Tải bản đầy đủ (.docx) (171 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.98 KB, 171 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**************

HOÀNG THỊ THÙY TRANG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG
PHẦN MỀM KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**************

HOÀNG THỊ THÙY TRANG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG
PHẦN MỀM KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN BÍCH LIÊN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là do bản thân tôi nghiên cứu và thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. NGUYỄN BÍCH LIÊN
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của toàn bộ luận văn
này.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016
Người thực hiện luận văn

Hoàng Thị Thùy Trang


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
TÓM TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................. 1

2.


Mucc̣ tiêu nghiên cứu........................................................................................ 2

3.

Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................... 3

4.

Đối tươngc̣ vàphaṃ vi nghiên cứu.................................................................... 3

5.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 3

6.

Đóng góp của đề tài......................................................................................... 5

7.

Kết cấu của luâṇ văn....................................................................................... 5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU........................................................... 6
1.1.

Các nghiên cứu trên Thế giới....................................................................... 6

1.2.

Các nghiên cứu tại Việt Nam..................................................................... 10


1.3.

Xác định khoảng trống cần nghiên cứu và hướng nghiên cứu của tác giả .. 11

1.3.1.

Xác định khoảng trống cần nghiên cứu.................................................. 11

1.3.2.

Hướng nghiên cứu của tác giả................................................................ 12

Tóm tắt Chương 1................................................................................................... 13

́

CHƯƠNG 2. CƠ SỞLÝTHUYÊT VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU14
2.1.
Giới thiệu tổng quan phần mềm kế toán.................................................... 14
2.1.1.

Khái niêṃ và vai trò của phần mềm kế toán........................................... 14

2.1.2.

Phân loại phần mềm và các tính năng..................................................... 15

2.1.3.


Tính ưu việt của phần mềm kế toán so với kế toán thủ công..................16

2.2.

Khái niệm và đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa...................................... 18


2.2.1.

Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa....................................................... 18

2.2.2.

Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam..................................... 19

2.3.

Lý thuyết về ý định hành vi và chấp nhận công nghệ của người tiêu dùng 19

2.3.1.

Khái niệm về ý định hành vi................................................................... 19

2.3.2.

Mô hình tham khảo................................................................................. 20

2.4.

Xây dựng các khái niệm, mô hình và giả thuyết nghiên cứu......................25


2.4.1.

Các khái niệm nghiên cứu....................................................................... 25

2.4.2.

Mô hình nghiên cứu................................................................................ 38

2.4.3.

Các giả thuyết nghiên cứu....................................................................... 38

Tóm tắt chương 2:................................................................................................... 39
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................... 40
3.1.

Quy trình nghiên cứu................................................................................. 40

3.2.

Thiết kế nghiên cứu................................................................................... 40

3.3.

Nghiên cứu định tính................................................................................. 41

3.3.1.

Thảo luận nhóm...................................................................................... 41


3.3.2.

Kết quả nghiên cứu định tính.................................................................. 41

3.3.3.

Điều chỉnh thang đo................................................................................ 42

3.3.4.

Điều chỉnh mô hình nghiên cứu.............................................................. 45

Sau khi thảo luận nhóm, mô hình vẫn giữ nguyên số biến và tên biến có thay đổi
như sau:................................................................................................................ 45
3.3.5.
3.4.

Các giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh..................................................... 45
Nghiên cứu định lượng.............................................................................. 46

3.4.1.

Mục tiêu.................................................................................................. 46

3.4.2.

Phương pháp........................................................................................... 46

3.5.


Phương pháp chọn mẫu và thiết kế mẫu.................................................... 49

3.5.1 Phương pháp chọn mẫu............................................................................... 49
3.5.2 Thiết kế mẫu............................................................................................... 49
Tóm tắt chương 3.................................................................................................... 51
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN................................... 52
4.1.

Mô tả mẫu nghiên cứu............................................................................... 52


4.1.1.

Giới tính.................................................................................................. 52

4.1.2.

Độ tuổi.................................................................................................... 52

4.1.3.

Trình độ.................................................................................................. 52

4.1.4.

Chức vụ................................................................................................... 52

4.1.5.


Quy mô vốn............................................................................................ 52

4.1.6.

Về sử dụng PMKT.................................................................................. 52

4.1.7.

Thống kê mô tả thang đo........................................................................ 52

4.2.
Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng PMKT tại các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại TP HCM............................................................................... 53
4.2.1.

Đánh giá sự tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s alpha......53

4.2.2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng PMKT tại các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại TP HCM thông qua phân tích nhân tố EFA.......................55
4.2.3.

Điều chỉnh lại mô hình nghiên cứu......................................................... 59

4.2.4.

Giả thuyết nghiên cứu............................................................................. 59

4.2.5.

Phân tích hồi quy đa biến........................................................................ 59


4.2.6. Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng
PMKT tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP HCM.......................................... 63
4.2.7.
4.3.

Kiểm định sự khác biệt trong Ý định sử dụng PMKT giữa các nhóm.....66
Bàn luận..................................................................................................... 70

Tóm tắt chương 4:................................................................................................... 74
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 75
5.1.

Kết luận...................................................................................................... 75

5.2.

Kiến nghị................................................................................................... 76

5.3.

Haṇ chếcủa đềtài vàhướng nghiên cứu tiếp theo........................................ 80

5.3.1.

Hạn chế của đề tài:.................................................................................. 80

5.3.2.

Hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................................... 81


Tóm tắt chương 5:................................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ANOVA

Analysis of variance

CNTT

Công nghệ thông tin

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

EFA

Exploratory Factor Analysis

ERP

Enterprise Resource Planning

IDT


Innovation Diffusion Theory

KMO

Kaiser-Meyer-Olkin

MBA

Master of Business Administration

AM

Motivational Model

PMKT

Phần mềm kế toán

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences

TAM

Technology Acceptance Model

TPB

Theory of Planned Behavior


TRA

Theory of Reasoned Action

UTAUT

The unified theory of acceptance and use of technology

VIF

Variance inflation factor


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1. Biến quan sát của “Hiệu quả mong đợi”................................................ 28
Bảng 2. 2. Biến quan sát của “Tính dễ sử dụng”..................................................... 29
Bảng 2. 3. Biến quan sát của “Ảnh hưởng của xã hội”............................................ 31
Bảng 2. 4. Biến quan sát của “Điều kiện hỗ trợ”..................................................... 33
Bảng 2. 5. Biến quan sát của “Giá cả”..................................................................... 34
Bảng 2. 6. Biến quan sát của “Thói quen sử dụng PMKT”..................................... 35
Bảng 2. 7. Biến quan sát của “Động lực hưởng thụ”............................................... 36
Bảng 2. 8. Biến quan sát của “Ý định sử dụng”...................................................... 37
Bảng 3. 1.Thang đo các biến độc lập sau khi điều chỉnh......................................... 42
Bảng 3. 2. Thang đo các biến phụ thuộc sau khi điều chỉnh.................................... 44
Bảng 4. 1. Kiểm định KMO và Barlett’s của các biến độc lập lần 1........................ 55
Bảng 4. 2. Tổng phương sai trich́ của biến độc lập.................................................. 56
Bảng 4. 3. Kết quả phân tích nhân tố các thang đo yếu tố sau khi xoay lần 1.........57
Bảng 4. 4. Kiểm định KMO và Barlett’s của biến phụ thuộc.................................. 58
Bảng 4. 5. Tổng phương sai trich́ của biến phu tc̣ huôcc̣............................................. 58
Bảng 4. 6. Ma trận hệ số tương quan Pearson......................................................... 59

Bảng 4. 7. Hệ số xác định hiệu chỉnh R-Bình phương............................................ 61
Bảng 4. 8. Phân tích phương sai (ANOVA)............................................................. 62
Bảng 4. 9. Kết quả mô hình hồi quy đa biến........................................................... 62
Bảng 4. 10. Kết quả Independent Sample T - Test về giới tính của khách hàng......66
Bảng 4. 11. Kết quả thống kê Levene về độ tuổi của khách hàng...........................67
Bảng 4. 12.Kết quả ANOVA về độ tuổi của khách hàng......................................... 67
Bảng 4. 13. Kết quả kiểm định Lavenve Test về trình độ của khách hàng..............67
Bảng 4. 14. Kết quả thống kê Levene về chức vụ của khách hàng..........................68
Bảng 4. 15. Kết quả ANOVA về chức vụ................................................................ 68
Bảng 4. 16. Kết quả thống kê Levene về quy mô vốn............................................. 69
Bảng 4. 17. Kết quả ANOVA về quy mô vốn của khách hàng................................. 69
Bảng 4. 18. Kết quả Kiểm định Lavenve Test......................................................... 69
Bảng 4. 19. Kết quả ANOVA về sử dụng phần mềm kế toán.................................. 70
Bảng 4. 20. Mức độ tác động của các yếu tố........................................................... 70


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA) ...............................................................
Hình 2.2. Mô hình thuyết hành vi dự định (TPB) .....................................................
Hình 2.3. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)......................................................
Hình 2. 4.

Mô hình chấp nhận

Hình 2. 5.

Mô hình thuyết hợp

2003 ...........................................................................................................................


Hình 2. 6.

Mô hình thuyết hợp

UTAUT2 2012 ..........................................................................................................
Hình 2.
cứu trước

7. Mô hình nghiên cứ

................................

Hình 3.

1. Quy trình nghiên cứ

Hình 3.

2. Mô hình nghiên cứ


TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các nhân tốảnh hưởng đến ý
định sử dụng phần mềm kếtoán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa taịTP.HồChí Minh
thông qua sử dụng mô hình mở rộng của lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng
công nghệ (UTAUT2) của Venkatesh (2012). Thông qua thảo luận nhóm 5 chuyên
gia, yếu tố “thói quen sử dụng phần mềm kế toán” trong mô hình được thay thế bằng
“thói quen sử dụng công nghệ”. Bảng câu hỏi khảo sát phát triển từ bảng khảo sát
của các nghiên cứu trước có liên quan. Dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát trực
tiếp và khảo sát online thông qua công cụ Google Docs, gửi mail tới các đối tượng

khảo sát là nhân viên kế toán, nhà quản lý tại các công ty nhỏ và vừa. Kết quả cho
thấy rằng bảy yếu tố của mô hình nghiên cứu đều tác động đến Ý định sử dụng phần
mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tp Hồ Chí Minh. Cụ thể, ảnh
hưởng của nhân tố “hiệu quả mong đợi” có tác động mạnh nhất, tiếp đó tác động của
các nhân tố giảm dần theo thứ tự “ảnh hưởng xã hội”, “tính dễ sử dụng”, “điều kiện
hỗ trợ”, “giá cả”, “thói quen sử dụng công nghệ” và nhân tố “động lực hưởng thụ” có
ảnh hưởng thấp nhất. Mô hình nghiên cứu giải thích được khoảng 73,8% những biến
động của ý định sử dụng phần mềm kếtoán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa taị
TP.HồChíMinh.
Từ khóa: ý định sử dụng, phần mềm kế toán, doanh nghiệp nhỏ và vừa,
UTAUT2,…



