Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Những đảm bảo pháp lý về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam: Luận văn ThS. Luật: 603801

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐẶNG VĂN TÂM

NHỮNG ĐẢM BẢO PHÁP LÝ VỀ
QUYỀN TỰ DO TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐẶNG VĂN TÂM

NHỮNG ĐẢM BẢO PHÁP LÝ VỀ
QUYỀN TỰ DO TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. Đào Trí Úc

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng


dẫn của GS.TSKH Đào Trí Úc.
Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính
khách quan khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tác giả

Đặng Văn Tâm


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài “Những đảm bảo pháp lý về quyền
tự do tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt nam” mặc dù có nhiều khó khăn, song
bên cạnh những cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ
thầy cô, gia đình, đồng nghiệp và bè bạn.
Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo GS.TSKH. Đào Trí Úc - người đã trực tiếp hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi
hoàn thành đề tài luận văn. Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới
Ban chủ nhiệm Khoa, Bộ môn Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật, các
cán bộ trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Tôn
giáo - Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An, cùng các bạn học viên đã đóng góp ý kiến và
cung cấp một số tài liệu quan trọng cho tôi thực hiện đề tài này.
Do thời gian có hạn và khả năng nhận thức của bản thân cũng như kinh
nghiệm nghiên cứu khoa học, luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo cùng các bạn
để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9 năm 2017
Tác giả

Đặng Văn Tâm



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH

: Công nghiệp hóa

HĐH

: Hiện đại hóa

ICCPR

: International Covenant on Civil and Political Rights Công ước
quốc tế về các quyền dân sự và chính trị

ICESCR : International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá
ILO
UDHR

Tổ chức lao động quốc tế
: Universal Declaration of Human Rights
Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

i



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ i
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO TÍN NGƢỠNG, TÔN
GIÁO VÀ VỀ NHỮNG BẢO ĐẢM PHÁP LÝ VỀ QUYỀN TỰ DO TÍN
NGƢỠNG, TÔN GIÁO .................................................................................. 7
1.1. Khái niệm về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo .............................................. 7
1.2. Khái niệm đảm bảo pháp lý về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ........... 14
1.3. Khuôn khổ pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ..................... 16
1.3.1.Pháp luật quốc tế. ................................................................................... 16
1.3.2. Pháp luật Việt Nam. ............................................................................. 20
1.4. Các yếu tố tác động đến những đảm bảo pháp lý đối với quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.......................................................................... 23
1.4.1. Điều kiện, kinh tế, xã hội chính trị của Việt Nam ................................ 23
1.4.2. Xu hướng tôn giáo thế giới ................................................................... 24
1.4.3. Về vị trí địa lý ....................................................................................... 24
1.4.4. Về Văn hóa ............................................................................................ 25
1.4.5. Về Lịch sử ............................................................................................. 25
1.4.6. Chính sách ngoại giao của các nước lớn, các tổ chức quốc tế .............. 25
Tiểu kết Chƣơng 1 ......................................................................................... 27
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ TÍN NGƢỠNG,TÔN GIÁO VÀ NHỮNG
BẢO ĐẢM PHÁP LÝ VỀ QUYỀN TỰ DO TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO
Ở VIỆT NAM ................................................................................................ 28
2.1. Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam............................................. 28
2.1.1. Tình hình tín ngưỡng ở Việt Nam ......................................................... 28
ii



2.1.2. Tình hình tôn giáo ở Việt Nam ............................................................. 29
2.2 Thực trạng những đảm bảo pháp lý về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
tại Việt nam. .................................................................................................... 34
2.2.1. Thực trạng nhưng đảm bảo pháp lý về quyền tự do theo hay không theo
một tín ngưỡng, tôn giáo nhất định; quyền không bị phân biệt đối xử vì lý do
tín ngưỡng, tôn giáo ........................................................................................ 34
2.2.2.Thực trạng những đảm bảo pháp lý về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
trong thực hành niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo................................................ 36
2.2.3. Thực trạng những đảm bảo pháp lý đối với quyền được thực hiện lễ
nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo của chức sắc, chức viê ̣c, nhà tu hành ... 48
2.2.4. Thực trạng những đảm bảo pháp lý về quyền tự do tín ngưỡng đối với
hoạt động tín ngưỡng ...................................................................................... 52
2.2.5. Thực trạng vấn đề hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo .............. 54
2.3. Một số bất cập, hạn chế những đảm bảo pháp lý về quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam .......................................................................... 56
2.3.1.Một số nội dung vẫn còn khoảng cách so với pháp luật quốc tế về
nhân quyền ...................................................................................................... 56
2.3.2. Đối với các nhóm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong tin theo và
thực thực hành niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo ................................................. 58
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 63
Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI
PHÁP TĂNG CƢỜNG NHỮNG ĐẢM BẢO PHÁP LÝ VỀ QUYỀN TỰ
DO TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM ....................................... 64
3.1. Quan điểm, phương hướng tăng cường hiệu quả những đảm bảo pháp lý
về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam ........................................... 64
3.2. Nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả những đảm bảo pháp lý về quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo từ thực tiễn Việt Nam ........................................... 65
3.2.1. Nhiệm vụ, giải pháp chung. .................................................................. 65
3.2.2. Các giải pháp cụ thể. ............................................................................. 67


