Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kỹ thuật chụp ảnh Macro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.85 KB, 7 trang )

Kỹ thuật chụp ảnh Macro

Côn trùng là những "người mẫu" khá khó tính và khó nắm bắt. Bạn sẽ phải
thân trọng khi chụp chúng bởi chỉ một tiếng động nhỏ hay chút manh động, "người
mẫu" sẽ bay đi mất. Chụp macro là cách tốt nhất để thể hiện cái thần của chúng.

Tìm kiếm ấu trùng như các loại sâu bướm, ấu trùng chuồn hay ổ trứng nhện
đang nở. Bạn có thể thận trọng tiến sát đối tượng chụp, để độ mở ống kính lớn với
flash để đạt hiệu quả tối ưu. Thời điểm giao mùa hè - thu, khí hậu rất thuận lợi cho
côn trùng sinh sôi phát triển. Trên những đồng cỏ và thảm thực vật, bạn sẽ gặp rất
nhiều loài côn trùng khoa màu sặc sỡ như bươm bướm, chuồn chuồn, ong... Chúng
khiến con người có cảm giác đang lạc vào xứ sở hoàn toàn xa lạ... Và đây cũng là
thời điểm để bạn có được một bộ sưu tập ảnh côn trùng cho riêng mình.
Côn trùng là những "người mẫu" khá khó tính và khó nắm bắt. Bạn sẽ phải
thân trọng khi chụp chúng bởi chỉ một tiếng động nhỏ hay chút manh động, "người
mẫu sẽ bay đi mất. Chính vì vậy, khi chụp cảnh macro, bạn sẽ cần có một số khâu
phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng.

Chụp macro là cách tốt nhất để thể hiện cái thần của đối tượng đặc biệt là
ảnh côn trùng. Thuật ngữ macro có liên quan tới chụp cận cảnh nhưng không đồng
nhất. Nếu bạn chụp macro, đối tượng trong ảnh sẽ có kích thước tương đương kích
thước thật hoặc được phóng đại tối đa 20 lần. Còn trong chụp cận cảnh, kích thước
sẽ chỉ bằng một nửa trở xuống so với kích thước thực tế.
Nếu là người mới vào nghề, bạn nên có một chiếc camera tưng đối với hệ
thống flash TTL hiện đại để nhanh chóng đạt được thành tựu. Ống kính cần đảm
bảo chất lượng để ảnh đẹp hơn, và tuyệt vời hơn nữa nếu bạn sắm thêm ống kính
telephoto để chụp từ xa mà vẫn đảm bảo độ phóng đại cần có. Một phụ kiện không
thể thiếu khi chụp macro là thiết bị kết nối giữa thân camera và ống kính để tăng
độ phóng đại. Ống nối này cần đảm bảo yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn kích
cỡ để tháo lắp dễ dàng. Tuy nhiên, khi sử dụng ống nối này, bạn sẽ phải mất thêm
thời gian để lấy ánh sáng do ánh sáng chiếu vào bộ cảm ứng hình ảnh sẽ bị giảm đi


khá nhiều.
Cuối cùng nhất thiết phải có cặp ống kính macro để tạo một bức ảnh "pro"
với chất lượng tối ưu. Ống kính macro đời mới nhất sẽ có độ lấy nét 1:1. Khoảng
cách macro 50-60 mm quá gần khi chụp côn trùng, bạn cần tối thiểu là 100mm để
đạt được kết quả tối ưu. Khoảng cách macro này cũng rất tiện lợi để bạn sử dụng
hệ thống flash macro khi cần. Nếu đạt được khoảng lấy nét dài hơn (150-200 mm)
thì càng tuyệt với bởi bạn có thể sử dụng chân máy và xoay ảnh từ chiều nagng
sang dọc hoặc ngược lại. Hơn nữa, ống kính telephoto cự ly 150-200 mm sẽ có
góc ngắm hẹp hơn để làm nổi bật "người mẫu" trên nên hậy cảnh đã được làm
mềm mại và mờ nhạt đi.
Dưới nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh, côn trùng sẽ năng động hơn và khó có
thể làm "người mẫu" cho bạn. Vì vậy, nên chọn thời điểm chụp vào buổi sáng sớm
hoặc chiều muộn. Có hai nguồn sáng cho bạn lựa chọn khi chụp côn trùng. Ánh
sáng tự nhiên hoặc flash hay kết hợp cả hai.
Mỗi loại ánh sáng lại có những đặc tính riêng khi sử dụng. Ánh sáng tự
nhiên sẽ lý tưởng nhất trong điều kiện khí hậu ổn định và mát mẻ. Lúc đó nhiều
loài côn trùn sẽ có xu hướng đứng yên để bạn dễ dàng tiếp cận chúng. Trong bối
cảnh đó, bạn có cơ hội ngàn vàng để chụp những loại côn trùng lớn như chuồn
chuồn và bướm với độ phóng đại lên 1,25 hay 1,5 lần.
Điều cần lưu ý nữa khi chụp macro là vùng lấy nét hay độ sâu của trường
ảnh sẽ biến đối lớn với những xê dịch chỉ một vài mm. Lý do là vì độ nét chỉ được
lấy trên một mặt phẳng duy nhất mà ống kính đang hướng tới. Cho nên, một sự xê
dịch nhỏ cũng sẽ làm thay đổi ý đồ của bạn. Một nhân tố nữa có vai trò kiểm soát
độ sâu của trường ảnh là độ mở ống kính. Độ mở rộng sẽ làm giảm độ sâu trường
ảnh và ngược lại. Do vậy , cần để độ mở ống kính ở khoảng giữa f/11 và f/16 để
đạt được độ sâu mong muốn. Hãy làm việc ở chế độ Aperture Priority để kiểm
soát độ sâu trường ảnh và chuyển từ auto focus sang manual để bạn có thể kiểm
tra điểm lấy nét. Sử dụng chức năng Preview cho độ sâu trường ảnh để biết trước
được hình trước khi bấm máy.
Chụp ảnh bươm bướm


