Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

DẤU ấn hậu HIỆN đại TRONG TRUYỆN tờ KHAI VISA hồ ANH THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.4 KB, 42 trang )

1

MỤC LỤC


2

MỞ ĐẦU
Hồ Anh Thái được coi là một hiện tượng đặc sắc và nổi bật trong nền văn học Việt
Nam thời kì văn học đổi mới cuối thế kỉ XX. Bên cạnh tiểu thuyết, truyện ngắn là thể loại
mà Hồ Anh Thái thành công hơn cả. Hồ Anh Thái thu hút độc giả không phải bằng những
chấn động dư luận làm thành dông bão trong đời sống văn học nước nhà như trường hợp
Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài. . . mà chính bằng sự thể nghiệm độc đáo các thủ
pháp trần thuật mới. Sự hấp dẫn của các tác phẩm Hồ Anh Thái nói chung, truyện ngắn
nói riêng chính là ở chỗ Hồ Anh Thái luôn tạo được những nét mới lạ trong các tác phẩm
của mình. Mỗi tác phẩm là một hiện thực và không gian nghệ thuật riêng với một cách xử
lý riêng, một giọng điệu riêng, một văn phong riêng
Dấu ấn hậu hiện đại trong sáng tác của Hồ Anh Thái khá dễ nhận biết. Tinh thần hậu
hiện đại trong truyện của tác giả khá tự nhiên, xuất phát từ điều kiện sống, sự hiểu biết về
văn hóa, văn học dân tộc và thế giới. “Tờ khai visa” là một trong những truyện ngắn
mang dấu ấn hậu hiện đại tiêu biểu của Hồ Anh Thái. Tất cả các đặc trưng phi đại tự sự,
phi trung tâm và liên văn bản đều được thể hiện thành công từ nội dung đến nghệ thuật
của truyện; từ cảm quan hiện thực và con người cho đến kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu
trần thuật. Nhận ra các dấu ấn hậu hiện đại trong truyện “Tờ khai Visa”, chúng ta sẽ càng
thêm trân trọng tài năng của Hồ Anh Thái cũng như sự phát triển của truyện ngắn đương
đại trong dòng chảy của văn học dân tộc.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “DẤU ẤN
HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TRUYỆN NGẮN “TỜ KHAI VISA” CỦA HỒ ANH THÁI”,
với hi vọng đóng góp một định hướng nghiên cứu sâu sát, cụ thể về văn học hậu hiện đại
ở Việt Nam và về các sáng tác nhà nhà văn Hồ Anh Thái.
Ngoài phần MỞ ĐẦU và KẾT LUẬN, tiểu luận được thiết kế thành 03 chương:


Chương 1. Truyện ngắn Hồ Anh Thái trong xu hướng văn học hậu hiện đại ở
Việt Nam


3

Trong chương này, người viết tiến hành khái lược về những vấn đề mang tính chất
cơ sở, nền tảng để nghiên cứu biểu hiện của xu hướng hậu hiện đại trong truyện ngắn “Tờ
khai Visa của Hồ Anh Thái: xu hướng hậu hiện đại trong văn học hiện đại Việt Nam,
những thể nghiệm sáng truyện ngắn của Hồ Anh Thái.
Chương 2. Dấu ấn hậu hiện đại trong truyện ngắn “Tờ khai visa” nhìn từ cảm
quan hiện thực và con người
Trong chương này, người viết tiến hành phân tích, làm rõ những biểu hiện của xu
hướng hậu hiện đại trong cảm quan của nhà văn về hiện thực và con người trong truyện
ngắn “Tờ khai Visa của Hồ Anh Thái.
Chương 3. Dấu ấn hậu hiện đại trong truyện ngắn “Tờ khai visa” nhìn từ
phương thức thể hiện
Trong chương này, người viết tiến hành phân tích, làm rõ những biểu hiện của xu
hướng hậu hiện đại qua một số phương diện thể loại như kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu
trong truyện ngắn “Tờ khai Visa của Hồ Anh Thái.


4

CHƯƠNG 1. TRUYỆN NGẮN HỒ ANH THÁI TRONG XU HƯỚNG
VĂN HỌC HẬU HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM
1.1. Xu hướng hậu hiện đại trong truyện ngắn Việt Nam sau 1986
1.1.1. Một vài điểm khái lược về văn học hậu hiện đại
Hậu hiện đại là khái niệm dùng để chỉ một giai đoạn phát triển kinh tế, khoa học kĩ
thuật, nghệ thuật cao của nhân loại. Nó ra đời khi chủ yếu mà các thuyết hiện đại đã trở

nên già cỗi, đã trở thành những đại tự sự. Lyotard xác định “ Hậu hiện đại là sự hoài
nghi đối với các siêu tự sự. Nó hiển nhiên là kết quả của sự tiến bộ của các khoa học;
nhưng sự tiến bộ này đến lượt nó lại là tiền giả định của sự hoài nghi đó.
Việc xác lập khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại không hề đơn giản. Mãi đến những
năm 1980, khái niệm vẫn chưa được đưa vào Bách khoa toàn thư của Mỹ và Anh. Điêu
này chứng tỏ đây là khái niệm khó nhân được sự nhất trí hoàn toàn của các nhà phê bình –
lí luận. Giải thích điều này không khó, nó không chỉ vì tính chất trò chơi trong cái nhìn
của chính chủ nghĩa hậu hiện đại mà còn bởi vì hoài nghi là bản chất của chúng ta, những
con người hậu hiện đại. 1
Qua ý kiến của các nhà nghiên cứu trên ta thấy rằng, hậu hiện đại ra đời khoảng
1940 đến 1980. Từ quan niệm của các nhà nghiên cứu về hậu hiện đại, có thể thấy rằng
một tác phẩm văn chương hậu hiện đại trước hết phải chuyên chở cảm quan hậu hiện đại.
Có thể khái quát cảm quan này bằng hai thuộc tính cơ bản là hoài nghi và hỗn độn.
Cảm quan này được chuyển hóa vào trong văn học nghệ thuật với những quan niệm mới
về con người và hiện thực cuộc sống. Thế giới hiện thực trong quan niệm của các nhà hậu
hiện đại là thế giới "thậm phồn" luôn mở rộng đến tận cùng mọi khả năng tri nhận của
con người. Bản chất của quan niệm hiện thực thậm phồn là đã mở rộng dân chủ cho các
đối tượng hiện thực trên từng trang viết, xóa nhòa ranh giới giữa thực tại và tưởng tượng.
Cùng với vấn đề hiện thực là vấn đề con người. Nhà văn hậu hiện đại quan tâm nhiều
hơn đến những "chất liệu tâm lí" và nhìn nhận nó trong sự ngổn ngang đa chiều của
cuộc sống, trong các mối quan hệ chồng chéo phức tạp. Văn học hậu hiện đại không chỉ
1 Lê Huy Bắc, Văn học hậu hiện đại, Nxb tổng hợp thành phố HCM, 2019.


5

phản ánh con người ý thức mà còn chú ý con người vô thức, đã dò tìm đến phần mờ tối,
khuất lấp, miền hoang nằm ngoài ý thức của con người. Cảm quan hậu hiện đại về hiện
thực và con người cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các phương thức thể hiện của nó. Trò
chơi đã trở thành một khuynh hướng thẩm mĩ chủ đạo của trào lưu văn học này và

được thể hiện trong sáng tác bằng việc giải phóng tối đa ngôn từ, chấp nhận nhiều hình
thức thể nghiệm, nhiều kiểu nhại cũng như các dạng cấu trúc phi truyền thống của ngôn
từ văn bản.
1.1.2. Xu hướng hậu hiện đại trong truyện ngắn Việt Nam sau 1986
Khái niệm hậu hiện đại đến nay không còn xa lạ với người Việt. Tuy nhiện, ở Việt
Nam, không có nhiều công trình viết về vấn đề này. Đa phần các tài liệu về chủ nghĩa hậu
hiện đại được viết, biên soạn , hay dịch đều được giới thiệu từ sau năm 2000. Các công
trình nghiên cứu hậu hiện đại ở Việt Nam còn quá ít so với hàng triệu sách viết về chủ
nghĩa này trên thế giới. Có thể do chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam cũng là vấn đề đang
còn gây tranh cãi , trong khi đó, hiển nhiên, hành trình xã hội và cả nền văn chương Việt
đang đi là trên con đường hậu hiện đại, một chủ nghĩa hậu hiện đại kiểu Việt Nam.
Có thể thấy rằng văn chương hậu hiện đại của ta chưa thật sự phát triển mạnh,
chưa trở thành một lối viết chủ đạo có thể thay đổi được hoàn toàn tư duy thẩm mĩ của địa
bộ phận độc giả, nhưng có thể khẳng định rằng văn chương Việt Nam đang đi theo xu thế
của thời đại. Bên cạnh những sáng tác theo phong cách hiện đại ta vẫn đang trên hành
trình văn học hậu hiện đại.
Ở Việt Nam tuy không có hẳn một chủ nghĩa hậu hiện đại hoàn chỉnh nhưng trong
văn học vẫn có những cơ sở, lí luận để thấy được dấu ấn, dấu hiệu của hậu hiện đại. Sự
đổi thay trong xã hội, đời sống văn hoá - lịch sử hình thành những kiểu cảm nhận đặc thù
của con người về đời sống. Những ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp của văn hoá, văn học
nước ngoài, đặc biệt là ở thời đại 4.0. Sự phát triển của nhiều yếu tố nghệ thuật truyền
thống, của các thể loại truyền thống - những thứ chưa được khai thác triệt để hoặc bị xem
nhẹ, nay lại trở thành diện mạo chính, thành yếu tính của văn chương.


