Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

Tác động của CEO nữ và tỷ suất sinh lợi vượt trội của cổ phiếu công ty bằng chứng từ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.81 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------o0o--------

TRẦN THỊ NGỌC DIỄM

TÁC ĐỘNG CỦA CEO NỮ VÀ TỶ SUẤT SINH
LỢI VƯỢT TRỘI CỦA CỔ PHIẾU CÔNG TY –
BẰNG CHỨNG TỪ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------o0o--------

TRẦN THỊ NGỌC DIỄM

TÁC ĐỘNG CỦA CEO NỮ VÀ TỶ SUẤT SINH
LỢI VƯỢT TRỘI CỦA CỔ PHIẾU CÔNG TY –
BẰNG CHỨNG TỪ VIỆT NAM

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số

: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ VIỆT QUẢNG
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “TÁC ĐỘNG CỦA CEO NỮ VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI
VƯỢT TRỘI CỦA CỔ PHIẾU CÔNG TY - BẰNG CHỨNG TỪ VIỆT NAM” là
công trình nghiên cứu của tôi, nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết
quả nghiên cứu thực tiễn, số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ
ràng. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Vũ Việt Quảng
Tác giả luận văn

Trần Thị Ngọc Diễm


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM LƯỢC
NỘI DUNG
1.

Giới thiệu..................................................................................................................................... 1
1.1 Lý do nghiên cứu............................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................... 2

1.3 Kết cấu bài nghiên cứu.................................................................................................. 3

2.

Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước đây.................................................. 3
2.1 Phụ nữ và cơ hội việc làm............................................................................................ 3
2.2 Một số kết quả nghiên cứu về sự khác biệt giữa nam và nữ tại vị trí điều
hành.................................................................................................................................... 10

3.

Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu............................................................... 15
3.1

Cơ sở dữ liệu.................................................................................................................. 15

3.2

Giới thiệu mô hình nghiên cứu và xác định các thành phần nhân tố chính
trong mô hình................................................................................................................. 16
3.2.1 Giới thiệu mô hình nghiên cứu..................................................................... 16
3.2.2 Cách xác định các biến trong mô hình...................................................... 20

4.

3.3

Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 24

3.4


Kết quả kỳ vọng........................................................................................................... 25

Kết quả nghiên cứu............................................................................................................... 26
4.1 Thống kê mô tả.............................................................................................................. 26
4.2 Kiểm tra đa cộng tuyến............................................................................................... 32
4.3 Phát hiện và khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi................................ 35


4.3.1 Kiểm định phương sai thay đổi trong mô hình....................................... 35
4.3.2 Khắc phục phương sai sai số thay đổi........................................................ 36
4.4 Kết quả thực nghiệm về mối quan hệ giữa giới tính của CEO và tỷ suất
sinh lợi của cổ phiếu công ty trên toàn thị trường............................................ 38
4.5 Sự khác biệt về tác động của một CEO nữ đến tỷ suất sinh lợi của cổ
phiếu công ty có xem xét đến yếu tố lĩnh vực – cụ thể là thương mại và
phi thương mại................................................................................................................ 44
4.5.1 Kết quả thực nghiệm về mối quan hệ giữa giới tính của CEO và tỷ
suất sinh lợi của cổ phiếu công ty thương mại....................................... 45
4.5.2 Kết quả thực nghiệm về mối quan hệ giữa giới tính của CEO và tỷ
suất sinh lợi của cổ phiếu công ty phi thương mại................................ 50
5.
Thảo luận kết quả về mối quan hệ giữa giới tính CEO và tỷ suất sinh
lợi của
cổ phiếu công ty và các hạn chế của nghiên cứu......................................................... 53
5.1 Thảo luận kết quả.......................................................................................................... 53
5.2 Một số kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu................................................... 56
5.3 Giới hạn của bài nghiên cứu..................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

B/M
BE
CAMP
CEO
Cons
Female
GLS

:
:
:
:
:
:

