Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu chỉ số sáng tạo của sinh viên học viên khoa học quân sự : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 01 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.3 KB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

**************

NGUYỄN BÍCH NGỌC

NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ SÁNG TẠO
CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Hà nội 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

**************

NGUYỄN BÍCH NGỌC

NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ SÁNG TẠO
CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
Mã số: 60140120

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Công Khanh

Hà nội 2014




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Nghiên cứu chỉ số sáng tạo của
sinh viên Học viện Khoa học Quân sự” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của
chính bản thân tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên
cứu nào của người khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện
nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận
văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu
tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng
quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội
dung khác trong luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2014
Học viên

Nguyễn Bích Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy trong
chương trình cao học chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục khóa 8 - Viện
Đảm bảo Chất lượng Giáo dục, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích
về chuyên ngành, làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Công Khanh, người đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục đã tạo mọi điều kiện để tôi
hoàn thành khóa học và bảo vệ luận văn này.
Tôi xin cám ơn Ban Giám đốc và các cơ quan của Học viện Khoa học Quân sự đã

giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và thông tin luận văn.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động
viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU………………………………………….

3

MỞ ĐẦU…………….……………………………….………………………..

5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ……………….

9

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

9

1.1.1. Nghiên cứu về sáng tạo ở nước ngoài …………….……………

9


1.1.2. Nghiên cứu về sáng tạo ở Việt Nam…………….…………………

13

1.2. Cơ sở lý luận thuộc về đề tài ……………….……………………..

15

1.2.1. Quan niệm về trí sáng tạo, năng lực sáng tạo ………………….

15

1.2.2. Những cách tiếp cận nghiên cứu sáng tạo …………..………….

16

1.2.3. Các mô hình lý thuyết về trí sáng tạo……………….……………

21

1.2.4. Phương pháp đo lường năng lực sáng tạo……………………….

28

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………….

33

2.1. Tổng thể và mẫu nghiên cứu……………….……………………..


33

2.2. Thiết kế công cụ đo lường: bộ trắc nghiệm đánh giá chỉ số CQ

34

2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu……………….…………

34

2.4. Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của các thang đo

37

2.4.1. Đánh giá độ tin cậy .……………………….………….……………

37

2.4.2. Đánh giá độ hiệu lực ……………….…………………………….…

40

2.5. Kiểm tra tính phân phối chuẩn của các mẫu ……………….

44

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………….……………

48


3.1. Kết quả nghiên cứu chỉ số sáng tạo của sinh viên Học viện
Khoa học Quân sự ……………….……………….……………….………

48

3.1.1. Kết quả đo lường chỉ số sáng tạo của sinh viên Học viện
Khoa học Quân sự: chỉ số về năng lực sáng tạo của sinh viên.………

48

3.1.2. So sánh năng lực sáng tạo giữa các nhóm sinh viên.……………

50


3.1.3. So sánh giữa năng lực thực sự với tự đánh giá ……………….

52

3.2. Phân tích mối quan hệ giữa năng lực sáng tạo với các kỹ năng,
năng lực khác đạt được trong quá trình học đại học của sinh viên. …

53

3.2.1. Mối liên hệ giữa năng lực sáng tạo với các kỹ năng đạt được
của sinh viên……………….……………….……………….…………………

53


3.2.2. Mối liên hệ giữa năng lực sáng tạo với các năng lực khác của sinh viên

55

3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sáng tạo của
sinh viên……………….……………….……………….……………………..

58

3.3.1. Mối quan hệ giữa yếu tố gia đình với chỉ số CQ……………….

58

3.3.2. Mối liên hệ giữa thời gian tự học với năng lực sáng tạo của
sinh viên. ……………….……………….……………….……………….……

60

3.3.4. Mối liên hệ giữa việc sử dụng internet với năng lực sáng tạo

62

3.4. Mối liên hệ giữa năng lực sáng tạo với kết quả điểm thi tốt
nghiệp PTTH, điểm thi đại học và điểm trung bình các môn học

63

3.5. Mối liên hệ giữa tính cách và chỉ số CQ ……………….………

64


KẾT LUẬN ……………….……………….……………….……………….

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………….……………….………………

69

PHỤ LỤC ……………….……………….……………….…………………

71


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1

Thống kê sinh viên các ngành học tham gia nghiên cứu

33

Bảng 2

Kết quả đo độ tương quan của từng item với toàn bộ

thang đo

38

Bảng 3

Hệ số tương quan của từng item với toàn bộ thang đo

38

Bảng 4

Kết quả đo hệ số tin cậy Alpha của thang đo năng lực
sáng tạo

39

Bảng 5

Bảng tương quan từng item với toàn bộ thang đo

39

Bảng 6

Kết quả phân tích yếu tố của thang đo Sử dụng Internet
và các phần mềm

40


Bảng 7

Ma trận tương quan trong của thang đo kỹ năng

41

Bảng 8

Kết quả phân tích yếu tố thang đo "Năng lực, kỹ năng"

42

Bảng 9

Kết quả phân tích yếu tố của thang đo Năng lực sáng tạo

43

Bảng 10

Tương quan của từng item với biến tổng

43

Bảng 11

Kết quả các thông số định tâm của phân phối điểm CQ

44


Bảng 12

Kết quả đo lường chỉ số CQ của sinh viên HVKHQS

48

Bảng 13

Phân loại sinh viên theo chỉ số CQ

48

Bảng 14

Điểm CQ trung bình theo giới tính

50

Bảng 15

Điểm CQ trung bình theo niên khóa

51

Bảng 16

Tương quan giữa item 10 và 09 item còn lại

53


Bảng 17a Điểm CQ trung bình của SV theo mức độ nắm vững kỹ
năng giao tiếp

54

Bảng 17b Điểm CQ trung bình của SV theo mức độ nắm vững kỹ
năng nghe, ghi và hiểu bài giảng tại lớp

