Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.73 KB, 18 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh là những giải pháp tổng quát, mang tính định hướng giúp
doanh nghiệp đạt được những mục tiêu lâu dài. Nó được các nhà quản trị cấp cao phác
thảo sẵn để giúp cho các nhân viên biết được mình phải thực hiện những công việc nào
theo một lịch trình cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu tài chính
trong từng kì. Tùy theo nhiệm vụ và những mục tiêu cần đạt được trong quá trình sản
xuất kinh doanh mà nhà quản trị sẽ quyết định lựa chọn cho mình một chiến lược kinh
doanh phù hợp.
- Các loại chiến lược kinh doanh:
+ Chiến lược cấp doanh nghiệp: là hệ thống những chiến lược tổng quát áp dụng
cho toàn công ty hoặc doanh nghiệp
+ Chiến lược kinh doanh cấp đơn vị kinh doanh: là những chiến lược của hệ
thống cấp dưới của doanh nghiệp, mỗi đơn vị kinh doanh trong hệ thống đều phục vụ
thị trường mục tiêu riêng của mình và cạnh tranh với các đơn vị kinh doanh của các
công ty khác trong cùng ngành. Vì vậy nó cần xây dựng cho mình những nhiệm vụ và
mục tiêu riêng phù hợp với môi trường kinh doanh của đơn vị mình. Bên cạnh đó
những chiến lược này phải phù hợp với chiến lược của công ty của mình.
+ Chiến lược cấp chức năng: Mỗi một công ty đều có nhiều bộ phận chức năng
riêng biệt với các nhiệm vụ khác nhau chẳng hạn như: marketing, sản xuất, nghiên cứu
và phát triển, tài chính, kế toán… nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, bộ
phận này là tiền đề là cơ sở để bộ phận khác hoạt động. Vì thế nhà quản trị phải hiểu rõ
các chức năng liên quan tới chiến lược cấp đơn vị kinh doanh từ đó đề ra các chiến lược
chức năng phù hợp để đạt được mục tiêu chung của công ty.
- Hệ thống chiến lược ở các doanh nghiệp
+ Đối với các doanh nghiệp kinh doanh đơn ngành thường hình thành chiến lược
cấp công ty, chiến lược cấp bộ phận chức năng
+ Đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề, nhiều quốc gia
thường xây dựng các chiến lược tiêu biểu sau: chiến lược cấp công ty, cấp khu vực, cấp


chi nhánh, cấp đơn vị kinh doanh, cấp bộ phận chức năng.
Trong một công ty có rất nhiều chiến lược được hoạch định ra cho từng cấp bậc
quản trị khác nhau nhưng các chiến lược này phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
nghĩa là chiến lược kinh doanh của cấp trên và cấp dưới phải phù hợp với nhau, cùng
hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp, không đối kháng với nhau nhằm thích
nghi với môi trường và hoạt động kinh doanh xác định.
Trong quá trình xây dựng cho doanh nghiệp một chiến lược kinh doanh tiêu
biểu theo cấp bậc phù hợp với khả năng của công ty sẽ giúp cho nhà quản trị nhận diện
được các chiến lược kinh doanh và từ đó lựa chọn cho doanh nghiệp mình một chiến
lược hợp lý và tốt nhất, bên cạnh đó trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu họ sẽ nhận
diện và đánh giá được chiến lược của đối thủ cạnh tranh.
1.1.2. Hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh như chúng ta đã biết là kết quả của quá trình lao động của
con người. Trong quá trình lao động con người tạo ra được của cải xã hội mà để vật hoá
chúng, ta gọi là hàng hoá.Vậy ta phải xem xét cơ cấu giá trị hàng hoá để tìm ra đâu là
hiệu quả kinh doanh.
Nếu gọi giá trị hàng hoá là G , ta có công thức :
Trong đó:
C : là chi phí lao động sống
V : là lao động vật hóa để sản xuất ra sản phẩm
m : là giá trị thặng dư.
Vậy khi quan niệm (C + V) là chi phí sản xuất sản phẩm thì số tiền nhà tư bản thu
được trội hơn so với chi phí đã bỏ ra (phần m) được gọi là lợi nhuận hay đó chính là
hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
G = C + V + m
Giá trị hàng hoá = Chi phí + Lợi nhuận
Vậy nâng cao hiệu quả là nâng cao lợi nhuận, nó là giá trị thặng dư. Tuy nhiên lợi
nhuận thường không bằng giá trị thặng dư. Lợi nhuận thường cao hơn hoặc thấp hơn
tuỳ thuộc vào giá bán hàng hóa do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định.
Trong cơ chế thị trường hiệu quả kinh doanh được xác định là mục tiêu cao nhất,