6

Vậy, dấu hiệu nào được coi là “hậu hiện đại” trong văn chương ? Cái “hậu hiện
đại” nổi bật nhất trong đây chính là “cảm quan hậu hiện đại”. Có thể nói cảm quan hậu
hiện đại đó là một kiểu cảm nhận đời sống đặc thù thể hiện trạng thái tinh thần của thời

đại: nhận thấy sự đổ vỡ của những trật tự đời sống, tính áp đặt của cái chính thống, của
các phát ngôn lớn, sự đảo lộn giá trị đời sống, sự mất niềm tin, bơ vơ, lạc loài, vong thân,
tâm trạng hoài nghi tồn tại và tình trạng bất an của con người... Đấy là tinh thần chung
nhất. Còn sự thể hiện chúng trong văn chương lại khá đa dạng, phức tạp. Như truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp, đó là những câu chuyện về sự vô nghĩa của cuộc đời, sự bê tha nhếch
nhác của con người, sự bơ vơ lạc loài của cái đẹp. Ở Phạm Thị Hoài, là câu chuyện về
một thế giới vô hồn rất ít sự gần gụi mang tính người, về những cuộc chia tay. Tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương ám ảnh bởi sự khủng hoảng niềm tin của con người, của nhà văn
vào con người và cuộc đời, sự đổ vỡ của những trật tự đời sống xã hội và gia đình, sự
ngắc ngoải ngưng đọng của đời sống, sự đánh mất bản ngã, phương hướng, sự băng hoại
đạo đức, sự đau đớn bơ vơ, tình trạng bất an của con người. Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
thể hiện cái nhìn về một đời sống hỗn loạn, đổ vỡ. Văn chương Tạ Duy Anh là nỗi khắc
khoải đi tìm bản ngã, tìm một giá trị thật sự nhân bản trên cái đời sống đổ nát, điêu tàn, là
sự loay hoay lý giải, hoá giải những nỗi đoạ đầy con người từ tiền kiếp. Nhìn đời sống
như những mảnh vỡ, tiểu thuyết Hồ Anh Thái thể hiện tinh tế những nỗi hoang mang về
con người...
Để thể hiện thái độ hậu hiện đại, phải có những hình thức nghệ thuật đặc thù.
Chỉ nói ở phương diện chung nhất: hình thức của cái nhìn – hình thức thế giới quan như
một dấu hiệu quan trọng của tư duy hậu hiện đại. Đó là những chuyển động trong mô hình
truyện ngắn như một nguyên tắc cấu trúc để thể hiện sự đa dạng và dịch chuyển liên tục
của các điểm nhìn nghệ thuật; không có nhân vật trung tâm, lý tưởng; sự vặn gẫy vai nhân
vật và vai tính cách trong hình tượng; vô số các hình tượng nhại; nhiều kết thúc; có thể
“tháo dỡ” được; sự chuyển dịch, pha trộn làm đứt gẫy những giới hạn thể loại truyền
thống; một cuộc "chơi" thể loại, kiểu truyện ngắn - tư liệu, truyện ngắn - nhật ký, truyện
ngắn - dòng chảy ý thức, truyện ngắn - chân dung, có nhiều tuyến chạy ngược - xuôi theo
lối kết cấu song hành xoắn vặn; nhiều tuyến truyện, nhiều nhân vật bị cố ý bỏ quên; rồi lối


7


kể nhảy cóc; sự sáng tạo các điểm nhìn dị biệt; sự dung hợp nhiều thủ pháp hội hoạ, âm
nhạc và điện ảnh; sự làm nhoà cái tinh tuyển và cái bình dân trong ngôn ngữ tiểu thuyết
bởi những thanh âm trong trẻo và cả những tạp âm; sự “vênh lệch”, phi lý trong đối thoại;
hiện tượng “dìm” nhân vật trong bể ngôn từ, như nhân vật bị chìm lỉm đi, vô tăm tích giữa
cuộc đời. Hậu hiện đại có thể coi là khuynh hướng phát triển văn chương theo hướng hoà
nhập với tiến trình văn học thế giới, bên cạnh các khuynh hướng khác.
1.2. Hồ Anh Thái và hành trình cùng những thể nghiệm mới của truyện ngắn Việt
Nam
Thuộc thế hệ các nhà văn thời hậu chiến, khi Hồ Anh Thái tạo được ấn tượng thì
trên văn đàn Việt Nam đã xuất hiện những cái tên lừng lững: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn
Khải, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, và sau này là Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài v.v…
Song, giống như trong một cuộc thi chạy việt dã, người xuất phát trước chưa hẳn đã là
người cán đích. Trong hành trình đổi mới văn học Việt Nam sau 1975, cái đích vẫn còn ở
phía trước, nhưng có cây bút dường như đã tạm bằng lòng, thậm chí có người đã "giã từ
vũ khí", hoặc "rời cuộc chơi". Theo quan sát, trong số không nhiều cây bút càng viết càng
tỏ ra trường sức và lôi cuốn, Hồ Anh Thái nổi lên như là một đại diện tiêu biểu. Truyện
của Hồ Anh Thái thu hút độc giả bởi vốn sống và vốn văn hóa lịch lãm của một nhà
ngoại giao, sự tinh nhạy và sắc bén trong tiếp cận và nắm bắt hiện thực của một nhà báo,
sự thâm trầm sâu sắc của một tiến sĩ Đông phương học và hơn cả là một trái tim yêu
thương cuộc sống, con người cùng với một tình yêu văn chương đến đam mê.
Thuộc lớp nhà văn trưởng thành sau 1975, Hồ Anh Thái cũng hòa vào xu thế
chung của nền văn học dân tộc: tiếp cận đời sống ở cảm hứng thế sự, đời tư, đạo đức...
cùng những vấn đề đặt ra trong cuộc sống hòa bình và muôn mặt đời thường của nó. Cảm
hứng này bắt nguồn từ sự thức nhận của nhà văn về hiện thực. Bằng sự mẫn cảm tích cực,
Hồ Anh Thái đã thâm nhập ngày càng sâu hơn vào đời sống xã hội, đời sống nhân sinh,
thể hiện nỗi ưu tư, trăn trở của mình trước nhân tâm, thế sự... qua từng trang viết. Nhà văn
bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình bằng những trang viết với cái nhìn trong trẻo, vô
tư, đầy tin cậy vào cuộc đời, và càng về sau càng có những chắt lắng suy tư, những
nỗi niềm xa xót trước cái bộn bề, phức tạp của đời sống. Với phương châm nhìn thẳng



8

nói thật, cũng như nhiều cây bút xông xáo khác, nhà văn truy tìm những căn nguyên làm
nảy sinh tiêu cực và dũng cảm đưa vào trang viết những hiện thực nhức nhối của xã hội,
thể hiện tính dự báo của văn học trong thời kỳ đổi mới.
Hiện thực trong trang viết của Hồ Anh Thái - đó chính là sự hình dung về thế
giới của nhà văn đã được hình tượng hóa mang đậm dấu ấn của thời gian trong từng
chặng đường cụ thể. Đó là cuộc sống của lớp thanh niên, học sinh, sinh viên thời hậu
chiến trước ngưỡng cửa cuộc đời; là những mảng khuất tối trong đời sống công
chức, thị dân thời "mở cửa" và cả những chuyện bi hài của môi trường văn hóa,
nghệ thuật; là những vấn đề phổ quát của đời sống nói chung, ... Hiện thực đó được
soi chiếu từ những góc nhìn và cảm quan khác nhau vừa hiện thực vừa ít nhiều lãng mạn,
trữ tình, triết lý.


