Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hướng dẫn chấm thi môn Địa tốt nghiệp THPT năm 2007_Số 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.35 KB, 4 trang )

- 1 -
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2007
Môn thi: ĐỊA LÝ - Trung học phổ thông phân ban


HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Bảng hướng dẫn bao gồm 04 trang)

A. Hướng dẫn chung
- Thí sinh làm theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản vẫn cho đủ điểm.
- Việc chi tiết hoá điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải bảo đảm không sai lệch với hướng dẫn
chấm và được thống nhất trong Hội đồng chấm.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 điểm (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn
thành 1,0).

B. Đáp án và thang điểm


Đáp án Điểm
I. PHẦN CHUNG CHO THÍ SINH CẢ 2 BAN (8,0đ)
Câu 1
(2,5đ)
Chứng minh tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta

Tính nhiệt đới ẩm của khí hậu (1,25đ)

- Tổng bức xạ nhiệt trong năm lớn 130 kcal/cm
2


/năm.

- Nhiệt độ trung bình năm cao 22
o
C - 27
o
C.


- Tổng nhiệt độ hoạt động trong năm 8000
o
C - 9000
o
C. Số giờ nắng 1400 - 3000
giờ/năm.
1,25
- Tất cả các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới.


- Lượng mưa lớn, độ ẩm cao (lượng mưa trung bình năm 1500 - 2000 mm, độ ẩm không
khí dao động từ 80 - 100%, cân bằng ẩm luôn dương).



Gió mùa (1,25đ)

- Nằm trong khu vực gió mùa châu Á, gió thay đổi theo mùa.


- Gió mùa mùa đông: Thổi vào nước ta theo hướng Đông Bắc, gây cho miền Bắc một

mùa đông lạnh.
1,25

- Gió mùa mùa hạ: Thổi vào nước ta theo hướng Tây Nam, gây khí hậu nóng ẩm, mưa
nhiều trên phạm vi cả nước.


- Sự luân phiên hoạt động của các khối khí khác nhau về hướng và tính chất đã tạo nên
sự phân hoá theo mùa của khí hậu nước ta.
*Thí sinh chứng minh tính nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta thông qua các thành phần tự
nhiên đúng cho 1/2 số điểm của câu.

Câu 2
(3,0đ)
Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích

1. Vẽ biểu đồ miền (1,5đ)
- Vẽ biểu đồ miền (các dạng khác không cho điểm).
- Yêu cầu: Khoảng cách năm và tỉ lệ % đúng, tương đối chính xác tỉ lệ từng năm, có chú
giải, ghi năm và % trên trục tương ứng, tên biểu đồ (Thiếu hoặc sai mỗi ý trừ 0,25 điểm).

1,5

2. Nhận xét, giải thích (1,5đ)


- Nhận xét:
1,0
+ Tỉ trọng dân số thành thị và nông thôn đang có sự thay đổi.


+ Tỉ trọng dân số thành thị tăng liên tục (dẫn chứng).

+ Tỉ trọng dân số nông thôn giảm liên tục (dẫn chứng).


+ Tuy nhiên, tỉ trọng dân số nông thôn vẫn cao hơn tỉ lệ dân số thành thị (dẫn chứng).


- 2 -


- Giải thích:

0,5

+ Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cơ cấu lao động ...


+ Quá trình đô thị hoá đang chuyển biến mạnh. Số lượng đô thị tăng, quy mô đô thị
mở rộng, ngoài ra còn một số nguyên nhân khác.
*Thí sinh làm chung cả 2 phần vừa nhận xét, vừa giải thích nhưng đảm bảo các ý cơ
bản vẫn cho đủ điểm.

Câu 3
(2,5đ)

Về các vùng nông nghiệp




Kể tên các vùng nông nghiệp nước ta hiện nay (0,75đ)
- Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Đồng bằng sông Hồng.
- Bắc Trung Bộ (Khu Bốn cũ - theo Atlat 2003).
- Duyên hải Nam Trung Bộ (Duyên hải miền Trung - theo Atlat 2003).
- Tây Nguyên.
- Đông Nam Bộ.
- Đồng bằng sông Cửu Long.
*Thí sinh nêu đúng tên 3 vùng cho 0,25 điểm, từ 4 đến 6 vùng cho 0,5 điểm.

0,75

Sản phẩm chuyên môn hoá của từng vùng (1,75đ)



- Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi ...), cây ăn
quả, dược liệu, cây công nghiệp hàng năm (đậu tương, lạc, thuốc lá ...).
+ Trâu, bò, lợn.


- Đồng bằng sông Hồng:
+ Lúa, cây thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp hàng năm (đay, cói ...).
+ Bò, lợn, gia cầm, thuỷ sản.


- Bắc Trung Bộ (Khu Bốn cũ - theo Atlat năm 2003):
+ Cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá ...), cây công nghiệp lâu năm (cà

phê, cao su ...).
+ Trâu, bò, thuỷ sản.
1.75

- Duyên hải Nam Trung Bộ (Duyên hải miền Trung - theo Atlat năm 2003 ):
+ Lúa, cây công nghiệp hàng năm (mía, thuốc lá ...), cây công nghiệp lâu năm: dừa.
+ Bò, lợn, thuỷ sản.


- Tây Nguyên:
+ Cây công nghiệp lâu năm (cà phê, chè, cao su, dâu tằm, hồ tiêu ...).
+ Bò.