54

Bảng 17c Điểm CQ trung bình của SV theo mức độ nắm vững kỹ
năng phân tích và lý giải vấn đề

55

Bảng 18a Điểm CQ trung bình của SV theo mức độ năng lực làm
việc độc lập

56

i


Bảng 18b Điểm CQ trung bình của SV theo năng lực tự học

57

Bảng 18c Điểm CQ trung bình của SV theo năng lực tự nghiên
cứu
Bảng 18d Điểm CQ trung bình của SV theo năng lực ngoại ngữ


57

Bảng 19a Điểm CQ trung bình của SV theo học vấn của bố

58

Bảng 19b Điểm CQ trung bình của SV theo học vấn của mẹ

59

Bảng 20a Điểm CQ trung bình của SV theo nghề nghiệp của bố

59

Bảng 20b Điểm CQ trung bình của SV theo nghề nghiệp của mẹ

60

Bảng 21a Điểm CQ trung bình của các nhóm sinh viên theo thờ
lượng học mỗi ngày khi ôn thi

61

Bảng 21b Điểm CQ trung bình của các nhóm sinh viên theo thờ
lượng học mỗi ngày ngoài thời gian ôn thi

61

58


Bảng 22

Điểm CQ trung bình (điểm chuẩn) của sinh viên theo
mức độ thành thạo và tần xuất sử dụng Internet

62

Bảng 23

Điểm CQ trung bình (điểm chuẩn) của sinh viên theo
kết quả điểm đại học

63

Bảng 24a Điểm CQ trung bình theo mức độ tính kế hoạch

64

Bảng 24b Điểm CQ trung bình theo mức độ tính năng động, tự tin

65

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang


Biểu đồ 1 Biểu đồ phân phối điểm của thang đo năng lực sáng tạo

45

Biểu đồ 2 Biểu đồ phân phối điểm của tiểu thang đo số 2 sau khi
loại bỏ giá trị ngoại lai
Biểu đồ 3 Phân loại sinh viên theo chỉ số CQ

46

Biểu đồ 4 Hình biểu diễn điểm CQ trung bình theo niên khóa

51

ii

49


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình lịch sử tiến hóa của nhân loại, nhờ có lao động và ngôn
ngữ mà loài người đã sáng tạo ra bản thân mình và sáng tạo ra các sản phẩm
vật chất, tinh thần phục vụ cho cuộc sống của mình ngày càng tốt hơn. Nói
cách khác, hoạt động sáng tạo của con người là một phần không thể thiếu
trong hoạt động sống. Bất cứ hoạt động trong lĩnh vực nào cũng không chỉ
dựa vào những cái có sẵn mà phải phát triển nó lên. Tuy nhiên cách phát triển
ấy ở mỗi người một khác, có thể là sự tiệm tiến, nhưng cũng có thể là những
bước đột phá, những bước nhảy vọt. Khi đó, sự sáng tạo được thể hiện. Có
những người cho rằng chính sự sáng tạo mới phân biệt giữa người này với

người khác và chính nó là cốt lõi của trí thông minh. Đó là lý do để người ta
đưa ra một khái niệm mới, một tiêu chí đánh giá nữa, được gọi là trí thông
minh sáng tạo. Xét cho cùng, chính trí thông minh sáng tạo mới làm nên lịch
sử khoa học kỹ thuật và công nghệ, mới xây dựng được một kho tàng văn hóa
nghệ thuật khổng lồ, mới thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại. Dưới cách nhìn
hiện đại, sáng tạo là nguồn tài nguyên cơ bản của con người (a fundamental
human resource), nguồn tài nguyên đặc biệt mà theo như nhà khoa học Mỹ
George Koznetsky "bạn càng sử dụng nó nhiều thì bạn càng có nó nhiều
hơn". Chính vì lý do này mà trong những năm gần đây, việc nghiên cứu và đo
lường năng lực sáng tạo - chỉ số sáng tạo (CQ - Creative Quotient) trở thành
mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà khoa học, đặc biệt là khoa học nghiên
cứu về con người. Các quốc gia trên thế giới đều nhận thức được rằng sáng
tạo chính là một động lực quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia, là
một nguồn lực mang tính quyết định cho một đất nước khi tiến vào nền kinh
tế tri thức. Trong thách thức của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, sáng tạo

1


trở thành những phương tiện mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế và toàn cầu
hóa. Vì thế, việc giải quyết thành công các vấn đề lý thuyết để hiểu rõ bản
chất trí sáng tạo, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sáng tạo của con người,
đồng thời xác định được các phương pháp đo lường năng lực sáng tạo phù
hợp có một giá trị thực tiễn to lớn, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao.
Nếu như trước đây, ngay cả đối với các nhà nghiên cứu, sáng tạo được
coi là huyền bí, mang tính thiên phú, may mắn, ngẫu hứng… thì ngày nay với
những phát hiện mới, người ta cho rằng có thể khoa học hóa được lĩnh vực
sáng tạo và sáng tạo có thể dạy và học được. Từ phát hiện trên, nhiều quốc gia
trên thế giới đã đặt ra cho giáo dục mục tiêu là không chỉ cung cấp kiến thức