9

CHƯƠNG 2. DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TRUYỆN NGẮN
“TỜ KHAI VISA” NHÌN TỪ CẢM QUAN HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI
2.1. Cảm quan về hiện thực trong truyện ngắn “Tờ khai Visa” của Hồ Anh Thái
2.1.1. Những “giấc mơ Mỹ” và hiện thực tiềm ẩn khủng hoảng
Văn chương được coi như là một hình thái ý thức xã hội. Vì vậy, nó có thể phản
ánh xã hội theo một góc nhìn, định kiến chủ quan riêng của nhà văn. Thông qua văn
chương, nhà văn được thể hiện suy nghĩ, nhận định của mình về thế giới và xã hội. Với
các nhà văn có xu hướng hậu hiện đại như Hồ Anh Thái, hiện thực bật lên từ một góc nhìn
hết sức độc đáo, tạo nên “khoảng cách lớn” so với văn học giai đoạn trước. Nếu như trong
giai đoạn văn học cách mạng, hiện thực thường hướng đến “cái chuẩn chung” của cộng
đồng, rất thống nhất và đó thường là những “câu chuyện lớn” của cộng đồng mà ai cũng
nhớ được, kể được. Nhưng hiện thực trong truyện của Hồ Anh Thái là một hiện thực hỗn

dung, phức tạp. Nó bao chứa nhiều hiện tượng, nhiều mảnh vụn của cuộc sống. Điều đó
làm nên một hiện thực lỏng lẻo, mơ hồ và tiềm ẩn những sự khủng hoảng lớn.
Truyện ngắn Tờ khai Visa là hành trình của nhân vật tôi đến đại sứ quán Mỹ ở phố
Láng Hạ (Hà Nội). Dù chỉ là một sự kiện rất nhỏ nhưng vẫn có thể gọi đây là một cuộc
hành trình vì nó chứa đựng hàng loạt những hiện thực, những phương diện của cuộc sống
thời hiện đại. Tất cả những con người nối đuôi nhau xếp hàng như “cái đuôi cáo”, “đuôi
chồn”, như “cái cây phất trần” tại đại sứ quán đều có chung một nguyện vọng, đó là “giấc
mơ Mỹ” – giấc mơ được đến một xứ sở thiên đường của sự tự do, dân chủ, xa hoa, thịnh
vượng cùng với bao kì vọng, mục đích cần được thỏa mãn. Nội dung của câu chuyện đã
hướng đến một vấn đề thời sự. Qua đó, nhà văn Hồ Anh Thái muốn đi giải mộng, muốn đi
tìm cái khuất lấp đằng sau những giấc mơ hoa lệ ấy. Từ đó, nhà văn đã cho người đọc
thấy được những góc hiện thực “đen tối”, “vỡ mộng”, không giống như tưởng tượng, kì
vọng của bao người. “Giấc mơ Mỹ” vốn tuyệt vời bao nhiêu, giờ đây bị hạ bệ bấy nhiêu:
Hiện thực về quyền tự do trên đất Mỹ được tác giả lồng ghép qua câu chuyện về
mục đích ra nước ngoài của nhân vật “ông Số Một”. Công việc của nhân vật này được
mạo đầu nghe có vẻ rất quan trọng “thương vụ Mỹ”, “đối tác kinh doanh” nhưng thực


10

chất lại là để mua những tượng nữ thần tự do mang về Việt Nam. Biểu tượng tự do của
người Mỹ giờ đây bị “xô đổ” hoàn toàn:“Viên lễ tân của công ty đối tác cười bảo anh ta
sinh ra ở New York nhưng chưa bao giờ thăm tượng thần tự do. Mà sao người tứ xứ đến
đây cứ thích xem tượng thần tự do?” Có biết bao nhiêu cái hiện thực bất công vẫn còn
đang diễn ra trên đất nước này đã được vạch trần nhưng những con người nhân vật “Số
Một”, tại đại sự quán này không hề biết hay không mảy may để ý tới. “Một cái tượng đài
ngạo mạn trơ trẽn dửng dưng nhìn xuống đám nô lệ da đen đang bị đem bán ở chợ người
ngay trước mặt, nhìn xuống đám dân đói khát báo ở sở di trú trên đảo Ellis.” Không chỉ
bằng những hình ảnh hiện thực đối lập, bằng việc nhắc tới lời của nhà văn Ngô Tất Tố
viết trong quyển tiểu thuyết hiện thực nổi tiếng - Tắt đèn, Hồ Anh Thái cố tình giễu nhại

cái mộng tưởng tự do viễn vông, xáo rỗng của những con người “ưa chuộng tự do”: “Hai
mười tầng cơ à, đến đâu rồi nhỉ, sao lại tối như cái tiền đồ của Chị Dậu thế này,…”.
Để có được “đặc quyền” bước chân lên xứ Mỹ, các nhân vật phải kê khai trên tờ
khai visa những thông tin của mình bằng tiếng Anh, được phỏng vấn bằng tiếng Anh.
Bằng góc nhìn đầy giễu nhại, nhà văn đã xây dựng một tình huống truyện đầy bất ngờ về
vấn đề học ngoại ngữ của người Việt: đó là cách học thuộc lòng và trả lời phỏng vấn như
trả bài, đó là chuyện bà Số Hai nhầm lẫn mục “sex” (giới tính) thành tình dục, đó là
những câu phỏng vấn mang tính chất hình thức theo hình thức “yes/no” nhưng thực chất
đã có sẵn câu trả lời,…Đây là một phương diện rất nhỏ của hiện thực, nhưng vẫn được
nhà văn khơi gợi để thấy rõ bản chất của những “giấc mơ Mỹ” – một khát khao đầy rẫy sự
giả tạo vẫn diện ra hằng ngày trọng cuộc sống hiện đại: “Vốn tiếng Anh trung tâm ngoại
ngữ ban đêm nhiều lần trốn học của bà bây giờ quay cuồng quanh ba chữ: Sex:
Male/Female Sex”; “Ai dại gì mà có vào mấy câu hỏi theo kiểu chưa hỏi đã biết chắc câu
trả lời như vậy”;…
Bên cạnh đó, những vấn nạn “nóng” trong xã hội hiện đại cũng được tác giả đề cập
đến trong truyện ngắn này. Nhưng điều đáng nói là, những hiện thực được phơi bày không
căng thẳng như một cuộc đấu tố trước tòa, cũng không đòi hỏi những phán quyết đúng
hay sai. Mà tất cả đều hiện lên một cách đầy mỉa mai, giễu cợt. Những tiếng cười luôn
được tác giả cài đặt sau những hiện thực đáng buồn ấy. Chẳng hạn như từ chuyện “Cô Số


11

Ba” lấy được anh chồng người Mỹ (vốn là một nhà nghiên cứu và rất “cuồng” văn hóa
phương Đông) tác giả đã cho người đọc thấy được tình trạng kết hôn giả để xuất ngoại,
rồi lại lật hướng truyện sang chuyện anh chàng này là một kẻ buôn người xuyên quốc
gia, ngay cả vấn nạn phân biệt chủng tộc của người da trắng với người da màu cũng
được tác giả lần giở, mỉa mai một cách tài tình.
Hay qua chuyện anh “Số Bốn”, tác giả lại cho người đọc thấy được một hiện thực
rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Vì mong muốn có được quốc tịch Mỹ, nhiều cặp vợ

chồng người Việt đã sang Mỹ sanh con. Đối với họ, cái gọi là quê cha đất mẹ chỉ là một
nơi để “về cho đỡ nhớ” rồi lại đi mà thôi. Quê hương trong mắt những nhân vật thật sự
không còn mang những giá trị thiêng liêng như trước. Ngoài ra, còn vô số những hiện
thực khác trên đất Mỹ lần lược được tác giả phản ánh qua câu chuyện của từng vị khách
đứng đợi tại đại sự quán này: đó là tình trạng bạo lực, những con “thiêu thân” lao vào
những cuộc vui ở những casino tráng lệ, đi du học nhưng không để học,…“Giấc mơ Mỹ”
dưới ngòi bút của Hồ Anh Thái chẳng khác nào những cơn ác mộng có thật, một ước mơ
đầy kệch cỡm. Đồng thời, khiến người đọc tự phản tỉnh về một thế giới thực hỗn loạn,
đầy những mối hiểm họa và bản chất những kẻ xướng ngoại lai căng, mất gốc. Từ hiện
thực đó, Hồ Anh Thái cũng đã cho thấy được một hiện thực đau lòng của đất nước, xã hội
ta: những cái gọi là tư tưởng cấp tiến thật ra vẫn mang tính thực dụng, xáo rỗng và hình
thức.
Trong bài phỏng vấn có tiêu đề Hồ Anh Thái và những quan niệm văn chương, bản
thân nhà văn Hồ Anh Thái từng bày tỏ: “Tôi nghĩ, bất cứ nhà văn nào có năng khiếu và ý
thức tìm tòi làm mới tư tưởng của mình thì cũng nên phấn đấu hơn để có thể đứng vào
hàng ngũ những người cấp tiến nhất. Tôi không đặt văn chương vào tháp ngà mà để cho
nó chung sống với những vấn đề nhạy cảm của xã hội. Có lẽ vì vậy mà được coi là cấp
tiến. Tôi luôn hướng tới mục đích là chỉ viết những gì mình thực sự chín về mặt cảm
xúc.”2Từ phát biểu này, càng chứng minh rõ hơn cho cảm quan của nhà văn về một hiện
thực đa dạng, phong phú luôn khơi gợi mọi cảm xúc, giác quan để nhà văn tìm tòi, khám
2 Xem tại />

