Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Giáo trình kỹ năng quản lý tài chính cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 58 trang )

DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC TÌM VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NHẬP CƯ

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC TÀI CHÍNH

Chịu trách nhiệm phát triển nội dung:
NGUYỄN HOÀNG KHÁNH TIÊN

Góp ý nội dung:
LÊ THỊ THÙY DƯƠNG
Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến Quỹ Citi,
Thành Đoàn Thành phố Cần Thơ và 20 Báo cáo viên của dự án “Giáo dục tài chính cho Sinh viên” đã hỗ
trợ chúng tôi hoàn thành giáo trình này.
Tháng 07/2014.

1


DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC TÌM VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NHẬP CƯ

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC TÀI CHÍNH

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH

NỘI DUNG

THỜI LƯỢNG

MỤC LỤC

Bài 1: Tiền là gì – Vai trò của tiền trong cuộc sống.


1h45’

Trang 3

Bài 2: Nhu Cầu & Mong Muốn. Ra quyết định chi tiêu.

1h20’

Trang 11

Bài 3: Tiết Kiệm.
Bài 4: Lập Kế hoạch Ngân sách cá nhân.
Bài 5: Các dịch vụ Tài chính Ngân hàng.
Bài 6: Tiêu dùng thông minh.

2h10’
1h10’
2h20’
1h40’

Trang 16
Trang 26
Trang 33
Trang 48

CẤU TRÚC MỖI BÀI HỌC :

NG
UỒN


I.

Mục
Tiêu

Giúp Người hướng dẫn (NHD) và Học viên (HV) nắm
rõ những mục tiêu chính của bài học.

Giáo trình

II.

Chuẩn
bị

Liệt kê các vật dụng, công cụ, tài liệu, văn phòng phẩm
cần để tiến hành 1 bài giảng dạy.

Giáo trình

Hướng dẫn cách thức thực hiện bài giảng theo phương
pháp tương tác, giáo dục chủ động lấy học viên làm
III. Các bước thực hiện
trung tâm. Đồng thời, ghi chú rõ các cách dẫn dắt, đúc
kết nội dung kiến thức để NHD truyền tải đến HV.

Giáo trình

IV.


Bài tập về nhà

Hướng dẫn và biểu mẫu cho các bài tập cá nhân, bài tập
nhóm

Giáo trình &
Sách bài tập

2


DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC TÌM VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NHẬP CƯ

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC TÀI CHÍNH

BÀI 1: TIỀN LÀ GÌ? VAI TRÒ CỦA TIỀN TRONG CUỘC SỐNG
THỜI GIAN: 1h45’
I. MỤC TIÊU:
Khi kết thúc bài học này, học viên (HV) sẽ:
1. Nắm được 03 chức năng cơ bản của tiền.
2. Hiểu đúng vai trò của tiền trong đời sống.
3. Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc quản lý tiền bạc hiệu quả
II. CHUẨN BỊ:
- Giấy A1 (6 tờ), 4 Bút lông, 1 cuộn băng keo giấy loại 3-5cm.
- Đồng hồ hoặc thiết bị tính giờ cho các hoạt động thảo luận, trình bày.
- Photo/Gửi emailTài liệu tham khảo cho Học viên vào cuối buổi.
III. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG 1: VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TRONG CUỘC SỐNG (45’)
 Trò chơi khởi động (5’):
NHD mời cả lớp tham gia vào trò chơi điền chữ còn thiếu vào chỗ trống. Nội dung là các câu ca dao tục ngữ

của Việt Nam có liên quan đến tiền.
1. Đồng tiền đi liền khúc … ( RUỘT)
2. Tiền … tật mang (MẤT)
3. Những người con mắt lá …, lông mày lá liễu đáng trăm … tiền (RĂM – QUAN)
4. Tiền trao… múc (CHÁO)
5. Mua … ba vạn, bán … ba đồng (DANH)
6. …đồng vốn, bốn đồng lời (MỘT)
7. … đi trước là … khôn (ĐỒNG TIỀN)
8. … chồng … vợ (CỦA – CÔNG)

3


DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC TÌM VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NHẬP CƯ

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC TÀI CHÍNH

9. Của thiên … địa (TRẢ)
10. Tiền là Tiên là Phật, là … của tuổi trẻ, là … của tuổi già, là … danh vọng, là ... che thân (SỨC

BẬT – SỨC KHỎE – CÁI ĐÀ – CÁI LỌNG)
NHD dựa vào trò chơi này, khéo léo giới thiệu về sự hiện diện và tầm quan trọng của tiền trong cuộc sống
hằng ngày. Sau đó dẫn dắt vào bài học hôm nay.
 Cùng suy nghĩ : (25’)

NHD hỏi cả lớp : Chúng ta vừa tham gia trò chơi Khởi động về các câu ca dao tục ngữ trong cuộc sống về
tiền bạc. Bây giờ các nhóm sẽ có 5ph để thảo luận câu hỏi “Tiền là gì”, khuyến khích các nhóm có thể vẽ
hình, làm thơ, sáng tạo lời hát trên nền nhạc sẵn có, tưởng tượng để mô tả cách hiểu của mình về Tiền.
Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A1 và bút lông. Các nhóm sẽ tự trình bày phần thảo luận của mình. Mỗi
nhóm có 3ph để trình bày.

Sau đó, NHD có thể sử dụng các ví dụ minh họa sau để giải thích làm rõ vấn đề với HV.
CHỨC NĂNG
VÍ DỤ MINH HỌA
CỦA TIỀN
1 người công nhân 1 ngày công làm ra 20 cái áo được trả 300,000 đ. Nếu muốn
được trả nhiều tiền hơn ở mức 500,000 đ/ngày công thì người đó phải làm ra
1. Phương tiện
được nhiều áo hơn; hoặc nếu vẫn giữ số lượng thì phải tăng về chất lượng tức là
đo lường
áo được cắt may với kỹ thuật phức tạp hơn. Vậy số tiền được trả là 1 cách đo
lường mức độ đầu tư vào công việc cũng như kỹ năng của người công nhân đó.
Người bán thịt ở chợ không thể mang 1 kg thịt đến trường để nộp vào thay cho
tiền học phí của con họ được. Nhà trường cũng không thể nhận 1kg thịt này để
trả tiền lương tháng cho cán bộ công nhân viên. Cán bộ công nhân viên cũng
không thể mang 1kg thịt này để đưa cho người bán xăng khi đổ xăng được. Vậy,
2. Phương tiện họ cần 1 vật được mọi người trong XH chấp nhận trao đổi ngang giá dùng để đổi
lấy hàng hóa và vật dụng cần thiết. Cho nên tiền là vật để trao đổi hợp pháp và
trao đổi
được mọi người đồng ý dùng làm phương tiện trao đổi. Với một số tiền nhất
định, người bán thịt có thể trả tiền học phí cho con. Nhà trường có thể trả lương
cho cán bộ nhân viên, và cán bộ nhân viên có thể tùy thích mà trao đổi lấy xăng
hoặc đồ dùng cần thiết cho cuộc sống.

