Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

LỊCH SỬ OLYMPIC VẬT LÍ QUỐC TẾ (IPhO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.32 KB, 12 trang )

LỊCH SỬ OLYMPIC VẬT LÍ QUỐC TẾ (IPhO)

Waldemar GORZKOWSKI
Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học Balan


1. Tóm tắt lịch sử của IPhO

Olympic Vật lí Quốc tế là cuộc thi Vật lí mang tầm quốc tế dành cho các học sinh
trung học. Cuộc thi đầu tiên do Giáo sư Czesław Ścisłowski tổ chức ở Warsaw (Ba Lan)
vào năm 1967. Từ thời gian đó Olympic Vật lí Quốc tế đã được tổ chức hàng năm ở mỗi
quốc gia khác nhau, trừ một số ngoại lệ sẽ được đề cập sau đây.
Việc tổ chức Olympic Vật lí Quốc tế đã được đề xuất trước năm 1967. Olympic
Vật lí Quốc tế cần phải là một sự kiện hàng năm giống như Olympic Toán học Quốc tế đã
được tổ chức vào năm 1959. Thành công của Olympic Toán học Quốc tế và kinh nghiệm
có được từ việc tổ chức đã khích lệ các nhà vật lí trong ngành giáo dục vật lí và những
nhà vật lý quan tâm đến tương quan kiến thức của những sinh viên giỏi nhất đến từ các
nước khác nhau. Sự cống hiến và quá trình làm việc miệt mài của ba giáo sau là rất đáng
khen ngợi: Giáo sư ZcisBowski CzesBaw của Ba Lan, Giáo sư Rostislav Kostial của
Czechoslovakia và Giáo sư Rudolf Kunfalvi của Hungary. Mỗi giáo sư đều đã cân nhắc
những khả năng tổ chức Olympic Vật lí Quốc tế đầu tiên ở nước mình. Và họ kết luận
rằng Ba Lan là nước có những điều kiện tốt nhất và môi trường thuận lợi nhất cho việc tổ
chức một sự kiện như vậy. Chính nhờ điều này cùng với đóng góp to lớn của cá nhân
Giáo sư CzesBaw ZcisBowski, cuộc thi vật lí quốc tế đầu tiên đã được tổ chức ở Warsaw
vào năm 1967.
Một điều cần phải nhấn mạnh ở đây là có sự khác nhau giữa Olympic Toán học
Quốc tế và Olympic Vật lí Quốc tế. Tại cuộc thi Olympic Vật lí Quốc tế, các thí sinh phải
giải quyết không chỉ bài thi lý thuyết mà còn có cả bài thi thực hành. Vì lí do đó mà việc
tổ chức cuộc thi vật lí phức tạp hơn và tốn kém hơn.
Một vài tháng trước khi IPhO đầu tiên diễn ra, thư mời được gửi tới tất cả các
nước Châu Âu. Thư mời này đã được các nước Bungaria, Czechoslovakia, Hungary và