12

phá. Không chỉ trong Tờ khai Visa mà ở những sáng tác văn xuôi khác, Hồ Anh Thái cũng
phản ánh một thực tại như thế. Chẳng hạn như trong truyện ngắn Phòng khách, qua câu
chuyện về một chàng sinh viên cũng là con của một vị chính khách làm trong bộ ngoại
giao, tác giả đã phát họa một môi trường sống đầy rối ren, dối trá của giới trí thức, công
sở. Hay trong tiểu thuyết nổi tiếng SBC là săn bắt chuột, Hồ Anh Thái đã lôi kéo tất cả
những hạng người từ những vị giáo sư, nhà báo đến những kẻ sợ chuột, sợ ma,…cùng với

những mảnh ghép của hiện thực, phơi bày ra để giễu nhại, cười cợt.
Hiện thực huyền ảo, tiềm tàng những khủng hoảng là một trong những cảm quan
hiện thực bao trùm trong các sáng tác của Hồ Anh Thái, đặc biệt thể hiện rõ ở truyện ngắn
Tờ khai visa. Đây cũng chính là cảm quan hiện thực tiêu biểu đặc trưng cho xu hướng văn
học hậu hiện đại ở Việt Nam sau 1986.
2.1.2. Những “mã số” và hiện thực đa cực, phi trung tâm
Hiện thực đa cực, phi trung tâm là hướng mới trong việc phản ánh hiện thực, đậm
dấu vết của thi pháp hậu hiện đại. Theo đó, mỗi tác phẩm là sự đan xen, hòa phối của
nhiều mảng hiện thực, không ai/cái gì là “trung tâm”, không có “nhân vật chính”, không
“sự kiện trọng tâm” mà bất cứ ai/chuyện gì cũng đáng để ngòi bút văn chương hướng vào.
Điều đó, được xem như kết quả tất yếu của quá trình nới rộng đối tượng, phạm vi và cách
thức phản ánh hiện thực – một trong những chuyển biến mang tính bước ngoặt trong nhận
thức về mối quan hệ hiện thực – văn chương của văn học hiện đại. Đặc biệt, với tác phẩm
“Tờ khai visa”, để tạo thuận lợi cho tác giả có thể đi sâu vào những lớp, những mảnh vụn
hiện thực được cài lắp theo dòng người vào Lãnh sự quán, có sự trợ lực đắc dụng của
những “mã số”. Nói cách khác, từ những “mã số” (cách tác giả gọi tên các nhân vật trong
truyện), độc giả có thể tiếp cận được nhiều mảng hiện thực chồng chéo, đan cài trong tác
phẩm.
Không có một hiện thực nào lên ngội “chủ soái” để rồi đẩy gạt những những mảnh
hiện thực khác ra vùng ngoại biên trong “Tờ khai visa”. Song, trước khi đến với tinh thần
bình đẳng ấy, tác giả cũng phải tạo một cái cớ, một tình huống có vai trò như một chiếc la
bàn dẫn đường trước khi tác giả đi vào vòng mê cung của tác phẩm. “Chiếc la bàn” ấy
trong “Tờ khai visa”chính là việc hoàn thành thủ tục tờ khai tại Lãnh sự quán Mỹ, tại


13

Hàng Láng, Hà Nội, bước cuối cùng trong việc hiện thực hóa “ước mơ Mỹ” của nhiều
người. Từ đây, từ cách gọi “Số Một”, “Số Hai”, “Số Ba”, “Số Bốn”, tác giả bắt đầu đưa
người đọc vào “mê cung trận địa” với bức tranh hiện thực không toàn vẹn, nhất quán. Với

Số Một, đó là hiện thực của những doanh nhân trong thời đại kinh tế thị trường với những
“thương vụ”, “đối tác Mỹ”. Số Hai mở ra hiện thực của những cuộc hôn nhân ngoại lai
với nhiều viển ảnh, có thể bình yên, phẳng lặng, cũng có thể phải đối mặt với những tình
cảnh trớ trêu: trở thành nạn nhân trong đường dây buôn người, đối mặt với nạn phân biệt
chủng tộc của nhà chồng ngoại quốc hay sự thay lòng của cô gái trước kim tiền khi đã đặt
chân đến thành phố của tượng tự do, bên cạnh sự đan cài của những mảnh vụn hiện thực
như: việc cưới xin với những phong tục rườm rà, khẩu vị của độc giả báo chí hiện nay. Số
Ba lại tiếp tục với mảng hiện thực về những du học sinh phải “nằm gai nếm mật”, cư trú
trong căn trọ như “biệt giam cấm cố”, đối mặt thường trực với nạn bạo hành, phân biệt
chủng tộc, những toan tính khéo léo để có thể ở lại đất Mỹ lâu hơn và hiện thực của
những ngoại kiều “vừa chạy tới chạy lui vào cho được quốc tịch Mỹ”, “mỗi tháng đi lĩnh
trợ cấp của Mỹ”, “lại vừa nhem nhẻm chửi Mỹ” để nhằm phụ đỡ cho gia đình ở cố
hương. Số Bốn thì đến với độc giả với thân phận “ra đi có trật tự ODP” nhưng lại có ước
mơ đổi đời bằng cờ bạc. Ngoài ra, phải còn kể đến, xuyên suốt các câu chuyện của các
nhân vật luôn có có sự đồng hành của lớp hiện thực “không tưởng” về nước Mỹ, có lúc
tách bạch, có lúc xuyên thấm vào câu chuyện của mỗi nhân vật: vấn nạn buôn bán nô lệ,
nạn phân biệt chủng tộc, nỗi lo sợ của chính phủ Mỹ với dân nhập cư (thông qua các điều
khoản trong tờ khai visa); đường dây buôn bán trẻ em và phụ nữ và hiện thực về những
thủ tục rườm rà, phức tạp, đánh đố nhiều người tại buổi khai visa ở Lãnh sứ quán. Có thể
nhận thấy rằng, có lớp hiện thực này chứa đựng vô số chất liệu của cuộc sống, từ những
điều bình thường đến bất thường, từ những điều tốt đẹp, cao cả đến tầm thường, nghịch
dị, đốn mạt, trộn lẫn ánh sáng chan hòa và mịt mù bóng tối. Các thân phận thương gia, du
học sinh, ngoại kiều với những ước mơ, dự định, những toan tính rất riêng nhưng được
đưa lên cùng một mặt sàn giá trị sòng phẳng, khó mà phân định rạch ròi, đúng sai, tốt xấu.
Sự sắp xếp các mảnh hiện thực trong tác phẩm, không tuân thủ theo một nguyên
tắc nào, góp phần thể hiện rất rõ một bức tranh hiện thực đa cực, hỗn độn, nhằm thể hiện