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, quá trình toàn cầu hóa và tốc độ phát triển vũ bão của

công nghệ thông tin (CNTT) đã làm thay đổi căn bản những mối quan hệ công việc
truyền thống. Cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành CNTT, hầu hết mọi lĩnh
vực ứng dụng đều được sự trợ giúp của máy tính. CNTT đã thực sự trở thành một
trong những ngành được ứng dụng rộng rãi nhất trong cuộc sống và ngày càng trở
nên phổ biến hơn, góp phần giúp cho con người có thể quản lý công việc nhanh
chóng, hiệu quả và cung cấp thông tin kịp thời, đáng tin cậy.
Kế toán là một bộ phận quan trọng của hệ thống công cụ quản lý tài chính, có
vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt sộng sản xuất, kinh

doanh của doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Điều đó đòi hỏi các doanh
nghiệp phải ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tổ chức thực hiện công tác kế toán
nhằm tạo ra các hệ thống thông tin kế toán hợp lý, được kiểm soát chặt chẽ, cung cấp
thông tin kịp thời, trung thực, đáng tin cậy với những kỹ thuật xử lý thông tin kế toán
mới phù hợp các chuẩn mực và chế độ hiện hành, góp phần vào việc gia tăng khả năng
cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mình. Nhiều nhà cung cấp phần
mềm đã cho ra đời các sản phẩm công nghệ thông tin sử dụng trong hạch toán kế toán
của doanh nghiệp đó là phần mềm kế toán, đã mang lại lợi ích rất lớn cho doanh
nghiệp, việc hạch toán trở nên nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều so với hạch toán
kế toán thủ công. Đây là xu hướng phát triển phù hợp với tiến trình đổi mới của đất
nước, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay.
Việt Nam có tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm tỷ lệ lớn 97,5%
trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động (www.gso.gov.vn) và Thành Phố Hồ Chí
Minh là nơi tập trung phần lớn các DNNVV chiếm tỷ lệ 39,08% tổng số doanh nghiệp
trên cả nước (Số liệu năm 2012). DNNVV có một vai trò quan trọng trong sự nghiệp
công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VIII đã nhấn mạnh vai trò cũng như định hướng phát triển cho DNNVV, cụ thể: “…
phát triển các loại hình doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ là chính, với công


2

nghệ thích hợp, vốn đầu tư ít, tạo nhiều việc làm, thời gian thu hồi vốn nhanh. Chú
trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị nhằm khai thác có hiệu quả năng lực
thiết bị hiện có…” (Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, 1996, tr23). Như
vậy, trong văn kiện từ năm 1996 đã nêu rõ vai trò của phát triển loại hình DNNVV,
cũng như nhấn mạnh việc chú trọng đầu tư công nghệ, trang thiết bị trong hoạt
động. Phần mềm kế toán cũng là một trong những phần mềm công nghệ quan trọng
đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo báo cáo thương mại điện tử năm 2015, tỷ
lệ ứng dụng phần mềm kế toán tài chính là 89% và vẫn còn các doanh nghiệp chưa

sử dụng phần mềm kế toán.
Để hiểu rõ nguyên nhân vì sao vẫn còn DNNVV chưa sử dụng phần mềm kế
toán thì trước hết chúng ta cần phải xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác
động của từng nhân tố đến ý định sử dụng phần mềm kế toán. Dựa vào những nhân
tố này giúp các DNNVV hiểu và cân nhắc đến việc sử dụng PMKT phù hợp với đặc
điểm công ty, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời giúp cho nhàcung cấp phần
mềm hiểu đươcc̣ những vấn đềquan tâm của khách hàng khi có ý định sử dụng phần
mềm từđónâng cao chất lươngc̣ và tính năng của phần mềm kế toán. Với mong muốn
đó tác giả chọn nghiên cứu đề tài “ Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng
phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành Phố Hồ Chí
Minh”
Mucc̣ tiêu nghiên cứu

2.

Mucc̣ tiêu chung
Giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM hiểu các nhân tố ảnh
hưởng đến việc có ý định sử dụng phần mềm, từ đó cân nhắc đến việc sử dụng PMKT
phù hợp với đặc điểm công ty, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời giúp cho nhà
cung cấp phần mềm hiểu đươcc̣ những vấn đềquan tâm của khách hàng khi có ý định sử
dụng phần mềm từ đónâng cao chất lươngc̣ và tính năng của phần mềm kế toán.

Mucc̣ tiêu cu c̣thê
-

Xác đinḥ các nhân tốnào sẽ ảnh hưởng đến ý định sử dụng phần mềm kếtoán

của các doanh nghiệp nhỏ và vừa taịTP.HồChíMinh.



3

-

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tốđến ý định sử dụng phần mềm

kếtoán của các doanh nghiêpc̣ nhỏ và vừa taịTP. HồChíMinh.
-

Kiểm định sự khác biệt trong ý định sử dụng PMKT giữa các nhóm khách

hàng khác nhau về giới tính, độ tuổi, trình độ, chức vụ, quy mô vốn, đã từng hay
chưa từng sử dụng PMKT.
Câu hỏi nghiên cứu

3.
-

Những nhân tốnào ảnh hưởng đến ý định sử dụng phần mềm kếtoán của các

doanh nghiệp nhỏ và vừa?
-

Mức đô c̣ảnh hưởng của các nhân tốđó đến ý định sử dụng phần mềm kếtoán

như thếnào?
-

Có sự khác biệt trong ý định sử dụng PMKT giữa các nhóm khách hàng khác


nhau về giới tính, độ tuổi, trình độ, chức vụ, quy mô vốn, đã từng hay chưa từng sử
dụng PMKT không?
Đối tươngc̣ vàphaṃ vi nghiên cứu

4.

Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phần
mềm kế toán của các DNNVV, nên đối tượng khảo sát chính là các kế toán viên,
nhà quản lý trong các DNNVV.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành Phố Hồ Chí
Minh được thực hiện từ tháng 06 đến tháng 10 năm 2016.
5.

Phương pháp nghiên cứu

5.1.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được thực hiện kết hợp giữa nghiên cứu định tính
và nghiên cứu định lượng.
a) Phương pháp định tính:
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận nhóm giữa nhà nghiên
cứu và các chuyên gia (là các kế toán viên, nhà quản trị ở các doanh nghiệp đã, đang
hoặc sẽ có ý định sử dungc̣ phần mềm kếtoán và nhà cung cấp phần mềm kế toán) dưạ
trên bảng câu hỏi sơ bô c̣ban đầu. Nghiên cứu định tính nhằm điều chỉnh nội


4


dung khái niệm và chỉnh sửa, bổ sung thêm các phát biểu (biến quan sát) cho thang
đo các thành phần ảnh hưởng đến ý định sử dụng phần mềm kế toán. Nghiên cứu
được thực hiện với nhóm chuyên gia gồm 05 người, là những người am hiểu lĩnh
vực kế toán và phần mềm kế toán. Từ những đóng góp của các chuyên gia, tác giả
điều chỉnh lại mô hình, xây dựng lại bộ thang đo nếu có. Các khái niệm và thang đo
này sẽ làm cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi để tiến hành khảo sát trong nghiên cứu
định lượng.
b) Nghiên cứu định lượng
Phương pháp định lượng được tiến hành theo hai bước: Bảng câu hỏi khảo sát
chính thức được tiến hành khảo sát mẫu lưạ choṇ theo phương pháp thuâṇ tiêṇ, gửi đi
với số lượng mẫu lớn để kiểm tra, kiểm định thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến
ý định sử dụng phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành Phố

Hồ Chí Minh. Dữ liệu sau khi được làm sạch sẽ được tiến hành phân tích bằng phần
mềm SPSS 20 nhằm đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha,
phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan
trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt, đồng thời loại bỏ các biến có
hệ số EFA nhỏ. Phân tich́ hồi quy đa biến đểđánh giáảnh hưởng của các nhân tốđến
ý định sử dụng phần mềm kếtoán của các doanh nghiêpc̣ nhỏ và vừa cũng như mức

đô ảc̣ nh hưởng của các nhân tốđến ý định sử dụng phần mềm của các doanh nghiêpc̣.
5.2.
-

Phương pháp thu thập thông tin
Dữ liệu thứ cấp:
+ Tìm kiếm tư liệu nghiên cứu thông qua nguồn sách, tài liệu tham khảo.
+ Áp dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn để thu thập thông tin thứ cấp.


-

Dữ liệu sơ cấp
+ Nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn chuyên sâu 5 chuyên gia là các kế

toán viên, nhà quản trị ở các doanh nghiệp và nhà cung cấp phần mềm kế toán. Kết
quả nghiên cứu định tính được dùng để đánh giá sơ bộ thang đo sử dụng trong
nghiên cứu định lượng tiếp theo.
+ Nghiên cứu định lượng thông qua việc khảo sát.


5

5.3. Phương pháp xử lý thông tin
Dùng phần mềm SPSS 20 (Statistical Package for the Social Sciences) để thu
thập và xử lý thông tin.
6.

Đóng góp của đề tài
Đề tài xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố

đến ý định sử dụng phần mềm kế toán – đây cũng là vấn đề mà người nghiên cứu kế
toán, người làm kế toán và các công ty sản xuất phần mềm kế toán quan tâm.
7.

Kết cấu của luâṇ văn

Luâṇ văn đươcc̣ thưcc̣ hiêṇ gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và xây dựng mô hình nghiên cứu.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Ngoài ra, trong đề tài còn có các phụ lục nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội dung
của luận văn.


6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày các nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được thực
hiện trên Thế giới và Việt Nam từ đó đưa ra những nhận xét và hướng nghiên cứu
tiếp theo của đề tài.
1.1.

Các nghiên cứu trên Thế giới

Công nghệ thông tin (CNTT) đã trở thành nhân tố quan trọng, là cầu nối trao
đổi giữa các thành phần của xã hội toàn cầu, của mọi vấn đề, và đóng vai trò quan
trọng trong sự phát triển của xã hội trong thời đại ngày nay. Việc nhanh chóng đưa
ứng dụng CNTT vào quá trình tự động hóa trong sản xuất kinh doanh là vấn đề đã,
đang, và sẽ luôn được quan tâm bởi lẽ CNTT có vai trò rất lớn trong các hoạt động
kinh tế, sản xuất kinh doanh, bán hàng, xúc tiến thương mại, quản trị doanh nghiệp.
Sự hiện diện của công nghệ máy tính và thông tin trong các tổ chức hiện nay đã mở
rộng đáng kể. Tuy nhiên, các công nghệ phải được chấp nhận và sử dụng bởi các
nhân viên trong trong tổ chức. Giải thích về vấn đề chấp nhận và sử dụng công nghệ
được xem như một trong những lĩnh vực nghiên cứu hoàn thiện nhất về hệ thống
thông tin (Hu và cộng sự, 1999). Nghiên cứu trong lĩnh vực này dẫn đến hình thành
một số mô hình lý thuyết có thể giải thích trên 40% về ý định của các cá nhân để sử
dụng công nghệ (ví dụ: Davis. F.D, 1989; Taylor và Todd, 1995b; Venkatesh và