Romania nhận lời (5 quốc gia trong đó có Ba Lan, nước tổ chức cuộc thi). Mỗi đội gồm
có ba học sinh trung học và một giám sát viên đi cùng. Cuộc thi được sắp xếp theo các
thứ tự của giai đoạn cuối của Olympic Vật lí Ba Lan: một ngày dành cho thi lý thuyết và
một ngày dành để thi thực hành. Sự khác biệt rõ ràng đó là các thí sinh phải đợi bài làm
của mình được chấm. Trong thời gian chờ đợi, Ban tổ chức đã sắp xếp 2 chuyến đi tham
quan bằng máy bay tới Kraków và Gdańsk. Tại cuộc thi IPhO đầu tiên, các thí sinh phải
làm 4 câu lý thuyết và 1 bài thực hành.
Olympic thứ hai do Giáo sư Rudolf Kunfalvi tổ chức ở Budapest, Hungary vào
năm 1968. Trong cuộc thi này có 8 quốc gia đã tham dự: 5 nước ở cuộc thi lần I và có
thêm Cộng hòa Dân chủ Đức, Liên Xô và Nam Tư. Đại diện cho mỗi quốc gia có 3 học
sinh và 1 giám sát viên. Trước IPhO lần thứ hai, bản Quy chế và Chương trình thi sơ bộ
đã được soạn thảo. Sau đó, Hội đồng Quốc tế với thành phần là các giám sát viên của các
đội tuyển chính thức duyệt bản dịch này. Một cuộc họp đặc biệt đã được tổ chức ở Bruno,
Czechoslovakia, một vài tháng sau IPhO lần thứ hai để duyệt các văn bản trên . Cần nhấn
mạnh rằng tuy đã bị thay đổi nhiều nhưng tất cả các đặc tính cơ bản của những Quy chế
đầu tiên vẫn được duy trì cho đến ngày nay.
Năm 1969, IPhO lần thứ ba đã được tổ chức bởi Giáo sư Rostislav Kostial ở
Bruno, Czechoslovakia. Tại IphO lần này, mỗi đội tuyển gồm có 5 thí sinh và 2 giám sát
viên. Cuộc thi ở Bruno được tổ chức theo Quy chế chính thức đã được thông qua
trước đó.
Olympic tiếp theo được diễn ra tại Moscow, Liên Xô vào năm 1970. Đại diện
cho mỗi quốc gia có 6 học sinh và 2 giám sát viên. Trong Olympic đó, Quy chế thi đã
có một số thay đổi nhỏ. Kể từ IPhO lần thứ năm, được tổ chức tại Sofia, Bungaria vào
năm 1971, mỗi đội tuyển sẽ gồm có 5 học sinh và 2 giám sát viên.
IPhO lần thứ sáu được tổ chức ở Bucharest, Romania vào năm 1972. Đó là 1 sự
kiện quan trọng vì có sự tham gia lần đầu tiên của 2 quốc gia, Cu Ba - quốc gia đầu tiên
không thuộc Châu Âu và Pháp - nước tư bản chủ nghĩa đầu tiên. Tại lần Olympic này,
Hội đồng Quốc tế đã quyết định có một số thay đổi trong Quy chế (tuy nhiên không
được đưa ra bằng văn bản ).
Đáng tiếc là năm 1973 Olympic đã không được tổ chức vì không có nước nào sẵn

sàng đứng ra tổ chức mặc dù số lượng các nước tham gia đã tăng hơn năm trước. Khi mà
Olympic Vật lí Quốc tế đứng trước nguy cơ không được tổ chức nước, Ba Lan - nước
khởi xướng cuộc thi Quốc tế này đã tiếp tục tổ chức IPhO lần thứ bảy ở Warsaw vào năm
1974 (đây là lần thứ hai Ba Lan tổ chức IPhO). Lần này đã có thêm sự tham gia lần đầu
tiên của Cộng hòa Liên bang Đức. Thực tế này chắc chắn mang một ý nghĩa tượng trưng.
Trước cuộc thi Ban tổ chức giới thiệu trong Quy chế những thay đổi đã được
thảo luận và được chấp nhận ở Bucharest. Bản Quy chế mới này được gửi tới tất cả các
nước được mời tham dự cuộc thi. Các câu chữ trong bản Quy chế do Ban tổ chức đề nghị
đều được đa số các nước chấp nhận (chỉ có duy nhất 1 nước phản đối).
Những thay đổi quan trọng nhất là:
a) Số các câu hỏi lý thuyết đã được giảm từ 4 câu xuống còn 3 câu.
b) Ngôn ngữ làm việc của Olympic Vật lí Quốc tế (trước đây là: tiếng Nga, tiếng Anh,
tiếng Đức và tiếng Pháp, sau này được rút xuống còn tiếng Anh và tiếng Nga).
c) Giữa 2 ngày thi lý thuyết và thực hành có 1 ngày nghỉ.
d) Tiêu chí cho các giải thưởng cần phải được biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm đối với điểm
cao nhất đạt được trong một cuộc thi (trước đây khung điểm giải thưởng được tính đối
với điểm lý thuyết khả dĩ cao nhất).
Vào các năm 1975, 1976, 1977 Olympic Vật lí Quốc tế được tổ chức lần lượt tại
CHDC Đức, Hungary và Czechoslovakia. Mùa xuân năm 1977 tại Ulan-Bator, Mông Cổ,
đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục các nước Xã hội Chủ nghĩa. Hội nghị đã quyết
định các nước Xã hội Chủ nghĩa sẽ tổ chức các cuộc thi Olympic Hóa học, Toán học và
Vật lí quốc tế 2 năm 1 lần. Một số người cho rằng quyết định này có mục đích chính trị,
đó là làm giảm sự liên kết giữa các học sinh của các nước phương Đông và các nước
phương Tây. Khía cạnh này không nên bỏ qua, nhưng chắc chắn quyết định đó xuất phát
từ việc tăng số lượng nước tham gia và nhanh chóng tăng chi phí tổ chức. Nêú không xét
đến những lý do thực tế thì theo cách hiểu chung, quyết định trên thông thường được
ngầm hiểu như một lời mời đối với những nước khác để đảm đương Olympic khoa học
quốc tế. Điều này giải thích lý do vì sao năm 1978 và năm 1980 không tổ chức Olympic;
không có 1 nước không thuộc khối Xã hội chủ nghĩa nào sẵn sàng đứng ra tổ chức cuộc
thi khi mà họ chưa có được những chuẩn bị cần thiết cho cuộc thi. Chính nhờ nỗ lực làm