Cố gắng chụp được lúc chúng đang làm gì đó. Nơi có nhiều bươm bướm
nhất là khu vườn trồng nhiều hoa của bạn. Nếu muốn nhiều hơn nữa, bạn có thể
đến các khu bảo tồn hoặc vườn hoa quốc gia. Sẽ có rất nhiều loài bướm cho bạn
lựa chọn. Song song với việc tìm kiếm "người mẫu" bắt mắt nhất, bạn còn phải
quan tâm tới những điều kiện áng sáng phù hợp và cố gắng chụp được lúc chúng
đang làm gì đó. Hãy chọn góc ngắm đẹp nhất để có được một bức ảnh thú vị.
Những lời khuyên khi chụp bướm
Hãy nắm bắt một số kiến thức cơ bản về loài bướm định chụp. Những
thông số cần thiết là số lượng loài bướm hiện có, chu kỳ bay và tập quán của
chúng.
Hãy chụp vào sáng sớm và chiều muộn, khi nhiệt độ trong ngày mát mẻ
hơn, cũng là thời điểm tốt nhất để bạn dễ dàng tiếp cận với côn trùng.
Thử chụp với một số loài bướm trong vườn nhà bạn để tập dượt các kỹ
năng chụp.
Nếu muốn thu hút các loài bướm hãy đặt một quả táo hỏng trong vườn.
Trong điều kiện ánh sáng, hãysử dụng flash camera để điều chỉnh độ tương
phản ánh sáng và nắm bắt hoạt động của chúng.

Nhược điểm lớn nhất khi chụp macro với độ mở hẹp là tốc độ chớp sẽ chậm
hơn. Do đó, nguy cơ gây ra hiện trường xáo trộn do những lực không mong muốn
là khá lớn đặc biệt là khi ánh sáng yếu. Vì vậy, nếu muốn chụp côn trùng ngoài
trời, bạn sẽ phải đối phó với 3 loại chuyển động: Từ gió, của camera và côn trùng.

Nếu chủ thể quá nổi bật, hãy điều chỉnh góc ngắm, hoặc giảm độ phóng đại,
kết hợp với độ mở rộng hơn. Để giảm thiểu độ rung của camera, bạn hãy sử dụng
chân máy, và bộ điều khiển từ xa, kết hợp với cài đặt ISO từ 100-200 để tăng độ
chớp (trong điều kiện áng sáng quá ít).
Đèn flash là công cụ hữu hiệu để bạn tăng cường ánh sáng mà vẫn đảm bảo
độ mở hẹp, thích hợp trong mọi điều kiện thời tiết, địa điểm và độ phóng đại cần

lấy. Khi kết hợp ánh sáng tự nhiên với flash, có thể điều chỉnh được bóng hình
trong trường hợp độ phân giải cao, và còn bổ sung một chút chuyển động cần thiết
mà không gây ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh. Tuy nhiên, flash cũng còn một
số hạn chế, đặc biệt khi nó được dùng làm nguồn sáng chính, đó là gây bóng rất rõ
và có thể làm màu hậu cảnh xám hơn dự định. Bạn sẽ được biết các khắc phục
nhược điểm này ở phần sau.

Một số tiểu tiết cần lưu ý: Trước khi bấm máy, bạn cũng cần bao quát kỹ
lưỡng xung quanh để tạo các chi tiết cần có cho hậu cảnh. Nếu chúng quá nổi bật,
hãy điều chỉnh góc ngắm, hoặc giảm độ phóng đại, kết hợp với độ mở rộng hơn.
Đặc biệt, nếu khoảng lấy nét càng dài khi chụp macro thì hậu cảnh sẽ được làm
nhoè hơn và giảm nguy cơ tác động tới côn trùng. Nếu địa hình không thuận lợi
cho việc chụp ảnh, có thể sử dụng chân máy và chụp ở chế độ Shutter Piority. Hãy
kiểm tra trong historgam và luôn chú ý để làm nổi bật chi tiết cần nhấn mạnh, đặc
biệt khi côn trùng có màu nhạt nhoà trên nên hậu cảnh đậm hơn thì hãy sử dụng
spot metering để điều chỉnh.
Sau cùng, bạn cần chú trọng tới việc bảo vệ môi trường và bảo tồn các loài
côn trùng. Hãy trả chúng về chỗ cũ nếu mang tới studio để chụp, không được sử
dụng hoá chất hay bất cứ biện pháp nào gây tổn hại đến môi sinh của chúng trong
quá trình sáng tác.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×