Tỷ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường
Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu
Capital asset pricing model (Mô hình định giá tài sản vốn)
Chief Executive Officer (Tổng Giám đốc điều hành)
Hằng số
Biến giới tính (đại diện cho CEO nữ)

:

Generalquát) Least Square (phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng

HML

HNX
HOSE
IBR
ILO
Max
ME
Mean
Min
MktRf
MOM
Obs
OLS

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

High minus Low (Phần bù giá trị)
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM
International Business Report

Tổ chức Lao động Quốc tế
Giá trị lớn nhất
Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu
Giá trị trung bình
Giá trị nhỏ nhất
Tỷ suất sinh lợi thị trường vượt trội
Momentum (quán tính giá)
Số quan sát của mẫu

PNJ
REE
Return
SMB
Std. dev
UAE
VIF
VNIndex

:

Ordinary Least Squares (phương pháp ước lượng bình phương nhỏ
nhất)

:
:
:
:
:
:
:


:

công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận
Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh
Lợi nhuận vượt trội của công ty
Small minus Big (Phần bù của quy mô)
Độ lệch chuẩn
Tiểu vương quốc Arab thống nhất
Nhân tố biến đổi phương sai
Chỉ số thể hiện biến động giá cổ phiếu giao dịch tại TTGDCK

TP.HCM


DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Danh mục các Bảng:
Bảng 4.1a

: Số liệu thống kê các công ty có CEO nữ điều hành qua các giai
đoạn quan sát mẫu từ năm 2007 đến năm 2014

Bảng 4.1b
Bảng 4.2
Bảng 4.3

: Số liệu thống kê các công ty có CEO nữ điều hành qua các giai
đoạn quan sát mẫu từ năm 2007 đến năm 2014 (tiếp theo)
: Thống kê số lượng các công ty tham gia niêm yết trên thị trường
chứng khoán trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2014

: Kết quả thống kê mô tả từ mẫu dữ liệu thu thập trong khoản thời

Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6a

gian 2007 - 2014
: Ma trận tương quan giữa các nhân tố trong mô hình
: Các nhân tố VIF
: Kết quả chạy hồi quy OLS và GLS cho toàn bộ dữ liệu mẫu
: Kết quả chạy hồi quy OLS và GLS cho toàn bộ dữ liệu mẫu (tiếp

Bảng 4.6b

theo)
: Cơ cấu giới tính CEO trên thị trường phân theo lĩnh vực

Bảng 4.7
Bảng 4.8

: Kết quả thống kê mô tả từ mẫu dữ liệu thu thập trong khoản thời
gian 2007 – 2014 của các công ty thuộc lĩnh vực thương mại
: Kết quả chạy hồi quy OLS và GLS cho các công ty thuộc lĩnh vực

Bảng 4.9a

thương mại
: Kết quả chạy hồi quy OLS và GLS cho các công ty thuộc lĩnh vực

Bảng 4.9a

Bảng 4.10
Bảng 4.11a

thương mại (tiếp theo)
: Kết quả thống kê mô tả từ mẫu dữ liệu thu thập trong khoản thời
gian 2007 – 2014 của các công ty thuộc lĩnh vực phi thương mại
: Kết quả chạy hồi quy OLS và GLS cho các công ty thuộc lĩnh vực


phi thương mại
Bảng 4.11b

: Kết quả chạy hồi quy OLS và GLS cho các công ty thuộc lĩnh vực
phi thương mại (tiếp theo)

Danh mục các hình:
Hình 4.1
Hình 4.2

: Cơ cấu lực lượng lao động Việt Nam giai đoạn 2007 đến 2014
: Thống kê số lượng các công ty và tỷ lệ giới tính CEO trong giai
đoạn từ năm 2007 đến 2014