đào tạo mà phải tạo ra những người biết suy nghĩ sáng tạo, bởi lẽ năng lực
sáng tạo được hình thành và phát triển chủ yếu thông qua môi trường giáo
dục. Đối với giáo dục đại học, việc nghiên cứu năng lực sáng tạo (thông qua
chỉ số sáng tạo) của người học là một việc làm rất có ý nghĩa; đối với giảng
viên, đó là một trong những căn cứ để người dạy xác định nội dung, phương
pháp dạy học và phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp; đối với cơ sở đào
tạo, đây là căn cứ để điều chỉnh, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, qua
đó nâng cao chất lượng giáo dục của từng cơ sở đào tạo nói riêng và của cả hệ
thống giáo dục đại học nói chung.
Nằm trong hệ thống các trường đại học trong Quân đội, ngoài nhiệm vụ
đào tạo đội ngũ sĩ quan ngoại ngữ cho Quân đội, từ năm 2002, Học viện Khoa
học Quân sự được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ đào tạo cử nhân ngoại ngữ
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những năm
qua, Học viện không ngừng quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục
đào tạo nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên,

2


cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến năng lực sáng tạo của
sinh viên cũng như tầm quan trọng của chỉ số CQ đối với việc đổi mới nội
dung, chương trình đào tạo.
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu chỉ số sáng
tạo của sinh viên Học viện Khoa học Quân sự ” làm đề tài nghiên cứu, nhằm
nghiên cứu và đi sâu phân tích các yếu tố tác động đến năng lực sáng tạo của
sinh viên, giúp Học viện có thể đưa ra một số đề xuất trong công tác đánh giá
và phát huy năng lực sáng tạo của người học, góp phần hoàn thành nhiệm vụ
đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước của Học viện.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Cung cấp những thông tin về chỉ số sáng tạo của sinh viên Học viện Khoa

học Quân sự.
- Chỉ ra các mối liên hệ, những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sáng tạo của
sinh viên.
3. Câu hỏi nghiên cứu/ giả thuyết nghiên cứu
- Sinh viên Học viện Khoa học Quân sự có chỉ số sáng tạo chưa cao. Có nhiều
yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sáng tạo của sinh viên, trong có có cả các yếu
tố gia đình và xã hội.
- Có mối quan hệ giữa năng lực sáng tạo với những năng lực, khả năng khác
của sinh viên, trong đó đáng chú ý nhất là mối quan hệ với năng lực tự học, tự
nghiên cứu.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Toàn bộ sinh viên hệ dân sự thuộc các khoa ngoại
ngữ của Học viện Khoa học Quân sự.
4.2. Đối tượng nghiên cứu : Các thành tố của năng lực sáng tạo bao gồm:
- Năng lực tư duy sáng tạo của sinh viên.
- Năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo của sinh viên.

3


6. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng đồng thời các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận, hồi cứu tư liệu: nghiên cứu tài liệu bằng
tiếng Việt và tiếng nước ngoài liên quan đến trí sáng tạo và năng lực sáng tạo;
hồi cứu nội dung các công trình nghiên cứu về chỉ số sáng tạo CQ đã công bố.
- Phương pháp điều tra xã hội học: sử dụng bảng hỏi phát hiện mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố đến chỉ số CQ cũng như mối quan hệ giữa chỉ số CQ
với các kỹ năng và năng lực của các sinh viên tham gia nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý và
phân tích số liệu.

7. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ nghiên cứu chỉ số sáng tạo của sinh viên hệ dân sự (từ năm
thứ nhất đến năm thứ ba) thuộc các khoa ngoại ngữ của Học viện Khoa học
Quân sự trong năm học 2013-2014.
- Đề tài chỉ tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sáng tạo của sinh
viên và mối quan hệ giữa năng lực sáng tạo với một số năng lực khác của sinh
viên, không đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực sáng tạo của
sinh viên.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa khoa học
Đây là nghiên cứu đầu tiên về sinh viên Học viện Khoa học Quân sự,
đề tài nghiên cứu sẽ mang ý nghĩa cả trong lí luận giáo dục đại học và cả
trong lĩnh vực ứng dụng đo lường đánh giá trong giáo dục.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua việc phân tích các mối quan hệ giữa năng lực sáng tạo với
các năng lực khác của sinh viên, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một trong
những căn cứ để cơ sở đào tạo (Học viện Khoa học Quân sự) điều chỉnh nội

4


dung, chương trình đào tạo cũng như đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá
năng lực của sinh viên một cách phù hợp nhất.
9. Cấu trúc của luận văn

Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Kết luận


5


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.1.1. Nghiên cứu về sáng tạo ở nước ngoài
Trên thế giới, vấn đề sáng tạo đã được nghiên cứu từ những thế kỷ
trước. Tuy nhiên, tính đến giữa thế kỷ XX, việc nghiên cứu vấn đề sáng tạo
còn tản mạn (dưới các góc nhìn về trí tưởng tượng, các phát minh hoặc
nghiên cứu trẻ em có năng khiếu bẩm sinh), chưa mang tính hệ thống và cũng
chưa thực sự được quan tâm. Đến năm 1950, nhà tâm lý học người Mỹ Joy
Paul Guilford, sau khi được bầu là Chủ tịch Hội Tâm lý học Mỹ, đã đặt nền
móng cho khoa học nghiên cứu sáng tạo bằng việc nêu lên ý nghĩa của hoạt
động sáng tạo, vấn đề nhận biết và phát triển khả năng sáng tạo của con
người. Nhà tâm lý học này đã nêu vấn đề với mọi đối tượng chứ không phải
chỉ tập trung nghiên cứu tính sáng tạo của những tài năng ưu tú như trước
đây. Tuy chưa nêu lên được định nghĩa về sự sáng tạo nhưng Guilfort đã mô
tả đặc trưng của sáng tạo là tìm kiếm, thể hiện những phương pháp logic
trong tình huống có vấn đề, tìm kiếm những phương pháp khác nhau trong
việc giải quyết vấn đề. Từ đó, ông khuyến khích các nhà tâm lý học tập trung
nghiên cứu làm sáng tỏ tính sáng tạo của con người.
Sự kiện Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Vostok 1 lên không trung
năm 1961 đã thôi thúc mạnh mẽ các nước nghiên cứu khả năng sáng tạo của
con người, biến những năm 1960 và 1970 thành những thập kỷ sôi động của
tâm lý học sáng tạo, đi đầu trong số các nước này là Hoa Kỳ với khẩu hiệu:
"Để cho quốc gia có thể sống sót thì mỗi cá nhân phải suy nghĩ sáng tạo"
(Donald Taylor, 1961).
Mở đầu là mô hình lý thuyết về cấu trúc trí tuệ gồm 120 thành tố của
Guilfort, trong đó trí tuệ của con người được phân định thành hai phần cơ bản