14


quan niệm hiện thực phân mảnh và quan niệm về con người về khả năng mang xung lực
khác nhau trong trăm ngàn mảnh vỡ của hiện thực cuộc đời. Truyện chia làm nhiều khúc,
đoạn. Đoạn một cũng là khúc mở đầu nói về chuyện đi đăng ký visa, khúc hai lan man từ
chuyện bà Man Nương đến chuyện Thị Mầu, Thị Kính, chuyện vị cao tăng Tì Ni Đa Lưu
Chi… hóa ra là chuyện những cái bóng đè lên nhau. Cũng ở đoạn hai này, còn lan man
sang chuyện giống cái, giống đực, chuyện lấy ta lấy tây… Đoạn thứ ba nhảy sang chuyện
du học sinh dây đưa ở lại nước sở tại, đoạn thứ tư bước sang chuyện ăn chơi của giới con
nhà giàu đi du học, đoạn năm tạt sang thế giới tự do của nước Mỹ… Trong một thiên
truyện ngắn nhưng tác giả cứ nhảy cóc từ chuyện này sang chuyện khác, dây dưa thóc
mách, dây cà ra dây muống, từ không gian đến thời gian – những nền tảng tạo nên một
bức tranh hiện thực đa cực, phi trung tâm.
Việc gọi tên các nhân vật bằng các mã số cũng đem đến nhiều sắc thái thẩm mỹ và
đắc dụng trong việc khẳng định một hiện thực bất tuân nguyên tắc trong tác phẩm. Việc
mờ hóa trong tạo hình nhân vật, vốn dĩ là thủ pháp đặt trưng trong nghệ thuật xây dựng
nghệ thuật của Hồ Anh Thái, trong tác phẩm được thể hiện qua việc gọi tên người bằng
các con số. Ta không biết nhân diện, nhân tướng của nhân vật như thế nào, chỉ có thể đúc
rút những kết luận về nhân vật thông qua những mảng hiện thực có sự xuất hiện của nhân
vật đó bằng cách nối ghép những mảnh vụn vặt được cài cắm khắp nơi trong tác phẩm. Số
hóa, kí hiệu hóa nhân vật là cách tác giả phổ quát hóa những hiện tượng trong tác phẩm,
nhằm đưa đến cho độc giả một nhận thức về sự phổ biến của những câu chuyện trong
thiên truyện. Đó không phải là chuyện của riêng ai mà là chuyện của muôn nhà, muôn
người. Đó không phải đây là một hiện tượng thiểu số mà đã xuất hiện trong cuộc sống với
số lượng đông đảo; con người vì thế cũng cần lưu tâm, chú ý. Số hóa nhân vật, Hồ Anh
Thái đã tuân thủ thi pháp của hậu hiện đại, khi tác phẩm không có nhân vật nào là nhân
vật chính. Truyện “Tờ khai visa” cũng vậy, mỗi đoạn/khúc truyện đều xuất hiện một nhân
vật mới đảm nhiệm vai chính trong tính huống, tình tiết truyện. Từ những mã số nhân vật
này, con người được đặt chung một thang bậc giá trị, khó mà phân định đúng sai, tốt xấu.
Hơn thế nữa, đây cũng là hình thức để tác giả có thể đi vào hiện thực cuộc đời từ nhiều
chiều hướng bởi lẽ những mã số không thể dự đoán trước kết cục của các nhân vật, mà



15

mở ra nhiều khả năng. Điều ấy nhằm tôn tạo một bức chân dung hiện thực bề bộn, nhiều
góc khuất, nhiều trạng thái, nhiều giá trị chứ không đơn điệu kiểu mở đầu ta thắng địch
thua và khi kết thúc phải giong lên những tiếng hát lạc quan cho đúng quy phạm nghệ
thuật trong văn học một thời.
2.2. Cảm quan về con người trong truyện ngắn “Tờ khai Visa” của Hồ Anh Thái
2.2.1. Con người bản năng, dị biệt
Con người bản năng, dị biệt là một trong những nét nổi bật của “Tờ khi visa”, nhìn
từ phương diện quan niệm nghệ thuật về con người.
Bản năng là khuynh hướng vốn có của một sinh vật đáp lại một tác động hay điều
kiện cụ thể. Bản năng thường là những mẫu thừa hưởng của những phản ứng đáp lại một
sự kích thích như một phản xạ tự nhiên. Đối với loài người, bản năng dễ thấy nhất khi
quan sát những hành vi về thân thể, xúc cảm hoặc giới tính, bởi chúng đã được xác định
rõ ràng về mặt sinh học.
Những nhân vật trong “Tờ khai visa” trước hết đã chứng minh được rằng mỗi cá
nhân là bản thể độc lập. Cũng từ đó mà hiển hiện lên cả trên trang giấy những con người
dị biệt. Mỗi người đều đi đến Mỹ nhưng với một mục đích riêng, không ai giống ai.




Ông Số Một đến Mỹ lần thứ ba để làm một thương vụ.
Bà Số Hai cũng không rõ mục đích đến chỉ biết bà không rành tiếng Anh.
Cô Số Ba thì sang Mỹ để “đỡ nhớ” chồng ngoại quốc của mình sau khi về thăm

mẹ ở Việt Nam.
− Anh Số Bốn thì đi du học.
− Còn anh tên Phúc thì quay trở về Mỹ vì trước đó đã được người cha thuộc diện

làm việc cho chính quyền Sài Gòn cũ bảo lãnh sang.
….
Đó là những lí riêng của mỗi người. Tuy nhiên, tất cả đều đến Mỹ để tìm kiếm một
thứ gì đó cao xa hơn, tự do hơn, xán lạn hơn; thậm chí là chạy theo số đông. Nhưng hiện
thực không đơn giản như vậy. Bản thân con người họ cũng không đơn chiều, không chỉ có
lí trí, mà còn có bản năng. Vì tạo hóa không công bằng, rạch ròi nên con người thường
phải chịu nhiều ẩn ức, kiềm hãm, thiệt thòi về những nhu cầu bản năng chính đáng. Một


16

khi môi trường, hoàn cảnh sống đi ngược lại với quy luật phát triển bình thường của con
người, thì con người cũng có những biểu hiện chống đối lại nó. Nhân vật nổi loạn được
tác giả khai thác ở nhu cầu hạnh phúc đời thường, tình yêu trần tục, trong đó các vấn đề
tình dục luôn được đề cập đến.
Vấn đề tình dục như là một nhu cầu tự nhiên của con người. Hồ Anh Thái đã rất
nhiều lần nhắc đến yếu tố tính dục trong “Tờ khai visa” nhưng tất cả không được phép
hiện lên tự nhiên với nhu cầu bản năng trong khi các nhân vật đều muốn sống và đang
sống hằng giờ trong cuộc đời bằng bản năng. Tất cả đều bị tờ khai visa, ước mơ Mỹ và
những thủ tục sang Mỹ kiềm hãm hoặc biến thành những thứ tích cực tuyệt đối.
Đó là hiện tượng “bóng đè” mà Hồ Anh Thái đã “nhại” từ Đỗ Hoàng Diệu.
“Cái bóng của tôi cũng rút ngắn dần, đè lên bà Số Hai bây giờ thành người đứng
đầu… Ngày xưa bà Man Nương nằm ngủ trước thềm chùa, một vị cao tăng chỉ vô ý bước
qua người bà để vào bên trong chùa mà làm cho bà Man Nương mang thai, màn kịch
đem con bỏ trước chùa diễn ra hệt như trong chuyện Thị Mầu đem trả con cho Thị Kính
đi tu mà chẳng thoát.
Nhờ cái nắng chang chang đổ bóng tôi đè lên bà Số Hai, chẳng gây hậu quả gì,
nhưng đọc được những điều thầm kín trong đầu bà ta.
Tôi còn bị bóng của mấy chục người cuối hàng mượn ánh mặt trời mà đè lên tôi
giúi giụi chống đống như kiểu tạp giao quần giao cơ.”

Vốn tiếng Anh của Bà Số Hai cũng gây nên tình huống dở khóc dở cười khi bà khai
ở ô số 7 (ô giới tính). Vậy mà bà suy nghĩ nó thành “sex” đúng như nhu cầu tính dục nổi
lên trong đầu bà:
“Sex: Male/Female Sex thì rõ ràng người ta muốn bà khai rõ chuyện tình dục,
không dưng hỏi chuyện tình dục, chắc là để ngăn ngừa chuyện chung chạ bừa bãi trên
đất nước bạn. Còn Male/Female là Giống đực/Giống cái, chuyện tế nhị mà bám sát hỏi gì
mà ráo riết thế, lại còn phải khai báo sinh hoạt với đối tượng nào.”
“Vậy thì bà đây giống phượng giống công, danh gia vọng tộc, lá ngọc cành vàng, bà
quyết liệt hạ bút vào Sex: No. Không. Bậy bạ không, dứt khoát không. Triệt để không.


17

Giống đực cũng không mà giống cái cũng không. Không bất cứ một đối tượng nào”. Vậy
thì mới được đi Mỹ chứ.
“Còn Cô Số Ba hay còn gọi là cô nổi lửa lên em thoạt nhìn mặt đã thấy lửa thấy
bếp thấy nồi niêu bát đĩa. Hai con ốc nhồi thao láo trên một cái đĩa tây”. Cách miêu tả
“nhại” “Ốc nhồi” (Hồ Xuân Hương) thế này lại gợi ra một hình tượng tính dục. Cô Số Ba
đã tìm được “quân tử” “bóc yếm” đời mình. Một “Tú ông” – nhà nghiên cứu đã “lăn vào
đòi cưới” cô “gái” – giáo viên dạy múa ba lê. Các nhân vật kiểu thế này của Hồ Anh Thái
dấn thân vào con đường băng hoại đạo đức khi mà nền tảng truyền thống bị phá vỡ trong
gia đình. Hôn nhân không tình yêu và mải mê chạy theo nhu cầu vật chất của những
người trong cuộc cũng là nguyên nhân dẫn đến những bất hạnh của con người.
Rồi tiếp đến, trong ngăn phụ của nhân vật “tôi”, viên bảo vệ tìm được “ một cái bao
cao su Trust sót lại từ một chùm ba cái”. Nhưng tất cả đều được lái theo hướng: “Ít ra
cũng là một bằng chứng về một người rất thận trọng trong quan hệ, người ấy khó có thể
là kẻ vận chuyển trái phép HIV vào nước Mỹ.”
Bên cạnh nhu cầu tình dục, các nhân vật cũng tự hiện lên trần trụi với tất cả
những gì thật nhất của mình, có cả cái dở, cái tầm thường.
Họ học thuộc lòng bài phỏng vấn: “Người ngồi ngồi tụng bài kinh tiếng Anh tí nữa