4


DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC TÌM VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NHẬP CƯ

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC TÀI CHÍNH


Tích lũy bằng tiền dễ dàng để mang đi khắp nơi, thuận tiện để cất trữ riêng tư
(bỏ túi, bỏ ống heo, gửi ngân hàng…) và chuyển đổi ngoại tệ hoặc mua sắm tài
sản. VD: Nếu người nông dân tích lũy gia tài bằng việc mua bò làm tài sản.
Những con bò này mỗi lần muốn chuyển nhượng thì phải di chuyển khó khăn
hơn. Việc cất trữ riêng tư cũng không phải dễ vì không thể bỏ vào két sắt, cũng
3. Phương tiện không thể gửi vào ngân hàng. Đồng thời con bò không giữ nguyên giá trị mà còn
già đi theo thời gian, sức khỏe cũng yếu đi nên năng suất lao động có thể giảm
tích lũy
đi. Ngoài ra, để duy trì tài sản là con bò thì người nông dân còn phải đầu tư thời
gian, tiền bạc và công sức để nuôi và chăm sóc con bò này. Muốn sử dụng 1
phần của “tài sản” này cũng không được vì không thể cắt 1 cái đuôi hay 1 cái
chân của con bò để bỏ bao thư mừng đám cưới bạn bè. Do đó, người nông dân
khi chuyển sang cất trữ bằng tiền thì sẽ đáp ứng được nhu cầu tích lũy của mình.
Sau đó tổng kết :

Khái niệm về Tiền
-

Tiền là thứ mọi người đều cam kết và đồng ý sử dụng để thanh toán, trao đổi lấy hàng hóa/
dịch vụ cần thiết và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là mọi người sẵn sàng chấp nhận sử dụng).
Tiền cũng là thứ được xã hội chấp nhận một cách phổ biến làm phương tiện đo lường,
phương tiện trao đổi, phương tiện tích lũy một cách hữu hiệu.

 Cùng thảo luận: (15’)

NHD giới thiệu : Trong phần đầu bài học, chúng ta đã cùng nhau nhận biết một vài câu ca dao tục ngữ về tiền.
Trong hoạt động này, mời các bạn cùng nhau tìm đúng ý nghĩa của từng câu ca dao đó để nối vào cho khớp
với nhau.
NHD cho HV thi theo nhóm để các bạn có sự thảo luận với nhau các quan niệm về tiền bạc, làm tiền đề cơ
bản để bước vào câu hỏi thảo luận ở phần sau.

1. Có tiền mua tiên cũng được
2. Trong tay chẳng có 1 đồng, miệng

nói như rồng cũng chẳng ai nghe

A. Quan niệm cho rằng người có tiền sẽ có tiếng nói

và chỗ đứng trong Xã hội
B. Quan niệm cho rằng tiền bạc có thể làm ra được

mọi thứ

5


DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC TÌM VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NHẬP CƯ

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC TÀI CHÍNH

3. Của 1 đồng, công 1 nén

C. Thói quen chi tiêu phung phí

4. Làm đồng nào xào đồng nấy

D. Giá cả bỏ ra tương xứng với chất lượng thu về

5. Tiền nào của nấy

E. Đề cao giá trị sức lao động hơn giá trị tiền bạc của


cải.

Sau khi tiến hành 1 trong 2 phương pháp trên, NHD bắt đầu thực hiện thảo luận nhóm lớn, dùng phương pháp
động não :
1. Tiền đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta ?
Đảm bảo các ý kiến của HV khi phát biểu sẽ được NHD trực tiếp ghi nhanh, ngắn gọn lên giấy A0/ lên bảng,
để HV cảm thấy được ghi nhận ý kiến, cả lớp cũng dễ theo dõi và thảo luận. Sau đó sẽ tổng kết lại dựa theo
một số gợi ý sau:
Tiền: được dùng để định giá sức lao động và giá trị hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời được mọi
người dùng để trao đổi lấy những thứ mình cần/ muốn.
VD :
- Một cty sản xuất nhiều loại Balo với nhiều mức giá. Balo A đắt hơn balo B vì chất liệu tốt hơn,
bền màu hơn, đẹp hơn. Nên cần bỏ ra nhiều tiền hơn để mua được balo A với chất lượng tốt.
- Một bạn trẻ không đầu tư vào việc học tập, không có bằng cấp chuyên môn và chỉ làm những
việc lao động đơn giản thì có thể chỉ nhận được mức lương 2 triệu/tháng. Nếu bạn đó đầu tư
nhiều công sức vào việc học tập chuyên môn, ngoại ngữ, có nhiều kỹ năng mềm để tiếp cận
được những công việc tri thức, đòi hỏi sáng tạo hơn thì sẽ có thể nhận mức lương trên dưới 10
triệu/ tháng.
Vai trò của Tiền :
-

-

Không phải tất cả mọi thứ đều có thể định giá bằng tiền. Tiền không thể định giá tình yêu,
lòng tự trọng, các giá trị đạo đức, sự hạnh phúc…
Có nhiều tiền không đồng nghĩa với việc bạn sẽ chắc chắn hạnh phúc, hoặc được mọi
người yêu mến, quý trọng hay có học vấn cao.
Nhưng nếu không có tiền, chúng ta cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, ví dụ như
chúng ta khó giữ được sức khỏe vì phải lao động chân tay vất vả, không nhận được sự

chăm sóc y tế tốt, không có cơ hội nâng cao học thức, chất lượng cuộc sống…
Nếu bạn lao động chân chính, kiếm được tiền và có sự ổn định về tài chính thông qua việc
quản lý tài chính hợp lý, cuộc sống của bạn và những người thân sẽ được đảm bảo hơn,
thoải mái và dễ chịu hơn.

Ghi chú: NHD có thể lấy ví dụ minh họa:
- Tiền có thể mua được đồng hồ nhưng không mua được thời gian.
- Tiền có thể xây được nhà nhưng không xây được tổ ấm.
- Nhiều bạn sinh viên vẫn quyết định về quê ăn Tết với gia đình hơn là ở lại thành phố làm thêm trong
dịp Tết với mức lương khá cao.
NHD tiếp tục đưa ra câu hỏi thảo luận sau:
6


DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC TÌM VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NHẬP CƯ

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC TÀI CHÍNH

2. Làm ra được/ có được nhiều tiền có đồng nghĩa với việc cuộc sống của chúng ta được đảm bảo
về mặt tài chính không?
Tiếp tục sử dụng phương pháp động não, ghi nhận các ý kiến lên bảng rồi tổng kết theo gợi ý sau:
Nếu chúng ta không có kỹ năng quản lý chi tiêu hiệu quả và không biết tiết kiệm số tiền có
được đó; thì chúng ta không thể thực hiện các mục tiêu tài chính và kế hoạch cuộc đời được;
số tiền đó cũng sẽ nhanh chóng hết đi.
-

-

VD rất nhiều người trúng số giải độc đắc, nhưng sau một vài năm, họ lại trở lại tình trạng tài
chính khó khăn ban đầu do không biết cách quản lý chi tiêu và đầu tư hiệu quả số tiền mình có

được. Cũng có rất nhiều người có mức lương cao, kiếm nhiều tiền như ca sĩ, diễn viên nhưng
vẫn mắc nợ hoặc thậm chí phá sản vì tiêu xài hoang phí và không quản lý đầu tư tiền của mình
hiệu quả.
VD như Lindsay Lohan sau một thời gian chìm đắm trong tiệc tùng, nghiện ngập, hầu tòa liên
tục và không tham gia bất kỳ bộ phim cũng như dự án nghệ thuật nào, Lindsay Lohan đã phá
sản. Được biết năm 2010, số nợ của Lindsay Lohan đã lên tới 600.000 USD. Cuối tháng
1.2013, cô phải tuyên bố phá sản. Hoặc ca sĩ lừng danh thế giớiElton John với câu chuyện về
việc tiêu xài thiếu kiểm soát. Trong 20 tháng liền, Elton đã tiêu hết 55 triệu USD. Với thói
quen "vung tay quá trán", nam ca sĩ phải đệ đơn phá sản vào năm 2002 vì không có khả năng
chi trả 2 triệu USD/năm cho các ngân hàng.

