Tải bản đầy đủ (.doc) (360 trang)

Công nghệ chế biến gỗ phần 1 và 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.39 MB, 360 trang )

Phần 1. Công nghệ xẻ gỗ
Tổng quan

Chương 1: Nguyên liệu và sản phẩm trong xẻ gỗ
Chương 2: Công nghệ xẻ gỗ tròn
Chương 3: Phân loại và kiểm tra gỗ xẻ
Chương 4: Thiết kế công nghệ xẻ gỗ

Tổng quan
1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của công nghệ xẻ gỗ
Công nghệ xẻ là một môn khoa học nghiên cứu về: đặc tính của gỗ tròn, quá trình dự
trữ và bảo quản gỗ tròn cũng như gỗ xẻ, sử dụng các thiết bị xẻ, công nghệ xẻ, phân loại
và kiểm tra chất lượng gỗ xẻ, gia công bước tiếp theo đối với gỗ xẻ cũng như lợi dụng các
loại phế liệu của quá trình xẻ, kỹ thuật và lý thuyết về thiết kể xưởng xẻ (bao gồm bãi gỗ
tròn, kho gỗ xẻ và bố trí dây chuyền công nghệ).
Nhiệm vụ của môn học công nghệ xẻ gỗ là nhằm mục đích làm tăng tỷ lệ thành khí
khi xẻ gỗ tròn, tăng chất lượng của gỗ xẻ cũng như hiệu suất lao động, làm giảm cường độ
lao động của người công nhân và làm cải thiện môi trường lao động, lợi dụng hợp lý
nguồn tài nguyên rừng, tăng thêm giá trị của sản phẩm, đạt được hiệu ích lớn nhất về kinh
tế; đồng thời thúc đẩy sự tiến bộ của kỹ thuật xẻ gỗ, thực hiện quy trình quản lý khoa học
nhằm nâng cao mức độ tối ưu hoá cho các xí nghiệp xẻ.
Nội dung nghiên cứu chủ yếu của công nghiệp xẻ gỗ là tất cả các hoạt động về sản
xuất và kinh doanh trong phạm vi của xí nghiệp xẻ gỗ, lấy kỹ thuật tiên tiến và quản lý có
tính khoa học làm nền tảng, lấy việc nâng cao lợi ích tổng thể và mức độ hiện đại hoá của
xí nghiệp làm mục tiêu để tiến hành. Nội dung cụ thể được trình bày như sau:
(1) Đặc tính cơ bản của gỗ tròn. Như, nghiên cứu về hình dáng, mối quan hệ giữa khuyết
tật của gỗ và quy luật phân bố, quan hệ giữa xẻ gỗ và gia công lợi dụng, quan hệ giữa đặc
tính, công dụng cũng như kỹ thuật kiểm tra đánh giá đối với gỗ tròn.
(2) Gỗ xẻ và sản phẩm phụ. Nghiên cứu về chủng loại, quy cách, chất lượng và công dụng
của gỗ xẻ, lợi dụng các vật liệu phế phẩm trong gia công một cách tốt nhất, sản xuất ra
các loại hình sản phẩm phụ mới,…


(3) Dự trữ và bảo quản gỗ tròn. Phương pháp dự trữ và bảo quản gỗ tròn hợp lý; kỹ thuật
phòng chống mục mọt, chống nứt cho gỗ tròn, các thiết bị vận chuyển, bốc dỡ gỗ; bố trí,
thiết kế quy hoạch cho bãi gỗ tròn.
(4) Các công việc cần chuẩn bị trước khi xẻ gỗ. Như kỹ thuật và thiết bị của các công
đoạn phân loại, cắt đầu mẩu, cắt khúc, bóc vỏ, rửa, hay loại bỏ kim loại,…
(5) Sử dụng và cải tiến các thiết bị xẻ gỗ. Chủ yếu là sử dụng hợp lý các loại cưa và các
thiết bị phụ trợ, nâng cao tính năng gia công và hiệu suất sản xuất của thiết bị, nâng cao
mức độ cơ giới hoá và tự động hoá của thiết bị.
(6) Công nghệ xẻ gỗ tròn. Lựa chọn các phương pháp xẻ hợp lý, nghiên cứu những tính
năng đặc thù khi sử dụng gỗ, nghiên cứu xẻ gỗ tròn có khuyết tật, đưa ra những biện

1


pháp nhằm nâng cao tỷ lệ thành khí và chất lượng của gỗ xẻ, căn cứ theo lý thuyết về tỷ lệ
thành khí lớn nhất để thiết kế tối ưu hoá bản đồ xẻ.
(7) Phân loại và kiểm tra chất lượng gỗ xẻ. Căn cứ vào sản phẩm gỗ xẻ để tiến hành
nghiên cứu về kỹ thuật, phương pháp xẻ và phân loại thiết bị xẻ, thực hiện kiểm tra đánh
giá gỗ xẻ một cách tự động, kiểm tra không có tổn thất, đồng thời khống chế tốt chất
lượng của sản phẩm.
(8) Bảo quản đống gỗ xẻ. Nghiên cứu các phương pháp bảo quản đống gỗ xẻ có chủng loại,
kích thước và đẳng cấp khác nhau, kỹ thuật và thiết bị bốc dỡ, vận chuyển đối với gỗ xẻ.
(9) Gia công bước tiếp theo (gia công bước 2) đối với gỗ xẻ. Nghiên cứu sản xuất gỗ xẻ
không còn mấu mắt, hay nghiên cứu kỹ thuật sản xuất gỗ dán, các chi tiết gỗ dùng trong
kiến trúc, gỗ sàn, cửa gỗ, kỹ thuật biến tính để tạo ra các sản phẩm gỗ xẻ có khả năng
chống nứt, gỗ có khả năng chống mục mọt, chậm cháy,….
(10) Lợi dụng các phế phẩm trong quá trình xẻ gỗ. Nghiên cứu công nghệ và thiết bị sản
xuất các sản phẩm đơn giản từ gỗ, công nghệ sản xuất ván dăm, nghiên cứu các hướng sử
dụng mới cho các loại phế phẩm như cành nhánh, rễ cây, vỏ cây, mùn cưa,…
(11) Thiết kế phân xưởng xẻ. Căn cứ vào các điều kiện đã biết, làm thế nào để lựa chọn

được một cách hợp lý máy cưa chính và các thiết bị liên quan, thiết kế được quy trình
công nghệ xẻ gỗ đạt tiêu chuẩn cao, tiến hành bố trí thiết bị trong phân xưởng, đồng thời
phân tích các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của nó.
(12) Ứng dụng của máy tính trong công nghiệp xẻ gỗ. Nghiên cứu về phương diện ứng
dụng máy vi tính trong việc thiết kế tối ưu hoá, điều khiển tự động hay quản lý đối với các
xí nghiệp xẻ.
2. Lịch sử phát triển của ngành công nghiệp xẻ gỗ
Xẻ gỗ là một môn cơ bản nhất và xuất hiện sớm nhất của ngành công nghiệp chế biến
gỗ bằng cơ giới. Khoảng 2000 năm trước, Lỗ Ban của Trung Quốc đã phát minh ra cưa
tay đầu tiên. Khoảng năm 600 trước công nguyên, trên thành của kim tự tháp Ai Cập đã
được vẽ những bức tranh về cưa tay và bào tay bằng đồng thau. Do xuất hiện cơ cấu lệch
tâm, nên sau năm 1780 tại Anh, Pháp và một số quốc gia châu Âu khác đã xuất hiện các
xưởng xẻ gỗ sử dụng cưa khung kiểu thủy lực và cưa đĩa. Do cưa khung có kết cấu phức
tạp, còn cưa đĩa thì có tiếng ồn lớn, kỹ thuật hiệu chỉnh lưỡi cưa lại đòi hỏi cao, nên năm
1880 tại nước Anh đã phát minh ra chiếc máy cưa vòng đầu tiên trên thế giới. Hơn một
thế kỷ trở lại đây, cưa vòng đã được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Từ đầu thế kỷ 20 đến những năm 60, công nghệ xẻ gỗ đã không ngừng được cải tiến, bộ
phận chuyển động của cưa vòng hầu hết đã được cải tiến thành sử dụng áp suất nén thuỷ
lực hoặc áp suất của khí nén. Lưỡi cưa cũng đã được cải tiến và phát triển rõ rệt, hiện đã
được ứng dụng các hợp kim cứng để chế tạo ra răng cưa, lưỡi cưa mỏng và có cường độ
cao,…, vận chuyển gỗ tròn vào xưởng cũng như vận chuyển ván thành phẩm và bán thành
phẩm đã được sử dụng các thiết bị vận chuyển đa năng, trong nhà xưởng thực hiện sự văn
minh trong sản xuất. Từ giữa thế kỷ 20 trở lại đây, châu Âu và bắc Mỹ lại xuất hiện loại
cưa vòng đôi, hay loại cưa vòng gồm hai cưa được mắc nối tiếp trên một khung và cũng
xuất hiện loại máy liên hợp xẻ gỗ - tạo dăm. Việc dùng tia X- quang và sóng siêu âm để
xác định khuyết tật cũng như kim loại có ở trong gỗ tròn, thước kiểm tra bằng quang điện,

2



điều chỉnh tự động bằng máy tính điện tử,…. cũng đã dần dần được ứng dụng vào trong
công nghiệp xẻ gỗ.
Ngành công nghiệp xẻ gỗ của Trung Quốc đã có lịch sử phát triển trên 100 năm. Đầu
thế kỷ 20, theo sự du nhập của các nhà tư bản nước ngoài vào, tại thành phố Thượng Hải,
Đại Liên hay một số thành phố khác đã bắt đầu xây dựng một số xưởng xẻ gỗ, các loại
cưa cũng đều được nhập từ nước ngoài vào. Do các nước đế quốc xâm lược và cướp bóc
làm cho ngành công nghiệp xẻ của Trung Quốc luôn luôn ở trong trạng thái lạc hậu, hầu
hết các thiết bị đều rất cũ, kỹ thuật thì lạc hậu, cường độ lao động lớn, năng xuất lao động
thấp, lượng gỗ tổn thất lớn, bố cục sản xuất không hợp lý, các thiết bị do trong nước sản
xuất lại rất ít. Sau khi độc lập, những xưởng xẻ của tư bản nước ngoài này đã bị tiếp quản,
nhà nước đã tiến hành điều chỉnh và cải tạo đối với những xưởng xẻ này, trên cả nước còn
được đầu tư xây dựng hàng loạt các xưởng xẻ mới. Trải qua mấy chục năm kiên trì và
quyết tâm, ngành công nghiệp xẻ gỗ của Trung Quốc đã không ngừng phát triển từ nhỏ
thành lớn, từ yếu thành mạnh. Hiện nay, cả nước có khoảng trên 2000 xưởng xẻ lớn nhỏ,
từ chế tạo máy móc cơ giới đến gia công sản phẩm, từ công nghệ kỹ thuật đến quản lý
kinh doanh, đã hình thành nên một hệ hoàn chỉnh, mà đã có được năng lực sản xuất và
mức độ tân tiến nhất định.
Vào thập niên 80 của thế kỷ 20, ngành công nghiệp xẻ của Trung Quốc đã bước được
vào giai đoạn phát triển của nó, trong sản xuất lấy cưa vòng làm chủ, các loại hình thiết bị
khác cũng dần dần được hợp lý hoá và hoàn thiện. Các loại thiết bị trong xẻ gỗ đều được
sản xuất với kỹ thuật tiên tiến nhất, lấy vận chuyển bằng cơ giới, khí động học hay truyền
động thuỷ lực để thay thế quá trình vận chuyển bằng thủ công, nâng cao năng suất sản
xuất, giảm thấp cường độ lao động. Hàng loạt các kỹ thuật mới như: thước kiểm tra bằng
quang điện, tăng cường độ cứng cho răng cưa, sử dụng phương pháp vi chỉnh trong sản
xuất, đo kích thước hiển thị bằng kỹ thuật số, tự động xử lý căn chỉnh cưa, sử dụng máy
tính để trợ giúp việc tối ưu hoá trong lập bản đồ xẻ,… cũng đã được nghiên cứu và đưa
vào ứng dụng. Theo sự mở cửa với bên ngoài cũng như gia nhập tổ chức thương mại thế
giới WTO, đã có những xưởng sản xuất nhập những dây chuyển tiên tiến từ bên ngoài về,
điều đó cũng thúc đẩy sự tiến bộ của kỹ thuật xẻ gỗ ở trong nước; cũng đã có những
xưởng xẻ do nước ngoài đầu tư hoặc liên doanh được xây dựng ở trong nước, còn có

không ít các xí nghiệp đã vươn tới các nước như: Nga, Nam Mỹ, châu Phi,…để đầu tư
xây dựng các xưởng xẻ ngay tại các lâm phần khai thác gỗ. Mặc dù các xưởng xẻ ở trong
nước so với ở các nước phát triển khác còn nhiều khác biệt, song có thể dự đoán được
rằng, thông qua quá trình chuyển biến về cơ chế kinh doanh của các xí nghiệp, đặc biệt là
thông qua sự cạnh tranh trên thị trường tự do, các xí nghiệp xẻ nhất định sẽ tự thân nâng
cao được năng lực của mình, khắc phục được những khó khăn tạm thời, bước theo con
đường mang bản sắc riêng của Trung Quốc.
3. Tình hình cơ bản của ngành công nghiệp xẻ gỗ
3.1. Tình hình của ngành công nghiệp xẻ gỗ của Trung Quốc
Căn cứ vào tài liệu thống kế cho thấy, sản lượng gỗ xẻ của Trung Quốc đạt khoảng
20% tổng lượng gỗ cây sinh trưởng, lượng gỗ tròn được chặt hạ hàng năm đạt khoảng 50
triệu m3, trong đó gỗ xẻ chiếm khoảng 50% trong tổng lượng gỗ cây chặt hạ, tức là