iii


Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 71
KẾT LUẬN .................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 78

iv


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con
người được pháp luật quốc tế và hầu hết pháp luật của các quốc gia trên thế
giới ghi nhận và đảm bảo thực hiện ở các mức độ khác nhau, đồng thời cũng
là một trong những tiêu chí đánh giá về mức độ dân chủ, văn minh, tiến bộ
trên thế giới hiện nay. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những
quyền cơ bản của con người được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong hệ thống
pháp luật quốc tế, trong đó bao gồm: Hiến chương Liên Hợp Quốc (1945);
Tuyên ngôn Thế giới về nhân quyền(1948); Công ước Quốc tế về các quyền
dân sự, chính trị (1966) và nhiều công ước quốc tế khác về quyền con người.
Việt Nam chúng ta là một đất nước đa tôn giáo, có sự xuất hiện của hầu
hết các tôn giáo lớn trên thế giới như Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi
giáo, Baha’i, Bà-la-môn,… Ngoài ra còn có những tôn giáo nội sinh như Cao
Đài, Tịnh độ Cư sỹ Phật hội, Phật giáo Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân
Hiếu Nghĩa,… bên cạnh đó đời sống tín ngưỡng của người dân Việt Nam
cũng rất đa dạng, phong phú như: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ
cúng các vị anh hùng dân tộc, tín ngưỡng thờ các dạng thần, loại thần...Mỗi

loại hình tín ngưỡng, tôn giáo có ở Việt Nam đều chứa đựng nội dung phong
phú về lịch sử, tư tưởng, triết học, đạo đức, văn hóa,… riêng biệt, vì vậy việc tìm
hiểu sâu để có cái nhìn tổng quát về những đảm bảo pháp lý đối với quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo là rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định
chính sách tín ngưỡng, tôn giáo theo hướng phát huy các giá trị nhân bản của các
tín ngưỡng, tôn giáo phục vụ sự phát triển, hòa bình của xã hội và đất nước.
Cùng với quá trình đổi mới đất nước, nhận thức của Đảng và Nhà nước
về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác tín ngưỡng, tôn giáo có nhiều đổi mới,
1


đặc biệt là Nghị quyết 24 của Bộ chính trị năm 1990 và Nghị quyết 25 của
Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX năm 2003, trong đó nổi lên là: việc
nhìn nhận, đánh giá đúng vai trò, vị trí và bản chất của tín ngưỡng, tôn giáo
và sự tác động của nó lên đời sống chính trị xã hội của đất nước. Đồng thời
ghi nhận và có nhiều chính sách, biện pháp nhằm đảm bảo quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, trong đó nổi bật là những đảm bảo pháp lý về quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo được thực thi và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị ngày 16/10/1990 đã xác định: “Tôn giáo là
vấn đề còn tồn tại lâu dài, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân
dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội
mới”; Điều 24, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: " Mọi người có quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình
đẳng trước pháp luật; Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo; Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật".

Tuy vậy, ngày nay dưới tác động của các xu thế vận động của tôn giáo
trong tình hình mới, cùng với xu thế ngày càng đề cao vấn đề quyền con
người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, nhất là sau khi Hiến

pháp năm 2013 ra đời, đòi hỏi Nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện các chế định
pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phù hợp với Hiến pháp 2013,
các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia, đồng thời đáp ứng
nhu cầu tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân trong tình hình mới.
Trong bối cảnh trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Những đảm bảo
pháp lý về Quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam” để thực hiện
luận văn thạc sỹ luật học chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp
luật, với mục đích góp phần nhìn nhận rõ thực trạng và đề xuất những giải
pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
trong thời gian tới.
2