là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đứng trên góc độ của doanh nghiệp,
ta thấy hiệu quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Để
cung cấp sản phẩm hàng hoá dịch vụ cho thị trường, các nhà sản xuất phải bỏ vốn vào
thực hiện quá trình sản xuất. Họ mong muốn tối đa hóa hiệu quả (Chi phí cho các yếu tố
đầu vào ít nhất và bán hàng hóa của họ với giá cao nhất) để sau khi trừ đi các chi phí dư
dôi không những đủ cho tái sản xuất giản đơn, mà còn cho tái sản xuất mở rộng, không
ngừng tích lũy phát triển sản xuất, củng cố tăng cường vị trí của doanh nghiệp trên thị
trường.
Theo đó lợi nhuận được định nghĩa một cách khái quát là phần chênh lệch giữa
tổng doanh thu và tổng chi phí:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, doanh nghiệp có thể tiến hành
nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau, do đó hiệu quả mang lại cũng nhiều
loại. Theo chế độ kế toán mới đã điều chỉnh, theo 4 chuẩn mực kế toán đầu tiên hiện
nay người ta chia làm 3 bộ phận cấu thành nên nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp là:
- Hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường tạo nên hiệu quả kinh doanh từ hoạt
động sản xuất kinh doanh.
- Hoạt động tài chính doanh nghiệp tạo nên hiệu quả kinh doanh từ hoạt động tài
chính.
- Hoạt động khác của doanh nghiệp tạo nên hiệu quả kinh doanh từ hoạt động bất
thường.
Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Nếu quan niệm hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp là hoạt
động kinh doanh thông thường, còn các hoạt động tài chính và bất thường là hoạt động
khác, thì ta có công thức xác định lợi nhuận như sau:
Do hiệu quả kinh doanh được xác định là một trọng điểm của công tác quản lý
nên để đáp ứng các yêu cầu quản trị doanh nghiệp nếu chỉ có các thông tin kết quả kinh
doanh nói chung (tổng lãi hoặc lỗ) của doanh nghiệp thì chưa đủ. Người quản trị doanh
nghiệp cần nắm chắc các thông tin chi tiết về kết quả sản xuất kinh doanh của từng loại
hoạt động, từ đó mới có cách đánh giá đúng nhất, đưa ra các quyết sách hay nhất cho
công tác quản lý điều hành doanh nghiệp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy cần

tiếp tục đi sâu vào các nội dung cụ thể của lợi nhuận trong doanh nghiệp.
1.1.3. Ý Nghĩa của hiệu quả kinh doanh
 Đối với xã hội:
Hiệu quả kinh doanh là động lực phát triển đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Nhà nước thông qua chỉ tiêu lợi nhuận để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp bằng nhiều công cụ, trong đó có công cụ
thuế. Thông qua việc thu thuế lợi tức (nay là thuế thu nhập doanh nghiệp) Nhà nước tạo
lập được quỹ ngân sách Nhà nước - một khâu quan trọng trong hệ thống tài chính -
đóng vai trò là một nguồn vốn trong xã hội, từ đó Nhà nước có thể thực hiện vai trò
quản lý tài chính nhà nước của mình như đầu tư vào các ngành mũi nhọn, đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng (xây dựng đường xá, cầu cống, điện nước...) góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển, thực hiện
Kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp
Kết quả kinh doanh khác
=
chức năng quản lý đất nước, giữ vững an ninh trật tự an toàn xã hội, tăng cường phúc
lợi xã hội...
 Đối với doanh nghiệp:
Hiệu quả là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hiệu quả giữ một vị
trí hết sức quan trọng trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế “lấy thu bù chi
và đảm bảo có lãi” thì doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không điều đó
phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận và nhiều lợi nhuận hay
không? Lợi nhuận được xem là thước đo cơ bản và quan trọng nhất, đánh giá hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả có tác động đến tất cả các hoạt động, quyết
định trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thực hiện tốt chỉ tiêu lợi nhuận
là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh,
vững chắc bởi mức lợi nhuận thực hiện cao hay thấp sẽ quyết định khả năng thanh toán
của doanh nghiệp tốt hay không tốt, trên cơ sở đó tăng thêm uy tín của doanh nghiệp,
tạo điều kiện thuận lợi cho các kỳ kinh doanh tiếp theo. Vậy có thể kết luận đối với