3


khoảng 25 triệu m3. Cả nước có trên 2000 xưởng xẻ, trong đó có khoảng hơn 1000 xưởng
xẻ có công suất trên 10.000 m3/năm.
Nguồn cung cấp gỗ tròn: từ các lâm phần của các vùng Đông bắc, Nội mông cổ, nhập
khẩu từ Nga; các vùng duyên hải như Sơn Đông, Giang Tô, Thượng Hải, Triết Giang,
Quảng Đông, một bộ phận từ các tỉnh Giang Tây, Phúc Kiến, một bộ phận nhập khẩu từ
Bắc Mỹ, Nam Phi, Châu Phi, các nước Đông Nam Á; các khu vực Tây nam, Tây bắc,…
Sản phẩm gỗ xẻ: vùng Đông bắc chủ yếu là tạo ra các sản phẩm như gỗ tấm, gỗ hộp,
tà vẹt, gỗ dùng làm bàn máy,… các sản phẩm phụ như gỗ dùng làm hộp bao bì hay
nguyên liệu cho sản xuất ván sàn. Khu vực phía nam và Bắc Kinh, Thiên Tân, Tây An,
Thượng Hải, Thanh Đảo thì chủ yếu sản xuất ra các sản phẩm gỗ tấm và gỗ hộp, chúng
được cung cấp chủ yếu để sử dụng trong kiến trúc thành thị, nguyên liệu làm bao bì và đồ
gia dụng.
Thiết bị xẻ: với các xưởng xẻ ở Trung Quốc thì phần lớn là sử dụng cưa vòng làm cưa
chính, cũng có một số ít các xưởng sử dụng cưa xọc hoặc cưa đĩa hai lưỡi hay nhiều lưỡi

để làm cưa chính, với các xưởng cỡ nhỏ đặt tại các lâm phần thì đại đa số là sử dụng cưa
đĩa. Hiện nay, các thiết bị được sử dụng chủ yếu là do Trung Quốc sản xuất, chỉ có một
lượng nhỏ được nhập khẩu từ Nhật Bản, hay từ Đức. Ngoài cưa vòng ra, các thiết bị phụ
trợ khác hay các thiết bị vận chuyển thì chỉ có những xưởng cỡ lớn mới để ý quan tâm.
Quy trình công nghệ: căn cứ theo những đặc điểm cơ bản của gỗ tròn, lấy cưa vòng
làm cưa chính, mà sẽ hình thành nên các dây chuyền công nghệ sản xuất khác nhau, cũng
có những dây chuyền công nghệ lại được tổ thành từ sự kết hợp giữa cưa vòng và cưa xọc,
gần đây lại xuất hiện dây chuyền sản xuất tự động, lấy cưa đĩa nhiều lưỡi làm cưa chính.
Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: với các xưởng xẻ của Trung Quốc, tỷ lệ thành khí khi xẻ gỗ
tròn là tương đối cao so với các nước khác, tỷ lệ thành khí của sản phẩm đạt khoảng 62%,
tỷ lệ thành khí tổng hợp đạt khoảng 70-75%, tỷ lệ thành khí trung bình trên thế giới là
55%. Nhưng, hiệu suất lợi dụng tổng hợp của gỗ tròn lại thấp hơn nhiều nước khác, chỉ
đạt khoảng 80%, chủ yếu là do quá trình quản lý phân tán, quy mô sản xuất nhỏ, sản
phẩm đơn độc. Ở các nước có ngành lâm nghiệp phát triển trên thế giới do lợi dụng tốt
khâu tạo dăm hay cưa xẻ không loại bỏ mùn,…đã làm cho tỷ lệ lợi dụng tổng hợp đối với
gỗ tròn có thể đạt tới trên 90%. Tỷ lệ gỗ xẻ hợp quy cách còn thấp, nó phản ánh chủ yếu ở
sai số về chiều dày quá lớn, có những xưởng xẻ tỷ lệ gỗ xẻ hợp quy cách chỉ đạt dưới
50%. Hiệu suất lao động còn thấp, sản lượng tính theo một công nhân một ca không bằng
50% so với ở các nước có ngành lâm nghiệp phát triển khác, nếu tính bình quân cho tất cả
các lao động khác thì càng thấp, không thể so sánh được với các xưởng xẻ có tính hiện đại
hoá hiện nay trên thế giới. Nhìn một cách tổng thể, các xưởng xẻ của Trung Quốc hiện
nay mới chỉ ở trong giai đoạn phát triển, trình độ kỹ thuật chưa cao, mức độ tự động hoá
còn thấp, lợi ích về kinh tế chưa cao, vẫn còn kém nhiều nước có ngành lâm nghiệp phát
triển khác trên thế giới.
3.2. Tình hình ngành công nghiệp xẻ gỗ trên thế giới
Công nghiệp xẻ gỗ là một trong những bộ phận lớn nhất của ngành chế biến lâm sản,
theo thống kê trên toàn thế giới hiện nay có khoảng 200.000 xưởng xẻ, sản lượng gỗ tròn
được chặt hạ trên thế giới mỗi năm vào khoảng 1 tỷ 350 triệu m 3, trong đó trên 50% được
dùng trong công nghiệp xẻ.


4


Các khu vực có sản lượng gỗ xẻ lớn nhất là Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á, chúng
chiếm tổng sản lượng gỗ xẻ trên toàn thế giới theo thứ tự là 43%, 29% và 20.2%; những
nước có sản lượng gỗ xẻ lớn nhất gồm: Nga, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Braxin, Thuỵ Điển
và Phần Lan. Nước xuất khẩu gỗ xẻ lớn nhất là Canada, Nga, Thuỵ Điển, Phần Lan và
Romania. Nước có kỹ thuật xẻ gỗ tiên tiến nhất là Thuỵ Điển, Phần Lan, Đức, Mỹ và
Canada.
Khoảng 20 năm trở lại đay, ngành công nghiệp xẻ gỗ của thế giới đã phát sinh những
thay đổi như sau: thứ nhất, nguồn nguyên liệu tự nhiên có thay đổi rất lớn, tức là rừng
nguyên sinh, gỗ có đường kính lớn dần dần cạn kiệt, thay vào đó là sự phát triển của rừng
trồng và rừng cây tái sinh, lượng gỗ có đường kính nhỏ được sử dụng làm nguyên liệu
ngày càng tăng, nó chiếm khoảng 50% ở hầu hết các quốc gia hiện nay. Thứ hai, ngành
công nghiệp sản xuất giấy và công nghiệp sản xuất ván nhân tạo đã tạo nên sự cạnh tranh
về nguyên liệu đối với ngành công nghiệp xẻ, do những ngành này phát triển quá nhanh,
làm cho giá thành của gỗ tròn cũng theo đó mà tăng lên rất nhanh. Thứ ba, do giá của gỗ
tròn tăng cao, nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của sản phẩm. Trong khoảng 10 năm
trở lại đây, giá của gỗ tròn đã tăng lên khoảng 10 lần. Do đó, xét theo giá thành của gỗ xẻ
thì trong đó chiếm tới 75-80% là giá của gỗ tròn. Thứ tư, do tốc độ phát triển quá nhanh
của kỹ thuật điện và điện tử, nó cũng làm thúc đẩy sự hiện đại hoá của các xưởng xẻ.
Tình hình phát triển chung của ngành công nghiệp xẻ gỗ là: sản lượng gỗ xẻ tăng lên
không nhanh, nhưng quản lý kinh doanh thì ngày càng hợp lý hơn, kỹ thuật sản xuất tiến
bộ rất lớn, năng suất lao động được nâng cao rõ rệt, sự lợi dụng tổng hợp đối với gỗ tròn không
ngừng được cải tiến, gia công bước tiếp theo đối với gỗ xẻ đang có xu hướng phát triển.
4. Xu thế phát triển của ngành công nghiệp xẻ gỗ
Ngành công nghiệp xẻ của Trung Quốc nó có những đặc điểm riêng của nó, theo mục
tiêu lâu dài thì ngành công nghiệp xẻ của Trung Quốc bắt buộc phải học hỏi lấy những
kinh nghiệm của các quốc gia có ngành lâm nghiệp phát triển, đồng thời từng bước tiếp
nhận lấy chúng. Do vậy, xu thế phát triển của ngành công nghiệp xẻ gỗ có thể được tóm

tắt thành những mặt sau:
(1) Tiếp cận vùng nguyên liệu, thực hiện kinh doanh kết hợp. Nhằm rút ngắn cự ly vận
chuyển nguyên liệu, giảm thấp chi phí vận chuyển và lượng vận chuyển, đảm bảo thuận
tiện cho gia công và lợi dụng gỗ, tăng năng lực cạnh tranh cho các xí nghiệp xẻ. Vị trí của
các xưởng xẻ nên cố gắng gần với các khu nguyên liệu trong các lâm phần, nhằm nâng
cao được hiệu ích kinh tế và đạt được phương thức kinh doanh kết hợp tốt nhất. Kinh
doanh kết hợp có 2 phương thức, một loại là kết hợp theo chiều ngang, tức là giữa các
xưởng xẻ với nhau kết hợp lại tạo thành công ty lớn; loại khác là kết hợp theo chiều dọc,
tức là các xưởng xẻ liên kết với các xưởng sản xuất bột giấy, xưởng sản xuất ván nhân
tạo, xưởng sản xuất đồ mộc (như xưởng sản xuất cửa, xưởng sản xuất bao bì, xưởng sản
xuất ván sàn,…), hay liên kết với các xí nghiệp khai thác gỗ nhằm thuận tiện cho việc lợi
dụng tổng hợp đối với gỗ tròn.
(2) Mở rộng quy mô, giảm bớt số lượng của các xưởng xẻ, nhằm nâng cao lợi tích tổng
thể của các xí nghiệp, thuận lợi cho quá trình phát triển cơ giới hoá và tự động hoá trong
sản xuất, giảm thấp số lượng nhân công, nhiên liệu, động lực tiêu hao cho một đơn vị sản
phẩm, tăng tỷ lệ lợi dụng tổng hợp và hiệu quả kinh tế đối với gỗ tròn. Khoảng 30 năm trở

5


lại đây, ở các quốc gia có ngành lâm nghiệp phát triển liên tục biến đổi theo xu hướng
giảm thấp số lượng các xưởng xẻ có quy mô nhỏ, tăng số lượng các xưởng xẻ có quy mô
lớn. Ở Mỹ và Canada, khoảng 60-80% tổng sản lượng gỗ xẻ là tập chung vào khoảng 510% các xưởng xẻ có quy mô lớn, các xưởng xẻ này có quy mô sản xuất trung bình đạt
100.000 m3/năm, còn ở Châu Âu, quy mô nhỏ nhất của các xưởng xẻ cũng đạt trên 50.000
m3/năm.
(3) Đơn giản hoá trong quy cách sản phẩm, phát triển sản xuất theo hướng chuyên nghiệp
hoá. Tiến hành đơn giản hoá về kích thước đối với chiều dài của gỗ tròn và gỗ xẻ, thực
hiện quy trình sản xuất hàng loạt, không những có lợi cho quá trình phân loại gỗ tròn và
gỗ xẻ, mà còn làm giảm được mức độ khó khăn trong khâu gia công sản phẩm, lại càng có
lợi cho tăng năng suất lao động, hay mức độ cơ giới hoá cho các kho bãi gỗ.

Xưởng xẻ thường căn cứ theo chủng loại và cấp đường kính của gỗ tròn, công dụng
của sản phẩm (làm đồ gia dụng, dùng trong kiến trúc hay làm toa xe,…) để tiến hành sản
xuất theo hướng chuyên nghiệp hoá. Nó cũng có thể căn cứ vào gỗ để xuất khẩu hay gỗ
để tiêu dùng trong nước, dây chuyền công nghệ, thiết bị của các nhà xưởng khác nhau để
tiến hành chuyên nghiệp hoá sản xuất. Tại nước Nga, ngoài việc căn cứ theo công dụng
của sản phẩm (gỗ xuất khẩu, gỗ chuyên dùng, gỗ gia công thô, gia công tinh,…) để xây
dựng hệ thống sản xuất chuyên nghiệp hoá, vào đầu thập niên 70 của thế kỷ 20 đã bắt đầu
căn cứ vào chiều dày của sản phẩm gỗ xẻ để tiến hành sản xuất chuyên nghiệp hoá; cuối
thập niên 80, đã có khoảng 50% các xưởng xẻ thực hiện sản xuất chuyên nghiệp hoá theo
2 đến 3 cấp chiều dày của sản phẩm gỗ xẻ, khoảng 30% các xưởng xẻ tiến hành sản xuất
chuyên nghiệp hoá theo 4 đến 5 cấp chiều dày của sản phẩm.
(4) Giảm thấp cấp đường kính của nguyên liệu, lợi dụng triệt để gỗ tròn có đường kính
nhỏ. Nguồn rừng tự nhiên ngày càng cạn kiệt, số lượng các loại gỗ có đường kính lớn và
trung bình ngày càng ít, thay vào đó là rừng trồng và rừng tái sinh, nên bắt buộc phải biết
lợi dụng được triệt để những cây gỗ có đường kính nhỏ để tiến hành xẻ, tạo dăm hay sản
xuất bột giấy.
Trước kia, đường kính của gỗ tròn nhỏ nhất dùng trong công nghiệp xẻ là khoảng 1420 cm, nhưng ngày nay đường kính của gỗ tròn nhỏ nhất dùng trong công nghiệp xẻ là
khoảng 10cm, ở Canada đã nghiên cứu và chế tạo thành công loại máy liên hợp có thể sử
dụng được cả những cây gỗ tròn có đường kính từ 6-10cm.
(5) Tiến hành bóc vỏ gỗ tròn và lợi dụng triệt để các phế phẩm. Bóc vỏ và băm dăm lợi
dụng có quan hệ với nhau rất chặt chẽ, nó nhằm đảm bảo cho độ sạch của dăm gỗ, nâng
cao chất lượng của sản phẩm ván nhân tạo hay sản phẩm bột giấy, tiến hành cơ giới hoá
trong bóc vỏ gỗ tròn là một công đoạn không thể thiếu được trong một xưởng xẻ.
Tại Mỹ, các xưởng xẻ có quy mô lớn thường bố trí cả máy bóc vỏ và máy băm dăm
kết hợp lại với nhau, có đến 50% các phế phẩm của quá trình xẻ được gia công thành
dăm. Tại Canada con số này là 35%. Ở những nước có ngành lâm nghiệp phát triển, việc
tiến hành lợi dụng các phế phẩm của quá trình xẻ để tạo dăm là một trong số những cách
nhằm tăng tỷ lệ lợi dụng tổng hợp đối với gỗ tròn. Do vậy, trong điều kiện giá cả của gỗ
tròn không ngừng tăng cao, để có thể đảm bảo được lợi ích kinh tế của ngành công nghiệp xẻ,
thì việc sử dụng các phế phẩm của quá trình xẻ để tạo dăm là một nhân tố hết sức quan trọng.