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về tôn giáo và ảnh hưởng
của tôn giáo trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nước ta, tiêu
biểu như:
- Bùi Đức Luận (2005), Quản lý hoạt động tôn giáo: Cơ sở lý luận và
thực tiễn. Nhà xuất bản Chính trị- Hành chính; Hà Nội.
- GS Đặng Nghiêm Vạn (2003), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn
giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
- GS.TS Đỗ Quang Hưng, (2013) chính sách tôn giáo và nhà nước
pháp quyền, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
- PGS.TS Đỗ Quang Hưng (2008) Vấn đề tôn giáo trong cách mạng
Việt nam, lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Viện nghiên cứu Tôn
giáo và Tín ngưỡng (2008), Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt
Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội;
- Luận văn Thạc sỹ luật học (2015) Đảm bảo quyền tự do tô giáo từ
thực tiễn thành phố Hà Nội của Nguyễn Thị Hoa bảo vệ tại Viện Hàn lâm

khoa học xã hội Việt Nam.
- PGS. TS Nguyễn Đức Lữ (2009), Tôn giáo - Quan điểm, chính sách của
Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính; Hà Nội.
- PGS.TS Nguyễn Đức Sự (tuyển chọn và biên soạn) (2014) MácAnghen - Lê nin bàn về tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
- Nguyễn Hữu Khiển (2001), Quản lý nhà nước về tôn giáo trong điều
kiện xây dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay, Nxb Công
an Nhân dân, Hà Nội;
- Nguyễn Thanh Xuân (2015), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt
Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội;
3


- Viện Nghiên cứu chiến lược và khoa học- Bộ Công an (2003), Tôn
giáo trong thế giới hiện đại, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội;
- Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng
(2005) Tôn giáo và tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở Việt Nam, Nxb. Quân
đội Nhân dân, Hà Nội.
- Luận văn Thạc sỹ luật học (2015) Đảm bảo quyền tự do tôn giáo từ
thực tiễn thành phố Hà Nội của Nguyễn Thị Hoa bảo vệ tại Viện Hàn lâm
khoa học xã hội Việt Nam.
- PGS.TS Vũ Công Giao, Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo luật
nhân quyền quốc tế và trong pháp luật Việt Nam (bài đăng trên trang bầu cử
Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 -2021 ngày 04/7/2016
chuyên mục Nghiên cứu - trao đổi), ...
Những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác
nhau của vấn đề tôn giáo và quản lý nhà nước về tôn giáo ở nước ta. Đây là
nguồn tài liệu trực tiếp, hữu ích cho đề tài luận văn. Mặc dù vậy, các công
trình nghiên cứu hiện có đều chưa tập trung phân tích toàn diện về những đảm
bảo pháp lý về quyền tự do tôn giáo trong các văn bản pháp luật về tín
ngưỡng, tôn giáo hiện hành nhất là Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.

3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu
Mục đích:
Luận văn nghiên cứu những đảm bảo pháp lý về quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo trong các văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hiện
hành ở Việt Nam, đồng thời đánh giá việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy
định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Tác giả lựa chọn nghiên cứu nội dung này là để phục vụ cho yêu cầu
học tập và công tác của bản thân.
4


Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ:
Nghiên cứu làm rõ về các vấn đề lý luận quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo và lí luận về đảm bảo pháp lý đối với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
trong pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Phân tích làm rõ thực trạng về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt
Nam và những tác động, ảnh hưởng đến chính sách, pháp luật và việc thực hiện
đảm bảo thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo hiện nay ở Việt Nam
Xác định khuôn khổ pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, trên cơ sở đó làm rõ thực trạng các
đảm bảo pháp lý về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo qua thực tiễn đời sống
tôn giáo ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đảm bảo
về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những đảm bảo pháp lý về quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người trong các chế định của pháp luật về
tín ngưỡng, tôn giáo hiện hành tại Việt Nam mà trọng tâm là Luật tín ngưỡng,

tôn giáo được Quốc hội thông qua ngày 18/11/2016, có hiệu lực từ ngày
01/01/2018 và thực tiễn thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta..
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Đề tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu về những đảm
bảo pháp lý về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo từ thực tiễn Việt Nam.
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt các chế định của pháp
luật về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo trong pháp hiện hành của Việt Nam
(tức là từ năm 2004 đến nay).
5


5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
Đảng cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo và thực tiễn thực hiện chính
sách pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo của Việt nam, mà trọng tâm là Luật tín
ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội thông quan ngày 18/11/2016, có hiệu lực từ
ngày 01/01/2018.
Tác giả luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm:
tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra.
6. Những điểm mới và ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận văn
Luận văn đưa ra cái nhìn tổng thể về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo bao
gồm các vấn đề như khái niệm, bản chất của những đảm bảo pháp lý về quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo, tiêu chuẩn quốc tế về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Thêm vào đó, luận văn phân tích những quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo trong pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam.
Về ý nghĩa thực tiễn, thông qua việc làm rõ thực trạng về những đảm
bảo pháp lý về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong pháp luật Việt Nam,
luận văn chỉ ra những bất cập, hạn chế trong lĩnh vực này, từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả những đảm bảo pháp lý về quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo,
Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở Lý luận về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và về
đảm bảo pháp lý về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Chương 2: Thực trạng tín ngưỡng, tôn giáo và thực trạng những đảm
bảo pháp lý về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Quan điểm, Phương hướng, và nhiệm vụ, giải pháp nâng cao
hiệu quả những đảm bảo pháp lý về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
6


