Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HẢI DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.52 KB, 60 trang )

1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU
TƯ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ KẾ
HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HẢI DƯƠNG
1.1.Tổng quan về Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương
1. 1.1. Lịch sử hình thành Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương.
Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành Kế Hoạch và Đầu tư
Hải Dương đã được hình thành và có bước chuyển mạnh mẽ, cơ cấu tổ chức
bộ máy dần hoàn thiện và được sắp xếp lại ngày một phù hợp, đội ngũ cán bộ
công chức luôn được tăng cường cả về số lượng và chất lượng:
Trước năm 1959, tiền thân cơ quan kế hoạch và đầu tư của tỉnh là Tổ
Kế hoạch thống kê thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh với 3 cán bộ phụ trách.
Từ năm 1959, Thống kê tách khỏi kế hoạch hình thành ban kế hoạch
thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh.
Đến năm 1961, Uỷ ban kế hoạch được thành lập nhằm xây dựng và tổ
chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn
mới.
Từ năm 1997, Uỷ ban kế hoạch tỉnh Hải Dương được đổi tên thành Sở
Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương.
1.1.2. Một số thành tựu đạt được của sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương từ khi
hình thành cho đến nay:
Giai đoạn 1955-1957, Ngành đã tham mưu giúp cấp uỷ và chính quyền
các địa phương xây dựng, tổng hợp và tổ chức thực hiện kế hoạch khôi phục
kinh tế sau chiến tranh
Giai đoạn 1958-1960, Ngành đã tham gia vào kế hoạch 3 năm cải tạo
phát triển kinh tế, hoàn thành cải cách ruộng đất, xây dựng kế hoạch khôi
phục các cơ sở sản xuất do địch rút đi, khôi phục các tuyến đường giao thông
1
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
1


2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chủ yếu, phục hồi hệ thống trường học, bệnh viện, tiếp quản và duy trì các cơ
sở hạ tầng kỹ thuật…
Bước vào giai đoạn 1961- 1965, ngành đã xây dựng và tổ chức thực
hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương và
đất nước. Trong giai đoạn 1966-1975, toàn ngành đã chuyển sang xây dựng
kế hoạch thời chiến, tập trung vào công trình phục vụ chiến đấu.
Giai đoạn 10 năm từ khi thống nhất đất nước đến trước thời kỳ đổi mới,
Công tác kế hoạch đã tích cực tham gia vào việc nghiên cứu kế hoạch tổ chức
lại nền kinh tế, phân bổ lực lượng sản xuất, tổ chức nghiên cứu quy hoạch
phát triển kinh tế- xã hội dài hạn và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về
công tác kế hoạch đầu tư.
Trong 20 năm đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có
sự quản lý của nhà nước, kinh tế xã hội tỉnh đã có bước tiến bộ vượt bậc. Đấy
là do Ngành kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương đã thực hiện tốt các nhiệm vụ
của mình nhằm ổn định tình hình kinh tế -xã hội và chính trị, sớm thoát khỏi
tình trạng khủng hoảng và lạm phát, đưa nền kinh tế đi vào thế ổn định và có
tốc độ tăng trưởng nhất định bình quân là 10.8 %/ năm; nền kinh tế nhiều
thành phần phát triển nhanh, hoạt động sôi nổi năng động, có hiệu quả và đạt
được nhiều thành tựu quan trọng; giá trị nông nghiệp tăng 5 %, công nghiệp
trên địa bàn phát triển mạnh giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 22.1
%/ năm, hình thành các khu, cụm và một số ngành công nghiệp có tính chất
mũi nhọn như: vật liệu xây dựng, may, giầy xuất khẩu, cơ khí rắp ráp và chế
tạo…Nhiều dự án đầu tư trong nước và nước ngoài đã đựơc cấp phép và đi
vào hoạt động; góp phần đầy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá của tỉnh
nhà; từng bước tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và nâng cao tích luỹ
từ nội bộ nền kinh tế…
2

Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
2
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hiện nay, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương có 11 phòng ban chức
năng, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và lĩnh vực đầu tư
bao gồm các lĩnh vực: tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sách
quản lý kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, nước ngoài ở địa
phương; quản lý hỗ trợ phát triển chính thức, đầu thầu, đăng ký kinh doanh
trên phạm vi địa phương; về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở
theo quy định của pháp luật; thựchiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ
quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật. Mỗi phòng
ban có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, xong lại có mối quan hệ khăn khít
với nhau nhằm hỗ trợ nhau trong việc cùng giải quyết các vấn đề liên quan
đến lĩnh vực đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhằm đưa nền kinh tế của
tỉnh ngày càng tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ. Một trong số đó là phòng
thẩm định đầu tư tại sở KH&ĐT. Đây là phòng có vị trí quan trọng tại sở
KH&ĐT. Với chức năng và nhiệm vụ như sau:
Chức năng:
Thực hiện công tác lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm,
thẩm định dự án đầu tư và kế hoạch đấu thầu các dự án đầu tư bằng nguồn
vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh theo quy định.
Nhiệm vụ:
- Chủ trì tổng hợp, xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và chuẩn
bị đầu tư hàng năm và dài hạn của tỉnh trên các lĩnh vực: Xây dựng cơ sở hạ
tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các công trình công cộng, hạ
tầng của các cơ quan nhà nước, hệ thống giao thông và lưới điện bằng nguồn
vốn xây dựng cơ bản tập trung, nguồn vốn hỗ trợ của nước ngoài và các
nguồn vốn khác trình giám đốc Sở duyệt, báo cáo UBND tỉnh xem xét, ban

hành.
3
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
3
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách theo quy
định của Nhà nước.
- Chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng trong sở thẩm định kế hoạch
đấu thầu các dự án xây dựng, các dự án mua sắm trang thiết bị bằng nguồn
vốn ngân sách nhà nước,
- Báo cáo và tiếp nhận, giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư cho các dự án
trong nước theo luật đầu tư.
- Theo dõi, tổng hợp, theo dõi định kỳ các báo cáo giám sát đầu tư theo
quy định về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản các dự án
đầu tư trong nước được cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu, đề xuất, xây dựng kế hoạch và các biện pháp triển khai
thực hiện nhiệm vụ đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng liên quan, giám sát, kiểm tra
các công trình xây dựng thuộc khối mình phụ trách.
1.2. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương trong những năm vừa qua
1.2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương.
Tăng trưởng kinh tế:
Trong những năm qua, kinh tế Hải Dương phát triển nhanh chóng với sự
đóng góp quan trọng của các dự án FDI. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh
đạt bình quân 10,8%/ năm trong giai đoạn 2001-2005; trong năm 2006-2007
đạt trên 11%, năm 2008 đạt 10.5%. GDP bình quân đầu người năm 2006 đạt
580 USD, năm 2007 đạt 620 USD, năm 2008 đạt 750 USD. Dự kiến đạt 1.000
USD vào năm 2010 và 2.500 USD vào năm 2020. Đây là tín hiệu đáng mừng
để tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư vào tỉnh và là động

