Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.35 KB, 2 trang )
Bài phát biểu cảm tưởng của học sinh
nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2010
________________________
Kính thưa:
- Quý thầy giáo, cô giáo, quý vò đại biểu, quý cha mẹ của các bạn học sinh
cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Hoà cùng không khí vui tươi và phấn khởi trong khắp cả nước nói chung, tại
ngôi trường thân yêu của chúng ta - Trường Tiểu học Phú Cần A nói riêng. Ngày
hôm nay, ngày 20 tháng 11 năm 2010, Trường ta long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm
28 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, em rất sung sướng và vinh hạnh thay mặt cho
339 bạn học sinh trong trường phát biểu cảm tưởng trước buổi lễ.
Trước tiên, cho em xin kính chúc quý thầy giáo, quý cô giáo, quý vò đại
biểu, quý bậc cha mẹ của các bạn học sinh lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Từ bao đời nay, ông cha ta luôn nêu cao và giữ gìn truyền thống đạo đức của
dân tộc. Bao giờ mọi người cũng xử sự với nhau bằng lễ nghóa, xem lễ nghóa là bài
học hàng đầu đối với con người. Cho nên bài học làm người bao giờ cũng là bài
học đầu tiên, bài học phải học suốt cả cuộc đời cho tất cả mọi người. Vậy ai, ai là
người giáo dục và dạy dỗ cho chúng ta bài học đó. Chính là thầy cô.
Đúng vậy, thầy cô là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn mở mang trí óc
cho ta để cho ta biết những điều hay, điều lạ. Lúc còn bé thơ, khi lần đầu đến
trường, thầy cô là người cầm tay ta nắn nót từng chữ cái, từng con số, rồi dạy ta
đọc vần, đọc chữ … Dần dần ta mới biết được những kiến thức, những hiểu biết cao
hơn, rộng hơn như ngày hôm nay. Như vậy công ơn của người thầy quả là to lớn.
Công ơn ấy có thể sánh với công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ; bởi cha mẹ
có công sinh ta ra và nuôi dưỡng ta khôn lớn, còn người thầy có công “Khai hóa”
trí não ta, dẫn dắt ta đến một tương lai sáng.
Các bạn học sinh thân mến!
Các bạn có biết không? Từ ngàn xưa ông cha ta vốn có truyền thống “Tôn
sư trọng đạo”. Theo quan niệm “Quân, sư, phụ” thì người thầy luôn luôn giữ một
vò trí rất quan trọng trong xã hội, nhất là đối với sự nghiệp của người học trò. Bởi
lẽ đó tục ngữ mới có câu “Không thầy đố mày làm nên”. Điều này khẳng đònh vai