Lưu ý: NHD có thể lấy các ví dụ nhân vật khác gần gũi với sinh viên hơn nhưng trong quá trình phân tích
minh họa nên dùng từ ngữ mang tính nhẹ nhàng mang tính giáo dục, không lên án và chê trách.

-

HOẠT ĐỘNG 2: GIÁ TRỊ SỐNG (30’)
NHD mời cả lớp mỗi người lấy 1 tờ giấy nhỏ và viết lên đó câu trả lời cho những câu hỏi bên dưới.
Với những vật dụng bạn mang theo bên mình hiện tại, cái gì là quan trọng nhất với bạn? (bóp tiền/giấy
tờ/điện thoại/cuốn sách/cây son/cái nhẫn/ dây chuyền…)
Trong phòng/nơi ở của bạn, bạn quý cái gì nhất? (tấm ảnh kỉ niệm / cái đồng hồ của người yêu tặng/
bằng khen sinh viên tốt…)
Trong cuộc sống, bạn sẽ buồn nhất khi mất đi cái gì? ( uy tín/ danh dự /người thân / tình yêu / tài sản /
sức khỏe / ngoại hình / tình bạn…)
Điều mà bạn mong chờ nhất khi ra trường là gì? (tốt nghiệp loại giỏi/ có công việc ổn định/lập gia đình/
mua được xe máy, có nhà ở…)
NHD mời một số bạn chia sẻ câu trả lời của mình, gợi mở để HV giải thích vì sao điều đó lại quan trọng
với bản thân đến như vậy và bằng cách nào để có thể đạt được điều đó. Sau đó, NHD tổng kết theo gợi ý
sau:


Giá trị sống:

7


DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC TÌM VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NHẬP CƯ

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC TÀI CHÍNH

- Giá trị sống là những thứ ta cho là quan trọng nhất đối với bản thân chúng ta, giúp ta định hướng hành

-

-

động trong cuộc sống và ta luôn cố gắng phấn đấu để có được nó. Giá trị sống của mỗi người có thể
giống hoặc khác nhau tùy thuộc vào quan điểm và điều kiện sống riêng. Do vậy, khi nói về giá trị sống
của mỗi người, chúng ta không đánh giá điều đó đúng hay sai, mà chỉ có thể nói nó có phù hợp với một
ai đó hay không mà thôi.
Giá trị sống chi phối các hành vi và quyết định của chúng ta. Trong đó bao gồm cả các hành vi liên quan
đến tiền bạc.
VD :
Bạn A xem tri thức là quan trọng thì sẽ đầu từ thời gian và công sức để tập trung vào việc học, dùng tiền
mua sách vở và đi học nâng cao kiến thức thêm.
Bạn B xem trọng tình bạn hữu thì sẽ dành thời gian và tiền bạc để ăn uống, đi chơi gặp gỡ bạn bè, sẵn
lòng giúp đỡ bạn lúc khó khăn về tài chính.
Bạn C xem trọng vẻ đẹp và hình ảnh của bản thân thì sẽ dùng tiền có được để mua sắm quần áo, đồ
trang điểm, quan tâm đến biểu hiện bên ngoài của bản thân và những người xung quanh.
Bạn D xem việc giàu có là mục tiêu phấn đấu của mình thì sẽ ra sức làm việc, dành nhiều thời gian cho
việc kiếm tiền hơn là tận hưởng cuộc sống.


HOẠT ĐỘNG 3: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ TIỀN BẠC HIỆU QUẢ– (30’)
NHD mời các học viên liệt kê ra những vấn đề tiền bạc liên quan đến đời sống sinh viên. (VD : học phí, đi
làm thêm, chi phí sinh hoạt, giải trí…). Ghi nhận các ý kiến đó lên bảng, sau đó chiếu hình minh họa sau
đây.

Tầm quan trọng của việc học cách quản lý tiền bạc hiệu quả:

8


DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC TÌM VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NHẬP CƯ

-

-

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC TÀI CHÍNH

Ở nước ta, gia đình, nhà trường và xã hội rất chú trọng việc trang bị kiến thức cho con em
mình để sau này có thể tìm việc làm, kiếm được tiền, nhưng việc dạy thanh thiếu niên cách
quản lý, sử dụng số tiền mình kiếm được một cách hiệu quả lại chưa được chú trọng. Chính vì
vậy đã xảy ra tình trạng nhiều người làm ra tiền nhưng không biết cách quản lý tiền; dẫn đến
việc họ luôn ở trong tình trạng không ổn định về mặt tài chính như thiếu tiền vào cuối tháng,
mắc nợ, không có khoản để dành cho tương lai hoặc sự cố bất ngờ…
Nếu được tiếp cận các kiến thức, kỹ năng về quản lý tài chính cá nhân có thể giúp thanh thiếu
niên hình thành thói quen theo dõi chi tiêu, lập kế hoạch ngân sách cá nhân, quản lý đồng tiền
hiệu quả và chi tiêu thông minh hơn, và như thế giảm thiểu những rủi ro khi chuyển sang giai
đoạn làm người lớn – giai đoạn phải tự chịu trách nhiệm về các vấn đề tài chính của mình.
Những kỹ năng này sẽ mang lại lợi ích lâu dài trong suốt cuộc đời các bạn.


IV. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
1. Bài tập cá nhân:
- Bài tập 1: Cân nhắc và xác định giá trị sống của bản thân. Liệt kê vào sách bài tập
- Bài tập 2: Liệt kê các khó khăn bạn đã từng gặp phải khi thực hiện tiết kiệm tiền. Liệt kê vào sách bài

tập
2. Bài tập nhóm:
- Bài tập 1: Thảo luận tình huống nhân vật sinh viên “Bạn là sinh viên đang học xa nhà. Mỗi tháng, gia

đình gửi cho bạn 1,500,000 đ, bạn đi làm thêm được thêm 1,000,000 đ/tháng. Số tiền có được bạn phải
thuê nhà trọ, đóng tiền học, và trang trải các chi phí sinh hoạt khác. Bạn sẽ phân bổ số tiền có được
cho 1 tháng như thế nào? Dự trù chi tiêu cá nhân trong 01 tháng theo mẫu => Viết ra giấy A1 để thuyết
trình nhóm vào buổi học sau.