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO TÍN NGƢỠNG,
TÔN GIÁO VÀ VỀ NHỮNG BẢO ĐẢM PHÁP LÝ VỀ QUYỀN TỰ DO
TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO
1.1. Khái niệm về quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo
Để làm rõ khái niệm về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trước hết chúng ta
cần làm rõ khái niệm về tín ngưỡng, khái niệm về tôn giáo và một số khái niệm có
liên quan với hai khái niệm này và sự tương đồng và khác biệt giữa khái niệm về tín
ngưỡng, khái niệm về tôn giáo.
Khái niệm về tín ngưỡng: Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau khi
định nghĩa về khái niệm tín ngưỡng dựa trên những góc độ, cách thức tiếp cận
khác nhau, nhưng theo Điều 2, Luật tín ngưỡng, tôn giáo thì khái niệm tín
ngưỡng được hiểu: Là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những
lễ nghi gắ n liề n với phong tu ̣c , tâ ̣p quán truyền thống để mang lại sự bình an
về tinh thầ n cho cá nhân và cô ̣ng đồ ng [6, tr 7 ].
Một số khái niệm liên quan đến khái niệm tín ngưỡng
Hiện nay, có nhiều góc độ tiếp cận các khái niệm liên quan đến tín
ngưỡng nhưng trong phạm vi luận văn này tác giả tiếp cận, phân tích kiến giải

các vấn đề liên quan đến khái niệm đến tín ngưỡng theo cách hiểu và tiếp cận
của Luật tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội thông qua ngày 18/11/2016, có
hiệu lực từ ngày 01/01/2018, cụ thể là:
Hoạt động tín ngưỡng: là hoạt động thờ cúng tổ tiên , các biểu tượng
linh thiêng ; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước

, với cộng

đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo
đức xã hội [6, tr 7 ].
Lễ hô ̣i tin
́ ngưỡng:là hoạt động tín ngưỡng tập thể được tổ chức theo lễ
nghi truyền thống nhằ m đáp ứng nhu cầ u tinh thần của cộng đồng[6, tr 7 ].
7


Cơ sở tín ngưỡng: là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cô ̣ng đồ ng
như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác [6, tr 7 ].
- Khái niệm tôn giáo: Cũng giống như khái niệm tín ngưỡng, có nhiều
góc độ, cách thức khác nhau khi tiếp cận nghiên cứu về vấn đề tôn giáo, theo
quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin thì: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã
hội, nó phản ánh tồn tại xã hội, đồng thời cũng là một thực thể xã hội được
hình thành và phát triển ở những giai đoạn lịch sử nhất định. Hiện nay, có rất
nhiều định nghĩa khác nhau về tôn giáo nhưng cơ bản tiến tới một quan niệm
phổ quát nhất về tôn giáo đó là: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội thể
hiện trong những quan niệm của con người (hay nhóm người) dưới dạng niềm
tin vào một sức mạnh siêu nhiên tự nhiên hay là những nhân vật được thần
thánh hóa, thể hiện bằng những nghi thức, sinh hoạt nhất định, giống nhau của
từng thành viên trong nhóm đó; Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với
hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo

luật, lễ nghi và tổ chức
Như vậy, tôn giáo vừa là hình thái ý thức xã hội, phản ánh sự tồn tại xã
hội “một cách hư ảo” vào đầu óc con người thì nó còn tồn tại với tư cách là
một thực thể xã hội biểu hiện ra bên ngoài là hệ thống tổ chức, cơ sở thờ
tự....Vì vậy, để nhận thức tôn giáo đúng với những hoạt động, những sức
mạnh của niềm tin tôn giáo chúng ta phải nhìn sâu vào các yếu tố cấu thành
của nó như: thể chế bên trong các tôn giáo cụ thể.
Trên cơ sở quan điểm lập trường của chủ nghĩa Mác - Lên Nin Luật tín
ngưỡng, tôn giáo năm 2016 đã định nghĩa về tôn giáo “là niềm tin của con
người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn
thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức” [ 6, tr7 ].
Cũng như khái niệm liên quan đến tôn giáo trong phạm vi luận văn này
tác giả tiếp cận, phân tích kiến giải các vấn đề liên quan đến tôn giáo theo
8


cách hiểu và tiếp cận của Luật tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội thông qua
ngày 18/11/2016, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, cụ thể là:
Tín đồ: là người tin , theo mô ̣t tôn giáo và được tổ chức tôn giáo đó
thừa nhận [ 6, tr7 ].
Nhà tu hành: là tín đồ xuất gia, thường xuyên thực hiện nếp sống riêng
theo giáo lý, giáo luật và quy định của tổ chức tôn giáo [ 6, tr7 ].
Chức sắc: là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để
giữ phẩm vị trong tổ chức [ 6, tr7 ].
Chức việc: là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuô ̣c ,
tổ chức đươ ̣c cấ p chứng nhận đăng ký hoa ̣t đô ̣ng tôn giáo

bổ nhiệm, bầu cử

hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức [6, tr7 ].