TÓM LƯỢC
Trên thị trường lao động, phụ nữ gặp rất nhiều rào cản vô hình, họ thường bị đánh giá
thấp so với người đồng vị nam đặc biệt là ở các vị trí lãnh đạo. Việc phái nữ bị hạn chế
tiếp cận các vị trí ra quyết định là kết quả của nhiều thực tiễn phân biệt đối xử dựa trên
giới tính khác nhau tại nơi làm việc, bắt đầu từ quá trình tuyển dụng cho tới những khó
khăn để cân bằng công việc và cuộc sống gia đình, đến các cơ hội đào tạo và thăng

tiến. Một số giải thích cho việc này có thể là những khác biệt không thể quan sát được
trong năng suất, sự ưu đãi, thành kiến, hoặc có sự thiên lệch trong niềm tin về năng lực
của nữ giới trong việc quản lý và lãnh đạo. Để làm sáng tỏ được vấn đề này, cần phải
có những nghiên cứu thực nghiệm dựa trên các dữ liệu có liên quan trực tiếp đến các
hoạt động điều hành, lãnh đạo. Thị trường tài chính có các phương pháp đo lường nhận
thức của thị trường về giá trị của doanh nghiệp, trong đó có bao gồm việc xem xét lòng
tin của các nhà đầu tư về năng lực của các nhà lãnh đạo cao cấp là nam và nữ. Nghiên
cứu thực nghiệm đối với các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
(HNX) và Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) trong giai đoạn từ năm 2007
đến năm 2014 tại Viêt Nam, đã chỉ ra rằng có sự khác biệt trong tỷ suất sinh lợi vượt
trội khi có sự khác biệt về giới tính của CEO, cụ thể là khi một công ty được điều hành
bởi CEO nữ thì tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu công ty thấp hơn 0,011%/tháng so với
công ty có CEO là nam. Xem xét ở nhóm các công ty thương mại thì tác động tiêu cực
của CEO nữ là không có ý nghĩa thống kê trong khi ở nhóm các công ty phi thương
mại thì tác động tiêu cực của CEO nữ thể hiện mạnh mẽ hơn và có tác động tiêu cực 0,0197%/ tháng so với người đồng vị nam.
Từ khóa: CEO, giới tính, tỷ suất sinh lợi vượt trội của cổ phiếu công ty, mô hình bốn
nhân tố.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tiếng Việt
1 Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày 29/11/2006 (hiệu lực thi hành
ngày 01/07/2007)
2 Luật Doanh nghiệp số 60/2005-QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
3 Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/03/2007 v/v Ban hành quy chế
quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng
khoán/Trung tâm Giao dịch Chứng khoán
4 Trần Thị Hải Lý, 2010. Mô hình 3 nhân tố của Fama và French hoạt động
như thế nào trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạp chí phát triển kinh tế,
239, trang 50-57

Danh mục tài liệu tiếng Anh
1 Adams, R., & Ferreira, D.,2008. Female in the boardroom and their impact
on governance and performance. Journal of Financial Economics, 94(2), 291–
309.
2 Ashby, J. S., Ryan, M. K., & Haslam, S. A., 2007. Legal work and the glass
cliff: Evidence that women are preferentially selected to lead problematic
cases. William & Mary Journal of Women and the law, pp. 775-793
3 Bass, B. M.,1009. Bass & Stogdill's handbook of leadership: Theory,
research,
and managerial applications (3rd ed). New York: Free Press
4 Beatty, R. P., & Zajac, E. J., 1987. CEO change and firm performance in
large corporations: Succession effects and manager effects. Strategic
Management Journal, pp. 305-317


5 Berle, A.A. & Means, G.C., 1933. The Modern Corporation and Private
Property. New York: Commerce Clearing House


6 Bernardi, R., & Arnold, D., 1997. An examination of moral development
within public accounting by gender, staff level, and firm. Contemporary
Accounting Research, 14(4), 653–668.
7 Betz, M., O’Connell, L., & Shepard, J., 1989. Gender differences in
proclivity for unethical behavior. Journal of Business Ethics, 8(5), 321–324
8 Black, F., Jensen, M.C., Scholes, M., 1972. The capital asset pricing model:
some empirical tests. In: Jensen, Michael C. (Ed.), Studies in the Theory of
Capital Markets. Praeger Publishers Inc.
9 Bliss, R., & Potter, M., 2002. Mutual Fund managers: Does gender matter?
Journal of Business and Economic Studies, 8(1), 1–15.
10