doanh nghiệp phấn đấu cải tiến hoạt động sản xuất, quản lý tốt các yếu tố chi phí làm
cho giá thành sản phẩm của doanh nghiệp hạ, doanh nghiệp có điều kiện hạ giá bán,
tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm hàng hóa của mình dẫn đến đẩy mạnh tiêu thụ, tăng
thu lợi nhuận một cách trực tiếp. Ngược lại, nếu giá thành tăng sẽ làm giảm lợi nhuận
của doanh nghiệp. Cho nên có thể nói, lợi nhuận có vai trò phản ánh chất lượng hoạt
động sản xuất - kinh doanh, là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xem xét điều
chỉnh hoạt động của mình đi đúng hướng .
Ngoài ra lợi nhuận còn có vai trò là nguồn tích luỹ để doanh nghiệp bổ sung vốn
vào quá trình sản xuất, trích lập các quỹ doanh nghiêp theo quy định như: Quỹ phát
triển kinh doanh, quỹ dự trữ, quỹ khen thường, phúc lợi... từ các quỹ này giúp doanh
nghiệp có điều kiện bổ sung vốn, thực hiện tái sản xuất mở rộng, đầu tư chiều sâu, đổi
mới hiện đại hoá máy móc thiết bị, tăng quy mô sản xuất, cũng như nâng cao đời sống
cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp...vv.
 Đối với cá nhân người lao động:
Việc tăng được lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp bổ
sung vào các quỹ doanh nghiệp, tăng quỹ khen thưởng phúc lợi, trợ cấp mất việc
làm...vv từ đó giúp việc tái sản xuất sức lao động được tốt hơn, tăng được năng suất
lao động cũng như tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao
động.
1.1.4. Vai trò hiệu quả kinh doanh
1.1.4.1. Hiệu quả đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp được xem là hoạt động có hiệu quả khi doanh nghiệp làm ăn có
lãi, thu được nhiều lợi nhuận. Hiện nay mọi doanh nghiệp kinh doanh đều có mục tiêu
tổng quát, lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này doanh nghiệp phải
xác định chiến lược kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển cho phù hợp với những
thay đổi của môi trường cạnh tranh như hiện nay, phải phân bổ và quản trị có hiệu quả.
1.1.4.2. Hiệu quả đối với nền kinh tế xã hội
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đối với nền kinh tế, xã hội là lợi ích sinh
ra từ hoạt động của nó đối với nền kinh tế như: tiết kiệm chi phí xã hội, thúc đẩy kinh tế
phát triển, hoạt động sản xuất không ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh lao động, khả

năng tạo công ăn việc làm cho xã hội, số lao động làm việc tại doanh nghiệp càng nhiều
được coi là lợi ích của nó mang lại cho nền kinh tế càng cao.
1.1.4.3. Hiệu quả đối với nhân viên
Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả sẽ có các chính sách đãi ngộ,
trợ cấp, lương thưởng…cho nhân viên. Đối với người lao động tiền lương, tiền công
ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày, là động lực thúc đẩy người lao động
tham gia sản xuất tích cực hơn, không ngừng nâng cao năng suất lao động, phát huy
sáng tạo trong sản xuất. Doanh nghiệp xác định đúng tiền lương sẽ giúp cho người lao
động nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, cải tiến kỹ thuật làm giảm chi phí hạ giá
thành sản phẩm.
1.1.4.4. Hiệu quả đối với khách hàng

×