6


Bóc vỏ cho gỗ tròn không những chỉ vì công nghệ tạo dăm, mà nó còn có lợi cho tuổi
thọ của dao cắt, cải thiện môi trường trên trong nhà xưởng, nó cũng là những điều kiện bắt
buộc để áp dụng được quá trình kiểm tra bằng quang học và điều khiển tự động bằng máy
tính điện tử. Ngoài ra, vỏ bóc ra được tập hợp lại cũng có thể tiến hành lợi dụng được chúng.
(6) Nghiên cứu, chế tạo ra công nghệ và thiết bị mới, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong sản
xuất. Căn cứ vào nguồn nguyên liệu và công dụng của sản phẩm khác nhau, nên việc lựa
chọn dây chuyền công nghệ sản xuất cũng sẽ khác nhau để tiến hành chuyên nghiệp hoá
sản xuất. Cải tiến công nghệ truyền thống, nghiên cứu ra công nghệ và thiết bị phù hợp
với gia công các loại nguyên liệu có đường kính nhỏ, như công nghệ xẻ gỗ có sự kết hợp
giữa cưa vòng và cưa xọc, hay có sự tham gia của cưa đĩa nhiều lưỡi,…để tiến hành “chỉ
cần đi một đường là ra được sản phẩm”.
Cải tiến những loại cưa vòng hiện có nhằm nâng cao độ chính xác cho cưa, sử dụng
các kỹ thuật tiên tiến trong căng chỉnh cưa hay sử dụng cưa có lưỡi mỏng, sử dụng cơ cấu
thuỷ lực trong căng cưa, hoàn thiện các thiết bị sửa chữa cưa, nâng cao trình độ sửa chữa
và bảo dưỡng cưa như sử dụng hàn hơi, sản xuất răng cưa có độ cứng cao, căng cưa tự
động, kỹ thuật mài sửa răng cưa tự động,…
Sử dụng cưa xọc loại nhỏ kết hợp với cưa vòng dùng để xẻ gỗ, phát huy tối đa được
đặc điểm của từng loại cưa, thích hợp để gia công được nguyên liệu rừng trồng có đường
kính nhỏ, nhưng lại đạt được chất lượng cao, nó cũng vừa nâng cao được chất lượng gia
công và hiệu quả sản xuất. Với những loại cưa xọc mới thì cần cải tiến những mặt sau:
đầu tiên, cần tăng tốc độ của trục chủ động, tăng hành trình của cưa; tiếp đến cải tiến cơ
cấu lắp đặt lưỡi cưa, giảm thời gian căn chỉnh lưỡi cưa, sử dụng cơ cấu căn chỉnh lưỡi cưa
bằng thuỷ lực để nâng cao tính ổn định của lưỡi cưa. Ngoài ra, nên cải tiến quỹ đạo
chuyển động của khung cưa thành hình số 8, để làm giảm bớt lực xung kích tạo ra ở các
điểm chết khi cưa lên xuống; cải tiến cơ cấu nạp liệu, thực hiện điều tốc vô cấp.
Tiến hành cải tiến đối với cưa đĩa, giảm chiều dày của lưỡi cưa để làm giảm bớt sự

tổn thất gỗ khi cưa; thay đổi về hình thức kết cấu của cưa, sử dụng hợp kim cứng để sản
xuất răng cưa, từ đó khắc phục được hiện tượng rung động mạnh và sinh nhiệt hay cũng
làm giảm tiếng ồn khi cưa, nâng cao chất lượng bề mặt của gỗ xẻ; thay đổi hình dáng của
răng cưa để sao cho mùn cưa tạo ra là dạng sợi nhỏ. Nghiên cứu chế tạo những loại cưa
đĩa hai trục, cưa đĩa nhiều lưỡi để sử dụng cho gia công các loại gỗ có đường kính nhỏ.
(7) Triển khai gia công bước hai đối với gỗ xẻ, tăng giá trị và chủng loại sản phẩm. Gia
công bước hai đối với gỗ xẻ là thực hiện gia công tiếp bước nữa đối với sản phẩm gỗ xẻ,
căn cứ vào công dụng của sản phẩm để tiến hành quá trình xử lý mang tính đặc thù hoặc
gia công thành thành phẩm hoặc bán thành phẩm. Gia công bước hai đối với gỗ xẻ không
những làm tăng chất lượng sản phẩm, làm tăng chủng loại sản phẩm, mà còn làm tăng
được giá trị của sản phẩm, giảm bớt được chi phí cho vận chuyển. Đồng thời đối với
những phế phẩm của quá trình này có thể tập hợp lại để tiến hành lợi dụng.
Gia công bước hai đối với gỗ xẻ có thể được phân ra thành 4 loại đó là: phân loại theo
cường độ và gia công về hình dáng (bao gồm xẻ tiếp bước nữa, bào, rọc rìa hay phân loại theo
cấp chiều dài,…); ngâm tẩm để biến tính và xử lý bề mặt; hong phơi tự nhiên và gia công cao
cấp (bao gồm sản xuất ra các chi tiết đồ mộc, các chi tiết trong kiến trúc, ván sàn,…).

7


(8) Nâng cao trang thiết bị cho các kho bãi, thúc tiến cơ giới hoá và tự động hoá toàn diện.
Kho bãi ở các xí nghiệp xẻ thường là các kho bãi tự nhiên, diện tích lớn, công việc thao
tác nhiều và phức tạp, đây chính là trọng điểm của quá trình cơ giới hoá và tự động hoá
theo sự phát triển của các xưởng xẻ.
Thực hiện cơ giới hoá và tự động hoá cho các khâu từ vớt gỗ dưới sông, dỡ gỗ từ xe
xuống, vận chuyển, phân loại, đến kiểm tra, xếp đống gỗ xẻ,… là một trong những chỉ
tiêu quan trọng để hiện đại hoá trong các xưởng xẻ. Nó không những nâng cao năng suất,
giảm thấp cường độ lao động, mà còn đảm bảo quá trình gia công sản xuất và bảo quản
hợp lý cho gỗ tròn.
(9) Phát triển kỹ thuật kiểm tra tự động, ứng dụng máy tính điện tử trong điều chỉnh tối ưu

hoá. Kỹ thuật kiểm tra tự động là cơ sở cho quá trình tự động hoá sản xuất và điều khiển
tự động bằng máy tính điện tử trong các xưởng xẻ. Ứng dụng kỹ thuật tự động hoá, có
khả năng lợi dụng được ở mức hợp lý nhất đối với gỗ tròn, giảm thấp sức lao động, giải
phóng được lực lượng lao động nặng nhọc và lao động trong môi trường ô nhiễm, quan
trọng hơn là nâng cao được tỷ lệ thành khí và hiệu quả kinh tế đối với gỗ tròn.
Dùng để kiểm tra hình dáng, kích thước của gỗ tròn và gỗ xẻ có các thiết bị như máy
quét quang điện hay bộ truyền cảm dạng điện khí. Dùng để tự động kiểm tra các khuyết
tật bên ngoài của gỗ xẻ chủ yếu là sử dụng máy quét quang điện. Dùng để kiểm tra khuyết
tật bên trong của gỗ xẻ có phương pháp siêu âm, phương pháp vi sóng hay phương pháp
quét CT, phương pháp X-quang,…
Sử dụng máy tính điện tử để tối ưu hoá trong sản xuất có: tối ưu hoá trong xẻ gỗ, tối
ưu hoá trong lập bản đồ xẻ, tối ưu hoá trong rọc rìa, cắt khúc,… Dùng máy tính điện tử để
điều khiển tự động có: điều khiển tự động cho cưa vòng, định vị gỗ tròn, xoay lật gỗ, rọc
rìa, phân loại gỗ xẻ,… Dùng máy tính trong quản lý có: tính toán thể tích của gỗ, quản lý
kho bãi, thiết kế công nghệ xẻ và phân tích chất lượng gỗ xẻ,…
(10) Tăng cường khống chế chất lượng sản phẩm, tiến hành quản lý toàn diện một cách
khoa học. Sản phẩm gỗ xẻ của Trung Quốc hiện nay có chất lượng chưa cao, tỷ lệ sản
phẩm hợp quy cách thấp, trong sự cạnh tranh ác liệt của nền kinh tế thị trường thì chất
lượng là sinh mệnh của các xí nghiệp, nên bắt buộc phải tìm mọi cách để nâng cao được
chất lượng của sản phẩm. Đầu tiên cần phải nâng cao độ chính xác về kích thước của gỗ
xẻ, giảm thấp sai số giữa các vị trí trên một sản phẩm, phân loại theo đẳng cấp một cách
chặt chẽ.
Quản lý mang tính khoa học, nó đã thâm nhập vào đến hầu hết các công đoạn của
một xí nghiệp, từ cung cấp nguyên liệu, tổ chức thiết kết sản xuất, phân công lao động,
điều phối vốn, bán hàng hay chiến lược phát triển,… tạo thành một hệ thống quản lý xí
nghiệp theo hướng quản lý có hiệu quả đã được chúng ta coi trọng, vấn đề quản lý một
cách khoa học, hợp lý, hiệu quả cao là đặc điểm nổi bật của quản lý các xí nghiệp xẻ gỗ
hiện đại.

8



Chương 1. Nguyên liệu và sản phẩm trong công nghiệp xẻ gỗ
1.1. Cắt khúc gỗ cây
Cây gỗ sau khi chặt hạ, loại bỏ đi cành nhánh được gọi là gỗ cây (hay gỗ nguyên
cây). Quá trình cắt cây gỗ thành từng khúc gỗ tròn được gọi là quá trình cắt khúc gỗ cây.
1.1.1. Phương pháp cắt khúc
(1) Lấy chiều dài của khúc gỗ tròn làm cơ sở cho quá trình cắt khúc, đường kính của khúc
gỗ là hàm số của chiều dài. Quá trình cắt khúc này sẽ tạo ra được độ dài yêu cầu của tấm
ván xẻ, tiện lợi cho quá trình vận chuyển và xếp đống, nhưng trong cùng một chiều dài
của khúc gỗ tròn thì có rất nhiều cấp đường kính khác nhau, khi xẻ gỗ tốt nhất là căn cứ
theo cấp đường kính mà lựa chọn để tiện cho quá trình xẻ, đồng thời cũng làm tăng tỷ lệ
thành khí, ở Trung Quốc hiện nay cũng đang sử dụng phương pháp này.
(2) Lấy đường kính của khúc gỗ tròn làm cơ sở cho quá trình cắt khúc, chiều dài của khúc
gỗ sẽ là hàm số của đường kính. Phương pháp cắt khúc này sẽ đạt được chiều dày và
chiều rộng của tấm ván xẻ phù hợp với yêu cầu sản xuất, có thể làm giảm bớt sự thay đổi
của bản đồ xẻ, nâng cao tỷ lệ thành khí. Thế nhưng, khi đó cùng một cấp đường kính thì
kích thước về chiều dài của khúc gỗ lại rất khác nhau, không có lợi cho quá trình vận
chuyển và xếp đống, sẽ làm cho diện tích cần thiết của kho bãi tăng cao, gây khó khăn
cho thao tác trong sản xuất.
Trước khi cắt khúc nên tiến hành tính toán định lượng cho cây gỗ. Quá trình tính toán
phải căn cứ theo nguyên tắc về kích thước của khúc gỗ tròn cần cắt, khuyết tật và công
dụng của khúc gỗ cắt, cũng phải căn cứ theo nguyên lý về tỷ lệ thành khí và hiệu quả kinh
tế cao nhất. Công việc định lượng cho cây gỗ là một bước quan trọng trong quá trình cắt
khúc, nó quyết định đến đẳng cấp, chủng loại của khúc gỗ được cắt ra, nó đảm bảo được
sự hoàn thành của kế hoạch sản xuất, nâng cao tỷ lệ thành khí, đồng thời cũng là bước
quan trọng trong việc lợi dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng.
Định lượng cho cây gỗ một cách hợp lý, chấp hành chính xác tiêu chuẩn của quốc gia
cho quá trình cắt khúc cũng như theo đơn đặt hàng, xem xét kỹ càng những khuyết tật
cũng như đặc tính hình dạng của cây gỗ, trên cơ sở nâng cao giá trị lợi dụng và tận dụng

tối đa khả năng nâng cao tỷ lệ thành khí. Trong quá trình định lượng và cắt khúc, do các
nhân tố liên quan nhiều, nếu chỉ dựa vào những phương án xác định bằng thủ công trong
quá trình cắt khúc thì rất khó đạt được hiệu quả cao nhất. Ở những quốc gia có ngành lâm
nghiệp phát triển đã sử dụng thiết bị kiểm tra bằng quang điện hay sử dụng máy tính điện
tử để trợ giúp quá trình tính toán, làm cho quá trình định lượng và cắt khúc đối với cây gỗ
đạt được sự tối ưu nhất.
1.1.2. Nguyên tắc định lượng và cắt khúc cây gỗ
(1) Dựa trên cơ sở là tiêu chuẩn quốc gia và quy cách, chất lượng đặt hàng, đầu tiên là tạo
ra gỗ có những công dụng đặc thù, sau mới đến gỗ thông dụng; đầu tiên là tạo ra gỗ có
chất lượng tốt, sau mới đến gỗ thứ cấp; đầu tiên là tạo ra gỗ dài, sau mới đến gỗ ngắn.
(2) Cây gỗ có độ thót ngọn lớn thì tạo ra những loại sản phẩm có kích thước ngắn, cây gỗ
có độ thót ngọn nhỏ thì tạo ra sản phẩm gỗ dài, cây gỗ có độ thót ngọn trung bình thì tạo