Bruckmüller, S., & Branscombe, N. R., 2010. The glass cliff: When

and why women are selected as leaders in crisis contexts. British Journal of
Social Psychology, pp. 433-451.
11

Buress, J., & Zucca, L., 2004. The gender equity gap in top corporate

executive positions. Mid-American Journal of Business, 19(1), 55–63
12

Campbell, K., & Minguez-Vera, A., 2008. Gender diversity in the

Boardroom and firm financial performance. Journal of Business Ethics, 83,
435–451
13

Carhart, M.M., 1997. On persistence in mutual fund performance.

Journal of Finance 52 (1), 57–82
14

Cobb-Clark, D., 2001. Getting ahead: the determinants of and payoff

to internal promotion of young U.S men and women. IZA Discussion Paper no.
288, Australian National University
15

David, P. S., Babakus, E., Englis, P. D., & Pett, T., 2010. The


influence of CEO gender on market orientation and performance in service
small and medium-sized service businesses. Journal of Small Business
management, pp. 475-496.


16

Drobetz W., A. Schillhofer, and H. Zimmermann, 2004. Corporate

governance and expected stock returns: Evidence from Germany, European
Financial Management 10 (2), 267-293.
17

Dwyera, S., Richard, O., & Chadwick, K., 2003. Gender diversity in

management and firm performance: The influence of growth orientation and
organizational culture. Journal of Business Research, 56, 1009–1019
18

Eckel, C. C., & Grossman, P. J., 2008. Men, women and risk aversion:

Experimental evidence. In Handbook of Experimental Economics Results, pp.
1062-1073.
19

Einhorn, H.J., Hogarth, R.M., 1978. Confidence in judgment:

persistence of the illusion of validity. Psychological Review 85 (5), 395–416
20


Erhardt, N., Werbel, J., & Shrader, C., 2003. Board of director

diversity and firm financial performance. Corporate Governance: An
International Review, 11, 102–111.
21

Fama, E.F., French, K.R., 1992. The cross section of expected returns.

Journal of Finance 47, 427–465
22

Fama, E.F., French, K.R., 1993. Common risk factors in the returns on

stocks and bonds. Journal of Financial Economics 33, 3–56.
23

Fama, E.F., French, K.R., 1996. Multifactor explanations of asset

pricing anomalies. Journal of Finance 51 (1), 55–84
24

Fama, E.F., MacBeth, J.D., 1973. Risk, return, and equilibrium:

empirical tests. Journal of Political Economy 71 (3), 607–636.
25

Ford, R., & Richardson, W., 1994. Ethical decision making: A review

of the empirical literature’. Journal of Business Ethics, 13(3), 205–221

26

Gibbons, M.R., Ross, S.A., Shanken, J., 1989. A test of the efficiency

of a given portfolio. Econometrica 57 (5), 1121–1152.


27

Gneezy, U., Niederle, M., & Rustichini, A., 2003. Performance in

competitive environments: Gender differences. The Quaterly Journal of
Economics.
28

Gondhalekar, V., & Dalmia, S., 2007. Examining the stock market

response: A comparison of male and female CEO. International Atlantic
Economic Society , pp. 395-396.
29

Haslam, S. A., & Ryan, M. K., 2008. The road to the glass cliff:

Differences in the perceived suitability of men and women for leadership
positions in suceeding and failing organization. The leadership Quaterly, pp.
530-546
30

Henrekson, M., & Stenkula, M., 2009. Why are there so few female


top executives in egalitarian welfare states? Working Paper No. 786, 2009,
Research Institute of Industrial Economics;
31