- Đông Nam Bộ:
+ Cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều ...), cây công nghiệp hàng năm
(đậu tương, mía ...).
+ Thuỷ sản, bò, gia cầm.


- Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Lúa, cây công nghiệp hàng năm (mía, đay, cói ...), cây ăn quả.
+ Gia cầm, thuỷ sản.
*Thí sinh có thể trình bày chung vừa nêu tên vùng, vừa trình bày sản phẩm chuyên môn
hoá của vùng, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.


- 3 -

II. PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH TỪNG BAN (2,0đ)

A. Thí sinh ban Khoa học tự nhiên chọn câu 4a hoặc 4b.
Câu 4a
(2,0đ)

Về các thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ



Thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ (1,0đ)
- Thế mạnh về khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện.

- Thế mạnh về trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
1,0
- Thế mạnh về chăn nuôi gia súc.

- Thế mạnh về kinh tế biển.


Nguồn lực tự nhiên quan trọng nhất để tạo nên từng thế mạnh (1,0đ)



- Thế mạnh về khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện: có tài nguyên khoáng sản
phong phú, có tiềm năng thuỷ điện lớn (dẫn chứng).


- Thế mạnh về trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới: có
mùa đông lạnh và khí hậu cận nhiệt, ôn đới núi cao.
1,0


- Thế mạnh về chăn nuôi gia súc: có nhiều đồi núi, cao nguyên, đồng cỏ phát triển chăn
nuôi đại gia súc (trâu, bò, ngựa...).


- Thế mạnh về kinh tế biển: có vùng biển giàu tiềm năng về đánh bắt, nuôi trồng hải
sản, giao thông, du lịch biển đảo (dẫn chứng).


Câu 4b
(2,0đ)
Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ (2,0đ)


- Phương hướng: Tăng cường cung cấp năng lượng cho vùng.

- Biện pháp:

+ Xây dựng các nhà máy thuỷ điện (dẫn chứng).
1,0
+ Xây dựng các nhà máy nhiệt điện tua bin khí, nhiệt điện chạy dầu (dẫn chứng).


+ Sử dụng đường dây cao áp 500 KV từ Hoà Bình đi Phú Lâm (TPHCM) có hiệu
quả.

- Phương hướng: Tăng cường đầu tư vốn, đổi mới khoa học kỹ thuật, công nghệ.
0,5

- Biện pháp: ngoài huy động nội lực, tăng cường mở rộng hợp tác đầu tư với nước
ngoài.


- Phương hướng: Phát triển công nghiệp bền vững.
0,5

- Biện pháp: Bảo vệ tài nguyên môi trường, đặc biệt là tài nguyên rừng, biển và tài
nguyên du lịch ...
* Thí sinh không trình bày tách rời phương hướng và biện pháp nhưng vẫn đủ ý thì vẫn
cho điểm tối đa.

B. Thí sinh ban Khoa học xã hội và nhân văn chọn câu 5a hoặc 5b.
Câu 5a
(2,0đ)
Về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng


1. Nhận xét (1,25đ)
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng đang theo hướng tích cực
tiến tới một cơ cấu kinh tế hợp lí.
0,5
- Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm liên tục (dẫn chứng).
0.25
- Tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng liên tục (dẫn chứng).
0,25

- Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng liên tục (dẫn chứng).

0,25

2. Ý nghĩa (0,75đ)


- Khai thác triệt để các tiềm năng của vùng, thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế.

- Giải quyết các vấn đề xã hội (việc làm, thu nhập, chất lượng cuộc sống ...).
0,75

- Bảo vệ được tài nguyên môi trường và phát triển bền vững.


- 4 -
Câu 5b
(2,0đ)
Nhận xét và giải thích sự khác nhau về diện tích cây công nghiệp giữa Tây Nguyên
với Trung du và miền núi Bắc Bộ



1. Nhận xét sự khác nhau về diện tích cây công nghiệp lâu năm giữa 2 vùng (1,0đ)

- Diện tích cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên lớn gấp nhiều lần ở Trung du và
miền núi Bắc Bộ (dẫn chứng).


- Diện tích trồng chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ lớn hơn ở Tây Nguyên (dẫn
chứng).
1,0

- Diện tích trồng các cây công nghiệp lâu năm còn lại ở Tây Nguyên đều lớn hơn ở
Trung du và miền núi Bắc Bộ (dẫn chứng).



- Trung du và miền núi Bắc Bộ không có diện tích trồng cao su và cà phê.



2. Giải thích (1,0 đ)



- Tây Nguyên có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn hơn Trung du và miền núi
Bắc Bộ vì Tây Nguyên có các cao nguyên rộng lớn, đất đai phân bố tập trung tạo điều
kiện hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm trên qui mô lớn.
0,25

- Diện tích chè của Trung du và miền núi Bắc Bộ lớn hơn Tây Nguyên vì có môi trường
sinh thái phù hợp hơn (địa hình, đất đai, khí hậu ...). Ở Tây Nguyên, chè chỉ được trồng ở
một số vùng cao có khí hậu mát mẻ.
0,25

- Tây Nguyên có diện tích cao su, cà phê lớn hơn vì có điều kiện tự nhiên phù hợp hơn
(địa hình, đất đai, khí hậu), còn Trung du và miền núi Bắc Bộ không có diện tích các loại
cây này vì không có các điều kiện thuận lợi đó.

0,5

---HẾT---

×