9


ra sản phẩm có chiều dài lớn nhất nếu có thể. Khi cắt khúc, tỷ lệ giữa đường kính của đầu
nhỏ và đầu to của khúc gỗ không nên nhỏ hơn 0.71.
(3) Khi cắt khúc cây gỗ cong, nên theo hướng làm giảm bớt độ cong, cắt khúc một cách
hợp lý, sao cho từ độ cong lớn thành độ cong nhỏ, nếu quá cong thì cắt ở phía một đầu,
nếu độ cong nhỏ thì cắt ở đoạn giữa.
(4) Những cây gỗ có khuyết tật, cần tiến hành định lượng và cắt khúc theo phương pháp
khuyết tật phân tán hoặc tập chung. Khi những khuyết tật phân bố tương đối đồng đều,
hay không quá nghiêm trọng, thì căn cứ theo giới hạn cho phép của tiêu chuẩn quốc gia về
khuyết tật để tiến hành cắt khúc, tạo ra dạng khuyết tật phân tán hợp lý; nếu khuyết tật
nghiêm trọng hoặc phân bố tập chung thì phải làm cho những khuyết tật đó rơi vào một
đoạn gỗ tròn nào đó hoặc phải tiến hành loại bỏ, như thế sẽ đạt được công dụng tốt nhất
cho gỗ.
1.2. Khúc gỗ tròn (Log)
Chủng loại của gỗ tròn được căn cứ theo chủng loại của cây mà phân ra thành gỗ lá

kim và gỗ lá rộng, nếu căn cứ theo phương thức sử dụng có thể được phân thành gỗ tròn
được sử dụng trực tiếp và gỗ tròn dùng trong xẻ gỗ (sử dụng trong công nghiệp xẻ gỗ). Gỗ
tròn sử dụng trực tiếp chủ yếu được dùng làm trụ cột hay khung giá, ví dụ như dùng làm
cột chống trong hầm lò, cột nhà, cột điện,… Gỗ tròn dùng trong xẻ gỗ thì lại căn cứ theo
tiêu chuẩn quốc gia mà được phân thành gỗ tròn là gỗ lá kim dùng trong xẻ gỗ và gỗ tròn
là gỗ lá rộng dùng trong xẻ gỗ. Ngoài ra, tiêu chuẩn quốc gia còn quy định ra loại gỗ tròn
đặc biệt; gỗ tròn dùng trong bóc ván mỏng; gỗ tròn dùng trong sản xuất ván lạng; gỗ tròn
đường kính nhỏ; gỗ tròn dùng trong sản xuất bột giấy,… Còn nguyên liệu dùng trong
ngành công nghiệp xẻ thì ngoài gỗ tròn dùng trong xẻ gỗ ra còn bao gồm có cả gỗ tròn có
kích thước nhỏ và gỗ được gia công lần hai.
1.2.1. Gỗ tròn dùng trong xẻ gỗ
1.2.1.1. Chủng loại và công dụng của gỗ tròn dùng trong xẻ gỗ (tiêu chuẩn GB/T 143.1-1995)
(1) Chủng loại và công dụng chủ yếu của gỗ lá kim dùng trong xẻ gỗ:
● Thông rụng lá: tà vẹt, kiến trúc, tàu thuyền, thùng xe, linh kiện máy dệt, bàn máy.
● Thông chương tử (pinus sylvestris var. morgolica): kiến trúc, ván dán, tàu thuyền, thùng xe.
● Thông mã vĩ: tà vẹt, kiến trúc, sản xuất giấy, diêm, ván dán, thùng xe.
● Thông ngũ kim Hải Nam(pinus parviflora): kiến trúc, dụng cụ thể thao, sàn tàu thuyền.
● Thông Vân Nam (pinus yunnanensis), Thông tư mao, Thông cao sơn: kiến trúc, tàu
thuyền, thùng xe, ván dán, tà vẹt, bàn máy, sản xuất giấy.
● Thông lông gà: kiến trúc, sàn tàu thuyền, sản xuất giấy, bút chì.
● Thông đỏ (pinus koraiensis Korean pine), Thông hoa sơn(pinus armandii china armand
pine): tàu thuyền, thùng xe, kiến trúc, dụng cụ âm nhạc, mỹ thuật, linh kiện máy dệt.
● Vân sam: dụng cụ âm nhạc, sản xuất giấy, ván sợi, thùng xe, tà vẹt, kiến trúc.
● Lãnh sam, Thiết sam (Tsuga chinensis chinese hemlock): sản xuất giấy, ván sợi, tà vẹt,
kiến trúc.
● Sam mộc: kiến trúc, tàu thuyền, đồ gia dụng.
● Gỗ bách (sabina chinensis): đồ trang trí nội thất, công nghệ điêu khắc.

10



Những loài cây mà không được liệt ra ở trên thì căn cứ vào thói quen sử dụng của
từng địa phương, do Sở lâm nghiệp của các tỉnh hay các khu tự trị quy định những công dụng
chủ yếu của chúng. Riêng loài Thông đỏ không thể sử dụng để làm tà vẹt phổ thông được.
(2) Chủng loại và công dụng chủ yếu của gỗ lá rộng dùng trong xẻ gỗ:
● Long não, Nhuận nam (machilus spp.): đồ trang sức cao cấp, đồ gia dụng, ván dán, công
nghệ điêu khắc.
● Gỗ sát (sasfras tzumu chinese sasafras): đóng tàu thuyền, đồ gia dụng, làm khuôn.
● Gỗ lịch (quercus acutissima sawtooth oak): dụng cụ thể thao, linh kiện máy dệt, tàu
thuyền, tà vẹt, bàn máy.
● Liễu thuỷ khúc (faxinus mandshurica Japanese ash): ván dán, đồ dùng học tập, đồ gia dụng.
● Gỗ du (ulmus pumila siberian elm): tà vẹt, đồ gia dụng, ván dán, bàn máy.
● Gỗ thích (còn gọi là gỗ sắc, acer palmatum): thoi dệt, đồ âm nhạc, dụng cụ thể thao, đồ
dùng học tập.
● Gỗ dẻ: linh kiện trong máy dệt, tàu thuyền, thùng xe, đồ gia dụng.
● Gỗ bạch đàn, Táo rừng: tàu thuyền, thùng xe, đồ gia dụng, dụng cụ học tập.
● Gỗ dương Tilia: ván dán, bút chì, diêm, công nghệ điêu khắc.
● Gỗ dương đỏ: diêm, bút chì, ván dán, hộp bao bì.
● Gỗ phong: ván dán, đồ gia dụng, tà vẹt, hộp bao bì.
● Gỗ bạch dương: diêm, sản xuất giấy, ván dán.
● Gỗ song tử diệp (betula utilisvar sinensis china birch): ván dán, tà vẹt, bàn máy.
● Gỗ trẩu (còn gọi là gỗ Bào đồng hay gỗ Mộc miên): đồ dùng trang sức, ván dán, dụng
cụ âm nhạc, dụng cụ thể thao, đồ gia dụng.
Những loài gỗ mà chưa liệt ra ở trên, sẽ được căn cứ theo thói quen sử dụng của từng
địa phương mà do ngành lâm nghiệp của tỉnh (hoặc khu tự trị) quyết định ra công dụng
chủ yếu của chúng. Riêng loài gỗ Liễu thuỷ khúc thì không thể sử dụng để làm tà vẹt hay
bàn máy thông thường được, hay gỗ Dương Tilia thì không thể sản xuất được các sản
phẩm gỗ xẻ phổ thông.
1.2.1.2. Kích thước và sai số về kích thước của gỗ tròn dùng trong xẻ gỗ
Đối với gỗ tròn là gỗ lá kim thì kích thước và sai số cho phép được căn cứ theo tiêu

chuẩn GB/T143.2-1995. Với gỗ tròn là gỗ lá rộng thì kích thước và sai số cho phép được
căn cứ theo tiêu chuẩn GB/T4813-1995.
 Chiều dài: với gỗ lá kim từ 2-8m; gỗ lá rộng từ 2-6m.
 Đường kính: lớn hơn 14cm; đối với các vùng Đông bắc, Nội Mông Cổ, Tân Cương thì
lớn hơn 18cm.
 Cấp tiến: với chiều dài căn cứ theo cấp tiến là 0.2m; đường kính là 2 cm, khi không đủ
2 cm thì tính theo 1 cm tiến một cấp, nếu không đủ 1 cm thì bỏ qua.
 Sai số theo cấp chiều dài: cho phép

6
 2

cm .

1.2.1.3. Chất lượng của gỗ tròn dùng trong xẻ gỗ
Đối với gỗ lá kim dùng trong xẻ gỗ được phân cấp theo tiêu chuẩn GB/T143.2-1995.
Với gỗ lá rộng dùng trong xẻ gỗ được phân cấp theo tiêu chuẩn GB/T4813-1995. Phân
loại đẳng cấp của gỗ tròn là căn cứ vào mức độ về khuyết tật của gỗ tròn, khuyết tật càng

11


nghiêm trọng thì đẳng cấp càng thấp, với gỗ tròn là gỗ lá kim và gỗ lá rộng dùng trong xẻ
gỗ thường được phân thành 3 cấp, riêng gỗ tròn đặc biệt thì chỉ có duy nhất 1 cấp.
1.2.1.4. Kiểm tra đối với gỗ tròn dùng trong xẻ gỗ (xem tiêu chuẩn GB/T144-1995)
(1) Kiểm tra về cấp chiều dài của gỗ: chiều dài của khúc gỗ là khoảng cách ngắn nhất tính
từ 2 đầu khúc gỗ, căn cứ theo sai số cho phép để xác định.
(2) Kiểm tra về cấp đường kính của gỗ:
 Thông qua đo đường kính nhỏ nhất của phía đầu nhỏ khúc gỗ, rồi lại đo tiếp đường
kính theo đường đi qua tâm và vuông góc với nó. Giá trị trung bình của chúng được lấy

làm kích thước của đường kính cần kiểm tra. Còn những trường hợp khác thì lấy theo
kích thước ngắn nhất của đường kính đo được trên đầu khúc gỗ.
 Khúc gỗ đã xác định được chiều dài thì đường kính được đo ở bên phía đầu nhỏ.
 Nếu phía đầu nhỏ của khúc gỗ có phần gỗ bị lộn vỏ thì phải tiến hành loại bỏ phần đó
để đo đường kính.
 Gỗ 2 tâm, 3 tâm hay khúc gỗ có hai đầu sần sùi, thì đường kính sẽ được đo ở vị trí
nhẵn nhụi nhất.
 Gỗ dạng hai nhánh: căn cứ vào diện tích gỗ theo hướng nào là lớn nhất để tính kích
thước chiều dài và đường kính, nhánh còn lại được coi là mắt.
(3) Đánh giá đẳng cấp của gỗ tròn:
 Tiêu chuẩn chất lượng của gỗ tròn: yêu cầu về chất lượng của gỗ tròn dùng trong xẻ gỗ
được căn cứ theo tiêu chuẩn GB 143.2-1995 và GB/T4813-1995 để xác định. Cả hai tiêu
chuẩn trên được quy nạp lại như bảng 1-1.