Hodgson, A., Lhaopadchan, S., & Buakes, S., 2011. How informative

is the Thai corporate governance index? A financial approach. International
Journal of Accounting and Information Management, 19(1), 53-79.
32

Jalbert, T., Jalbert, M., & Furumo, K., 2013. The relationsship

between CEO gender, financial performance and financial management.
Journal of Business & Economics Research, pp. 25-33
33

Jegadeesh, N., Titman, S., 1993. Returns to buying winners and

selling losers: implications for stock market efficiency. Journal of Finance 48,
65–91.
34

Jensen, M.C., 1968. The performance of mutual funds in the period

1945– 1964. Journal of Finance 23 (2), 389–416
35

Jianakoplos, N. A., & Bernasek, A., 1998. Are women more risk

averse? EconomicInquiry, pp. 620-630



36
p.p.21

Judge, E., 2003. Women on board: help or hindrance. The Times,

37

Kang, E., Ding, D. K., & Charoenwong, C., 2010. Investor reaction to

women directors. Journal of Business Research, pp. 888-894


38

King, B., & Cornwall, M., 2007. The gender logic of executive

compensation. Academy of Management Proceedings, 1–6.
39

Kolev, G. I., 2012. Underperformance by female CEOs: a more

powerful test. Economic letter, pp. 436-440.
40

Krishnan, G., & Parsons, L., 2008. Getting to the bottom line: An

exploration of gender and earnings quality. Journal of Business Ethics, 78,
6576

41

Lee, P. M., & James, E. H., 2007. She'-e-os: Gender effects and

investor reactions to the announcement of top executive appointments.
Strategic management journal, pp. 227-241
42

Leora F. Klapper, Inessa Love, 2004. Corporate governance, investor

protection, and performance in emerging markets. Journal of Corporate
Finance
43

Loughran, T., Ritter, J.R., 2000. Uniformly least powerful tests of

market efficiency. Journal of Financial Economics 55 (3), 361–389.
44

Marc R. Reinganum, 1981. The Arbitrage Pricing Theory: Some

Empirical Results. The Journal of Finance
45

Martin, A. D., Nishikawa, T., & Williams, M. A., 2009. CEO gender:

Effects on valuation and risk. Quaterly Journal of finance and accounting, pp.
23-40
46


Mathiesen, H., 2002. Managerial Ownership and Financial

Performance, Ph.D. dissertation, series 18.2002, Copenhagen Business School,
Denmark
47

Mohanty, P., 2004. Institutional Investors and Corporate Governance

in India. National Stock Exchange of India Research Initiative Paper No. 15.


48

Niederle, M., & Vesterlund, L., 2007. Do women shy away from

competion? Do men compete to much? . The Quaterly Journal of Economics
49
Niño, J., & Romero, J. P., 2007. How the change of CEO affects
Chilean


companies' stock returns. Latin American Business review.
50

Oakley, 2000. Gender-based barriers to senior management positions:

Understanding the scarcity of female CEOs. Journal of business ethics
51

Powell, M., & Ansic, D., 1997. Gender differences in risk behaviour


in financial decision making: An experimental analysis. Journal of Economic
Psychology, 18, 605–628
52

Ragins & Sundstorm, 1980. Gender and power in organizations: A

longitudinal perspective
53

Reinganum, M.R., 1981. Misspecification of capital asset pricing:

empirical anomalies based on earnings’ yields and market values. Journal of
Financial Economics 9, 19–46
54

Robin L. Bartlett and Timothy I. Miller, 1985. Executive

Compensation: Female Executives and Networking. The American Economic
Review Vol. 75, No. 2
55

Rolf W. Banz, 1981. The relationship between return and market

value of common stocks. Journal of Financial Economics
56

Rosenberg, B., Reid, K., Lanstein, R., 1985. Persuasive evidence of

market inefficiency. Journal of Portfolio Management 11, 9–17.

