Một số vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn
lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1.1. Vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động.
1.1.1.1. Khái niệm về vốn lưu động.
Đối với mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh thì phải có vốn và trong nền kinh tế thị trường vốn là điều kiện tiên quyết
có ý nghĩa quyết định tới sự thành bại trong kinh doanh của doanh nghiệp. Vì
thế nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc
nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vậy vốn là gì? Có
thể hiểu: “Vốn là một phạm trù kinh tế. Vốn là biểu hiện bằng tiền của tất cả giá
trị các tài sản được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, là giá trị ứng ra ban đầu cho các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh
nghiệp nhằm mục tiêu sinh lời”.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần
hội tụ đầy đủ 3 yếu tố: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Khác với
tư liệu lao động và sức lao động được sử dụng lâu dài, đối tượng lao động chỉ tham
gia trong từng chu kỳ sản xuất kinh doanh và không giữ nguyên hình thái vật chất ban
đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm. Bộ phận
đối tượng lao động này xét về hình thái hiện vật được gọi là tài sản lưu động. Nếu xét
về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Tóm lại, vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước để hình thành
tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp thực hiện được thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân
chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần, tuần hoàn liên tục và hoàn
thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.
1.1.1.2. Đặc điểm của vốn lưu động
Là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ nên đặc điểm vận động của vốn lưu
động chịu sự chi phối của bởi những đặc điểm của TSLĐ. Do đó vốn lưu động
có những đặc điểm sau:
+ VLĐ chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, hết chu kỳ đó doanh nghiệp
thu hồi được VLĐ và dùng VLĐ cho chu kỳ sản xuất tiếp theo.
+ VLĐ dịch chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được thu hồi
toàn bộ khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh khi doanh nghiệp bán được hàng
hoá sản phẩm, thu tiền bán hàng về.
+ Kết thúc một chu kỳ sản xuất thì VLĐ cũng hoàn thành một vòng tuần
hoàn. Việc hoàn thành một vòng tuần hoàn đồng nghĩa với một phần lãi của
doanh nghiệp được xác định.
1.1.2. Phân loại vốn lưu động của Công ty.
Để quản lí và sử dụng VLĐ có hiệu quả cần phân loại VLĐ của doanh
nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Có những cách phân loại sau :
+ Dựa vào vai trò từng loại VLĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh,
VLĐ được chia thành ba loại :
- VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất : bao gồm giá trị các khoản nguyên vật
liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế…
- VLĐ trong khâu sản xuất : Bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở
dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển.
- VLĐ trong khâu lưu thông : Bao gồm các giá trị thành phẩm, vốn bằng
tiền, các khoản vốn đầu tư ngắn hạn, các khoản thế chấp, kí cựơc, kí quĩ ngắn
hạn…
Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bổ của VLĐ trong từng khâu của
sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu VLĐ hợp lí sao cho
có hiệu quả sử dụng cao nhất.
+ Dựa vào hình thái biểu hiện, VLĐ được chia thành hai loại :
- Vốn vật tư, hàng hoá: Là các khoản VLĐ có hình thái biểu hiện bằng hiện vật
cụ thể như nguyên, nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm…
- Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn tại quĩ, tiền gửi
ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn…
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ,
đồng thời cũng là cơ sở để doanh nghiệp đánh giá khả năng thanh toán của mình.
1.1.3. Kết cấu vồn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng.
* Kết cấu vốn lưu động
Kết cấu VLĐ là tỷ trọng của từng bộ phận vốn hay từng khoản vốn bị
chiếm trong tổng số VLĐ của doanh nghiệp.
* Các nhân tố ảnh hưởng tới kết cấu VLĐ
+ Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư: khoảng cách giữa các doanh
nghiệp với nơi cung cấp; khả năng cung cấp của thị trường; kỳ hạn giao hàng và
khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng; đặc điểm thời vụ của chủng
loại vật tư cung cấp.
+ Các nhân tố về mặt sản xuất: đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sản xuất
của doanh nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ
sản xuất; trình độ tổ chức quá trình sản xuất.
+ Các nhân tố về mặt thanh toán: phương thức thanh toán được lựa chọn
theo các hợp đồng bán hàng; thủ tục thanh toán; việc chấp hành kỹ luật thanh
toán của các doanh nghiệp.