Davis, 2000). Từ lâu đã có nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu làm thế nào và tại
sao các cá nhân chấp nhận và áp dụng công nghệ mới. Một xu hướng nghiên cứu
tập trung vào việc chấp nhận công nghệ của cá nhân bằng cách xem ý định hoặc sử
dụng như là một biến phụ thuộc (Compeau và Higgins, 1995; Davis. F.D, 1989).
Theo Ajzen (1991, tr.181) ý định được xem là “bao gồm các yếu tố động cơ có ảnh
hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân, các yếu tố này cho thấy được mức độ sẵn sàng
hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi”.
Có nhiều mô hình chấp nhận phần mềm CNTT khác nhau đã được phát triển:
Thuyết hành động hợp lý (TRA) được đề xuất bởi Fishbein và Ajzen (1975) là mô hình
nghiên cứu theo quan điểm tâm lý xã hội nhằm xác định các yếu tố của xu hướng hành
vi có ý thức; Lý thuyết hành vi dự định (TPB) phát triển bởi Ajzen (1991) được


7

xây dựng từ các lý thuyết gốc TRA, bổ sung thêm yếu tố nhận thức kiểm soát hành
vi; Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) của Davis (1998) dựa trên nền tảng của lý
thuyết TRA cho việc thiết lập các mối quan hệ giữa các biến để giải thích hành vi
của con người về việc chấp nhận sử dụng hệ thống thông tin; Lý thuyết chấp nhận
sự đổi mới (IDT) giải thích quá trình đổi mới trong công nghệ được chấp nhận bởi
người dùng… Các nhà nghiên cứu đang phải đối mặt với một sự lựa chọn trong vô
số các mô hình đã có, dẫn đến nhu cầu về một mô hình có thể đánh giá và tổng hợp
để tiến tới một quan điểm thống nhất về sự chấp nhận công nghệ của người dùng.
Mô hình Thuyết hợp nhất về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)
bởi Venkatesh và cộng sự (2003) là một kết hợp có chọn lọc từ tám mô hình chấp
nhận nổi bật: Thuyết hành động hợp lý (TRA); Thuyết hành vi dự định (TPB); Mô
hình chấp nhận công nghệ (TAM/TAM2); Mô hình động cơ thúc đẩy (MM); Mô
hình kết hợp TAM và TPB (C-TAM-TPB); Mô hình của việc sử dụng máy tính cá
nhân (Model of PC Utilization); Thuyết phổ biến sự đổi mới (IDT); Thuyết nhận
thức xã hội (SCT). Mô hình UTAUT tập trung vào làm thế nào để giải thích ý định

của người dùng sử dụng một hệ thống thông tin và ý định hành vi tiếp theo. Mô
hình UTAUT xác định bốn yếu tố quyết định trực tiếp về ý định sử dụng và hành vi
thực tế là hiệu suất mong đợi, tính dễ sử dụng, ảnh hưởng xã hội và điều kiện hỗ trợ.
Năm 2012, Venkatesh và cộng sự bổ sung vào mô hình UTAUT thêm 3 biến ảnh
hưởng đến ý định sử dụng: thói quen, giá trị giá cả, động lực hưởng thụ để xây dựng
nên mô hình UTAUT2.
Thời gian gần đây, ý định sử dụng phần mềm nói chung và phần mềm kế
toán nói riêng đã được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực thông qua mô hình TAM,
UTAUT và UTAUT2 tại nhiều nước trên thế giới:
Nghiên cứu “Library Periodical Indexing Software Evaluation using Unified
Theory of Acceptance and Use of Technology” của Santos-Feliscuzo và Himang (2011)
trình bày sự chấp nhận của phần mềm chỉ mục thư viện định kỳ theo lý thuyết thống
nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) bởi Venkatesh và bổ sung thêm biến
chất lượng kỹ thuật tác động đến ý định sử dụng. Có 171 người trả lời khảo


8

sát, 93% trong số đó là sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố hiệu quả
mong đợi, tính dễ sử dụng, điều kiện hỗ trợ, ảnh hưởng của xã hội và chất lượng kỹ
thuật đều ảnh hưởng đến sự chấp nhận và sử dụng phần mềm chỉ mục thư viện định
kỳ.
Nghiên cứu “An empirical study of Accounting software Acceptance among
Bengkulu City students” của Sriwidharmanely và Vina Syafrudin (2012) đã phân
tích sự chấp nhận phần mềm kế toán của sinh viên kế toán thông qua sử dụng mô
hình chấp nhận công nghệ (TAM). Bài nghiên cứu đo lường ảnh hưởng của các biến
tính dễ sử dụng, tính hữu ích cảm nhận, thái độ sử dụng đến biến ý định hành vi sử
dụng, từ đó tác động đến hành vi sử dụng thực tế. Mẫu khảo sát của nghiên cứu này
là 162 sinh viên kế toán tại Bengkulu, Indonesia. Kết quả cho thấy tính dễ sử dụng
ảnh hưởng đáng kể đến tính hữu ích cảm nhận, đồng thời tính hữu ích cảm nhận có