-

Bài tập 2: "Tại sao chúng ta cần tiết kiệm": Yêu cầu sắp xếp và phân loại các sự kiện cần dùng đến
tiền và nộp vào buổi học sau.
Các sự kiện tương lai Các sự kiện tương Tạo dựng tài sản/ đầu tư Chi tiêu tùy chọn
không báo trước/ khẩn lai được báo trước cho tương lai
cấp

9


DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC TÌM VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NHẬP CƯ

-


Bệnh tật
Đám cưới
Đi du học
Mua nhà cửa
Học ngoại ngữ, vi tính
Quà tặng sinh nhật
Nghỉ hè/lễ tết
Tu sửa nhà cửa
Mua xe đạp, xe máy
Được mời đi đám cưới

-

Khi thu nhập giảm đi
Mua vật dung cao cấp
Giáo dục
Đám tang
Sinh đẻ
Trường hợp khẩn cấp
Mua vàng/ chứng khoán
Đi du lịch
Mua xe hơi
Sinh nhật

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC TÀI CHÍNH

-

Tuổi già về hưu
Bị trộm

Tai nạn xe cộ
Thất nghiệp
Kinh Doanh
Thi lại
Hư xe
Có người yêu

10


DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC TÌM VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NHẬP CƯ

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC TÀI CHÍNH

-

-

-

11


DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC TÌM VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NHẬP CƯ

-

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC TÀI CHÍNH

Bài 2 : NHU CẦU – MONG MUỐN. RA QUYẾT ĐỊNH CHI TIÊU


THỜI GIAN: 1h20’

-

-

- I. MỤC TIÊU :

-

- Khi kết thúc bài học này, HV sẽ:
1. Hiểu rõ sự khác nhau giữa nhu cầu và mong muốn.
2. Có kỹ năng ra quyết định chi tiêu phù hợp.

- II. CHUẨN BỊ
-

Photo 8 Bảng dự trù chi phí cá nhân trong 1 tháng cho 4 nhóm (khổ A3).
Giấy A1 (4 tờ), 4 bút lông xanh.
Đồng hồ/ thiết bị tính giờ cho các hoạt động thảo luận.
Photo/Gửi email Tài liệu tham khảo cho Học viên vào cuối buổi.

-

- III. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN :
HOẠT ĐỘNG 1: PHÂN BIỆT NHU CẦU VÀ MONG MUỐN (40’)
 Cùng khám phá: (30’)
- NHD nhắc lại yêu cầu bài tập nhóm số 1 của buổi học trước.
- Tình huống nhân vật sinh viên “Bạn là sinh viên đang học xa nhà. Mỗi tháng, gia đình gửi cho bạn

1,500,000 đ, bạn đi làm thêm được thêm 1,000,000 đ/tháng. Số tiền có được bạn phải thuê nhà trọ,
đóng tiền học, và trang trải các chi phí sinh hoạt khác. Bạn sẽ phân bổ số tiền có được cho 1 tháng như
thế nào?
- Mỗi nhóm có 4 phút để thuyết trình về cách dự trù chi tiêu mà mình đã phân bổ cho 01 tháng đó.
-

-

Sau khi các nhóm trình bày phần thảo luận bảng dự trù chi phí cá nhân của nhóm mình, NHD sẽ sử
dụng các mục chi đó của các nhóm để hỏi cả lớp.
Theo các bạn thì khoản chi nào là bắt buộc phải có để có thể sống và tồn tại được? (thức ăn, học tập, nhà
trọ...)
Vậy những chi phí nào không bắt buộc phải chi tiêu ? ( giải trí, xem phim, mua quần áo mới...)
-

12


DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC TÌM VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NHẬP CƯ

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC TÀI CHÍNH

NHD ghi nhận các ý kiến và giải thích thêm :
Sau đó NHD giới thiệu :
-

-

-


Khái niệm Nhu cầu & Mong muốn

-

NHU CẦU :
Là những gì cơ bản và cần thiết nhất để chúng ta có thể tồn tại, sinh sống và phát triển. Nói
nôm na, thì Nhu cầu chính là cái ta CẦN trong cuộc sống.
MONG MUỐN :
Là những gì làm cho cuộc sống của chúng ta thêm vui và thú vị hơn. Nói nôm na là cái ta
THÍCH.
Nhu cầu & Mong muốn của mỗi người có thể giống và khác khác nhau. Tùy thuộc vào hoàn
cảnh, điều kiện sống và quan điểm của mỗi người.
VD : Một bữa ăn của người công nhân thì cần đủ no và dinh dưỡng, vì nhu cầu của họ là ăn
no để sống khỏe mạnh và làm việc. Một bữa ăn tiếp khách của một vị giám đốc với đối tác
quan trọng, với mục đích là tạo dựng mối quan hệ và đầu tư kinh doanh thì lại cần bữa ăn
đặc biệt ngon, bài trí bắt mắt, phục vụ chuyên nghiệp và không gian sang trọng. Lúc này, nhu
cầu để làm việc và ký hợp đồng để công ty có thể tồn tại và phát triển đi lên là hợp lý. Không
thể lấy chuẩn của người công nhân để áp dụng với trường hợp của vị giám đốc và ngược lại.

-

-

Cùng suy nghĩ : (10 phút)
Quay trở lại với Bảng chi phí dự trù ở Hoạt động 1. Sau khi biết được khái niệm và sự khác nhau giữa
Nhu cầu và Mong muốn, chúng ta sẽ cùng thảo luận xem cái nào là thực sự là Nhu cầu, cái nào là
Mong muốn. NHD sẽ đọc lần lượt các khoản chi phí và hỏi cả lớp xem cái nào là Nhu cầu, cái nào là
Mong muốn rồi khoanh tròn bằng bút màu khác nhau/ viết tắt chữ NC, MM kế bên. Sau đó NHD sẽ
giải thích thêm theo gợi ý sau:


-

Ăn:
Nhu cầu cơ bản cung cấp chất dinh dưỡng nhằm giúp cơ thể duy trì sức khỏe. Tuy nhiên,
nếu cùng một bữa ăn, thay vì có thể ăn ở nhà hoặc ở những quán phù hợp túi tiền và đảm
bảo vệ sinh, chúng ta lại thích ăn trong nhà hàng/ quán cafe sang trọng, mắc tiền với giá
thành đắt hơn gấp 4/5 lần thì lúc đó nó không còn là Nhu cầu mà đã trở thành Mong muốn.

-

Đổ xăng/ gửi xe :
Nếu chỗ trọ xa trường thì việc đi xe máy là nhu cầu cần thiết. Gửi xe là cũng cái ta cần phải
chi khi sống trong đô thị. Nếu mua chiếc xe tay ga tốn nhiều xăng hơn, phân khối lớn mắc
tiền để đi học cho đẹp thì đó là khoản chi cho Mong muốn.
Đi ăn với bạn, đi xem phim, mua quà sinh nhật:
Là cái giúp cuộc sống thêm vui và thú vị, cũng là cách vui chơi giải trí, giải tỏa căng thẳng.
Nhưng nếu cần cắt giảm chi tiêu thì ta có thể duy trì tình bạn bằng những cách khác như tự
làm quà sinh nhật cho bạn bè, tổ chức sinh nhật tại nhà, coi phim ở nhà cùng nhau...).

-

-

Mua quần áo, mua giày, mua đồ dùng học tập:
Là nhu cầu cơ bản. Nhưng nếu chúng ta chọn mua hàng hiệu mắc tiền/ mua quá nhiều so với
nhu cầu của mình, thì nó trở thành chi tiêu theo mong muốn.

13



DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC TÌM VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NHẬP CƯ

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC TÀI CHÍNH

Học tập :
Là điều mà bất cứ sinh viên nào cũng cần, do đó học phí là khoản cần được chi (nhu cầu).
Riêng học thêm thì chúng ta có thể cân nhắc chi tiêu sao cho phù hợp với hoàn cảnh của gia
đình mình.