1.1.4. Nguồn hình thành VLĐ của doanh nghiệp.
Vốn lưu động của doanh nghiệp có thể được hình thành từ nhiều nguồn
khác nhau như từ vốn vay, vốn chủ sỡ hữu hay một số nguồn khác và ứng với
mỗi nguồn vốn huy động thì có chi phí sử dụng vốn khác nhau.
1.1.4.1. Phân loại theo quan hệ sở hữu vốn.
Vốn lưu động của doanh nghiệp có thể được huy động từ những nguồn vốn sau:
* Nguồn vốn chủ sở hữu: thể hiện một bộ phận VLĐ được tài trợ bằng
nguồn vốn chủ sỡ hữu của doanh nghiệp. Bao gồm:
+ Nguồn vốn góp của chủ sở hữu (vốn góp ban đầu và vốn góp bổ sung thêm).
+ Lợi nhuận để tái đầu tư.
* Các khoản nợ phải trả: thể hiện phần VLĐ được tài trợ bằng nguồn vốn
nợ. Bao gồm:
+ Nợ tín dụng: là các khoản nợ vay của ngân hàng và của các tổ chức tín
dụng, các khoản nợ có tính chất chu kỳ.
+ Nợ chiếm dụng: là phần VLĐ được tài trợ bởi nguồn vốn mà doanh
nghiệp đi chiếm dụng được như: nợ phải trả cho người bán, phải trả công nhân
viên, thuế phải trả nhà nước, các khoản phải trả phải nộp khác.
1.1.4.2. Phân loại theo thời gian huy động vốn.
* Nguồn VLĐ thường xuyên là: nguồn vốn hình thành nên một lượng tài sản
lưu động nhất định bao gồm mức dự trữ hàng tồn kho và các khoản vốn trong
thanh toán (nợ phải thu, tạm ứng…). Nguồn VLĐ thường xuyên là tổng thể các
nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng có tính chất dài
hạn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có tác dụng đảm bảo
cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên liên tục.
Nguồn VLĐ thường xuyên được xác định thông qua bảng cân đối kế toán của
doanh nghiệp và tại một thời điểm kinh doanh nó được xác định như sau:
Nguồn VLĐ Tổng nguồn vốn Tổng giá trị còn lại
thường xuyên
=
thường xuyên
-
của TSCĐ và TSDH
khác
Hoặc:
Nguồn VLĐ Tài sản Nợ
thường xuyên
=
lưu động
-
ngắn hạn
* Nguồn VLĐ tạm thời là: nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm)
mà doanh nghiệp sử dụng để đáp ứng các nhu cầu tạm thời về vốn phát sinh
trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bảng cân đối kế
toán nguồn vốn tạm thời được xác định bằng nợ ngắn hạn, bao gồm: các khoản
vay ngắn hạn, khoản trả nợ nhà cung cấp, phải trả công nhân viên, phải nộp
ngân sách Nhà nước, các khoản phải nộp khác…
Trong tất cả các nguồn trên thì nguồn VLĐ được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu
có chi phí sử dụng vốn thấp nhất và rủi ro tài chính cũng thấp nhất, tiếp đến là các
khoản nợ do chiếm dụng và cuối cùng là các khoản nợ chiếm dụng có chi phí sử
dụng vốn lớn nhất và rủi ro tài chính cũng cao nhất. Do vậy mà tùy vào đặc điểm
kinh doanh của ngành mà VLĐ của doanh nghiệp có thể được hình thành từ nguồn
nào là chủ yếu. Trên cơ sở đó doanh nghiệp có các biện pháp huy động vốn thích
hợp để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn và an toàn về mặt tài chính cao.
1.2. Nội dung VLĐ và các phương pháp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp.
1.2.1. Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp.
Trong hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp, thường xuyên phát sinh
nhu cầu VLĐ. Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ cần thiết mà
doanh nghiệp phải ứng ra để hình thành một mức dự trữ hàng tồn kho nhất định
và các khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng tín dụng của người cung
cấp và các khoản chiếm dụng đương nhiên khác (nợ thuế ngân sách Nhà nước,
nợ cán bộ công nhân viên, các khoản nợ khác…)
1.2.2. Các phương pháp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp.
a> Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động thường của doanh
nghiệp.