trả lời nhân viên lãnh sự sao cho trôi chảy. Người đứng đứng đổi chân theo kiểu cò lả
cũng đang ôn bài để chiều nay bốn giờ quay lại trả lời phỏng vấn sao cho không đến nỗi
ông nói gà bà nói vịt”.
Họ không thể tự tin đi lên bằng thực lực của mình: “Tôi thì yên tâm đi, thực khách
ngoại giao của bố tôi thu xếp cả rồi, đến đây chỉ và vấn đề thủ tục.”
Họ dở tiếng Anh, chỉ nói “No, Never” là giỏi, cô số Ba còn nhầm lẫn nghĩa Sex
(“giới tính”) thành tình dục.
Họ đang dùng bản năng và sống với những gì thật nhất của cuộc đời mình nhưng lại
cố tình không thừa nhận nó mà vươn đến cái ảo ảnh xa vời. Họ “say no” với tất cả những
gì ngăn cản giấc mơ đến Mỹ của mình. Bước vào được đại sứ quán là vào được cửa ngõ
một nước lớn, nhẫn nại khai cho đủ 35 điều trong tờ khai visa để đi Mỹ, mất thêm mấy


18

tháng trời lao đao, chạy chọt qua nhiều cửa ải, giờ ngồi trong phòng chờ sân bay vẫn còn
nơm nớp sợ có đứa phá ngang, sợ bị trục trặc phải quay về. Vì họ đặt tất cả niềm tin,
tương lai vào tờ khai visa, nơi đất Mỹ tự do.
Và phía sau sự nhốn nháo ấy ta bắt gặp khuôn mặt đích thực của cuộc sống, nhận ra
cái hữu lý và cái phi lý của cõi nhân sinh: “Tin vào bảy câu hỏi ấy thì hoá ra sống ở Mỹ
và vào được nước Mỹ toàn là những con người trong sạch, nước Mỹ đã là mô hình kiểu
mẫu, là thiên đường trên cái hành tinh bấn loạn này rồi. Nhưng hình như đấy chỉ là
những câu hỏi mang tính trắc nghiệm, người ta hỏi cho có hỏi, hỏi xem đối tượng thành
khẩn đến mức độ nào mà thôi.”
2.2.2. Con người tha hóa
Trong văn học Việt Nam, nhân vật tha hóa thực sự xuất hiện cùng với trào lưu văn
học hiện thực phê phán 1930 – 1945. Trong xã hội thực dân nửa phong kiến, tình trạng
con người tha hóa diễn ra khắp nơi, diễn ra ở mọi đối tượng. Hiện thực xã hội đen tối đó
được các nhà văn phản ánh đậm nét như Ngô Tất Tố với Tắt đèn…; Nam Cao với Chí
Phèo, Trẻ con không được ăn thịt chó, Đời thừa, Mua nhà...; Nguyễn Công Hoan với Báo

hiếu trả nghĩa cha, Báo hiếu trả nghĩa mẹ, Xuất giá tòng phu, Mất cái ví, Cụ chánh bá
mất giày, Đàn bà là giống yếu, Oẳn tà roằn...; Vũ Trọng Phụng với Giông tố, Số đỏ, Vỡ
đê…; Nguyên Hồng với Bỉ vỏ… Thời kì văn học 1945 – 1975, do chú trọng các nhiệm vụ
chính trị, lấy việc phản ánh và động viên kịp thời cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc làm
mục đìch tối thượng nên văn học chưa đi sâu vào phản ánh cuộc sống thường nhật của
con người, chưa đi sâu vào khám phá số phận và hạnh phúc cá nhân.
Tuy nhiên, từ sau thắng lợi của mùa xuân năm 1975, đặc biệt sau đổi mới 1986,
đất nước bước vào thời kỳ mới, văn học cũng bị chi phối bởi quy luật của thời kì mới. Số
phận con người cá nhân trở thành mối quan tâm hàng đầu của văn học vì thế con người
tha hóa trong văn học được phục hưng trở lại. Bên cạnh cái đẹp, cái anh hùng, cái cao cả,
con người trong văn học giờ đây còn có cả cái xấu xí, cái thô kệch, thấp hèn. Đó là những
hiện tượng tiêu cực, sự tồi tệ, sự tha hoá, nhếch nhác của xã hội, sự suy đồi đạo đức của
con người. Nhà văn không chỉ miêu tả khát vọng sống, hạnh phúc cá nhân, tính yêu lứa
đôi mà nhà văn còn đi sâu vào miêu tả sắc dục của con người – một “vùng cấm địa” mà


19

trước kia ít nhà văn dám động tới. Một số nhà văn còn đi sâu vào khám phá thế giới thế
giới tâm linh, tiềm thức, giấc mơ… của con người. Đây là một thế giới phức tạp và đầy bí
ẩn của con người, để hiểu được con người bên trong con người. Từ đây con người được
nhìn nhận một cách trọn vẹn, đầy đủ hơn. Đặc biệt, nhà văn thực sự trăn trở về tình hình
tha hóa của con người trong cuộc sống ngày nay. Khai thác đề tài đạo đức xã hội, Hồ Anh
Thái đã thể hiện bản lĩnh trong việc dùng ngòi bút tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh
giữa cái tốt đối với cái xấu, cái đạo đức với cái phi đạo đức vì sự tha hoá diễn ra mọi lúc,
mọi nơi, lúc nhanh, lúc chậm. Nó như một thứ vi trùng len lỏi một cách tinh vi vào từng
con người, làm biến đổi nhân cách con người. Hồ Anh Thái đi sâu vào những góc khuất,
góc tăm tối nhất trong tâm hồn con người để gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về nhân cách
con người trong xã hội hiện nay. Cuộc sống không chỉ có cái đẹp, cái cao cả như một thời
văn chương ngợi ca mà cuộc sống còn chứa đựng cả cái ác, cái xấu, cái sai trái. Đó là

mảnh đất màu mỡ cho sự sinh sôi nảy nở của những hiện tượng tiêu cực, sự tồi tệ, sự tha
hoá, sự suy đồi về đạo đức của con người. Ở đó có những con người bạc ác, đểu cáng, có
những con người vụ lợi, dối trá. Đây là kiểu nhân vật bị thoái hóa về nhân cách, bị vấy
bẩn về tâm hồn.
Khám phá con người bằng cái nhìn đa diện, nhiều chiều, xoáy sâu vào đời sống nội
tâm, nhà văn đã góp được một tiếng nói thành thật về con người. Trong Tờ khai visa của
Hồ Anh Thái, hình ảnh chiếc bóng xuất hiện nhiều lần, phải chăng chiếc bóng chính là
biểu trưng cho cái mặt trái, cái khuất lấp của những con người mà nhìn bề ngoài có vẻ văn
minh, lịch sự. Nhà văn chỉ ra các nhân vật với đủ loại nghề nghiệp “tri thức”: người đi
dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, tiến sĩ, du học sinh,… Trong tác phẩm, nhà văn
không khắc hoạ chân dung một vài cá nhân mà dựng lên chân dung của số đông. Phải
chăng vì trong “tấn hài kịch” của cuộc sống thời hiện đại, không ít người đã lao vào
những ham hố danh vọng, tiền tài mà bán rẻ nhân cách? Trước hết là căn bệnh “vọng
ngoại”, “sùng ngoại” của một số người. Có rất nhiều trí thức ta hoà vào dòng người nối
đuôi nhau ngày này qua ngày khác mải miết với việc chờ khai visa để đi Mỹ. Có những
người khác nhau về công việc, về nguồn gốc nhưng lại có chung niềm tin tưởng và hãnh
diện bất chấp những thủ tục rườm ra rắc rối bất chấp cái nắng như thiêu như đốt của xứ sở