việc của Tiến sĩ Gunter Lind mà IPhO đầu tiên do một nước không phải là nước Xã hội
Chủ nghĩa tổ chức là IPhO lần thứ XIII diễn ra ở Malente, CHLB Đức vào năm 1982. Và
được sự chấp thuận của Hội đồng Quốc tế lần đầu tiên các thí sinh làm 2 bài thi thực
hành thay vì chỉ làm 1 bài như các cuộc thi trước.
Năm 1983, IPhO lần thứ hai được tổ chức ở Bucharest, Romania. Trong IPhO
này, số câu hỏi mà Ban tổ chức đưa ra cho thí sinh nhiều hơn rất nhiều so với số câu hỏi
đã quy định trong Quy chế, Hội đồng Quốc tế đã phải thảo luận rất nhiều về Quy chế và
Đề cương thi và tương lai của các kỳ Olympic.
Bàn về tương lai của Olympic Vật lí Quốc tế chỉ có một quyết định quan trọng
được đưa ra trong cuộc họp ở Bucharest. Quyết định đó là cuộc thi tiếp theo sẽ diễn ra ở
Thụy Điển vào năm 1984. Thật không may không có quốc gia nào đứng ra đăng cai tổ
chức Olympic vào các năm 1985, 1986 và 1987. Trước tình hình này, theo đề nghị của
Tiến sĩ Gunter Lind (CHLB Đức), Hội đồng Quốc tế đã quyết định thành lập Ban thư kí
thường trực (gồm có 1 người: Giáo sư Waldemar Gorzkowski) để duy trì hoạt động lâu
dài của Olympic Vật lí Quốc tế và tuyên truyền Olympic. Cùng thời điểm đó, Hội đồng
Quốc tế đã quyết định Ban thư ký cùng với Giáo sư Lars Silverberg (Thụy Điển), người
sẽ đảm nhiệm việc tổ chức cuộc thi tiếp theo ở Sigtuna, Thụy Điển vào 1984, cần phải
chuẩn bị một bản thảo Quy chế mới.
Công việc chỉnh sửa bản Quy chế đã được hoàn tất và bản Quy chế mới được
thông qua tại IPhO lần thứ chín. Thực tế cũng chỉ có một vài điểm khác nho nhỏ giữa bản
Quy chế cũ và bản Quy chế mới. Điểm khác nhau quan trọng nhất là bản quy chế mới
hợp pháp hóa sự tồn tại của Ban thư ký Olympic Vật lí Quốc tế, gồm có hai người (theo
cách gọi mới đây là: Chủ tịch - Tiến sĩ Waldemar Gorzkowski và Thư ký- Tiến sĩ
Andrzej Kotlicki). Một điểm thay đổi nữa đó là trong phần thi thực hành các thí sinh có
thể được cho phép làm 1 hoặc 2 bài, còn trước đây thí sinh chỉ được phép làm 1 bài thực
hành. Có thể nói rằng bản Quy chế mới khác với Quy chế cũ. Về câu chữ bản Quy chế
mới chính xác và xúc tích hơn nhiều.
Mỗi quốc gia gồm có 2 Trưởng đoàn và các Trưởng đoàn này trở thành ủy viên
của Hội đồng Quốc tế, là những nhà chức trách cao nhất của Olympic Vật lí Quốc tế.
Hàng năm, Hội đồng Quốc tế thay đổi không đáng kể. Đa số các thành viên trong Hội