57

Ryan, M. K., & Haslam, S. A., 2007. The glass cliff: Exploring the

dynamics surrounding the appointment of women to precarious leadership
positions. Academy of management review, pp. 549-572.
58

Ryan, M. K., & Haslam, S. A., 2009. Glass cliffs are not easily scaled:

on the precariousness of female CEOs' positions. British Journal of
Management, pp. 13-16.


59

Ryan, M. K., Haslam, S. A., Hersby, M. D., & Bongiorno, R., 2011.

Think crisis-think female: The glass cliff and contextual variation in the think
manager-think male stereotype. Journal of Applied Psychology, pp. 470-484.
60

Sanjai Bhagat & Brian Bolton, 2009. Sarbanes-Oxley, Governance

and Performance. University of Colorado at Boulder - Department of Finance
61

Smeets, V., 2012. Economics of HR. Retrieved may 21, 2013, from

Valerie Smeets: />62


Smith, N., Smith, V., & Verner, M., 2006. Do female in top

management affect firm performance? A panel study of 2500 Danish Firms’.
International Journal of Productivity and Performance Management, 55(7),
569–593
63

Smith, N., Verner, M., & Smith, V., 2011. Why are so few female

promoted into CEO and Vicepresident positions? Danish empirical evidence
1997-2007. Institute for the study of labor
64

Strelcova, J., 2005. Does Gender Matter? The Leonard N. Stern

School of Business, Glucksman Institute for Research in Securities Markets.
65

Susan M. Adams, Atul Gupta, Dominique M. Haughton, John D.

Leeth, 2007. "Gender differences in CEO compensation: evidence from the
USA", Women in Management Review, Vol. 22 Iss: 3, pp.208 - 224
66

Walayet A. Khan và Joăo Paulo Vieito, 2013. Ceo gender and firm

performance. Journal of Economics and Business
67


Welbourne, T. Wall Street like female: An examination of female in

the top management teams of initial public offerings. Center for Advanced
Human Studies Working Paper 1999-0, Cornell University
68

Wolfers, J., 2006. Diagnosing discrimination: Stock returns and CEO

gender. Journal of the European Economic Association, pp. 531-541


Các Website tham khảo:
1 CafeF: />2 CareerBuilder. />3 CareerLink. />4 Cổ phiếu 68: ;
5 IFRC (Intelligent Financial Research & Consulting): ;
6 JobStreet. />7 Tổ chức Lao động Quốc Tế : ;
8 Tổng cục thống kê: />9 Uỷ Ban Chứng khoán Nhà Nước:
10

VietnamWorks. ;

11

VietStock : ;


1

NỘI DUNG
1. Giới thiệu
1.1 Lý do nghiên cứu

Để điều hành một công ty hoạt động thật sự hiệu quả thì các quyết sách đưa ra
phải hợp lý và kịp thời, tuy nhiên các quyết định này lại chịu tác động của rất nhiều các
yếu tố khách quan từ bên ngoài và chủ quan từ người điều hành trực tiếp của công ty.
Trên thực tế, các yếu tố tác động khách quan từ bên ngoài là không thể kiểm soát,
nhưng dựa vào quan điểm, tư duy, các yếu tố tính cách cá nhân của người điều hành sẽ
có thể đưa đến những kịch bản khác nhau khi giải quyết vấn đề của công ty trước
những yếu tố khách quan đó. Từ đó, những nhân tố tạo nên các quan điểm của người
lãnh đạo trực tiếp là rất quan trọng, trong đó giới tính là yếu tố quyết định rất nhiều
trong cách tư duy và đưa ra giải pháp khi phải xử lý vấn đề của một giám đốc điều
hành. Xét về giới tính thì khi xem xét trong cùng một giai đoạn, cùng một bối cảnh, đối
với hai nhà lãnh đạo nam và nữ có cùng trình độ, cùng thâm niên công tác, cùng lĩnh
vực hoạt động nhưng vẫn có thể đưa ra các quan điểm và các quyết định khác nhau
hoàn toàn.
Trong khi thế giới đang chứng kiến phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn vào thị
trường lao động, Việt Nam đã từ lâu sở hữu tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ
giới ở mức cao. Khoảng 73% phụ nữ Việt Nam có mặt trong lực lượng lao động (một
trong những tỷ lệ cao nhất toàn cầu), so với 82% nam giới. Một vài ví dụ điển hình như
bà Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch kiêm CEO công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận
(PNJ), bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO hãng hàng không Vietjet, bà Thái Hương –
Chủ tịch TH Group, bà Mai Kiều Liên – CEO của Vinamilk hay bà Nguyễn Thị Mai
Thanh – CEO của REE,… Tuy nhiên, dù được thừa nhận rất nhiều, nhưng việc tham
gia hoạt động kinh tế của phụ nữ vẫn là một thách thức trên thực tế. Mặc dù chiếm gần
một nửa lực lượng lao động, nhưng lao động nữ tại Việt Nam ít nắm giữ các vị trí quản