Sinh hoạt tôn giáo: là việc bày tỏ niềm tin tôn giáo, thực hành giáo lý,
giáo luật, lễ nghi tôn giáo (Khoản 10, Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo).
Hoạt động tôn giáo: là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo
và quản lý tổ chức của tôn giáo [6, tr7 ].
Tổ chức tôn giáo: là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành
của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định đươ ̣c Nhà nước
công nhâ ̣n nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo [ 6, tr7 ].
Tổ chức tôn giáo trực thuộc : là tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo , đươ ̣c
thành lập theo hiế n chương, điề u lệ, quy định của tổ chức tôn giáo [6, tr7 ].
Cơ sở tôn giáo: gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường,
trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo [ 6, tr 8 ].
Điạ điể m hơ ̣p pháp là đất, nhà ở, công trình mà tổ chức hoặc cá nhân có
quyền sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật[6, tr 8 ]..
Người đại diện là người thay mặt và chịu trách nhiệm trước pháp luật
về hoạt động tín ngưỡng, sinh hoa ̣t tôn giáo tập trung , hoạt động tôn giáo của
nhóm người hoặc tổ chức mà mình đại diện [6, tr 8 ].
Sự tương đồng và khác biệt giữa tôn giáo với, tín ngưỡng.
9


Điểm chung giữa tín ngưỡng và tôn giáo về bản chất đều là niềm tin,
sự ngưỡng vọng của con người vào những cái "siêu nhiên”, hay gọi là "cái
thiêng", cái đối lập với cái "trần tục", cái hiện hữu mà con người có thể cảm
nhận, quan sát được. Niềm tin vào "cái thiêng" thuộc về bản chất con người,
ra đời và tồn tại, phát triển cùng với con người và loài người, là nhân tố cơ
bản tạo nên đời sống tâm linh cũng như đời sống vật chất, đời sống xã hội
tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm của con người. Niềm tin này thể hiện ra
các hình thức tín ngưỡng, tôn giáo cụ thể khác nhau, chẳng hạn như niềm tin
vào Đức Chúa Trời của Kitô giáo, niềm tin vào Đức Phật của Phật giáo, niềm
tin vào Thánh, Thần của tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng Thành Hoàng, Đạo

Mẫu,... Các hình thức tín ngưỡng, tôn giáo này dù rộng hẹp khác nhau, dù phổ
quát toàn thế giới hay là đặc thù cho mỗi dân tộc,... thì cũng đều là một thực
thể biểu hiện niềm tin vào cái thiêng liêng của con người.
Sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng thể hiện ở một số điểm như:
Tôn giáo có hệ thống giáo lý, kinh điển, ... được truyền thụ qua giảng dạy và
học tập ở các tu viện, thánh đường, học viện... có hệ thống thần điện, có tổ
chức giáo hội, hội đoàn chặt chẽ, có nơi thờ cúng riêng như: nhà
thờ, chùa, thánh đường, ... nghi lễ thờ cúng chặt chẽ, có sự tách biệt giữa thế
giới thần linh và con người. Còn tín ngưỡng thì chưa có hệ thống giáo lý mà
chỉ có các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết. Tín ngưỡng mang tính chất
dân gian, gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian, trong tín ngưỡng có sự hòa nhập
giữa thế giới thần linh và con người, nơi thờ cúng và nghi lễ còn phân tán,
chưa thành quy ước chặt chẽ.
Tóm lại, tín ngưỡng và tôn giáo có mối quan hệ mật thiết với nhau, tuy
nhiên chúng cũng có những điểm khác nhau bởi tín ngưỡng là khái niệm
thuần tuý thuộc lĩnh vực ý thức, tình cảm, còn tôn giáo là khái niệm rộng hơn,
bao gồm cả hoạt động và tổ chức. Tôn giáo bao gồm các yếu tố: giáo lý, giáo
10


luật, giáo lễ và giáo hội. Về bản chất là khác biệt, tuy nhiên hiện tại, có nhiều
ý kiến khác nhau khi sử dụng khái niệm tôn giáo và tín ngưỡng. Theo quan
điểm truyền thống, người ta có ý thức phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng,
thường coi tín ngưỡng ở trình độ phát triển thấp hơn so với tôn giáo. Loại
quan điểm thứ hai là đồng nhất giữa tôn giáo và tín ngưỡng và đều gọi chung
là tôn giáo, tuy có phân biệt tôn giáo dân tộc, tôn giáo nguyên thủy, tôn giáo
địa phương, tôn giáo thế giới...
Như vậy, theo quan niệm trong các quy định của pháp luật về tín
ngưỡng, tôn giáo hiện hành tại Việt Nam thì hai khái niệm tôn giáo và tín
ngưỡng dùng để chỉ hai cấp độ khác nhau của tôn giáo, theo đó khái niệm tôn