đồng Quốc tế đều biết rất rõ về nhau. Đó là một môi trường làm việc thân thiện, thoải
mái, vui vẻ. Chính nhờ thái độ và thiện chí này mà những khó khăn đều được giải quyết
nhanh chóng. Đây cũng là lý do vì sao Ban thư ký có thể giải quyết việc tổ chức Olympic
Vật lí Quốc tế trong các năm 1985, 1986 và 1987. Năm 1985 Olympic Vật lí Quốc tế đã
diễn ra tại Portoroż (Yugoslavia), năm 1986 - ở London-Harrow (Anh) và năm 1987 - ở
Jena (Cộng hòa Dân chủ Đức).
Chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là Vương quốc Anh đã tổ chức IPhO XVII ở
London-Harrow trong vòng chỉ 2 năm sau khi tham gia cuộc thi. Đấy chính là nhờ quá
trình làm việc vất vả và sự nhiệt tình của Tiến sĩ Cyril Isenberg, Tiến sĩ Guy Bagnall và
ngài William Jarvis.
Nhờ những nỗ lực chung của Ban thư ký và Ban tổ chức của cuộc thi năm 1985 (Giáo sư
Anton Moljk và Tiến sĩ Bojan Golli) và năm 1986 (Tiến sĩ Guy Bagnall và Tiến sĩ Cyril
Isenberg) mà bản Đề cương thi mới đã được soạn ra. Phần thi lý thuyết đã được thông
qua trong kỳ thi ở Portoroż năm 1985 và lần đầu tiên được áp dụng trong kỳ thi ở
London-Harrow năm 1986. Sau đó, theo đề nghị của Hội đồng Quốc tế, Ban thư ký đã
chuẩn bị một đề cương mới còn được gọi là Đề cương có chia cột. Bản Đề cương này
không chỉ thể hiện chiều rộng về nội dung của vật lí mà còn yêu cầu tiếp cận cả chiều sâu
của môn học. Trong thực tế Đề cương của Olympic Vật lí Quốc tế rất hiện đại. Tuy vậy,
Hội đồng Quốc tế luôn sẵn sàng cải tiến Quy chế và Đề cương và sẽ cải tiến khi cần thiết.
Sau này, Cuộc thi đã được tổ chức hàng năm - danh sách của các quốc gia tham
dự và tổ chức được nêu trong Bảng 1 và 2.
Theo đề nghị của Tiến sĩ Rodney Jory (Úc) năm 1996 Hội đồng quốc tế đã quyết định
thành lập Ban cố vấn do Chủ tịch triệu tập. Hiện tại Ban cố vấn gồm có 14 thành viên đã
có nhiều năm kinh nghiệm về Olympic.
Mỗi năm trong bản Quy chế đều có 1 số thay đổi. Thường thì những thay đổi đó
chỉ là những thay đổi thứ yếu. Đôi khi, những thay đổi đó cũng là những thay đổi chính
trong Quy chế. Điểm thay đổi chính gần đây nhất được đưa ra là vào năm 1999. Bản Quy
chế được chia thành 2 phần: Quy chế và Quy định. Những thay đổi trong phần “Quy
chế” phải là những thay đổi được đa số tán thành về mặt chuyên môn khi biểu quyết,
trong khi đó những thay đổi trong “Quy định” chỉ đơn giản là cần được đa số tán thành