2

lý cấp cao. Điều này cho thấy, các rào cản vô hình từ xã hội đã có sức ngăn trở rất
nhiều những phụ nữ có năng lực được gia nhập thị trường lao động cao cấp.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu xem xét sự tác động từ giới tính của các nhà

điều hành, lãnh đạo đến tỷ suất sinh lợi vượt trội của cổ phiếu công ty, nhưng chưa có
nghiên cứu phù hơp cho thị trường Việt Nam. Do đặc thù thị trường chứng khoán của
Việt Nam còn non trẻ, các dữ liệu còn nhiều hạn chế, nên đa số các nghiên cứu chọn
hướng xem xét tác động của sự đa dạng giới tính trong Hội đồng quản trị hoặc Ban
điều hành đến kết quả hoạt động của công ty. Tuy nhiên, để đánh giá được tác động của
giới tính nói chung và nữ giới nói riêng đến tỷ suất sinh lợi vượt trội của cổ phiếu một
công ty thì cần phải xem xét đến giới tính của nhân vật có thể tạo ra được sự ảnh
hưởng rõ ràng nhất đến tỷ suất sinh lợi vượt trội của một công ty, đó chính là Tổng
Giám đốc điều hành (CEO). Đây chính là động cơ thúc đầy đề tài nghiên cứu “Tác
động của CEO nữ và tỷ suất sinh lợi vượt trội của cổ phiếu công ty - Bằng chứng
từ Việt Nam”
Bài nghiên cứu góp phần bổ sung một phương pháp tiếp cận mới trong các
nghiên cứu về mối quan hệ giữa giới tính nữ của CEO và tỷ suất sinh lợi vượt trội của
cổ phiếu công ty tại Việt Nam. Việc làm sáng tỏ các vấn đề và phân tích các kết quả
nghiên cứu đã cung cấp một bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ và bổ sung cho nhận thức
của thị trường đối với lao động nữ tại vị trí ra quyết định trong lĩnh vực kinh tế ở điều
kiện thị trường Việt Nam.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung phân tích mục tiêu chính, đó là mối quan hệ giữa tác động
của nữ CEO đến tỷ suất sinh lợi vượt trội của cổ phiếu công ty tại Việt Nam để trả lời
câu hỏi:
 Có hay không sự tác động của CEO nữ đến tỷ suất sinh lợi vượt trội của
cổ phiếu công ty?


3



Và nếu có tác động, thì xu hướng tác động của CEO nữ đến tỷ suất sinh


lợi vượt trội của cổ phiếu công ty là như thế nào?


Có sự khác biệt nào trong tác động của CEO nữ đến tỷ suất sinh lợi

vượt trội của cổ phiếu ở hai lĩnh vực thương mại và phi thương mại hay
không?


Và nếu có, thì xu hướng tác động là như thế nào?

1.3 Kết cấu bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu được trình bày theo trình tự như sau:


Phần 1: Giới thiệu sơ lược về bài nghiên cứu.