một tác động tích cực đáng kể đến ý định sử dụng và ý định sử dụng có ảnh hưởng
đáng kể đến việc sử dụng thực tế của phần mềm kế toán.
Mục tiêu bài nghiên cứu “Preservice Teachers’ Acceptance of Learning
Management Software: An Application of the UTAUT2 Model” của Arumugam Raman
và Yahya Don (2013) là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận và sử dụng
phần mềm quản lý học tập thông qua mô hình UTAUT2 của Venkatesh (2012). Mô
hình UTAUT2 (2012) ngoài bốn yếu tố của mô hình UTAUT (2003) là hiệu quả mong
đợi, tính dễ sử dụng, ảnh hưởng của xã hội, điều kiện hỗ trợ còn có bổ sung thêm ba
yếu tố là động lực hưởng thụ, giá cả và thói quen. Tuy nhiên, trong bối cảnh giáo dục,
sinh viên không chịu trách nhiệm về chi phí của việc sử dụng phần mềm quản lý học
tập, do đó, cảm nhận giá cả là không thích hợp, sẽ không được đo lường trong bài
nghiên cứu này. Bảng câu hỏi khảo sát phát triển từ bảng khảo sát của Venkatesh (2012)
được gửi trực tuyến trên Google tới các đối tượng khảo sát là 280 sinh viên một trường
đại học ở Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả mong muốn, tính dễ sử
dụng, ảnh hưởng của xã hội, động lực hưởng thụ, điều kiện hỗ trợ có tác động tích cực
đến ý định sử dụng; trong khi điều kiện hỗ trợ và ý định sử dụng có tác động đến hành
vi sử dụng phần mềm quản lý học tập. Ngược lại, thói


9

quen tác động không đáng kể. Lý do có thể vì bối cảnh nghiên cứu là trong giáo
dục, sử dụng phần mềm vì mục đích học tập chứ không được xem là thói quen của
sinh viên. Bài nghiên cứu này là cơ sở cho việc áp dụng mô hình UTAUT2 thành
công trong việc nghiên cứu về ý định và chấp nhận phần mềm.
Mục đích của nghiên cứu “Predicting Sme’s Intention to Adopt Accounting
Software for Financial Reporting in Medan City, Indonesia” của Rini Indahwati và
Nunuy Nur Afiah (2014) là điều tra việc áp dụng phần mềm kế toán để chuẩn bị báo
cáo tài chính của các DNNVV tại thành phố Medan, Indonesia, thông qua sử dụng
mô hình UTAUT của Venkatesh (2003). Theo tác giả, đây là một nghiên cứu rất cấp

thiết, vì các DNVVN tại Indonesia hầu hết đang xin viện trợ chứ không tiếp cận
được nguồn vốn từ bên ngoài, đặc biệt là từ quỹ tín dụng của ngân hàng vì lý do họ
không có đủ khả năng để lập các báo cáo tài chính. Sẽ có rất nhiều lợi ích đem lại
cho DNNVV nếu báo cáo tài chính được lập từ các phần mềm, thay vì lập từ hệ
thống thủ công phức tạp. Dễ dàng có được các thông tin kế toán bằng việc áp dụng
CNTT vì ngày nay, trên thị trường có rất nhiều loại phần mềm kế toán được cung
cấp để giúp quản lý ra quyết định nhanh hơn. Kết quả của nghiên cứu cho thấy biến
hiệu quả mong đợi, tính dễ sử dụng và ảnh hưởng của xã hội có ảnh hưởng đến ý
định sử dụng PMKT. Và biến ý định sử dụng PMKT và điều kiện hỗ trợ có ảnh
hưởng đến hành vi sử dụng phần mềm kế toán trong báo cáo tài chính của DNNVV.
Nghiên cứu “Determinants of acceptance of ERP software training in business
schools: Empirical investigation using UTAUT model” của Sumedha Chauhan,
Mahadeo Jaiswal (2015) được thực hiện để xác định những nhân tố quyết định sự chấp
nhận đào tạo phần mềm ERP. Nghiên cứu này mở rộng mô hình UTAUT bằng cách tích
hợp với các khái niệm của sự tiện lợi từ truy cập trực tuyến và sáng kiến cải tiến trong
công nghệ thông tin. Số liệu điều tra được thu thập từ 324 sinh viên kinh doanh đã trải
qua đào tạo phần mềm ERP trong hơn 2 năm tại Ấn Độ, để đảm bảo rằng những người
khảo sát đã nhận thức được đúng vấn đề nghiên cứu về đào tạo phần mềm ERP. Kết
quả cho thấy sự tiện lợi từ truy cập trực tuyến, sáng kiến cải tiến trong công nghệ thông
tin, hiệu suất mong đợi, và tính dễ sử dụng có tác động tích


10

cực đến ý định sử dụng của sinh viên, trong khi điều kiện hỗ trợ và ý định hành vi
sử dụng tác động tích cực hành vi sử dụng. Yếu tố ảnh hưởng của xã hội không tác
động đến hành vi ý định của sinh viên. Như vậy, kết quả của nghiên cứu này phần
nào khẳng định tính hợp lệ của các mô hình UTAUT trong bối cảnh đào tạo phần
mềm ERP.
1.2.