khi biểu quyết. Theo cách này, những điểm quan trọng nhất của "Điều luật Olympic" đã
được phân chia từ những điểm ít quan trọng hơn. Từ năm 1984, việc phân chia những
Quy chế là thay đổi quan trọng nhất và nó luôn được mọi người quan tâm. Sự phân chia
này xuất phát từ ý kiến của Tiến sĩ Rodney Jory (Úc) năm 1997, sau cuộc thảo luận sơ bộ
(hầu như chỉ bằng e-mail) năm 1997/8 và đã được Hội đồng Quốc tế chấp thuận năm
1998 ở Reykjavik, Ai Len. Một tiểu ban gồm 4 thành viên đã được thành lập: Tiến sĩ
Gunter Lind, Tiến sĩ Cyril Isenberg, Tiến sĩ Vidar Agustsson và Tiến sĩ Waldemar
Gorzkowski. Với đóng góp chính của Tiến sĩ Gunter Lind, Tiểu ban đã chuẩn bị một
bản thảo Quy chế đã được phân chia. Bản Quy chế này sau đó được đưa ra thảo luận
trong cuộc họp đặc biệt của Ban cố vấn ở Warsaw vào tháng 3 năm 1999 và được ban cố
vấn chấp thuận. Tại IPhO lần thứ 30 ở Padova, Italy, Hội đồng quốc tế cũng thông qua
bản Quy chế thay đổi này.
Bản Quy chế, Quy định, Đề cương và các tài liệu khác của Olympic luôn có sẵn
tài khoản ftp Olympic (server: ftp.ifpan.edu.pl).
Ở đây chúng tôi muốn làm rõ hoạt động hiệu quả của Ban thư ký không chỉ nhờ
những nỗ lực cá nhân của những thành viên trong Ban thư ký mà còn nhờ có sự giúp đỡ
của những thành viên trong Hội đồng Quốc tế. Được nói tới ở đây có sự giúp đỡ Tiến sĩ
Gunter Lind (CHLB Đức), Giáo sư Helmuth Mayr (Úc), Giáo sư Lars Silverberg (Thụy
Điển), Giáo sư Lars Gislen (Thụy Điển), Ngài Nicola Velchev (Bungaria), Tiến sĩ Hans
Jordens (Hà Lan), Tiến sĩ Dwight Neuenschwander (Hoa Kỳ) và các thành viên khác.

2. Cơ cấu của cuộc thi

Cuộc thi diễn ra trong 2 ngày. Một ngày dành cho thi lý thuyết (3 câu lý thuyết
đều có liên quan đến kiến thức của ít nhất 4 lĩnh vực vật lý dạy ở THPT). Ngày còn lại
thi thực hành (gồm 1 hoặc 2 bài). Giữa 2 ngày thi có ít nhất 1 ngày nghỉ. Thời gian để
làm bài thi bình thường là 5 giờ. Các thí sinh tham dự của mỗi đội tuyển phải đều là học
sinh THPT (có thể đã thi tốt nghiệp nhưng chưa bắt đầu học đại học). Mỗi đoàn có 5
học sinh và 2 giám sát viên. Các giám sát viên đó chính là những thành viên tham gia
trong Hội đồng Quốc tế. Ở đây không cần phải miêu tả lại cuộc thi vì có thể tìm thấy

trong bản Quy chế.
Chúng tôi xin lưu ý một số đặc trưng quan trọng:
1. Bài thi được dịch ra ngôn ngữ quốc gia của thí sinh và thí sinh đó làm bài bằng
tiếng mẹ đẻ; IPhO là cuộc thi vật lí không dùng ngoại ngữ trong bài thi.
2. Những điểm thưởng bởi Ban tổ chức được so sánh với những điểm thưởng bởi
Hội đồng quốc tế, được Ban tổ chức và Hội đồng Quốc tế thảo luận cho đến khi đưa ra
được mức điểm chuẩn của bài thi. Theo cách này đảm bảo được công bằng trong việc
phân loại.
3. Theo Quy chế hiện hành, người thắng cuộc được phân loại theo luật lệ sau:

×