giáo được sử dụng để chỉ những loại hình tín ngưỡng có mức độ phát triển
cao hơn; có bộ máy, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ hơn... Việc xem xét khái niệm
về tôn giáo và tín ngưỡng như vậy có ý nghĩa trong việc tạo dựng các quan hệ
pháp luật để điều chỉnh nhằm đảm bảo cho quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
được đảm bảo thực thi trên thực tế tốt hơn.
Bên cạnh việc nhận diện tín ngưỡng, tôn giáo thì việc đảm bảo quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo cũng là một trong những vấn đề rất quan trọng khi
nghiên cứu về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Xét về nguồn gốc lịch sử phát
triển của xã hội loài người thì quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được hình thành
khá sớm, từ các thời kỳ cổ đại, trung đại, hầu hết các nhà nước phong kiến đều
dựa trên một hay một số học thuyết tôn giáo để làm nền tảng quản lý và điều
hành xã hội. Trong khi đó vấn đề bạo lực, khủng bố hoặc chiến tranh tôn giáo
vẫn không ngừng diễn ra. Vì vậy, nhu cầu lớn đầu tiên trong quyền tự do tôn
giáo của nhiều các quốc gia là nhu cầu mỗi cá nhân có thể tin tưởng và thực
hành một tín ngưỡng, tôn giáo riêng, hay thay đổi tôn giáo mà không sợ bị nhà
nước phạt tội hoặc bị các “tôn giáo chính thống” trả thù.
Vào thời kỳ cách mạng tư sản ở các nước Châu âu vào thế kỷ XVII11


XVIII Quan niệm về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo bắt đầu có những bước
phát triển trên cơ sở các học thuyết của các nhà tư tưởng đương thời, nhất là
John Locke với quan điểm cho rằng: tôn giáo là vấn đề của cá nhân hơn là của
xã hội đã đặt nền móng cho quyền tự do tôn giáo. Bên cạnh đó vai trò của nhà
nước được xem là không phải để khuyến khích phát triển tôn giáo mà là bảo
vệ quyền của mỗi cá nhân có thể sử dụng niềm tin tôn giáo của chính mình,
và cách tốt nhất là hãy để cá nhân mỗi người tự lựa chọn tôn giáo cho mình.
Theo thời gian các học thuyết, quan niệm về tự do tín ngưỡng, tôn giáo
từng bước được hoàn thiện hơn. Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ năm 1776
đã tiếp tục đề cập đến tự do song chưa nói cụ thể về tự do tín ngưỡng, tôn
giáo. Tuy nhiên, sau đó quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã sớm được quy

định trong Hiến pháp Hoa Kỳ và trở thành một trong 10 tu chính án đầu tiên
(còn được gọi là Bộ luật về quyền) của nước này. Tuyên ngôn nhân quyền và
dân quyền của Pháp năm 1789 cũng đã nói đến tự do cá nhân, tự do tư tưởng,
tự do tôn giáo, mặc dù chưa đề cập một cách cụ thể: “Mỗi người đều được
phát biểu tư tưởng tự do, về tôn giáo cũng vậy miễn là những tư tưởng phát
biểu đó không làm tổn thương đến nền trật tự công cộng đã được pháp luật ấn
định phân minh”. Sau đó, Luật Phân ly của Pháp năm 1905 đã đề cập cụ thể
hơn đến vấn đề tự do thờ cúng.
Tuy vậy, phải đến ngày 10/12/1948, khi Tuyên ngôn thế giới về nhân
quyền được Liên hợp quốc thông qua thì tự do tín ngưỡng, tôn giáo mới trở
thành một quyền con người mang tính quốc tế. Trên phạm vi quốc tế, quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo được ghi nhận trong các văn kiện quan trọng nhất
của luật nhân quyền quốc tế, bao gồm: các văn bản mang tính chất tuyên ngôn
như: Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, Tuyên ngôn thế giới về nhân
quyền năm 1948 và các văn bản mang tính chất ràng buộc pháp lý như Công
ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966... Theo đó quyền tự do
12