lực thúc đẩy các nhà đầu tư tiềm ẩn tham gia đầu tư vào tỉnh Hải Dương.
Tuy tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá nhanh, song chất lượng tăng chưa
cao. Tính năm 2008 kinh tế tăng trưởng chưa đạt mục tiêu đề ra (10.5%/ mục
4
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
4
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tiêu là 11-11.5%), chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế
cũng như từng ngành còn thấp, môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều
vướng mắc.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tăng tỷ trọng ngành
công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông – lâm nghiệp. Điều đó
được thể hiện rõ qua các năm: Tỷ trọng Nông – Lâm - Thuỷ sản; Công nghiệp
– xây dựng; dịch vụ từ 34,8%- 37,2%- 28,0% năm 2000 sang 26,9%-43,7%-
29,4% năm 2006. Dưới đây là bảng thể hiện tỷ trọng chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây:
Bảng 1.1: Tỷ trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hải Dương.
Đơn vị: %
Năm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Nông-lâm nghiệp 29.8 26.9 25.5 25.8
Thuỷ sản - công nghiệp 42.5 43.7 44 43.7
Xây dựng-dịch vụ 27.7 29.4 30.5 30.5
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương.
Với những ưu thế của mình cùng với những chính sách quy hoạch phát
triển đúng đắn, tỉnh Hải Dương đã có những thành tựu phát triển đồng đều ở
mọi lĩnh vực kinh tế với cơ cấu kinh tế chuyển dich hợp lý. Ngành xây dựng
và dịch vụ tăng tỷ trọng từ năm 2006 là 29.4%, năm 2007 tăng 1.1%. Đến
năm 2008 thì tỷ trọng này là không đổi. Đây cũng là một tín hiệu vui vì năm

2008 là năm có nhiều biến động về kinh tế, chịu sự tác động tiêu cực của suy
thoái toàn cầu, đồng thời trong nước tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến
phức tạp, lạm phát cao...vậy mà tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ vẫn ổn
định. Điều này chứng tỏ Hải Dương đã từng bước phát triển theo chiều hướng
tích cực không chỉ về số lượng mà còn cả về chất lượng.
Xong cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm. Năng lực sản xuất
công nghiệp trên địa bàn tăng chậm, thiếu những ngành sản xuất có hàm
5
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
5
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
lượng công nghệ cao, có khả năng tạo ra giá trị gia tăng lớn. Tiểu thủ công
nghiệp và làng nghề phát triển phân tán, nhỏ lẻ. Các ngành dịch vụ phát triển
chưa tương xứng với tiềm năng. Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất ở khu vực đô thị còn chậm.
Chuyển dịch cơ cấu lao động:
Cơ cấu lao động trong các ngành có sự dịch chuyển theo hướng chuyển
dịch của sản xuất. Cơ cấu lao động trong khu vực nông, lâm, thuỷ sản giảm từ
82,4% năm 2000 xuống 67,5% năm 2006, công nghiệp xây dựng từ 9% lên
trên 18,6%, các ngành dịch vụ từ 8,6% lên 13,9%. Điều này thể hiện rõ trong
bảng số liệu sau:
Bảng 1.2: Tỷ trọng cơ cấu lao động theo ngành
Đơn v

ị : %
Năm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Nông-lâm nghiệp 70.9 67.5 62.5 60.4
Thuỷ sản-công nghiệp 16.3 18.6 21.8 23.4
Xây dựng - dịch vụ 12.8 13.9 15.7 16.2

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương
Cơ cấu lao động của tỉnh đã chuyển hướng tích cực điều này chứng tỏ cơ
cấu ngành công nghiệp - dịch vụ của tỉnh ngày càng phát triển, ngày càng có
nhiều nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn
tỉnh
Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu.
Hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh những năm gần đây có tiến bộ, cả về
mặt hàng xuất khẩu, thị trường và giá trị kim ngạch.
Thị trường xuất khẩu từng bước được mở rộng ra nhiều châu lục (Châu
Á khoảng 60-70%, châu Âu 30% và đang từng bước vào các thị trường khác
như Bắc Mỹ và một số khu vực khác). Dưới đây là bảng thể hiện tình hình
kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh trong thời gian qua:
Bảng 1.3: Tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu trong thời gian qua:
Đơn vị: Triệu USD
Năm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng giá trị hàng hoá
xuất khẩu
253 290 337.6 606
Tổng giá trị hàng hoá 324.3 382.5 430.1 643
6
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
6
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhập khẩu
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương
Nhìn chung hoạt động xuất khẩu của tỉnh trong thời gian qua có sự
chuyển biến tốt cả về cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu. Cơ cấu mặt
hàng xuất khẩu chuyển dịch từ các mặt hàng gia công (như hàng may mặc,
giày da) sang các mặt hàng chế biến như: hàng điện tử, dây và cáp điện...Nhìn

chung hoạt động xuất khẩu của tỉnh đều tăng qua các năm. Năm 2006 tổng giá
trị xuất khẩu là 290 triệu USD, tăng 14.6% so với năm 2005. Đáng chú ý nhất
là trong năm 2008 so với năm 2007. Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu năm
2008 đạt 606 triệu USD, tăng 79.8% so với năm 2007. Hải Dương là 1 tỉnh
đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, khai thác tối đa tiềm năng sẵn có
của mình, do đó Hải Dương không ngừng thu hút sự đầu tư của các nhà đầu
tư trong và ngoài nước. Vì thế giá trị nhập khẩu hàng hoá trong những năm
gần đây liên tục tăng. Điển nhấn là từ năm 2007 và năm 2008.Tổng giá trị
hàng hoá nhập khẩu đạt 643 triệu USD, tăng 49.5% năm 2007. Sở dĩ như vậy
vì đây là giai đoạn Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) do
đó sẽ có nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư trên điạ bàn tỉnh Hải Dương.
Qua bảng số liệu ta thấy tốc độ xuất khẩu tăng mạnh hơn so với sự tăng của
nhập khẩu, điều này chứng tỏ kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Hải Dương
có nhiều khởi sắc nhưng vẫn chưa đáp ứng được tiềm năng của tỉnh.
1.2.2.