Phương pháp này căn cứ vào những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng vốn
lưu động ứng ra để xác định vốn lưu động thường xuyên cần thiết.
Trình tự tiến hành của phương pháp như sau:
- Xác định nhu cầu vốn để dự trữ hàng tồn kho cần thiết cho hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng cung cấp cho khách hàng.
- Xác định khoản nợ phải trả cho người cung cấp.
- Tổng hợp nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết của Doanh nghiệp.
* Xác định nhu cầu vốn lưu động dự trữ hàng tồn kho cần thiết.
- Xác định lượng dự trữ nguyên vật liệu chính:
Nhu cầu vốn dự trữ cần thiết nguyên vật liệu chính trong kỳ được xác định.
Dn = Nd x Fn
Trong đó:
Dn : Nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính năm kế hoạch
Nd : Số ngày dự trữ cần thiết về nguyên vật liệu chính.
Fn : Chi phí nguyên vật liệu chính bình quân mỗi ngày trong kỳ kế hoạch.
- Xác định nhu cầu vốn dự trữ đối với các khoản vật tư khác :
Công thức xác định :
Dk = Mk x T%
Trong đó:
Dk : Nhu cầu vốn dự trữ của một loại vật tư khác trong khâu dự trữ năm kế
hoạch của doanh nghiệp.
Mk: Tổng mức luân chuyển của loại vật tư khác trong kỳ kế hoạch.
T%: Tỷ lệ nhu cầu vốn so với tổng mức nhu cầu luân chuyển vốn của doanh nghiệp.
- Xác định nhu cầu vốn sản phẩm dở dang:
Phụ thuộc 2 yếu tố sau:
Chi phí sản xuất sản phẩm bình quân một ngày kỳ kế hoạch.
Chu kỳ sản xuất sản phẩm.
Công thức xác định :
Ds = Pn x Ck
Trong đó :
Ds : Nhu cầu vốn sản phẩm dở dang.
Pn : Chi phi sản xuất sản phẩm bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch.
Ck : Chu kỳ sản xuất sản phẩm.
- Xác định nhu cầu vốn về chi phí trả trước :
Công thức xác định:
Vp = Pd + Ps - Pp
Trong đó:
Vp : Nhu cầu vốn chi phí trả trước trong kỳ kế hoạch.
Pp : Số dư chi phí trả trước ở đầu kỳ kế hoạch.
Ps : Chi phí trả trước dự kiến phát sinh trong kỳ.
Pp : Chi phí trả trước dự kiến phân bổ vào giá thành sản phẩm trong kỳ.
- Xác định nhu cầu vốn thành phẩm:
Công thức xác định:
Dtp = Zn x Ntp
Trong đó :
Dtp : Nhu cầu vốn dự trữ thành phẩm kỳ kế hoạch.
Zn ơ : Giá vốn hàng bán bình quân mỗi ngày kỳ kế hoạch.
Ntp : Số ngày dự trữ thành phẩm.
* Dự kiến khoản phải thu:
Công thức xác định:
Npt = Kpt x Sd
Trong đó: Npt : Nợ phải thu dự kiến kỳ kế hoạch.
Kpt : Thời hạn trung bình cho khách hàng nợ (kỳ thu tiền trung bình)
b> Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của
doanh nghiệp.
Chia làm hai trường hợp :
- Trường hợp thứ nhất : Là dựa vào kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp
cùng loại ngành để xác định nhu cầu vốn cho doanh nghiệp mình.
- Trường hợp thứ hai : Dựa vào tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động ở thời
kỳ vừa qua của doanh nghiệp để xác định nhu cầu chuẩn về vốn lưu động cho
các thời kỳ tiếp theo.
Phương pháp này thực hiện theo trình tự sau :
- Xác định số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu vốn lưu động trong
năm báo cáo. Khi xác định số dư bình quân các khoản phải phân tích tình hình
để loại trừ số liệu không hợp lý.
- Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong năm báo cáo. Trên
cơ sở đó xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu thuần.
1.3. Hiệu quả sử dụng VLĐ và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng
VLĐ của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
1.3.1. Hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp.
Điểm xuất phát của quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp
là phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng. Không có vốn
sẽ không có bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Song, việc sử dụng