-

NHD đúc kết theo gợi ý sau :

-

Giữa Nhu cầu và Mong muốn là một ranh giới rất mỏng manh. Có những lúc chúng ta khó
phân biệt và dễ lầm tưởng khi ra quyết định chi tiêu. Nhiều người tự thuyết phục rằng họ cần
mua món đồ nào đó, nhưng thực sự khi mua về thì mức độ cần thiết của nó lại không quá
nhiều, nên dễ rơi vào tình trạng chẳng được nhớ tới để dùng và gây ra lãng phí.

-

Mời cả lớp cùng liên hệ lại bảng dự trù chi phí vừa rồi :
Chúng ta cùng xem lại bảng Chi phí dự trù của các nhóm và xem nhóm nào chi tiêu hợp lý hơn (ưu
tiên cho các khoản nhu cầu, có khoản tiết kiệm, hạn chế khoản chi mong muốn), nhóm nào chi tiêu chưa hợp
lý (chi nhiều cho các khoản mong muốn và không có khoản tiết kiệm...)
- HOẠT ĐỘNG 2: THỰC HÀNH KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH CHI TIÊU (40’)
 Cùng hành động (30ph):
- NHD phổ biến Luật chơi mới và phát cho các nhóm 01 bảng dự trù chi tiêu mới. Nếu tháng sau gia
đình gặp khó khăn, việc làm ăn buôn bán không thuân lợi. Gia đình chỉ có thể gửi cho bạn 800,000

đ/tháng. Ngoài ra, giá cả hàng hóa cũng tăng cao, số tiền bạn làm thêm cũng rất chật vật để chi tiêu.
Bạn hãy ra quyết định chi tiêu sao cho phù hợp với tình hình mới. Các nhóm có 8ph để hoàn thành
bảng Chi phí dự trù mới này và trình bày trong 4ph. Khi trình bày, các nhóm nêu rõ đã quyết định cắt
đi khoản chi nào và giải thích vì sao. Nhóm nào chi tiêu chặt chẽ, hợp lý sẽ là nhóm chiến thắng.
- Sau khi các nhóm hoàn thành, NHD sẽ hỏi một số câu hỏi sau:
- Các bạn có gặp khó khăn khi làm bài tập này không?
VD : Cả nhóm không thống nhất ý kiến vì với bạn A thì khoản này là nhu cầu cần được giữ lại,
còn bạn B thì cho rằng đó là mong muốn có thể cắt giảm đi => NHD gợi ý để các bạn hiểu NC và MM
với mỗi người có thể khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh sống và quan điểm của mỗi người); hoặc
khó khăn là không đủ tiền để chi tiêu cho tất cả những gì mình muốn...) => việc cắt giảm các khoản
chi càng cần cân nhắc kỹ hơn.
- Có nhóm nào để dành tiền cho mục tiết kiệm không?
- NHD sẽ cùng cả lớp xem lại quyết định chi tiêu của từng nhóm và quyết định nhóm chiến thắng dựa
trên những tiêu chí sau: chi tiêu chủ yếu cho các nhu cầu cơ bản, chi tiêu hạn chế cho các mong muốn
và có một phần tiền dành ra cho tiết kiệm.
-

-

Cuối cùng NHD tổng kết phần hoạt động này như sau (5ph):

-

Phần lớn những người có ít tiền sẽ chi tiêu chủ yếu cho những nhu cầu cơ bản như ăn uống,
nhà cửa, đi lại, học tập, chi phí khám chữa bệnh...Những người có nhiều tiền hơn sẽ dành thêm
tiền để chi tiêu cho những mong muốn, sở thích của mình.
14


DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC TÌM VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NHẬP CƯ


GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC TÀI CHÍNH

-

Chúng ta cần phân biệt đâu là nhu cầu, đâu là mong muốn để có quyết định đúng đắn trong chi
tiêu. Hạn chế chi tiêu theo mong muốn để có thể tiết kiệm, để dành cho những rủi ro có thể xảy
ra trong cuộc sống hoặc để thực hiện những mục tiêu trong tương lai của bạn.

-

Hãy nhớ rằng khi tiết kiệm có thể bạn không được thỏa mãn mong muốn trước mắt nhưng sẽ
đạt những mục tiêu tiết kiệm lâu dài.

NHD minh họa bằng status trên Facebook (về việc cân nhắc giữa mong muốn mua giày và việc để dành
tiền đi học) của bạn Võ Thành Luân, du học sinh VN ngành Tâm Lý Học tại Philippines.
-

-

NHD chốt lại Các bước ra quyết định chi tiêu (5ph)

-

1. XÁC ĐỊNH

2. CÂN NHẮC

Được khoản nào là nhu cầu, khoản


Nên chi tiêu cho những gì thuộc về nhu

nào là mong muốn

cầu thiết yếu, cần thiết

3. RA QUYẾT ĐỊNH
Quyết định chi tiêu một cách hợp lý

- IV. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
1. Bài tập cá nhân:
- Bài tập 1: Dự trù chi phí cá nhân trong 01 tháng trong sách bài tập.
- Bài tập 2: Liệt kê các khó khăn bạn đã từng gặp phải khi thực hiện tiết kiệm tiền.
15


DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC TÌM VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NHẬP CƯ

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC TÀI CHÍNH

-

NHỮNG KHÓ KHĂN BẠN TỪNG GẶP KHI THỰC HIỆN TIẾT KIỆM TIỀN
-

STT

KHÓ KHĂN

-


-

-

MÔ TẢ SỰ KIỆN/TÁC NHÂN

-

2. Bài tập nhóm:
- Bài tập 1: "Tại sao chúng ta cần tiết kiệm": Yêu cầu sắp xếp và phân loại các sự kiện cần dùng đến

tiền và nộp vào buổi học sau.
-

-

Các sự kiện
tương lai không
báo trước/ khẩn
cấp

Bệnh tật
Đám cưới
Đi du học
Mua nhà cửa
Học ngoại ngữ, vi tính
Quà tặng sinh nhật
Nghỉ hè/lễ tết
Tu sửa nhà cửa

Mua xe đạp, xe máy
Được mời đi đám cưới

-

Các sự kiện
tương
lai
được
báo
trước

-

Tạo dựng tài sản/
đầu tư cho tương
lai

-

-

-

-

-

-


-

-

-

-

-

Khi thu nhập giảm đi
Mua vật dung cao cấp
Giáo dục
Đám tang
Sinh đẻ
Trường hợp khẩn cấp
Mua vàng/ chứng khoán
Đi du lịch
Mua xe hơi
Sinh nhật

-

Chi tiêu tùy
chọn

Tuổi già về hưu
Bị trộm
Tai nạn xe cộ
Thất nghiệp

Kinh Doanh
Thi lại
Hư xe
Có người yêu

16


DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC TÌM VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NHẬP CƯ

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC TÀI CHÍNH

-

17


DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC TÌM VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NHẬP CƯ

-

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC TÀI CHÍNH

BÀI 3: TIẾT KIỆM

-

THỜI GIAN: 2h10’

-


- I. MỤC TIÊU:

-

1.
2.
3.