Đánh giá tổng quan về kết quả đạt được trong những năm vừa qua
Những kết quả đạt được:
Trong những năm vừa qua tình hình kinh tế tỉnh Hải Dương đã có
nhiều khởi sắc. Cùng với sự duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tương
đối ổn định. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo đúng mục tiêu, kế
hoạch của Đảng và nhà nước ta đặt ra là hướng nền kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá định hướng xã hội chủ nghĩa.
7
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
7
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Mặc dù trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2008 trong điều kiện
khó khăn về kinh tế, thiên tai, dịch bênh diễn biến phức tạp khó lường...Trước

những khó khăn và thách thức đó, tỉnh Hải Dương không ngừng cố gắng và
tìm mọi biện pháp khắc phục, kết quả là tỉnh Hải Dương vẫn duy trì được
mức tăng trưởng kinh tế là 10.5%. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho tình
hình kinh tế của tỉnh.
Nhìn chung trong những năm vừa qua tình hình kinh tế của tỉnh Hải
Dương đã có bước phát triển mạnh mẽ: kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh với
nhiều loại mặt hàng đa dạng chủng loại và ngày càng được nâng cấp với kỹ
thuật ngày càng hiện đại và tinh vi hơn, từ chỗ chỉ xuất khẩu các loại mặt
hàng mang tính chất gia công như may mặc, giày da...

dần chuyển sang xuất
khẩu các mặt hàng mang tính chất kỹ thuật đòi hỏi phải có trình độ tay nghề
như xuất khẩu các loại mặt hàng như: hàng điện tủ, dây cáp điện...

Điều này
cho thấy có sự phát triển rõ rệt về trình độ của đội ngũ nhân lực và trình độ
khoa học kỹ thuật trong các doanh nghiệp của tỉnh ngày càng tiến bộ và phát
triển mạnh mẽ.
Cùng với sự phát triển của lĩnh vực kinh tế đi cùng với nó là sự phát
triển của các lĩnh vực văn hoá, xã hội có nhiều tiến bộ; Đời sống nhân dân
được đảm bảo góp phần ổn định an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh, nhiệm vụ
đảm bảo an sinh xã hội được chỉ đạo hiệu quả; công tác cải cách hành chính,
đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí tiếp
tục được chú trọng; trật tự an toàn giao thông có nhiều chuyển biến...Tuy vậy,
vẫn tồn tại một số mặt hạn chế yếu kém như sau:
Một số hạn chế yếu kém:
Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh
trong những năm vừa qua còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém như: Tốc độ
tăng trưởng kinh tế tuy cao nhưng không đều, tiêu biểu năm 2008 kinh tế tăng
8

Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
8
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trưởng chưa đạt mục tiêu đề ra (đạt 10.5%/ mục tiêu 11-11.5%) chất lượng
tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng như từng ngành còn thấp,
môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều vướng mắc. Nguyên nhân chính của
hạn chế trên là do khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)
có nhiều thách thức và cơ hội mới đối với các nhà đầut tư trong và ngoài
nước. Đồng thời với mỗi địa phương lại có những khó khăn và thuận lợi và
khó khăn nhất định như không thể nhanh chóng nắm bắt và đưa ra những giải
pháp phát triển kinh tế trong thời gian ngắn. Trong nhiều vấn đề phát sinh,
mặc dù đã kịp thời có chủ trương và có văn bản chỉ đạo nhưng việc tổ chức
thực hiện vẫn còn bị chậm trễ dẫn đến hiệu quả thực hiện thấp, trong tổ chức
thực hiện có những việc chưa lường hết những khó khăn.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển dịch chậm, tỷ lệ lao
động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn rất cao chiếm trung bình hơn 60% tổng
số lao động trên địa bàn tỉnh. Năng lực sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng
chậm, thiếu những ngành có hàm lượng công nghệ cao, có khả năng tạo ra giá
trị gia tăng lớn như ngành công nghiệp điện tử, tự động hoá, chế tạo linh kiện
điện tử... Bên cạnh đó tiểu thủ công nghiệp và làng nghề phát triển phân tán,
nhỏ lẻ. Các ngành dịch vụ chưa phát triển xứng với tiềm năng của nó, tốc độ
tăng trưỏng còn thấp, tỷ trọng đóng góp của nó vào thu nhập quốc dân của
tỉnh có chiều hướng tăng nhưng với tốc độ chậm. Nguyên nhân của những tồn
tại trên chủ yếu là do Hải Dương là một tỉnh thuần nông, hầu hết lao động làm
trong lĩnh vực nông nghiệp, theo số liệu thông kê năm 2006 Hải Dương có
1.067,9 nghìn người trong độ tuổi lao động, lao động đang làm việc ở các
ngành là 962.836 người, trong đó một số ngành chủ yếu là nông lâm, thuỷ sản
649.91 người chiếm 67.5%; công nghiệp 179.087 người chiếm 18.6%; dịch
vụ 133.834 người chiếm 13.9%. Nguồn lao động trong tỉnh dồi dào nhưng

phần lớn là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp khoảng 25%,
9
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
9
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
năng suất lao động chưa cao. Lao động có tay nghề, có kỹ năng giỏi, cán bộ
có trình độ đại học, nhất là cán bộ quản lý công nghệ còn ít...
1.3. Thực trạng về công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng vốn
ngân sách nhà nước tại sở KHĐT tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2005-
2008
1.3.1. Tổng quan về hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hải
Dương
1.3.1.1. Thực trạng huy động và sử dụng vốn trong nước
* Huy động vốn:
Nguồn vốn trong nước là nguồn vốn gồm rất nhiều nguồn như: Nguồn
vốn Nhà nước (Nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư, vốn đầu
tư của các doanh nghiệp nhà nước); Nguồn vốn từ khu vực tư nhân (nguồn
vốn của doanh nghiệp tư nhân; nguồn vốn hộ gia đình); Xét trên góc độ xem
xét của đề tài ta chỉ đề cập tập trung vào nguồn vốn ngân sách trên địa bàn
tỉnh Hải Dương trong thời gian qua về thực trạng huy động và sử dụng nó.
Nếu xét về vốn ngân sách nhà nước thì đối với mỗi một quốc gia nói chung
việc tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu. Nhưng để
tăng trưởng và phát triển thì không thể thiếu vốn đầu tư và vốn đầu tư quan
trọng hàng đầu là vốn ngân sách nhà nước. Để tăng nguồn vốn ngân sách thì
cần phải tăng nguồn thu cho ngân sách, theo báo cáo của sở tài chính thì thu
ngân sách của tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây luôn tăng qua các
năm. Điều này được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 1.4: Nguồn vốn ngân sách tỉnh Hải Dương
đơn vị: triệu đồng

