội 13 được tổ chức từ ngày 6/12 - 20/12 năm 1998.
Lần thứ 4 Thái Lan tổ chức một sự thể thao lớn của châu Á.
Tham dự đại hội lần này có 6554 vận động viên đến từ 41
quốc gia, thi tài ở 36 môn thể thao.
Linh vật Đại hội là hình ảnh chú voi Chai-
Yo, loài vật tượng trưng cho đất nước
Thái Lan mặc chiếc áo màu vàng có in
hình chữ A-thể hiện cho Asian-châu Á.
Đoàn TT VN tham dự với 198 thành viên

(118 VĐV), thi đấu ở 15 môn. Kết quả
đoạt 17 HC (1 HCV Hồ Nhất Thống ở
hạng cân 58kg môn Teakwondo, 5 B và
11 Đ) xếp hạng 22/41.
Bộ môn bóng đá chứng kiến đội Iran lên
ngôi vô địch lần thứ 2. Lần đầu tiên Iran
vô địch giải Á Vận Hội môn bóng đá là
vào năm 1982.
Asian Games lần thứ 13 (1998) - Bangkok, Thái Lan

Chim mòng biển Duria - Linh vật Asiad 14, Busan (Hàn Quốc) 2002.

Đại hội Thể thao châu Á lần thứ XV - 2006
Khẩu hiệu: "Kỳ đại hội của cuộc đời bạn"
("The Games of Your Life")
Các nước tham dự 45
Vận động viên tham dự ~ 10500
Sự kiện 39 môn thể thao
Lễ khai mạc 1 tháng 12 năm 2006
Lễ bế mạc 15 tháng 12 năm 2006
Tuyên bố khai mạc S. Hamad bin Khalifa Al Thani
Vận động viên tuyên thệ Mubarak Eid Bilal
Trọng tài tuyên thệ Abd Allah Al-Bulooshi
Rước đuốc Olympic S. Mohammed Bin Hamad Al-Thani
Sân vận động Khalifa Sports
(Doha Asian Games Organising Committee - DAGOC)
Lễ rước đuốc từ 8.10.2006 tại Doha Golf Club có tên gọi "Ngọn lửa của sự mến khách"
(Flame of Hospitality) với sự tham gia của hơn 3000 người, đi qua 8 quốc gia từng tổ
chức ĐHHTT châu Á cùng 4 quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC).
Linh dương Oryx xứ Qatar, linh vật

chính thức cho Asiad 15.

Địa điểm thi đấu

Bảng huy chương tại Đại hội Thể thao châu
Á 2006
TT Quốc gia Tổng
1 Trung Quốc 165 88 63 316
2 Hàn Quốc 58 53 82 193
3 Nhật Bản 50 71 77 198
4 Kazakhstan 23 19 43 85
5 Thái Lan 13 15 26 54
6 Iran 11 15 22 48
7 Uzbekistan 11 14 14 39
8 Ấn Độ 10 18 26 54
9 Qatar 9 12 11 32
10 Đài Loan 9 10 27 46
11 Malaysia 8 17 17 42
12 Singapore 8 7 12 27
13 Ả Rập Saudi 8 0 6 14
14 Bahrain 7 10 4 21
15 Hồng Kông, T Quốc 6 12 10 28
16 CHDCND Triều Tiên 6 9 16 31
17 Kuwait 6 5 2 13
18 Philippines 4 6 9 19
19 Việt Nam 3 13 7 23
20 UAE 3 4 3 10
21 Mông Cổ 2 5 8 15
22 Indonesia 2 3 15 20
23 Syria 2 1 3 6

24 Tajikistan 2 0 2 4
25 Jordan 1 3 4 8
26 Liban 1 0 2 3
27 Myanma 0 4 7 11
28 Kyrgyzstan 0 2 6 8
29 Iraq 0 2 1 3
30 Ma Cao, TQ 0 1 6 7
31 Pakistan 0 1 3 4
32 Sri Lanka 0 1 2 3
33 Turkmenistan 0 1 0 1
33 Lào 0 1 0 1
35 Nepal 0 0 3 3
36 Bangladesh 0 0 1 1
36 Yemen 0 0 1 1
Total 428 423 542 1393

Biểu tượng chú Dê tại Asiad 2010, Quảng Châu (Trung Quốc).

Năm
Đại
hội
Đăng cai (Vàng) (Vàng) (Vàng)
1951
I New Delhi Nhật Bản (24) Ấn Độ (15) Iran (8)
1954
II Manila Nhật Bản (38) Philippines (14) Hàn Quốc (8)
1958
III Tokyo Nhật Bản (67) Philippines (9) Hàn Quốc (8)
1962
IV Jakarta Nhật Bản (73) Indonesia (21) Ấn Độ (10)

1966
V Băng Cốc Nhật Bản (78) Hàn Quốc (12) Thái Lan (11)
1970
VI
1
Băng Cốc Nhật Bản (74) Hàn Quốc (18) Thái Lan (9)
1974
VII Tehran Nhật Bản (75) Iran (36) Trung Quốc (32)
1978 VIII
2
Băng Cốc Nhật Bản (70) Trung Quốc (51) Hàn Quốc (18)
1982
IX New Delhi Trung Quốc (61) Nhật Bản (57) Hàn Quốc (28)
1986
X Seoul Trung Quốc (94) Hàn Quốc (93) Nhật Bản (58)
1990
XI Bắc Kinh Trung Quốc (183) Hàn Quốc (54) Nhật Bản (38)
1994
XII Hiroshima Trung Quốc (125) Nhật Bản (64) Hàn Quốc (63)
1998
XIII Băng Cốc Trung Quốc (129) Hàn Quốc (65) Nhật Bản (52)
2002
XIV Busan Trung Quốc (150) Hàn Quốc (96) Nhật Bản (44)
2006
XV Doha Trung Quốc (165) Hàn Quốc (58) Nhật Bản (50)
2010
XVI Quảng Châu
2014
XVII Incheon
2019

XVIII
chưa rõ
2023
XIX
chưa rõ



Quảng Châu (chữ Hán giản thể: 广广 , phồn thể: 广广 , pinyin: Guǎngzhōu) là thành phố
thủ phủ của tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, nằm trong đồng bằng châu thổ
sông Châu Giang: 7.434,4 km². Tên quốc tế trước đây là Canton, cách Hồng Kông
khoảng 120 km về phía Tây Bắc. Năm 2006, dân số th.phố khoảng 9.754.600 người.

×