là trí thông minh (intelligence) hiểu theo nghĩa truyền thống và tính sáng tạo

6


(creativity). Nhiều mô hình lý thuyết về cấu trúc của tính sáng tạo đã ra đời
trong thời gian này trong đó có thể kể đến hoạt động nghiên cứu của các nhà
tâm lý học Mỹ như John Henry Holland, Donald Wallace Mackinnon,
Benjamin Samuel Bloom, Ellis Paul Torrance, Richard Block.... Họ đã quan
tâm nghiên cứu và xuất bản những tài liệu quan trọng về sáng tạo như: các
tiêu chuẩn cơ bản của hoạt động sáng tạo, sự khác biệt giữa sáng tạo và
không sáng tạo, những thuộc tính của nhân cách sáng tạo, vấn đề kích thích
hoạt động sáng tạo.
E.P.Torrance cho rằng, sáng tạo là một quá trình trong đó chủ thể cân
nhắc những yếu tố khách quan, chủ quan, khám phá, tìm tòi các giả thuyết,
thử nghiệm, khi đó con người sẽ thử đi thử lại các giả thuyết đó và cuối cùng
tìm ra kết quả. Ông đã chỉ ra các thuộc tính của sự sáng tạo gồm: tính nhanh
nhạy (fluency), tính linh hoạt (flexibility), tính chi tiết (elaborality) và tính
độc đáo (originality). Còn nhà tâm lý học R.A. Block lại nêu ra ba yếu tố của
sự sáng tạo là tưởng tượng, nhu cầu và yếu tố ngẫu nhiên sau khi nghiên cứu
tiểu sử của hơn 200 nhà khoa học ở các thời đại khác nhau. Theo Block, yếu
tố học tập và năng khiếu bẩm sinh tác động rất ít đến sáng tạo; bằng chứng
ông đưa ra là một số nhà khoa học có kết quả học tập khi còn nhỏ rất kém.
Tiếp sau Mỹ, một số quốc gia Châu Âu cũng có những nghiên cứu về
sáng tạo: chẳng hạn như Vương quốc Anh với các nghiên cứu về sáng tạo ở
trẻ em; ở Liên Xô, các nhà tâm lý học cũng đã tiến hành nghiên cứu có hệ
thống, toàn diện về tính sáng tạo của con người. Năm 1976, A.N.Luk nghiên
cứu những vấn đề lý luận chung của hoạt động sáng tạo (bản chất, quá trình,
sản phẩm sáng tạo...) và ông coi hoạt động sáng tạo là biểu hiện cao nhất của
đời sống tâm lý con người, được thực hiện theo các giai đoạn. Còn theo

Sergej Leonidovich Rubinstein và Lep Xemionvich Vưgotxki, tư duy và
tưởng tưởng có ảnh hưởng to lớn đối với hoạt động sáng tạo. Sáng tạo là một

7


hoạt động và tư duy là nội dung cơ bản. Vưgotxki cho rằng sáng tạo là hoạt
động tạo ra cái mới, đa dạng, không phân biệt kết quả có ý nghĩa hiện thực
hay không. Rubinstein khẳng định lao động là sáng tạo và trong lao động có
tư duy, trong tư duy có sáng tạo, sáng tạo là phẩm chất của tư duy, sản phẩm
của sáng tạo là những chất liệu mới có ý nghĩa xã hội.
Cùng với Liên Xô, Đức, Italia cũng cho xuất bản một số công trình
nghiên cứu trong khi Pháp cũng có một vài nghiên cứu trong lĩnh vực sáng
tạo. Tiêu biểu trong số đó có Abraham Moles với nghiên cứu về sáng tạo
trong lĩnh vực khoa học và đổi mới. Nhà tâm lý học này đã cho xuất bản hai
cuốn sách Sáng tạo trong khoa học (La création scientifique - 1957) và Sáng
tạo và các phương phương pháp đổi mới (Créativité et méthodes d'innovation
– 1970). Ngoài ra còn có các nhà tâm lý học như Bernard Demory với các
nghiên cứu về sáng tạo trong thực tiễn hay Rachel Desrosiers với nghiên cứu
năng lực sáng tạo trong ngôn ngữ của trẻ em…
Xét về phương pháp nghiên cứu trí sáng tạo, các nhà khoa học nước
ngoài chủ yếu tiến hành theo các phương pháp sau:
Phương pháp hồi cứu tiểu sử: Phương pháp này chính là việc nghiên cứu tiểu
sử của các vĩ nhân, những con người nổi tiếng trong quá khứ. Phương pháp
này được các nhà nghiên cứu như Cattell, Wiener, Ghiselin áp dụng với việc
nghiên cứu tiểu sử của Newton, Huxley, Lord Kevin, Freud, Bacon, Cannon,
Poincaré...
Phương pháp nghiên cứu lịch sử : Phương pháp này sử dụng tất cả các nguồn
thông tin về một người hoặc một nhóm người xuất sắc. Nhà nghiên cứu sẽ
xem xét các khía cạnh, các phẩm chất của người được nghiên cứu từ lúc ấu

thơ đến khi trưởng thành. Điển hình cho phương pháp này là các nghiên cứu
của Lewis Terman, W.J.Smith (1961), Chambers (1964), Buel (1965), Mac
Dermid (1965), D.W.Taylor (1966), Schaefer và Anastasi (1968).

