Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN MÔN LỊCH SỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.75 KB, 4 trang )

PHÒNG GD&ĐT
HUYỆN TÂN YÊN

ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN

Chu kỳ: 2010 - 2012
Môn: Lịch sử
Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1 (1.5điểm):
Hãy cho biết sự phát triển của nền giáo dục nước ta qua các triều đại Đinh Tiền Lê, Lý, Trần - Hồ.
Câu 2 (5điểm):
Trình bày quá trình từng bước đánh bại các kế hoạch quân sự của thực dân
Pháp (1946 - 1954) của quân dân Việt Nam.
Câu 3 (2điểm):
Sự nghiệp thống nhất đất nước về mặt Nhà nước đã được thực hiện như thế
nào ở Việt Nam trong thời gian từ năm 1975 đến năm 1980?
Câu 4 (1.5điểm):
Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp
Quốc. Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập Liên Hợp Quốc.
PHÒNG GD&ĐT
HUYỆN TÂN YÊN

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI
GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN
Chu kỳ: 2010-2012
Môn: lỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 150 phút

Câu
Nội dung


Điểm
Câu 1 * Thời Đinh - Tiền Lê ( Thế kỉ X- XI )
0.25
(1.5đ) - Giáo dục chưa phát triển, nho học đã xâm nhập vào nước ta nhưng
chưa tạo được ảnh hưởng đáng kể, có một số nhà sư mở các lớp học ở
chùa.
* Thời Lý ( 1009 - 1225): Giáo dục phát triển hơn thời Đinh - Tiền Lê
- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long là nơi dạy học các 0.25
con vua. Năm 1075, Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan


lại
- Năm 1076, mở Quốc tử giám. Đây là trường đại học đầu tiên của nước
ta. Nhà nước quan tâm đến giáo dục khoa cử song chế độ thi cử còn
chưa có nền nếp, quy củ. Khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa
thi.
* Thời Trần - Hồ ( 1226 - đầu thế kỉ XV): Giáo dục được nhà nước quan
tâm phát triển
- Quốc tử giám được mở rộng; các lộ, phủ đều có trường; các làng xã có
trường tư. Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều.
- Năm 1246, định lệ thi thái học sinh (tiến sĩ) 7 năm một lần. Năm 1427,
Quy định chon tam khôi ( Trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) trong kì
thi Đình.
- Khi Hồ Quý Ly thực hiện cải cách cuối thời Trần đã cho dịch sách chữ
Hán ra chữ Nôm yêu cầu mọi người phải học; chế độ thi cử, học tập
cũng được sửa đổi (đặt các chức quan trông coi việc học ở các địa
phương)
Câu 2
(5đ)


- Trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai (23/9/1945), thực dân Pháp đề ra
kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. Sau khi chiếm được 1 số đô thị ở
Nam Bộ và Nam Trung Bộ, Pháp đề ra kế hoach tiến quân ra Bắc nhằm
thôn tính cả nước ta. Chúng thoả hiệp với quân Trung Hoa dân quốc
bằng hiệp ước Hoa- Pháp ( 28/2/1946). Để tránh cùng một lúc đối đầu
với 2 kẻ thù, Chính phủ ta do Hồ Chủ Tịch đứng đầu đã kí với Pháp
hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước 14/9/1946 nhằm đẩy 20 vạn
quân Trung Hoa dân quốc về nước
- Sau ngày kí hiệp định Sơ bộ và Tạm ước, thực dân Pháp liên tiếp gây
ra các hoạt động khiêu khích ta ở một số nơi. Trước tình hình đó, Đảng
ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp,
mở đầu là cuộc chiến đấu trong các đô thị Bắc vĩ tuyến 16. Cuộc chiến
bắt đầu từ ngày 19/12/1946 và kết thúc vào cuối tháng 2/1947. Ta đã
hoàn thành mục tiêu đề ra. Cuộc chiến đấu trong các đô thị bước đầu đã
làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
- Thất bại ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16, Pháp thực hiện âm mưu khuất
phục nhân dân ta bằng cuộc tấn công quy mô lên căn cứ địa Việt Bắc
vào ngày 7/10/1947 với 3 cánh quân bộ, quân dù và quân thuỷ bộ kết
hợp.Trước cuộc tấn công của quân Pháp, ngày 15/10/1947 Trung ương
Đảng họp quyết định phải phá tan cuộc tấn công này. Trên khắp các mặt
trận, quân dân ta đã anh dũng chiến đấu, từng bước đẩy lùi cuộc tấn
công của địch. Ngày 19/12/1947 đại bộ phân quân Pháp rút khỏi Việt
Bắc. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn, bộ đội chủ lực của ta
đã trưởng thành.
+ Chiến thắng Việt Bắc là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của ta
trong kháng chiến chống Pháp đã giành thắng lợi. Chiến thắng này đã
làm phá sản hoàn toàn chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của thực dân

0.25


0.25
0.25
0.25

0.25

0.5

0.5

0.25


Câu 3
(2đ)

Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta
- Sau thất bại ở Việt Bắc thu đông 1947, Pháp ngày càng gặp khó khăn
nên chúng chủ trương dựa vào Mĩ để tiến hành chiến tranh. Được sự
hậu thuẫn của Mĩ, tháng 5/1949 Pháp đề ra kế hoạch quân sự mới - kế
hoạch Rơ-ve với mục tiêu chính là cô lập căn cứ Việt Bắc bằng hệ thống
phòng ngự trên đường số 4 và hành lang Đông-Tây
+ 6/1950 Đảng và chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới thu đông 1950. Sau hơn 1 tháng chiến đấu (từ ngày 16/9/1950 đến
22/10/1950) quân ta đã đạt mục tiêu đề ra. Đây là chiến dịch tấn công
lớn đầu tiên của ta trong kháng chiến chống Pháp, làm phá sản kế hoạch
Rơ-ve. ta giành được quyền chủ động trên chiến trường ( Bắc Bộ), đẩy
quân Pháp lún sâu hơn vào thế phòng ngự bị động về chiến lược.
- Thất bại ở Biên Giới, tháng 12/1950, Pháp đề ra kế hoạch Đờ-lát-đờtát-xi-nhi với mục đích lấy lại quyền chủ động chiến lược đã mất. Đảng
ta quyết định mở các chiến dịch tiến công địch, giữ vững quyền chủ
động trên chiến trường.

+ Cuối năm 1950 đến giữa năm 1951 ta mở 3 chiến dịch: Trung du,
đường số 18, Hà- Nam- Ninh. Giữa tháng 11/1951 đến cuối tháng
2/1952 ta mở chiến dịch Hoà Bình. Đến xuân - hè 1953 ta phối hợp với
bộ đội Lào mở chiến dịch Thượng Lào
Với các chiến dịch trên ta đã giữ vững và phát huy thế chủ động trên
chiến trường. Kế hoạch Đờ-lát-đờ-tát-xi-nhi bị thất bại
- 8 năm tiến hành chiến tranh ở Việt Nam Pháp liên tiếp thất bại, ngày
7/5/1953 Pháp đề ra kế hoạch Nava với hi vọng sau 18 tháng kết thúc
chiến tranh trong danh dự.
+ Cuối tháng 9/1953 Trung ương Đảng quyết định kế hoạch tác chiến
Đông- xuân 1953 - 1954. Ta liên tiếp mở các chiến dịch: Tây Bắc,
Trung Lào (đầu tháng 12/1953), Thượng Lào (cuối tháng 1/1954), Tây
Nguyên (cuối tháng 2/1954) buộc Pháp phải phân tán lực lượng để đối
phó với ta.
Cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953- 1954 của ta đã làm phá
sản bước đầu kế hoạch Nava của Pháp-Mĩ.
+ Pháp tăng cường lực lượng xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn
cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Ta chủ trương tiêu diệt hoàn toàn
Pháp ở Điện Biên Phủ. Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ 13/3/1954
và kết thúc vào 7/5/1954 ta giành thắng lợi hoàn toàn.
+ Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược đông- xuân 1953- 1954 và
chiến dịch Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, làm
xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu
tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
- Sau đại thắng Xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam đã được thống nhất về
mặt lãnh thổ nhưng thể chế chính trị vẫn chưa có một nhà nước chung
cho cả nước do nhân dân bầu ra theo phổ thông đầu phiếu. Do vậy, yêu
cầu thống nhất đất nước về mặt nhà nước được đặt ra bức thiết

0.5


0.5

0.5

0.5

0.25
0.5

0.5

0.25
0.5


- Tháng 11/1975 đại biểu 2 miền Nam - Bắc đã tiến hành Hội nghị hiệp
thương chính trị tại Sài Gòn nhất trí với chủ trương của Đảng tại Hội
nghị BCH TƯ (9/1975) hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà
nước
- Ngày 25/4/1975 cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Nam
thống nhất được tổ chức trong cả nước (Quốc hội khoá VI)
- Cuối tháng 6 đầu tháng 7/1976, quốc hội khoá VI đã họp và quyết
định:
+ Đặt tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ đô là Hà
Nội; đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia định thành thành phố Hồ Chí
Minh; quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng, quốc ca là bài Tiến quân ca; bầu các
cơ quan và người lãnh đạo cao nhất của nhà nước; bầu ban dự thảo hiến
pháp..
18/12/1980 Hiến pháp nước cộng hoà XHCN Việt Nam được công bố.

Câu 4 * Hoàn cảnh ra đời:
(1.5đ) - Trong hội nghị I-an-ta (2/1945), 3 cường quốc Liên xô, Anh, Mĩ đã
quyết định thành lập 1 tổ chức quốc tế để duy trì hoà bình và an ninh thế
giới sau chiến tranh thế giới thứ hai
- Ngày 24/10/1945, Liên hợp quốc được thành lập
* Mục tiêu hoạt động:
Duy trì hoà bình an ninh thế giới, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp
tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc
gia và quyền dân tộc tự quyết.
* Nguyên tắc hoạt động:
- Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự
quyết
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước
- Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình
- Có sự nhất trí của 5 cường quốc Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ, Trung quốc
- Liên hợp quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước
nào.
*Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc năm 1977
- Cơ hội: Hoà nhập, giao lưu kinh tế, văn hoá; trao đổi, học hỏi kinh
nghiệm quản lí và thành tựu khoa học- công nghệ tiên tiến
- Thách thức: Tụt hậu so với các nước, hoà nhập dễ bị hoà tan

0.25

0.25
1.0

0.25

0.5


0.5

0.25



×