Phần 2: Trình bày tổng quan kết quả các nghiên cứu trước đây về mối

quan hệ giữa giới tính nữ CEO đến tỷ suất sinh lợi vượt trội của cổ phiếu các
công ty tại Việt Nam.


Phần 3: Trình bày về phương pháp, mô hìnhvà dữ liệu nghiên cứu.




Phần 4: Trình bày kết quả thực nghiệm, phân tích và giải thích ý nghĩa

của các kết quả.


Phần 5: Thảo luận kết quả, nêu các hạn chế của bài nghiên cứu và đưa

ra một số kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu.
2. Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước
đây 2.1 Phụ nữ và cơ hội việc làm
Trong báo cáo “Phụ nữ trong kinh doanh và quản lý: Trên đà phát triển” của Tổ
chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy tỷ lệ nữ giới trong tất cả các vị trí quản lý tính
theo quốc gia thấp nhất ở mức 2,1% tại Yemen và cao nhất ở mức 59,3% tại Jamaica
(trong tổng số 108 nước). Việt Nam đứng thứ 76 với 23% phụ nữ đảm nhiệm vai trò
quản lý tại các doanh nghiệp. Theo dữ liệu của Dự án CEO nữ toàn cầu thuộc một tổ
chức có trụ sở tại Pháp (Intelligence Financial Research and Consulting) cho thấy tại


Việt Nam chỉ có 7% các CEO của tổng số hơn 600 công ty được khảo sát là phụ nữ và
14% thành viên hội đồng quản trị là nữ giới.


4

Nghiên cứu của ILO cho thấy việc phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào thị
trường lao động chính là động lực lớn nhất đối với sự phát triển và gia tăng năng lực
cạnh tranh của toàn cầu. Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ
tích cực giữa việc phụ nữ tham gia vào nhóm ra quyết định cao nhất với hiệu quả kinh
doanh. Kết quả khảo sát và nghiên cứu của ILO cho biết thêm, ngày nay, phụ nữ sở
hữu và quản lý hơn 30% tổng số các doanh nghiệp toàn cầu (ở Việt Nam, Điều tra Lao

động và Việc làm 2013 cho thấy 29,5% chủ lao động là nữ giới), nhưng phần lớn là các
doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Báo cáo cho thấy việc có thêm nhiều phụ nữ tạo lập và
phát triển doanh nghiệp không chỉ quan trọng đối với bình đẳng giới mà còn có ý nghĩa
tích cực đối với sự phát triển của quốc gia.
Bên cạnh đó, còn có những bằng chứng cho thấy lợi ích của doanh nghiệp trong
việc sử dụng các nhân tài là nữ giới – bao gồm việc thích ứng với một thị trường tiêu
dùng ngày càng ảnh hưởng nhiều bởi phụ nữ. Do phụ nữ thường xuyên kiểm soát ngân
sách hộ gia đình, đưa ra các quyết định tài chính và sức mua của họ đang tăng lên, họ
là những khách hàng và người tiêu dùng quan trọng đối với các sản phẩm và dịch vụ.
Vì vậy, việc đưa ra các quyết định tại các doanh nghiệp cần có sự tham gia của cả nữ
và nam giới. Việc hỗ trợ phụ nữ thăng tiến trong sự nghiệp không chỉ là câu chuyện
bình đẳng giới mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, thúc đẩy sự đa
dạng trong quản lý bằng việc có thêm nữ giới đảm nhận các vị trí cao nhất là chìa khóa
để tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và nhờ vậy, nắm bắt được các lợi ích
về kinh tế và xã hội khi đất nước đang hội nhập sâu rộng hơn.
Tại Việt Nam, các khung pháp lý đã được xây dựng để bảo về quyền lợi của lực
lượng lao động nữ. Luật lao động Việt Nam 2012 bảo vệ “quyền làm việc bình đẳng
của lao động nữ” và yêu cầu người sử dụng lao động “đảm bảo thực hiện bình đẳng
giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác”.


×