8


Phương pháp điều tra thống kê: Đây là phương pháp nghiên cứu các tài liệu
in ấn, tiểu sử, bách khoa toàn thư, cho phép phát hiện ra các đặc trưng cơ bản
của trí sáng tạo từ nhiều yếu tố khác nhau.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Nhà nghiên cứu sẽ quan sát kỹ lưỡng
(có thể tiến hành thêm hình thức phỏng vấn) đối tượng nghiên cứu. Phương
pháp nghiên cứu này cung cấp một số lượng thông tin đáng kể liên quan đến
nhân cách của đối tượng đó. Nữ tâm lý học người Mỹ Anna Roe là người đầu
tiên mở hướng nghiên cứu này từ những năm 1950 bằng các test thiết kế dành
riêng cho nghiên cứu sáng tạo, bà đã áp dụng cho 20 nhà sinh vật học, 22 nhà
vật lý, 14 nhà tâm lý và 8 nhà nhân loại học. Năm 1962, Jerome Bnuner rồi
đến MacKinnon cũng áp dụng phương pháp này để nghiên cứu tính sáng tạo
của một nhóm người.
Phương pháp nghiên cứu tâm thần học: Đây chính là phương pháp nghiên
cứu của nhà tâm lý học Guilford và các cộng sự của ông tại trường Đại học
Bắc California với việc tạo ra và hoàn thiện các trắc nghiệm về trí sáng tạo.
Xét về hướng nghiên cứu: Nghiên cứu về vấn đề sáng tạo ở nước ngoài
có thể tựu trung thành một số hướng nghiên cứu dưới các góc độ như sau:
Nghiên cứu sáng tạo dưới góc độ nhân cách; góc độ quá trình sáng tạo; góc
độ văn hóa; góc độ sinh lý thần kinh và dưới góc độ phân tích sản phẩm hoạt
động. Hiện nay, nghiên cứu về sáng tạo đã lan rộng và phát triển mạnh mẽ ở
nhiều nước trên thế giới. Tâm lý học, với việc chỉ ra bản chất, con đường phát
triển sáng tạo, giữ một vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu sáng tạo ở
con người. Áp dụng những thành tựu của các nghiên cứu về sáng tạo, nhiều

nước trên thế giới, trong đó có các nước vùng Châu Á-Thái Bình Dương đã
đưa những nội dung chương trình và phương pháp giáo dục, đào tạo con
người sáng tạo vào việc xây dựng chiến lược con người, Những trung tâm
nghiên cứu tính sáng tạo được thành lập, các hội thi sáng tạo nghệ thuật, khoa

9


học-kỹ thuật và những cuộc thi theo từng môn học, chuyên ngành đang được
định kỳ tổ chức. Có thể kể ra ở đây những cuộc thi như Olympic quốc tế,
quốc gia; Robocon, Intel ISEF (Intel International Science and Engineering
Fair), Best Innovator ...
1.1.2. Nghiên cứu sáng tạo ở Việt Nam
Ở nước ta, việc nghiên cứu phát triển sáng tạo của con người trong tâm
lý học, giáo dục học và các khoa học có liên quan đến nay chưa nhiều. Các
nhà tâm lý học, giáo dục học, giáo viên các cấp học và nhất là các nhà quản
lý giáo dục và quản lý nhân sự còn ít quan tâm, nói cách khác là biết rất ít
thông tin về vấn đề tính sáng tạo của con người. Hiện tại, chưa có một công
trình khoa học nào đánh giá có hệ thống bằng phương pháp kỹ thuật đáng tin
cậy trên quy mô đủ thuyết phục về khả năng sáng tạo của người Việt Nam ở
độ tuổi khác nhau.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực nghiên cứu lý thuyết, đã có một số tác giả
cho xuất bản một số tài liệu nghiên cứu về sáng tạo, trong số đó phải kể đến
Phan Dũng, người đã đề cập đến vấn đề lý luận sáng tạo như phương pháp
luận sáng tạo, cách tiếp cận xây dựng phương pháp luận sáng tạo, các nguyên
tắc và phương pháp sáng tạo, các quy luật phát triển hệ thống... Bên cạnh đó,
trong khuôn khổ các chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước (KX-07
và KHXH-04), tác giả Nguyễn Huy Tú là một trong những người đầu tiên
nghiên cứu về tính sáng tạo, đánh giá tính sáng tạo và con đường phát huy
tính sáng tạo của trẻ em và con người Việt Nam. Ông đã nghiên cứu, chuẩn

hóa và ứng dụng các bộ trắc nghiệm của nước ngoài để đánh giá tính sáng tạo
của học sinh, sinh viên Việt Nam. Từ 2001-2005, tác giả Trần Kiều và các
cộng sự (Viện KHGD VN) đã thực hiện đề tài khoa học cấp nhà nước về
nghiên cứu phát triển trí tuệ (IQ, EQ, CQ) của học sinh, sinh viên và lao động
trẻ đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước. Năm 2007, tác giả Nguyễn Công