Số
TT
Chỉ tiêu
Quyết toán qua các năm
Năm 2005 Năm 2006
Năm 2007
Tổng thu NSNN trên địa bàn 2,509,075
10
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
10
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1,496,914 1,838,500
Tổng thu NSNN trừ tiền sử
dụng đất 1,226,464 1,552,109 2,167,673
1 Thu từ DNNN trung ương 291,335 519,294 733,530
2 Thu từ DNNN Địa phương 94,650 18,973 21,962
3 Thu từ DN có vốn ĐTNN
580,105 607,005
859,925
4 Thu thuế Ngoài quốc doanh 78,505 107,957 182,607
5 Thu từ sổ số kiến thiết
9,065 10,796
-
6 Thuế thu nhập cá nhân
14,508 19,302
64,044
7 Thuế SD đất nông nghiệp
1,580 2,063
2,531

8
Thuế chuyển quyền sử dụng
đất 11,502 12,044 19,302
9 Thu tiền sử dụng đất
270,450 286,391
341,402
10 Thuế nhà đất
9,354 12,133
15,280
11 Tiền thuê đất
9,350 11,914
26,852
12 Thu phí xăng dầu
55,080 49,259
39,943
13 Lệ phí trước bạ
32,015 33,574
58,306
14 Thu phí - lệ phí
31,750 37,290
46,480
15 Thu tiền bán nhà, thuê nhà 275 563 11,533
16 Thu khác ngân sách
4,350 40,716
19,171
17 Các khoản thu tại xã
3,040 4,176
-
Nguồn: Phòng thẩm định sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương
Với mục đích sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh cho các dự án

đầu tư xây dựng cơ sở hậ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải…do đó với khối
lượng vốn lớn như vậy thì cần phải có sự đầu tư một cách chính xác và hiệu
quả. Công tác thẩm định các dự án đầu tư lại càng trở lên quan trọng và cần
thiết để các dự án đầu tư đúng mục đích và chống được hiện tượng thất thoát
lãng phí trong việc sử dụng vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản.
11
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
11
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng nguồn thu chủ yếu của nguồn vốn
ngân sách nhà nước từ việc thu thếu và lệ phí... chiếm tỷ trọng lớn nhất là
nguồn thu thếu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: tăng đều qua các
năm đặc biệt là năm 2006 và năm 2008 vì đây là mốc quan trọng đánh dấu
Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt vào đầu tư. Do
đó, lượng thuế thu được từ nguồn này tăng đột biến năm 2007. Chiếm 34.27%
tổng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hải Dương tăng so với năm 2006
là 41.7%. Tiếp theo là nguồn thu từ doanh nghiệp nhà nước trung ương cũng
tăng đáng kể chiếm 29.23% tổng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh, tăng
41.25% so với năm 2006. Nhìn chung ngốn vốn ngân sách của tỉnh Hải
Dương tuơng đối lớn và tăng đều qua các năm. Năm 2006 tổng nguồn vốn
ngân sách tăng so với năm 2005 là 1.11 lần, tương đương tăng 115.4%. Riêng
năm 2007 tổng nguồn vốn ngân sách của tỉnh Hải Dương đạt hơn 2500 tỷ
đồng tăng so kế hoạch dự toán năm 2007 là 2000 tỷ đạt 125% kế hoạch đặt ra.
Và tăng so với năm 2006 là 1.36 lần, tương đương với tăng 36.5%. Đây là
một tín hiệu vui vì trong giai đoạn này, Hải Dương đang trong giai đoạn phát
triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đầu tư xây dựng cơ bản tạo điều kiện
tốt nhất để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư trên địa bàn
tỉnh, nhằm đưa Hải Dương trở thành một trong những tỉnh có tình hình kinh
tế phát triển mạnh nhất trong nước.

* Kế hoạch sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua
Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của đất nước nói chung tỉnh Hải
Dương đã đặt ra kế hoạch sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua các năm
nhằm mục đích đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội để thu hút được
các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tạo điều kiện
đưa tỉnh Hải Dương trở thành một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về kinh
tế.
12
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
12
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 1.5: Tình hình sử dụng vốn ngân sách của tỉnh trong qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
ST
T
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

TỔNG CHI NGÂN SÁCH
CẤP TỈNH
2,3
39,773
2.252.346 1,271
,058
I Chi đầu tư phát triển
519,111
613.9 372,060
1 Chi đầu tư xây dựng cơ
bản
474,395

566.12 368,280
2 Chi đầu tư phát triển khác
44,716
47.78 3,780
II Chi thường xuyên
988,752
1.394.807 560,619
1 Chi quốc phòng
15,815
23.387 12,373
2 Chi an ninh
5,231
9.174 4,100
3 Chi giáo dục, đào tạo và
dạy nghề
626,008
712.246 152,882
4 Chi y tế
128,808
160.88 150,050
5 Chi khoa học công nghệ
13,270
15.6 16,600
6 Chi văn hoá thông tin
14,842
20.702 11,651
7 Chi phát thanh, truyền
hình
6,534
11.735 6,127

8 Chi thể dục thể thao
8,621
11.578 7,105
9 Chi đảm bảo xã hội
24,201
60.793 28,041
10 Chi sự nghiệp kinh tế
53,993
113.557 65,240
11 Chi quản lý hành chính
76,160
233.815 93,540
12 Chi trợ giá
-
- -
13 Chi khác ngân sách
5,349
6.053 450
14 Chi chương trình mục
tiêu địa phương
9,920
15.287 12,460
III Chi trả nợ gốc và lãi
huy động đầu tư CSHT
theo khoản 3 Điều 8 của
Luật NSNN
-
- -
IV Chi bổ sung quỹ dự trữ
tài chính