20

nhiệt đới: “Cửa ngõ vào nước Mỹ nắng chang chang. Nắng mật ong vàng” để hàng chầu
chực hằng ngày trước cửa lãnh sự quán. Đó là những kẻ lúc nào cũng mơ đến một miền
đất nào đó ngoài tổ quốc tươi đẹp, tự do hơn bản xứ.
Đi nước ngoài trở thành mục đích tối thượng, mỗi con người là một phiến đoạn,
nhưng họ gặp nhau ở điểm là hướng tới nước Mỹ để được đổi đời, giàu sang phú quý. Mĩ
bỗng nhiên trở thành miền đất hứa đối với những kẻ “sính ngoại” khiến họ bất chấp tất
cả. Họ có thể là người vừa tập tọe vài ba chữ tiếng Anh: “Bà Số Hai hoang mang nhất ở ô
số 7. Bà phải tạm bỏ qua, khai cho hết tất cả những ô khác rồi mới quay lại ngập ngừng
ô số 7. Cái ô khỉ gió này ám ảnh bà qua suốt 28 ô còn lại. Vốn tiếng Anh trung tâm ngoại

ngữ ban đêm nhiều lần chốn học của bà bây giờ quay cuồng quanh ba chữ: Sex:
Male/Female. Sex thì rõ ràng người ta muốn bà khai rõ chuyện tình dục, không dưng hỏi
chuyện tình dục, chắc là để ngăn ngừa chuyện chung chạ bừa bãi trên đất nước bạn”.
Những kiểu người muốn vươn xa nhưng không có năng lực, kém hiểu biết lại được đào
tạo trong muôn vạn kiểu trung tâm ngoại ngữ xô bồ nên vô cùng hoang mang trước những
con chữ đơn giản nhất. Đáng buồn cười hơn là sự ngu dốt ấy lại đi kèm với những suy
nghĩ “sâu xa” để rồi không ngần ngại ghi No ở dòng khai giới tính với tinh thần quyết liệt
về sự trong sạch của mình.
Bên cạnh đó là kiểu người bất chấp mọi gian khổ để được tá túc ở Mĩ quốc như
anh chàng Số Bốn. “Căn phòng bốn mét vuông dưới tầng hầm như chuồng cọp Côn Đảo
trên đất Mỹ. Chàng chỉ cho phép mình được thuê một chỗ ngủ qua đêm như thế.”. Nếu
như chuồng cọp ở Côn Đảo do Mĩ xây trước đây để giam giữ tù nhân thì khi sang đến
được mệnh danh là xứ sở của Tự do rồi vậy mà Số Bốn vẫn sống trong cái chuồng cọp ấy
và cũng chẳng khác gì một tù nhân kiểu mới với một lí tưởng mới hơn. Chẳng phải là độc
lập, tự do nữa mà là giấc mơ đổi đời. Chàng ta chịu bao khó khăn vất vả, nhẫn nhục chờ
ngày thành đạt trên xứ lạ, để giúp cho gia đình thay da đổi thịt: “Cha mẹ chàng cũng đã
chuyển được từ một làng chài Thái Bình về xây nhà ở thủ đô. Một cuộc đổi đời thực sự
nhờ bảy năm chàng nếm mật nằm gai trên đất Mỹ, mỗi năm chàng gửi cho cha mẹ số tiền
tiết kiệm Ba ngàn đô.”. Tâm lí trách nhiệm đè nặng lên anh ta như biết bao đôi vai khác
mang danh Việt Kiều: Bà thím dắt đến thằng con mười bảy tuổi, khóc mếu máo bảo


21

chàng con lo giúp cho em nó lên Hà Nội ăn học, ở lại đi biển thì mười năm nữa nó đến bị
bệnh cột sống như trai làng mất thôi. Chàng biết một ngàn đô ngay lúc này sẽ đổi đời gã
trai đang đứng trước mặt. Đấy cũng là một lý do chàng phải dây dưa kéo dài thời gian
trên đất Mỹ dầu chẳng thích thú gì. Bên cạnh những kiểu người chấp nhận song kiểu luồn
cúi, bất chấp khó khăn để nếm mật nằm gai chờ đổi đời còn có những kiểu các cô gái có
thể quên đi sự nguy hiểm của bản thân để lấy chồng ngoại quốc. Nhà văn Hồ Anh Thái

dẫn dắt ta đi từ chuyện nọ sang chuyện kia theo kiểu “dây cà ra dây muống” rằng chuyện
về cô gái Số Ba kết hôn ở Tây phương thì rất êm đềm và nhạt nhẽo nhưng muốn giật gân
theo kiểu báo chí thì phải: “thu hút độc giả bằng cách để họ về đến nước Mỹ mới lộ ra
rằng gã nọ chẳng phải nhà nghiên cứu văn minh phương Đông gì sất. Gã thuộc đường
dây buôn bán phụ nữ và trẻ em xuyên quốc gia. Cô Số Ba phải tan tành một kiếp hồng
nhan phải làm nàng Kiều chìm nổi năm mươi bang nước Mỹ.” Kì thực cũng chẳng cần
trên báo chí mà nhan nhản những cô gái vì ước mơ đổi đời mà nhiều khi bị đem bán cho
phường buôn phấn bán hương ở xứ người.
Thậm chí, con người tha hóa ấy còn bỏ qua những chuẩn mực đạo đức xã hội. Họ
trở nên nhẫn tâm và tàn ác hơn bao giờ hết. Việc đổi tên thành Frank để nghe như
Frankling và tránh cái tên Phúc đọc theo kiểu tiếng Anh rất kì, nhà văn đã sử dụng bút
pháp ở giễu nhại nhân vật này khá rõ nét. Ngay từ cái tên đã phản ánh được bản chất con
người. Đó là con người tha hóa theo kiểu tàn nhẫn: “tuần trước chở xe máy đưa bồ cũ đi
chơi đường Sài Gòn, bị một cha xe ôm đâm phải, bồ cũ bị trấn thương sọ não vẫn đang
cấp cứu bệnh viện, Phúc thì đến ngày phải về Mỹ, đành giũ áo ra đi để lại một vết thương
chưa lành.”. Điều gì ở bên kia địa cầu vẫy gọi con người khiến họ đan tâm bỏ rơi người
yêu trong lúc thập tử nhất sinh? Rõ ràng con người đã hiện ra ở bản chất xấu xí của mình.
Sự tha hóa còn nổi rõ hơn ở cách học đòi: “tối buồn rủ một cô bạn gốc Phi Líp Pin cùng
lớp đi casino, chơi cho không còn một trò gì trong sòng mà không chơi nữa. Đang chơi
phé đói bụng thì ra quầy lấy đồ ăn miễn phí, ăn Âu, ăn Á gì cũng có, thâu đêm. Quay
roulette mãi chán thì sang bar nhạc sống, nhiều hôm có cả ban nhạc Việt theo kiểu hải
ngoại by night.” Hóa ra cái tươi đẹp, văn minh mà một anh chàng học ngành Hóa đã
quyết tâm rũ bỏ tất cả để sang đất Mĩ là đây.


22

Bên cạnh những con người được gọi bằng số với muôn màu muôn vẻ kiểu tha hóa
thì có những kiểu gương mặt thấp thoáng được nhà văn ghé ngang, “tiện tay” mà ném
thêm những tiếng cười cợt mà không kém phần chua xót. Đó là kiểu nhà sự tha hóa mà

tác giả khéo léo thể hiện qua cách vừa liên văn bản, vừa giễu nhại chính mình làm câu
chuyện thật như đùa, mà đùa cũng như thật: “Ngày xưa bà Man Nương nằm ngủ trước
thềm chùa, một vị cao tăng chỉ vô ý bước qua người bà để vào bên trong chùa mà làm
cho bà Man Nương mang thai, màn kịch đem con bỏ trước chùa diễn ra hệt như trong
chuyện Thị Mầu đem trả con cho Thị Kính đi tu mà chẳng thoát. Không phải là tôi bịa ra
chuyện này, nói có sách, vị cao tăng ấy tên là Tì Ni Đa Lưu Chi, tôi hỏi nhà văn Hồ Anh
Thái bạn của bố tôi được hẳn hoi cái tên nhà sư đọc theo tiếng Phạn là Vinitaruci. Chỉ có
cao tăng mới bước qua người mà làm cho người đàn bà con gái mãn nguyện khai hoa,
thời bây giờ tư duy duy vật có thách vàng thì bóng tôi đè lên bà Số Hai, bà đi thử nước
bọt 50C Hàng Bài thì kết quả chỉ là cạn tuyến nước bọt”. Thực trạng kiểu nhà sư không
thoát khỏi vòng tục thế, vẫn còn vướng bụi trần, chưa dứt được dục vọng. Họa chăng là
cái nhìn suy ngẫm của một người am hiểu về Phật giáo như Hồ Anh Thái trước những
nhiễu nhương trong thời mạt pháp.
Bao nhiêu mặt phải, mặt trái của xã hội thì có bấy nhiêu hạng người được Hồ Anh
Thái đưa ra trước mắt độc giả. Hồ Anh Thái đã cười thói tật của tất cả những người kẻ
“sùng ngoại”. Và bằng nụ cười trào tiếu xuất phát từ cái nhìn nghiêm túc, có phần khắt
khe về cuộc sống nhà văn đã cho thấy một thực tế: có không ít người xung quanh ta, thậm
chí đôi lúc ngay cả chính ta đang ẩn chứa trong mình mầm mống của sự ích kỷ, nhỏ nhen,
thực dụng có thể bộc lộ bất kỳ lúc nào có cơ hội. Mà cuộc sống đâu phải bao giờ cũng
giản đơn, xuôi chèo mát mái. Có những lúc, sự phức tạp của cuộc sống lại chính là
nguyên nhân làm cho con người xấu đi. Cái xấu đó có không chỉ làm tổn hại cá nhân mà
là cả xã hội. Hồ Anh Thái nói nhiều đến cái ác, cái bản năng thú tính của con người.
Những ham muốn bản năng, lối sống thực dụng đã làm băng hoại giá trị đạo đức con
người, khiến con người đánh mất lương tri. Nó làm suy thoái những chuẩn mực văn hoá,
đạo đức tốt đẹp trong cuộc sống. Nó cản trở sự tiến bộ của xã hội. “Tờ khai visa” nói
chung và các truyện trong tập “Tự sự 265 ngày” là một tập truyện phản ánh một cấp độ