Khi kết thúc bài học này, HV sẽ:
Hiểu rõ nguyên tắc tiết kiệm và tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền.
Biết được các bí quyết tiết kiệm thành công.
Biết cách đặt mục tiêu và xây dựng được kế hoạch tiết kiệm phù hợp cho bản thân.

- II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
-

Giấy A1 (20 tờ), 4 Bút lông xanh.
Video clip hài “Tiết kiệm rồi tiếc nuối” ( thời lượng 8ph25)
Trích dẫn phim hoạt hình Doremon “Hạt dẻ tiết kiệm„ (Thời lượng 5ph18)
Photo/Gửi email Tài liệu tham khảo cho Học viên vào cuối buổi.

-

- III. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG 1 :TẠI SAO CHÚNG TA CẦN TIẾT KIỆM? (15’)
NHD mời cả lớp cùng xem lại kết quả bài tập nhóm về nhà số 2 của buổi học trước đã làm.
Các nhóm sẽ căn cứ vào danh sách của BTC đưa ra để tự sắp xếp, cân nhắc và đưa vào cột phân loại
nào cho phù hợp.
1. Bệnh tật

11. Mua vật dung cao cấp
21. Tai nạn xe cộ
2. Đám cưới
12. Giáo dục
22. Thất nghiệp
3. Đi du học
13. Đám tang
23. Kinh Doanh
4. Mua nhà cửa
14. Sinh đẻ
24. Thi lại
5. Học ngoại ngữ, vi tính
15. Trường hợp khẩn cấp
25. Hư xe
6. Quà tặng sinh nhật
16. Mua vàng/ chứng khoán
26. Có người yêu
7. Nghỉ hè/lễ tết
17. Đi du lịch
27. Được mời đi đám cưới
8. Tu sửa nhà cửa
18. Mua xe hơi
28. Sinh Nhật
9. Mua xe đạp, xe máy
19. Tuổi già về hưu
10. Khi thu nhập giảm đi
20. Bị trộm
-

18



DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC TÌM VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NHẬP CƯ

-

-

Các sự kiện tương
lai
không
báo
trước/ khẩn cấp

-

Các sự kiện
tương
lai
được
báo
trước

-

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC TÀI CHÍNH

Tạo dựng tài
sản/ đầu tư cho
tương lai


-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Chi
tiêu
tùy chọn

Sau đó, NHD mời các nhóm giữ nguyên bảng của mình tại chỗ, cùng cả lớp đi qua từng mục trong
danh sách trên và hỏi xem đáp án của các nhóm là gì. Sẽ có những đáp án khác nhau cho cùng 1 mục.
VD : với 1 số bạn thì « Được mời đi đám cưới » là sự kiện tương lai được biết trước, với 1 số khác thì
đó là sự kiện không báo trước/bất ngờ…Hoặc « Đi du học » có thể với bạn A là kế hoạch được báo
trước, với bạn B thì là đầu tư cho tương lai, với bạn C thì đó lại là khoản chi tiêu tùy chọn, không có

cũng không sao…Do vậy, NHD khéo léo dung hòa các ý kiến, giải thích với các HV rằng việc phân
loại chỉ mang yếu tố tương đối, không có đúng hay sai mà chỉ có phù hợp với từng mục tiêu tiết kiệm
của từng người hay không mà thôi.

-

NHD: Trò chơi nhỏ vừa rồi vừa giúp chúng ta có thể hình dung ra các mốc thời gian quan trọng và
những dịp cần dùng đến tiền để thực hiện trong cuộc sống của mỗi người. Vậy theo các bạn, tầm quan
trọng của việc tiết kiệm là gì? Nó sẽ giúp chúng ta thực hiện được những điều gì ?

-

NHD ghi nhận các ý kiến trả lời của HV lên bảng. Sau đó gợi ý và định hướng để chốt lại ý như sau :

-

Với sinh viên, chúng ta nên tiết kiệm vì các lý do chính như sau :

1. Chi phí cho các trường hợp khẩn cấp: tai nạn, mất tài sản, bệnh tật, ...
2. Đầu tư cho tương lai: học tiếng Anh, học vi tính, các khóa kỹ năng... để có việc làm tốt,

có kế hoạch đám cưới, mua bảo hiểm...
3. Mua sắm tài sản: mua xe, máy vi tính, điện thoại, ...
4. Chi tiêu tùy chọn khác : tiết kiệm tiền để đi du lịch, làm công tác XH,...
-

-

Mỗi cá nhân hoặc mỗi gia đình đều có những lý do khác nhau để tiết kiệm. Tiết kiệm giúp chúng
ta ứng phó được với những sự kiện không mong đợi, thực hiện được những kế hoạch tương lai.

Khoản tiết kiệm cũng cho phép chúng ta tận hưởng được sự thoải mái của cuộc sống như tận
hưởng các tiện nghi, giải trí, du lịch…. Và cũng rất ý nghĩa khi sử dụng khoản tiết kiệm để chia
sẻ với những người gặp khó khăn như làm từ thiện, công tác xã hội…
- Tuy nhiên cho dù biết được những lợi ích của tiết kiệm nhưng nhiều người vẫn không làm được điều
đó. Hoặc nếu đã và đang thực hiện tiết kiệm thì cũng chưa thành công. Vậy những khó khăn đó là gì?
HOẠT ĐỘNG 2: NGUYÊN TẮC TIẾT KIỆM (20’)
- NHD mời cả lớp cùng xem trích dẫn 1 đoạn (thời lượng: 8ph25) của video hài “Tiết kiệm kiểu Sinh
viên” hoặc tên gọi khác là “Tiết Kiệm rồi tiếc nuối”. Sau đó, NHD hỏi cả lớp:
19


DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC TÌM VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NHẬP CƯ

-

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC TÀI CHÍNH

Hãy kể ra 1 vài cách “tiết kiệm” được nhân vật đề cập đến trong đoạn video này? (không tắm giặt để tiết
kiệm nước, không uống nước để ít đi vệ sinh => tiết kiệm nước, …)
Theo các bạn, những cách mà bạn sinh viên trong tiểu phẩm hài nói trên áp dụng có được gọi là tiết kiệm
không? Tại sao?
- NHD ghi nhận các ý kiến của HV phát biểu lên bảng, khéo léo tổng kết như sau:
- Tiết kiệm không phải là hà tiện :
-

Tiết kiệm không có nghĩa là cắt giảm mọi nhu cầu vật chất và tinh thần cần thiết của con
người, mà tiết kiệm đúng đắn là chi tiêu hợp lý với khả năng tài chính của mỗi người. Nếu
bạn tiêu tiền vượt quá khả năng tài chính cho phép thì đó chính là lãng phí. Ngược lại, chi tiêu
ở mức quá thấp so với nhu cầu thực tế để sống và tồn tại được thì đó mới là hà tiện. Hà tiện
không những không tiết kiệm, mà còn làm lãng phí thêm.


-

VD minh họa: Chúng ta đều đồng ý với nhau rằng ăn sáng là rất quan trọng để có sức
khỏe. Nhu cầu thực tế này bạn có thể ăn 1 tô phở giá 30.000 đ, vì muốn tiết kiệm tiền
bạn có thể ăn sáng ở nhà tự nấu, hoặc ăn bánh mì với giá 10.000 đ. Nhưng nếu tiết kiệm
quá mức bằng cách nhịn ăn sáng hoặc chỉ ăn bánh tráng trộn ở vỉa hè với giá 5.000 đ, đồ
ăn thiếu vệ sinh, không đủ chất và không đảm bảo sức khỏe để tập trung học tập. Nếu lỡ
bị ngộ độc thực phẩm phải nhập viện thì bạn lại phải tốn nhiều tiền hơn để chữa trị. Chỉ
vì muốn tiết kiệm một ít tiền, bạn lại phải tốn nhiều hơn cho tiền thuốc. Như vậy là hà
tiện chứ không phải là tiết kiệm.