1,300
1.23 1,230
V Chi dự phòng ngân
sách
43,562
62.611 40,126
13
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
13
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
VI Chi chương trình mục
tiêu trung ương
267,921
179.798 170,395
VII Chương trình dự án
khác
3,075
3,000
VII
I
Kinh phí cải cách tiền
lương 123,628
Nguồn: Sở kế hoạch và đâu tư tỉnh Hải Dương
Qua bảng kế hoạch chi ngân sách trên ta thấy: Năm 2006 tổng chi ngân sách
đã vượt tổng thu ngân sách 413,846 triệu đồng. Đây cũng là năm có tổng chi
ngân sách lớn nhất 2,339,773 triệu đồng. Trong khi năm 2008 tổng chi ngân
sách là 1,271,058 triệu đồng, trong năm 2007 tổng chi ngân sách cho đầu tư
phát triển cao nhất trong 3 năm đạt 613.9 triệu đồng gấp 1.18 lần năm 2006,
và 1.65 lần năm 2008. Trong đó tập trung chủ yếu vào đầu tư xây dựng cơ

bản 566.12 triệu đồng, chi cho đầu tư phát triển khác 47.78 triệu đồng.
Nguyên nhân chính là do năm 2007 là năm Việt Nam gia nhập WTO do
đó để thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài chọn địa phương mình để đầu
tư thì Hải Dương để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng một cách tốt nhất để tạo
điều kiện mời gọi các nhà đầu tư.
Với kế hoạch phân bổ vốn như trên thì Uỷ Ban tỉnh Hải Dương đã phối
hợp với các ngành, các phòng ban của tỉnh đề ra kế hoạch vốn cho các ngành,
lĩnh vực sao cho phù hợp với điều kiện phát triển tỉnh.
Dưới đây là bảng kế hoạch cụ thể về tình hình phân bổ vốn ĐTXD cơ
bản trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây như sau:
Bảng 1.6: Tình hình thực hiện vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh trong
2 năm vừa qua:
Đơn vị: Triệu đồng
Danh mục
Tổng vốn
đầu tư
Năm
2007
Năm 2008
Trong đó
Tổng Xây KTC
14
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
14
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
vốn
lắp+Thiế
t bị
B

khác
TỔNG SỐ 1.942.014
392.52
0
137.64
0 122.755
14.88
5
CÔNG TRÌNH CHUYỂN TIẾP 1.878.727
392.52
0
123.87
6 110.605
13.27
1
NÔNH NGHIỆP- THUỶ LỢI-
NÔNG THÔN 373.422 12.050 24.775 22.005 2.770
Nông nghiệp 2.060 1.050 775 775 -
Dự án chuyển tiếp 2.060 1.050 775 775 -
Dự án nhóm C 2.060 1.050 775 775 -
Hệ thống đê kè cống 323.296 6.500 17.000 14.660 2.340
Dự án chuyển tiếp 308.296 6.500 2.000 900 1.100
Dự án nhóm B 308.296 6.500 2.000 900 1.100
Dự án mới khởi công 15.000 - 15.000 13.760 1.240
Dự án nhóm C 15.000 - 15.000 13.760 1.240
Thuỷ nông + hồ đập 48.066 4.500 7.000 6.570 430
Dự án chuyển tiếp 48.066 4.500 7.000 6.570 430
Dự án nhóm B 40.502 4.500 2.900 2.800 100
Công nghiệp - Giao thông 883.307
195.57

0 49.550 43.670 5.880
Công nghiệp 12.500 4.100 3.716 3.500 216
Dự án chuyển tiếp 12.500 4.100 3.716 3.500 216
Dự án nhóm C 12.500 4.100 3.716 3.500 216
Giao thông 870.807
191.47
0 45.834 40.170 5.664
Dự án chuyển tiếp 870.807
191.47
0 45.834 40.170 5.664
Dự án nhóm B 781.375
178.73
8 25.334 21.700 3.634
Dự án nhóm C 89.432 12.732 20.500 18.470 2.030
Y tế - Giáo Dục-VHXH-TDTT 438.030
142.45
0 24.776 22.540 2.236
Y tế 253.101 93.400 7.433 6.850 583
Dự án chuyển tiếp 253.101 93.400 7.433 6.850 583
15
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
15
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Dự án nhóm B 224.101 87.500 4.500 4.200 3
Dự án nhóm C 28.601 5.900 2.933 2.650 283
Giáo dục 48.236 20.650 8.671 8.050 621
Dự án chuyển tiếp 48.236 20.650 8.671 8.050 621
Dựa án nhóm C 48.236 20.650 8.671 8.050 621
Văn hoá - xã hội - TDTT 136.693 28.400 8.672 7.640 1.032

Dự án chuyển tiếp 136.693 28.400 8.672 7.640 1.032
Dự án nhóm B 112.427 19.400 3.000 2.400 600
Dự án nhóm C 24.266 9.000 5.672 5.240 432
An ninh - Quốc phòng 1.975 650 1.239 1.130 109
Công trình chuyển tiếp 1.975 650 1.239 1.130 109
Dự án nhóm C 1.975 650 1.239 1.130 109
Công cộng - Quản lý NN 181.933 41.800 23.536 21.260 2.276
Công cộng 32.620 11.400 9.910 8.960 950
Dự án chuyển tiếp 32.620 11.400 9.910 8.960 950
Quản lý Nhà nước 149.373 30.400 13.626 12.300 1.326
Công trình chuyển tiếp 149.373 30.400 13.626 12.300 1.326
Dự án nhóm B 110.000 13.500 5.000 4.500 500
Dự án nhóm C 39.373 16.900 8.626 7.800 826
Công trình mới khởi công 63.287 - 13.764 12.150 1.614
Dự án nhóm B 45.000 - 6.000 5.000 1.000
Dự án nhóm C 18.287 - 7.764 7.150
614.0
00
Công trình sử dụng vốn vượt thu
2008 24.500 -
Nguồn : Phòng thẩm định sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương
Dự vào bảng số liệu trên ta thấy: Tổng số vốn đầu tư XDCB năm 2008 là
hơn 1.942 tỷ đồng, trong đó đã thông bảo vốn đến hết năm 2007 là 392.52 tỷ
đồng. Hầu hết các dựa án được đầu tư trong giai đoạn này là những dự án về
công nghiệp – giao thông chiếm tỷ trọng tương đối cao với tổng mức đầu tư
45.5%. Điều này hoàn toàn hợp lý vì đây được coi là điều kiện quan trọng
nhất để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Một nhà đầu tư sẽ xem
16
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
16