Các nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về phần mềm kế toán và ý định sử

dụng công nghệ trong nhiều lĩnh vực.
Mục đích trong nghiên cứu “Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức sử
dụng phần mềm kế toán doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Trần Phước (2007) là
nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán trong điều kiện tin học hóa công tác kế
toán nhằm đưa ra giải pháp tổ chức sử dụng phần mềm kế toán doanh nghiệp ở Việt
Nam. Những đóng góp của nghiên cứu gồm: hệ thống hóa lý luận về hệ thống thông
tin kế toán, cung cấp kết quả khảo sát và đánh giá thực trạng của phần mềm kế toán
đã thiết kế, sử dụng trên thị trường Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp tổ chức
trong thiết kế và sử dụng hiệu quả phần mềm kế toán. Đồng thời nêu ra những kiến
nghị Nhà nước, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo các chính sách, chương trình
nhằm hỗ trợ để triển khai phần mềm kế toán. Bài nghiên cứu đã cung cấp hệ thống
hóa lý luận đáng tin cậy và cách nhìn tổng quan về phần mềm kế toán
Trong nghiên cứu “Đề xuất mô hình chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử
ở Việt Nam” của các tác giả Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi (2011), từ các điều

kiện thực tế tại Việt Nam tại thời điểm nghiên cứu và dựa vào cơ sở lý thuyết của các

mô hình TRA, TPB, TAM, TAM 2, IDT, UTAUT các tác giả đã đề xuất mô hình EBAM (E-Bankig Adoption Model). Phân tích hồi quy đa biến cho thấy tám yếu tố là
hiệu quả mong đợi, khả năng tương thích, nhận thức dễ dàng sử dụng, nhận thức
kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan, rủi ro trong giao dịch, hình ảnh ngân hàng, yếu
tố pháp luật đều có ý nghĩa thống kê dối với sự chấp nhận E-Banking. Kết quả
nghiên cứu cho thấy các biến độc lập của mô hình đã giải thích được 57% sự biến
động của biến phụ thuộc.


11


Trong nghiên cứu “Định hướng lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” của Võ Văn Nhị, Nguyễn Bích Liên và
Phạm Trà Lam (2014), các tác giả đã xác định các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế
toán quan trọng mà doanh nghiệp nhỏ và vừa nên áp dụng thông qua việc đo lường
mức độ hài lòng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ứng dụng phần mềm kế toán.
Phạm vi được giới hạn trong các tiêu chí liên quan tiêu chí chất lượng phần mềm và
nhà cung cấp dịch vụ trong quá trình ứng dụng phần mềm. Nghiên cứu đã chỉ ra 2
nhân tố chính tác động đến mức độ thỏa mãn của DNNVV VN trong ứng dụng phần
mềm kế toán là khả năng hỗ trợ doanh nghiệp của nhà cung cấp phần mềm kế toán
và tính khả dụng của phần mềm kế toán. Nghiên cứu chỉ mới xem xét đến đến tiêu
chí lựa chọn PMKT nên có thể nghiên cứu chưa phát hiện đầy đủ các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định sử dụng phần mềm kế toán.
Nghiên cứu “Sự chấp nhận và sử dụng đào tạo trực tuyến trên điện toán đám
mây” của các tác giả Nguyễn Duy Thanh, Nguyễn Tiến Dũng, Cao Hào Thi (2014)
tham chiếu theo mô hình mở rộng của lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng
công nghệ (UTAUT2) để nghiên cứu sự chấp nhận và sử dụng đào tạo trực tuyến
trên điện toán đám mây ở Việt Nam. Trong đó các yếu tố hiệu quả mong đợi, nỗ lực
mong đợi, ảnh hưởng xã hội, điều kiện hỗ trợ, động lực thụ hưởng và thói quen có
ảnh hưởng đến ý định và hành vi sử dụng đào tạo trực tuyến trên điện toán đám
mây. Mô hình nghiên cứu giải thích được khoảng 75% những biến động của sự chấp
nhận và sử dụng đào tạo trực tuyến trên điện toán đám mây.
1.3.

Xác định khoảng trống cần nghiên cứu và hướng nghiên cứu của tác giả

1.3.1. Xác định khoảng trống cần nghiên cứu
+

Trên Thế giới đã có nhiều nghiên cứu liên quan các nhân tố ảnh hưởng đến ý


định sử dụng phần mềm nói chung và phần mềm kế toán nói riêng. Các tác giả nghiên
cứu theo nhiều mô hình nổi bật về chấp nhận của người tiêu dùng như thuyết hành
động hợp lý (TRA); thuyết hành vi dự định (TPB); mô hình chấp nhận công nghệ
(TAM/TAM2)… và thời gian gần đây, có nhiều bài nghiên cứu dựa vào mô hình thuyết
hợp nhất về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT/ UTAUT2). Kết quả


12

các nghiên cứu về ý định sử dụng phần mềm nói chung và phần mềm kế toán nói
riêng phần nào khẳng định tính hợp lệ của các mô hình UTAUT/UTAUT2 trong
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng PMKT. Tuy nhiên, sự khác
biêṭvềvăn hóa, pháp luật, giáo dục, kinh tế… cóthểdẫn đến sư c̣ khác biêṭtrong cách
đánh giá, nhìn nhận các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phần mềm kế toán
so với thi trượợ̀ng ViêṭNam.
+