-

NHD gợi ý với cả lớp để cùng đưa ra nguyên tắc về tiết kiệm như sau :

-

-

Nguyên tắc của Tiết kiệm :

Tiết kiệm là chủ động để dành chứ không phải là khoản tiền thừa ra sau khi chi tiêu.
Hãy trích ra ít nhất 10% cho việc tiết kiệm ngay khi bạn có thu nhập.
Tiền tiết kiệm có thể có từ việc để dành thu nhập hay cắt giảm chi phí.

HOẠT ĐỘNG 3: NHẬN DIỆN NHỮNG KHÓ KHĂN KHI TIẾT KIỆM VÀ BÍ QUYẾT ĐỂ
VƯỢT QUA (45’)
- NHD phát cho mỗi bạn vài tờ giấy ghi chú nhỏ. Yêu cầu mỗi HV viết ra các khó khăn mà họ gặp phải
khi thực hiện tiết kiệm trong vòng 2ph và thu lại. NHD sẽ đại diện đọc lên lần lượt các khó khăn đó,

nếu không rõ ý nào thì đề nghị người viết giải thích thêm. Chọn ra những khó khăn được nhiều HV
nêu ra nhất, ghi rõ ràng lên bảng/giấy A1. NHD cũng gom các khó khăn cùng loại về 1 nhóm để HV
trong hoạt động sau dễ tìm cách giải quyết. Nếu HV không nêu hết được các khó khăn hay gặp:
1. Không có tiền/ Không đủ tiền để tiết kiệm / Thu nhập ít nhưng phải chi tiêu nhiều thứ.
2. Đặt mục tiêu tiết kiệm không phù hợp / Không biết chọn lựa hình thức tiết kiệm.
3. Không kiềm chế được ham muốn chi tiêu mua sắm.
4. Bị bạn bè rủ rê.
5. Giá cả sinh hoạt tăng cao/ Các chi phí phát sinh đột xuất nhiều.
6. Chưa có thói quen tiết kiệm.
7. Không có nơi cất giữ an toàn.
-

20


DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC TÌM VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NHẬP CƯ

-

-

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC TÀI CHÍNH

Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A1 và 1 cây bút lông. Yêu cầu các nhóm thảo luận trong vòng 10ph để
đưa ra các cách giải quyết các khó khăn được phân bằng cách cụ thể và thực tế nhất, khuyến
khích có VD minh họa. Theo đó:
Nhóm 1: mục 1 và 5
Nhóm 2: mục 2
Nhóm 3: mục 3
Nhóm 4: mục 4 và 6

Sau đó mỗi nhóm có 4ph để thuyết trình.

-

-

-

-

NHD ghi nhận kết quả thảo luận của các nhóm, gợi ý để có 1 bảng tham khảo như sau:

K
HÓ KHĂN CẢN TRỞ
VIỆC TIẾT KIỆM
-

-

Không có/Không đủ
tiền để tiết kiệm.

-

Thu nhập ít nhưng lại
nhiều khoản chi.

-

-


CÁCH GIẢI QUYẾT CÁC KHÓ KHĂN KHI TIẾT
KIỆM

Tiết kiệm ít nhất 10% ngay khi có thu nhập.
Đặt mục tiêu tiết kiệm phù hợp với khả năng thu nhập.
Tìm việc làm để tăng thu nhập.
Cắt giảm chi tiêu.
Mua hàng khi có khuyến mãi.
Trả giá khi mua hàng.

21


DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC TÌM VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NHẬP CƯ

-

Không biết/Chưa biết
lựa chọn được hình
thức tiết kiệm phù
hợp.

Đặt mục tiêu tiết kiệm
không phù hợp :
Quá cao => khó thực hiện.
Quá thấp => dễ xem nhẹ
mục tiêu, lơ là, thiếu kỉ
luật.
-


-

Không kiềm chế được
ham muốn chi tiêu, mua sắm
-

Bị bạn bè rủ rê tiệc

-

tùng
Chi phí giao tiếp cho
công việc
-

-

Nhiều sự kiện đột xuất
xảy ra cần tiền để chi
tiêu (tai nạn, mất tài
sản, bị phạt, sinh nhật,
thi lại, đám cưới bạn
bè…)

-

Chi phí giá cả sinh
hoạt tăng cao


GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC TÀI CHÍNH

- Đặt mục tiêu tiết kiệm phù hợp phải bao gồm 3 yếu tố :
• Số tiền tiết kiệm phải phù hợp với thu nhập, tình hình chi
tiêu và điều kiện kinh tế, hoàn cảnh sống của mỗi người.
• Mục đích sử dụng số tiền đó phải hợp lý, đúng nhu cầu
sở thích và nguyện vọng của bản thân.
• Có phương án cụ thể mỗi ngày/mỗi tuần/mỗi tháng phải
tiết kiệm bao nhiêu, mất bao lâu để đạt được số tiền đó
- Chia sẻ kế hoạch mục tiêu tiết kiệm của mình để gia đình,
người thân, người yêu hoặc bạn bè biết để giúp nhắc nhở,
hoặc ủng hộ tinh thần.
- Có tính kỷ luật khi thực hiện mục tiêu tiết kiệm.
- Tham gia vào lớp học GDTC.
- Nhờ người thân và gia đình hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm
- Tìm hiểu thông tin về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trên
mạng.
-…
- Có mục tiêu tiết kiệm rõ ràng, dán mục tiêu TK lên góc học
tập/làm việc để mỗi ngày đều thấy.
- Để riêng tiền tiết kiệm ngay khi có thu nhập.
- Nhờ người thân, bạn bè nhắc nhở.
- Đổi tiền lẻ thành tiền chẵn, cũ thành mới để tạo tâm lý không
nỡ xài tiền.
- Có tính kỷ luật trong việc thực hiện tiết kiệm.
- Chia sẻ về kế hoạch tiết kiệm của bản thân để bạn bè thông
cảm.
- Kết hợp nhiều công việc và buổi gặp gỡ vào gần nhau, hoặc
nhập chung để tiết kiệm chi phí.
- Để gặp gỡ bạn bè, hãy đến nhà nhau chơi thay vì đi ra quán

- Các bữa tiệc tùng có thể nấu ăn cùng nhau ở nhà 1 bạn nào đó
thay vì đi nhà hàng, quán ăn để giảm chi phí.
- Có kế hoạch dự trù cho chi phí dự phòng phát sinh/khẩn cấp
từ đầu tháng/đầu tuần để chủ động trước
- Thay vì đi đám cưới thì có thể gửi bao thư để giảm bớt số tiền
mừng.
- Mua bảo hiểm để giảm bớt áp lực tài chính khi có tai nạn/mất
tài sản…
- Để gặp gỡ bạn bè, hãy đến nhà nhau chơi thay vì đi ra quán
- Các bữa tiệc tùng có thể nấu ăn cùng nhau ở nhà 1 bạn nào đó
thay vì đi nhà hàng, quán ăn để giảm chi phí.
- Những món quà tặng thay vì phải đi mua thì có thể tự làm quà
handmade, quà sưu tầm hoặc nấu ăn cho nhau.