tín ngưỡng, tôn giáo trong các văn kiện này bao gồm các nội dung: tự do tin
theo, tự do thay đổi tôn giáo của mỗi cá nhân; tự do thực hành các nghi lễ tôn
giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác, công khai hoặc
không công khai dưới các hình thức như thờ, cúng, cầu nguyện; tự do truyền
giảng các giáo lý, giáo luật tôn giáo. Trong ba nhóm quyền tự do này thì
nhóm quyền tự do đầu tiên là tuyệt đối không một tổ chức, cá nhân nào được
phép hạn chế kể cả trong trường hợp khẩn cấp, còn hai nhóm quyền tự do còn
lại có thể bị hạn chế để bảo vệ các lợi ích cao hơn, như an ninh quốc gia, trật
tự, an toàn của cộng đồng, quyền và lợi ích chính đáng của người khác....
Phù hợp với pháp luật quốc tế Hiến pháp năm 2013 đã quy định:
“1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không

theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng
tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. [25, Tr6]
Cũng như pháp luật quốc tế, ở Việt Nam, quyền tự do tôn giáo không
phải là quyền tuyệt đối. Để bảo vệ quyền tự do tôn giáo và các quyền con
người, quyền công dân khác, Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định:
“….2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy
định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”[25, Tr 4]
Nhìn chung, tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo luật nhân quyền quốc tế
cũng như pháp luật Việt Nam thì nội hàm của nó được hiểu theo các khía cạnh
như sau:
Không phân biệt đối xử dựa trên tín ngưỡng, tôn giáo; Tự do theo hay
không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nhất định.
Tự do thể hiện, thực hành tín ngưỡng, tôn giáo.
13


Quyền tự do truyền giảng giảo lý, giáo luật
Giới hạn của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
1.2. Khái niệm đảm bảo pháp lý về quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được ghi nhận trong các văn kiện
pháp lý quốc tế như: Tuyên ngôn về nhân quyền của Liên hợp quốc năm
1948, Công ước về quyền dân sự, chính trị năm 1966 và các văn kiện pháp
luật về nhân quyền quốc tế, nhưng để đảm bảm các quyền đó được thực thi
trên thực tế đời sống xã hội thì pháp luật các quốc gia hay nói cách khác là
các nhà nước phải có những biện pháp bảo đảm về lập pháp, hành pháp, tư
pháp...Có thể gọi chung các biện pháp do nhà nước tiến hành để thực hiện
quyền là các đảm bảo pháp lý. Tuy vây, dưới góc độ nghiên cứu hiện nay có

những cách hiểu khác nhau về đảm bảo pháp lý đối với quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo.
Theo cách hiểu thứ nhất: Đảm bảo pháp lý về quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo là khái niệm bao quát toàn bộ đời sống pháp luật của nhà nước và của
xã hội, bao gồm các yếu tố quan trọng như các quy định pháp luật về quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo và nghĩa vụ của chủ thể có liên quan; thủ tục, trình tự
thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó, hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giải
thích và giáo dục pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và bao gồm tất
cả các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xóa bỏ những nguyên nhân dẫn đến
vi phạm pháp luật về quyền. Như vậy, theo cách tiếp cận này, đảm bảo quyền
liên quan đến hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước, không chỉ dừng lại ở
các cơ quan bảo vệ pháp chế. Cũng theo cách hiểu này, nhân dân cũng tham
gia vào việc đảm bảo thực hiện các quyền cùng với các cơ quan nhà nước.
Theo cách tiếp cận khác (theo nghĩa hẹp) thì đảm bảo pháp lý được
hiểu là các quy định pháp luật trực tiếp liên quan đến việc thực hiện quyền.
Đây là cách tiếp cận theo nghĩa hẹp mà theo đó đảm bảo pháp lý là những
14


đảm bảo được quy định bởi pháp luật, trực tiếp gắn liền với việc thực hiện
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Tóm lại, có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu khái niệm
đảm bảo pháp lý về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tùy thuộc vào góc độ,
cách thức và phương pháp tiếp cận cụ thể của từng công trình nghiên cứu.
Trong phạm vi luận văn này tác giả tiếp cận khái niệm đảm bảo pháp lý về
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo nghĩa hẹp, theo đó nội hàm của nó bao
gồm những nội dung cơ bản như sau:
Nhưng đảm bảo pháp lý về quyền tự do theo hay không theo một tín
ngưỡng, tôn giáo nhất định; quyền không bị phân biệt đối xử vì lý do tín
ngưỡng, tôn giáo.