Bảng 1.1. Giới hạn cho phép về khuyết tật của các đẳng cấp gỗ tròn dùng trong xẻ gỗ
Tên
khuyết tật

Phương pháp kiểm tra

Gỗ lá kim
I

II

dùng thước kiểm tra, kích
mắt sống

thước lớn nhất không được
phép vượt qua đường kính


15%

số lượng trong 1m chiều
dài không được phép vượt

5 mắt

qua
mắt lộ ra

số lượng trên toàn khúc gỗ

không cho

ngoài

không được phép vượt qua

phép

mục phần
gỗ giác

độ dày không được phép
vượt quá thước kiểm tra
tiêu chuẩn

III


I

II

không
40%

của thước kiểm tra.
mắt chết

Gỗ lá rộng

không cho
phép

12

10
mắt

hạn

III
không

20%

40%

hạn


chế

chế

không

không

hạn

2 mắt

4 mắt

chế

1 mắt

2 mắt

10%

20%

hạn
chế

không
cho phép

không
cho phép

1 mắt

2 mắt

10%

20%


mục phần
gỗ lõi

lỗ mọt

diện tích không được phép
lớn hơn diện tích bề mặt
của thước kiểm tra

phía đầu

lớn 1%,

lớn 1%,

phía đầu
nhỏ


phía đầu
nhỏ

phép

cho phép

không được phép vượt quá

phép

thước kiểm tra

36%

không

không cho

vượt qua chiều dài của

16%

không cho

số lượng trên 1m chiều dài

độ dài không được phép
nứt dọc


phía đầu

không
20

chế

Vân sam
20%
các loại

hạn

không
cho phép

16%

không
5

hạn

không
20%

40%

chế


khác 10%

hạn
chế

không
40%

36%

hạn
chế

độ cong lớn nhất không
độ cong

được vượt quá chiều dài

1.5%

3%

6%

1.5%

3%

6%


của đoạn gỗ bị cong
chiều rộng của phần thớ
độ nghiêng
thớ

nghiêng tính theo 1m chiều
dài từ phía đầu nhỏ, không

không
20%

50%

cho phép vượt quá thước

hạn

không
20%

50%

hạn

chế

chế

không


không

đo tiêu chuẩn
bị thương
phía ngoài

độ sâu của vết thương
không

được

vượt

quá

20%

thước kiểm tra tiêu chuẩn

40%

hạn
chế

20%

40%

hạn
chế


Chú ý: những khuyết tật không liệt kê ra trong bảng thì không tính

 Đánh giá đẳng cấp chất lượng của gỗ tròn: phương pháp đánh giá căn cứ theo tiêu
chuẩn GB/T155-1995. Khi định lượng cho gỗ tròn cần phải chú ý những điểm sau:
a. Gỗ có những loại khuyết tật nào, lấy loại khuyết tật nghiêm trọng nhất để tính toán; nếu
gỗ không đạt được 1 trong 3 loại đẳng cấp ở trên, thì căn cứ theo các đẳng cấp khác để
đánh giá xử lý.
b. Đơn vị để đánh giá khuyết tật: nứt dọc, gỗ lộn vỏ, cong, nứt vòng, bị tổn thương bên
ngoài và bạnh vè thì sử dụng đơn vị cm để tính, còn các khuyết tật khác dùng mm để tính.
c. Cần kiểm tra chiều dài của phạm vi các khuyết tật, tính toán đối với các loại mắt lộ ra
ngoài, phần gỗ mục, còn những thứ khác không cần tính toán.
d. Với những mắt gỗ mà lồi hẳn ra phía bên ngoài thì cần kiểm tra kích thước ở bộ phận
lồi ra của mắt đó; đối với gỗ lá kim khi cắt mặt cắt của mắt sống mà thấy xuất hiện lỗ
hổng hoặc gỗ bị mục, thì được tính toán theo mắt chết; số lượng mắt được tính cho đơn vị
là 1m chiều dài ở phần có nhiều mắt nhất, nếu ở phần danh giới của đầu khúc gỗ xuất hiện
mắt gỗ mà chỉ còn không đến 1/2 mắt thì bỏ qua không tính.
e. Những mắt lộ ra ngoài, cho dù là lớn hay bé đều được tính theo số lượng mắt.
f. Mục phía ngoài (mục biên) mà có nhiều vị trí, thì căn cứ theo vị trí có độ dày lớn nhất
để tính; nếu trên thân hay phần mặt cắt mà xuất hiện phần gỗ mục thì tính toán theo vị trí

13


mục nghiêm trọng nhất; nếu xuất hiện mục biên và mục tâm kết hợp với nhau, thì chỉ tính
theo phần mục biên.
g. Mục tâm có nhiều vị trí thì cộng lại để tính toán; có cả mục biên và mục tâm đồng thời
tồn tại thì cũng nên đưa khúc gỗ đó ra khỏi 3 cấp tiêu chuẩn.
h. Lỗ mọt, được định lượng theo đường kính lỗ là 3mm, độ sâu 10mm; đường kính lỗ mọt
được lấy theo lỗ nhỏ nhất.

i. Vết nứt của gỗ tròn, chỉ tính theo nứt dọc; đối với gỗ lá kim, chiều rộng của vết nứt có
điểm tính bắt đầu từ 3mm, gỗ là rộng là từ 5mm; nếu hai vết nứt nằm cạnh nhau mà
khoảng cách giữa chúng nhỏ hơn 3mm thì tính theo một vết nứt; nếu khoảng cách giữa
chúng lớn hơn 3mm thì được phân biệt và tính toán theo chiều dài của chúng.
j. Độ cong chỉ tính theo một vị trí cong nhất; gỗ hai tâm, u bướu thì không tính đến độ cong.
1.2.1.5. Tính toán thể tích gỗ tròn
Thể tích khúc gỗ tròn được lấy đường kính đầu nhỏ và chiều dài của khúc gỗ làm cơ
sở tính toán, thông qua công thức tính toán sẽ thu được kết quả cần tính. Công thức tính
thể tích gỗ tròn là phải được căn cứ vào rất nhiều các nhân tố như: độ dài khúc gỗ, loại gỗ,
phạm vi cấp kính,… tiếp đó là tính toán ra được một loạt các số liệu thực nghiệm, rồi từng
bước tiến hành phân tích số liệu theo phương pháp hồi quy, cuối cùng mới tính ra được
thể tích của gỗ.
Trên thực tế, do việc tính toán thể tích gỗ tròn theo công thức là rất phức tạp, nên việc
tính toán có thể được căn cứ theo tiêu chuẩn quốc gia “Bảng tra thể tích gỗ tròn” GB
4818-1984, khi tra cần căn cứ vào chiều dài và đường kính đầu nhỏ của khúc gỗ, sau đó
đối chiếu với “Bảng tra thể tích gỗ tròn” để tính ra thể tích của khúc gỗ.
(1) Khúc gỗ tròn có đường kính đầu nhỏ trong khoảng 4-12cm, thể tích gỗ có thể được
tính theo công thức:
V= 0.7854L (D+0.45L+0.2)2/10.000
(2) Gỗ có đường kính đầu nhỏ lớn hơn 14cm, thể tích được tính theo công thức sau:
V= 0.7854L [D+0.5L+0.005L2+0.000125L(14-L)2(D-10) ]2/10.000
Trong đó: V- thể tích của gỗ tròn, m3
L- chiều dài của khúc gỗ, m
D- đường kính kiểm tra của khúc gỗ, cm
1.2.2. Gỗ tròn kích thước nhỏ
Gỗ tròn kích thước nhỏ chủ yếu bao gồm gỗ tròn có đường kính nhỏ và gỗ tròn có
kích thước ngắn theo quy định của các địa phương.
1.2.2.1. Gỗ tròn đường kính nhỏ (theo tiêu chuẩn GB11716-1989)
(1) Chủng loại và công dụng của gỗ tròn đường kính nhỏ: chủng loại có gỗ lá kim và gỗ lá
rộng, dùng làm nguyên vật liệu cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, sản xuất đồ

thủ công và một số ngành khác.
(2) Kích thước và sai số của gỗ tròn đường kính nhỏ:
 Chiều dài: 2-6m
 Đường kính: 6-12cm, với các vùng Đông bắc hay Nội Mông Cổ từ 6-16cm.
 Cấp tiến: chiều dài có cấp tiến là 0.2m, đường kính tính theo cấp tiến là 2cm.

14


 Sai số chiều dài: cho phép

6
 2

cm

(3) Chất lượng đối với gỗ tròn đường kính nhỏ xem trong bảng 1-2
Bảng 1-2. Chất lượng của gỗ tròn đường kính nhỏ
Tên khuyết tật

Phương pháp kiểm tra

Mức độ cho phép

mắt lộ

trên phạm vi toàn bộ khúc gỗ

1 mắt


mục biên

độ dày không được lớn hơn đường kính của thước kiểm tra

10%

diện tích không được lớn hơn diện tích mặt cắt trên thước

đầu nhỏ không cho

kiểm tra

phép, đầu lớn 9%

lỗ mọt

số lượng tính theo 1m chiều dài của khúc gỗ

10 lỗ

độ cong

lớn nhất không được vượt quá chiều dài của đoạn cong đó

6%

mục tâm

Chú ý:  những khuyết tật không kể ra ở trên thì không tính;  ở khu vực phía nam sử dụng gỗ lá kim có đường kính
nhỏ để sản xuất giấy, ngoài không bị hạn chế về độ cong ra, các khuyết tật khác cũng phải tuân theo bảng trên;  những

loại gỗ có chất lượng thấp hơn quy định của bảng trên, thì được quy định là gỗ dùng để làm củi.

(4) Phương pháp kiểm tra và tính toán thể tích gỗ: phương pháp kiểm tra và tính toán thể
tích đối với loại gỗ tròn đường kính nhỏ cũng giống như đối với gỗ tròn dùng trong xẻ gỗ.
1.2.2.2. Gỗ tròn ngắn (gỗ có kích thước ngắn), theo tiêu chuẩn ZBB68010-1989.
(1) Chủng loại và công dụng chủ yếu của gỗ tròn ngắn: chủng loại bao gồm các loại gỗ lá
kim và gỗ lá rộng, dùng làm vật liệu phụ trợ trong kiến trúc, bao bì, đồ nông cụ,…
(2) Kích thước và sai số:
 Chiều dài: 1.0-1.9m
 Đường kính: từ 14cm trở lên
 Cấp tiến: cấp tiến của chiều dài tính theo 0.1m, cấp tiến của đường kính tính theo 2cm.
 Sai số chiều dài: cho phép

3
1

cm.

(3) Chất lượng gỗ: xem bảng 1-3.
Bảng 1-3. Chất lượng của gỗ tròn ngắn
Tên khuyết tật

Phương pháp kiểm tra

Giới hạn
cho phép

mắt lộ

trên phạm vi toàn bộ khúc gỗ


1 mắt

mục biên

độ dày không được lớn hơn đường kính của thước kiểm tra

10%

mục tâm

diện tích không được lớn hơn diện tích mặt cắt trên thước kiểm tra

16%

độ cong

lớn nhất không được vượt quá chiều dài của đoạn cong đó

6%

Chú ý: các khuyết tật không liệt ra trong bảng thì không tính

(4) Phương pháp kiểm tra và tính toán thể tích: phương pháp kiểm tra và tính toán thể tích
cũng giống như đối với gỗ tròn dùng trong xẻ gỗ.
1.3. Sản phẩm của công nghiệp xẻ gỗ
Sản phẩm chủ yếu của công nghiệp xẻ gỗ là gỗ xẻ. Gỗ xẻ là những loại gỗ hộp hay
ván xẻ thu được sau quá trình xẻ đối với gỗ tròn.
1.3.1. Phân loại gỗ xẻ
(1) Phân theo chủng loại gỗ: có thể phân thành hai loại lớn là gỗ lá kim và gỗ lá rộng.


15


(2)

Hình 1-1. Phân loại theo hình dạng mặt cắt ngang của gỗ xẻ thành
phẩm và gỗ xẻ bán thành phẩm
(a) gỗ xẻ đôi (b) gỗ xẻ tư (c) gỗ hộp có cạnh bên bằng nhau (d) gỗ hộp có cạnh bên không bằng nhau (tà
vẹt loại I gia công 2 mặt) (e) gỗ hộp có 1 cạnh chưa được rọc (tà vẹt loại III gia công 3 mặt) (f) gỗ xẻ
hoặc gỗ tà vẹt (g) ván cạnh chưa rọc rìa (h) ván cạnh đã rọc rìa hoàn chỉnh (i) ván cạnh được rọc rìa một
nửa (j) ván xẻ kiểu hình thang (k) ván bìa dùng trong công nghiệp

Hình 1-2. Phân bố của gỗ xẻ trên mặt
cắt của khúc gỗ tròn

Hình 1-3. Ván xuyên tâm, ván tiếp tuyến vàván
bán xuyên tâm
(a) ván xuyên tâm (b) ván tiếp tuyến (c) ván bán xuyên tâm

1. ván tâm 2. ván nửa tâm 3. ván cạnh 4. ván bìa

Phân loại căn cứ vào công dụng: có thể phân thành gỗ xẻ sử dụng phổ thông và gỗ xẻ
chuyên dùng.
(3) Phân loại theo hình dáng mặt cắt: căn cứ vào hình dạng mặt cắt của gỗ xẻ thành phẩm
và gỗ xẻ bán thành phẩm, có thể phân ra thành 11 loại (như hình 1-1).
(4) Phân loại theo chiều dày: căn cứ theo chiều dày của gỗ xẻ có thể phân chúng thành 3
loại là:
Ván gỗ mỏng: chiều dày 12, 15, 18, 21mm, chiều rộng 60-300mm
Ván gỗ trung bình: chiều dày 25, 30, 35mm, chiều rộng 60-300mm