22


DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC TÌM VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NHẬP CƯ

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC TÀI CHÍNH

-

Chưa có/ không có thói
quen tiết kiệm tiền

- Lên kế hoạch tiết kiệm và thực hiện mỗi ngày, tập dần từ
những khoản tiền nhỏ nhất.
- Có mục tiêu tiết kiệm rõ ràng, dán mục tiêu TK lên góc học
tập/làm việc để mỗi ngày đều thấy.

- Để riêng tiền tiết kiệm ngay khi có thu nhập.
- Nhờ người thân, bạn bè nhắc nhở.
- Có tính kỷ luật trong việc thực hiện tiết kiệm.

-

Không có nơi cất giữ
an toàn

- Gửi tiết kiệm tại ngân hàng, vừa an toàn không sợ bị trộm,
vừa có lãi, dễ theo dõi và quản lý ngân sách cá nhân.

-



-



HOẠT ĐỘNG 4: CÁC HÌNH THỨC TIẾT KIỆM PHỔ BIẾN HIỆN NAY (20 PHÚT)
NHD hỏi cả lớp:
Có bạn nào đang để dành tiền tiết kiệm không? (mời 1 số bạn giơ tay chia sẻ thêm xem bạn ấy đang sử
dụng hình thức tiết kiệm nào)
Các bạn có biết thêm về các cách tiết kiệm khác mà mọi người đang sử dụng không?
- NHD ghi nhận ý kiến của HV, gợi ý và giới thiệu các hình thức tiết kiệm phổ biến hiện nay. NHD
dùng 4 bảng A0 có tên lần lượt của từng hình thức“Tiết kiệm tại nhà; Gửi tiết kiệm tại ngân hàng/bưu
điện; Tích trữ vàng và ngoại tệ; Gửi người thân quen „ ở 4 góc phòng học, viết 2 mục điểm mạnh và
điểm yếu cho từng hình thức. Mời các nhóm sẽ đi quanh các bảng giấy A0 đó, thảo luận nhóm và viết
ra ý kiến của nhóm mình. Khi các nhóm đổi vị trí, để tiết kiệm thời gian hãy nhắc mọi người bỏ qua

các ý trùng nhau.
- Sau đó, NHD tổng kết và giới thiệu các ý sau :
-

-

23


DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC TÌM VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NHẬP CƯ

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC TÀI CHÍNH

-

Thông tin cho bạn:
Số tiền tối thiểu để mở tài khoản tiết kiệm hiện nay của các ngân hàng (NH) dao động từ
100,000 – 1,000,000 tùy theo quy định của từng NH. Bạn có thể tìm đến các NH phù hợp với
nhu cầu của mình.
- Khi đủ 18 tuổi, các bạn có thể tự mình đứng tên mở 1 tài khoản tiết kiệm tại NH, và chỉ cần
CMND để làm thủ tục. Bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin về thủ tục mở tài khoản, kì hạn, lãi
suất, cách thức gửi và rút tiền tiết kiệm để chọn ra NH cung cấp dịch vụ tốt nhất, phù hợp
nhất với bạn.
 Công thức tính lãi suất:
Tiền lãi = số tiền gửi x Lãi suất%/12 tháng x kỳ hạn gửi (theo tháng)
VD:
Bạn gửi 10 triệu đồng với kỳ hạn 12 tháng lãi suất là 8%/năm
 10,000,000 VND x 8%/ 12 tháng x 12 tháng = 800.000 VNĐ (tiền lãi kỳ hạn đầu tiên)
Bạn gửi 10 triệu đồng với kỳ hạn 3 tháng lãi suất là 7.5%/năm :
 10.000.000 VND x 7.5%/12 tháng x 3 tháng = 187,500 VND (tiền lãi kỳ hạn đầu tiền)

- NHD đưa ra lời khuyên như bên dưới, đồng thời mời các HV trong lớp chia sẻ thêm bí quyết tiết kiệm
tiền của mình hoặc biết được từ người khác để làm phong phú thêm kinh nghiệm cho cả lớp.
- HOẠT ĐỘNG 5: ĐẶT MỤC TIÊU TIẾT KIỆM PHÙ HỢP (20’)
- NHD mời các bạn HV xem trích dẫn (thời lượng 5ph18) phim hoạt hình Doremon “Hạt dẻ tiết kiệm„.
Bửu bối Hạt dẻ Tiết kiệm đưa ra nhiều phương pháp nghiêm khắc để ép mọi thành viên trong nhà
Doremon và Nobita phải tiết kiệm cho bằng được.
-

-

24


DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC TÌM VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NHẬP CƯ

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC TÀI CHÍNH

Sau khi xem phim xong, NHD hỏi HV :
Nobita và gia đình đã đặt ra mục tiêu gì? (Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền trong 1 tháng để cả nhà đi Hawai)
Mô tả điều kiện kinh tế của gia đình Nobita như thế nào? (chỉ có bố đi làm, có sổ tiết kiệm, chi phí cho
sinh hoạt gia đình với 4 người, tiền học cho Nobita...)
Bạn thấy các cách tiết kiệm do bửu bối Hạt Dẻ đưa ra như thế nào ( quá khắc nghiệt, tính kỷ luật rất cao,
các thành viên nhà Nobita thì cảm thấy mệt mỏi, khó kiềm chế mong muốn chi tiêu, chỉ mong kết thúc
hoặc xóa bỏ mục tiêu này sớm...)
Vậy theo các bạn, mục tiêu tiết kiệm của Nobita đặt ra có phù hợp với gia đình bạn ấy không?
- NHD cùng cả lớp thảo luận ý kiến, khéo léo giới thiệu 3 yếu tố quan trọng trong việc đặt mục tiêu tiết
kiệm như bên dưới, để thấy được việc đặt mục tiêu tiết kiệm phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, tình hình chi
tiêu, và với sở thích, nguyện vọng của cá nhân là rất quan trọng.
- Đặt mục tiêu tiết kiệm phù hợp phải bao gồm 3 yếu tố :
-


-

-

1. Số tiền tiết kiệm phải phù hợp với thu nhập, tình hình chi tiêu và điều kiện kinh tế, hoàn cảnh
sống của mỗi người.
2. Mục đích sử dụng số tiền đó phải hợp lý, đúng nhu cầu sở thích và nguyện vọng của bản thân.
3. Có phương án cụ thể mỗi ngày/mỗi tuần/mỗi tháng phải tiết kiệm bao nhiêu, mất bao lâu để đạt
được số tiền đó.
- HOẠT ĐỘNG 6: THỰC HÀNH ĐẶT MỤC TIÊU, LÊN KẾ HOẠCH TIẾT KIỆM (10’)
 Cùng hành động:
- NHD giới thiệu Mẫu bảng kế hoạch tiết kiệm cá nhân (khổ A4 hoặc A3).
- Yêu cầu các học viên về nhà thực hành và đặt ra các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn cho 1 bản thân
mình và lên kế hoạch tiết kiệm cho mục tiêu đó. Nhấn mạnh đây là yêu cầu nộp hồ sơ tốt nghiệp cuối
khóa.
-

-

25


×