10


Khanh chủ trì đề tài mã số QCL 0604 “nghiên cứu chỉ số sáng tạo của sinh
viên Đại học Quốc gia Hà Nội” trên cơ sở trắc nghiệm sáng tạo STAT-A đã
được thiết kế lại. Ngoài ra, còn một số tác giả cũng đã sử dụng các bộ trắc
nghiệm của nước ngoài (đã thiết kế lại để phù hợp với người Việt Nam) để
đo lường chỉ số sáng tạo của học sinh, sinh viên như Trần Văn Tính với đề tài
“Tính sáng tạo trong trò chơi học tập của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”; tác giả Đặng
Thị Vân với các đề tài "Đo lường chỉ số sáng tạo của sinh viên một số ngành
trường đại học nông nghiệp Hà Nội"; "Biểu hiện sáng tạo trong học tập của
sinh viên trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội"; "Nghiên cứu tiềm năng sáng
tạo của sinh viên đại học nông nghiệp qua trắc nghiệm ngôn ngữ của
Shoppe"...
Trong lĩnh vực đào tạo, đã xuất hiện các trung tâm nghiên cứu và giảng
dạy sáng tạo cho học sinh, sinh viên như Trung tâm sáng tạo khoa học-kỹ
thuật thuộc ĐHQG TPHCM; các khóa học về phương pháp luận sáng tạo và
đổi mới tại Trung tâm sáng tạo khoa học - kỹ thuật (TSK) của PGS.TSKH
Phan Dũng; Các khóa học về tâm lý sáng tạo được tổ chức với dự tham gia
giảng dạy của các giáo sư như Nguyễn Huy Tú, Lê Đức Phúc, Nguyễn Công
Khanh, Phạm Thành Nghị...;
Ngoài ra, không thể không kể đến các hội thi về khoa học sáng tạo như
Hội thi sáng chế khoa học kỹ thuật VIFOTEC của Bộ khoa học và công nghệ,
và gần đây là các cuộc thi Robocon trong nước và khu vực, các giải thưởng

về sáng tạo như Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam thuộc 5
lĩnh vực: Công nghệ thông tin và viễn thông; Cơ khí và tự động hóa; Sinh
học phục vụ sản xuất và đời sống; Công nghệ vật liệu mới và Công nghệ
nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên.
Có thể nói, việc nghiên cứu về sáng tạo ở Việt Nam tuy đã có bước
phát triển, nhưng nhìn chung mới chỉ dừng lại ở việc đo lường, đánh giá mức

11


độ sáng tạo của trẻ nhỏ hoặc của học sinh, sinh viên thông qua các bộ trắc
nghiệm về sáng tạo của nước ngoài đã được Việt hóa là chủ yếu. Chính vì
vậy đã có không ít những hạn chế, ảnh hưởng nhất định đến chất lượng giáo
dục đào tạo, chất lượng nguồn lực con người. Vì vậy, chúng ta cần nghiên
cứu sâu hơn nữa về tính sáng tạo của con người để từ đó phát huy được tối đa
những tinh hoa, năng lực tiềm ẩn của con người Việt Nam.
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài
1.2.1. Quan niệm về trí sáng tạo
Thuật ngữ “sáng tạo” – creativity có nguồn gốc từ tiếng Latin creõ với
nghĩa là tạo ra, làm ra. Hiện nay, nó được hiểu với nghĩa là một hành động
của con người nhằm phát minh, tạo ra một thứ gì mới, chưa từng xuất hiện.
Về góc độ khái niệm: Khái niệm sáng tạo được quan niệm khác nhau
tùy thuộc vào góc nhìn của từng nhà khoa học.
Theo Guilford (1970), trí sáng tạo là năng lực tìm ra những mối liên hệ
mới giữa các kinh nghiệm, tri thức vốn tồn tại đơn lẻ, rời rạc. Những kinh
nghiệm tri thức này dưới dạng mới sẽ tạo ra các ý tưởng mới, hành động mới
hay sự vật, hiện tượng mới độc đáo, phù hợp và có giá trị tối lợi. [21, trang
17].
Trong cuốn sách Creating Creativity: 101 Definitions, các tác giả Andrei
G. Aleinikov, Sharon Kackmeister và Ron Koenig đã liệt kê được 101 định nghĩa

về sáng tạo của các chuyên gia trong lĩnh vực, có thể kể ra một vài định nghĩa
trong cuốn sách này như sau [17, trang 63]:
- Henri Piéron cho rằng sáng tạo là khả năng phát minh, tưởng tượng ra
một điều gì đó hoặc tìm ra nhiều giải pháp cho một vấn đề và sáng tạo không
thể được đo bằng các trắc nghiệm về trí thông minh thông thường.
- Từ điển tiếng Pháp hiện đại (Le Trésor de la langue francaise
informatisée) định nghĩa: Sáng tạo là khả năng, là năng lực của một cá nhân

12


tạo ra, nói cách khác là tưởng tượng và thực hiện một cái gì đó chưa từng xuất
hiện và nhất là khả năng khám phá những giải pháp mới mẻ, độc đáo cho một
vấn đề nào đó.
- Edward de Bono thì định nghĩa sáng tạo bằng một thuật ngữ hết sức
ngắn gọn là “hiệu quả bất ngờ”.
- Genrich Saulovich Altshuller người khai sinh ra phương pháp luận
sáng tạo TRIZ (giúp canh tân, sáng chế sản phẩm mới trong khoảng thời gian
ngắn nhất): “Sáng tạo là hoạt động tạo ra bất cứ cái gì vừa mới, vừa có lợi
ích”.
Một nhà khoa học khác thì định nghĩa: "sáng tạo là sự đột khởi hành
động của một sản phẩm liên hệ mới mẻ, nảy sinh từ sự độc đáo của một cá
nhân". [18, trang 587].
Trong một hội nghị về sáng tạo, nhà khoa học Michel Mumford cũng
định nghĩa rằng sáng tạo ra việc tạo ra một thứ gì đó mới mẻ…[19, trang 26].
Phan Dũng (2010) thì cho rằng: "Sáng tạo gắn liền với sự thay đổi, đưa
ra cái mới (đổi mới), sáng chế, các ý tưởng mới, các phương án lựa chọn mới.
Sự sáng tạo thuộc về năng lực ra quyết định, thuộc về sự kết hợp độc đáo
hoặc liên tưởng, phát ra các ý tưởng đạt được kết quả mới và ích lợi."
Cho dù có rất nhiều định nghĩa về sự sáng tạo nhưng theo chúng tôi,