Những đảm bảo pháp lý về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong thực
hành niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo, bao gồm: Đảm bảo pháp lý về quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo đối với cá nhân những người có tín ngưỡng, tôn giáo;
Đảm bảo pháp lý đối với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đối với tổ chức tôn
giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; Đảm bảo pháp lý đối với quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo qua tổ chức bộ máy nhà nước làm công tác tôn giáo; Đảm
bảo pháp lý đối với tài sản, quyền tài sản của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn
giáo trực thuộc; Đảm bảo pháp lý đối với hoạt động giáo dục, y tế, bảo trợ xã
hội, từ thiện nhân đạo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; Đảm
bảo pháp lý trong đấu tranh đối với các hoạt động xâm phạm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo.
Những đảm bảo pháp lý về quyền tự do truyền đạo, giảng đạo của các
chức sắc tôn giáo, nhà tu hành, bao gồm: Đảm bảo pháp lý đối với việc phong
phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc, nhà tu hành; Đảm bảo
pháp lý đối với hoạt động truyền đạo, giảng đạo của chức sắc, chức việc, nhà
tu hành
15


Những đảm bảo pháp lý về quyền tự do tín ngưỡng đối với hoạt động
tín ngưỡng.
Vấn đề hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
1.3. Khuôn khổ pháp luật về quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo
1.3.1.Pháp luật quốc tế.
Tại Điều 18, Tuyên ngôn nhân quyền (UDHR) đã ghi nhận: quyền tự
do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo (freedom of thought, conscience and
religion). Theo Điều này, mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, lương tâm
hoặc tôn giáo của mình và tự do bày tỏ tín ngưỡng hay tôn giáo của mình
bằng các hình thức như truyền giảng, thực hành thờ cúng và tuân thủ các nghi
lễ, dưới hình thức cá nhân hay tập thể tại nơi công cộng hoặc nơi riêng tư.

Công ước quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hợp
Quốc năm 1966 (ICCPR) đã cụ thể hóa nội dung này. Nhìn chung, quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật về nhân quyền quốc tế được hiểu theo
các góc độ sau:
Không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo
Khoản 1 Điều 2 ICCPR quy định, các quốc gia thành viên công ước
cam kết tôn trọng và đảm bảo cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm
quyền tài phán của mình các quyền đã được công nhận trong công ước này,
không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc màu da, giới tính, ngôn ngữ,
tôn giáo quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã
hội, tài sản thành phần xuất thân hoặc địa vị khác. Tương tự, Điều 2 Khoản 2
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá (ICESCR) cũng ghi
nhận rằng: Các quốc gia thành viên cam kết đảm bảo các quyền được nêu
trong công ước ICESCR sẽ được thực hiện không có bất kỳ sự phân biệt đối
xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo,…
16


Bình luận chung số 22 của Uỷ ban Nhân quyền đã giải thích rằng: việc
một tôn giáo được xác định là quốc giáo, là tôn giáo chính thức hay truyền
thống hoặc có số lượng tín đồ chiếm đa số trong xã hội, đều không được sử
dụng để làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền tự do quy định ở các
Điều 18 và 27 ICCPR, cũng như không được tạo ra sự phân biệt đối xử với tín
đồ của các tôn giáo khác hoặc với những người không theo tôn giáo nào.
Những hình thức phân biệt đối xử với tín đồ của các tôn giáo khác hay với
những người không theo tôn giáo chiếm ưu thế mới được tham gia chính
quyền bình đẳng nêu ở Điều 26 ICCPR [32, tr.297].
Bên cạnh đó nội dung bình đẳng còn được nêu trong nhiều điều ước
quốc tế khác về nhân quyền như Điều 5 Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình
thức phân biệt chủng tộc năm 1965 đã bao gồm một danh sách các quyền mà

các nước thành viên cam kết đảm bảo mà không có sự phân biệt đối xử, trong
đó có quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo. Công ước của UNESCO
về chống phân biệt đối xử trong giáo dục (1960) cũng cấm phân biệt đối xử
dựa trên cơ sở tôn giáo, chính trị hay các quan điểm khác (Điều 1, đoạn 1).
Hơn nữa, Điều 5 (1) (b) Công ước này (đề cập đến giáo dục tôn giáo, đạo
đức) nêu rằng, các phụ huynh có quyền tự do để đảm bảo rằng giáo dục đạo
đức phải phù hợp ý nguyện riêng của họ. Ngoài ra, điều này còn quy định
không ai bị buộc phải tiếp thu các kiến thức về tôn giáo không phù hợp với
niềm tin của họ. Công ước về ngăn ngừa và trừng phạt tội diệt chủng 1948
quy định: Các quốc gia thành viên cam kết sẽ cấm và xóa bỏ sự phân biệt
chủng tộc dưới mọi hình thức và đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật
của tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc màu da, nguồn gốc hay sắc
tộc, hay tư tưởng tín ngưỡng và tôn giáo. Liên quan đến phân biệt đối xử
trong lao động và nghề nghiệp, Điều 1 Khoản 1 Công ước số 111 của ILO (tổ
chức lao động quốc tế) năm 1958 quy định: Cấm mọi sự phân biệt, bài trừ
hoặc ưu đãi dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, quan điểm chính
17


×