Đối với các nghiên cứu liên quan đến ý định sử dụng công nghệ taịViêṭNam

hiêṇ nay đã đươcc̣ thưcc̣ hiêṇ khá nhiều. Tuy nhiên đa số các nghiên cứu này áp dụng cho
lĩnh vực thương mại, marketing, ... và đa số các mô hình được xây dựng dựa trên

mô hình TAM, UTAUT hoặc UTAUT2 kết hợp thêm một số nhân tố ảnh hưởng do
các tác giả đề xuất (rủi ro, pháp luật, tính riêng tư,…). Ở Việt Nam, trong khả năng
tìm kiếm tài liệu của tác giả, các nghiên cứu về PMKT chỉ tập trung vào những định
hướng lựa chọn PMKT, hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lượng PMKT, các nhân
tố ảnh hưởng đên sự hài lòng của người sử dụng PMKT, thực trạng và giải pháp
phát triển thị trường PMKT,… và không có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định sử dụng PMKT tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, do

đặc điểm kinh tế Việt Nam ngày càng thay đổi theo xu hướng quốc tế hóa trong đó
đặc điểm kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam cũng bị ảnh
hưởng, dẫn đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể có những đặc điểm đặc thù
khác về kế toán do đó cũng sẽ ảnh hưởng đến việc ý định sử dụng phần mềm kế
toán mà trong các nghiên cứu trước đây chưa thực hiện được.
1.3.2. Hướng nghiên cứu của tác giả
Từ những phân tích trên, luận văn chọn hướng nghiên cứu ti m
ợ̀ hiểu cách nhinợ̀
nhâṇ của nhà quản lý, nhân viên kế toán về phần mềm kếtoán vàcác nhân tốnào ảnh
hưởng đến ý định sử dụng phần mềm kế toán của họ. Trong bài luận văn tác giả dựa
trên thuyết chấp nhận và sử dụng dụng công nghệ của Venkatesh và cộng sự năm 2012
(UTAUT2) với kỳ vọng sẽ xây dựng được mô hình tin cậy và đầy đủ để đánh giá các
nhân tố ảnh hưởng đến ý định ý định sử dụng phần mềm kế toán. Dựa vào kết quả về
những nhân tố này, các DNNVV hiểu và cân nhắc đến việc sử dụng PMKT


13

phù hợp với đặc điểm công ty, mang lại hiệu quả kinh tế cao và các nhàcung cấp
phần mềm hiểu đươcc̣ những vấn đềquan tâm của khách hàng khi có ý định sử dụng
phần mềm, từ đónâng cao chất lươngc̣ và tính năng của phần mềm kế toán.

Tóm tắt Chương 1
Chương này trinhợ̀ bày khái quát các nghiên cứu đã được thực hiện trên Thế
giới và Việt Nam có liên quan đến ý định sử dụng phần mềm hoặc phần mềm kế
toán. Các nghiên cứu này đã tạo ra khe hổng để hướng nghiên cứu mới của luận văn
“Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phần mềm kế toán của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Thành Phố Hồ Chí Minh“ được thực hiện, từ đó cung cấp cái
nhìn tổng quan hơn về phần mềm kế toán. Chương tiếp theo sẽ trình bày các cơ sở
lý thuyết liên quan đến phần mềm kế toán và xây dựng mô hình nghiên cứu.



14

́

̉
́
CHƯƠNG 2. CƠ SƠ LY THUYÊT VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN
CỨU
Chương 1 đa ̃giới thiêụ tổng quan vềđềtài nghiên cứu có liên quan đến phần
mềm kế toán đã được thực hiện trên Thế giới và Việt Nam để định hướng cho
nghiên cứu của đề tài thực hiện theo hướng tiếp cận từ đối tượng sử dụng phần mềm
kế toán cung cấp cái nhìn mới về phần mềm kế toán từ đó góp phần nâng cao chất
lượng thị trường này. Chương này se ̃ trinhợ̀ bày cơ sởlýthuyết của nghiên cứu bao
gồm khái niêṃ phần mềm kếtoán, các lơị ich́ do viêcc̣ sử dungc̣ phần mềm kế toán
mang laịvà đưa ra các học thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ quan trọng để
dựa vào đó có thể xác đinḥ các nhân tốảnh hưởng ý định sử dụng phần mềm kế toán
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP HCM.
2.1.

Giới thiệu tổng quan phần mềm kế toán

2.1.1. Khái niêṃ và vai trò của phần mềm kế toán

Khái niệm
Theo thông tư 103/2005/TT-BTC (2005) “Phần mềm kế toán là bộ chương
trình dùng để tự động xử lý các thông tin kế toán trên máy vi tính, bắt đầu từ khâu
nhập chứng từ gốc, phân loại chứng từ, xử lý thông tin trên các chứng từ theo quy
trình của chế độ kế toán đến khâu in ra sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo kế

toán quản trị.”
Theo tác giả Trần Phước (2007) “Phần mềm kế toán là bộ chương trình, là
phần mềm ứng dụng trên máy tính của kế toán trong đó xử lý tự động các thông tin
đầu vào của kế toán theo một quá trình nhất định và cung cấp thông tin đầu ra là báo
cáo kế toán theo yêu cầu của người sử dụng thông tin”.
Theo Từ điển Bách khoa trực tuyến Wikipedia, “Phần mềm kế toán là một hệ
thống được tổ chức dưới dạng chương trình máy tính. Khi thực hiện phần mềm mang
lại các báo cáo tài chính, báo cáo chi tiết theo quy định hiện hành của kế toán doanh
nghiệp. Phần mềm kế toán nhập số liệu đầu vào là các chứng từ, số liệu do người dùng
nhập, hoặc nhập vào, dựa vào các thủ tục, quy trình có sẵn phần mềm kế toán


×