Ván gỗ dày: chiều dày 40, 45, 50, 60mm, chiều rộng 60-300mm.
(5) Phân loại theo vị trí của ván xẻ trên mặt cắt của gỗ tròn: căn cứ vào vị trí của chúng và
khoảng cách so với tâm khúc gỗ có thể được phân thành 4 loại (hình vẽ 1-2).
* Ván tâm: vị trí của tấm ván xẻ nằm đúng vào tâm của khúc gỗ tròn, toàn bộ phần tâm gỗ
nằm trên tấm ván đó.
* Ván bán tâm: có đường xẻ đi qua đúng tâm gỗ, trên tấm váo mang theo 1 nửa phần tâm
tuỷ của khúc gỗ.
* Ván cạnh: là tất cả các tấm ván nằm ở giữa phần ván tâm hoặc ván bán tâm so với ván bìa.
* Ván bìa: là phần ván nằm ngoài lớp ván cạnh, có hình cong; những tấm ván bìa lớn vẫn
có thể tạo ra được ván cạnh có kích thước nhỏ hơn.
(6) Gỗ xẻ căn cứ vào đặc trưng gia công và mức độ xẻ có thể được phân thành:

16


* Ván xẻ đã rọc cạnh hoàn chỉnh: ván đã được gia công 2 mặt cạnh tương đối bằng phẳng,
các bề mặt cạnh nhau vuông góc với nhau, nếu trên bề mặt ván có phần bị vát (do độ thót
ngọn của gỗ tạo thành), thì phần vát đó không được lớn hơn giới hạn cho phép.
* Ván xẻ chưa rọc cạnh: 2 bề mặt lớn của ván tương đối như nhau, chưa được rọc bỏ rìa.
* Ván xẻ có tồn tại một phần vát trên ván: phần vát trên ván là do gỗ tròn luôn có độ thót
ngọn nhất định, khi xẻ lại mong muốn tạo ra ván xẻ có độ rộng lớn, nên ở phần giới hạn
của tấm ván xẻ dễ mang theo một góc vát nhất định. Phần vát có thể nằm ở một bên của
tấm ván, nó cũng có thể nằm ở cả hai bên cạnh của tấm ván. Phần ván trên tấm ván xẻ căn
cứ vào mức độ xẻ mà nó lại được phân ra thành vát dạng tù và vát dạng nhọn.
(7) Phân loại theo góc độ giữa mặt xẻ và vòng năm trên mặt cắt ngang của gỗ xẻ: phương
pháp xẻ khác nhau sẽ làm cho hướng của vòng năm và mặt xẻ của ván hình thành nên
những góc độ khác nhau (hình 1-3), căn cứ vào độ lớn nhỏ của góc này có thể phân ván
xẻ ra thành:
* Ván xẻ xuyên tâm: xẻ theo hướng bán kính của gỗ tròn, đường tiếp tuyến của vòng năm
sẽ làm với bề mặt theo chiều rộng tấm ván một góc lớn hơn 450.

* Ván xẻ tiếp tuyến: xẻ theo phương tiếp tuyến với vòng năm của gỗ tròn, đường tiếp
tuyến của vòng năm làm với bề mặt theo chiều rộng của tấm ván một góc nhỏ hơn 450.
* Ván xẻ bán xuyên tâm (hoặc bán tiếp tuyến): là loại ván có đường vòng năm nằm ở giữa
của hai loại ván xẻ xuyên tâm và ván xẻ tiếp tuyến.
1.3.2. Gọi tên sản phẩm gỗ xẻ
Căn cứ theo công dụng và độ dài, gỗ xẻ có thể được phân thành các loại sau:
* Sản phẩm chính: căn cứ theo sản phẩm đã được đặt ra theo kế hoạch (loại này có chiều
dài ván xẻ và chiều dài khúc gỗ tròn là như nhau, đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn đặt ra).
* Sản phẩm phụ: lợi dụng phần không phù hợp với sản phẩm chính, sau đó được rọc rìa
cạnh cho nhỏ lại để tạo ra những sản phẩm có kích thước nhỏ hơn, loại ván này vẫn có
chiều dài tương đương với chiều dài của sản phẩm chính.
* Sản phẩm có chiều dài nhỏ hơn chiều dài của sản phẩm chính: nó chủ yếu là do độ cong và
độ thót ngọn của gỗ tròn tạo ra, những sản phẩm này cũng phải có chiều dài lớn hơn 0.5m.
* Sản phẩm gỗ xẻ có kích thước nhỏ: là loại sản phẩm gỗ xẻ có chiều dài nhỏ hơn 0.49m,
loại gỗ xẻ này được tạo ra theo tiêu chuẩn của từng xí nghiệp hoặc theo chỉ tiêu yêu cầu
của hai bên.
1.3.3. Sản phẩm phụ trong công nghiệp xẻ gỗ
Trong công nghiệp xẻ gỗ, chủng loại sản phẩm phụ có rất nhiều, có loại là những sản
phẩm vừa mới được nghiên cứu ra, nó được sản xuất theo tiêu chuẩn của riêng xí nghiệp
đó; lại có loại sản phẩm phụ đã được ngành công nghiệp chế biến gỗ công nhận, những
yêu cầu cụ thể về chất lượng đối với chúng là không giống nhau. Bảng 1-4 là tên và công
dụng cũng như yêu cầu của một số loại sản phẩm phụ, để cung cấp những công dụng khác
nhau cho ngành công nghiệp lợi dụng gỗ, cụ thể nên căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế
để lựa chọn.
Bảng 1-4. Chủng loại sản phẩm phụ trong ngành công nghiệp xẻ gỗ
Loại
hình

Tên sản phẩm


Công dụng

Yêu cầu

17

Chú ý


Công

Dăm

nghệ

xuất bột giấy,

sản

dăm cho công

xuất

nghiệp ván nhân

dăm

tạo

Gỗ

sản
xuất
ván
sàn

cho

sản

Làm nguyên liệu cho
sản xuất bột giấy, ván
sợi, ván dăm hoặc bột
sợi nhân tạo

Đảm bảo được yêu cầu

Căn cứ theo tiêu chuẩn

về chủng loại gỗ, kích

“Dăm

thước, hàm lượng vỏ,

giấy” GB7909-1987) và

hàm lượng mục hay tạp

tiêu chuẩn nguyên liệu


chất

sản xuất ván nhân tạo

thanh gỗ dài,

Dùng để lát nền, làm

ván sàn dạng gỗ

vũ đài, ốp tường

cứng, cong vênh ít,
màu sắc khác biệt ít, có
hoa văn, không bị mục,

khoanh

phẩm

hộp bao bì, cầu

mộc

thang,…

Đồ gia dụng, bao bì,
trong trang sức,…

lượng tốt, độ ẩm thấp, bề

Gỗ có chất lượng tốt, độ

ghép với nhau,

Đồ gia dụng, đồ trang

ẩm thấp, bề mặt nhẵn,

dán

gỗ ghép làm lõi,

sức, xuất khẩu,…

khe hở khi ghép nhỏ,



cường độ keo dán cao

Làm chất hấp
phụ, keo dán,
đốt,…

Ngành công nghiệp,
trang

sức,

năng


lượng, bảo vệ môi
trường,…
Chất hấp phụ và chất

Làm than hoạt
tính, sản xuất
cồn, tạo men,…

chất
đốt

dụng

làm

nguyên liệu đốt
hoặc tạo ra than
gỗ,…

Thường cần phải tiến
hành nghiền thành hạt
nhỏ

tách màu của than hoạt

và thể khí trong công
nghiệp, chất nền, y
dược, nông nghiệp,
phòng


chống

mục,

năng

lượng,

thực

phẩm,…
Sử

Theo yêu cầu đặt hàng

Theo tiêu chuẩn sản
xuất gỗ dán và tiêu
chuẩn gỗ xẻ xuất khẩu

Theo các tiêu chuẩn cấp
ngành liên quan

Yêu cầu về năng lực

xúc tác của thể lỏng

Làm

nghiệp


Yêu cầu gỗ có chất

Gỗ

cưa

Theo tiêu chuẩn của xí

mặt nhẵn

Các thanh gỗ

Mùn

bột

độ ẩm thấp

Làm thùng xe,

cây

xuất

Yêu cầu chất lượng đủ

Ván sàn dạng

Sản


Vỏ

sản

tính, về hàm lượng hoá
chất có trong đó, độ pH;
hàm lượng ete, aldehyde,
C3OH, acid và nồng độ

Kiểm tra chất lượng
theo tiêu chuẩn của
ngành công nghiệp hoá
lâm sản

của cồn.

Dùng trong sản xuất
than hoạt tính, đốt lò

Yêu cầu độ ẩm thấp

hơi hoặc sấy gỗ,…

1.4. Dự trữ và bảo quản đối với gỗ tròn và gỗ xẻ
1.4.1. Kho bãi dự trữ gỗ tròn
Bãi gỗ tròn dù là ở dưới nước hay trên mặt đất, đều là những kho nguyên liệu lộ
thiên, nó đều nhằm mục đích là dữ trữ và bảo quản đối với gỗ tròn, nên bắt buộc phải
được tiến hành thiết kế, quy hoạch một cách hợp lý.
1.4.1.1. Bãi gỗ tròn dưới nước

Bãi gỗ tròn dưới nước dùng để dự trữ nguyên liệu trong thời gian ngắn, hay trong quá
trình nghiệm thu nguyên liệu hoặc là quá trình phân khu nguyên liệu. Sử dụng cọc rào

18


chắn để ngăn các khu vực dưới nước lại, hình thành nên một khu chứa gỗ, đó được gọi là
bãi gỗ tròn dưới nước, nó bao gồm có bộ phận bãi xếp gỗ cố định, bãi xếp gỗ đảo và lưới
phân khu.
Địa điểm thiết lập bãi gỗ tròn dưới nước nên xem xét đến tốc độ của dòng chảy và địa
hình của bờ sông. Tốc độ của dòng chảy nên trong khoảng 0.3-0.8m/s là hợp lý, nếu tốc
độ dòng chảy quá nhỏ sẽ không có lợi cho việc dựa vào dòng nước để di chuyển gỗ, còn
nếu dòng chảy có tốc độ quá lớn sẽ gây khó khăn cho quá trình thao tác trên bề mặt nước,
thậm chí có khả năng dòng nước sẽ cuốn trôi mất cả cây gỗ. Địa điểm thích hợp là những
khúc sông có đoạn cong ăn vào bờ, nó sẽ có được những bờ đất bên cạnh để bảo vệ gỗ,
nhưng cũng cần phải có đủ diện tích bề mặt nước để dự trữ gỗ, khi chứa lượng gỗ lớn nhất
hay khi thao tác không được ảnh hưởng đến đường đi lại của tàu thuyền.
Kho (bãi) chứa gỗ dưới nước có công dụng tương tự như kho chứa gỗ trên mặt đất,
ngoài ra nó còn có được một số những đặc điểm nổi bật hơn so với kho gỗ trên mặt đất.
Nó rất ít hoặc không thể bị phát sinh hoả hoạn; mặt nước tương đối bằng phẳng, có lợi
cho quá trình sử dụng lực của dòng nước để di chuyển gỗ; trừ một bộ phận gỗ bị lộ lên
khỏi mặt nước ra, còn lại về cơ bản không thể phát sinh hiện tượng nứt hoặc mục mọt;
trong gỗ luôn duy trì được độ ẩm cao, có lợi cho quá trình xẻ gỗ và tạo dăm sau này; trong
quá trình dự trữ có thể rửa sạch được các loại bùn, cát bám trên gỗ, đồng thời cũng làm
cho phần vỏ cây mềm ra, ít gây tổn hại cho dao cắt; thế nhưng nó có nhược điểm là gây ô
nhiễm cho nguồn nước.
1.4.1.2. Bãi gỗ tròn trên mặt đất
Vị trí của bãi gỗ tròn trên mặt đất bắt buộc phải được lựa chọn cẩn thận, thường cách
xa so với nhà xưởng và khu dân cư sinh sống một khoảng cách đủ lớn, để tránh phát sinh
hoả hoạn. Bãi gỗ tròn nên nằm gần với nguồn nước (như sông, hồ, ao, đầm,…) để đảm

bảo có nguồn nước cung ứng kịp thời khi xảy ra hoả hoạn. Chung quanh bãi gỗ hoặc giữa
các đống gỗ với nhau phải có đường phòng hoả, phải loại bỏ sạch sẽ các loại cỏ tạp, vỏ
cây hay những chất dễ cháy có trong bãi gỗ, đồng thời phải bố trí các thiết bị chữa cháy.
Bố trí các biện pháp phòng chống cháy, không những bảo vệ an toàn cho kho gỗ, mà còn
nhằm bảo vệ cho cả nhà xưởng.
Bãi gỗ phải có nền bằng phẳng hoặc có độ dốc nhỏ, nền phải có kết cấu tính cát, vững
chắc, có khả năng thoát nước tốt. Rãnh thoát nước là các rãnh ngầm; đường đi lại nên là
đường đá dăm hoặc đường nhựa, nếu có thể thì đổ nhựa toàn bộ phần kho bãi. Như vậy sẽ
đảm bảo được trong bất kỳ điều kiện khí hậu nào thì các xe cộ vận chuyển đi lại đều được
thuận lợi. Khả năng thoát nước của bãi gỗ tốt, còn tránh được hiện tượng bùn đất bám vào
gỗ, làm tổn hại cho dao cắt sau này, gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
Khi xếp đống gỗ tròn cần phải căn cứ vào đặc tính, chủng loại, cấp kính, độ dài, đẳng
cấp của gỗ tròn để tiến hành phân loại và xếp đống, đồng thời tiến hành phân khu, phân
nhóm, cũng nên xem xét đến cả quy mô, loại hình của phân xưởng và đặc thù của nhà
xưởng ảnh hưởng đến quá trình bố trí kho bãi.
Việc bố trí an toàn và độ chiếu sáng cho bãi gỗ là rất quan trọng. Trong những điều
kiện cần thiết thì chu vi phía bên ngoài của bãi gỗ nên được xây tường bao, nó sẽ có lợi cho
việc bố trí an toàn và phòng chống cháy cho bãi gỗ. Bố trí chiếu sáng để đảm bảo cho các
công việc về ban đêm trong bãi gỗ như dỡ gỗ từ xe xuống hay đưa gỗ từ dưới sông lên,…