17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
xét về tình hình kinh tế xã hội của một địa phương một cách kỹ lưỡng trước
khi đưa ra một quyết định đầu tư chẳng hạn như: Khi quyết định đầu tư vào
một khu công nghiệp nào đó mà điều kiện cơ sở vật chất trong hàng rào tốt
nhưng lại chưa có sự đầu tư ngoài hàng rào khu công nghiệp, do đó nó sẽ ảnh
hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư,sẽ tạo tâm lý e ngại khi đưa ra quyết định
đầu tư...
Tuy tổng mức vốn là tương đối lớn nhưng vốn thông báo để đầu tư thì lại
có phần rất khiêm tốn. Như tổng vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 là 1.942 tỷ
đồng nhưng thông báo vốn hết năm 2007 chỉ là 392.52 tỷ đồng. Tức là số vốn
công trình phải chuyển tiếp sang năm 2008 là 1.878 tỷ đồng.Sở dĩ như vậy là
do 1 phần nguồn vốn ngân sách còn tương đối thấp và lượng vốn này phải dàn
trải đều cho các năm kế tiếp. Vì vậy, trong năm tới đây tỉnh Hải Dương đang
cố gắng hoàn thành kế hoạch của năm 2008 và xây dựng được một hệ thống
cơ sở hạ tầng cơ bản tương đối tốt tạo mọi điều kiện để thu hút đầu tư phát
triển kinh tế.
Bảng 1.7 : Tình hình đầu tư theo ngành của tỉnh Hải Dương trong những năm
gần đây:
Đơn vị : Triệu đồng
T
T
Ngành
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Năm
2008
1
Nông - Lâm - Thuỷ
lợi 19.950 38.400 19.470 24.775
2

Công nghiệp - Giao
thông 51.400 85.000 104.889 49.550
3
Y tế - giáo dục - Văn
hoá 20.810 50.480 104.800 24.776
4
Công cộng - Quản lý
nhà nước - ANQP 37.310 50.060 48.040 24.775
Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương
17
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
17
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ vốn đầu tư cho các ngành công nghiệp
và giao thông vận tải luôn chiếm tỷ lệ vốn đầu tư cao nhất. Năm 2006 tổng
vốn cho công nghiệp – giao thông là 85.000 triệu đồng gấp 1.65 lần năm
2005, tương đương tăng 65.36 %. Năm 2007 tổng vốn đầu tư cho ngành công
nghiệp và xây dựng là 104.889 triệu đồng tăng so với kế hoạch đặt ra là
54.139 triệu đồng, tăng 193,74 % so với kế hoạch và tăng 287.88 % so với
năm 2006. Điều này hoàn toàn hợp lý với tình hình phát triển của tỉnh Hải
Dương trong giai đoạn này. Vì đầu tư phát triển tập trung chủ yếu vào các
ngành công nghiệp và xây dựng, giao thông vận tải tạo nền móng cơ sỏ hạ
tầng vững chắc cho phát triển kinh tế. Thực hiện đúng chủ trương phát triển
kinh tế xã hội của đất nước ta dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng
tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông –lâm -
thuỷ sản. Hướng tới mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp
hoá vào năm 2020.
18
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B

18
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.3.1.2. Tình hình huy động và sử dụng nguồn vốn nước ngoài
Nguồn vốn FDI :
Hải dương là một trong 10 địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn
đầu tư nước ngoài. Năm 2006, Hải Dương đã thu hút được 663,6 triệu USD
vốn FDI. Năm 2007 đạt 481,3 triệu USD, trong đó có 32 dự án được cấp mới
với tổng vốn đăng ký là 262 triệu USD và lượng vốn bổ sung của 16 dự án là
219,3 triệu USD. Tính đến cuối năm 2007, các doanh nghiệp Nhật Bản đã có
24 dự án đầu tư tại Hải Dương, với tổng số vốn đăng ký 592,2 triệu USD; Đài
Loan có 38 dự án với tổng số vốn đăng ký 515,5 triệu USD và nhiều dự án
của các nhà đầu tư Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Sinh-ga-po, Đan Mạch, Pháp… Chính
vì vậy mà chỉ trong vòng 2 năm 2006 và 2007, Hải Dương thu hút được lượng
vốn FDI cao hơn 60% tổng vốn FDI mà tỉnh đã thu hút trong nhiều năm trước
đó. Dự báo, Hải Dương có thể thu hút vốn FDI lên đến 1 tỷ USD vào năm
2010.
Trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay có 188 doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài đến từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ, voíư tổng vốn đăng ký là
2tỷ 182,5 triệu USD (trong khu công nghiệp 92 dự án với số vốn 1 tỷ 322
triệu USD, ngoài Khu công nghiệp 96 dự án với tổng số vốn 860,5 triệu
USD); có 106 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút
trên 58.000 lao động đang làm việc tại các nhà máy. Các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài đã khẳng định được vị trí quan trọng trọng sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Nguồn vốn ODA: Xuất phát từ đặc điểm của nguồn vốn ODA là nguồn
vốn góp phần quan trọng cho đầu tưu phát triển, nhất là nguồn vốn ngân sách
nhà nước. Theo thống kê thì năm 2007 tổng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức vào tỉnh Hải Dương là 30.000 triệu đồng, trong đó vốn đối ứng ODA là
25.000 triệu đồng. Hầu hết các dự án sử dụng vốn ODA nhằm mục tiêu hỗ trợ