định nghĩa của Torrance (1962) là hợp lý nhất: “ Tư duy sáng tạo là một quá
trình tạo ra ý tưởng hoặc giả thuyết, thử nghiệm ý tưởng này đi đến kết quả …
Kết quả này có ít nhiều mới mẻ, có chút ít cái gì đó trước đây con người chưa
bao giờ nhìn thấy, chưa có ý thức về nó”. Như vậy tiêu chí sáng tạo ở đây là
“mới”, “độc đáo”, “cần thiết” và được một nhóm người nào “thừa nhận” là có
ích. [20, trang 9 ]
1.2.2. Những cách tiếp cận nghiên cứu sáng tạo
Vấn đề trong khoa học là tiếp cận bản chất của sự sáng tạo như thế

13


nào: qua phân tích nhân cách sáng tạo, phân tích sản phẩm sáng tạo hay quá
trình sáng tạo?
Thật ra tiếp cận nghiên cứu về sáng tạo như thế nào là tuỳ thuộc vào
mục đích của người nghiên cứu. Đối với nhà quản lý công nghiệp, nhà lịch
sử mỹ thuật và các nhà khoa học tương tự thì tính sáng tạo thể hiện trong sản
phẩm sáng tạo. Đối với nhà trị liệu tâm lý và nhiều nhà nghệ thuật thì sự
sáng tạo được xét như một quá trình. Nhà giáo dục, nhà tâm lý học hay nhà
phân tâm thì quan tâm đến việc chẩn đoán và giáo dục tính sáng tạo, do đó
họ chú trọng đến nghiên cứu nhân cách sáng tạo.
Tiếp cận sự sáng tạo dưới góc độ nhân cách:
Guilford là người đầu tiên nói về các đặc điểm của "nhân cách sáng tạo"
và biểu diễn nó thành một mô hình. Ông cho rằng nhân cách sáng tạo được
xác định bởi một tổ hợp các đặc điểm và năng lực sau: tính lưu loát (fluency),
tính mềm dẻo (flexibility), tính chi tiết (elaboration), tính độc đáo
(originality), tính nhạy cảm (sensibility) và sự định nghĩa lại (redefinition).
[21, trang 18]. Qua đây cho thấy, tác giả nghiên cứu sáng tạo dựa trên cơ sở
các phẩm chất của chủ thể. Một con người sáng tạo cần có nhiều sáng kiến, có
khả năng thao tác thuần thục đối với những vấn đề khác nhau. Họ cũng rất

nhạy cảm với vấn đề và độc đáo trong cách giải quyết vấn đề.
Nhà tâm lý học Đức Pippig định nghĩa: Năng lực sáng tạo là thuộc tính
nhân cách đặc biệt, thể hiện khi con người đứng trước hoàn cảnh có vấn đề;
Thuộc tính nhân cách này là tổ hợp các phẩm chất tâm lý mà nhờ đó con
người trên cơ sở kinh nghiệm của mình và bằng tư duy độc lập tạo ra được ý
tưởng mới, độc đáo, hợp lý trên bình diện cá nhân hay xã hội. Ở đó người
sáng tạo gạt bỏ được các giải pháp truyền thống và đưa ra giải pháp mới, độc
đáo và thích hợp đối với vấn đề đặt ra. [23, trang 39].

14


K.K.Urban thì cho rằng: Tính sáng tạo của con người là thuộc tính nhân
cách bộc lộ trong sản phẩm hoạt động mới mẻ, độc đáo và tối lợi, gây nhiểu
ngạc nhiên cho bản thân và cũng mới mẻ đối với người khác [11, tr 188].
Carl Roger lại cho rằng: người sáng tạo là người có tính linh hoạt. Họ có
khả năng chuyển đổi nhanh chóng các loại tư duy khác nhau tùy thuộc yêu
cầu của tình huống. Thông thường họ cởi mở nhưng đôi khi họ cũng vui vẻ
một cách điên rồ, hoặc có thể trở nên rất khó tính và luôn săm soi tìm lỗi.
Nhưng họ luôn kiên trì để đạt được mục tiêu. [24, trang 2].
Về vấn đề này, các nghiên cứu của Viện nhân cách của Đại học tổng
hợp Calìfornia cũng khẳng định rằng:
+ Người sáng tạo trội hơn về tính phức hợp trong tư duy.
+ Người sáng tạo tinh tế hơn và phức hợp hơn trong tâm vận động.
+ Người sáng tạo có tính độc lập hơn trong đánh giá.
+ Người sáng tạo có tự ý thức cao hơn, tự tin cao hơn.
+ Người sáng tạo luôn chống lại sự áp đặt và sự hạn chế. [21, trang 27]
Nguyễn Huy Tú - một nhà nghiên cứu chuyên bàn về vấn đề sáng tạo cho
rằng: Sáng tạo là một thuộc tính tâm lý đặc biệt, thể hiện khi con người đứng
trước hoàn cảnh có vấn đề. Thuộc tính này là tổ hợp các phẩm chất và năng lực

mà nhờ đó con người trên cơ sở kinh nghiệm của mình và bằng tư duy độc lập
tạo ra được ý tưởng mới, độc đáo, hợp lý trên bình diện cá nhân hay xã hội. Ở
đó, người sáng tạo gạt bỏ được các giải pháp truyền thống để đưa ra các giải
pháp mới, độc đáo và thích hợp cho vấn đề đặt ra [9, trang 48].
Qua các cách nhìn nhận như trên, có thể cho rằng sáng tạo là một thuộc tính
nhân cách bộc lộ thông qua những ý tưởng mới, lạ, các sản phẩm độc đáo không
chỉ có giá trị đối với cá nhân mà còn có giá trị xã hội.
Tiếp cận sự sáng tạo dưới góc độ sản phẩm:

15


Nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận sáng tạo dưới góc độ sản phẩm, tức là
"một cái gì đó khả dĩ quan sát được", với lập luận rằng những mơ tưởng có
mới mẻ đến đâu mà không thể thoát ra thành sản phẩm có thể quan sát được
thì cũng không thể được gọi là sáng tạo. Sáng tạo phải được thể hiện thành
các sản phẩm - lời nói, một bài thơ, một tác phẩm nghệ thuật, một sáng
chế...Những thành phẩm này phải là những công trình mới mẻ. Sự mới mẻ
này nảy sinh từ phẩm chất độc đáo của cá nhân trong tác động hỗ tương của
người ấy với những tư liệu của kinh nghiệm. Về cách tiếp cận này, nhiều nhà
nghiên cứu đánh giá cao định nghĩa của Ghiselin về sản phẩm sáng tạo, theo
đó, sản phẩm sáng tạo là cấu dạng mới nhất của thế giới kinh nghiệm được
tạo nên bằng sự cấu trúc lại thế giới kinh nghiệm, đã có trước đó, thể hiện rõ
nhất sự nhận thức của chủ thể sáng tạo về thế giới và bản thân cũng như quan
hệ giữa anh ta với thế giới ấy. Sản phẩm sáng tạo được đánh giá theo mức độ
mà thế giới kinh nghiệm được cấu trúc lại. Một sản phẩm càng được xem là
sáng tạo khi phạm vi ứng dụng của nó càng rộng. Một bài hát hay bản nhạc,
tác phẩm hội họa hay điêu khắc, kiểu trang phục hay trang sức, điệu múa, vở
kịch hay bộ phim, kiểu máy điện thoại di động, ti vi hay máy tính điện tử, loại
món ăn mới... thì càng được nhiều người ưa chuộng, tán thưởng, mua, sử

dụng, v.v... càng có tính sáng tạo cao [dẫn theo 7, trang 23].
Cũng vẫn xem xét sáng tạo dưới góc độ sản phẩm nhưng ở một khía
cạnh rộng hơn, nhà tâm lý học Guilford lại cho rằng có hai loại sản phẩm sáng
tạo: một là sản phẩm sáng tạo cụ thể có thể cảm nhận được hay sản phẩm
sáng tạo được một nền văn hoá thừa nhận và hai là sản phẩm tâm lý không chỉ
đạt được bằng hoạt động cụ thể bên ngoài, không nhất thiết cảm nhận được
bằng giác quan mà có thể chỉ là những ý tưởng được bộc lộ ra hay chỉ tồn tại
trong dạng sản phẩm của tư duy.

16


Quan niệm về sự tồn tại loại sản phẩm sáng tạo trong tư duy do Guilford
đề xướng là một quan niệm được nhiều nhà tâm lý học tán thành. Từ quan
điểm này có thể kết luận không chỉ có các nhà nghệ thuật, kỹ thuật mới có các
sản phẩm sáng tạo mà các nhà tư tưởng, các nhà hoạt động chính trị xã hội
cũng có thể tạo ra những sản phẩm tương tự.
Trong hoạt động khoa học - kỹ thuật và kinh tế - xã hội, Irving Taylor đã
phân chia sự sáng tạo ra 5 cấp độ nhằm thực thi việc đánh giá tính sáng tạo,
nói cách khác là đánh giá sản phẩm sáng tạo: cấp độ biểu hiện đó là sự sáng
tạo trẻ thơ; cấp độ tạo tác là khi cá nhân đã có những kỹ năng nhất định để thực
hiện ý tưởng; cấp độ đổi mới, cá nhân đã có thể thao tác được, tức tìm thấy
những quan hệ mới giữa những sự vật được tác động đến; cấp độ cải tiến việc
cá nhân có khả năng sáng chế cái mới; cấp độ khai sáng là khi người sáng tạo
đưa ra được ý tưởng hay sản phẩm mới, độc đáo có ý nghĩa khai sáng văn hoá
[dẫn theo 6, trang 10].
Ở ba cấp độ đầu của sáng tạo thì cái mới vẫn liên quan đến thế giới kinh
nghiệm của cá nhân người sáng tạo. Ở hai cấp độ cao của sáng tạo thì cái mới
vượt ra ngoài thế giới kinh nghiệm của cá nhân và bổ sung vào thế giới kinh
nghiệm của một nền văn hoá và của nhân loại.

Tuy nhiên, cũng có nhà nghiên cứu cho rằng, không nên phân biệt về
trình độ sáng tạo, bởi vì điều này cũng chỉ là tương đối. Chẳng hạn như, một
đứa trẻ chế ra một trò chơi mới với bạn bè, Einstein phát minh ra thuyết tương
đối, bà nội trợ chế biến một món ăn mới...tất cả những việc này đều mang tính
sáng tạo và không nên xếp chúng theo trật tự ít hay nhiều sáng tạo.
Tiếp cận sự sáng tạo dưới góc độ quá trình:
Ở góc độ này, các tác giả Arnold và Guilford coi sáng tạo như là quá
trình giải quyết vấn đề, vì mỗi tình huống giải quyết vấn đề đòi hỏi cá nhân tư
duy sáng tạo. Đứng trước một vấn đề, con người huy động vốn kinh nghiệm

17


×