23


cao hơn của cái xấu và cuộc đấu tranh của tác giả với cái xấu đang có xu hướng lấn át cái
tốt đẹp. Cái đẹp, cái thiện đang dần vắng bóng, thay vào đó là cái xấu, cái ác, cái phi đạo
đức… Với thiên chức của người cầm bút, Hồ Anh Thái không thể đứng ngoài cuộc và
nhìn với thái độ dửng dưng trước suy thoái của đạo đức. Trang viết của Hồ Anh Thái đã
gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh trước sự xuống cấp của nhân cách con người. Đồng thời,
nhà văn giúp độc giả nhìn rõ hơn thực tế cuộc sống của xã hội Việt Nam trong thời đổi
mới. Con người phải luôn cảnh giác và tránh xa cái phi đạo đức, phi nhân cách, đồng thời
lên án, phê phán những hiện tượng xấu xa, những việc làm sai trái và hy vọng đến sự
thay đổi theo hướng tích cực từ tận sâu trong tâm hồn con người.


24

CHƯƠNG 3. DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TRUYỆN NGẮN
“TỜ KHAI VISA” NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN
3.1. Kết cấu
Từ điển văn học định nghĩa, kết cấu là “Thuật ngữ chỉ sự sắp xếp, phân bố các thành
phần hình thức nghệ thuật - tức là sự cấu tạo tác phẩm, tùy theo nội dung và thể tài gọi là
kết cấu. Kết cấu gắn kết các yếu tố của hình thức và phối thuộc chúng với tư tưởng”.
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, kết cấu được quan niệm là “toàn bộ tổ chức phức tạp
và sinh động của tác phẩm”, thuật ngữ này được phân biệt với khái niệm bố cục, nó
không chỉ là bố cục tác phẩm, mà còn bao gồm cả sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến
trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Và soạn giả người Pháp Etienne Souriau cho rằng: “…
Kết cấu chỉ trật tự, tỉ lệ và mối liên hệ giữa các bộ phận trong một tác phẩm nghệ thuật,
đặc biệt là trật tự và mối liên hệ được tạo nên bởi một dụng ý quan trọng của nghệ sĩ.”.
Như vậy, cốt lõi của khái niệm kết cấu bao gồm hai phương diện: Thứ nhất, đó là sự bố
trí, sắp xếp các yếu tố, bộ phận của tác phẩm theo trình tự và nguyên tắc nào đó; Thứ hai,
đó là sự liên kết giữa các yếu tố, bộ phận đó với nhau và với tư tưởng chủ đề trong tác
phẩm, là sự phù hợp giữa chất liệu, hình thức với nội dung để tạo nên tính chỉnh thể, toàn
vẹn của tác phẩm. Đối với truyện ngắn, một thể loại mang đặc trưng ngắn gọn - dung

lượng nhỏ, đòi hỏi người viết phải “dồn nén” hiện thực và bố trí, sắp xếp các thành phần,
các yếu tố thuộc về chất liệu vừa khoa học, vừa có tính nghệ thuật cao nhất. Vì thế, sự hấp
dẫn và chất lượng nghệ thuật của truyện ngắn phụ thuộc rất nhiều vào kết cấu.
3.1.1. Lối kết cấu mảnh đoạn
Kết cấu mảnh đoạn được xem là một phương thức kết cấu đặc sắc, khá tiêu biểu cho
dạng thức “phi trung tâm”. Sử dụng kiểu kết cấu này, tác giả tái hiện câu chuyện bằng
cách lắp ghép các mảnh sự kiện, biến cố, dòng tâm lí ở những thời điểm và không gian
khác nhau. Ở đó, mỗi sự kiện vừa có tính độc lập tương đối, vừa quan hệ với nhau, bổ
sung, hỗ trợ nhau để tạo nên tính chỉnh thể, thống nhất cho tác phẩm. Giữa các đơn vị
trong truyện không có quan hệ nhân quả - với nghĩa điều được kể trước sẽ dẫn đến điều
được kể sau như trật tự tuyến tính truyền thống. Thay vào đó, giữa chúng có thể diễn ra sự
ngắt quãng, đứt gãy về thời gian và sự gián cách, dịch chuyển về không gian. Chính vì thế


25

mà cốt truyện thường có tính phân rã thành những nhánh, những mảnh vỡ hiện thực rời
rạc. Những “mảnh vỡ” được tái hiện trong những câu chuyện nhỏ trong tác phẩm qua
những điểm nhìn khác nhau, với giọng điệu khác nhau của các nhân vật tạo nên những ấn
tượng và trải nghiệm đa chiều về thế giới. Người kể chuyện (hiển hiện hoặc hàm ẩn) là
người xâu chuỗi những tình tiết, sự kiện phi tuyến tính, phi nhân quả đó, kể lại cho độc
giả theo một mạch liên kết, một dụng ý nào đó mà thường khi đọc xong tác phẩm, người
đọc mới lí giải, tổng kết được.
Trong truyện ngắn “Tờ khai visa”, Hồ Anh Thái sử dụng khá nhuần nhuyễn kiểu loại
kết cấu mảnh đoạn. Dường như cốt truyện đã bị “nghiền nát”, đập vỡ thành những mảnh
vụn rời rạc, lỏng lẻo, không theo một trật tự thời gian hay mối quan hệ nhân quả nào.
Điều này rõ trong việc tác giả chia câu chuyện thành nhiều đoạn, khúc. Ứng với mỗi
đoạn, khúc ấy là sự xuất hiện một nhân vật mới đảm nhiệm vai chính trong tình huống,
tình tiết truyện. Chẳng hạn đoạn mở đầu truyện, Hồ Anh Tháo thuật lại câu chuyện đi
đăng ký visa tại cổng đại sứ quán. Tiếp nối mạch truyện là những “mảnh đoạn” khác, đó

là chuyện của ông Số Một, bà Số Hai, cô Số Ba, chuyện của anh chàng du học sinh Số
Bốn và lại chuyển sang chuyện của “người ngày hôm qua - anh chàng thuộc diện ra đi có
trật tự ODP” và “người hiện ra ở khoảng diện tích hai viên gạch vỉa hè - tên là Phúc”. Ở
từng “mảnh đoạn”, Hồ Anh Thái dường như cứ nhảy cóc từ chuyện này sang chuyện
khác, “dây dưa thóc mách”, “dây cà ra dây muống”. Chuyện của những người đi đăng kí
visa nhưng lại lang sang các chuyện khác, từ chuyện bà Man Nương đến chuyện Thị Mầu,
Thị Kính, chuyện vị cao tăng Tì Ni Đa Lưu Chi… hóa ra là chuyện những cái bóng đè lên
nhau. Lại nói cả đến chuyện giống cái, giống đực, chuyện lấy ta lấy tây… Và cả những
“mảnh chuyện” du học sinh dây đưa ở lại nước sở tại, chuyện ăn chơi của giới con nhà
giàu đi du học và đến cuối cùng tạt sang thế giới tự do của nước Mỹ… Hồ Anh Thái đang
cố tình “chẻ nhỏ” và biến câu chuyện đăng kí visa thành một “thế giới” với vô vàn những
câu chuyện nhỏ hơn. Mỗi câu chuyện nhỏ xoay quanh từng nhân vật, mỗi người có một
chuyện đời rất khác nhau nhưng gắn với dòng mạch chung là “giấc mơ Mỹ”. Rõ ràng, với
cách lắp ghép các câu chuyện vào nhau, pha trộn kết nối cả những vấn đề mang tính
huyền thoại, cổ xưa, hoặc ngay trong thực tại đang diễn ra, Hồ Anh Thái đem đến cho


×