19


1.4.2. Bảo quản gỗ tròn
Gỗ tròn là loại nguyên liệu thực vật có sợi, trong quá trình vận chuyển và bảo quản,
độ ẩm của nó sẽ không ổn định, nếu như bảo quản không tốt, rất dễ làm cho nấm mốc hay
côn trùng xâm hại, hoặc phát sinh hiện tượng nứt làm cho chất lượng của gỗ giảm xuống.
Để phòng tránh sự xâm hại của nấm mốc và côn trùng cũng như tránh hiện tượng nứt gỗ,
cần thiết phải hiểu được điều kiện sinh tồn của nấm mốc trong gỗ và nguyên nhân sinh ra
quá trình nứt gỗ, từ đó tìm ra phương pháp hữu hiệu để khắc phục mới có thể đạt được

hiệu quả như mong muốn.
Gỗ là nguồn nuôi dưỡng rất tốt cho nấm mốc, quá trình hoạt động của nó ở trong gỗ
liên quan mật thiết đến nhiệt độ và độ ẩm của gỗ. Thông thường khi độ ẩm của gỗ ở vào
khoảng 30-60% là giai đoạn thích hợp nhất cho nấm mốc sinh trưởng và phát triển, độ ẩm
quá cao hay quá thấp đều không có lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng.
Trừ một số ít loài ra, còn phần lớn các loài nấm mốc khi ở trong điều kiện độ ẩm nhỏ hơn
độ ẩm bão hoà thớ gỗ (W=30%), thì quá trình sinh trường và phát triển của chúng hoàn
toàn bị ức chế, hoặc ở vào trạng thái ngừng hoạt động. Vì vậy, việc khống chế độ ẩm là
một biện pháp rất tốt để bảo quản phòng chống mục hay biến màu cho gỗ.
Nhiệt độ cũng có quan hệ rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm
mốc, mặc dù chúng có phạm vi nhiệt độ thích ứng là rất rộng, song phần lớn là ở vào
nhiệt độ từ 25-400C thì chúng sẽ có tốc độ sinh trưởng nhanh nhất. Bởi vì, khi nhiệt độ
cao, khả năng đề kháng của chúng là rất kém, thế nhưng khả năng đề kháng của chúng với
nhiệt độ thấp lại rất tốt. Khi nhiệt độ lớn hơn 60 0C, nấm mốc có thể bị chết; còn khi nhiệt
độ nhỏ hơn 100C thì chúng thuộc vào trạng thái ngừng hoạt động, cũng có khi nhiệt độ
khoảng –100C cũng chưa đủ để làm cho nấm mốc bị tiêu diệt. Quá trình hô hấp của nấm
mốc cũng giống như các loài thực vật khác, cần phải có một lượng không khí nhất định
thì mới có khả năng sinh tồn.
Quá trình sinh sản của nấm mốc có 2 cách, cách thứ nhất là sau khi các bào tử của
chúng thành thục, các bào tử sẽ dựa vào gió, sức nước hoặc côn trùng để truyền đi; một
cách khác là chúng sẽ trực tiếp truyền đi, ví dụ gỗ lành lặn mà khi tiếp xúc với gỗ đã bị
mục hay tiếp xúc với nấm mốc trên mặt đất, sẽ làm cho các sợi nấm nhanh chóng lan
truyền sang. Nhằm tránh quá trình khuếch tán của nấm mốc, trong các kho bãi dự trữ gỗ
nên xếp đống riêng những loại gỗ đã bị mục và những loại gỗ lành lặn, những cây gỗ đã
bị mục thì nên xếp ở rìa cạnh của kho gỗ và nên xếp về phía cuối của hướng gió chính.
Nguyên nhân của quá trình nứt gỗ thuộc về tính dị hướng và tính hút ẩm của gỗ. Khi
độ ẩm ở vào điểm bão hoà thớ gỗ mà gỗ vẫn tiếp tục thoát ẩm, sẽ làm cho gỗ bị co rút, sự
co rút theo 3 hướng là không giống nhau, không thể tránh được ứng lực tạo ra, nếu ứng
lực tạo ra quá lớn sẽ làm cho gỗ bị nứt. Một nguyên nhân khác làm cho gỗ bị nứt là do tốc
độ sấy gỗ quá nhanh, từ đó dẫn đến độ chênh lệch về độ ẩm giữa bên trong và bề mặt gỗ

càng lớn, tạo ra sự thay đổi về kích thước không đồng đều giữa bên trong và bên ngoài gỗ,
dựa vào sự hình thành và phát triển của ứng lực mà nó làm cho gỗ bị nứt.
Phương pháp bảo quản gỗ tròn thông thường là khống chế hàm lượng ẩm của gỗ hoặc
tiến hành xử lý hoá học. Phương pháp khống chế hàm lượng ẩm của gỗ lại được phân
thành phương pháp dự trữ trong nước, phương pháp dự trữ trong môi trường ẩm và
phương pháp dự trữ trong môi trường khô. Lựa chọn phương pháp bảo quản nào cần căn

20


cứ vào điều kiện khí hậu cụ thể, phương thức xẻ gỗ, thời gian dự trữ dài hay ngắn, chủng
loại và đẳng cấp gỗ tròn, hàm lượng ẩm ban đầu của gỗ,…để quyết định.
1.4.2.1. Phương pháp dự trữ gỗ trong nước
Phương pháp này là lợi dụng các nguồn nước tự nhiên như sông, suối, ao, hồ,… hay
cũng có thể đào một hồ nước nhân tạo để chứa gỗ ở ngay phía trước của xưởng xẻ,
phương pháp này rất thích hợp cho quá trình vận chuyển gỗ bằng đường thuỷ. Đem gỗ
tròn xếp thành từng bè, chìm trong nước, tức là luôn duy trì độ ẩm cao cho gỗ, lại làm cho
gỗ được ngăn cách với ánh sáng và không khí. Căn cứ vào độ tĩnh của mặt nước và mức
độ lớn nhỏ của dòng chảy, có thể sử dụng 3 phương pháp dự trữ trong nước như sau:
(1) Phương pháp dùng lực để nhấn chìm gỗ vào trong nước:
Phương pháp này thích hợp cho sử dụng ở điều kiện dòng nước tĩnh hoặc dòng nước
có tốc độ chảy chậm. Cách thứ nhất là phân gỗ ra theo độ lớn nhỏ khác nhau, rồi đem
ghép thành bè, những cây gỗ nhỏ thì ghép ở lớp dưới, còn cây gỗ lớn thì xếp ở lớp trên,
sau đó lại ghép cả 2 lớp này lại với nhau tạo thành một bè lớn, làm cho chúng dễ dàng bị
chìm trong nước, đồng thời cũng dễ dàng cho vớt gỗ sau này. Một cách khác là đem tất cả
các cây gỗ ghép lại với nhau tạo thành một bè, rồi phía trên bè sử dụng những vật có trọng
lượng lớn như gạch, đá,…để ép chúng chìm xuống dưới nước, phương pháp này thích hợp
cho những cây gỗ có thể tích vừa và nhỏ.
(2) Phương pháp xếp thành bè gỗ nhiều lớp:
đem gỗ tròn xếp thành bè có nhiều lớp chìm

trong nước (hình 1-4). Thông thường bè gỗ
được xếp thành 3 lớp, cũng có thể là xếp 6
Hình 1-4. Phương pháp xếp gỗ thành bè nhiều lớp
hoặc 7 lớp nhằm giảm bớt khả năng những
cây gỗ trên bề mặt bị lộ ra khỏi mặt nước,
cũng như để tiết kiệm diện tích của mặt
nước. Đối với những bãi gỗ ở các khu vực
sông hoặc vịnh có tốc độ dòng chảy lớn, thì
phần lớn là sử dụng phương pháp này để dự
Hình 1-5. Phương pháp xếp đống gỗ chìm
trữ gỗ tròn, thế nhưng cần phải bó buộc gỗ
trong nước
lại một cách chắc chắn, sử dụng cọc gỗ hoặc
dây thép,…để cố định chắc bè gỗ lại, tránh hiện tượng do dòng nước chảy quá mạnh làm
cho gỗ cũng bị cuốn trôi.
(3) Phương pháp xếp đống chìm trong nước
Gỗ tròn được xếp thành đống ở dưới nước, như hình vẽ 1-5. Các đống gỗ thường
được xếp hỗn hợp, tức gồm cả các lớp xếp theo thanh kê, cả các lớp xếp không theo thanh
kê tạo thành, làm tăng thêm tính ổn định cho đống gỗ ở dưới nước. Đống gỗ do rất nhiều
các đống nhỏ hợp thành, đống nhỏ đầu tiên nên xếp vào sát phía bờ. Trước khi xếp đống
nên thiết kế hai hàng gỗ nổi song song với nhau, để thuận tiện cho việc xếp gỗ vào phía
bên trong của đống, sau đó phía trên mặt dùng những cây gỗ nhỏ xếp vuông góc để tạo
thành lớp thanh kê, phía trên lớp thanh kê tiến hành xếp gỗ tròn chặt chẽ với nhau, cứ tiếp
tục sử dụng phương pháp như thế để xếp cho đến khi lớp gỗ được nhấn chìm xuống đáy
thì thôi. Phần gỗ nhô lên khỏi mặt nước không được quá lớn, nên định kỳ dùng nước phun
lên bề mặt của lớp gỗ đó, để đảm bảo độ ẩm cho gỗ. Hai đống gỗ cạnh nhau nên có một

21



khoảng cách nhất định, để thuận tiện cho các thao tác như ghép đống, bốc dỡ hay phun
nước hoặc cho các tàu thuyền nhỏ qua lại.
1.4.2.2. Phương pháp dự trữ gỗ trong môi trường ẩm
Phương pháp dự trữ gỗ trong môi trường ẩm là phương pháp luôn duy trì một độ ẩm
khá cao cho gỗ (> 60%), để khống chế các điều kiện sinh trưởng của nấm mốc và sâu hại,
cũng như để tránh hiện tượng gỗ bị nứt. Phương pháp này thích hợp sử dụng cho gỗ tròn
mới được chặt hạ và gỗ tròn được vận chuyển bằng đường thuỷ, phương pháp này cũng
thích hợp cho những loài gỗ dễ bị nứt hay gỗ không dễ dàng cho dự trữ bằng phương
pháp khô. Khi dự trữ gỗ tròn bằng phương pháp trong môi trường ẩm, tốt nhất là gỗ vẫn
còn nguyên vỏ, để làm giảm tốc độ bay hơi nước, đồng thời cũng nên định kỳ phun nước
cho gỗ để đảm bảo sự ổn định của độ ẩm trong gỗ. Khi xếp đống, nên cố gắng xếp thành
những đống lớn, chặt chẽ, khoảng cách giữa các đống với nhau nhỏ, để làm giảm sự bay
hơi ẩm.
Phương pháp này không thích hợp sử dụng cho các loại gỗ có hàm lượng ẩm thấp, gỗ
đã bị nứt hay bị côn trùng phá hoại nghiêm trọng, hoặc gỗ dễ bị mối tấn công, hoặc những
loài gỗ dễ bị ảnh hưởng của khí hậu môi trường. Phương pháp này có lượng điện, nước
tiêu hao lớn, yêu cầu về quản lý khắt khe, giá thành quản lý cao, nên hiện ở Trung Quốc
rất ít được sử dụng.
1.4.2.3. Phương pháp dự trữ trong môi trường khô
Đây là phương pháp dự trữ gỗ tròn mà làm cho độ ẩm của phần gỗ giác chỉ cần trong
một khoảng thời gian ngắn sẽ được giảm xuống dưới 25%.
Đối với phương pháp này, gỗ tròn thông thường đòi hỏi phải được bóc vỏ, thế nhưng
để giảm khả năng bay hơi quá nhanh của độ ẩm ở phần gỗ giác mà nó có thể làm cho gỗ
bị nứt, thì khi bóc vỏ cần cố gắng giữ lại lớp vỏ mềm, nó sẽ là lớp bảo vệ cho độ ẩm của
gỗ. Ở hai đầu khúc gỗ lượng ẩm bay hơi sẽ rất nhanh, dễ làm cho 2 đầu bị nứt, do vậy ở 2
đầu khúc gỗ nên giữ lại khoảng vỏ có chiều dài khoảng 10-15cm, đồng thời có thể sử
dụng chất chống nứt để quét vào phía hai đầu của khúc gỗ.
Kết cấu đống gỗ của phương pháp này yêu cầu phải có lớp kê ở dưới, phải thiết kế
mái che và có độ thông gió tốt. Mục đích của lớp kê là để chống nước ngập vào gỗ và nó
cũng có lợi cho quá trình thông gió của đống gỗ. Lớp kê ở chân đống gỗ có thể sử dụng là

các cây gỗ tròn, hoặc cũng có thể sử dụng những miếng đá lớn hoặc các tấm bê tông. Lớp
kê bằng gỗ có hiệu quả tương đối tốt, tuy nhiên cần phải tiến hành xử lý phòng mục mọt
và định kỳ thay đổi chúng. Nếu lớp kê là đá, thì đầu tư lại lớn, nhưng thời gian sử dụng
được dài, còn lớp kê là bê tông thì phải có cường độ đủ lớn, để tránh bị phá hoại trong quá
trình sử dụng; thông thường chúng phải được thiết kế một cách chuyên nghiệp, đối với
kích thước và tải trọng phải được tính toán kỹ càng, vì trọng lượng của một đống gỗ là rất
lớn. Bề mặt của lớp kê nên là dạng vòng cung hoặc dạng máng lõm.
Thông gió là phương pháp sấy chủ yếu khi dự trữ gỗ trong môi trường khô. Căn cứ
vào những đặc tính khác nhau của gỗ tròn mà sẽ có những đống gỗ khác nhau. Đối với gỗ
dễ bị mục, thích hợp sử dụng phương
pháp xếp đống từng lớp từng lớp một
bằng nhau, có các khúc gỗ kê để tạo
thành đường thông gió hoặc xếp

22

Hình 1-6. Đống gỗ có sử dụng lớp thanh
kê để thông gió

(a) phần dưới xếp 1 lớp, trên xếp 2 lớp có sử dụng thanh kê để
thông gió (b) xếp 2 lớp có sử dụng thanh kê để thông gió


đống dạng phần dưới thì xếp 1 lớp, phần trên thì xếp 2 lớp, có sử dụng các khúc gỗ kê để
tạo thành đường thông gió [hình 1-6(a) ]. Đối với gỗ cứng, dễ nứt, có thể xếp đống theo
dạng 2 lớp gỗ tròn thì có 1 lớp gỗ kê để thông gió [hình 1-6(b) ]. Như vậy sẽ nâng cao
được độ thông gió, lại nâng cao được thể tích của đống gỗ. Đối với các khu vực phía
Đông bắc, vào mùa đông và mùa xuân, do nhiệt độ rất thấp, độ ẩm cũng thấp, nên có thể
sử dụng phương pháp xếp đống mà ở giữa không cần có các thanh kê, để tiện lợi cho quá
trình xếp và dỡ đống.