19
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
19
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh
thông qua thu hút đầu tư trong và ngoài nuớc vào địa bàn tỉnh, thúc đẩy nhanh
thương mại; chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, cải thiện các dịch vụ xã hội và góp phần vào công cuộc xoá đói
giảm nghèo nhằm đưa Hải Dương trở thành một tỉnh có kinh tế phát triển
mạnh trên cả nước.
Song Tỉnh chưa chủ động về nguồn vốn đầu tư: Đầu tư của khu vực nhà
nước vẫn chiếm tỷ trọng cao, địa phương còn thấp. Vốn trong nước nhất là
vốn ngân sách còn hạn chế và luôn thiếu hụt so với nhu cầu phát triển. Vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn phải cạnh tranh với các tỉnh bạn trong
vùng.Các chính sách, pháp luật của nhà nước ban hành chưa đồng bộ và chậm
đổi mới.
1.3.2.Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở KH & ĐT tỉnh
Hải Dương.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển hơn 50 năm, Sở KH & ĐT
tỉnh Hải Dương không ngừng phát triển và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
trong công tác đầu tư, đảm bảo cho việc đầu tư của tỉnh luôn đúng mục đích
và đạt hiệu quả cao. Đặc biệt là trong công tác thẩm định các dự án đầu tư vào
địa bàn tỉnh, Sở KH &ĐT tỉnh Hải Dương đã không ngừng tự hoàn thiện công
tác thẩm định dự án đầu tư. Trong quá trình thực hiện công tác thẩm định dự
án đầu tư, Sở KH &ĐT đã nghiên túc thực hiện theo đúng quy định của thẩm
định dự án đầu tư của Nhà nước quy định. Đó là việc áp dụng các chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch của nhà nước đã được phê duyệt vào việc thẩm định tính
phù hợp của dự án với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và phù
hợp với tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương. Điều này được thể hiện

qua sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh ngày càng theo xu hướng phát
triển chung của đất nước, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ,
20
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
20
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
giảm tỷ trọng các ngành nông – lâm - thuỷ sản. Nó phù hợp với chủ trương
của Đảng và Nhà nước ta là phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá
và hiện đại hoá.
Hầu hết các dự án trên địa bàn tỉnh do Sở KH & ĐT thẩm định đều được
tổ chức thẩm định theo đúng quy định và đúng thời gian, xử lý việc ra quyết
định hoặc điều chỉnh quyết định đầu tư kịp thời. Số lượng các dự án tồn đọng
không nhiều, các dự án đầu tư sau khi đã được thẩm định thì đi hoạt động tốt
và hiệu quả.
1.3.2.1. Quy mô và số dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách được thẩm định
trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua
Bảng 1.8: Dự án đầu tư trong kế hoạch trong thời gian qua
T
T Các chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
1
Số dự án được thực hiện trong

năm 127 139 151 169
Dự án nhóm A 0 0 0 0
Dự án nhóm B 15 16 20 20
Dự án nhóm C 112 123 131 149
2
Số dự án được quyết định đầu
tư trong năm 6 10 35 4
Dự án nhóm A 0 0 0 0
Dự án nhóm B 0 0 3 0
Dự án nhóm C 6 10 32 4
3
Số dự án kết thúc đưa vào hoạt
động trong năm 65 69 105 39
Dự án nhóm A 0 0 0 0
Dự án nhóm B 0 5 1 0
Dự án nhóm C 65 64 104 39
4
Số dự án được thực hiện giám
sát, đánh giá đầu tư trong năm 127 82 151 169
Dự án nhóm A 0 0 0 0
Dự án nhóm B 15 12 20 20
Dự án nhóm C 112 70 131 149
21
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
21
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
5
Số dự án có vi phạm thủ tục đầu
tư 0 0 0 0

6 Số dự án phải điều chỉnh 5 8 16 23
7
Số dự án phải ngừng thực hiện
vì những lý do khác nhau 0 0 0 6
8
Số dự án đưa vào hoạt động
nhưng không có hiệu quả 0 0 0 0
Nguồn: phòng thẩm định sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng số dự án được thực hiện qua các năm đều
tăng:
Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 12 dự án. Trong 127 dự án được
thực hiện trong năm 2005 bao gồm 71 dự án mới và 56 dự án chuyển tiếp.
Trong 139 dự án được thực hiện trong năm 2006 có 80 dự án mới và 59 dự án
chuyển tiếp. Các dự án đều thực hiện đảm bảo đúng trình tự từ khâu lập dự
án, thẩm định dự án và đấu thầu, tổ chức thi công xây lắp, quản lý chất lượng
công trình, không có trường hợp sai sót trong đấu thầu, trong quản lý chất
lượng công trình và thanh quyết toán công trình. Trên địa bàn tỉnh Hải Dương
các dự án đầu tư bằng ngân sách nhà nước đểu thuộc dự án nhóm B và C.
Tổng dự án của năm 2005 là 127 dự án, số dự án hoàn thành đưa vào sử dụng
là 65 dự án, đạt 51%. Năm 2006 số dự án hoàn thành đưa vào sử dụng là 69
dự án, đạt 50%. Khối lượng thực hiện cả năm của năm 2005 đạt 130.5% kế
hoạch, năm 2006 đạt 144.6% kế hoạch. Nhiều công trình đã hoàn thành
nhưng chưa quyết toán được do yêu cầu của Nhà nước phải kiểm toán trước
khi đi vào quyết toán nhưng thủ tục kiểm toán hiện nay còn gặp nhiều khó
khăn vì công tác kiểm toán chưa đủ số lượng người để trải ra các công trình
nên thủ tục thanh quyết toán rất khó khăn và chậm trễ. Những công trình
trọng điểm gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, cụ thể là : Đường và cầu 118,
cầu Hàn, đường 52 m, đường 20A, đường gom QL5A, thư viện tỉnh...
22
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B

22
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm 2008 tổng số dự án thực hiện đầu tư trong năm là 169 dự án tăng so
với năm 2005 là 42 dự án, năm 2006 là 30 dự án, năm 2007 là 18 dự án. Số
dự án kết thúc đi vào hoạt động của năm 2007 là 105 công trình trong tổng số
151 công trình, hạng mục công trình, đạt 70%, trong khi năm 2006 số công
trình đi vào hoạt động là 69 công trình đạt 50%. Năm 2008 số dự án đi vào
hoạt động là 60 dự án trên tổng số 169 dự án đạt 35.5% . Như vậy, trong năm
2008 số dự án đi vào hoạt động thấp hơn so với năm 2007 là 45 công trình là
do trong năm 2007 việc tăng cường công tác giám sát đầu tư đã góp phần
nâng cao hiệu quả đầu tưu, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và chất lượng
công trình được bảo đảm. Còn trong năm 2008 có tổng số 169 dự án có 20 dự
án nhóm B, 149 dự án nhóm C (trong đó có 152 dự án chuyển tiếp, 17 dự án
đầu tư mới) vì với số lượng dự án chuyển tiếp lớn nên năm 2008 chủ yếu bố
trí vốn cho các công trình chuyển tiếp vì các công trình phải đẩy nhanh tiến
độ để hoàn thành và bàn giao đưa vào sủ dụng.
1.3.2.2. Tình hình thực hiện công tác thẩm định các dự án đầu tư tại Sở kế
hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương trong thời gian qua.
Trong những năm vừa qua công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế
dự toán tại Sở kế hoạch và đầu tư Hải Dương đã ngày càng tiến bộ, thực hiện
theo đúng quy trình về trình tự, tiến độ, thủ tục, rút ngắn thời gian, góp phần
đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Việc phân cấp trong quản lý đầu tư được
thực hiện nghiêm túc, theo hướng giảm bớt thủ tục trung gian, nâng cao trách
nhiệm của chủ đầu tư. Việc tổ chức thực hiện dự án đã có nhiều chuyển biến
tích cực; nội dung, mục tiêu và quy mô đầu tư của dự án đã bám sát vào quyết
định đầu tư được duyệt; các thủ tục về đấu thầu, tổ chức xây dựng công trình,
nghiệm thu thanh quyết toán vốn đầu tư luôn được quán triệt và nghiêm túc
thực hiện, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Do vậy, trong những năm
23

Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
23
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trở lại đây công tác thẩm định tại Sở Kế Hoạch và đầu tư Hải Duơng đã đạt
được những thành tựu đáng kể:
Bảng 1.9: Dự án quy hoạch và chuẩn bị đầu tư
TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1 Tổng số dự án quy hoạch: 54 48 99
Đã thẩm định đề cương và quy hoạch 45 22 54
Đang hoàn thiện trình duyệt 8 9 35
Đã được phê duyệt 1 17 10
2 Tổng số dự án chuẩn bị đầu tư 103 73 57
Đã thẩm định dự án (QM+DA) 56 28 28
Đang thiết kế thi công (để trình duyệt DA) 46 3 12
Đã được phê duyệt 31 42 17
Nguồn: Phòng thẩm định sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương
Qua các bảng số liệu trên ta thấy:
Năm 2006 với tổng số dự án được bố trí thực hiện trong năm là 139 dự
án bao gồm 80 dự án mới và 59 dự án chuyển tiếp. Trong khi tổng số dự án
được ghi trong kế hoạch xây dựng cơ bản năm 2006 là 164 công trình. Trong
đó chuyển tiếp từ năm 2005 sang là 53 công trình, có 18 công trình đi vào sử
dụng, 35 công trình chuyển tiếp sang năm 2007; số dự án mới khởi công là
111 công trình, trong đó 51 công trình hoàn thành đi vào sử dụng, 60 công
trình chuyển tiếp sang năm 2007. Tổng số dự án thực hiện quy hoạch và
chuẩn bị đầu tư là 159 dự án, số dự án được phê duyệt là 32 dự án đạt 20.1%.
Số dự án đang hoàn thiện để trình duyệt là 54 dự án đạt 34%, số dự án đã
thẩm định là 101 dự án, đạt 63.5%.
Năm 2007, tổng số dự án đầu tư trong kế hoạch là 151 công trình, gồm:
20 dự án nhóm B, 131 dự án nhóm C. Hầu hết các dự án được triển khai theo

kế hoạch được giao. Bên cạnh đó còn có 16 dự án bị điều chỉnh, bao gồm: 1
dự án nhóm B, 15 dự án nhóm C (trong đó 4 dự án phải điều chỉnh cả nội
dung và vốn đầu tư). Trong khi đó, tổng số dự án quy hoạch và chuẩn bị đầu
tư là 121 công trình, đạt 80.1% kế hoạch. Về cơ bản các dự án quy hoạch và
24
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
24
25
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chuẩn bị đầu tư trong năm 2007 đạt tỷ lệ thấp: Dự án quy hoạch đạt khoảng
35%, Dự án chuẩn bị đầu tư đạt khoảng 57.15% so với kế hoạch giao.
Năm 2008, tổng số dự án đầu tư trong năm kế hoạch là 169 dự án, trong
đó có 20 dự án nhóm B và 149 dự án nhóm C (trong đó có 152 dự án chuyển
tiếp và 17 dự án đầu tư mới). Năm 2008 chủ yếu tập trung hoàn thành các dự
án chuyển tiếp từ những năm trước, số dự án bị điều chỉnh là 23 dự án, tăng
hơn so với năm 2007 là 7 dự án, trong khi đó số dự án phải điều chỉnh của
năm 2006 là 80 dự án. Trong năm 2008 có 1 dự án bị trì hoãn là Dự án Cầu
Bát Nạo (Kim Thành), có 5 dự án bị dãn tiến độ thực hiện. Trong khi đó, tổng
số dự án quy hoạch và chuẩn bị đầu tư là 156 công trình với tổng số 99 dự án
quy hoạch, trong đó có 33 dự án mới và 66 dự án quy hoạch chuyển tiếp.Khối
lượng thực hiện được khoảng 55% kế hoạch giao. Số dự án đã thẩm định là
82 dự án, đạt 52.6%, số dự án đang hoàn thiện trình duyệt là 47 dự án đạt
30.1%, số dự án được duyệt là 27 dự án, đạt 17.3%.
Qua bảng 9 ta thấy tổng số dự án quy hoạch của năm 2008 là 99 dự án
tăng 45 dự án so với năm 2006 và 51 dự án so với năm 2007. Số dự án hoàn
thiện trình duyệt tăng qua các năm. Năm 2008 tăng 26 dự án so với năm
2007, và 28 dự án so với năm 2006. Tuy nhiên, số dự án quy hoạch được phê
duyệt là tương đối thấp, năm 2006 được 1 dự án chiếm 1.85% trong tổng số
54 dự án quy hoạch. Trong tổng số các dự án chuẩn bị đầu tư qua các năm
tăng giảm khác nhau, năm 2006 là 103 dự án, năm 2007 là 73 dự án, năm

2008 là 57 dự án, điều này phụ thuộc vào số dự án chuyển tiếp từ những năm
trước. Hầu hết các dự án chuẩn bị đầu tư đều đã thẩm định hơn 50%, các dự
án được phê duyệt để quyết định đầu tư đều đạt kết quả tương đối.
Như vậy trong những năm qua thực trạng công tác thẩm định dự án đầu
tư sử dụng vốn ngân sách trên địa bản tỉnh Hải Dương đã có nhiều bước tiến
25
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
25

×