Tác dụng của mái che là để tránh bị nước mưa làm ướt và tránh được ánh nắng mặt
trời chiếu trực tiếp, thông thường mái che được tết từ nguyên liệu là cây lau, phần mái che
nên được kéo dài vượt ra khoảng 50cm. Phần đáy của đống gỗ nên cách bề mặt đất
khoảng 50cm, để đảm bảo cho đống gỗ không bị bùn đất bám vào. Phần vỏ cây, tạp chất
rơi xuống đáy đống gỗ, nên được định kỳ loại bỏ, để đảm bảo khoảng trống tốt nhất từ gỗ
tới mặt đất, nó cũng làm giảm bớt những nguy hiểm về hoả hoạn. Gỗ tròn phải được xếp
bằng phẳng, không được xếp lẫn lộn các loại gỗ có chiều dài khác nhau vào cùng một
đống. Cần tránh xếp đống quá cao, xếp nghiêng ra phía ngoài, nếu không đống gỗ sẽ dễ bị
đổ, không những làm tổn hại cho gỗ, mà còn nguy hiểm đến cả tính mạng của người công nhân.
1.4.2.4. Phương pháp xử lý hoá học
Ngoài phương pháp khống chế độ ẩm để bảo quản cho gỗ ra, để làm giảm bớt mức độ
phá hoại của côn trùng, nấm mốc hay mức độ nứt gỗ, còn có thể sử dụng phương pháp xử
lý bổ trợ bằng hoá chất cho gỗ. Tức là gỗ tròn được dự trữ và bảo quản theo phương pháp
dự trữ trong điều kiện ẩm hay phương pháp dự trữ trong điều kiện khô, gỗ sẽ được phun
lên 2 mặt đầu một loại hoá chất. Hoá chất thường dùng là dung dịch paraffine (10%),
nước vôi, nhựa đường hay keo urea-formaldehyde,…
1.4.3. Dự trữ và bảo quản gỗ xẻ
Gỗ xẻ được tạo ra từ xưởng xẻ, trừ một bộ phận nhỏ được đưa ra để hong phơi trực
tiếp, còn phần lớn là được đưa vào kho để tiến hành dự trữ và bảo quản. Thông thường,
gỗ vừa được xẻ ra thường có hàm lượng ẩm khá cao, đặc biệt là gỗ xẻ từ nguyên liệu
được vận chuyển bằng đường thuỷ. Nếu xếp đống một cách tuỳ tiện, rất dễ tạo ra sự cong
vênh, nứt hay nấm mốc xâm hại, đặc biệt là trong điều kiện thông gió không tốt, hoặc
trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao thì càng nghiêm trọng. Gỗ xẻ được xếp đống một
cách hợp lý, sẽ có được quá trình hong phơi tự nhiên rất tốt trong thời gian dự trữ, không
những đảm bảo tốt được chất lượng gỗ xẻ, mà còn làm giảm được trọng lượng của gỗ, đạt
được đến độ ẩm thích hợp cho quá trình vận chuyển (khoảng 20%). Đặc biệt là đối với
những khúc gỗ hộp hay ván có chiều dày lớn, thì phần lớn là sử dụng phương pháp hong
phơi tự nhiên, bởi vì sấy bằng lò sấy sẽ rất khó khăn, thời gian đòi hỏi dài, chi phí lớn, mà
gỗ lại dễ bị nứt.
Gỗ xẻ có chủng loại, kích thước, chất lượng khác nhau được xếp thành đống, đó được

gọi là đống ván xẻ (hay đống gỗ xẻ), đống ván xẻ bảo gồm 3 bộ phận tổ thành là nền
đống, thân đống và phần đỉnh.
1.4.3.1. Nền của đống ván xẻ (cũng được gọi là nền đống)
Nó được cấu thành từ các tấm gỗ hình hộp đặt trên các bệ đỡ. Tác dụng của nền là
đảm bảo cho đống ván được cân bằng và có được một khoảng cách đồng đều so với mặt
đất; đảm bảo khoảng trống cần thiết cho không khí giữa bên trong và bên ngoài đống ván

23


lưu thông tốt, thuận lợi cho hơi ẩm bay ra, đồng thời cũng làm cho dòng không khí lưu
thông được đồng đều; cách ly gỗ với môi trường ẩm ướt của mặt đất, cũng tránh cho gỗ
khỏi bị côn trùng, nấm mốc tấn công.
Nền của đống ván được phân thành 2 loại là nền cố định và nền di động. Vật liệu làm
nền có thể là xi măng, đá hoặc gỗ khúc,…Độ cao của nền nên cao hơn so với mặt đất
khoảng 40-60cm.
1.4.3.2. Bố trí thông gió
Đường thông gió trong đống ván xẻ
được tổ thành từ 4 bộ phận, đó là các khe hở
trong đống, các lớp ngăn cách, đường thông
gió thẳng đứng và đường thông gió nằm
ngang, nó sẽ tạo thành các đường lưu thông
tuần hoàn cho không khí bên trong đống
ván. Bố trí đường thông gió hợp lý hay
không, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất
Hình 1-7. Kết cấu của đống ván xẻ
lượng bảo quản và hong phơi tự nhiên đối
1. phần đế 2. thanh gỗ hộp 3. khoảng cách giữa
với gỗ. Đường thông gió quá nhỏ, không có
các lớp 4. khe hở trong đống 5. thanh kê

lợi cho quá trình hong phơi tự nhiên, dễ làm
cho gỗ biến chất; ngược lại, nếu tăng khe hở bên trong đống gỗ, sẽ làm giảm thể tích gỗ
trong đống, làm tăng chi phí bảo quản. Kết cấu của đống ván xẻ như trong hình 1-7.
(1) Khe hở trong đống
Trong cùng một lớp ván xếp, khoảng cách giữa 2 tấm ván xếp cạnh nhau được gọi là
khe hở trong đống ván. Khe hở này lớn hay nhỏ được quyết định bởi các điều kiện như
chủng loại gỗ, kích thước và độ ẩm của ván, cũng như điều kiện về khí hậu,… Thông
thường chiều rộng của khe hở này vào khoảng 20-50% chiều rộng của tấm ván, lớn nhất
có thể tới 100%. Chiều rộng của khe hở vào mùa đông và mùa thu cần rộng hơn so với
mùa hè và mùa xuân, đối với những loại ván xẻ có hàm lượng ẩm cao, chiều dài lớn,
chiều dày nhỏ hay những loại gỗ lá kim khó nứt, thì khe hở trong đống ván nên bố trí rộng
hơn một chút; ngược lại thì có thể thu hẹp bớt chiều rộng của khe hở lại chút ít. Khi xếp
đống tạm thời, thì không cần bố trí các khe hở bên trong đống, để làm tăng dung lượng
của đống ván.
(2) Khoảng cách giữa các lớp ván xếp
Khoảng cách giữa các lớp ván xẻ cũng được gọi là đường thông gió theo chiều ngang,
nó chính là khe hở giữa 2 lớp ván xẻ liền nhau. Độ lớn nhỏ của khoảng cách này được
quyết định bởi chiều dày của thanh kê, nếu trong đống không có thanh kê thì khoảng cách
này được quyết định bởi chiều dày của lớp ván xẻ xếp ngang hoặc có thể là không tồn tại
khoảng cách này. Độ dày mỏng của thanh kê lại tuỳ theo tình hình của tấm ván xẻ và các
vị trí khác nhau trên đống ván mà nó cũng thay đổi. Thông thường, chiều dày của thanh
kê vào khoảng 25-35mm. Ngoài ra, nhằm cải thiện khả năng tuần hoàn của không khí ở
phía dưới của đống ván, thì thanh kê cũng nên dày một chút, để đủ khả năng làm cho quá
trình hong phơi tự nhiên giữa phía trên và phía dưới của đống ván được đồng đều.
Khoảng cách giữa các thanh kê theo hướng ngang cần phải phù hợp với độ dày tương
ứng của tấm ván xẻ. Đối với tấm ván xẻ có chiều dày nhỏ, nên tăng số lượng của các

24



25

đường đi

đường đi

thanh kê, tránh làm cho ván bị cong; thế nhưng số lượng cũng không được quá nhiều, nếu
không sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của không khí, làm cho quá trình hong phơi
tự nhiên của gỗ trong đống không đạt được hiệu quả cao. Thông thường, khoảng cách
theo chiều ngang của các thanh kê bằng khoảng 30 lần so với độ dày của tấm ván xẻ.
(3) Đường thông gió nằm ngang
Đối với những đống ván xẻ lớn, nếu chỉ dựa vào khe hở trong đống và khoảng cách
giữa các lớp để làm đường thông gió thì chưa đủ, để làm tăng khả năng thông gió theo
chiều ngang, bắt đầu tính từ lớp ván thứ nhất, cứ mỗi 1m theo chiều cao của đống thì thiết
kế một đường thông gió nằm ngang khoảng 10-15cm. Do đó, nếu đống gỗ cao 5m, thì cần
bố trí 3 đường thông gió nằm ngang. Đường thông gió nằm ngang thường được tiến hành
bằng cách tăng chiều dày của thanh kê hoặc được xếp chồng các tấn ván xẻ lên với nhau
mà thành.
(4) Đường thông gió thẳng đứng
Để tăng cường khả năng tuần hoàn của không khí trong giữa đống ván, làm cho quá
trình hong phơi tự nhiên ở bên trong và bên ngoài đống ván được đồng đều, thì cần thiết
phải bố trí đường thông gió theo hướng thẳng đứng. Đường thông gió thẳng đứng có dạng
hình lập phương, có cạnh từ 40-60cm, độ cao của nó bằng với độ cao của đống ván, hoặc
cũng có thể lấy bằng 2/3 chiều cao của đống ván. Đường thông gió thẳng đứng chủ yếu
được sử dụng cho các đống ván có chiều cao từ 6m trở lên.
1.4.3.3. Mái che của đống ván
Nhằm ngăn chặn nước mưa hoặc ánh nắng trực tiếp của mặt trời tới đống ván, mà dễ
làm cho gỗ bị ướt, mốc, nứt hay cong vênh,… phía trên đỉnh của đống ván cần được bố trí
một mái che. Mái che được phân thành hai loại là loại mái đơn (mái che một mái) và loại
mái kép (mái che hai mái). Mái che đơn

là loại mái có một mặt nghiêng, còn
mái che kép là mái mà ở giữa có tum
nhô lên. Trong xếp đống ván xẻ, loại
mái che đơn được ứng dụng rộng rãi
nhất, hiệu quả tốt, độ dốc của mái vào
khoảng 12%. Hướng nghiêng của mái
sao cho 2 đống gỗ cạnh nhau thì mái có
hướng nghiêng ra phía bên ngoài, để
Hình 1-8. Hướng nghiêng của mái che
sao cho nước mưa sẽ được đi theo các
(a) Kiểu nghiêng một phía
rãnh dẫn ở phía hai cạnh đống, mà
(b) kiểu nghiêng hai phía
không bị đi vào phần khe hở giữa hai
đống cạnh nhau (hình 1-8).
Độ lớn nhỏ của mái che được lấy phần đỉnh của đống và phần giữa của đống làm
chuẩn, thông thường mái che cần nhô ra phía trước một khoảng từ 0.5-0.75m, nhô ra phía
sau một khoảng từ 0.75-1.0m, ở 2 cạnh bên cũng cần được kéo dài ra khoảng 0.5-0.75m.
Để làm cho mái che không bị gió thổi bay, thì nên sử dụng những tấm ván dày đè lên phía
trên mái, rồi dùng dây thép buộc chặt lại với khung, không nên dùng đinh để đóng. Vật
liệu làm mái che thông thường là lợi dụng ngay những tấm ván xẻ, nhưng những tấm ván
quá mỏng thì không nên sử dụng, khi bốc dỡ đống ván để chuyển đi thì cả phần mái cũng


×